Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Báo cáo đề tài: Quản lý nhân sự ( có phần mềm test)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.39 MB, 87 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trước hết chúng con xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cha mẹ kính yêu, những người đã có công
sinh thành, dưỡng dục và tạo mọi điều kiện cho chúng con có được thành tựu như ngày hôm nay.
Tiếp đến chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm
Khoa Kỹ thuật – Công nghệ – Môi trường, đã tạo điều kiện cho chúng em được thực tập tại
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên An Giang, giúp chúng em được tiếp cận thực tế, áp dụng kiến
thức lý thuyết vào đời sống thực tiễn, tạo cơ sở tổng hợp được nhiều kiến thức, trang bị được
nhiều kỹ năng cần thiết, tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu qua được thực tập cuối khóa.
Qua đó, nó còn giúp chúng em làm quen được cơ cấu tổ chức cũng như cách làm việc tại các cơ
quan. Đó chính là những hành trang vô cùng quý giá để chúng em vững bước vào đời.
Chúng em chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thường xuyên An Giang
đã tạo điều kiện cho chúng em được thực tập tại cơ quan. Chúng em cũng xin cảm ơn toàn thể
các thầy cô, cô chú, anh chị cán bộ nhân viên của Trung tâm nhất là thầy Hồ Thiện Nghị (trưởng
Phòng Kỹ Thuật Tin Học – Ngoại Ngữ) đã tận tình giúp đỡ chúng em trong suốt thời gian thực
tập cuối khóa.
Đặc biệt chúng em xin chân thành cám ơn Thầy Huỳnh Lý Thanh Nhàn – giảng viên trực
tiếp hướng dẫn đã tận tình quan tâm và chỉ bảo chúng em trong suốt thời gian thực hiện đề tài
thực tập cuối khóa này.
Và chúng em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Chủ nhiệm thầy Hồ Nhã Phong, quý Thầy
Cô trong Khoa đã tận tình giảng dạy, trang bị cho chúng em những kiến thức cần thiết trong suốt
quá trình học tập tại trường, để hôm nay chúng em vận dụng những kiến thức tích lũy được áp
dụng vào thực tế. Cám ơn tập thể lớp ĐH6TH1 cùng bạn bè thân hữu đã giúp đỡ, động viên,
đóng góp những ý kiến quý báo cho nhóm chúng tôi. Tất cả những điều đó là nguồn động lực rất
lớn để nhóm có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp cuối khóa này.
Long Xuyên, ngày 1 tháng 04 năm 2009.


MỤC LỤC

B. TỔNG QUAN HỆ THỐNG.....................................................................................................................................6


I. GIỚI THIỆU CƠ QUAN THỰC TẬP:........................................................................................................................6
1.
Quá trình thành lập Trung tâm Giáo dục Thường xuyên An Giang:......................................................6
2.
Những vấn đề chung của Trung tâm:........................................................................................................7
3.
Tổ chức bộ máy hiện trạng.........................................................................................................................7
4.
Hiện trạng sơ đồ tổ chức của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên An Giang:......................................8
II. GIƠÍ THIÊU
̣ HỆ THÔN
́ G:.......................................................................................................................................9
1.
Mô tả phạm vi hệ thống:.............................................................................................................................9
2.
Ràng buộc tổng quan hệ thống.................................................................................................................11
3.
Xác định yêu cầu hệ thống:......................................................................................................................12
4.
Mô tả các chức năng của hệ thống:.........................................................................................................14
5.
Đánh giá khả thi hệ thống........................................................................................................................16
C . PHÂN TÍCH..................................................................................................................................................................19
I. PHÂN TÍCH NGHIỆP VỤ:......................................................................................................................................19
1.
Các mô hình Use case...............................................................................................................................19
2.
Các sơ đồ hoạt động (Activity Diagram):.................................................................................................24
3.
Các sơ đồ tuần tự (Sequence Diagram)....................................................................................................26

II. PHÂN TIC
́ H HỆ THÔN
́ G.......................................................................................................................................30
1.
Sơ đồ lớp( Class Diagram)........................................................................................................................30
2.
Bảng chú giải các ký hiệu trong sơ đồ lớp (Class Diagram)...................................................................31
D. THIẾT KẾ HỆ THỐNG..............................................................................................................................................33
I. THIẾT KẾ HỆ THỐNG:.........................................................................................................................................33
1.
Kiến trúc hệ thống:...................................................................................................................................33
2.
Sơ đồ cấu trúc chức năng của hệ thống:.................................................................................................34
3.
Mô tả các menu con của hệ thống:..........................................................................................................35
4.
Mô hình quan hệ của hệ thống:...............................................................................................................35
5.
Mô tả chi tiết thuộc tính và hàm của các lớp:.........................................................................................36
6.
Các thuộc tính của các thực thể:..............................................................................................................65
7.
Mô tả các ràng buộc toàn vẹn:.................................................................................................................67
II. THIẾT KẾ NGHIÊP̣ VỤ:...................................................................................................................................69
1.
Mô tả chi tiết các UseCase........................................................................................................................69
2.
Thiết kế giao diện:.....................................................................................................................................78
3.9 GIAO DIỆN THỐNG KÊ DANH SÁCH NHÂN VIÊN........................................................................................81
E. CÀI ĐẶT ỨNG DỤNG.................................................................................................................................................82

I . NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH:......................................................................................................................................82
II. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:......................................................................................................................................82
F. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ...............................................................................................................................................83
I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:..........................................................................................................................................83
II. HẠN CHẾ:............................................................................................................................................................83
III. KINH NGHIỆM THU ĐƯỢC:...............................................................................................................................83
IV. HƯƠN
́ G PHAT
́ TRIÊN
̉ :........................................................................................................................................83
G. PHỤ LỤC.......................................................................................................................................................................84
H. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................... 86


MỤC LỤC HÌNH
Hình 1: Ảnh Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên An Giang..........................................................6
Hình 2: Mô hình Use case tổng quát của hệ thống.....................................................................20
Hình 3: Mô hình Use case tổng quát của Quản lý nhân sự........................................................20
Hình 4: Mô hình Use case tổng quát của Quản lý lương...........................................................21
Hình 5: Mô hình Use case Quản lý người dùng.........................................................................21
Hình 6: Mô hình Use case Quản lý tiền lương chi tiết...............................................................22
Hình 7: Mô hình Use case Quản lý nhân viên chi tiết................................................................22
Hình 8: Mô hình Use case Quản lý tuyển dụng..........................................................................23
Hình 9: Mô hình Use case Quản lý hợp đồng lao động..............................................................23
Hình 10: Sơ đồ hoạt động Đăng nhập hệ thống..........................................................................24
Hình 11: Sơ đồ hoạt động Đổi mật khẩu người dùng.................................................................24
Hình 12: Sơ đồ hoạt động tính lương nhân viên.........................................................................25
Hình 13: Sơ đồ hoạt động Thêm nhân viên.................................................................................25
Hình 14: Sơ đồ tuần tự Quản lý nhân viên.................................................................................26
Hình 15: Sơ đồ tuần tự Quản lý tuyển dụng...............................................................................27

Hình 16: Sơ đồ tuần tự Quản lý hợp đồng lao động...................................................................28
Hình 17: Sơ đồ tuần tự Quản lý tiền lương.................................................................................29
Hình 18: Sơ đồ lớp ở mức ban đầu..............................................................................................30
Hình 19: Sơ đồ lớp ở mức phân tích............................................................................................31
Hình 20: Sơ đồ logic của hệ thống...............................................................................................34
Hình 21: Giao diện đăng nhập hệ thống.....................................................................................76
Hình 22: Giao diện đổi mật khẩu.................................................................................................76
Hình 23: Giao diện chính chương trình......................................................................................77
Hình 24: Giao diện Quản lý tuyển dụng......................................................................................78
Hình 25: Giao diện Quản lý nhân viên...........................................................................................78


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
SQL : Structured Query Language.
UML: Unified Modeling Language.
LAN : Local Area Network.
CMND: chứng minh nhân dân.


A. LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của xã hội, tin học đã trở nên vô cùng phổ biến và đã
có những bước phát triển vượt bậc được thể hiện qua nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tin học
đã dần dần trở thành nhu cầu rất cần thiết và không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Ở
các quốc gia phát triển hiệu quả do tin học hóa đem lại đã góp phần thiết yếu và chiếm giữ một vị
trí quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục…
Với số lượng nhân viên của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên An Giang là hơn bốn mươi
người và cũng có thể con số này sẽ tăng lên nhiều hơn nữa trong tương lai nên việc quản lý về hồ
sơ cũng như tiền lương của cán bộ nhân viên sẽ gặp nhiều khó khăn và tốn kém nhiều thời gian
hơn. Trước đây, để thu nhận một nhân viên mới, xét duyệt nâng lương, quản lý quá trình công tác
cũng như chuyển công tác của các nhân viên trong Trung tâm, các nhân viên của Phòng Tổ Chức

phải làm việc với số lượng sổ sách khá lớn, ghi chép thông tin cho tất cả các nhân viên của Trung
tâm phải mất rất nhiều công sức và phải mất một thời gian rất lâu, và sự sai xót trong quá trình
ghi chép là khó tránh khỏi khi phải làm việc thủ công như vậy. Nên Ban Giám Đốc Trung Tâm
muốn tin học hóa việc quản lý nhân sự và tiền lương đó với một phần mềm quản lý và mong
muốn đó đã được nhóm chúng em đảm nhiệm thực hiện.
Nhờ tính hiệu quả và nhanh chóng do hệ thống mới đem lại làm cho hiệu suất công việc tăng
cao, trao đổi thông tin được diễn ra an toàn, đồng bộ, chính xác do tính năng ưu việt của hệ thống
máy tính đem lại. Vì thế mà việc tra cứu không còn phải khó khăn, phức tạp nữa vì hệ thống sẽ
thống kê, quản lý và chúng ta có thể tra cứu, tham khảo bất cứ lúc nào khi cần. Do vậy chi phí sẽ
giảm thiểu, lợi nhuận tăng cao, tính hiện đại hóa được giải quyết.
Phần mềm “Quản Lý Nhân Sự Và Tiền Lương” được viết bằng ngôn ngữ C# (Visual Studio
2005) và sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2005.


B. TỔNG QUAN HỆ THỐNG
I. Giới Thiệu Cơ Quan Thực Tập:
1.

Quá trình thành lập Trung tâm Giáo dục Thường xuyên An Giang:

Hình 1: Ảnh Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên An Giang
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên An Giang tiền thân là Đại học Sư phạm tại chức An
Giang được thành lập năm 1979 với hai lớp sư phạm tại chức Văn, Sử.
Tháng 6 năm 1981 đổi tên thành trường Kinh tế Kỹ thuật Tại chức An Giang liên kết ngành
Đại học Cần Thơ mở các trường nông nghiệp và sư phạm.
Năm 1984 được đổi tên thành Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng tại chức An Giang – Kiên
Giang với nhiệm vụ đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật cho hai tỉnh An Giang và Kiên Giang.
Địa điểm đặt tại khuôn viên trường Thoại Ngọc Hầu hiện nay. Ngoài việc liên kết với Đại học
Cần Thơ Trung tâm còn liên kết với đại học kinh tế, Đại học tài chính, Đại học Tổng hợp, Đại
học Kiến Trúc, trường Trung học Tài chính Kế Toán IV, trường Trug Học Văn Hóa Nghệ

Thuật, trường dự bị Đại học(Thành Phố Hồ Chí Minh), Đại học văn hóa Hà Nội… chiêu sinh
các ngành về kinh tế, kế toán, văn hóa nghệ thuật, kiến trúc…
Năm 1989, UBND tỉnh ra quyết định giải thể Trung tâm Đào tạo tại chức, chuyển một bộ
phận về trường Cao Đẳng Sư Phạm An Giang thành lập khoa tại chức liên kết thêm với trường
Đại Học Mở Bán công Thành Phố Hồ Chí Minh mở thêm các ngành Quản trị kinh doanh, Tin
học…
Từ 1995, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên An Giang được thành lập trên cơ sở sáp
nhập 5 đơn vị : Khoa tại chức Đại Học An Giang, trường Bổ Túc Văn Hóa Long Xuyên,
Trung tâm Điện toán Tỉnh, Trung Tâm Tin Học Ngoại ngữ dạy nghề, một bộ phận trường
hành chính Kinh Tế. Cơ sở chính đặt tại 55A, Trần Hưng Đạo, Long Xuyên – An Giang
(cơ sở trường hành chính kinh tế cũ). Trong các năm qua trường vẫn giữ quan hệ truyền
thống với trường Đại Học Cần Thơ, Đại Học kinh tế, Đại học mở bán công Thành Phố Hồ


Chí Minh, trường trung học tài chính Kế Toán IV, đồng thời mở rộng quan hệ với Đại Học
luật Hà Nội, Đại học Khoa học Huế, Đại học Thủy Sản Nha Trang, Đại Học Nông Lâm
Thành Phố Hồ Chí Minh, Cao Đẳng Hải Quan. Trong năm 2005, Trung tâm mở rộng liên
kết với các trường Đại Học Đà Lạt, Học viện Bưu Chính Viễn thông…Ngoài các ngành đã
có, trung tâm liên kết mở thêm ngành luật, xây dựng, cơ điện lạnh, điện tử, viễn thông…
Những vấn đề chung của Trung tâm:
-

Trung tâm Giáo dục Thường xuyên An Giang được thành lập theo quyết định số
681/QĐ.UB.TC ngày 11 tháng 8 năm 1995 của UBND Tỉnh An Giang trên cơ sở sáp nhập
các đơn vị và bộ phận sau:

+ Trung tâm ngoại ngữ - dạy nghề Tỉnh An Giang.
+ Trung tâm Điện Toán tỉnh An Giang.
+ Trường bổ túc Văn Hóa Trung học Long Xuyên.
+ Khoa tại chức và một số bộ phận khác của trường Cao Đẳng Sư Phạm-Đào Tạo

Bồi dưỡng tại chức.

+ Khoa kinh tế Trường Hành chính Kinh Tê Tỉnh.
-

Trung Tâm có 3 cơ sở:

+ Cơ sở 1 (trụ sở chính) đặt tại số 55A, Trần Hưng Đạo, phường Mỹ Xuyên , thành
phố Long Xuyên, An Giang.

+ Cơ sở 2 đặt tại số 31, Lê Minh Ngươn, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên,
An Giang .

+ Cơ sở 3 đặt tại số 19 Lương Văn Cù, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên,
An Giang.
-

Trung tâm Giáo dục Thường xuyên An Giang là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Uỷ Ban
Nhân Dân Tỉnh và chịu sự quản lý của Sở Giáo Dục và Đào Tạo về mặt chuyên môn.

-

Đầu năm 2001, theo quyết định số 2457/QĐ.UB.TC ngày 6 tháng 12 năm 2000 của Ủy
Ban Nhân Dân Tỉnh chuyển giao Trung tâm Giáo dục Thường xuyên An Giang về Sở
Giáo Dục và Đào Tạo An Giang trực tiếp quản lý.

2.

Tổ chức bộ máy hiện trạng.
Hiện trạng biên chế của Trung tâm có 41 người (1 Thạc sĩ, 40 người còn lại hầu hết đã

qua đại học, cao đẳng) làm việc tại các đơn vị, bộ phận như sau.
 Ban Giám Đốc: 2 người.

+

Giám đốc: Nguyễn Văn Dũng, thạc sĩ văn học.

+

Phó giám đốc: Nguyễn Nam Tiến, đại học ngoại thương.

 Phòng Giáo Vụ: gồm có 8 người phụ trách trong đó có 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng
phòng và 6 nhân viên.


 Phòng Tổng Hợp: gồm các bộ phận: Tổ chức, Hành chính, Quản trị, Tài vụ. Phòng
Tổng Hợp gồm 17 người có 1 trưởng phòng, 2 phó trưởng phòng và 14 nhân viên.
 Phòng Bồi Dưỡng Văn Hóa: gồm 6 người trong đó có 1 trưởng phòng, 2 nhân viên và
3 giáo viên cơ hữu.
 Phòng Kỹ Thuật Tin Học - Ngoại Ngữ: gồm 8 người 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng
phòng, 1 nhân viên và 5 giáo viên.
3.

Hiện trạng sơ đồ tổ chức của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên An Giang:

 Cây cấu trúc tổ chức của Trung tâm

Ban Giám Đốc
Phòng Giáo Vụ
Bộ Phận Công Tác Sinh Viên

Bộ Phận Kế Hoạch

Phòng Tổng Hợp
Bộ Phận Hành Chính
Bộ Phận Quản Trị
Bộ Phận Tài vụ
Bộ Phận Tổ Chức

Phòng Bồi Dưỡng Văn Hóa
Phòng Kỹ Thuật Tin Học Ngoại Ngữ


II. Giới Thiệu Hệ Thống:
1. Mô tả phạm vi hệ thống:
Hệ thống quản lý nhân sự và tiền lương là hệ thống quản lý các thông tin cá nhân, trình độ
học vấn, ngày tuyển dụng, nhiệm vụ, chức trách trong Trung Tâm của từng nhân viên, là hệ
thống tính toán bậc lương, ngạch lương, lương thực lãnh của nhân viên.
Hệ thống bao gồm:


Đầu vào: là các thông tin nhân viên, thông tin tiền lương,
thông tin phụ cấp, các khoảng giảm trừ.



Hệ thống xử lý: sẽ xử lý các thông tin nhân viên, các
thông tin lương, thông tin phụ cấp, các khoảng giảm trừ vừa được nhập vào.




Đầu ra: là các danh sách báo cáo, biểu mẫu thống kê về
cán bộ, tiền lương… đã được xử lý.

Từ mô tả được mô hình quản lý như sau:

Môi trường: nhân viên tài vụ, nhân viên tổ chức,ban quản trị.
.

Đầu vào:
Thông tin
nhân viên,
thông tin
tiền lương,
phụ cấp ,
các
khoảng
giảm trừ
của nhân
viên Trung
tâm

QUẢN LÝ
NHÂN VIÊN

QUẢN LÝ
TIỀN LƯƠNG

Đầu
ra:
Danh sách,

báo
cáo,
biểu mẫu.
thống kê về
nhân viên ,
về
tiền
lương của
nhân viên
Trung
tâm,..


Bảng 1:Bảng mô tả dự án
Tên dự án: Phần mềm quản lý nhân sự và tiền lương Trung tâm Giáo dục Thường xuyên An
Giang.
Nơi thành lập dự án: Trung tâm Giáo dục Người lập:
Thường xuyên An Giang.
Ngô Thị Thùy Linh
Phan Đình Diệm
Nguyễn Thành Phương
Ngày 2/2/2009.
Quản lý dự án:
Ngô Thị Thùy Linh
Phan Đình Diệm
Nguyễn Thành Phương
Phát biểu vấn đề:
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên An Giang có quy mô tương đối lớn, số lượng cán bộ
viên chức giảng dạy và làm việc trong Trung Tâm là không nhỏ và có xu hướng ngày
càng tăng, việc quản lý nhân viên của Trung Tâm bằng thủ công là rất khó khăn, tốn kém

và mất nhiều thời gian nên vấn đề của Trung Tâm đặt ra là phải tự động hóa trong quá
trình quản lý.Vì thế, sự hình thành và phát triển của Phần mềm Quản Lý Nhân Sự và Tiền
Lương là rất cần thiết. Phần mềm sẽ hỗ trợ cán bộ của Trung tâm trong việc quản lý
thông tin về nhân viên, tiền lương,… được dễ dàng hơn và chính xác hơn.
Mục tiêu


Giúp ban quản trị Trung tâm theo dõi các thông tin, tình hình hoạt động, của nhân
viên, qua đó có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá, đề nghị đối với từng cá nhân.



Xử lý và cập nhật dữ liệu hàng loạt một cách nhanh chóng và chính xác.



Cho phép tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và chính xác.



Thông tin sẽ được biểu diễn có hệ thống hơn, chính xác hơn.



Hệ thống thân thiện, gần gủi và dễ sử dụng đối với người dùng.



Hệ thống sẽ giúp Trung tâm bớt chi phí cho việc thuê người quản lý hay việc lưu trữ
hồ sơ sổ sách.




Việc tính lương một cách hệ thống giúp tránh sự làm việc theo cảm tính của các
nhân viên quản lý, giảm đi những bất đồng hoặc sai xót không đáng có ở nơi làm việc.


Mô tả


Hệ thống sẽ thu thập tất cả các thông tin về nhân viên ( những thông tin cần thiết
cho việc quản lý nhân viên tại Trung tâm) đồng thời căn cứ vào các quy định hiện
hành để sắp lịch, công tác, đi học, tính lương, thăng chức… xuất thông tin về nhân
viên khi cần thiết, hay đánh giá nhân viên.



Từ việc nắm bắt các thông tin của nhân viên về trình độ học vấn mà hệ thống lấy
mức lương phù hợp với ngạch, cấp bậc và công việc cho nhân viên hàng tháng theo
định kỳ.

Lợi ích mang lại



Tạo sự nhanh chóng, thân thiện và tiện lợi cho việc quản lý.
Hệ thống bảo mật cao nhờ chức năng phân quyền của người dùng, chức năng
bảo mật của hệ quản trị cơ sở dữ liệu.




Tạo một bộ mặt mang tính chuyên nghiệp (được tự động hoá).



Hỗ trợ tra cứu thông tin, kết xuất báo cáo theo nhiều tiêu chí nhanh và chính
xác.




Dữ liệu được nhất quán và được cập nhật thường xuyên.
Xem xét kịp thời và giải quyết nhanh các yêu cầu của các đơn vị có liên quan
đến những thông tin cần thiết của các nhân viên trong Trung Tâm.

Các bước thực hiện để hoàn thành dự án


Lập kế hoạch phát triển hệ thống, thu thập yêu cầu, đặc tả.



Phân tích hệ thống.



Thiết kế.




Lập trình.



Kiểm thử và cài đặt hệ thống.

Thời gian ước tính:
60 ngày (kể từ ngày lập kế hoạch hệ thống).
2. Ràng buộc tổng quan hệ thống.


Ngày hoàn thành dự án để triển khai trong vòng 60 ngày.



Hệ thống phải hoạt động ổn định sau một tháng kể từ ngày triển khai hệ thống.



Không ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tổ chức của Trung Tâm.




Hệ thống sau khi triển khai phải đáp ứng nhu cầu tự động hóa các công việc hiện
tại của Trung tâm.


3. Xác định yêu cầu hệ thống:
3.1. Yêu cầu cơ bản:



Phải nắm rõ nhu cầu cần xây dựng của hệ thống, từ các nhu cầu cần xây dựng
mà cần phải thu thập các tư liệu cần thiết từ nơi thiết lập dự án.



Các công cụ cần thiết để xây dựng hệ thống: SQL Server 2005, Visual Studio
2005, Rational Rose, Microsoft Word 2003.



Kiến thức cần có:

+

Nắm vững về ngôn ngữ lập trình Visual Studio 2005.

+

Phân tích chính xác cơ sở dữ liệu bằng SQL Server 2005.

+

Thiết kế các mô hình bằng Rational Rose và phân tích rõ ràng, chính xác
bằng Microsoft Word 2003.

3.2 Các yêu cầu chức năng:
Là các chức năng mà hệ thống sẽ cung cấp.
Bảng 2: Yêu cầu chức năng của hệ thống

STT

Nội dung

Mô tả chi tiết

1

Lưu trữ

Hệ thống phân quyền rõ ràng giữa các nhân viên có trách nhiệm công
việc và những nhân viên không có trách nhiệm công việc.
Quản lý thông tin cá nhân mỗi nhân viên.
Quản lý ngạch lương, bậc lương, hệ số lương, phụ cấp của nhân viên
Quản lý tiền lương của nhân viên.
Quản lý nhân viên theo phòng ban.

2

Tra cứu

Có thể tra cứu nhân viên theo độ tuổi, lương lãnh, trình độ, tên của
nhân viên.

3

Tính toán

Tiếp nhận thông tin trình độ học vấn, nghiệp vụ chuyên môn, cấp bậc
mà từ đó đưa ra thông tin bảng lương của nhân viên Trung tâm.


4

Kết xuất

Từ các xử lý cần thiết như thống kê danh sách nhân viên, thống kê
lương thực lĩnh, thống kê nhân viên theo phòng ban, theo độ tuổi…
mà từ đó kết xuất ra những báo cáo, bảng in.
Người dùng có thể sử dụng hệ thống qua hệ thống menu hoặc phím
tắt.


3.3 Các yêu cầu phi chức năng:
Là các ràng buộc mà hệ thống phải tuân theo nhằm thỏa mãn nhu cầu của người dùng.
Bảng 3: Yêu cầu càn thiết để xây dựng hệ thống
STT

Nội dung

Mô tả chi tiết

1

Yêu cầu về cấu hình Do các phòng ban của Trung tâm trang bị đầy đủ hệ thống máy
phần cứng
tính nên việc sử dụng mạng LAN là việc rất dễ dàng.
Yêu cầu phần cứng (dự kiến):

 Kết nối mạng LAN, kết nối Internet.
 Một Server đặt ở phòng vi tính trung tâm chứa Database

Server.

 Các máy vi tính ở các phòng ban làm Client kết nối với
Server.

 Cấu hình máy:
+ CPU Pentium IV, tốc độ 2.x Ghz.
+ Bộ nhớ 512 MB RAM.
+ Đĩa cứng tối thiểu 40Gb.
2

Yêu cầu về cấu hình
phần mềm



Hệ điều hành Windows XP, Windows 2000 Server.



Hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL server 2005.



Phần mềm hỗ trợ thiết kế Visual Studio.Net 2005.



Bộ gõ tiếng việt hỗ trợ Unicode: Unikey, VietKey…


Chương trình ứng dụng “Quản lý nhân sự và tiền lương của
Trung tâm Giáo dục Thường xuyên An Giang” hoàn chỉnh, hỗ
trợ các nghiệp vụ: quản lý nhân viên và quản lý mức lương,….
của mỗi nhân viên trong Trung tâm.


Bảng 4: Yêu cầu chất lượng phần mềm
STT Nội dung

Mô tả chi tiết

1

Cho phép truy cập dữ liệu đa người dùng : nhiều bộ phận có
thể đồng thời truy cập vào cơ sở dữ liệu.

Cơ sở dữ liệu

Yêu cầu cơ sở dữ liệu: cơ sở dữ liệu phải được cập nhật
trong thời gian thực.
2

Giao diện

3

Giao diện trực quan, gần gũi và dễ sử dụng: đòi hỏi hệ
thống phải cung cấp một giao diện dễ dùng, gần gũi, đồng
nhất về tất cả các bộ phận khi sử dụng.
Các chức năng của chương trình: được sắp xếp phù hợp,

trực quan, thuận tiện trong tìm kiếm, thống kê đối với
người dùng.
Tốc độ thực hiện, kiểm tra và tính toán : tốc độ thực hiện
phải nhanh và chính xác. Ví dụ tra cứu, thống kê theo nhiều
tiêu chí phải nhanh chóng đưa ra kết quả chính xác.

Chức năng

Khối lượng thông tin lưu trữ: có khả năng lưu trữ các khối
lượng dữ liệu lớn về thông tin nhân viên, thông tin lương.
Xử lý dữ liệu: thời gian xử lý nhanh và chính xác.
Phân quyền sử dụng: ứng với mỗi người dùng thì chỉ có thể
sử dụng và truy cập với quyền của mình. Ban quản trị hệ
thống có thể thêm quyền hoặc hủy bỏ quyền sử dụng đối
với người nào đó.
Cho phép tra cứu theo nhiều tiêu chí: khi người sử dụng
muốn tra cứu các thông tin về nhân viên, thì hệ thống phải
đáp ứng và đảm bảo cho việc tra cứu phải thật đa dạng,
nhanh chóng và chính xác.


4. Mô tả các chức năng của hệ thống:
Hệ thống quản lý nhân sự và tiền lương là hệ thống quản lý thông tin nhân viên từ khi
đăng ký vào làm việc đến khi được tuyển dụng vào làm nhân viên chính thức của Trung
tâm. Hệ thống bao gồm các chức năng sau:
4.1 Chức năng quản lý nhân sự:
Bao gồm thông tin về hồ sơ lý lịch:

-


Quản lý thông tin chi tiết về công nhân vên chức như: Mã nhân viên, họ tên
nhân viên, ngày sinh, nơi sinh, giới tính, địa chỉ, điện thoại, chỗ ở hiện nay, đơn vị
công tác.

-

Quản lý chi tiết về thông tin quan hệ gia đình.

-

Quản lý chi tiết về trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tin học, chính trị.

-

Quản lý quá trình khen thưởng, kỷ luật.

-

Quản lý quá trình diễn biến lương của nhân viên.

Thông tin về hợp đồng lao động:
Quản lý chi tiết về hợp đồng lao động giữa trung tâm với cán bộ viên chức: Hợp
đồng chính thức có xác định thời hạn, không xác định thời hạn.
Thông tin về đào tạo:
Lập kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch đào tạo cho đội ngũ nhân viên của
trung tâm.
Thông tin về tuyển dụng nhân viên:
Quản lý chi tiết hồ sơ ứng viên dự tuyển.
4.2 Chức năng quản lý tiền lương:
Các thông số đầu vào cho các công thức tính lương như: mức lương tối thiểu theo thang

bảng lương của nhà nước, lương hưởng khi tham gia học tập, đào tạo dài ngày, các hệ số
điều chỉnh lương theo qui định của nhà nước… sẽ quản lý tập trung thống nhất. Dễ dàng
thay đổi, điều chỉnh phù hợp với chính sách quản lý và trả lương của trung tâm theo
từng thời kỳ.
4.3 Chức năng phân quyền bảo mật hệ thống:
-

Quản lý người dùng đăng nhập hệ thống.

-

Quản lý người sử dụng, nhóm người sử dụng.

-

Thay đổi mật khẩu người sử dụng.

-

Phân quyền khai thác chức năng chương trình cho từng nhóm, từng người sử
dụng.

-

Sao lưu dữ liệu dự phòng.


-

Khôi phục dữ liệu.


4.4 Chức năng thống kê báo cáo:
Chức năng thống kê báo cáo và tra cứu linh hoạt với nhiều tiêu chí khác nhau.
5. Đánh giá khả thi hệ thống
5.1 Khả thi về kinh tế:
- Đây là một dạng bài tập thực tập được giao nên không có chi phí đầu tư ban đầu cũng
như các chi phí định kỳ khác. Hầu như các khoản chi sẽ do nhóm thực hiện đề án tự chi trả.
- Các công cụ làm việc thực hiện phần mềm do nhóm thực hiện tự đầu tư bao gồm : máy
vi tính, phương tiện di chuyển, các phần mềm hỗ trợ, tài liệu thu thập được từ thực tế…
5.2 Khả thi về kỹ thuật:
Khả thi về kỹ thuật cho ta sự hiểu biết nhất định về khả năng của tổ chức nhằm xây dựng
hệ thống thông tin tự động hóa. Việc đánh giá này thực chất là đánh giá rủi ro về mặt kỹ
thuật nhằm giảm tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong các quá trình triển khai dự án. Một dự
án có rất nhiều rủi ro, đây là rủi ro về mặt kỹ thuật và các yếu tố chính bao gồm: độ lớn dự
án, nhóm phát triển, nhóm người dùng.
 Độ lớn dự án:
-

Do đây là đề tài thực tập và số lượng thành viên tham gia dự án chỉ có ba thành
viên. Vì vậy có những giai đoạn công việc thực hiện sẽ được chia ra theo mức độ
thu thập và phân tích thông tin của từng thành viên.
+ Việc quản lý thông tin nhân viên và các quản lý phụ khác chủ yếu có liên
quan đến sự thay đổi cơ cấu tổ chức ở Trung Tâm.
+ Phần lập trình để cài đặt hệ thống có kích thước tương đối vừa và không
cần cài đặt ở nhiều phòng ban. Chỉ yêu cầu Server được cài đặt phần mềm,
cài đặt cơ sở dữ liệu và các Client có thể truy cập vào đó.

 Nhóm phát triển dự án:
-


Trình độ tin học của thành viên lập trình: sự chuyên môn của các thành viên giúp
dự án sớm hoàn thành và mức thành công sẽ cao hơn.

-

Quan hệ các thành viên: thái độ làm việc của các nhân viên cũng ảnh hưởng lớn
đến dự án.

 Nhóm người dùng
-

Đa số các nhân viên trong các phòng ban liên quan đến dự án đều có trình độ từ
trung học chuyên nghiệp trở lên, có hiểu biết về tin học. Thêm vào đó, họ có trình
độ chuyên môn cao và thường xuyên tiếp xúc với những hệ thống tin học.

-

Sự nhận thức của người dùng theo hướng tích cực sẽ làm cho hệ thống hữu ích và
trợ giúp đắc lực hơn.


Bảng 5: Tổng hợp rủi ro về mặt kỹ thuật
Dự án:
Quản lý nhân sự
và tiền lương
Trung tâm Giáo
dục
Thường
xuyên An Giang.
STT Phân loại

1

Người đánh giá:
Ngô Thị Thùy Linh
Ngày: 02/02/2009.

Phan Đình Diệm
Nguyễn Thành Phương
Rủi ro

Đánh
giá

Độ lớn dự Thay đổi tổ chức, Rất
án
cơ cấu.
thấp

2

Độ lớn dự án

3

Nhóm
Trình độ tin học Trung
phát triển của thành viên bình
dự án
lập trình.


4

5

Nhóm
người
dùng

Cao

Mô tả đánh giá

Mô tả khắc phục

Không ảnh hưởng.
Hệ thống quản lý
chi tiết về thông tin
nhân viên, thông tin
lương của nhân viên
nên cơ sở dữ liệu
lưu trữ cần có sự
ràng buộc chặt chẽ.

Yêu cầu Server được
cài đặt phần mềm, cài
đặt cơ sở dữ liệu và
các Client có thể truy
cập vào đó để có tính
nhất quán trong quá
trình quản lý.


Những thành viên
trong đội dự án đã
có trang bị những
kiến thức cần thiết
trong quá trình xây
dựng hệ thống.

Vừa phát triển dự án,
vừa học hỏi kinh
nghiệm giúp các thành
viên vững hơn trong
quá trình xây dựng hệ
thống ứng dụng.

Quan hệ giữa các Cao
thành viên.

Những thành viên
làm việc tương đối
ăn ý và gặp mặt
nhau hằng ngày nên
sẽ tránh được hiểu
lầm trong mỗi giai
đoạn.

Thái độ hòa nhã của
các thành viên sẽ giúp
hệ thống mau hoàn
thành và phát huy tốt

các chức năng cần có
của nó.

Sự nhận thức của Thấp
người dùng về
việc tích cực
tham
gia
hệ
thống.

Đa số nhân viên Trong hệ thống có
muốn tin học hoá phần hướng dẫn sử
bằng hệ thống mới.
dụng giúp các nhân
viên sử dụng dễ dùng
hơn.


5.3 Khả thi về hoạt động:


Giải quyết các vấn đề cho nhân viên nhanh chóng hơn



Giảm bớt công việc quản lý cho nhân viên trong Trung
tâm.




Cập nhật kịp thời những thay đổi nhân sự.



Tránh sự sai xót trong công việc tính lương cho nhân viên.



Tạo sự tin tưởng và an tâm đối với những cá nhân đang
làm việc trong Trung tâm.

Bảng 6: Tổng hợp rủi ro về hoạt động
Dự án:
Quản lý nhân sự và
tiền lương Trung tâm
Giáo dục Thường xuyên
An Giang.
STT Rủi ro

Người đánh giá:

Ngày:

02/02/2009.

Ngô Thị Thùy Linh.
Phan Đình Diệm.
Nguyễn Thành Phương.
Đánh

giá

Mô tả đánh giá

Mô tả khắc phục

1

Tác động về cơ Rất
cấu tổ chức của hệ thấp
thống mới quản lý
nhân sự và tiền
lương.

Hệ thống mới không làm gia Hệ thống không gây ảnh
tăng các thủ tục. Ngược lại hưởng lớn đến cơ cấu tổ
giúp cho việc tìm kiếm thông chức trong Trung tâm.
tin về nhân viên, tra mức
lương hàng tháng của nhân
viên.... trong cơ quan cao
hơn.

2

Thời gian xử lý Cao
công việc tại
Trung tâm.

Hệ thống sẽ giúp ban quản lý
giải quyết các công việc

nhanh hơn trong phạm vi nó
hoạt động.

Tăng tốc độ xử lý hệ
thống nhanh và nhanh
chóng cập nhật những
thay đổi của Trung Tâm.

3

Nhập liệu hay Trung
hiệu chỉnh dữ liệu bình
sai, ….

Trong quá trình nhập liệu hay
hiệu chỉnh không tránh khỏi
những sai sót có thể gây hậu
quả nghiêm trọng.

Có sự ràng buộc rõ ràng
trong hệ thống và có sự
kiểm tra chặt chẽ trong
quá trình nhập liệu.

4

Hệ thống bảo mật. Cao

Có nhiều thông tin của Trung
tâm cần được bảo mật nên

phải có giải pháp tránh sự
truy cập của những cá nhân
không nhiệm vụ trong Trung

Có sự phân quyền người
dùng rõ ràng, phân cấp
quyền sử dụng hệ thống
cụ thể cho từng phòng
ban tránh sự nhầm lẫn.


tâm.

C . PHÂN TÍCH
I. Phân Tích Nghiệp Vụ:
1.

Các mô hình Use case

Hình 2: Mô hình Use case tổng quát của hệ thống


Hình 3: Mô hình Use case tổng quát của Quản lý nhân sự.

Hình 4: Mô hình Use case tổng quát của Quản lý lương


Hình 5: Mô hình Use case Quản lý người dùng

Hình 6: Mô hình Use case Quản lý tiền lương chi tiết



Hình 7: Mô hình Use case Quản lý nhân viên chi tiết

Hình 8: Mô hình Use case Quản lý tuyển dụng


Hình 9: Mô hình Use case Quản lý hợp đồng lao động


2.

Các sơ đồ hoạt động (Activity Diagram):

Hình 10: Sơ đồ hoạt động Đăng nhập hệ thống

Hình 11: Sơ đồ hoạt động Đổi mật khẩu người dùng


×