Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 5 A trường Tiểu học Điền Trung 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 22 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
1. LỜI MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
1.2 . Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN

2.1. Cơ sở lý luận.
2.2. Thực trạng của việc dạy học Lịch sử ở Trường Tiểu học Điền
Trung I
2.3. Các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học phân môn lịch sử
cho học sinh tiểu học.
Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức của người dạy, người học.
Giải pháp 2: Sơ đồ không có sẵn trong sách giáo khoa :
Giải pháp 3: Sử dụng kênh hình hiệu quả.
Giải pháp 4: Vận dụng các kiến thức Văn học vào dạy Lịch sử.
Giải pháp 5: Chia các bài học thành các dạng bài học cơ bản và đưa
ra phương pháp dạy học đặc trưng cho các dạng bài đó.
Giải pháp 6: Giáo viên nắm vững và thực hiện linh hoạt quy trình dạy
học phân môn Lịch sử.
Giải pháp 7: Đa dạng hóa cách vào bài môn Lịch sử
Giải pháp 8: Các giải pháp khác.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
3 . KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
3.2. Kiến nghị

TRANG



01
01
02
02
02
02
02
03
04
04
06
07
10
11
14
16
17
18
19
19
20

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
1


Như ta đã biết, mục tiêu của giáo dục Tiểu học là hình thành và phát triển
nhân cách của con người, đặt nền móng vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho

toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu đó được thực hiện bằng các hoạt
động dạy học và giáo dục thông qua các môn học và hoạt động ngoại khóa.
Cùng với môn Tiếng Việt và Toán học, môn Lịch sử là môn quan trọng trong
chương trình cuối bậc tiểu học. Ở lớp 5, học sinh được học lịch sử qua một môn
học rõ rệt mà không lồng ghép chúng với bất cứ môn học nào. Điều này đã giúp
các em được bổ sung kiến thức Sử từ các phân môn Đạo đức, Tập đọc, Tập làm
văn, Kể chuyện, Tự nhiên xã hội, cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản và
ban đầu về các sự vật, sự kiện, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng trong tự
nhiên, con người và xã hội, về cách vận dụng kiến thức đó trong đời sống và sản
xuất.
Chương trình Lịch sử lớp 5 giúp học sinh lĩnh hội được một số tri thức ban
đầu và thiết thực về xã hội. Đó là các sự kiện và nhân vật tiêu biểu tương đối có hệ
thống theo dòng thời gian lịch sử ở Việt Nam từ nửa thế kỉ XIX đến nay. Từ đó
hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng quan sát, mô tả, phân tích, so sánh,
đánh giá mối quan hệ giữa các sự kiện trong xã hội, đồng thời vận dụng các tri
thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Qua đó khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu đất
nước, hình thành thái độ đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, kích thích
tính ham hiểu biết khoa học của học sinh.
Học lịch sử không phải để nhồi nhét vào trí nhớ một cách vô cảm những sự
kiện, con số, ngày tháng, mà học sử để sống và rung động với sự kiện lịch sử. Học
sử để rút ra những bài học về nhân văn, về lòng yêu nước, theo phương châm học
để hiểu và hành như câu nói của Bác:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Thực hiện tư tưởng của Người, nền giáo dục của chúng ta đã rất coi trọng
giáo dục lịch sử dân tộc trong việc xây dựng nhân cách những con người mới xã
hội chủ nghĩa “vừa hồng, vừa chuyên”. Chẳng thế mà chúng ta đã có những thế hệ
người Việt Nam trong thời đại của Bác Hồ vô cùng yêu nước, sống có hoài bão, có
lý tưởng cao đẹp, hết lòng hết sức phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân….
Nhưng trong những năm gần đây, chúng ta thấy rất buồn sau mỗi kì thi đại

học lại có nhiều bài thi nhầm lẫn đến rơi nước mắt khi trả lời các kiến thức cơ bản
về lịch sử. Điều này một phần có lỗi từ cái gốc lịch sử từ bậc học Tiểu học của các
em - Đây là một điểm yếu cần được khắc phục. Làm thế nào để trong cuộc sống
thường nhật của chúng ta có những con người yêu nước, đầy tinh thần trách nhiệm
với cộng đồng, với dân tộc? Không còn những học sinh hư hỏng, xem thường
truyền thống lịch sử, mơ hồ với lịch sử dân tộc. Đó là một vấn đề lớn đòi hỏi tâm
huyết và sự sẻ chia của các nhà khoa học, các nhà giáo, nhất là những người trực
tiếp giảng dạy ở bậc Tiểu học.
2


Là một giáo viên Tiểu học tôi luôn trăn trở làm thế nào để dạy tốt phân môn
Lịch sử ở trường Tiểu học, làm thế nào để học sinh yêu thích môn học Lịch sử? Để
trả lời được câu hỏi đó là cả một quá trình và cũng là mục đích cần hướng đến của
những nhà kĩ sư tâm hồn.
Với những kinh nghiệm tích luỹ của bản thân và lòng nhiệt tình học hỏi
đồng nghiệp, tôi mạnh dạn nghiên cứu và đưa ra sáng kiến: “ Một số biện pháp
nâng cao chất lượng dạy - học môn Lịch sử lớp 5 A Trường Tiểu học Điền
Trung I ”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nhằm thay đổi cách thức, phương pháp học tập của học sinh lớp 5 chuyển từ
học tập thụ động ghi nhớ kiến thức là chính sang học tập chủ động sáng tạo, chú
trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn. Hy vọng mình sẽ đóng góp phần làm rạng danh những trang sử vàng dân
tộc, khơi dậy lòng tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt
Nam
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Biện pháp nâng cao chất lượng dạy - học phân môn Lịch sử lớp 5.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài, sách giáo khoa, sách giáo
viên Tiểu học và các tư liệu lịch sử liên quan.
2. Phương pháp điều tra khảo sát, phân tích, tổng hợp.
3. Phương pháp thống kê phân loại.
4. Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lí luận:
Lịch sử là môn học nghiên cứu và phân tích những sự kiện đã xảy ra. Phân
môn Lịch sử ở Tiểu học cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực
về: các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo
dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước tới nửa đầu thế kỉ
XX. Việc học tập lịch sử không phải chỉ là học thuộc, nạp vào trí nhớ của các em
những lời giảng của thầy hay nội dung SGK mà điều cốt lõi là thông qua quá trình
làm việc với các nguồn tài liệu, học sinh tự tạo cho mình những hình ảnh lịch sử,
sự hiểu biết về quá khứ, rèn luyện cách thức, phương pháp tìm hiểu lịch sử.
Phần Lịch sử lớp 5 không trình bày lịch sử theo một hệ thống chặt chẽ. Mỗi
bài học là một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử không thể hình thành một
cách cô lập mà luôn gắn liền với một bối cảnh lịch sử cụ thể. Vì vậy, trước khi dạy
nội dung của một bài cụ thể, giáo viên cần giới thiệu sơ lược về bối cảnh lịch sử.
Để đạt hiệu quả cao, giáo viên cần phải nắm vững toàn bộ tiến trình lịch sử Việt
3


Nam từ nguồn gốc cho đến nay. Người giáo viên chính là chiếc cầu nối để đưa các
em đến gần hơn với những trang lịch sử hào hùng của dân tộc, là người định hướng
giúp các em có được cách học có hiệu quả. Đây cũng là kiến thức nền móng cho
các em tiếp tục học lên các cấp học trên. Để làm được điều đó trước hết người giáo
viên phải có kiến thức vững vàng, am hiểu về lịch sử dân tộc và bản thân người
giáo viên phải là người yêu mến, tự hào về lịch sử của dân tộc mình thì mới thực

sự làm tròn trách nhiệm vẻ vang đó.
Trong sự nghiệp giáo dục hiện nay, theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy
học, trong đó người giáo viên luôn giữ vai trò tổ chức chỉ đạo, học sinh tích cực
chủ động nắm tri thức, tạo cho học sinh sự tham gia hứng thú và trách nhiệm. Tự
mình khám phá ra tri thức học sinh sẽ cảm nhận được sự hứng thú say mê và yêu
mến môn học hơn so với những gì học sinh tiếp nhận một cách thụ động từ giáo
viên.
2.2. Thực trạng của việc dạy học lịch sử ở trường Tiểu học Điền Trung I
Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, qua dự giờ đồng nghiệp đặc biệt là
giáo viên trực tiếp dạy phân môn Lịch sử, tôi nhận thấy:
* Thiết bị dạy học
Trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của
học sinh, bồi dưỡng năng lực thực hành, để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu,
khám phá kiến thức thì thiết bị dạy học giữ vao trò quan trọng. Song hiện trạng
thiết bị dạy học môn Lịch sử ở trường tôi như sau:
- Sách và tài tiệu học tập, tham khảo, hướng dẫn dạy học môn Lịch sử quá
nghèo nàn, chỉ có sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Tranh ảnh hạn chế, với chương trình 29 bài ở Lịch sử lớp 5 chỉ có tranh
minh họa cho bài 9, bài 17, bài 25;
* Về phía giáo viên
- Giáo viên tiểu học không được đào tạo chuyên sâu về môn Lịch sử nên
kiến thức về môn Lịch sử của còn hạn chế.
- GV tiểu học phải đảm nhiệm nhiều môn học, thời gian đứng lớp nhiều (2
buổi / ngày) nên thời gian đầu tư vào việc tìm hiểu kĩ nội dung, phương pháp và
tìm hiểu thêm về tư liệu liên quan đến từng bài học còn hạn chế.
- Ngoài ra còn một số giáo viên quan niệm Lịch sử không phải là môn học
chính mà chỉ chú trọng vào hai môn Toán và Tiếng Việt. Chính vì vậy, kiến thức
Lịch sử của các em đã bị hổng.
- Việc quan sát biểu đồ, lược đồ cũng không kém phần quan trọng vì kênh
hình gây cho học sinh nhiều hứng thú trong học tập, nhưng đôi khi giáo viên còn

lúng túng khi hướng dẫn học sinh quan sát biểu đồ, lược đồ dẫn đến hiệu quả của
việc giảng dạy chưa cao.
- Giáo viên chưa chú ý đến cách vào bài hấp dẫn để lôi cuốn học sinh.
* Về phía học sinh
4


- Học sinh chưa có hiểu biết về lịch sử. Thậm chí còn nhầm lẫn giữa nhân vật
lịch sử nước nhà với nhân vật lịch sử trong phim ảnh, không hứng thú khi đến giờ
học lịch sử. Đó là do phim ảnh, sách truyện về lịch sử của ta còn nghèo nàn đơn
điệu, không phong phú, sức hấp dẫn chưa cao.
- Học sinh chưa nhận thức đúng vai trò của môn Lịch sử, chưa ý thức được
nhiệm vụ của mình, chưa tích cực tư duy suy nghĩ tìm tòi cho mình những phương
pháp học đúng để biến tri thức của thầy thành của mình. Cho nên sau khi học xong
bài, các em chưa nắm được lượng kiến thức cô giảng, rất nhanh quên. Việc dạy
môn Lịch sử không hấp dẫn cho học sinh khiến các em chỉ học thuộc lòng đối phó
chứ đầu thì trống rỗng.
Sau khi đưa ra vấn đề nghiên cứu tôi đã tiến hành trao đổi, tiến hành khảo sát
học sinh nhằm tìm hiểu thực trạng dạy – học. Năm học 2016 - 2017 tôi được phân
công phụ trách lớp 5A và trực tiếp giảng dạy phân môn Lịch sử. Cuối năm học
2016 - 2017 , nhà trường tổ chức kiểm tra định kỳ. Kết quả thu được như sau:
Sĩ số Hoàn thành Tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn
Lớp HS
thành
Điểm 9-10
Điểm 7- 8
Điểm 5- 6
Điểm dưới 5

5A
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
20
4
20 %
5
25%
11
55%
0
0
5B

20

5

25%

5

25%


10

50 %

0

0

Qua bảng trên, tôi nhận thấy kết quả môn lịch sử của học sinh còn rất khiêm
tốn. Trước thực trạng đó, năm học 2017-2018, trong quá trình giảng dạy phân
môn Lịch sử ở lớp 5, bản thân tôi đã trăn trở, tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra các
giải pháp nhằm mong muốn đưa chất lượng dạy học môn lịch sử được nâng lên
thông qua một sáng kiến nhỏ: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử lớp 5A ở Trường Tiểu học Điền Trung I”.
2. 3. Các giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học phần môn lịch sử cho học
sinh tiểu học.
Giải pháp 1: Thay đổi nhận thức của người dạy, người học.
Một số người cho rằng dạy Lịch sử ở Tiểu học là dễ vì kiến thức ít. Điều đó
hoàn toàn không đúng và sẽ không thể thực hiện được việc giảng dạy Lịch sử
ở Tiểu học đạt chất lượng, vì:
- Một là: Cấu trúc một bài Lịch sử ở Tiểu học mang tính sơ giản, chứ không
có nội dung đầy đủ và có tính hệ thống chặt chẽ (như các cấp học cao hơn) nên rất
khó dạy cho học sinh, nhất là học sinh Tiểu học với vốn sống, vốn kiến thức còn
rất hạn chế, sơ sài.
- Hai là: Tư duy của học sinh Tiểu học còn mang tính tư duy trực quan mà
Lịch sử lại có tính quá khứ. Vì thế không cho phép người học được chứng
kiến một cách trực tiếp những con người, những sự kiện…đang diễn ra nên việc
5


“dựng” lại những nhân vật, sự kiện lịch sử nhất là trong điều kiện còn thiếu thốn về

phương tiện, đồ dùng dạy học là việc không dễ.
- Ba là: Lịch sử vốn là những sự việc đã diễn ra, có thật, nó tồn tại
khách quan trong quá khứ, không thể phán đoán, suy luận, tưởng tượng để nhận
thức lịch sử nên việc dạy học theo hướng “tích cực hoá hoạt động tư duy của học
sinh” đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng các phương pháp với nhiều công phu
mà vẫn khó đạt được hiệu quả như mong muốn.
Bên cạnh đó, mục tiêu của dạy học Lịch sử ở Tiểu học chỉ là cung cấp cho
học sinh những kiến thức sơ giản, ban đầu của lịch sử dân tộc nên chương trình chỉ
có thể lựa chọn những sự kiện, những nhân vật lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn
lịch sử mà không thể dạy cho các em một hệ thống kiến thức chặt chẽ như các cấp
học trên. Cũng chính vì không có hệ thống chặt chẽ nên những “nhịp dẫn” của
“cây cầu lịch sử” bị “đứt đoạn” làm cho người giáo viên gặp khó khăn trong việc
“dẫn” các em đi từ thời đại này tới thời đại kia, từ sự kiện này tới sự kiện khác. Vì
vậy người giáo viên phải có khả năng khái quát vấn đề rất cao, vừa dẫn được cái
xa, vừa nêu được cái gần, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh để không
mất nhiều thời gian mà vẫn giúp các em nhanh chóng hiểu được vấn đề. Muốn vậy
người giáo viên phải thông hiểu lịch sử và có kho tàng ngôn ngữ giàu có với khả
năng diễn đạt ngắn gọn, trong sáng và dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của học sinh
tiểu học. Điều này quả là không dễ nhưng nếu chịu khó trau rồi, rèn luyện với lòng
yêu nghề, yêu học trò và yêu lịch sử dân tộc thì người giáo viên Tiểu học hoàn toàn
có thể làm được.
Cụ thể là khi dạy đến bài “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời” (Lịch sử lớp 5),
giáo viên cần phải nghiên cứu để dẫn dắt học sinh đi từ các vấn đề lịch sử: Giữa
năm 1929 các tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản
Đảng và Đông Dương Cộng sản liên đoàn nối tiếp nhau xuất hiện. Nó đã tạo ra tiền
đề trực tiếp cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam.
Tuy đều là các tổ chức cộng sản nhưng cả ba tổ chức đều hoạt động riêng rẽ,
công kích lẫn nhau, tranh giành ảnh hưởng của nhau nên đã gây ra trở ngại lớn cho
phong trào cách mạng. Yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam là phải có một
Đảng Cộng sản thống nhất trong cả nước để lãnh đạo cách mạng. Với tư cách là

phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã đứng ra triệu tập và chủ trì
hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản Việt Nam. Hội nghị diễn ra từ ngày 3 đến
7-2-1930 tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc. Với tài năng và uy tín cao của
Người Hội nghị đã nhất trí tán thành thống nhất các tổ chức cộng sản để thành lập
một chính Đảng duy nhất của giai cấp công nhân Việt Nam. Đảng lấy tên là Đảng
cộng sản Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp nhuần nhuyễn
của ba nhân tố: Chủ nghĩa mác – Lê nin, phong trào công nhân và phong trào yêu
nước. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính chất quyết
định đến bước phát triển mới và thắng lợi của cách mạng Việt Nam ở giai đoạn tiếp
theo.
6


Giải pháp 2 :Sơ đồ không có sẵn trong sách giáo khoa :
Lập sơ đồ cho nội dung bài học là lập sơ đồ phản ánh trực quan đưa ra tập
hợp những kiến thức cơ bản của nội dung bài học và thể hiện một cách logic nội
dung bài học ấy.
Sử dụng sơ đồ trong dạy học sẽ tác động trực tiếp đến giác quan của học
sinh. Tính logic và tính trực quan của sơ đồ giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ
dàng hơn.
Tùy theo nội dung và mục tiêu của bài học có thể lập sơ đồ cho toàn bộ nội
dung bài học hoặc lập sơ đồ cho một phần nội dung bài học.
Sơ đồ minh họa kiến thức: Dùng để minh họa một cách trực quan ngắn gọn
một vấn đề khó hiểu, khó nhớ.
Ví dụ: Dạy bài 21 " Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta " đây là dạng bài
không có sơ đồ vẽ sẵn trong sách giáo khoa. Không yêu cầu học sinh kỹ năng vẽ
sơ đồ. Nhưng để học sinh hiểu và nhớ được quá trình xây dựng và những đóng góp
của nhà máy cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Học sinh
thảo luận hoạt động theo nhóm, thảo luận theo phương pháp "khăn trải bàn" hoàn
thành phiếu học tập theo sơ đồ. Sau đó báo cáo kết quả của nhóm. Giáo viên kết

luận bằng sơ đồ của mình như sau:

Qua sơ đồ giáo viên có thể trình bày thêm. Nhà máy cơ khí Hà Nội đã góp
phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Các sản phẩm của nhà máy phục
vụ công cuộc lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Không ít sản phẩm
đã có mặt cùng bộ đội trên chiến trường đánh Mĩ, tiêu biểu là tên lửa A12. Như
vậy từ việc tiếp nhận thông tin bằng kênh chữ giáo viên đã tăng cường tính cụ thể,
bằng sơ đồ để học sinh nắm bài học, kích thích tư duy và hứng thú học tập cho học
sinh đồng thời các em sẽ hiểu bài và nhớ lâu hơn.
7


Giải pháp 3: Sử dụng kênh hình hiệu quả.
Cũng giống như một số môn học khác, trong SGK Lịch sử 5, kênh chữ giữ
vai trò chủ yếu trong việc cung cấp kiến thức. Tuy nhiên, kênh hình vẫn có vai trò
quan trọng; nó không chỉ minh hoạ cho kênh chữ, mà còn là nguồn cung cấp kiến
thức và rèn luyện kĩ năng cho học sinh.
Trong giờ dạy Lịch sử, có những giáo viên không hiểu kênh hình nên không
khai thác được kênh hình với đúng vai trò của nó mà chỉ đưa ra như một sự minh
hoạ đơn thuần. Kênh hình trong sách giáo khoa của phân môn Lịch sử hiện nay
nhiều, phong phú, màu sắc và trình bày đẹp, ngoài tính minh hoạ mỗi bức tranh,
bức ảnh còn hàm chứa những thông tin lịch sử với mức độ khác nhau phục vụ việc
dạy và học đạt hiệu quả. Có thể phân loại kênh hình trong sách giáo khoa phân
môn Lịch sử như sau:
- Loại thứ nhất: Bản đồ, lược đồ:
Bản đồ, lược đồ chủ yếu được bố trí ở loại bài về các cuộc khởi nghĩa, các
chiến dịch, các trận đánh nhằm giúp học sinh hiểu được vị trí của cuộc khởi nghĩa,
chiến dịch, trận đánh… cách bố trí lực lượng hai bên và diễn biến của cuộc khởi
nghĩa, chiến dịch, trận đánh…
Ví dụ ở bài: “Thu - đông 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp” (Lịch sử lớp 5).

*Ở phần diễn biếnchiến dịch “ Việt Bắc Thu- Đông 1947”

* GV yêu cầu HS thảo luận nhóm , đọc SGK sau đó dựa vào SGK và lược đồ
trình bày diễn biến của chiến dịch “ Việt Bắc Thu- Đông 1947”.
GV có thể nêu các câu hỏi gợi ý cho HS như sau:
+ Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường ? Nêu cụ thể từng đường?
+Quân ta đã tiến công , chặn đánh quân địch như thế nào?Ở đâu?
8


+Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc ,quân địch rơi vào tình thế như thế
nào ?
+ Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu , quân ta thu được kết quả ra sao?
- GV cho nhiều HS vừa chỉ sơ đồ vừa trình bày diễn biến của chiến dịch “ Việt
Bắc Thu- Đông 1947”. Như thế sẽ gây hứng thú học tập cho tất cả các đối tượng
HS và HS có thể thuộc bài ngay tại lớp.
Khi hướng dẫn trên lược đồ người giáo viên không dùng lại ở mức độ chỉ
cho học sinh thấy các hướng tấn công của địch và cách chọn vị trí tiêu diệt địch
của ta một cách đơn thuần mà còn phải giúp các em phân tích để thấy âm mưu
thâm độc của Thực dân Pháp trong việc bao vây nhằm tiêu diện gọn, chặt đứt mọi
đường rút và đường liên hệ của ta với bên ngoài nhưng với việc “nắm địch”, “hiểu
địch” tốt và bằng nghệ thuật quân sự tài tình ta đã hoá giải và đập tan âm mưu của
chúng.
- Loại thứ hai: Tranh ảnh, tư liệu trong sách giáo khoa và sưu tầm
Tranh ảnh trong sách giáo khoa là một phương tiện trực quan tạo hình có tác
dụng rất lớn trong dạy học lịch sử, nó cung cấp cho học sinh hình ảnh về quá khứ
một cách cụ thể, sinh động và khá xác thực
Ví dụ: Bức ảnh Bác Hồ thăm công binh đầu tiên ở Việt Nam SGK lớp 5 trang
36,


Những tranh ảnh lịch sử này có giá trị như một tư liệu lịch sử quý giá, giúp
học sinh hiểu sâu sắc tính chất sự kiện lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Việt
Nam nói riêng, tạo cho học sinh những ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc về quá khứ.
Qua đây chúng ta cũng cảm nhận được tình cảm yêu thương của Bác dành cho tất
cả đồng bào nói chung và công nhân của công binh xưởng nói riêng. Đồng thời qua
đây các em cũng thấy được sự lớn mạnh của hậu phương sau chiến dịch Biên Giới
dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng.

9


Sử dụng hình vẽ tranh ảnh để giới thiệu và khắc sâu bài học lịch sử, phát huy
tính tích cực sáng tạo của học sinh là hiệu quả nhất. Hình ảnh, tranh vẽ trong sách
giáo khoa có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn kiến thức có tác dụng giáo
dục tư ưởng, tình cảm mà còn phát triển tư duy học tập bộ môn lịch sử của học
sinh.
Đối với những bài cần tranh ảnh chân dung lịch sử minh họa, tôi đã sưu tầm:
trên mạng, tài liệu tham khảo và đưa vào nội dung của bài học nhằm tăng tính hình
ảnh gây hứng thú, khắc sâu bài học.
Loại thứ ba: Ảnh chân dung nhân vật lịch sử:
Đây là ảnh của các nhân vật lịch sử trong loại bài dạy về nhân vật lịch sử. Số
bài dạy về các nhân vật lịch sử tiêu biểu trong chương trình Lịch sử lớp 5 không
nhiều. Cái mới của loại bài này so với chương trình cũ là dạy nhân vật lịch sử
thông qua và gắn liền với sự kiện lịch sử chứ không thuần tuý kể về nhân vật lịch
sử như trong chương trình cũ. Vì vậy, việc khai thác ảnh chân dung của nhân vật
phục vụ bài dạy phải đảm bảo nguyên tắc: Làm nổi bật tư chất, nhân cách nhân vật
nhưng không quá xa đà, không tách rời nhân vật lịch sử ra khỏi mối quan hệ với
thời đại của nhân vật và sự kiện lịch sử mà nhân vật có vai trò quyết định.
Ví dụ một số bài như: “Bình Tây đại nguyên soái Trương Định”; Nguyễn
Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước; Cuộc phản công ở kinh thành Huế;

Phan Bội Châu và phong trào Đông du; Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước; Bác
Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập gắn với sự kiện và giai đoạn lịch sử với sự xuất hiện
của các nhân vật Lịch sử tiêu biểu, vì vậy giáo viên cần sử dụng triệt để các hình
ảnh, chân dung các nhân vật lịch sử và có sự so sánh vai trò của họ ở mỗi giai đoạn
lịch sử khác nhau (Nguyễn Tất Thành - Chủ tịch Hồ Chí Minh)
Chẳng hạn khi dạy bài: “Phan Bội Châu và phong trào Đông du” giáo viên
tiến hành như sau:
+ Cho học sinh quan sát chân dung Phan Bội Châu.

10


+ Hỏi: Em có biết nhân vật lịch sử này tên là gì, có đóng góp gì cho lịch sử
nước nhà không? ( Gây sự tò mò chú ý)
+ Giáo viên giới thiệu bài học và cho học sinh làm việc theo nhóm tìm hiểu
thông tin tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du,...
Giải pháp 4:Vận dụng các kiến thức Văn học vào dạy Lịch sử.
Việc vận dụng một cách hợp lý kiến thức Văn học vào dạy Lịch sử sẽ làm
cho giờ Lịch sử hay hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn, cuốn hút học sinh hơn và
cuối cùng là làm cho tiết dạy - học Lịch sử mang lại hiệu quả cao hơn. Thường là
việc người giáo viên đọc những trích đoạn thơ về nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử
ở phần giới thiệu bài học, phần củng cố, liên hệ, cũng có khi là cả trong phần chính
của bài. Ví dụ khi giới thiệu bài “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước” (Lịch sử lớp
5), người giáo viên bằng giọng đọc truyền cảm của mình có thể đọc hoặc ngâm
trích đoạn thơ cho học sinh nghe sau phần củng cố nội dung chính của bài như:
“Đất nước đẹp vô cùng nhưng Bác phải ra đi
Cho tôi làm sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác
Khi bờ bến dần lui, làng xóm khuất
Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre.........
(Người đi tìm hình của nước - Chế Lan Viên)

Hay đoạn thơ trong bài “Bác ơi” của nhà thơ Tố Hữu giáo viên đọc cho học
sinh nghe ngay sau khi cho học sinh tìm hiểu về ý chí quyết tâm ra đi tìm đường
cứu nước của Nguyễn Tất Thành:
“Từ đó người đi những bước đầu
Lênh đênh bốn biển một con tàu
Cuộc đời sóng gió trong than bụi
Tay đốt lò, lau chảo, thái rau”.
Hoặc bài thơ miêu tả Bác Hồ trong buổi lễ đọc bản Tuyên Ngôn Độc lập giáo
viên có thể đọc cho học sinh nghe sau khi yêu cầu học sinh tìm hiểu quang cảnh
Hà Nội ngày 2-9-1945 để các em thấy rõ hơn quang cảnh của ngày tết Độc Lập:
“Hôm nay, sáng mồng 2 tháng 9
Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình
Muôn triệu tim chờ chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình.
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
………………………………….
Thường thì các anh hùng dân tộc và các sự kiện lịch sử hào hùng của ông
cha ta đều được phản ánh trong văn học nên rất dễ để người giáo viên lựa chọn
những câu thơ hay, những đoạn trích hay, phù hợp, trong các tác phẩm văn học đưa
vào bài giảng của mình, làm cho tiết dạy - học Lịch sử có được những hiệu ứng mà
một tiết dạy sử thông thường không thể đạt được.
Mặt khác, các bài thơ gắn với các sự kiên lịch sử giúp cho các em dễ nhớ
các sự kiện lịch sử đã học vừa bổ trợ thêm các kiến thức về văn học, cảm thụ văn
11


học cho các em.
Giải pháp 5:Chia các bài học thành các dạng bài học cơ bản và đưa ra
phương pháp dạy học đặc trưng cho các dạng bài đó.
Chương trình phân môn Lịch sử lớp 5 có thể chia ra các dạng bài:

a. Dạng bài về thành tựu kinh tế – chính trị, văn hoá - xã hội.
* Nội dung chính của dạng bài này thường nói về:
- Hoàn cảnh ra đời của thành tựu đó.
- Vài nét tiêu biểu của thành tựu.
- Giá trị thực tiễn của thành tựu.
- Kết quả, ý nghĩa của thành tựu.
`
* Với dạng bài này gồm các bài dạy:
- Vượt qua tình thế hiểm nghèo.
- Hậu phương những năm sau chiến dịch Biên giới.
- Nước nhà bị chia cắt.
* Để dạy dạng bài này có hiệu quả giáo viên cần lưu ý:
- Phải mô tả được tình hình nước ta như thế nào, tình cảnh đất nước, quan lại,
chính quyền, cuộc sống nhân dân.
- Trong tình cảnh đó, chính quyền (hay nhân dân, nhân vật lịch sử) đã làm gì, làm
như thế nào và kết quả của những việc làm đó.
Chẳng hại khi dạy bài: “Vượt qua tình thế hiểm nghèo” giáo viên phải:
- Mô tả được hoàn cảnh của nước ta ngay sau cách mạng tháng 8 ở trong thế
“nghìn cân treo sợi tóc” đó là giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm đe dọa.
- Trong tình hình đó Đảng và chính phủ ta đã lãnh đạo nhân dân đẩy lùi giặc đói
, giặc dốt và giặc ngoại xâm:
+ Đẩy lùi giặc đói: Lập hũ gạo cứu đói, ngày đồng tâm, chia ruộng cho nông dân,...
+ Chống giặc dốt: Mở các lớp bình dân học vụ để xóa nạn mù chữ, xây thêm
trường học, trẻ em nghèo được cắp sách đến trường.
+ Chống giặc ngoại xâm: ngoại giao khôn khéo để đẩy quân Tưởng về nước, Hòa
hoãn nhượng bộ với Pháp để có thời gian chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ đã đưa đất nước ta thoát khỏi tình thế
“nghìn cân treo sợi tóc”
* Phương pháp dạy học đặc trưng của dạng bài này là:
- Kể chuyện , phương pháp vấn đáp – tìm tòi , phương pháp thảo luận nhóm.

b. Dạng bài về nhân vật lịch sử
* Nội dung chính cuả dạng bài này là:
- Nhân vật lịch sử nảy sinh trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
- Hoàn cảnh cụ thể của nhân vật (tên, nơi sống, nguyện vọng..)
- Suy nghĩ, hành động cụ thể của nhân vật
- Những đóng góp của nhân vật.
* Với dạng bài này gồm các bài dạy:
- “Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định.
12


- Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất nước.
- Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- Phan Bội Châu và phong trào Đông du.
- Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
* Để dạy dạng bài này có hiệu quả giáo viên cần lưu ý:
- Cần khai thác tốt hình ảnh (tranh vẽ hoặc chân dung) nhân vật lịch sử.
- Cho học sinh biết nhân vật lịch sử là người như thế nào? (sinh năm nào, ở đâu,
làm gì, có đặc điểm tính cách gì nổi bật, đời sống nội tâm, tư tưởng, tình cảm thế
nào, tài năng đức độ ra sao?)
- Qua đó giáo viên tiến hành giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh về
lòng biết ơn, sự khâm phục, kính trọng đối với nhân vật lịch sử.
Ví dụ: Chẳng hạn khi dạy bài : Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân đất
nước.
Giáo viên phải:
- Tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm để chia sẻ các thông tin đã tìm hiểu
về Nguyễn Trường Tộ:
+ Năm sinh, năm mất, quê quán của ông, trong cuộc đời ông đã đi đâu và tìm hiểu
những gì?
+ Ông đã có suy nghĩ gì để cứu nước nhà thoát khỏi tình trạng lúc bấy giờ?

+ Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ có được chấp nhận
không? Vì sao?
+ Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ.
+ Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng?
- Giáo viên giáo dục tư tưởng, tình cảm. thái độ cho học sinh về lòng biết ơn, lòng
khâm phục đối với Nguyễn Trường Tộ.
* Phương pháp dạy học đặc trưng của dạng bài này là: Kể chuyện , Sắm vai ,
Miêu tả, tường thuật kết hợp với đàm thoại.
c . Dạng bài về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến dịch.
* Nội dung chính của dạng bài này thường là:
- Hoàn cảnh lịch sử (thời gian, địa điểm, lí do)
- Diễn biến chính.
- Kết quả.
- Ý nghĩa.
*Dạng bài này gồm các bài dạy:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- Xô Viết Nghệ Tĩnh.
- Cách mạng mùa thu.
- Thu Đông 1947, Việt Bắc “Mồ chôn giặc Pháp”.
- Chiến thắng Biên giới Thu - Đông.
- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
- Bến Tre Đồng khởi.
13


- Sấm sét đêm giao thừa.
- Tiến vào Dinh Độc Lập.
* Để dạy dạng bài này có hiệu quả giáo viên cần lưu ý:
Giúp học sinh nắm được Nguyên nhân (hoàn cảnh) dẫn đến cuộc khởi nghĩa,
kháng chiến, chiến dịch - Diễn biến - Kết quả và ý nghĩa.

Ví dụ: Chằng hạn khi dạy bài : Bến Tre Đồng khởi giáo viên cần tiến hành
theotrình tự sau:
+ Tìm hiểu hoàn cảnh bùng nổ phong trào “Đồng khởi” Bến Tre (Mĩ-Diệm tàn sát
rất dã man, nhân dân không còn con đường nào khác phải đứng lên phá tan ách
kìm kẹp).
+ Tìm hiểu diễn biến của phong trào “Đồng khởi”. Giáo viên cho học sinh làm việc
theo nhóm và thuật lại diễn biến của phong trào “Đồng khởi”.
+ Tìm hiểu về kết quả và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi”. Giáo viên tổ chức
cho học sinh thảo luận báo cáo trước lớp kết quả thảo luận.
* Phương pháp dạy học đặc trưng của dạng bài này là:
- Kể chuyện, Sắm vai , Thảo luận ,Vấn đáp.
Kết hợp với sử dụng đồ dùng trực quan.
d. Dạng bài về triều đại, hoạt động xây dựng, sản xuất phát triển kinh tế.
* Dạng bài này gồm các bài dạy:
- Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta
- Xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình.
* Để dạy dạng bài này có hiệu quả giáo viên cần lưu ý:
Sự ra đời của triều đại đó, phải giúp học sinh nắm được:
+ Vì sao nhà nước/ triều đại/ Đảng (Chính phủ) phải tiến hành hoạt động đó? Hoạt
động đó nhằm mục đích gì?
+ Mô tả hoạt động/ quá trình đó diễn ra như thế nào?
+ Kết quả/ thành tựu/ vai trò/ ý nghĩa của hoạt động đó đối với đất nước.
Chẳng hạn khi dạy bài Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta GV tiến hành theo
các bước sau:
+ Tìm hiểu về nhiệm vụ của miền Bắc sau năm 1954 và hoàn cảnh ra đời. Đó là:
- Sau hiệp định Giơ-ne-vơ, miền Bắc bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội
làm hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam.
- Đảng và Chính phủ quyết định xây dựng nhà máy cơ khí hiện đại để trang bị
máy móc hiện đại cho miền Bắc thay thế công cụ thô sơ giúp tăng năng suất và
chất lượng lao động. Nhà máy này làm nòng cốt cho ngành công nghiệp nước ta.

+ Tìm hiểu về quá trình xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội. Học sinh làm việc theo
nhóm.
+ Tìm hiểu về những đóng góp của Nhà máy Cơ khí Hà Nội cho công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
* Phương pháp dạy học đặc trưng của dạng bài này là:
- Phương pháp vấn đáp – tìm tòi.
14


- Phương pháp thảo luận nhóm.
e. Dạng bài ôn tập, tổng kết.
* Dạng bài này gồm các bài dạy:
Bài 11: Ôn tập: Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ.
Bài 18: Ôn tập: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc (1945-1954).
Bài 29: Ôn tập: Lịch sử nước ta từ giữa thế kỉ XIX đến nay.
* Để dạy dạng bài này có hiệu quả giáo viên cần lưu ý:
- Hệ thống hoá và củng cố lại những kiến thức đã học cho học sinh. Vẽ sơ đồ.
- Lập bảng niên biểu. Thống kê. Tìm các dẫn chứng. Nêu ý nghĩa của những sự
kiện lịch sử tiêu biểu.
* Phương pháp dạy học đặc trưng của dạng bài này là:
Phối hợp nhiều phương pháp dạy học của môn học.
Giải pháp 6 : Giáo viên nắm vững và thực hiện linh hoạt quy trình dạy học
phân môn Lịch sử.
a. Căn cứ vào việc nghiên cứu kĩ nội dung chương trình và những đặc trưng của
môn học để người giáo viên có thể phân chia các bài thành các dạng bài học cơ bản
và đưa ra phương pháp dạy học đặc trưng cho các dạng bài đó.Trong quá trình dạy
học môn Lịch sử ở lớp 5, tôi luôn bám sát việc đổi mới phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học. Để thực hiện yêu cầu trên, tôi đã vận dụng dạy theo quy trình sau:
Bước 1: Giáo viên đặt vấn đề cần giải quyết trong bài học thông qua việc
nêu các tình huống có vấn đề, liên quan tới nội dung bài học.

Bước 2: Tổ chức cho học sinh khai thác các tư liệu trong SGK, tranh ảnh,
bản đồ, lược đồ,...Qua đó, các em có thể hình dung, có biểu tượng về các sự kiện,
hiện tượng lịch sử.
Bước 3: Trên cơ sở các biểu tượng về lịch sử đã được hình thành giáo viên
sẽ đặt các câu hỏi, đưa ra các bài tập và vận dụng các hình thức tổ chức dạy học
(cá nhân, nhóm, cả lớp) giúp học sinh bước đầu biết so sánh các điểm giống và
khác nhau, nêu đặc điểm, tổng hợp những nét chung của sự kiện, hiện tượng lịch
sử.
Bước 4: Từ những hiểu biết trên, giáo viên tổ chức cho học sinh trình bày
dưới nhiều hình thức khác nhau (nói, viết, vẽ,...) về một sự kiện, hiện tượng lịch sử
một cách sinh động và chính xác; đồng thời các em cũng biết vận dụng các kiến
thức đã học vào các nội dung như tích hợp bảo vệ di tích lịch sử và di tích văn hóa
của dân tộc.
b. Một trong những kinh nghiệm bản thân tôi đã vận dụng trong quá trình
dạy học phân môn Lịch sử ở lớp 5 góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng
môn học là việc sử dụng các tư liệu cho môn học (Tư liệu viết, tư liệu băng hình,
tư liệu tranh ảnh) để minh họa cho các sự kiện, nhân vật lịch sử trong bài giảng
trên lớp. Đặc biệt, bản thân tôi đã mạnh dạn việc ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy một số tiết học dưới dạng trình chiếu và đã đem lại một số hiệu quả nhất
định, lôi cuốn học sinh trong học tập. Với những hình ảnh, tư liệu sống động,
15


phong phú của các lễ hội sẽ góp phần làm tái hiện cho học sinh những sự kiện lịch
sử, nhân vật lịch sử bổ xung những kiến thức lịch sử đã học trên lớp một cách cụ
thể hơn.
* Ví dụ khi dạy bài: Tiến vào Dinh Độc Lập - Lịch sử lớp 5. (Trang 55)
Đây là loại bài Lịch sử sự kiện, vì vậy giáo viên cần nêu được nội dung chính như:
Phần bài mới: - Giới thiệu hoàn cảnh, kết hợp với chỉ bản đồ:
+ Hãy so sánh lực lượng của ta và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pa- ri?

+ GV nêu khái quát về cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. (Giáo
viên vừa nêu vừa kết hợp chỉ trên bản đồ Việt Nam)
- Học sinh xem đoạn băng về chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Sau khi xem tư liệu, học sinh trả lời:
+ Chiến dịch Hồ Chí Minh được bắt đầu vào thời gian nào?
+ Hãy kể 5 cánh quân cùng tiến công giải phóng Sài Gòn? Khí thế của cuộc Tổng
tiến công và nổi dậy? Chiến dịch kết thúc bằng sự kiện nào?
- Giáo viên giới thiệu: Chúng ta vừa được sống trong không khí hào hùng
của lịch sử dân tộc ...
- Vậy tiến vào Dinh Độc Lập là lữ đoàn nào?
* Giáo viên bổ sung thêm.
- Yêu cầu học sinh làm việc nhóm đôi: Kể lại sự kiện lữ đoàn xe tăng của ta
tiến vào Dinh Độc Lập.
- Giáo viên theo dõi động viên các nhóm làm việc.
- Đại diện nhóm trình bày sự kiện xe tăng của ta tiến vào Dinh Độc Lập.
- Giáo viên chốt ý, nhấn mạnh sự kiện “xe tăng ta tiến vào Dinh Độc Lập và
lá cờ cách mạng được cắm trên nóc Dinh Độc Lập”. Sự kiện này chứng tỏ quân
địch đã thua trận và Cách mạng đã thành công.
GV cho HS quan sát một số tranh của lữ đoàn xe tăng :

Xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập tiến vào
16


Xe tăng đầu tiên của quân giải phóng tiến vào sân Dinh Độc Lập.
* Để tìm hiểu các nội dung còn lại của bài học giáo viên cho học sinh sắm vai
đoạn hội thoại Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện (Thảo luận nhóm 3 gồm 3
nhân vật: Dương Văn Minh, chiến sĩ cách mạng, người dẫn chuyện.)
- Thảo luận nhóm về ý nghĩa của chiến dịch.
- Hoạt động củng cố giáo viên có thể cho học sinh xem băng về Dinh Độc

Lập ngày nay hoặc niềm vui giải phóng.
Tóm lại, bên cạnh việc chú trọng dạy học theo hướng tích cực thì việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn Lịch sử là một hướng đi đúng đắn.
Công việc này nếu được giáo viên áp dụng thường xuyên và hợp lí không chỉ giúp
học sinh nắm vững kiến thức mà còn làm cho học sinh thêm say mê, hứng thú yêu
thích học môn Lịch sử.
Giải pháp 7 : Đa dạng hóa cách vào bài môn Lịch sử
Cách vào bài hợp lí, gây hứng thú cho học sinh ở phân môn Lịch sử góp phần
thành công cho tiết học. Muốn học sinh xác định mục tiêu, xác định nhiệm vụ học
tập được tốt, phần vào bài, nêu vấn đề phải đạt các yêu cầu:
Lời dẫn phải súc tích, giàu tính khái quát và giàu hình ảnh; Phải đề cập cốt lõi bài
học; Tạo ấn tượng, gợi trí tò mò cho học sinh.
Nếu học sinh xác định mục tiêu bài học tốt thì học sinh sẽ thích tìm hiểu
nội dung bài. Đó là điểm khởi đầu của sự thành công trong tiết dạy. Cho nên tôi đã
tổ chức vào bài môn Lịch sử lớp 5 bằng các cách sau: tổ chức cho HS cả lớp hát
hoặc nghe hát, , đọc thơ.
Mỗi cách được thực hiện cụ thể như sau:
.a. Tổ chức cho cả lớp hát hoặc nghe hát
Học sinh cả lớp hát hoặc nghe hát một bài hát có liên quan đến sự kiện,
kiến thức bài học. Sau đó, tôi đặt câu hỏi phù hợp với từng bài để dẫn các em vào
bài học mới.
Với bài 9 – Lịch sử 5 “Cách mạng mùa thu”, vào đầu giờ học, tôi cho HS
nghe đĩa bài hát: “Mười chín tháng Tám” của nhạc sĩ Xuân Oanh. Sau khi học sinh
nghe xong, tôi hỏi: Em biết gì về ngày 19-8. HS nối tiếp nhau nêu hiểu biết của
17


mình. Cuối cùng, tôi đã giới thiệu như sau: Ngày 19- 8 là ngày kỉ niệm cuộc Cách
mạng tháng Tám. Cuộc cách mạng này với những sự kiện tiêu biểu nào và ý nghĩa
lớn lao như thế nào với lịch sử dân tộc. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học Cách

mạng mùa thu.
Được hòa nhập vào không khí của kháng chiến, nhận biết được một nhân vật,
sự kiện lịch sử qua giai điệu, các em được dẫn vào Lịch sử Việt một cách nhẹ
nhàng, đầy cảm xúc, các em sẽ yêu thích môn học hơn.
b. Đọc thơ
Lịch sử Việt Nam đã được rất nhiều các nhà thơ, nhà văn ghi lại một cách ấn
tượng, đậm nét. Nghe thơ dễ hấp dẫn tâm hồn trẻ thơ. Vì vậy, với một tiết Lịch sử
được coi là khô khan, tôi đã biến tiết học Lịch sử của mình đẫm sự mượt mà với
các em bằng những dòng thơ đầy hình ảnh và cảm xúc.
Vào bài 6 – Lịch sử 5 “Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước”, tôi đã đọc cho HS
nghe một đoạn thơ trong bài thơ Người đi tìm hình của nước (tác giả Chế Lan
Viên):
Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ
Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương
Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở
Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương…
Với giọng đọc truyền cảm của tôi, tôi đã cuốn hút HS vào tiết học một cách
tự nhiên, hào hứng. Tôi vừa dừng lại bỗng em Đình Trường hỏi tôi, đoạn thơ nói
về ai mà hay thế ạ!. Em Vân trả lời, nói về Nguyễn Tất thành – Bác Hồ của chúng
ta. Tôi dẫn các em vào bài tiếp: Đúng rồi, Người ra đi tìm đường cứu nước như thế
nào chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
Đến với nhân vật, sự kiện lịch sử bằng nguồn cảm xúc, các em sẽ yêu mến
môn học hơn, say sưa tìm hiểu hơn.
Với cách vào bài đa dạng hóa như vậy, học sinh xác định được tốt mục
tiêu bài học, học sinh lớp tôi không còn chán nản thở dài khi đến giờ Lịch sử
mà hứng thú say mê khi đến môn học.
Giải pháp 8: Các giải pháp khác.
Một trong ba đặc trưng của phân môn lịch sử đã chỉ ra rằng: Lịch sử qua đi
nhưng không hoàn toàn biến mất mà còn để lại “dấu vết” của nó qua kí ức của
nhân loại như văn học dân gian, phong tục tập quán, lễ hội,.. qua các chứng tích

lịch sử, các hiện tượng lịch sử, qua ghi chép của người xưa. Những chứng cứ vật
chất đó chính là cơ sở để trình bày hay nhận thức về lịch sử. Vì vậy có thể chia
thành các nhóm giải pháp như sau:
a. Gắn kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử với việc dạy học phân
môn Lịch sử: Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, giáo viên cần hướng dẫn học
sinh tìm hiểu về các ngày lễ lớn, các sự kiện lịch sử qua các hoạt động: đọc báo,
xem truyền hình (các hình ảnh tư liệu), đài phát thanh… để giúp các em hiểu rõ,
nắm sâu hơn về các sự kiện và nhân vật lịch sử. Ví như, đến dịp kỉ niệm ngày
18


mùng 2/9, tôi hướng cho các em tìm hiểu về ngày này qua các câu hỏi: Ngày 2/ 9
là ngày kỉ niệm sự kiện gì? Em biết gì về sự kiện này?
b. Gắn việc tham quan dã ngoại với việc tham quan bảo tàng, di tích lịch
sử dâng hoa lên tượng anh hùng để các em cảm nhận được hồn sử: Tổ chức cho
học sinh tham quan dã ngoại các di tích lịch sử - văn hóa, các cảnh đẹp ở địa
phương, gặp gỡ các cá nhân, tập thể trực tiếp tham gia vào những sự kiện lịch sử
và hoạt động xã hội; tham quan các bảo tàng lịch sử để các em được trực tiếp nắm
được các sự kiện, nhân vật lịch sử. Và Thành nhà Hồ một trong những Di sản Văn
hóa Thế giới. Ngày 27/6/2011, Thành nhà Hồ đã được UNESCO chính thức công
nhận là Di sản văn hóa Thế giới.

Thành Nhà Hồ : Cổng chính nhìn từ xa
Thành Nhà Hồ là một công trình kiến trúc vững chắc, thể hiện rõ vai trò một
trung tâm quân sự. Điều đáng ngạc nhiên là một công trình kiến trúc đồ sộ, vững
chắc như vậy mà chỉ được xây trong vòng có 3 tháng và hoàn toàn bằng . Hiện nay,
di tích thành nhà Hồ còn là một danh lam thắng cảnh, một tụ điểm du lịch đẹp mắt,
hấp dẫn khách du lịch tới tham quan. Đây là công trình xây dựng bằng đá lớn nhất
và tồn tại lâu nhất ở nước ta.
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến.

Ngay từ đầu năm học này, năm học 2017 - 2018 tôi đã đưa sáng kiến vào áp
dụng giảng dạy tại lớp 5A của Trường tiểu học Điền Trung I. So với năm học
trước, chất lượng học tập của học sinh khi học phân môn Lịch sử đã tiến bộ rõ rệt.
Số lượng học sinh đạt được các nhận xét về môn học theo thông tư 22 của BGD
tăng, chất lượng kiểm tra tăng rõ rệt. Cụ thể kết quả kiểm tra phân môn Lịch sử
cuối kì I năm học 2017- 2018 của hai lớp đạt được như sau:
Lớp
Sĩ số Hoàn thành
Hoàn thành
Chưa hoàn
19


HS
5A
(Thực
nghiệm)
5B (đối
chứng)

22
22

Tốt
Điểm 9-10
SL
TL

Điểm 7- 8
SL

TL

Điểm 5- 6
SL
55%

thành
Điểm dưới 5
SL
TL

8

36.3 %

8

36.3%

6

27.4%

0

0

6

27.4%


5

22.6%

11

50 %

0

0

Đối chiếu với chất lượng kiểm tra ở năm học trước và chất lượng kiểm tra
cuối kì I của lớp hai lớp 5, ta thấy lớp 5A (Lớp Thực nghiệm) số học sinh đạt điểm
khá, giỏi tăng lên rõ rệt. . Điều đáng mừng là đến nay học sinh đã không còn sợ khi
đến giờ Lịch sử, các em chờ đón được học một tiết sử hiếm hoi trong tuần với tất
cả lòng nhiệt tình và hào hứng của mình, trong giờ học các em chăm chú, chủ động
tiếp thu kiến thức. Các em đã coi mỗi giờ học là một cuộc tranh tài, một cuộc thi
nho nhỏ để tìm ra kiến thức mới. Bản thân tôi cũng thấy rất vui khi sau mỗi tiết học
các em lại ghi chép các con số, sự kiện liên quan đến nội dung Lịch sử vừa học vào
sổ tay của mình để nhớ và vận dụng sau này. Các em như được trở lại khí thế hào
hùng của dân tộc trước kia đã cách xa các em rất lâu. Từ đó làm cho các em thêm
yêu quê hương, yêu đất nước.
Như vậy các biện pháp mà tôi đưa ra là hoàn toàn phù hợp và có hiệu quả
trong giảng dạy phân môn Lịch sử tại nhà trường.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Sau một thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong việc giảng dạy phân

môn Lịch sử, thành công tuy nhỏ nhưng tôi nhận thức được rằng:
Mỗi giáo viên cần xác định vai trò chủ đạo của mình trong việc đổi mới
phương pháp dạy học, trước hết phải tìm tòi phương pháp truyền đạt có hiệu quả,
kích thích tích tư duy và sự sáng tạo của học sinh. Giáo viên thường xuyên theo
dõi cập nhật những thông tin, những số liệu liệu sự kiện Lịch sử qua các phương
tiện thông tin đại chúng (sách, báo phim ảnh,...) để có tư liệu giảng dạy gây hứng
thú cho học sinh. Qua đó hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu để chủ động sáng tạo
trong tiếp thu kiến thức góp phần thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học là
tập trung vào cách dạy: Giúp học sinh có nhu cầu học và biết cách tự học.
Trong việc soạn giảng, giáo viên nên thiết kế bài bám sát chuẩn kiến thức kỹ
năng của môn học, bài học. Sắp xếp các hoạt động của giáo viên, học sinh một
cách phù hợp đặc điểm của từng bài và sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Cụ thể: Đối với những bài mới,
khó trong chương trình, giáo viên cần thông qua họp tổ chuyên môn, thảo luận và
thống nhất những nội dung trọng tâm cần truyền đạt cho học sinh và thống nhất
20


những hoạt động của học sinh trong các mục của bài đó để phát huy tính tích cực
chủ động, sáng tạo của các đối tượng học sinh.
Để giúp học sinh có thể hiểu nắm được nội dung bài học một cách tích cực,
giáo viên cần có cách tổ chức cho học sinh biết sưu tầm tư liệu, thông tin nhằm
chuẩn bị cho bài học mới, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đồ
dùng thiết bị, phương tiện trực quan, thăm quan thực tế phục vụ cho tiết
dạy đạt hiệu quả.
3. 2 . Kiến nghị
1. Đối với giáo viên.
Thầy cô cần đầu tư hơn nữa về thời gian, phương pháp, biện pháp cho mỗi
giờ học Lịch sử, cần nghiên cứu kĩ từng dạng bài để giúp các em nắm kiến thức,
chủ động chiếm lĩnh kiến thức trong mỗi giờ học. Cần vận dụng linh hoạt và kết

hợp các phương pháp trong quá trình dạy học.
2. Đối với học sinh.
Các em cần không ngừng học hỏi kiến thức trên lớp, mở rộng thêm hiểu biết
bằng cách tích cực tìm kiếm các tư liêu lịch sử thông qua sách, báo, ti vi,...
Nâng cao tính tự học, tích cực tham gia các hoạt động tập thể do nhà trường tổ
chức phục vụ cho môn học.
3. Đối với nhà trường, chính quyền địa phương.
Nhà trường, chính quyền địa phương cần tạo môi trường đầy đủ nhằm phát
triển toàn diện cho các em (kiến thức, kĩ năng, thái độ). Ngoài giờ học chính khoá
nên có những buổi nói truyện về lịch sử, tham quan dã ngoại mang tính thực tế
hơn. Sưu tầm và in ấn các tài liệu về các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử của
quê hương Thanh Hóa để giáo viên có cẩm nang dạy tốt hơn các tiết Lịch sử địa
phương.
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm bản thân tôi đúc rút trong quá trình
giảng dạy để góp phần giúp học sinh lớp 5 học tốt hơn đối với phân môn Lịch sử.
Thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm của bản thân cũng chưa nhiều nên sáng
kiến kinh nghiệm của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong BGH, hội
đồng khoa học các cấp cùng các đồng nghiệp góp ý để sáng kiến kinh nghiệm của
tôi được hoàn thiện hơn góp phần dạy tốt hơn nữa phân môn Lịch sử trong những
năm học tiếp theo.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Điền Trung , ngày 27 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm do mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hòa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21



1.Sách giáo Lịch sử lớp 5 - Nhà xuất bản Giáo dục
2.Sách giáo viên Lịch sử và Địa lí lớp 5 - Nhà xuất bản Giáo dục
3.Chuyên đề Giáo dục Tiểu học - Nhà xuất bản Giáo dục.
PHỤ LỤC
Từ viết tắt
Nội dung
TH
Tiểu học
SGK
Sách giáo khoa
SGV
Sách giáo viên
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
BGD
Bộ giáo dục
SK
Sáng kiến
SKKN
Sáng kiến kinh nghiệm
PP
Phương pháp

22




×