Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bài thi khoa học ly thuat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.16 KB, 8 trang )

NỘI DUNG

TRANG

I. Tổng quan về nghiên cứu

2

1. Lý do chọn đề tài

2

2. Mục tiêu đề tài

3

3. Cơ sở lý thuyết

4

4. Ứng dụng của đòn bẩy vào việc chế tạo bẫy chuột

4

II. Mô tả cấu tạo và vận hành thiết bị

5

A/ Cấu tạo

6



B/ Vận hành thiết bị

6

C/ Kết quả

6

III. KẾT LUẬN

7

TÊN ĐỀ TÀI : BẪY CHUỘT THÔNG MINH


I. Tổng quan về nghiên cứu
1. Lý do chọn đề tài
- Từ lâu nay chúng ta đã biết chuột là kẻ thù của con người do chính các tác hại mà
nó gây ra.
- Đối với lương thực thực phẩm : Hàng năm, thiệt hại do chuột gây ra trên thế giới
hàng trăm triệu tấn lương thực. Những trận đại dịch chuột phá hoại mùa màng ở đâu
cũng có. Nhiều cánh đồng , hoa màu bị tàn phá, ngay cả đồng cỏ, vườn cây cũng chịu
chung số phận.
- Ngày nay với xu thế công nghiệp hoá của đất nước các bến bãi, nhà máy phát triển
không ngừng về số lượng và quy mô đồng nghĩa với việc kho dự trữ hàng hoá ra đời.
Đây chính là điều kiện để loài chuột phát triển không ngừng.
- Chuột là loài gặm nhấm, là kẻ phá hoại thông minh nhất. Chuột có hai răng
nanh mọc liên tục trong suốt cuộc đời của chúng. Những chiếc răng
nanh này được giữ gìn và rèn giũa chủ yếu bằng cách mài mòn vào

nhau và liên tục gặm nhấm vào các vật thể. Chúng có thể gây ra việc
hỏa hoạn từ việc cắn phá các đường dây điện, dây cáp và phá hoại
các vật dụng trong nhà, công ty,…
- Không những thế, chuột thường chui rúc ở các đống rác, nhà xí,
cống rãnh, nơi cất giữ lương thực, đồ ăn. Chúng thường sống ở những


nơi ẩm thấp, tối tăm và khá gần với con người nên chuột còn là tác
nhân gây ra các căn bệnh truyền nhiễm khác như dịch hạch ( trực
trùng Pasteurella pastis) , bệnh sốt chuột ( Typhus murin) , tiêu chảy,
nôn mửa lây truyền thông qua bọ chét, bệnh Hoàng đàn ( xoắn trùng
Ieptospiractero)…Những hiểm họa mà loài gặm nhấm này gây ra cho
sức khỏe con người cũng như nền kinh tế là rất rõ ràng.
2. Mục tiêu đề tài
- Chế tạo được chiếc bẫy chuột thông minh, nhỏ gọn, tiện lợi, bắt được nhiều chuột
với một chiếc bẫy nhưng không gây ảnh hưởng đến môi trường.
- Chiếc bẫy thân thiện với môi trường và không gây nguy hiểm khi chẳng may con
người chạm phải bẫy.
- Chi phí chế tạo bẫy rẻ tiền, vật liệu dễ kiếm, dễ tìm để thất cả mọi người đều có
thể làm và sử dụng được.
3. Cơ sở lý thuyết
- Sử dụng những kiến thức trong các môn học Vật lý, Công nghệ .
+ Đòn bẩy là một trong các loại máy cơ đơn giản được sử dụng nhiều trong đời sống và
kĩ thuật để biến đổi lực tác dụng lên vật theo hướng có lợi cho con người ( lợi về lực).
Đòn bẩy là một vật rắn được sử dụng với một điểm tựa hay một điểm quay để làm biến
đổi lực tác dụng của một vật lên một vật khác. Đòn bẩy và nguyên tắc đòn bẩy được sử


dụng nhiều trong các máy móc, thiết bị cũng như các vật dụng thông thường trong đời
sống hàng ngày.

Có 2 cách phân loại đòn bẩy :
- Cách 1: dựa vào mục đích sử dụng, có 2 loại đòn bẩy:
+ Loại 1 : đòn bẩy được lợi về lực. Ví dụ : các loại kìm..

+ Loại 2: đòn bẩy lợi về đường đi. Ví dụ : kéo cắt tóc, cắt giấy, dao cắt giấy,..

- Cách 2: dựa vào 3 yếu tố ( lực F1, F2, tác dụng vào đòn bẩy và điểm tựa O)


+ Loại 1: đòn bẩy với F1 và F2 ở hai phía của điểm tựa O

+ Loại 2 : đòn bẩy với F1 và F2 ở cùng một phía với điểm tựa O
4. Ứng dụng của đòn bẩy vào việc chế tạo bẫy chuột
Xuất phát từ thực tế chuột ngày càng tinh khôn nên những chiếc bẫy thông thường của
con người đặt ra dần mất hiệu quả. Từ kiến thức cơ bản về nguyên lý hoạt động của
đòn bẩy chúng em đã thiết kế và chế tạo ra được một loại bẫy chuột đơn giản và rất
hiệu quả.


II. Mô tả cấu tạo và vận hành thiết bị
A/ Cấu tạo

5
4

6

3

2


1

1- Thùng đựng

3- Thanh đỡ

5- Thanh đòn

2- Mặt phẳng nghiêng

4- Thanh trục

6- Giá đựng thức ăn

B/ Vận hành thiết bị


- Chuột ngửi thấy thức ăn ở giá đựng thức ăn (6) và tìm cách leo lên chỗ để thức ăn
theo lối mặt phẳng nghiêng (2). Sau đó bước vào một đầu thanh đòn (5) lúc này do
đầu này của thanh đòn được đỡ bởi thanh đỡ (3) nên chuột không bị rơi xuống thùng
đựng. Khi chuột bước tiếp sang đầu bên kia của thanh đòn để lấy thức ăn thì thanh
đòn sẽ quay quanh thanh trục (4) do đầu này của thanh đòn không có giá đỡ vì vậy
chuột bị rơi xuống thùng đựng.
C/ Kết quả
Sản phẩm bẫy chuột thong minh hoạt động tốt và an toàn đáp ứng được các yêu cầu
của dự án và hoạt động trong lĩnh vực thực tế
III. Kết luận
Bẫy chuột thông minh là một sản phẩm dễ sử dụng, dễ làm, có thể làm bằng
các vật liệu đơn giản trong gia đình như thùng sơn, thùng nhựa....Nhưng hiệu quả

bắt chuột rất cao, có thể bắt được nhiều chuột một tối và sử dụng nhiều lần mà
không bị chuột phát hiện ra mùi hôi như các bẫy chuột thông thường. Thiết nghĩ bẫy
chuột thông minh không chỉ rẻ tiền mà còn thân thiệt với môi trường xung quanh,
loại bỏ lo âu bị chuột phá hoại. Do vậy cần có sự chung tay, góp sức của mọi người
để nhân rộng mô hình này. Qua đây, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến Ban Giám hiệu nhà trường, đã giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình lên ý
tưởng cũng như hoàn thiện dự án này.
Dự án tiến hành đã đem lại một số kết quả nhất định, tuy nhiên cũng không
tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, rất mong được sự góp ý của Ban tổ chức cuộc
thi.


Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hạ Lý, ngày 5 tháng 10 năm 2018
Người viết

Vũ Đức Hiếu

Lê Hà Anh Thư



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×