Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng ớt cay (capsicum annuum l ) ở tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 212 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


VŨ VĂN KHUÊ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG ỚT CAY (CAPSICUM
ANNUUM L.) Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP

Hà Nội - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM


VŨ VĂN KHUÊ

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO
NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG ỚT CAY (CAPSICUM
ANNUUM L.) Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng


Mã số: 9 62 01 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Trần Khắc Thi
TS. Hoàng Minh Tâm

Hà Nội - 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng công trình nghiên cứu khoa học của luận án này
là của riêng tác giả. Các kết quả, số liệu và hình ảnh trong luận án là hoàn
toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tác giả luận án

Vũ Văn Khuê


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với hai thầy hƣớng dẫn khoa học
là GS.TS. Trần Khắc Thi và TS. Hoàng Minh Tâm. Hai thầy đã chỉ bảo, dìu
dắt, giúp đỡ tận tình về nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu, phân tích kết quả
và luôn động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hôm nay
bản luận án đã đƣợc hoàn thành.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể thầy cô của Ban Đào

tạo sau Đại học - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi nhất trong suốt quá trình học tập của tôi. Tôi cũng xin chân thành
cảm ơn tới Ban lãnh đạo và tập thể cán bộ Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ - Đơn vị chuyên môn và cũng là nơi công
tác của tôi đã luôn dành thời gian tốt nhất và hỗ trợ mọi mặt trong học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học, các đồng nghiệp trong
lĩnh vực nghiên cứu của luận án đã đóng góp những ý kiến quý báu về chuyên
môn và cung cấp tƣ liệu để tôi hoàn thành luận án này. Xin cảm ơn gia đình
và bạn bè đã dành cho tôi tình cảm và tinh thần tốt nhất trong suốt quá trình
học tập.
Tác giả luận án

Vũ Văn Khuê


iii

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ......................................................................................... 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................... 3
4. Những đóng góp mới của đề tài. ..................................................................... 3
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4

CHƢƠNG I .................................................................................................................6
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .................................................................6
1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây ớt cay ................................................ 6
1.2. Giá trị dinh dƣỡng và giá trị kinh tế của cây ớt cay ...................................... 7
1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây ớt ..................................................... 8
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định ............................. 13
1.5. Tình hình sản xuất ớt cay trên thế giới và ở Việt Nam ............................... 19
1.6. Tình hình nghiên cứu ớt cay trên thế giới và ở Việt Nam ........................... 24
1.7. Những kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu tài liệu .............................. 46
CHƢƠNG II ..............................................................................................................48
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................48
2.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................... 48
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 50
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 50
CHƢƠNG III ............................................................................................................61
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................61
3.1. Đánh giá hiện trạng sản xuất ớt cay ở tỉnh Bình Định .......................................... 61
3.1.1. Hiện trạng về các yếu tố xã hội .......................................................................61


iv

3.1.2. Hiện trạng về các yếu tố sinh học ...................................................................62
3.1.3. Hiện trạng về các yếu tố phi sinh học .............................................................68
3.1.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thánh thức trong canh tác ớt ở tỉnh Bình
Định (Phân tích SWOT) ............................................................................................76
3.2. Xác định giống ớt cay thích nghi với điều kiện đất đai và khí hậu ở tỉnh Bình
Định ................................................................................................................. 78
3.2.1. Phân lập tập đoàn các giống ớt cay trong vụ Đông xuân 2012 – 2013 ...........78
3.2.2. Đánh giá các dòng, giống ớt cay triển vọng trong vụ Đông xuân 2013 – 2014

và Đông xuân 2014 - 2015 ........................................................................................92
3.3. Xác định liều lƣợng và tỷ lệ phân đạm, kali và canxi đối với cây ớt cay trên
đất xám phù sa cổ ở tỉnh Bình Định .................................................................. 99
3.3.1. Nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng và tỷ lệ phân đạm và kali đến sinh
trƣởng và năng suất ớt ...............................................................................................99
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng phân đạm và canxi đến sinh trƣởng và
năng suất ớt .............................................................................................................117
3.4. Nghiên cứu thăm dò ảnh hƣởng của gốc ghép khác nhau đến sinh trƣởng,
năng suất và khả năng chống chịu bệnh hại của giống ớt solar 135 ................. 134
3.4.1. Tỷ lệ sống sau ghép của giống ớt Solar 135 ghép trên các loại gốc khác nhau
.................................................................................................................................136
3.4.2. Khả năng sinh trƣởng của giống ớt Solar 135 ghép trên các loại gốc khác
nhau .........................................................................................................................137
3.4.3. Tình hình nhiễm bệnh hại của giống ớt Solar 135 ghép trên các loại gốc khác
nhau .........................................................................................................................142
3.4.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống ớt Solar 135 ghép trên
các loại gốc khác nhau ............................................................................................143
3.5. Đánh giá việc áp dụng thử nghiệm các kết quả nghiên cứu đến năng suất và
phẩm chất ớt trên đất xám phù sa cổ ở Bình Định ........................................... 145
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................149
1. Kết luận ...................................................................................................... 149
2. Đề nghị ....................................................................................................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................152


v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nghĩa của từ

ASEAN

Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các
nƣớc Đông Nam Á

AVRDC

Asian Vegetable Research and Development Center Trung tâm Rau Nghiên cứu và Phát triển rau màu Châu Á

FAO

Food and Agriculture Organization - Tổ chức nông lƣơng

FTA

Free Trade Agreement - Hiệp định thƣơng mại tự do

GRDP

Gross Regional Domestic Product - Tổng sản phẩm trên
địa bàn

HXVK

Héo xanh vi khuẩn

IPM


Integrated Pest Management - Quản lý dịch hại tổng hợp

KIP

Key Information Panel - Phỏng vấn ngƣời am hiểu

PRA

Participatory Rural Appraisal - Đánh giá nông thôn có sự
tham gia

PTNT

Phát triển nông thôn

SWOT

Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats - Điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

TPP

Trans-Pacific Partnership Agreement - Hiệp định đối tác
kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng

USD

United States Dollar - Đồng đô la Mỹ

VietGAP


Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

WTO

World Trade Organization - Tổ chức thƣơng mại thế giới


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá thực tế của các khu vực kinh tế từ
năm 2013 - 2017 ở tỉnh Bình Định ...................................................................................... 18
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng ớt của Việt Nam trong giai đoạn ....................... 22
từ 2013 - 2017 ....................................................................................................................... 22
Bảng 1.3. Diện tích ớt cay ở một số địa phƣơng của tỉnh Bình Định .................................. 23
giai đoạn 2012 - 2017 .......................................................................................................... 23
Bảng 2.1. Tên và nguồn gốc các dòng/giống ớt cay chỉ địa ................................................ 48
Bảng 2.2. Tên và địa điểm thu thập các giống ớt làm gốc ghép .......................................... 49
Bảng 3.1. Hiện trạng về các yếu tố xã hội trong sản xuất ớt ở .......................................... 61
tỉnh Bình Định năm 2013..................................................................................................... 61
Bảng 3.2. Hiện trạng về giống, nguồn cung cấp và năng suất ớt của các hộ điều tra trong
sản xuất ớt ở tỉnh Bình Định ................................................................................................ 62
Bảng 3.3. Hiện trạng về loại sâu, bệnh hại và mức độ xuất hiện ở các hộ điều tra trong
sản xuất ớt ở tỉnh Bình Định ................................................................................................ 65
Bảng 3.4. Hiện trạng về kỹ thuật canh tác ở các hộ điều tra trong sản xuất ớt ở tỉnh Bình

Định
........................................................................................................................... 68
Bảng 3.5. Hiện trạng về sử dụng phân bón ở các hộ điều tra trong sản xuất ớt ở tỉnh Bình
Định
........................................................................................................................... 70
Bảng 3.6. Hiện trạng về sử dụng thuốc BVTV ở các hộ điều tra trong sản xuất ớt ở tỉnh
Bình Định ........................................................................................................................... 73
Bảng 3.7. Một số đặc điểm hình thái của các giống ớt cay trong vụ Đông xuân 2012 –
2013 tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định .............................................................................. 79
Bảng 3.8. Thời gian qua các giai đoạn sinh trƣởng của các giống ớt trong vụ Đông xuân
2012 – 2013 tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định .................................................................. 82
Bảng 3.9. Khả năng sinh trƣởng của các giống ớt cay trong vụ Đông xuân 2012 – 2013
tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ....................................................................................... 85
Bảng 3.10. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ớt cay trong vụ
Đông xuân 2012 – 2013 tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ............................................... 87
Bảng 3.11. Tình hình sâu, bệnh hại của các giống ớt trong vụ Đông xuân năm 2012 - 2013
tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định ....................................................................................... 89
Bảng 3.12. Thời gian qua các giai đoạn sinh trƣởng của các giống ớt cay trong vụ Đông
xuân 2013 – 2014 và Đông xuân 2014 – 2015 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ............. 92


vii

Bảng 3.13. Khả năng sinh trƣởng của các giống ớt cay trong vụ Đông xuân 2013 – 2014 và
Đông xuân 2014 – 2015 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ............................................... 93
Bảng 3.14. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ớt cay trong vụ
Đông xuân 2013 – 2014 và Đông xuân 2014 – 2015 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ... 95
Bảng 3.15. Tình hình sâu, bệnh hại của các giống ớt cay trong vụ Đông xuân 2013 – 2014
và Đông xuân 2014 – 2015 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định .......................................... 98
Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của các nền phân đạm và kali đến các giai đoạn sinh trƣởng của

giống ớt Solar 135 trong vụ Đông xuân 2015-2016 và 2016-2017 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh
Bình Định ......................................................................................................................... 101
Bảng 3.17. Ảnh hƣởng của các nền phân đạm và kali đến khả năng sinh trƣởng của giống
ớt Solar 135 trong vụ Đông xuân 2015-2016 và 2016-2017 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình
Định
......................................................................................................................... 103
Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của các nền phân đạm và kali đến khả năng sinh trƣởng của giống
ớt Solar 135 trong vụ Đông xuân 2015-2016 và 2016-2017 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình
Định
......................................................................................................................... 104
Bảng 3.19. Tình hình sâu, bệnh hại của giống ớt Solar 135 trên các nền phân bón đạm và
kali khác nhau trong vụ Đông xuân 2015-2016 và 2016-2017 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình
Định 106
Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của các nền phân đạm và kali đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống ớt Solar 135 trong vụ Đông xuân 2015-2016 và 2016-2017 tại huyện Phù Mỹ,
tỉnh Bình Định ................................................................................................................... 108
Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của các nền phân đạm và kali đến hình thái quả của giống ớt Solar
135 trong vụ Đông xuân 2015-2016 và 2016-2017 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ... 109
Bảng 3.22. Ảnh hƣởng của các nền phân đạm và kali đến năng suất của giống ớt Solar 135
trong vụ Đông xuân 2015-2016 và 2016-2017 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định .......... 113
Bảng 3.23. Năng suất của giống ớt Solar 135 ở các công thức bón phân đạm và kali khác
nhau trong vụ Đông xuân 2015 - 2016 và Đông xuân 2016 - 2017 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh
Bình Định ......................................................................................................................... 114
Bảng 3.24. Ảnh hƣởng của các nền phân đạm và canxi đến các giai đoạn sinh trƣởng của
giống ớt Solar 135 trong vụ Đông xuân 2015-2016 và 2016-2017 tại huyện Phú Mỹ, tỉnh
Bình Định ......................................................................................................................... 118
Bảng 3.25. Ảnh hƣởng của các nền phân đạm và canxi đến khả năng sinh trƣởng của giống
ớt Solar 135 trong vụ Đông xuân 2015-2016 và 2016-2017 tại huyện Phú Mỹ, tỉnh Bình
Định
......................................................................................................................... 120

Bảng 3.26. Ảnh hƣởng của các nền phân đạm và canxi đến khả năng sinh trƣởng của giống
ớt Solar 135 trong vụ Đông xuân 2015-2016 và 2016-2017 tại huyện Phú Mỹ, tỉnh Bình
Định
......................................................................................................................... 121


viii

Bảng 3.27. Tình hình sâu, bệnh hại của giống ớt Solar 135 trên các nền phân bón đạm và
canxi khác nhau trong vụ Đông xuân 2015-2016 và 2016-2017 tại huyện Phú Mỹ, tỉnh
Bình Định ......................................................................................................................... 123
Bảng 3.28. Ảnh hƣởng của các nền phân đạm và canxi đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống ớt Solar 135 trong vụ Đông xuân 2015-2016 và 2016-2017 tại huyện Phú Mỹ,
tỉnh Bình Định ................................................................................................................... 126
Bảng 3.29. Ảnh hƣởng của các nền phân đạm và canxi đến hình thái quả của giống ớt
Solar 135 trong vụ Đông xuân 2015-2016 và 2016-2017 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định
......................................................................................................................... 127
Bảng 3.30. Ảnh hƣởng của lƣợng phân đạm và canxi đến năng suất của giống ớt Solar 135
trong vụ Đông xuân 2015 - 2016 và Đông xuân 2016 - 2017 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình
Định
......................................................................................................................... 131
Bảng 3.31. Năng suất của giống ớt Solar 135 ở các công thức bón phân đạm và canxi khác
nhau trong vụ Đông xuân 2015 - 2016 và Đông xuân 2016 - 2017 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh
Bình Định ......................................................................................................................... 132
Bảng 3.32. Ảnh hƣởng của các loại gốc ghép đến tỷ lệ (%) sống sau ghép của giống ớt
Solar 135 trong vụ Đông xuân 2015 - 2016 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ............... 136
Bảng 3.33. Ảnh hƣởng của các loại gốc ghép đến thời gian sinh trƣởng của giống ớt Solar
135 trong vụ Đông xuân 2015 - 2016 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ........................ 138
Bảng 3.34. Ảnh hƣởng của các loại gốc ghép đến tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây của
giống ớt Solar 135 trong vụ Đông xuân 2015 - 2016 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định . 139

Bảng 3.35. Ảnh hƣởng của các loại gốc ghép đến đƣờng kính tán và tỷ số đƣờng kính thân
gốc ghép/thân ngọn ghép của giống ớt Solar 135 trong vụ Đông xuân 2015 - 2016 tại
huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định .......................................................................................... 140
Bảng 3.36. Tình hình bệnh hại của giống ớt Solar 135 ghép trên các loại gốc ghép trong vụ
Đông xuân 2015 - 2016 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định .............................................. 142
Bảng 3.37. Ảnh hƣởng của các loại gốc ghép khác nhau đến yếu tố cấu thành năng suất và
năng suất của giống ớt Solar 135 trong vụ Đông xuân 2015 - 2016 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh
Bình Định ......................................................................................................................... 143
Bảng 3.38. Tình hình sâu, bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ớt của các
biện pháp canh tác trong vụ Đông xuân 2016 - 2017 tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. 146
Bảng 3.39. Hiệu quả kinh tế của các biện pháp canh tác trong vụ Đông xuân 2016 - 2017
tại huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định ..................................................................................... 147


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

1.1

Diễn biến một số yếu tố khí hậu tỉnh Bình Định trung bình từ

Trang
15

năm 2000 - 2017
1.2


Tỷ lệ về giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo nhóm

19

cây trồng năm 2013 ở tỉnh Bình Định
3.1

Hiện trạng thu mua, tiêu thụ ớt ở tỉnh Bình Định

75

3.2

Năng suất thực thu của các giống ớt vụ Đông xuân 2012 – 2013

88

3.3

Năng suất thực thu của các giống ớt trong vụ Đông xuân

97

2013 – 2014 và Đông xuân 2014 - 2015
3.4

Hiệu quả kinh tế của các nền phân bón đạm và kali khác nhau

115


đối với giống ớt Solar 135 tại Bình Định
3.5

Hiệu quả kinh tế của các nền phân bón đạm và canxi khác nhau
đối với giống ớt Solar 135 tại Bình Định

137


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Xu thế dinh dƣỡng những năm đầu thế kỷ 21 cho thấy, tỷ trọng gia vị
ngày càng gia tăng trong cơ cấu bữa ăn của nhiều nƣớc, nhất là những nƣớc
có tuổi thọ cao nhƣ Nhật Bản và Hàn Quốc. Rau gia vị không chỉ có hàm
lƣợng vitamin, các chất khoáng cao mà còn chứa nhiều dƣợc chất phòng và
chữa nhiều bệnh cho ngƣời. Trong số các gia vị này, đứng đầu về tỷ trọng
dƣợc lý trong thành phần ăn đƣợc là ớt cay (Capsicum annuum L.). Đây cũng
là một trong các loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao đƣợc sử dụng tại Việt Nam
và nhiều nƣớc trên thế giới. Với hình thức sử dụng đa dạng nhƣ ăn tƣơi, phơi
khô xay làm bột ớt, chế biến tƣơng ớt, các loại sốt đặc biệt của một số nƣớc,
ngâm dấm, trái đóng hộp,… nên cây ớt có tiềm năng phát triển rất lớn.
Ở Việt Nam, cây ớt đƣợc đƣa vào trồng trọt từ rất lâu đời, do thích hợp
đƣợc nhiều vùng đất khác nhau nên khả năng mở rộng diện tích rất lớn, đặc
biệt những năm gần đây, nhiều địa phƣơng đã triển khai thành công mô hình
trồng ớt xuất khẩu nên đã mở ra hƣớng đi mới cho bà con nông dân trong việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá đem lại thu
nhập cao. Năm 2013, Việt Nam xuất khẩu khoảng 3.563 tấn ớt khô, ớt bột với

giá trị 4,665 triệu USD (Faostat, 2017).
Tại Bình Định, ớt cay là cây rau gia vị quan trọng trong cơ cấu cây trồng
ở một số địa phƣơng bởi ngoài việc đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh
thì nó còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, việc một số địa phƣơng mở rộng nhanh diện tích trồng ớt để
xuất khẩu đã bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ:


2

Bộ giống quá nhiều (khoảng trên dƣới 20 giống) và các giống chƣa ổn
định bởi giống mới xuất hiện thƣờng xuyên hàng năm mà chƣa đƣợc đánh giá
tính thích nghi hoặc đánh giá chƣa kỹ, thị trƣờng hạt giống thất thƣờng;
Bón thiếu phân hữu cơ, vôi bột và dƣ thừa phân vô cơ so với khuyến
cáo, tỷ lệ phân bón chƣa cân đối so với nhu cầu sinh lý của cây ớt, sử dụng
thuốc BVTV chƣa đúng và chƣa quan tâm đến biện pháp quản lý dịch hại
theo IPM;
Do phụ thuộc vào thị trƣờng xuất khẩu nên phần lớn ngƣời dân tập trung vào
sản xuất vụ ớt Thu đông và Đông xuân (tháng 9 – tháng 4 năm sau). Trong
khoảng thời gian này, điều kiện thời tiết ở tỉnh Bình Định có 2 tháng mƣa nhiều
(tháng 10 và 11) nên ẩm độ đất và không khí cao, nhiệt độ và số giờ chiếu sáng
thấp là những nguyên nhân làm cho sâu bệnh phát sinh và gây hại nặng, đặc biệt
là bệnh thán thƣ vào giai đoạn thu hoạch đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu
quả sản xuất ớt tại địa phƣơng;
Việc sản xuất không theo quy hoạch và không dự tính dự báo đƣợc thị
trƣờng đã dẫn đến tình trạng giá ớt luôn có biến động lớn và chƣa có thị
trƣờng ổn định;
Những yếu tố hạn chế nêu trên là nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến
năng suất và hiệu quả sản xuất ớt cay của tỉnh Bình Định. Chính vì vậy, để
cây ớt cay phát triển bền vững trong giai đoạn tới rất cần có sự đầu tƣ đồng bộ về

cơ sở hạ tầng, nghiên cứu tuyển chọn các giống ớt có năng suất cao, phẩm chất
tốt và nghiên cứu đề xuất đƣợc các biện pháp canh tác hợp lý.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, việc triển khai đề tài "Nghiên cứu
một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lƣợng ớt cay
(Capsicum Annuum L.) ở tỉnh Bình Định" là yêu cầu cấp thiết đối với sản
xuất ớt cay ở địa phƣơng.


3

2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá đƣợc hiện trạng sản xuất ớt cay ở tỉnh Bình Định, xác định
đƣợc giống ớt cay mới phù hợp với thị trƣờng xuất khẩu và giải pháp kỹ thuật
hợp lý nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả sản xuất loại gia vị
này tại tỉnh Bình Định.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần vào việc xây dựng cơ sở
khoa học trong việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên
cũng nhƣ biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp để nâng cao chất lƣợng và hiệu
quả sản xuất ớt cay ở tỉnh Bình Định.
- Bổ sung kiến thức về cây ớt ở khu vực miền Trung, là tài liệu tham
khảo cho các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và quản lý tham khảo trong
nghiên cứu, giảng dạy, sản xuất kinh doanh và hoạch định chính sách.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài đã xác định đƣợc những yếu tố hạn chế cơ bản về kinh tế - xã
hội, sinh học và phi sinh học đối với sản xuất ớt cay ở tỉnh Bình Định.
- Đã xác định đƣợc giống ớt cay Solar 135 có năng suất, chất lƣợng tốt,
chống chịu với một số sâu bệnh hại chính cùng ngƣỡng phân bón phù hợp và
gốc ghép tốt nhất. Kết quả này đáp ứng đƣợc nhu cầu cấp bách trong phát

triển sản xuất ớt cay của tỉnh Bình Định.
4. Những đóng góp mới của đề tài.
- Đánh giá đƣợc thực trạng sản xuất ớt cay tại Bình Định, từ đó đƣa ra
một số định hƣớng nghiên cứu nhằm khắc phục hạn chế, góp phần nâng cao
hiệu quả sản xuất ớt cho ngƣời dân.
- Tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất đƣợc giống ớt Solar 135 có
năng suất cao, phẩm chất tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Bình


4

Định. Từ đó góp phần làm phong phú và đa dạng bộ giống ớt cay năng suất
cao trong sản xuất.
- Đề xuất đƣợc mức phân bón đạm, kali và canxi hợp lý cho giống ớt
mới Solar 135 trên đất xám phù sa cổ ở Bình Định là: 150 kg N : 150 kg K2O
: 500 kg CaO trên nền 20 tấn phân chuồng và 100 kg P2O5/ha.
- Áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật triển vọng xác định đƣợc
trên đất xám phù sa cổ ở tỉnh Bình Định đã làm tăng năng suất 21,6% (từ 25,7
tấn/ha lên 32,8 tấn/ha), lãi thuần tăng từ 201,8 triệu đồng lên 278,7 triệu đồng
và tỷ suất lãi so với vốn đầu tƣ tăng từ 1,60 lên 2,40 so với phƣơng thức canh
tác truyền thống.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các dòng, giống ớt cay chỉ địa đƣợc thu thập từ các nguồn giống địa
phƣơng, Công ty và Viện nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc.
- Phân bón đa lƣợng N, K2O (Urê, kali clorua), phân bón trung lƣợng
Ca (vôi bột).
5.2. Địa điểm nghiên cứu
- Điều tra tại 2 huyện có diện tích sản xuất ớt cay lớn của tỉnh Bình
Định là Phù Cát và Phù Mỹ.

- Các thí nghiệm đƣợc triển khai:
+ Các thí nghiệm xác định giống đƣợc triển khai trong các vụ Đông
xuân 2012 - 2013, 2013 - 2014 và 2014 - 2015 tại huyện Phù Mỹ.
+ Các thí nghiệm nghiên cứu phân bón đƣợc triển khai trong các vụ
Đông xuân 2015 - 2016 và 2016 - 2017 tại huyện Phù Mỹ.
+ Nghiên cứu thăm dò biện pháp ghép ớt đƣợc thực hiện trong năm
2016 tại Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ, TP. Quy Nhơn
và huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.


5

- Đánh giá việc áp dụng thử nghiệm các kết quả nghiên cứu đƣợc triển
khai trong vụ Đông xuân 2016 - 2017 tại xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh
Bình Định.
5.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 11/2012 đến tháng 6/2017.
5.4. Phạm vi giới hạn của đề tài
- Tại các vùng trồng ớt phổ biến ở huyện Phù Cát và Phù Mỹ của tỉnh
Bình Định, cây ớt đƣợc gieo trồng chủ yếu trên đất xám phù sa cổ, một phần
trên đất phù sa và đất cát. Do đó, đề tài tập trung nghiên cứu trên đất xám phù
sa cổ, trên các loại đất còn lại chƣa đủ điều kiện để triển khai.
- Tại Bình Định, ớt chủ yếu gieo trồng trong vụ Đông xuân (chiếm
khoảng trên 80%). Do vậy, đề tài tập trung nghiên cứu trong điều kiện vụ Đông
xuân.
- Do trong thực tế sản xuất đã có sự vận dụng hợp lý các biện pháp làm
đất, tƣới nƣớc, che phủ luống, gieo ƣơm cây con, mật độ trồng, làm giàn chống
đổ ngả và kế thừa các kết quả nghiên cứu về phân chuồng, phân vi sinh đã có,
nên đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật về giống; liều lƣợng và
tỷ lệ phân đạm, kali, canxi; và nghiên cứu thăm dò biện pháp ghép ớt.



6

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây ớt cay
1.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Theo các nhà nghiên cứu phân loại thực vật thì ớt có nguồn gốc từ
Mêhicô, và nguồn gốc thứ hai là Guatemala. Còn theo Vavilop (Mêhicô và
nguồn gốc thứ hai là Evrazi).
Ớt đƣợc trồng phổ biến ở các nƣớc nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ,
sau đó đƣợc lan truyền sang nhiều nƣớc trên thế giới qua thuộc địa – Đƣợc
Columbus (Kha Luân Bố) chuyển sang Tây Ban Nha, ngƣời Bồ Đào Nha lai
mang ớt sang Ấn Độ từ Braxin. Còn ngƣời Pháp đã có công mang cây ớt sang
Việt Nam.
1.1.2. Phân loại
Ớt thuộc họ cà, loài ớt (Capsicum), chỉ có 4 loại đƣợc trồng trọt. Có loại
trồng trọt của C.pendulum và C.pubescens chỉ hạn chế ở Nam và Trung Mỹ,
còn hai loại C.annuum và C.frutescens đƣợc trồng khắp thế giới, trong đó,
C.annuum là thông dụng nhất. Tất cả các loại ớt rất cay quả nhỏ thuộc
C.frutescens (Choudhury, 1967), nó đƣợc phổ biến rộng rãi ở cả vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới cả hai dạng hoang dại và trồng trọt, còn C.annuum không
tìm thấy dạng hoang dại.
Đặc điểm chính của hai dạng ớt C.annuum và C.frutescens:
- C.annuum có quả đơn, cây 1 năm.
- C.frutescens quả nằm thành nhóm, cây 2 năm.
Theo Heiser và Smith (1953) và Heiser Jr (1976) đã mô tả 5 loại ớt nhƣ
sau:



7

- C.annuum (ớt ngọt và ớt cay): Bao phấn xanh lam, tràng hoa trắng sữa,
lá đài không rõ, cuống đơn độc. C.annuum var. anum là cây trồng còn dạng
hoang dại thuộc về var. minunum.
- C. baccatum: Phân biệt với C.annuum bởi sự có mặt của các vết vàng,
nâu vàng hoặc nâu trên tràng và mấu lồi ở đài.
- C.frutescens: Bao phấn xanh lam, tràng hoa trắng vàng hoặc xanh sữa,
có 2 hoặc nhiều cuống ở một mắt.
- C.chinensis: Đƣợc trồng ở vùng Amazon và châu Phi. Một số giống rất
nhọn, nó đƣợc coi là con cháu của C.frutescens và chỉ khác với C.frutescens
là có đài thấp và thắt lại.
- C.pubescens: Đây là loại andean và là con cháu của một trong 3 loài
hoang dại châu Mỹ. Nó đƣợc phân biệt bởi thịt quả dày, hạt màu tối và có nếp
nhăn.
1.2. Giá trị dinh dƣỡng và giá trị kinh tế của cây ớt cay
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng của cây ớt cay
Hiện nay, ớt đƣợc sử dụng ngày càng rộng rãi và là nguồn vitamin quan
trọng cho dân số trên toàn thế giới. Các chất chống oxy hóa nhƣ vitamin C, E
và tiền vitamin A tập trung ở rất nhiều các loại ớt khác nhau. Ớt còn là nguồn
Carotenoids, Xanthophylls và chứa một lƣợng lớn vitamin P (Citrin), B1
(Thiamin), B2 (Riboflavin) và B (Niacin). Ớt giàu vitamin C và A hơn các
nguồn thực phẩm đƣợc khuyến cáo thông thƣờng.
Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào các chất chống oxy hóa trong thực
phẩm, liên quan đến chống lại bệnh ung thƣ, thiếu máu, bệnh tiểu đƣờng và
bệnh tim mạch. Là nguồn các chất chống oxy hóa lý tƣởng, các chất này chống
lại sự oxy hóa của lipid thông qua giải phóng các gốc tự do (Howard et al.,
2000; Marin et al., 2004; Matsufuji et al., 2007, Perucka and Materska, 2007).



8

1.2.2. Giá trị kinh tế của cây ớt cay
Ớt là cây gia vị quen thuộc trong đời sống, ớt cay xay thành bột là một
mặt hàng xuất khẩu có giá trị trong nhiều năm trƣớc đây. Nếu chế biến đƣợc
tinh dầu ớt thì giá trị xuất khẩu lại càng tăng lên gấp bội. Từ năm 1986-1990
là thời kỳ trồng ớt xuất khẩu mạnh, mỗi năm nƣớc ta xuất khẩu trên 2.000 tấn
ớt bột khô sang thị trƣờng Liên Xô (cũ). Ớt bột khô là mặt hàng xuất khẩu cao
và ổn định về giá cả trong vòng 5 năm (1985-1990) nhƣng khi thị trƣờng các
nƣớc Đông Âu bị mất thì hiện nay ớt đƣợc xuất khẩu dƣới dạng quả tƣơi, quả
khô hoặc đã đƣợc chế biến nhƣ muối mặn (10-20% muối), tƣơng, … bằng con
đƣờng tiểu ngạch. Năm 2013 nƣớc ta đã xuất xuất khẩu đƣợc 3.563 tấn ớt bột,
ớt khô với giá trị đạt 4,665 triệu USD (Faostat, 2017).
Cây ớt rất dễ tính, kỹ thuật gieo trồng và đầu tƣ cho sản xuất ít tốn kém
và phức tạp so với một số cây trồng khác. Ớt đƣợc trồng trên nhiều chân đất
khác nhau, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì trên đất kém màu mỡ vẫn cho
năng suất, hiệu quả kinh tế khá hơn một số cây màu, cây công nghiệp khác
canh tác trong cùng điều kiện. Vì vậy, đẩy mạnh trồng ớt là điều kiện sử dụng
có hiệu quả các loại đất, góp phần cải tạo đất trong một chế độ luân canh thích
hợp, đồng thời tận dụng đƣợc sức lao động ở địa phƣơng để phát triển nông
nghiệp toàn diện.
1.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây ớt
1.3.1. Nhiệt độ
Ớt là cây có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên yêu cầu ấm áp, nhiệt độ cao
trong suốt quá trình sinh trƣởng. Khả năng chịu hạn, chịu nóng khá nhƣng chịu
rét và úng kém. Phạm vi nhiệt độ cho ớt sinh trƣởng phát triển từ 15– 350C, bắt
đầu nảy mầm ở nhiệt độ 150C, nhƣng nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 25–300C (Mai
Thị Phƣơng Anh, 1996; Tạ Thu Cúc, 2006).



9

Nhiệt độ thích hợp cho quá trình ra hoa kết quả là 20 – 250C. Nhiệt độ
không khí <100C và >350C ảnh hƣởng đến sinh trƣởng phát triển của ớt. Nếu
thời gian nhiệt độ cao kéo dài ớt sẽ rụng hoa, rụng quả, rụng lá và chết (Đƣờng
Hồng Dật, 2003; Lê Thị Khánh, 2009). Ớt là cây vừa sinh trƣởng vừa phát triển
nghĩa là vừa ra cành, lá nhƣng vừa ra hoa quả trên cây, thời gian từ trồng đến
thu hoạch quả/đợt 1 là 60 - 90 ngày. Yêu cầu tổng tích ôn 1 chu kỳ sinh trƣởng
từ 3.800- 4.0000C. Thời kỳ cây con cần 800 – 9000C (Lê Thị Khánh, 2009).
Nếu gặp nhiệt độ thấp thời kỳ cây con bị kéo dài, sinh trƣởng chậm. Hoa bị
thui, ít hoa, hoa không nở, hoặc không có khả năng thụ phấn thụ tinh.
Yêu cầu nhiệt độ để thông qua giai đoạn xuân hoá có 2 loại: Loại ớt
thông qua giai đoạn xuân hoá ở nhiệt độ cao 20- 260C và loại có phản ứng
không rõ với nhiệt độ cao hay thấp.
Nhiệt độ còn ảnh hƣởng đến chất lƣợng trái cây, đặc biệt là hàm lƣợng
đƣờng, hàm lƣợng vitamin C, cũng nhƣ độ đậm của màu sắc quả. Các chỉ tiêu
này thƣờng cao hơn khi cây ớt đƣợc canh tác ở nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ
thấp cũng có thể ảnh hƣởng đến độ cay của quả. Các nghiên cứu cho thấy trái
ớt trồng vụ xuân và vụ hè cay hơn so với những cây trồng ở vụ Thu-đông
(Estrada et al., 1999; Kirschbaum-Titze et al., 2002).
1.3.2. Ánh sáng
Ớt là cây có nguồn gốc từ vĩ độ Nam nên ƣa cƣờng độ ánh sáng mạnh.
Hầu hết các giống ở nƣớc ta ƣa ánh sáng ngày dài (đòi hỏi thời gian chiếu
sáng 12-13h/ngày) với cƣờng độ ánh sáng từ 4.000- 5.000 lux. Trong thực tế
ớt có thể chịu đƣợc cƣờng độ ánh sáng mạnh đến hàng vạn lux (Lê Thị
Khánh, 2009). Nhƣng nếu trong quá trình sinh trƣởng phát triển thiếu ánh
sáng liên tục từ 10- 15 ngày, ớt sẽ bị rụng lá, hoa và quả. Thiếu ánh sáng kết
hợp nhiệt độ không khí thấp, cây con sinh trƣởng khó khăn: vƣơn dài, vống,
quá trình phân hoá mầm hoa cũng bị ảnh hƣởng, sẽ kéo dài thời gian sinh



10

trƣởng, năng suất thấp (Trần Minh Hải, 2012). Vì vậy cần bố trí thời vụ, mật
độ thích hợp để tận dụng ánh sáng, bố trí nơi trồng phải đầy đủ ánh sáng.
1.3.3. Độ ẩm đất và không khí
Ớt là cây có quả mọng nƣớc, cành lá nhiều nên yêu cầu có một lƣợng
nƣớc lớn. Ớt yêu cầu độ ẩm đất cao trong suốt thời kỳ sinh trƣởng: Thời kỳ cây
con 70 - 80%, thời kỳ ra hoa tạo quả 80 - 85%, giai đoạn chín 70 - 80%. Ẩm độ
không khí thích hợp cho quá trình sinh trƣởng nằm trong khoảng 55 - 65%.
Độ ẩm đất thiếu làm quả bé, ít lứa quả, chín sớm, năng suất thấp. Độ ẩm
cao quá trƣớc khi cây nở hoa sẽ làm sinh trƣởng dinh dƣỡng quá mạnh, thời
kỳ ra hoa thụ phấn thụ tinh khó khăn, hoa bị rụng. Thời kỳ quả chín quả dễ bị
bệnh, và lâu chín, tỷ lệ khô/tƣơi thấp (Đƣờng Hồng Dật, 2003; Lê Thị Khánh,
2009).
1.3.4. Đất và dinh dưỡng
Ớt không kén đất nhƣng tốt nhất là trồng trên đất cát pha, thịt nhẹ, đất
phù sa ven sông suối (đất bãi hàng năm có ngập nƣớc, đƣợc bồi phù sa hoặc
đất có độ màu mỡ khá), đất phải thoát nƣớc, tơi xốp, tầng canh tác dày. Đất
đồi, đất cát xám nội đồng có mạch nƣớc ngầm cao nếu đƣợc chăm sóc tốt
cũng đều cho năng suất cao, độ pH thích hợp 5,5 - 6,5 (Lê Thị Khánh, 2002;
Nguyễn Danh Vàn, 2009).
Ớt là cây cho năng suất cao, có thời gian sinh trƣởng dài, lại vừa ra hoa
ra quả, quả lớn cùng một lúc do vậy yêu cầu nhiều dinh dƣỡng. Ớt cần dinh
dƣỡng nhiều về số lƣợng và chất lƣợng, mẫn cảm với phân hữu cơ và phân
khoáng. Theo tài liệu trồng ớt, ở Hungary, muốn thu đƣợc 2 tấn quả khô/ ha
phải bón 30 tấn phân chuồng, 400kg urê, 200kg kali, 800kg vôi. Vì vậy, sử
dụng phân bón thích hợp sẽ nâng cao chất lƣợng, sản phẩm ớt. Trong các
nguyên tố dinh dƣỡng, ớt hút nhiều đạm thứ đến là kali và lân, Ca (Mai Thị

Phƣơng Anh, 1996; Nguyễn Thanh Hiền, 2003).


11

- Yêu cầu dinh dưỡng đạm của cây ớt
Đạm là thành phần bắt buộc của nhiều hợp chất cấu thành tế bào thực vật
bao gồm các axit amin, prôtêin, axit nucleic, các hợp chất cao năng (ADP,
ATP, UTP…); các enzym, coenzym (NAD, NADP, CoA,…); phospholipit
tham gia xây dựng màng sinh học; trong thành phần một số vitamin vốn là
các nhóm hoạt động của enzym nhƣ vitamin B6, axit pantotenic (vitamin PP);
tham gia xây dựng vòng pocfirin là nhân của diệp lục; trong thành phần của
một số phitohormon nhƣ auxin, xitokinin; thành phần của các alkaloit và chất
kháng sinh trong cơ thể thực vật.
Do đó, khi thiếu nitơ, sinh trƣởng của cây nhanh chóng bị ức chế. Một
trong những triệu chứng sớm của hiện tƣợng đói nitơ là lá có màu vàng nhạt,
đặc biệt, ở các lá già gần gốc thân cây; nếu thiếu nitơ nghiêm trọng, những lá
ấy sẽ hóa vàng hoặc rám nắng (nâu), rồi rụng khỏi cây. Khi hiện tƣợng đói
nitơ xảy ra chậm, thân sẽ yếu, thƣờng là đối với thân gỗ. Điều đó là do sự tích
lũy lại nhiều cacbohydrat vốn không đƣợc sử dụng trong tổng hợp axit amin
hoặc các hợp chất chƣa nitơ khác. Cacbohydrat không đƣợc tham gia vào trao
đổi chất có thể đƣợc sử dụng trong quá trình tổng hợp antocyanin và tích lũy
các sắc tố đó. Do sự phân giải diệp lục, màu của các lá bên dƣới, tùy thuộc
vào loài cây, sẽ có màu vàng da cam hay màu đỏ, còn khi bị đói nitơ nghiêm
trọng xuất hiện các vệt hoại không màu, mô cây bị chết. Đói nitơ làm giảm
năng suất và phẩm chất nông phẩm (Nguyễn Nhƣ Khanh và Cao Phi Bằng,
2008). Cây ớt đƣợc bón đủ đạm có màu xanh lá cây thẫm, sinh trƣởng khỏe
mạnh, chồi tán phát triển nhanh, năng suất cao.
Cũng nhƣ mọi cây trồng nhiệt đới khác, ớt không thể sử dụng đạm khí
trời và đạm hữu cơ làm thức ăn. Cây ớt cũng hút đạm ở dạng khoáng, nitrat

hoặc amôn qua rễ. Thời kỳ cây con, các loại ớt thích sử dụng đạm amôn hơn
dạng đạm nitrat.


12

Đạm cần trong suốt thời kỳ sinh trƣởng nhƣng cần nhiều nhất vào thời
kỳ phân cành đến ra hoa, ra quả vì xúc tiến phát triển cành lá, hoa, quả và là
yếu tố quyết định năng suất ớt. Thiếu đạm cây sinh trƣởng phát triển kém, cây
bé, ít hoa, ít quả, quả bé, năng suất thấp.
Dinh dƣỡng đạm không đủ thể hiện trƣớc hết ở chỗ cây sinh trƣởng còi
cọc, cây mọc kém, lá có màu xanh vàng - màu đặc trƣng của sự thiếu đạm,
sau đó biến thành màu vàng úa. Từ tình trạng sinh trƣởng của cây, mức năng
suất giúp ngƣời trồng ớt biết nhu cầu bón đạm ở các loại đất (Vũ Hữu Yêm,
1995; Wang et al., 2009).
- Yêu cầu dinh dưỡng lân của cây ớt
Lân xúc tiến ra rễ giúp cho quá trình đồng hoá đạm, xúc tiến sự chín của
quả, làm cho quả chín sớm và tăng phẩm chất quả, chống sâu bệnh. Thiếu lân
dẫn đến cây ngừng sinh trƣởng, kéo dài thời gian phát dục của quả và chín
muộn. Thân có màu nâu tím, lá có màu xanh lục, sau đó màu lục.
- Yêu cầu dinh dưỡng kali của cây ớt
Kali là một nguyên tố rất linh động và tồn tại trong cây dƣới dạng ion.
Đặc biệt, kali không có trong thành phần các chất hữu cơ trong cây. Kali tồn
tại chủ yếu ở huyết tƣơng tế bào và không bào, hoàn toàn không có mặt trong
nhân tế bào. Hầu hết kali trong tế bào thực vật (80%) tồn tại trong dịch tế bào,
chỉ khoảng 20% là tồn tại ở dạng hấp phụ trao đổi với thể keo trong nguyên
sinh chất và không bào (Nguyễn Thị Minh Phƣơng và ctv,. 2010).
Kali xúc tiến quá trình quang hợp, quá trình vận chuyển, tăng cƣờng khả
năng hút đạm, chống rét và hạn chế sâu bệnh, tăng trọng lƣợng quả và phẩm
chất quả (bón phân gà vịt cho ớt rất tốt), tăng khả năng chín sớm và chống đỡ

cho ớt.
Kali có tác dụng tăng cƣờng khả năng chống chịu các điều kiện khí hậu
bất thuận nhƣ: chịu rét, chịu sƣơng giá, chịu hạn và chịu úng tốt hơn, sử dụng


13

nƣớc tiết kiệm hơn. Kali làm tăng áp suất thẩm thấu và sức căng trong tế bào
(Nguyễn Nhƣ Hà, 2006).
Triệu chứng thiếu kali bắt đầu là sự xuất hiện vết nâu vàng ở mép lá, lá
cuộn lại, cây ngừng sinh trƣởng, lá héo và chết. Thiếu kali cây ớt chậm phát
triển và chậm chín, sức chống chịu của cây giảm sút rõ rệt, lá cây không giữ
đƣợc nƣớc và trạng thái căng. Do đó, khi gặp rét cây ớt dễ bị khô héo và rụng
lá (Nguyễn Văn Bộ, 2001).
- Yêu cầu dinh dưỡng canxi của cây ớt
Canxi (Ca) kích thích sự sinh trƣởng của rễ, làm cho thân cứng. Tránh
ảnh hƣởng độc của những nguyên tố làm tăng pH của môi trƣờng dinh dƣỡng
và tạo điều kiện cho ớt hấp thụ tốt nhất các nguyên tố (lân, vi lƣợng...). Thiếu
Ca đỉnh sinh trƣởng yếu, lá màu vàng, quả nhỏ. Yêu cầu Ca tăng lên trong
điều kiện thiếu ánh sáng.
Ngoài những yếu tố chính, ớt còn yêu cầu các nguyên tố vi lƣợng để sinh
trƣởng, phát triển bình thƣờng nhƣ Bo, Mo, Mn, Cu, Fe, Mg... bón phân vi
lƣợng sẽ nâng cao sản lƣợng và chất lƣợng quả (Lê Thị Khánh, 2002; Lê Văn
Tri, 1999).
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
- Vị trí địa lý: Bình Định là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ,
phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp
tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông (Nguyễn Tấn Hƣơng, 2006).
Bình Định là tỉnh có nhiều thuận lợi về giao lƣu với bên ngoài. Bởi cảng

biển Quy Nhơn là một trong những cảng biển lớn của cả nƣớc, sân bay Phù
Cát, hệ thống Quốc lộ 1A, 1D, đƣờng sắt Bắc Nam chạy qua và đƣờng Quốc
lộ 19 nối cảng biển Quy Nhơn với Trung tâm vùng Bắc Tây Nguyên, vùng
Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.


14

- Đặc điểm về địa hình: Bình Định nằm bên sƣờn phía Đông của dãy
Trƣờng Sơn có địa hình dốc và phức tạp. Hƣớng dốc chủ yếu từ Tây sang
Đông và hình thành các thung lũng xen kẽ. Toàn tỉnh đƣợc chia thành 4 dạng
địa hình: Địa hình vùng núi trung bình, núi thấp, nằm về phía Tây Bắc và phía
Tây của tỉnh có diện tích khoảng 249.866 ha; địa hình đồi gò, bát úp ở trung
du, có diện tích khoảng 159.276 ha; địa hình đồng bằng và ven biển, có diện
tích khoảng 198.543 ha; và địa hình vùng cồn cát ven biển, bao gồm cồn cát,
đụn cát tạo thành một dãy hẹp chạy dọc ven biển với chiều rộng trung bình
khoảng 2 km, hình dạng và quy mô biến đổi theo thời gian. Kiểu địa hình này
chủ yếu phổ biến ở Phù Cát và Phù Mỹ (Nguyễn Tấn Hƣơng, 2006).
- Đặc điểm về đất đai: Theo Trần Ngoạn và ctv., (1997), tổng diện tích
tự nhiên của tỉnh Bình Định là 605.058 ha và đƣợc phân thành 9 nhóm đất
chính (đất cát, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bạc màu, đất đen, đất đỏ
vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi cao, đất thung lũng) với 23 đơn vị đất và 74
đơn vị đất phụ. Trong đó, nhóm đất xám bạc màu và nhóm đất phù sa là diện
tích chủ lực để phát triển sản xuất các loại cây trồng ngắn ngày, trong đó có
cây ớt cay.
- Đặc điểm về khí hậu: Theo Nguyễn Tấn Hƣơng (2006), khí hậu Bình
Định thuộc khí hậu Duyên hải Trung bộ (miền khí hậu đông Trƣờng Sơn),
mang đầy đủ tính chất của khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa khô
và mƣa rõ rệt.



×