Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BCKT THEO dõi SAU KT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.8 KB, 4 trang )

2.4.4. Báo cáo kiểm toán và theo dõi sau kiểm toán
2.4.4.1. Mục đích và nội dung báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của quá trình kiểm toán được thể hiện bằng văn
bản, cần được truyền đạt một cách chính xác, khách quan, rõ ràng, súc tích, hệ thống,
hoàn chỉnh và kịp thời. Báo cáo bao gồm:


Các giải trình về mục tiêu kiểm toán



Các thủ tục kiểm toán được áp dụng



Các phát hiện kiểm toán



Kiến nghị của kiểm toán viên và ý kiến của nhà quản lý



Các hoạt động sửa chữa đã được thống nhất giữa kiểm toán viên và nhà quản lý
đối tượng kiểm toán.

Thông qua báo cáo để cung cấp kịp thời và hữu ích về các yếu kém quan trọng và
những vấn đề khác đã được phát hiện, bên cạnh đó đề xuất các giải pháp cải thiện tình
hình hoạt động sản xuất cho doanh nghiệp.
2.4.4.2. Yêu cầu của báo cáo kiểm toán
a. Các phát hiện kiểm toán phải xử lý trên quan điểm tọng yếu:




Mức độ đánh giá rủi ro của kiểm toán viên đối với vấn đề



Tầm quan trọng của hoạt động sản xuất



Mức độ quan tâm của các bên về vấn đề



Khả năng cải thiện hoạt động và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp


b. Thông tin chính xác và có bằng chứng cụ thể, vững chắc
Thông tin trên báo cáo cần phải chính xác ( số liệu, dữ kiện hay các tài ngữ sử
dụng). Các số liệu dùng để minh chứng, các văn bản pháp lý có liên quan được sử
dụng trong quá trình kiểm toán phải có thời gian áp dụng phù hợp về mặt thời gian
đang được kiểm toán.
Bằng các dữ liệu chính xác chúng ta có thể thuyết phục người đọc và nâng cao
tính hữu ích của báo cáo. Tạo sự tin tưởng và tính phù hợp về mặt thời gian là phương
diện của sự chính xác.
c. Các nhận định trong báo cáo phải khách quan và mang tính xây dựng


Phải trình bày cụ thể tính chất và phạm vi của cuộc kiểm toán trong báo cáo




Cỡ mẫu hay phương pháp thử nghiệm cần được nêu rõ để người đọc có thể
thấy mức độ tin cậy



Các kết quả thử nghiệm cần trình bày cụ thể



Các từ ngữ sử dụng cần duy trì ở mức độ chừng mực



Tiếp cận vấn đề một cách công bằng



Nhận xét các tình trạng hiện hữu ( về sự việc chứ không phê phán con người cụ
thể)



Sử dựng từ ngữ phù hợp mang tính tích cực, hợp tác và thân thiện

d. Văn phong súc tích, mạch lạc, dễ hiểu
Để đảm báo tích súc tích cho báo cáo, kiểm toán viên cần:



Hạn chế hoặc không giải thích dài dòng những vấn đề mà mọi người đều biết



Chỉ trình bày các nội dung liên quan đến vấn đề đang xem xét




Chỉ nêu những điểm cốt lõi, tránh diễn đạt quá chi tiết.
Đồng thời báo cáo cần sắp xếp thông tin hợp lý, logic và cụ thể:



Cấu trúc cần đảm bảo nguyên tắc trình bày từ tổng hợp đến chi tiết



Nội dung cần sắp xếp theo trình tự để đảm bảo tính logic của vấn đề



Những vấn đề quan trọng được trình bày ở những phần đầu tiên nhằm để người
đọc dễ chú ý và tiếp cận nhanh với các vấn đề hơn.

2.4.4.3. Cấu trúc của báo cáo kiểm toán
Đối với cấu trúc của một báo cáo ngắn ( không quá 5 trang, các vấn đề không quá
phức tạp) thường gồm những nội dung cơ bản sau:



Thông tin cơ bản: Giới thiệu về đối tượng kiểm toán và lý do của cuộc kiểm
toán



Mục tiêu và phạm vi: Nêu tóm tắt mục tiêu mà kiểm toán viên muốn đạt được
và cho biết các hoạt động được kiểm toán



Nội dung và phương pháp kiểm toán: Trình bày các công việc chủ yếu mà kiểm
toán viên đã thực hiện cùng với cách thức tiếp cận.



Tóm tắt các phát hiện và kiến nghị kiểm toán



Kết luận

Đối với cấu trúc của báo cáo hoạt động thông thường (gồm một báo cáo tổng quát
và các phần chi tiết đề cập đến từng vấn đề cụ thể):


Báo cáo tổng quát: có cấu trúc và nội dung tương tự một báo cáo dạng ngắn
nhưng có thể cô đọng hơn vì những nội dung chi tiết có thể trình bày trong
phần sau của báo cáo





Mục lục liệt kê các báo cáo chi tiết: sẽ được trình bày theo số trang



Tóm tắt các phát hiện và kiến nghị kiểm toán: kiểm toán sử dụng các dữ
liệu của bước xử lý phát hiện kiểm toán đã thực hiện để xây dựng phần này.
Nội dung trình bày thường cô đọng nhưng phải đầy đủ các nội dung cần
thiết, tức cần nêu về thực trạng, tiêu chuẩn, hậu quả, nguyên nhân và kiến
nghị.



Kết luận: đưa ra các đánh giá hay ý kiến của kiểm toán viên.



Các báo cáo chi tiết: bao gồm những phát hiện kiểm toán, mỗi vấn đề được
trình bày thành vấn đề riêng. Nội dung cũng bao gồm thực trạng, hậu quả,
nguyên nhân và kiến nghị.



Phụ lục bao gồm các thông tin, dữ liệu chi tiết mà kiểm toán viên không
đưa vào phần chính của báo cáo để không làm người đọc mất tập trung. Các
tài liệu này giúp người đọc sau khi hiểu vấn đề chính sẽ có thể sâu hơn về
chi tiết.

2.4.4.4 Theo dõi sau kiểm toán

Nhằm xem xét các biện pháp đã áp dụng trong thực tế hay chưa và đánh giá tác
dụng của biện pháp có hiệu quả đối với doanh nghiệp không. Kiểm toán viên dự tính
sự lặp lại các rủi ro và đánh giá lại các rủi ro trong trường hợp doang nghiệp, bộ phận
được kiểm toán không thực hiện các biện pháp trong thực tế.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×