Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề tại tỉnh Hậu Giang (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ

NGUYỄN TIẾN ĐẠT

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGHỀ
TẠI TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số: 60340102

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LƯU TIẾN THUẬN

Cần Thơ - 2016


i
TÓM TẮT
Đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề
tại tỉnh Hậu Giang” được tiến hành nghiên cứu tại Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội và các đơn vị dạy nghề công lập trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Thu thập số liệu thứ cấp phù
hợp với nội dung nghiên cứu. Sử dụng phương pháp chuyên gia để xác định
các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề. Sử dụng
phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi đối với cán bộ quản lý, giáo viên,
học viên và các doanh nghiệp để thu thập số liệu sơ cấp. Sử dụng phương
pháp thống kê mô tả để phân tích các yếu tố tác động đến chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực nghề.


Đề tài tập trung phân tích ba nhóm yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề gồm (1) yếu tố đầu vào, (2) quá trình
đào tạo và (3) quản lý đầu ra. Từ kết quả phân tích thực trạng chất lượng đào
tạo nguồn nhân lực nghề, đề tài đã nêu ra những đánh giá về ưu điểm, hạn chế
và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề của
tỉnh Hậu Giang hiện nay.
Thông qua kết quả phân tích đánh giá, đề tài đã đề xuất một số giải pháp
và kiến nghị đối với các bên có liên quan nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực nghề của tỉnh Hậu Giang trong thời gian tới.


ii
ABSTRACT
The thesis entiled: “The solutions to improve the quality of vocational
training of human resources in Hau Giang province” was conducted at the
Department of Labor - Invalids and Social Affairs and the public vocational
training units in Hau Giang province. The theme has used research methods
such as collecting secondary data suitable for the content of the research; using
experts’ opinions to identify the influential factors on the quality of vocational
training of human resources; using inquiry method with questionnaires for
managers, teachers, students and businesses to collect primary data; and
finally using descriptive statistical method to analyze the influential factors on
the quality of vocational training of human resources.
The paper concentrated on analyzing three major factors that directly
affect the quality of vocational training of human resources including (1) the
input factor, (2) the training process and (3) the management of output. From
analytic result of the real quality of vocational training of human resources,
the project has raised the evaluation of the strong points, the limitations and
the causes that affect the quality of vocational training of the human resources
at present in Hau Giang province.

From the analytic and evaluative result, the research has proposed some
solutions and recommendations to the parties involved in order to improve the
quality of vocational training of human resources in Hau Giang province in the
future.


iii
LỜI CẢM TẠ
Có được kết quả nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn này, trước tiên
tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến tiến sĩ Lưu Tiến
Thuận, Khoa Kinh tế, trường Đại học Cần Thơ, người thầy đã tận tình hướng
dẫn, truyền đạt cho tác giả những kiến thức và kinh nghiệm trong suốt quá
trình thực hiện nghiên cứu khoa học.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội, Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo phòng Dạy nghề, Ban
giám hiệu, thầy cô và các bạn học viên tại các trường trung cấp nghề, trung
tâm dạy nghề các huyện, thị, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã
giúp đỡ, đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu, số liệu và tạo điều kiện về mọi
mặt để tác giả hoàn thành luận văn này.
Do kinh nghiệm và thời gian nghiên cứu chưa nhiều, mặc dù bản thân
đã có nhiều cố gắng song không tránh khỏi những thiếu sót trong nội dung
phân tích và trình bày luận văn. Tác giả rất mong nhận được sự hướng dẫn
và góp ý chân thành của các nhà nghiên cứu khoa học, các thầy cô giáo và
bạn bè đồng nghiệp.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cám ơn những người thân trong gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tác giả trong quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Trân trọng cảm ơn.



iv
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính bản thân thực
hiện. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa
được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác. Những số liệu
trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính
tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau đều có trích dẫn, chú thích nguồn gốc
và ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
TP. Cần Thơ, ngày 07 tháng 9 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Tiến Đạt


v
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1
2. Sự cần thiết của đề tài .................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3
4. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3
4.1. Mục tiêu chung ........................................................................................... 3
4.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 3
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
5.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3
5.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
6. Đóng góp của nghiên cứu .............................................................................. 4
7. Đối tượng thụ hưởng...................................................................................... 4
8. Bố cục đề tài nghiên cứu................................................................................ 4
Chương 1........................................................................................................... 5

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 5
1.1. Một số khái niệm cơ bản............................................................................. 5
1.1.1. Quản lý ..................................................................................................... 5
1.1.2. Chất lượng ............................................................................................... 7
1.1.3. Nguồn nhân lực ........................................................................................ 7
1.1.4. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề ................................................ 9
1.1.4.1. Khái niệm về nghề ................................................................................ 9
1.1.4.2. Đào tạo nghề ....................................................................................... 11
1.1.4.3. Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề ........................................... 12
1.1.4.4. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề ................................. 14
1.2. Một số phương pháp quản lý chất lượng đào tạo ..................................... 15
1.2.1. Phương pháp kiểm soát chất lượng - QC (Quality Control) .................. 15
1.2.2. Phương pháp đảm bảo chất lượng - QA (Quality Assurance) ............... 16
1.2.3. Phương pháp quản lý chất lượng theo ISO 9000:2000.......................... 16
1.2.4. Phương pháp quản lý chất lượng tổng thể (TQM) trong giáo dục và đào
tạo..................................................................................................................... 17
1.3. Các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo ........................................ 18
1.3.1. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp của Australia
(Mô hình Australia-1000) ................................................................................ 18
1.3.2. Bộ tiêu chuẩn đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng cơ sở đào tạo nghề
của ILO/ADB (Mô hình ILO-500) .................................................................. 19
1.3.3. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo nghề nghiệp của Hà Lan (Mô
hình Hà Lan 720) ............................................................................................. 20
1.3.4. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000................................................................ 21
1.4. Nghiên cứu liên quan đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề........ 23
1.4.1. Một số nghiên cứu trong nước ............................................................... 23
1.4.2. Một số nghiên cứu ngoài nước .............................................................. 25


vi

1.4.3. Đánh giá chung về các nghiên cứu đã thực hiện ................................... 26
1.4.4. Kinh nghiệm ở một số nước .................................................................. 26
1.4.4.1. Phát triển nguồn nhân lực của Trung Quốc ........................................ 26
1.4.4.2. Phát triển nguồn nhân lực của Nhật Bản ............................................ 28
1.4.4.3. Phát triển nguồn nhân lực của Thái Lan ............................................. 28
1.4.4.4. Bài học cho Việt Nam trong phát triển nguồn nhân lực ..................... 29
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề ....... 30
1.6. Mô hình nghiên cứu .................................................................................. 31
1.7. Khung nghiên cứu ..................................................................................... 32
1.8. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 34
1.8.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 34
1.8.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................... 35
1.8.1.1. Phương pháp định tính ........................................................................ 35
1.8.1.2. Phương pháp định lượng..................................................................... 35
1.9. Xây dựng bảng câu hỏi ............................................................................. 36
Chương 2......................................................................................................... 37
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
NGHỀ TẠI TỈNH HẬU GIANG .................................................................. 37
2.1. Khái quát hệ thống quản lý dạy nghề ở Việt Nam ................................... 37
2.2. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Hậu Giang ............... 38
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................. 38
2.2.2. Tình hình kinh tế - xã hội ...................................................................... 39
2.3. Quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực nghề tại tỉnh Hậu Giang ... 40
2.3.1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang ........................ 40
2.3.2. Quản lý đào tạo nguồn nhân lực nghề ................................................... 40
2.3.3. Mạng lưới các cơ sở dạy nghề ............................................................... 41
2.4. Quá trình khảo sát ..................................................................................... 43
2.4.1. Mục đích khảo sát .................................................................................. 43
2.4.2. Nội dung khảo sát .................................................................................. 43
2.4.3. Tổ chức khảo sát .................................................................................... 44

2.5. Thực trạng chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề tại tỉnh Hậu Giang ..... 44
2.5.1. Thực trạng quản lý chất lượng đầu vào ................................................. 44
2.5.1.1. Quản lý mục tiêu đào tạo .................................................................... 44
2.5.1.2. Quản lý tuyển sinh đầu vào và các dịch vụ phúc lợi .......................... 48
2.5.1.3. Quản lý đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ..................................... 52
2.5.1.4. Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề............................... 56
2.5.1.5. Quản lý nội dung, chương trình đào tạo ............................................. 60
2.5.1.6. Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đầu vào ................................ 63
2.5.2. Thực trạng chất lượng quá trình đào tạo ................................................ 64
2.5.2.1. Hoạt động dạy của giáo viên .............................................................. 64
2.5.2.2. Hoạt động học tập của học viên .......................................................... 66
2.5.2.3. Hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo ................................................... 70
2.5.2.4. Đánh giá thực trạng chất lượng quá trình đào tạo .............................. 73


vii
2.5.3. Thực trạng quản lý chất lượng đầu ra .................................................... 74
2.5.3.1. Đánh giá kết quả học tập .................................................................... 74
2.5.3.2. Sự hài lòng của học viên ..................................................................... 77
2.5.3.3. Sự hài lòng của người sử dụng lao động ............................................ 79
2.5.3.4. Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đầu ra................................... 82
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý chất lượng đào tạo nguồn nhân lực
nghề tại tỉnh Hậu Giang ................................................................................... 83
2.6.1. Những ưu điểm ...................................................................................... 83
2.6.2. Những tồn tại, hạn chế ........................................................................... 84
2.6.3. Đánh giá chung ...................................................................................... 84
Chương 3......................................................................................................... 86
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN
LỰC NGHỀ TẠI TỈNH HẬU GIANG ........................................................ 86
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................ 86

3.1.1. Định hướng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực nghề tỉnh Hậu Giang đến
năm 2020 .......................................................................................................... 86
3.1.2. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực qua đào tạo nghề ................................ 86
3.1.3. Những khó khăn thách thức trong giai đoạn hội nhập........................... 87
3.1.4. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp .......................................................... 88
3.1.4.1. Tính khả thi ......................................................................................... 88
3.1.4.2. Tính kế thừa ........................................................................................ 88
3.1.4.3. Tính hiệu quả ...................................................................................... 88
3.1.4.4. Tính đồng bộ ....................................................................................... 88
3.1.4.5. Những phát hiện chính từ kết quả nghiên cứu .................................... 89
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề tại
tỉnh Hậu Giang ................................................................................................. 90
3.2.1. Nhóm giải pháp quản lý chất lượng đầu vào ......................................... 90
3.2.1.1. Phát triển hệ thống dự báo nhu cầu nhân lực và thị trường lao động . 90
3.2.1.2. Quản lý tuyển sinh đầu vào và các chế độ khuyến khích người lao
động tham gia học nghề ................................................................................... 91
3.2.1.3. Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề ................... 92
3.2.1.4. Đổi mới nội dung, chương trình dạy nghề .......................................... 94
3.2.2. Nhóm giải pháp quản lý quá trình đào tạo............................................. 95
3.2.2.1. Tăng cường quản lý quá trình giảng dạy của giáo viên ...................... 95
3.2.2.2. Tăng cường quản lý quá trình học tập và rèn luyện của học viên ...... 96
3.2.3. Nhóm giải pháp quản lý chất lượng đầu ra ............................................ 97
3.2.3.1. Tăng cường kiểm định chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề ...... 97
3.2.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực nghề gắn với nhu cầu doanh nghiệp ............ 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 101
1. Kết luận ...................................................................................................... 101
2. Kiến nghị.................................................................................................... 102
3. Hạn chế của đề tài ...................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 104



viii
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Mạng lưới các CSDN trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2015 ...... 42
Bảng 2.2 Cơ cấu đội ngũ giáo viên chia theo trình độ .................................. 53
Bảng 2.3 Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Hậu Giang ..... 74
Bảng 2.4 Nhận xét của doanh nghiệp về người lao động qua đào tạo nghề .. 80
Bảng 3.1 Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực nghề cho 3 nhóm ngành kinh
tế của tỉnh Hậu Giang đến năm 2020 ............................................ 87
Bảng 3.2 Những phát hiện chính làm căn cứ đề xuất giải pháp ................... 89


ix
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ khái quát quá trình quản lý .................................................... 6
Hình 1.2 Các yếu tố cấu thành chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề .... 13
Hình 1.3 Quá trình quản lý chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề .......... 14
Hình 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề ..................... 15
Hình 1.5 Đánh giá chất lượng đào tạo theo đầu vào - quá trình - đầu ra ..... 17
Hình 1.6 Hệ thống đánh giá chất lượng theo mô hình Châu Âu ................... 18
Hình 1.7 Sơ đồ tiếp cận hệ thống về đào tạo nguồn nhân lực ...................... 24
Hình 1.8 Các hợp phần của giáo dục kỹ thuật và dạy nghề .......................... 26
Hình 1.9 Mô hình nghiên cứu ...................................................................... 31
Hình 1.10 Khung nghiên cứu ......................................................................... 33
Hình 2.1 Quy mô dạy nghề chia theo trình độ .............................................. 43
Hình 2.2 Điểm trung bình các đánh giá về quản lý mục tiêu đào tạo .......... 45
Hình 2.3 Biểu đồ đánh giá về quản lý mục tiêu đào tạo ............................... 46
Hình 2.4 Điểm trung bình các đánh giá về quản lý tuyển sinh đầu vào
và các dịch vụ phú lợi..................................................................... 49

Hình 2.5 Biểu đồ đánh giá về quản lý tuyển sinh đầu vào và các dịch vụ
phúc lợi ........................................................................................... 50
Hình 2.6 Điểm TB các đánh giá về đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ..... 55
Hình 2.7 Điểm TB các đánh giá về CSVC và trang thiết bị dạy nghề .......... 57
Hình 2.8 Biểu đồ đánh giá về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề ....... 58
Hình 2.9 Điểm trung bình về nội dung, chương trình đào tạo ..................... 60
Hình 2.10 Biểu đồ đánh giá về nội dung, chương trình đào tạo .................... 61
Hình 2.11 Điểm trung bình các đánh giá về hoạt động dạy của giáo viên ..... 64
Hình 2.12 Biểu đồ đánh giá về hoạt động dạy của giáo viên ......................... 65
Hình 2.13 Điểm TB các đánh giá về hoạt động học tập của học viên ........... 67
Hình 2.14 Biểu đồ đánh giá về hoạt động học tập của học viên .................... 68
Hình 2.15 Điểm TB các đánh giá về hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo ..... 70
Hình 2.16 Biểu đồ đánh giá về hoạt động quản lý và hỗ trợ đào tạo .............. 71
Hình 2.17 Điểm trung bình về công tác đánh giá kết quả học tập ................. 75
Hình 2.18 Biểu đồ đánh giá về công tác đánh giá kết quả học tập ................. 76
Hình 2.19 Tổng hợp ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của học viên ............. 77


x
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBQL

Cán bộ quản lý

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CSDN


Cơ sở dạy nghề

CSVC

Cơ sở vật chất

ĐTN

Đào tạo nghề

KT-XH

Kinh tế xã hội

LĐ-TB&XH

Lao động - Thương binh và Xã hội

NNL

Nguồn nhân lực

TCN

Trung cấp nghề

TTDN

Trung tâm dạy nghề


TTLĐ

Thị trường lao động

UBND

Ủy ban nhân dân


Trang 1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nguồn nhân lực (NNL) là yếu tố quan trọng nhất cấu thành lực lượng
sản xuất xã hội, quyết định sức mạnh và động lực phát triển của mỗi quốc gia.
Lịch sử cho thấy không một quốc gia nào thực hiện công nghiệp hóa thành
công mà không chú trọng phát triển nguồn nhân lực. Cùng với sự phát triển
từng ngày của đất nước trên đà hội nhập kinh tế quốc tế và từng bước công
nghiệp hóa nền kinh tế thì công tác đào tạo một đội ngũ lao động có tay nghề
cao đáp ứng được nhu cầu phát triển chung của đất nước giữ vai trò quan
trọng và hết sức cấp bách.
Nghị quyết đại hội lần thứ XI của Đảng nêu rõ: “Phát triển, nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa
học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu
nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân”1. Qua đó cho thấy công tác đào tạo nguồn nhân lực nghề ở nước ta phải
thực hiện nhiệm vụ chiến lược là đào tạo một đội ngũ công nhân lao động có
trình độ cao, đủ về số, mạnh về chất với cơ cấu ngành nghề hợp lý đáp ứng
được các yêu cầu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước.
Việt Nam chúng ta hiện nay đang trên đà hội nhập và phát triển, để rút

ngắn khoảng cách về năng suất lao động với các nước phát triển trên thế giới
thì nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã trở thành yếu tố quan trọng
hàng đầu. Xã hội hiện nay đang rất quan tâm đến hiệu quả và chất lượng đào
tạo nói chung và đào tạo nguồn nhân lực nghề nói riêng. Tuy nhiên, một trong
những thực trạng của công tác này ở nước ta là chất lượng và hiệu quả đào tạo
còn thấp. Điều đó đã dẫn đến tình trạng lãng phí trong việc sử dụng nguồn
nhân lực và chi phí đào tạo. Một thực trạng nữa là sự mất cân đối giữa các cấp
đào tạo gây nên tình trạng thiếu công nhân kỹ thuật trong khi học sinh tốt
nghiệp các trường nghề lại không tìm được việc làm.
Vậy, để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nghề của từng
địa phương sao cho đảm bảo về chất lượng, cơ cấu hợp lý, đáp ứng tốt theo
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của từng nơi thì thiết nghĩ cần
phải có những nghiên cứu khoa học về các vấn đề có liên quan. Trong đó,
nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nghề là
rất cần thiết.

1

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Sự thật, Hà Nội.


Luận văn đủ ở file: Luận văn full















×