Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

tiểu luận maketing nhu cầu sử dụng điện thoại của sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN:
NGHIÊN CỨU NHU CẦU SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC
BÀ RỊA-VŨNG TÀU

MÔN:
NGHIÊN CỨU MARKETING
GIẢNG VIÊN:
ThS. NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH
LỚP:
CD14DN
NHÓM:
PHÍ THỊ KIM ANH
NGUYỄN THỊ THU TUYỀN

Bà Rịa Vũng Tàu,tháng 5 năm 2016

Lời mở đầu
1)Lý do chọn đề tài
Thời nghèo nàn, lạc hậu của nước Việt Nam đã qua đi và giờ đây nó


nhường chỗ cho sự phát triển dữ dội của đất nước đó chính là sự phát triển mạnh
mẽ của kinh tế thị trường, sự thay đổi về cải cách chính trị, về biện pháp và
phương pháp giáo dục đời sống con người ngày càng được phát triển và nâng
cao, nhu cầu giao lưu hội nhập kinh tế, văn hoá ngày càng lớn, từ đó tạo ra sự đa
dạng và phong phú hơn cả về vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó là sự phát triển
cải tiến về mặt khoa học kỹ thuật được nâng cao và đưa vào thực tiễn ngày càng
nhiều.


Song trái lại những mặt tích cực đó thì xã hội lại xuất hiện nhiều thành
phần tiêu cực như: Quan liêu, tham nhũng, kinh doanh buôn bán bất hợp pháp…
vì vậy các nhà sản xuất, các nhà doanh nghiệp ngày càng phải đối mặt với thị
trường buôn bán nhiều biến động và rủi do như sự phá sản hay thất bại của doanh
nghiệp này, cùng với sự thành công trên thương trường của doanh nghiệp khác là
một xu thế tất yếu, nhưng thiết nghĩ điều mà làm cho nhiều nhà doanh nghiệp
nhức nhối và lo ngại hơn cả đó là làm thế nào để trở thành một nhà doanh nghiệp
chuyên nghiệp và thành công. Đây cũng chính là vấn đề không chỉ đối với các
nhà doanh nghiệp nói riêng mà còn góp phần cho sự phát triển của đất nước.
Bởi trong công cuộc đổi mới của đất nước ta đặc biệt về phương diện kinh
tế diễn ra sự thay đổi từ cơ chế tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa theo sự điều tiết của nhà nước chúng ta đã đạt được nhiều
thành tựu mang ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế chính trị, văn hoá xã hội ngày càng
phong phú hơn, đa dạng hơn, đời sống con người ngày càng được nâng cao.
Từ năm 1986 đến nay trong công cuộc đổi mới của Đảng đã diễn ra một
cách liên tục, đó là: Vừa thử nghiệm vừ rút kinh nghiệm đã gặt hái được nhiều
thành công đưa đất nước ta từng bước đi lên một cách vững chắc cả về tăng
trưởng kinh tế và ổn định chính trị xã hội bằng hoạt động thực tiễn điều hành sản
xuất kinh doanh thích nghi dần với nền kinh tế nhiều thành phần. Vì vậy đối với
nền kinh tế nói riêng đã không ngừng đổi mới và phát triển, nhưng để có được


chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước thì phụ thuộc rất nhiều vào nhu
cầu tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm và khách hàng đã trở thành vấn
đề sống còn của doanh nghiệp, trở thành vị trí trung tâm trong sản xuất, kinh
doanh, các nhà doanh nghiệp phải làm thế nào để đáp ứng một cách tốt nhất đối
với nhu cầu của khách hàng.
Như vậy, để tiêu thụ được sản phẩm điện thoại di động của mình thì các
công ty cũng như các nhà doanh nghiệp, các nhà sản xuất cần nắm bắt đựơc tâm
lý, nhu cầu và thị hiếu của khách hàng xem họ muốn dùng loại điện thoại di động

nào, mẫu mã chất lượng sản phẩm ra làm sao, giá cả thế nào là hợp lý đối với
họ… vì thế tất cả những gì mà nhà kinh doanh có thể làm là làm thế nào để giúp
cho khách hàng có được những phản ứng tự nhiên để mua hàng họ muốn chắc
chắn rằng họ đang mua đúng thứ họ cần giúp cho công việc kinh doanh được
thuận lợi và phát triển mạnh mẽ hơn đem lại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất kinh
doanh cũng như đối với người tiêu dùng giữa cung và cầu đều có lợi để góp phần
làm cho xã hội ngày một giàu đẹp, văn minh, đất nước phồn thịnh.
Đây cũng chính là lý do để tôi chọn đề tài: “ Tìm hiểu nhu cầu sử dụng
điện thoại di động của sinh viên hiện nay” Tôi mong rằng với những đóng góp
nhỏ bé của mình sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp, các nhà sản xuất trong nước
cũng như nước ngoài tìm ra được những giải pháp để phục vụ cho nhu cầu sử
dụng của sinh viên hiện nay đối với sản phẩm điện thoại di động trên thị trường
với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp nhất.

2.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Nhu cầu sử dụng điện thoại di động là vấn đề đang được nhiều ngành khoa
học quan tâm mỗi ngành tiếp cận theo một kiểu khác nhau dựa trên những đặc


thù riêng về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của ngành. Với đề tài
này chúng tôi tiếp cận theo hướng nghiên cứu tâm lý học. Đó là sự vận dụng cac
lý thuyết tâm lý học đại cương, các kiến thức tâm lý chuyên ngành và ngoài ra là
một số ngành có liên quan để phát triển lý thuyết về nhu cầu nói riêng, đồng thời
tìm hiểu những nhân tố tác động đến sự thoả mãn nhu cầu này.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua các kết quả thu đựơc từ đề tài nghiên cứu chúng tôi mong muốn
qua đó đưa ra được các kiến nghị giúp cho những người quản lý, những doanh
nghiệp hiểu và nắm bắt được nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên
trên cơ sở đó đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thoả mãn nhu

cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên ngày càng tốt hơn.
3.Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên nhằm làm
sáng tỏ những vấn đề tâm lý của lứa tuổi sinh viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm
điện thoại di động của sinh viên. Phân tích thực trạng sử dụng điện thoại di động
của sinh viên ( các nguyên nhân tâm lý hình thành) để từ đó đề xuất các kiến nghị
giúp các nhà sản xuất điện thoại di động đáp ứng nhu cầu sử dụng của sinh viên
hiện nay.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
4.1. Nghiên cứu lý luận
- Đọc phân tích tài liệu để từ đó xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
- Làm rõ các khái niệm của đề tài


- Làm rõ đặc điểm tâm lý của lứa tuổi sinh viên
4.2. Nghiên cứu thực tiễn
Chúng tôi tập trung giải quyết ba nhiệm vụ chính sau:
- Tìm hiểu thực trạng người tiêu dùng là sinh viên sử dụng điện thoại di động ở
mức độ nào?
- Đưa ra những giải pháp trong việc phát triển, mở rộng thị trường
- Đưa ra những kiến nghị cho các nhà sản xuất và phân phối điện
thoại di động nhằm giúp cho họ hiểu và nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của
người tiêu dùng đặc biệt là sinh viên. Từ đó có những chiến lược phát triển để
chiếm lĩnh được thị trường.
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi và mẫu nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên
5.2. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng sản phẩm điện thoại di động của sinh viên ở

độ tuổi từ 18 đến 25 tuổi.

5.3. Phạm vi nghiên cứu
Việc nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu với
sự

giúp

đỡ

của

tập

thể

sinh

viên

lớp

CD14DN,CD14DL,CD14CK,DH15KC,DH13CD,và nhiều sinh viên khác của
trường. Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2016 đến tháng 5/2016.


5.4. Mẫu nghiên cứu
Đề tài được tiến hành chọn mẫu bằng bảng hỏi đối với 300 sinh viên tuổi từ 18
đến 25 đang theo học tại trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu, với cơ cấu mẫu như
sau:

-Cơ cấu mẫu theo giới tính:
+ Nam: 36người
+ Nữ :64người
6. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này chúng tôi sử dụng tổng hợp các phương pháp sau:
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Tham khảo, thu thập thông tin về cơ sở lý luận thông qua một số công trình
nghiên cứu khoa học và các sách báo của các học giả về các vấn đề có liên quan
đến đề tài.
6.2. Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi với người tiêu dùng, chủ cửa hàng buôn bán điện thoại di động
về các vấn đề có liên quan đến đề tài
6.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài nhằm tìm hiểu
nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên. Để khẳng đinh tính khoa học
và khách quan của phương pháp đưa ra, chúng tôi đã tiến hành điều tra thử bằng
cách chọn mẫu nghiên cứu khách thể 20 phiếu điều tra. Kết quả cho thấy các câu
hỏi đưa ra là phù hợp với yêu cầu. Sau đó chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu
ở các lớp trong trường Đại học Bà Rịa -Vũng Tàu.


Bảng hỏi được sử dụng trong đề tài được xây dựng tập trung vào các nội dung
nghiên cứu của đề tài.
- Nhận thức chung về điện thoại di động của sinh viên
- Động cơ sử dụng điện thoại di động của sinh viên
- Nguồn thông tin của sinh viên về điện thoại di động
- Thực trạng sử dụng điện thoại di động của sinh viên
- Đánh giá của sinh viên về điện thoại di động
6.4. Phương pháp thống kê toán học
- Tính số % bằng công thức


:

A/B×100%
- Tính điểm trung bình bằng công thức:
∑ [(n1.x1) (n2.x2)…(nn.xn)]
ĐTB=
n

7_Kế hoạch nghiên cứu
7.1Dự toán thời gian làm việc và nguồn lực cho dự án


Nội du
ng chi

Số lượng

Đơn vị tính(Đồng)

Thành tiền(Đồng)

1

Câu hỏi nghiên cứu

100

300/tờ


30.000

2

Chi phí đi lại

2

50.000/người

100.000

3

Chi phí khác

2

100.000/người

200.0000

4

Tổng

330.000


7.3Điều tra thu thập dữ liệu


STT

Thời gian

Số lượng
(người)

Hình thức thực hiện

Địa điểm khảo sát


1

2 tuần
quan sát

2

2 tuần
Cả nhóm

Tổng

4 tuần

Trường Đại học Bà Rịa-Vũng tàu

Sử dụng phiếu điều tra


+)Thang đo và kích thước mẫu
Thang đo:Định tính và định lượng
Kích thước mẫu:100 người tương ứng với 100 người được điều tra
Phương pháp phân tích:thống kê miêu tả

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các quan điểm và công trình nghiên cứu ngoài nước về nhu cầu và
nhu cầu tiêu dùng
Trong cuộc sống mỗi con người chúng ta luôn có những mong muốn rất


mạnh mẽ, những thôi thúc thường được thể hiện trong nhu cầu để đạt được mục
tiêu của chính mình. Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của những
nhu cầu nào đó và ở mỗi người khác nhau thì nhu cầu cũng khác nhau. Tuy nhiên,
không phải lúc nào người ta cũng đòi hỏi thỏa mãn tất cả các nhu cầu của mình
mà trái lại ở mỗi thời điểm nhất định của từng cá nhân thì có một số nhu cầu nào
đó được nổi lên hàng đầu, cấp thiết hơn cần được thỏa mãn, còn những nhu cầu
khác lại ẩn chìm đi.
Trên thực tế có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về nhu cầu của con người.
Từ đầu thế kỷ XX, Small (Mỹ) đã lấy những hoạt động tâm lý của các cá nhân
đều bắt nguồn từ những nhu cầu của họ như về của cải, quyền lực về sự tán thành
của người khác.... Nhà dân tộc học Milinowski đã nghiên cứu và lý giải nhu cầu
theo chủ nghĩa chức năng như sau: Cuộc sống xã hội bắt nguồn từ sự cần thiết
đáp ứng những nhu cầu căn bản của các cá nhân ( ăn uống, an toàn...) Do đó mỗi
nền văn hóa đều được dựa trên nguyên tắc là mỗi tư tưởng, mỗi tập quán ... thực
hiện một chức năng sống còn đối với các cá nhân dù đó là để thỏa mãn nhu cầu

sinh lý hay nhu cầu văn hóa. A.Maslow coi nhu cầu là một hệ thống và ông chia
ra năm thứ bậc nhu cầu, các nhu cầu được xếp thứ tự từ thấp đến cao, từ các nhu
cầu thiết yếu đến các nhu cầu thứ yếu hơn và sự thỏa mãn nhu cầu cũng tuân theo
hệ bậc thang đó. Khi nhu cầu cấp thiết được thỏa mãn thì sẽ tiến tới thỏa mãn nhu
cầu ở cấp bậc cao hơn. Maslow chia hệ thống nhu cầu của con người như sau:
- Nhu cầu sinh lý
- Nhu cầu an toàn
- Nhu cầu xã hội
- Nhu cầu được tôn trọng ( nhận biết)
- Nhu cầu tự khẳng định.


Theo Maslow thì nhu cầu sinh lý là nhu cầu ở thứ bậc thấp . Đây là nhu cầu
cơ bản đảm bảo cho sự tồn tại của con người như: Thức ăn, nước uống, nhà ở,..
Đây là nhu cầu thúc đẩy con người hoạt động mạnh mẽ nhất. Nhu cầu sinh lý là
nền tảng quyết định sự tồn tại và đòi hỏi được thỏa mãn, bởi muốn có những nhu
cầu khác con người trước hết phải duy trì sự tồn tại của mình đã.
Nhu cầu ở bậc thứ hai là nhu cầu về sự an toàn, an ninh vì phải rất vất vả
con người mới bảo tồn được bản thân trước sự đe dọa của những hiểm họa xung
quanh. Sợ đau đớn về thể xác, tinh thần, sợ mất chỗ ở, sức khỏe và sợ chết ...
chính vì những điều đó mà đã làm cho nhu cầu này ngày càng cao hơn.
Con người chỉ tồn tại được khi sống trong xã hội. Lịch sử tồn tại và phát
triển của loài người luôn là sự đấu tranh không ngừng với thiên nhiên thậm chí
giữa con người với nhau để tồn tại. Do vậy đã làm nảy sinh trong con người đòi
hỏi một sự liên kết, giao lưu và chấp nhận được yêu, được chia sẻ và có ai đó để
yêu... vì sự đơn độc làm cho con người yếu đi , cho nên phải liên kết nhau lại tìm
chỗ dựa cho các quan hệ tình cảm là nhu cầu ở bậc thang thứ ba trong thang nhu
cầu của Maslow.
Con người luôn mong muốn tiến nhanh hơn, xa hơn và cao hơn, được chấp
nhận là một thành viên của xã hội, rồi những ham muốn quyền lực đưa con người

vào sự ganh đua vào các vị trí xã hội để được chú ý, được nhiều người biết đến.
Vì vậy nhu cầu về sự tôn trọng được nảy sinh và đòi hỏi phải được thỏa mãn.
Ở bậc thang cao nhất, Maslow đã xếp nhu cầu tự khẳng định. Theo ông đó
là việc tự hoàn thiện bản thân, là định hướng của bất kỳ cuộc đời nào cũng muốn
hướng tới. Sự ham muốn của con người là vô bờ bến vì vậy con người luôn mong
muốn hướng tới sự hoàn hảo của bản thân, khẳng định sự tồn tại của mình giữa
nhiều người.
Trong sự phân loại nhu cầu của con người có một cách phân chia được


nhiều tác giả thừa nhận, đó là: Sự phân loại nhu cầu của con người thành hai
nhóm lớn là nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần. Nếu xét về nguồn ngốc
lịch sử thì nhu cầu về vật chất có trước còn nhu cầu về tinh thần có sau. Nếu xét
về thứ bậc thì nhu cầu vật chất có thứ bậc thấp hơn nhu cầu tinh thần.
Nhu cầu về vật chất là cơ sở cho hoạt động sinh sống của con người như
nhu cầu: ăn, mặc, ở... nhu cầu này gắn với bản năng sinh tồn của con người mà
một số tác giả gọi là nhu cầu sinh lý hay nhu cầu tất yếu. Đây là những nhu cầu
cấp thiết, sơ đẳng nhất, nhưng nếu nhu cầu này không được thỏa mãn thì sẽ
không có sự nảy sinh cua các nhu cầu khác. Những nhu cầu này mang tính sinh
học nhiều hơn song phương thức thỏa mãn nhu cầu vật chất lại mang tình người
và thể hiện trình độ phát triển của con người.
Nhu cầu về tinh thần là những nhu cầu thuộc về đời sống tâm hồn của con
người và là nhu cầu đặc biệt chỉ có ở con người, chứng tỏ sự phát triển cao của
nhân cách con người. Nhu cầu này được nảy sinh khi nhu cầu về vật chất đã được
thỏa mãn. Trong các nhu cầu tinh thần như: Nhu cầu được giao tiếp,kết bạn,
thưởng thức âm nhạc... thì bên cạnh đó nhu cầu hướng tới cái Chân- Thiện- Mĩ là
những khía cạnh độc đáo của đời sống tinh thần, đạo đức của cuộc sống con
người trong cuộc sống cộng đồng.
Khác với nhu cầu về mặt vật chất là những nhu cầu có giới hạn để đạt được
sự thỏa mãn thì nhu cầu về tinh thần của con người dường như vô hạn. Khi một

nhu cầu được thỏa mãn thì những nhu cầu này không hề lắng dịu đi mà trái lại nó
còn tăng với mức độ cao hơn. Ngược lại khi nhu cầu cấp cao hơn được thỏa mãn
thì cũng tạo điều kiện nâng cao mức độ đòi hỏi của nhu cầu bậc thấp hơn.
Nhu cầu con người thường được phản ánh qua những giấc mơ, nguyện
vọng, mong muốn của con người. Nó đóng vai trò rất to lớn trong việc tri phối
những định hướng, tư duy, tình cảm và hành vi của con người. Hơn nữa các nhu


cầu là một hệ thống và được hoạt động theo hệ thống. Vì vậy hệ thống sẽ ngừng
hoạt động hoặc bị phá vỡ khi một mắt xích trong đó bị trì trệ. Khi một nhu cầu
được thỏa mãn thì nhu cầu mới được nảy sinh và có cấp độ cao hơn.
Như vậy, sự sống còn xuất hiện là còn động cơ để thúc đẩy mọi hoạt động
của con người và nhu cầu chỉ trở thành hiện thực khi con người có hoạt động sản
xuất và hoạt động tiêu thụ các đối tượng thỏa mãn nhu cầu.
A.G. Covaliop chia nhu cầu xã hội thành ba loại:
- Nhu cầu về vật chất của con người. Đó là những nhu cầu về: ăn uống, ở,
mặc, đi lại...
- Nhu cầu về tinh thần của con người. Đó là những nhu cầu về lao động,
nhận thức, thẩm mĩ, giao lưu...
- Nhu cầu chính trị, đạo đức. Đó là những nhu cầu về sự tự do, an ninh, an
toàn, hòa bình, công bằng xã hội...
Như vậy, các lý thuyết về nhu cầu đều dựa trên những quan điểm và cách
tiếp cận khác nhau, nhưng đều có điểm chung, đó là chỉ dừng lại ở cấp lý luận, lý
thuyết căn bản về nhu cầu. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở quan
điểm: Nhu cầu của một con người là một hệ thống, khi hệ thống ấy bắt đầu phát
huy tác dụng thì con người chuyển sang một trạng thái tích cực, năng động nói
chung cả về mặt sinh lý thần kinh và tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động nhận thức, rung cảm và hoạt động thực tiễn được diễn ra. Nhu cầu của con
ngưòi không ngừng biến đổi theo sự phát triển của xã hội.


1.1.2. Các quan điểm công trình nghiên cứu của các nhà tâm lý học Việt
Nam về nhu cầu và nhu cầu tiêu dùng.


Ở Việt Nam nhu cầu là một vấn đề được nhiều ngành khoa học quan tâm
nghiên cứu. Đặc biệt đối với ngành tâm lý học thì nhu cầu luôn là vấn đề được
quan tâm nghiên cứu nhiều nhất. Bởi nhu cầu theo các nhà tâm lý học Mác xít
được coi là nguồn gốc tích cực của nhân cách, là nguyên nhân mọi hoạt động của
con người.
Nhu cầu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đời sống tình cảm, sự hình thành
những kỹ xảo, thói quen của con người… Trong những năm gần đây, ở nước ta
đã có một số công trình không chỉ nghiên cứu nhu cầu nói chung, mà còn đi sâu
nghiên cứu ở một số lĩnh vực cụ thể như:
- Những nghiên cứu về nhu cầu trong lĩnh vực kinh tế:
+)Tác giả Lê Nhật Trường trong “ Giao tiếp nhân sự trong doanh nghiệp ” đã
nghiên cứu nhu cầu với tư cách là động lực thúc đẩy hoạt động của con người.
Theo ông muốn thúc đẩy người khác hành động một cách vui vẻ và thuận tình,
thuận nghĩa là làm cho người đấy tự khởi phát cái ý muốn làm việc với ta thì
trước tiên là tìm hiểu nhu cầu và ước vọng căn bản của họ để thoả mãn cho họ.
+)Tác giả Hoàng Toàn khi phân tích về tâm lý khách hàng đã nhấn mạnh rằng: “
nhu cầu là khởi đầu của một hoạt động mua hàng của khách, toàn bộ quá trình
mua hàng luôn nằm trong mối quan hệ giữa hoạt động có ý thức và quá trình thoả
mãn nhu cầu ở người mua…”
- Nghiên cứu nhu cầu trong lĩnh vực quản lý và lãnh đạo.
+)Tác giả Nguyễn Hải Khoát trong nghiên cứu về khía cạnh tâm lý của công tác
cán bộ, đã đưa ra khái niệm về nhu cầu. Ông cho rằng nhu cầu là đòi hỏi của con
người đối với cái mà nó cần có để sống và phát triển.
=> Như vậy nghiên cứ về “nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện
nay” là một lĩnh vực ít được nghiên cứu và khai thác.



Vì vậy qua nghiên cứu đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp những kiến thức
thực tiễn, đóng góp nhiều ý kiến bổ ích cho các nhà kinh doanh và các hãng sản
xuất điện thoại di động cũng như cho sinh viên hay tất cả những người có nhu
cầu tiêu dùng điện thoại di động hiện nay.
1.1.3CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN
1.1.3a.Mô hình chỉ số hài lòng của mỹ (American customer satisfaction
index-ACSI)


1.1.3b.Mô hình chỉ số hài lòng của các quốc gia EU(European customer
Satisfaction Index - ECSI)

Hình ảnh (Image)

Sự mong đợi
(Expectations)
Giá trị cảm
nhận
(Perceived
value)
Chất lượng cảm nhận
về – sản phẩm
(Perceved quality-Prod)
– dịch vụ
(Perceved quality–Serv)

Sự hài lòng
của khách
hàng (SI)


Sự trung thành
(Loyalty)


1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.
1.2.1 Khái niệm nhu cầu.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm nhu cầu, nhưng đều đi đến
sự thống nhất chung đó là: Nhu cầu là nguyên nhân của hoạt động, là một thuộc
tính của nhân cách, nhu cầu là một trong những cội nguồn sinh ra tính tích cực
của con người. Đó là một trạng thái xuất hiện khi cá nhân cảm thấy cần có những
điều kiện nhất định để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình, trạng thái tâm lý
đó kích thích cho con người hoạt động nhằm đạt được những điều mình mong
muốn. Nhu cầu là điều kiện cần thiết để đảm bảo tồn tại và phát triển. Được thoả
mãn thì dễ chịu, thiếu hụt thì căng thẳng ấm ức, đó là những hướng định nghĩa
tâm lý học về nhu cầu. Bình thường nhu cầu được hiểu như là cần sử dụng và
hoạt động là một cái gí đó.
Nhu cầu của con người là muôn hình muôn vẻ, nhưng trên cơ sở đó có thể
phân chia nhu cầu thành 2 loại đó là:
+ Nhu cầu vật chất.
+ Nhu cầu tinh thần.
Ngoài ra còn có nhu cầu của cá nhân, nhu cầu chung của tập thể, trong đó
nhu cầu của tập thể có thể kích thích, thúc đẩy và định hướng cho sự phát triển
nhu cầu cá nhân, cá nhân có nhu cầu của cá nhân và lại nuôi dưỡng nhu cầu xã
hội, còn có cả nhu cầu cơ bản, nhu cầu thiết yếu.
Có nhiều quan điểm định nghĩa khác nhau về nhu cầu nhưng có thể thấy
rằng:
+ Nhu cầu có tính lịch sử cụ thể.
+ Sự phát triển của nhu cầu chịu sự quy định của các điều kiện kinh tế xã



hội (đó là sự phát triển của kinh tế, văn hoá dân tộc và sự giao lưu giữa các dân
tộc)
+ Nhu cầu là trạng thái tâm lý đặc trưng của con người.
+ Nhu cầu hình thành mục đích, động cơ có tác động đến hành vi của con
người.
Trong từ điển tâm lý học do Nguyễn Khắc Việt chủ biên, đã đưa ra định
nghĩa về nhu cầu như sau: Mọi hành vi của con người đều do sự thúc đẩy của
những nhu cầu nào đó. Nhu cầu thể hiện sự lệ thuộc của một cơ thể sống vào môi
trường bên ngoài, thể hiện thành những ứng sử, tìm kiếm khi cơ thể thiều những
điều kiện để tồn tại và phát triển.
Còn theo các nhà sáng lập chủ nghia Mác - Lênin thì “ nhu cầu là những
đòi hỏi khách quan của mỗi con người trong những điều kiện nhất định bảo đảm
cho sự sống và phát triển của mình ” Như vậy nhu cầu là nguyên nhân khởi đầu
cho các hành động khác nhau của con người, là một trạng thái tâm lý của cá
nhân, là một yếu tối trong nhóm xu hướng của cấu trúc cá nhân. Nhu cầu có tác
dụng xác định xu hướng của cá nhân, xác định thái độ của con người đối với hiện
thực và trách nhiệm của bản thân. Nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến lối sống và hoạt
động của cá nhân. Nhu cầu là động lực bên trong của hoạt động nhưng chính
trong quá trình hoạt động lại là điều kiện để làm nảy sinh nhu cầu mới của con
người. Vì vậy trước khi nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy tính tích cực hoạt
động của con người nó đã được phản ánh qua ý thức. Qua sự phản ánh đó của ý
thức thì nhu cầu khách quan trở thành chủ quan và nó định hướng cho suy nghĩ, ý
chí, tình cảm của cá nhân, xác định xu hướng và kích thích con người hoạt động
để thoả mãn đòi hỏi của nhu cầu. Bởi vậy nhu cầu cần thiết cho mọi hoạt động
của con người, hay nói cách khác nhu cầu là thuộc tính cơ bản nhất của con
người.


Nhu cầu là lợi ích là hạt nhân của đồi sống tâm lý được biểu hiện rõ nhất ở

thái độ, tâm trạng, tình cảm, lối sống… của đới sồng tinh thần hàng ngày của con
người. Nó tham gia thúc đẩy hành vi của xã hội, là động lực của sự phát triển xã
hội.
Con người trong xã hội muốn tồn tại và phát triển thì cần có các yếu tố đó
là: sự phát triển của thể lực, của trí tuệ, của tình cảm và cao nhất là của xã hội.
Tuy nhiên muốn đảm bảo cho sự phát triển của các yếu tố trên thì cần có các điều
kiện cần thiết, tức là các nhu cầu cơ bản của con người. Nhu cầu quyết định và
thúc đẩy mọi hoạt động của con người. Nhu cầu nếu được thoả mãn sẽ làm nảy
sinh cảm xúc dương tính tạo cho sự phát triển nhân cách cá nhân hoàn thiện.
Ngược lại nếu nhu cầu của con người không được thoả mãn sẽ dẫn đến cảm xúc
âm tính, là nguyên nhân nảy sinh những lệch chuẩn hành vi, về nhân cách và tâm
bệnh lý nhân cách.
Tóm lại theo chúng tôi thì nhu cầu là động cơ thúc đẩy hoạt động, điều
chỉnh hành vi của từng cá nhân và tập thể trong xã hội nói chung. Nhu cầu là sự
đòi hỏi của cá nhân và các nhóm xã hội muốn có những điều kiện nhất định để
sống và phát triển. Vì vậy nhu cầu là một yếu tố cần thiết, tất yếu cho sự tồn tại
và phát triển của cá nhân. Nó định hướng và quyết định cho mọi hoạt động của
con người. Bởi vậy nhu cầu là một cái gì đó khi thiếu sẽ gây ra những hạn chế
cho sự phát triển nhân cách của cá nhân.
1.2.2. khái niệm nhu cầu tiêu dùng.
Trước hết tiêu dùng được hiểu là ăn, uống, tiêu thụ… Có hai khái niệm
tương đối giống nhau đó là khái niệm “ khách hàng ” và khái niệm “ người tiêu
dùng ”.
Trong từ điển tiếng việt năm 1995 của viện ngôn ngữ học đã định nghĩa:“
khách hàng là người đến với mục đích mua, bán, giao dịch với cửa hàng, cửa hiệu


”.
Trong giáo trình tâm lý học hành vi về người tiêu dùng có khái niệm về
người tiêu dùng như sau:”Người tiêu dùng là người sử dụng của cải vật chất và

tinh thần để thoả mãn các nhu cầu của cá nhân và nhu cầu của sản xuất”. Thuật
ngữ “người tiêu dùng” được dùng để mô tả hai loại đối tượng đó là người tiêu
dùng cá thể và người tiêu dùng tập thể. Người tiêu dùng cá thể có mua sắm hàng
hoá phục vụ cho nhu cầu của bản thân. Còn người tiêu dùng tập thể là những tổ
chức cơ quan mua sắm hàng hoá, dịch vụ cho tổ chức, cơ quan của mình.
1.2.3. Khái niệm nhu cầu tiêu dùng điện thoại di động của sinh viên.
Dưới góc độ tâm lý học kinh doanh thì nhu cầu sử dụng điện thoại di động
là nhu cầu tiêu dùng. Theo Mã Nghĩa Hiệp thì “ nhu cầu là đòi hỏi và ước muốn
của người tiêu dùng đối với hàng tiêu dùng, tồn tại dưới hình thái hàng hoá và
dịch vụ. Nhu cầu tiêu dùng hàm chứa trong nhu cầu chung của con người”.
Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội, thì nhu cầu sử
dụng điện thoại di động là một đòi hỏi tất yếu của con người trong hoạt động của
mình. Sử dụng điện thoại di động đã trở thành nhu cầu của con người khi trình
độ, kinh tế xã hội và dân trí phát triển. Bởi lẽ nhu cầu sử dụng điện thoại di động
đã trở thành một hình thức quan trọng trong việc tiếp thu những thành tựu khoa
học kỹ thuật hiện đại, trong sự tiện lợi về sử dụng, đồng thời là phương tiện giao
lưu trong mối quan hệ giữa con người với con người.
Vậy thế nào là nhu cầu sử dụng điện thoại di động?
Nhu cầu sử dụng điện thoại di động là một loại hình nhu cầu cấp cao của con
người, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu an
toàn và nhu cầu tinh thần.
Nhu cầu tiêu dùng được biểu hiện cụ thể bởi mục đích mua hàng. Chính mục


đích này đã trở thành động cơ thúc đẩy hoạt động mua hàng, chỉ khi nào có nhu
cầu thì người tiêu dùng mới tìm hiểu những sản phẩm phù hợp với thị hiếu và túi
tiến của mình. Cũng như vậy khi có sự kết hợp hài hoà giữa các yếu tố như: kinh
tế, nhu cầu, sở thích, công việc…Thì người tiêu dùng sẽ đi đến quyết định sử
dụng điện thoại di động.
+ Đặc điểm nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay:

Nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay cũng có tính
chất co dãn, tính co dãn này phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân bên trong như
kha năng có thể mua được chiếc điện thoại di động mình muốn hoặc nguyên nhân
bên ngoài như sự tác động của người thân, bạn bè làm cho nhu cầu cũng như sự
lựa chọn của chủ thể bị thay đổi.
Trình độ văn hoá, đặc điểm tâm lý, giới tính… của cá nhân cũng ảnh
hưởng rất lớn tới sự chọn lựa và tiêu dùng điện thoại di động. Bởi ở mỗi lứa tuổi,
giới tính, đặc tính nghề nghiệp cũng tạo cho con người những nhu cầu khác nhau,
hay thậm trí cùng là một lứa tuổi, giới tình, nghề nghiệp nhưng ở thời điểm này
nhu cầu tiêu dùng của họ lại không giống ở thời điểm khác.
Vì vậy nhu cầu sử dụng điện thoại di đông luôn luôn mang tính phát triển,
nghĩa là càng ngày nhu cầu của con người càng cao hơn. Cụ thể nếu như trước
đây con người chỉ quan tâm đến chất lượng của chiếc máy điện thoại di động, thì
ngày nay họ còn chú trọng đến hình thức, đến những hãng nổi tiếng và có nhiều
tính năng sử dụng.
Như trước đây thì điện thoại di động ra đời với chức năng duy nhất đó là
trao đổi thông tin một cách tiện lợi. Nhưng khi đến với một bộ phận sinh viên
hiện nay đối tượng “ bắt nhịp ” nhanh nhất với sự tân tiến và hiện đại của ngành
khoa học công nghệ. Thì điện thoại di động đã bị “ biến tướng ” thành một thứ
trang sức nhằm chứng tỏ cái tôi của họ.


Hiện nay sinh viên dùng điện thoại di động phổ biến hơn. Theo kết quả
điều tra cụ thể của một nhóm sinh viên trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu thì
100%sinh viên đều sử dụng điện thoại di động.
Nhưng đối với sinh viên những “đứa con cưng” của gia đình đã dùng điện
thoại di động như thế nào?
Họ có hai mục đích chính đó là:
Thứ nhất là để phục vụ cho nhu cầu, với những sinh viên này thì màn hình
mầu, âm thanh nổi hay máy quay phim, chụp hình … không hề quan trọng mà họ

chỉ quan tâm đến chức năng chính của máy là nghe,gọi và nhắn tin. Nhưng cũng
có những sinh viên ngoài giờ học ra họ còn đi làm thêm như làm marketting ở
một số công ty, thì chiếc điện thoại lại trở thành phương tiện để liên lạc với xếp
và khách hàng, hay thỉnh thoảng gọi điện về thăm hỏi gia đình và bạn bè ở xa.
Nhưng không phải bạn sinh viên nào cũng sử dụng điện thoại một cách
nghiêm túc và hiền lành như vậy. Hiện nay càng ngày càng đông số sinh viên
biến điện thoại di động thành thứ để “ chứng tỏ sự bản lĩnh, lòng tự tin ”. Theo
lời một sinh viên nam cho rằng dùng điện thoại di động để chạy theo một giá trị
ảo, theo nghĩa khác họ lại coi điện thoại di động như một thứ đồ chơi trang trí
thêm cho vẻ bề ngoài vốn dĩ đã rất hình thức của mình là “ tấm bùa hậu mệnh ”
củng cố cho sự sành điệu của họ. Những sinh viên này hay thay đổi điện thoại di
động liên tục như một chú kỳ nhông luôn thay đổi mầu da theo môi trường.
Ngay khi có một mẫu điện thoại di động mới ra đời được quảng cáo trên ty
vi là bạn đã có thể nhìn thấy ngay nó trong tay hay trong túi quần của một cô cậu
nào đó. Hôm nay họ có thể đến lớp với chiếc điện thoại di động hiệu Nokia,
nhưng hôm sau lại có thể là chiếc Samsung mới toe. Một chủ cửa hàng điện thoại
di động tại Vũng Tàu cho biết “sinh viên là một trong những đối tượng thay máy
điện thoại di động nhiều và nhanh nhất. Nguyên nhân một phần cũng do nhiều


ông bố bà mẹ cho chúng tiền tiêu mà không quan tâm đến chúng tiêu vào việc gì.
Thỉnh thoảng lại để một cục tiền trước mặt con rồi đi biệt tăm,thử hỏi chúng
không chơi thì để làm gì?Đó cũng là một trong những nguyên nhân để thúc đẩy
nhu cầu tiêu dùng điện thoại di động của sinh viên hiện nay.
Như vậy nhu cầu sử dụng điện thoại di động là một nhu cầu cấp cao, nhu
cầu tiêu dùng sản phẩm điện thoại di động nó được nảy sinh khi nền kinh tế được
phát triển và đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Bởi thực chất nhu cầu
sử dụng điện thoại di động chính là trạng thái tâm lý của con người được thể hiện
ở sự mong muốn được sử dụng các phương tiện liên lạc, giao tiếp hiện đại nhằm
phát triển nhân cách của mình.

1.2.4. Khái niệm sinh viên.
Sinh viên là những người thuộc nhiều vùng miền khác nhau, đang theo học
tại các trường chuyên nghiệp như: Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học…
Theo các ngành nghề khác nhau, phần lớn là những người chưa có công việc ổn
định, họ sống chủ yếu còn lệ thuộc vào gia đình nên điều kiện kinh tế còn nhiều
hạn chế. Nhưng họ lại là những người có điều kiện để tiếp xúc với văn hoá,khoa
học tiên tiến, họ có điều kiện để mở mang và phát triển tri thức, khoa học công
nghệ. Vì vậy mà nhận thức của sinh viên cũng được nâng cao. Họ là những người
năng động, sáng tạo, thích tiếp thu cái mới, cái hiện đại, thích giao lưu và học
hỏi, thích thể hiện cái tôi trong sản phẩm, thích những cái đựơc coi là mốt, là thời
trang, và đặc biệt họ là những người rất nhạy cảm trong tiêu dùng.

* Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi sinh viên
Đặc điểm đầu tiên được đưa ra với lứa tuổi sinh viên là:


+)Họ phần lớn còn sống phụ thuộc vào gia đình, điều kiện kinh tế còn có
nhiều hạn chế.
+)Họ là những người rất năng động, ham học hỏi, ham khám phá, dễ tiếp
cận với các công nghệ hiện đại.
+)Ở lứa tổi sinh viên thì tình cảm và cảm xúc của họ chưa ổn định vì ở
lứa tuổi này thường có tâm lý rất phức tạp, nhu cầu về giao lưu và cập nhập các
thông tin đòi hỏi rất cao đối với họ.
Tóm lại những đặc điểm trên của lứa tuổi sinh viên cũng có ảnh hưởng rất
lớn đến nhu cầu sử dụng điện thoại di động của sinh viên hiện nay ngày một
nhiều hơn và phổ biến hơn.
1.2.5. Khái niệm điện thoại di động.
Theo từ điển tiếng việt của Nguyễn Hoàng Phê “ điện thoại di động là điện
thoại vô tuyến loại nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của
cơ sở cho thuê bao.”

Điện thoại di động ra đời từ những năm 20 của thế kỷ XX, khi đó nó chỉ
được sử dụng như là các phương tiện thông tin giữa các đơn vị cảnh sát ở Mỹ.
Mặc dù các công nghệ vô tuyến hiện đại khác đã được biết đến hơn 50 năm trước
đây, nhưng mãi đến năm 60 của thế kỷ XX các dịch vụ điện thoại di động mới
xuất hiện ở dạng sử dụng được.
Cấu tạo của một chiếc điện thoại di động bao gồm: Thiết bị di động ME và
modul nhận dạng thuê bao SIM.
ME (máy điện thoại di động) gồm có bàn phím số và màn hình chức năng
vô tuyến GSM. ME không thể truy cập vào mạng thì không có Simcard hợp lệ.
- Simcard là tấm thẻ thông minh, chức năng chủ yếu là nhận thức thiết bị
đầu cuối di động khi tham gia vào mạng.


×