Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bài tập lý thuyết tài chính tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.13 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP
TP.HCM

BÀI TẬP BÁO CÁO NHÓM
MÔN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN
TỆ

DANH SÁCH THÀNH VIÊN
1. PHẠM TRƯƠNG THÚY HIỀN (16066041)
2. TRƯƠNG THỊ NGỌC ÁNH (16035011)
3. ĐẶNG BẢO TRINH (16022471)
4.
5.

GVHD: NGUYỄN LÊ HỒNG VỸ
NHÓM 2


1. Bạn hiểu thế nào hệ thống tiền tệ? Hãy trình bày theo hiểu biết của mình?
Hệ thống tiền tệ được hình thành trên cơ sở quan hệ thương mại - tài chính giữa các
nước.
Là hệ thống bao gồm các chế độ tiền tệ, chế tài điều tiết quan hệ tài chính giữa các quốc
gia và các định chế tài chính quốc tế. Cụ thể bao gồm:




Các chế độ tiền tệ và quy tắc xác định, điều tiết tỷ giá giữa đồng tiền của các nước
khác nhau với nhau
Các chế tài điều tiết các mối quan hệ và hoạt động tài chính quốc tế và các quốc
gia.


Hệ thống thị trường tài chính quốc tế.

Các tổ chức tài chính quốc tế

2. Hãy trình bày theo hiểu biết của mình về hệ thống tài chính và thị trường
tài chính?
Hệ thống tài chính:
Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình
thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của
các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất
định.
Trong nền kinh tế, các quan hệ tài chính xuất hiện rất đa dạng và phức tạp, tuy nhiên
chúng không hề tồn tại và hoạt động tách biệt nhau, giữa chúng luôn có mối quan hệ
tương tác qua lại lẫn nhau theo những nguyên tắc, quy luật nhất định, hình thành nên một
hệ thống thống nhất. Trong hệ thống đó lại hình thành những nhóm quan hệ tài chính mà
các quan hệ trong nhóm có quan hệ tương tác rất chặt chẽ với nhau, phụ thuộc và hỗ trợ
lẫn nhau.
Các nhóm quan hệ tài chính này thường gắn với những quỹ tiền tệ nhất định, có liên hệ
với nhau, hình thành nên những tụ điểm tài chính riêng. Các nhóm này được gọi là các
khâu của tài chính. Mỗi khâu của tài chính thường hướng tới một mục đích chung và có
những quỹ tiền tệ chung. Giữa các khâu tài chính có mối quan hệ tương tác lẫn nhau
trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình. Tập hợp các khâu tài chính cùng với những
mối quan hệ tương tác đó được gọi là hệ thống tài chính.
Hệ thống tài chính bao gồm:
- Tài chính công (gồm ngân sách nhà nước và các quỹ ngoài ngân sách);
- Tài chính doanh nghiệp;
- Thị trường tài chính (gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn);
- Tài chính quốc tế;



- Tài chính hộ gia đình, cá nhân;
- Tài chính các tổ chức xã hội;
- Tài chính trung gian (bao gồm tín dụng, bảo hiểm).
Các thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của tài
chính
Khái niệm thị trường tài chính:
Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng quyền sử
dụng các khoản vốn ngắn hạn hoặc dài hạn thông qua các công cụ tài chính nhất định
(financial instruments).
Các công cụ tài chính (financial instruments) này được gọi là các chứng khoán
(securities).
Chứng khoán là những trái quyền - claims (quyền được hưởng) đối với thu nhập hoặc tài
sản tương lai của nhà phát hành.
Chứng khoán bao gồm các loại chủ yếu là:
* Chứng khoán nợ (debt securities): là chứng khoán xác nhận quyền được nhận lại
khoản vốn đã ứng trước cho nhà phát hành vay khi chứng khoán đáo hạn cũng như quyền
được đòi những khoản lãi theo thoả thuận từ việc cho vay.
* Chứng khoán vốn (equity securities): là chứng khoán xác nhận quyền được sở hữu
một phần thu nhập và tài sản của công ty phát hành.
Những người cần vốn (thường là các công ty hay chính phủ) thông qua việc phát hành
(bán) các chứng khoán để huy động vốn từ thị trường tài chính. Còn những người có tiền
(các nhà đầu tư) bằng cách mua các chứng khoán đã cung cấp các khoản vốn cho các nhà
phát hành. Như vậy các chứng khoán là tài sản có đối với người mua chúng nhưng lại là
tài sản nợ đối với người phát hành ra chúng. Nói một cách khác, đối với những người cần
vốn, chứng khoán là một phương tiện tài chính để huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn
ngắn hạn hoặc dài hạn, còn đối với những người dư tiền, chứng khoán là một phương tiện
đầu tư để hưởng những thu nhập nhất định.
Cùng với sự phát triển của hoạt động tài chính, ngoài chức năng lưu chuyển vốn từ nơi
thừa đến nơi thiếu, thị trường tài chính còn cung cấp các phương tiện để quản lý những
rủi ro liên quan đến các hoạt động lưu chuyển vốn này. Chính vì vậy, bên cạnh hai loại cơ

bản là chứng khoán nợ và chứng khoán vốn, trên thị trường tài chính còn lưu thông các
công cụ tài chính đặc biệt nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý các rủi ro liên quan đến không
chỉ các tài sản sản tài chính mà cả hàng hoá và tiền tệ. Các công cụ tài chính đặc biệt này
được gọi là các công cụ phái sinh hay chứng khoán phái sinh (derivaties). Chứng khoán
phái sinh có đặc điểm là giá trị của nó phụ thuộc vào mức độ biến động giá cả của các
hàng hoá trên thị trường (bao gồm không chỉ chứng khoán nợ, chứng khoán vốn, mà cả
ngoại hối và hàng hoá thông thường).


Nguồn: Ths. Đặng Thị Việt Đức - Ths. Phan Anh Tuấn (Quantri.vn biên tập và hệ
thống hóa)

Câu 3. Phân tích các chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương?
Trả lời:
Ngân Hàng Trung Ương
NHTW ra đời trong quan điểm là ngân hàng phát hành với chức năng phát hành tiền cho
lưu thông, về sau, khái niệm NHTW thay cho ngân hàng phát hành với chức năng vừa
phát hành tiền vừa quản lý về lưu thông tiền tệ, có các vai trò sau:
1. Điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông cho phù hợp với yêu cầu ổn định và phát

triển kinh tế
2. Ổn định đồng tiền nội địa
3. Điều tiết sản xuất, thiết lập cơ cấu kinh tế hợp lý
4. Vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng
Các mục tiêu của chính sách tiền tệ:
• Ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, ổn định tỷ giá hối đoái:
Thực chất của mục tiêu này là kiểm soát lạm phát để bảo vệ giá đối nội và đối ngoại của
đồng tiền quốc gia. Đây là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ.
• Ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế:
Đây là mục tiêu cơ bản và tất yếu của chính sách tiền tệ. Muốn ổn định và thúc đẩy phát

triển kinh tế cần phải khuyến khích mở rộng đầu tư bằng cách khai thác các nguồn vốn
tiềm năng trong nước và nước ngoài.
• Tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định trật tự xã hội:
Ở nước ta, trong 3 nhân tố thuộc yếu tố cung là lao động, nguồn vốn và tiến bộ kỹ thuật
thì yếu tố lao động có tiềm năng lớn nhất. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển kinh tế với thì
chính sách tiền tệ phải khai thác tối đa lực lượng lao động tro xã hội, còn tiền tệ và tín
dụng là chất xúc tác quan trọng.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng sử dụng chính sách tiền tệ để tạo công ăn việc làm, giảm thất
nghiệp thì rất có thể đi đến tình trạng lạm phát cao. Vấn đề quan trọng ở chỗ là làm thế
nào để vừa kiềm chế và kiểm soát được lạm phát vừa tạo được công ăn việc làm.
Người ta cho rằng, nếu duy trì lạm phát ở một tỷ lệ vừa phải thì hình như đó lại là liều
thuốc kích thích tăng trưởng kinh tế.
Chính sách tiền tệ của 1 quốc gia về cơ bản có 2 loại:
• Chính sách mở rộng tiền tệ
Còn được gọi là chính sách nới lỏng tiền tệ. Chính sách này được áp dụng trong điều kiện
nền kinh tế bị suy thoái, nạn thất nghiệp gia tăng. Trong tình hình này, chính sách nới


lỏng tiền tệ làm tăng lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế, mở rộng đầu tư, mở rộng sản
xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Chính sách mở rộng tiền tệ đồng nghĩa
với chính sách tiền tệ chống suy thoái.
• Chính sách thắt chặt tiền tệ:
Còn được gọi là chính sách đóng băng tiền tệ. Loại chính sách này được áp dụng khi nền
kinh tế có sự phát triển thái quá, đồng thời lạm phát ngày càng gia tăng. Chính sách thắt
chặt tiền tệ đồng nghĩa với chính sách tiền tệ chống lạm phát.
Để thực hiện các chính sách trên NHTW sử dụng các công cụ sau:
1. Các công cụ trực tiếp
1.1 Ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay
NHTW có thể ấn định lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay và bắt buộc các NHTM áp
dụng khi muốn tăng mức cho vay NHTW hạ lãi suất tiền gửi và tiền cho vay. Công cụ

này có ưu và nhược điểm:
Ưu điểm: NHTW có thể tác động trực tiếp đến các dự án đầu tư bằng các điều kiện tín
dụng
Nhược điểm: Lãi suất được ấn định có thể không phù hợp với nền kinh tế gây khó khăn
cho việc thực hiện các dự án đồng thời tính linh hoạt của thị trường tiền tệ sẽ bị suy giảm.
Bên cạnh đó việc quy định lãi suất tiền gửi của các NHTM áp dụng có tác động trực tiếp
đến thị trường tiền tệ nhưng lại làm cho hoạt động của tổ chức tín dụng kém linh hoạt.
1.2. Ấn định hạn mức tín dụng
Là việc NHTW ấn định 1 khối lượng sẽ cung cấp cho nền kinh tế trong 1 thời gian nhất
định, sau đó tìm các kênh để đưa vào, biện pháp này được thực hiện rất lâu ở các nước
XHCN theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, đây là cách vận dụng máy móc công thức của
Mac: Kt=Kc, tức là nhận định rằng phải định được Kc sau đó tạo ra Kt và đưa vào nền
kinh tế, thật ra đây là sự hiểu lầm công thức của Mac, ông chỉ đưa ra yêu cầu để hàng hóa
lưu thông bình thường thì Kt=Kc chứ ông không định lượng Kc là 1 con số nào đó bởi vì
Kc=P.Q/V là 1 đại lượng luôn biến động và khó tính toán trong 1 thời gian tương đối dài,
hiện nay người ta sự đoán 1 Kc mà nó có thể cần thiết cho nền kinh tế sau đó tạo điều
kiện để thực hiện nó trên cơ sở để cho quy luật cung cầu vận động. Biện pháp này có ưu
và nhược điểm.
Ưu điểm: Có thể kế hoạch 1 cách chắc chắn khối lượng tiền trong lưu thông
Nhược điểm: Thiếu linh hoạt khi tình hình biến động và chỉ thực hiện được trong cơ chế
kế hoạch hóa tập trung.
1.3 Phát hành trái phiếu Nhà nước
Nhằm làm giảm khối lượng tiền trong lưu thông qua việc NHTW thỏa thuận với Bộ Tài
chính về việc phát hành 1 khối lượng trái phiếu nhất định, biện pháp này chỉ thực hiện
khi không còn biện pháp nào khác. Nó có ưu điểm là làm giảm bớt khối lượng tiền trong
lưu thông nhưng có nhược điểm là phục vụ cho mục tiêu chi tiêu của ngân sách
1.4 Phát hành tiền cho ngân sách và cho đầu tư
Khi ngân sách bị thiếu hụt, NHTW có thể phát hành tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của



ngân sách. Biện pháp này dễ đưa đến lạm phát, thông thường biện pháp này được áp
dụng để phát hành tiền cho đầu tư phát triển xem như là ứng trước cho sản xuất
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường các công cụ trực tiếp thường được áp dụng trong
những trường hợp nhất định. NHTW thường sử dụng các công cụ gián tiếp để điều hành
chính sách tiền tệ.
2. Các công cụ gián tiếp
2.1 Quy định tỷ lệ dự trữ pháp định
Là phương thức quản lý khối lượng tiền trong lưu thông bằng các quy định tỷ lệ mà các
NHTM được phép cho vay khi nhận được 1 khối lượng tiền gửi, tỷ lệ dự trữ pháp định là
tỷ lệ % trên số tiền gửi mà 1 NHTM nhận được phải gửi vào Tài khoản tại NHTW hoặc
giữ tại ngân hàng theo quy định. Với biện pháp này NHTW nắm được khối lượng tín
dụng mà các NHTM và các tổ chức tín dụng khác cung cấp và có khả năng cung cấp cho
nền kinh tế. Do đó NHTW có thể tác động trực tiếp đến khối lượng tín dụng bằng cách
tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ pháp định.
2.2 Biện pháp thị trường mở
Nội dung của biện pháp này là NHTW tiến hành mau và bán các giấy tờ có giá trên thị
trường tiền tệ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
Trong trường hợp NHTW muốn tăng khối lượng tiền trong lưu thông NHTW sẽ mua vào
1 lượng chứng khoán nhất định, việc các NHTM bán chứng khoán cho NHTW sẽ làm
tăng dự trữ cho các NHTM nhờ vào lượng tiền nhận được từ NHTW. Ngược lại, nếu
NHTW muốn thu hẹp khối lượng tiền tệ NHTW sẽ bán ra 1 lượng chứng khoán nhất
định, biện pháp này có ưu điểm là tác động trực tiếp đến dự trữ của các NHTM buộc các
NHTM phải gia tăng hay giảm khối lượng ín dụng. Nhưng có nhược điểm chỉ thực hiện
được trong điều kiện các khoản tiền trong lưu thông đều nằm tại các NHTM.
2.3 Biện pháp chiết khấu, tài chiết khấu và cho vay của NHTW
Là hình thức cung cấp tín dụng của NHTW cho các NHTM trong điều kiện có thế chấp,
chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá của các NHTM. Việc ấn định lãi suất cho vay,
lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu cao hay thấp có tác động đến khả năng cho vay của các
NHTM và do đó làm cho khối cung tiền tệ tăng lên hay giảm đi. Biện pháp này có ưu
điểm các khoản cho vay của NHTW đảm bảo thu được về. Việc cho vay gắng liền với

yếu cầu phát triển kinh tế, do sự tác động của quy luật cung cầu nhưng có nhược điểm
việc vay hay không vay phụ thuộc vào các NHTM.
2.4 Giới hạn khối lượng tín dụng trên số tiền gửi nhận được
NHTW quy định giới hạn tỷ lệ tín dụng mà các NHTM có thể cung cấp khi nhận được 1
lượng tiền gửi, biện pháp này thường được đi kèm bằng biện pháp quy định tỷ lệ dự trữ
ổn định, thông thường NHTW thường quy định tỷ lệ dư nợ tín dụng của các NHTM
không được vượt qua bao nhiêu nhiêu lần so với vốn tự có. Biện pháp này có ưu điểm
quy định được 1 khối lượng tín dụng vừa phải theo yêu cầu phát triển kinh tế có tính đến


mối quan hệ giữa tiết kiệm và đầu tư.
3. Một số công cụ khác
3.1 Dự đính công trái bắt buộc
Là việc NHTW quy định 1 tỷ lệ trên số tiền gửi mà 1 NHTM nhận được phải dùng vào
việc mua công trái bắt buộc nhằm hạn chế khối lượng tín dụng của các NHTM và làm
công cụ của NHTW thông qua việc chiết khấu các công trái này, khi 167 các NHTM cần
vốn thông qua đó NHTW có thể sử dụng công cụ thị trường mở để điều tiết khối lượng
tiền tệ trong lưu thông.
3.2 Dự đính công trái tự nguyện
Ngoài việc buộc các NHTM mua công trái bắt buộc, NHTW còn kích thích các NHTM
mua thêm công trái khi số tiền cho vay không hết.
3.3 Phát hành giấy bạc,cho phép lưu thông các công cụ thay tiền mặt
Thông thường khi các công cụ thay tiền mặt được sử dụng thì lưu thông tiền tệ sẽ nhanh
hơn, tiết kiệm được chi phí lưu thông và đặc biệt làm tăng khả năng tín dụng của các
NHTM bởi vì khi mọi khoản tiền đều được thanh toán qua ngân hàng bằng các công cụ
thay tiền mặt như sec, the tín dụng, lệnh chuyển khoản... sẽ làm cho toàn bộ hệ thống
ngân hàng gần như không bao giờ mất khả năng cung cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Nguồn:

/> /> />


Câu 4. Tình hình ở Việt Nam trong những năm gần đây? Cần có biện pháp gì
khi lạm phát tăng cao?
Trả lời:
Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây:
Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 12 năm 2015.
Theo đó, trong tháng này, chỉ số giá tiêu dùng cả nước tăng nhẹ 0,02% so với tháng trước
và tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Nguồn: GSO
Tính chung cả năm 2015, chỉ số giá tiêu dùng cả nước mới tăng 0,63%; bình quân mỗi
tháng CPI chỉ tăng 0,05%. Đây là mức tăng tương đối thấp kể từ năm 2001 đến nay.
Như vậy, lạm phát cả năm 2015 chưa đạt 1%; thấp hơn nhiều so với mục tiêu 5% mà
Quốc hội đã đề ra.
Theo Tổng cục thống kê, khi CPI ở mức thấp và ổn định sẽ tạo điều kiện cho các chính
sách tiền tệ tích cực, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển và tạo điều kiện cho giá
một số mặt hàng do Nhà nước quản lý được tính đầy đủ theo cơ chế thị trường
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính tháng 12/2015, có 7 nhóm hàng có chỉ số giá
tăng; song mức tăng không đáng kể.
Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,16%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng
0,16%; nhóm may mặc mũ nón giầy dép tăng 0,32%; nhóm nhà ở vật liệu xây dựng tăng
0,5%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,14%...


Ở chiều ngược lại, có 4 nhóm hàng có chỉ số giá giảm. Trong đó, nhóm giao thông giảm
mạnh nhất với mức giảm 1,57%; nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,03%; nhóm văn hóa
và du lịch giảm 0,05%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,1%.
Theo nhận định của Tổng cục thống kê, nguyên nhân chính khiến CPI tháng 12 chỉ nhích
nhẹ do giá xăng giảm 2 lần liên tiếp vào ngày 18/11 và ngày 3/12 khiến chỉ số giá nhóm
nhiên liệu giảm 3,39% so với tháng trước.

Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm nhẹ 0,05% chủ yếu giảm ở mặt hàng sắt thép xây
dựng do giá phôi thép thế giới giảm.
Bên cạnh đó, Tổng cục thống kê cũng cho biết, giá dịch vụ giao thông công cộng giảm
0,23% do một số doanh nghiệp điều chỉnh giảm giá cưới theo yêu cầu của các Sở GTVT
các tỉnh, thành phố.
(Nguồn: Nguyệt Quế - “Lạm phát năm 2015 mới đạt 0,63%; thấp nhất 14 năm” - 24-122015 - />Bóc tách mức lạm phát trong năm 2016
Nhằm làm rõ xu hướng lạm phát trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, bài viết tiến hành
phân tích, bóc tách con số lạm phát 4,74% trong năm 2016. Qua phân tích lạm phát của
các nhóm hàng hóa khác nhau trong rổ hàng hóa tính CPI cho thấy, điểm khác biệt then
chốt của lạm phát trong năm 2016 so với lạm phát trong năm 2015 là phần lớn mức tăng
của chỉ số CPI trong năm 2016 là do chịu tác động từ các biện pháp điều chỉnh giá mang
tính hành chính.
Cụ thể, giá dịch vụ y tế được điều chỉnh tăng 77,57% và giá dịch vụ giáo dục cũng được
điều chỉnh tăng 12,5% trong năm qua. Nếu loại trừ các yếu tố chủ quan làm tăng CPI này,
lạm phát trong năm 2016 chỉ ở mức hơn 1%.
Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước (lạm phát sau khi
loại trừ giá lương thực-thực phẩm, giá năng lượng và giá các mặt hàng do Nhà nước quản
lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục), tăng nhẹ so với mức 1,69% của năm 2015.
Một thước đo khác là lạm phát GDP cũng chỉ ở mức 1,1% (cao hơn so với mức -0,2%
trong năm 2015), bởi năm 2016 trong khi GDP thực tăng 6,2%, thì GDP danh nghĩa cũng
chỉ tăng 7,3% (từ 4192 nghìn tỷ đồng lên 4502 nghìn tỷ đồng).
Như vậy, có thể thấy rằng, nếu loại trừ các yếu tố làm tăng giá mang tính ngắn hạn, lạm
phát của Việt Nam chỉ vào khoảng 1-2% và là mức tương đối thấp. Hơn nữa, mức lạm
phát thấp này đã được duy trì tương đối ổn định kể từ giữa năm 2016, khi lạm phát cơ
bản chỉ dao động xoay quanh mức 0,1%/tháng (Hình 1).


Hình 1: Lạm phát cơ bản so với tháng trước của các tháng trong năm 2016
(Nguồn: Ts. Nguyễn Đức Độ - Viện Kinh Tế - Tài Chính (Học Viện Tài Chính) “Xu
hướng lạm phát năm 2017” - 26/01/2017 - />Biện pháp khi lạm phát tăng cao:

Một là, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
Hai là, cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách,
kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt
ngân sách.
Ba là, tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu
quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.
Bốn là, bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu.
Năm là, triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng.
Sáu là, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà
nước về giá.
Bảy là, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.
(Nguồn: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – “7 giải pháp kiềm chế lạm phát, bảo đảm
tăng trưởng” - />



×