Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sử dụng hình ảnh để minh họa nội dung bài học giúp học sinh phát huy tính tích cực trong dạy học môn GDCD trường THCS thành lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“Sử dụng hình ảnh để minh họa nội dung bài học giúp học
sinh phát huy tính tích cực trong dạy học môn giáo dục công
dân trường trung học cơ sở Thành Lâm”

Họ và tên: Cao Công Hoan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Thành Lâm
SKKN môn: GDCD
MỤC LỤC

STT
1
2

NỘI DUNG
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU.
1.1 Lí do chọn đề tài.THANH HÓA, NĂM 2018

TRANG
1
2
2
0



3

4

1.1.1 Lí do khách quan.
1.1.2 Lí do chủ quan.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
2. NỘI DUNG.
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
2.3 Giải pháp sử dụng.
2.4 Hiệu quả sử dụng.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
3.1 Kết luận.
3.2 Những kiến nghị.

2
3
4
4
4
5
5
6
7
15
17

17
17

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài.
1.1.1 Lí do khách quan.
Theo điều 28.2 Luật giáo dục (14/6/2005) đã ghi: Phương pháp giáo dục phổ
thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho HS .
Cũng chính lí do đó mà trong quá trình giảng dạy hiện nay, việc sử dụng các
phương pháp dạy học đòi hỏi người thầy luôn phải đặt ra cái đích, đó là giúp HS
nắm vững kiến thức cơ bản, hình thành phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, tạo thái độ
và động cơ học tập đúng đắn. Để từ đó HS có khả năng tiếp cận và chiếm lĩnh
những nội dung kiến thức mới theo xu thế của thời đại và giải quyết phù hợp các
vấn đề nảy sinh. Tuy nhiên, việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng
1


dạy đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu tư nghiên cứu kĩ các phương pháp đó,
vận dụng phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng lớp.
Môn Giáo dục công dân có vị trí quan trọng trong nhà trường Trung học cơ
sở. Môn học cung cấp cho học sinh một hệ thống chuẩn mực lối sống phù hợp với
yêu cầu của xã hội ở mức độ phù hợp với lứa tuổi, giúp học sinh biết sống hoà nhập
với cuộc sống hiện tại với tư cách là một công dân tích cực và năng động. Góp
phần quan trọng để hình thành những phẩm chất cần thiết của nhân cách con người
Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và tăng cường khả năng hội nhập trong xu thế phát triển và tiến bộ của thời
đại.

Mặt khác dạy học môn GDCD phải nhằm tạo ra sự thống nhất giữa nhận
thức và hành động, giữa lới nói và hành vi. Như vậy, môn GDCD cần phải đảm bảo
cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử về đạo đức, pháp luật, văn hoá
trong cuộc sống, hình thành ở mỗi học sinh sự thống nhất giữa nhận thức và hành
động, hướng học sinh vào việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày các chuẩn
mực và mẫu hành vi tích cực mà bài học đặt ra; khơi dậy trong học sinh ý chí thể
hiện sự thống nhất đó.
Cùng với những môn học khác, môn GDCD góp phần đào tạo ra những
người công dân mới vừa có tri thức khoa học vừa có năng lực hoạt động thực tiễn,
có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước. Từ đó các em thấy rõ
trách nhiệm của mình: Luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp, Pháp
luật, biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người công dân có ích cho quê hương,
đất nước.
Vì vậy, để phát huy tính tích cực của học sinh thì việc sử dụng hình ảnh trong
dạy học là điều kiện hết sức quan trọng giúp học sinh chiếm lĩnh các giá trị, các
chuẩn mực đạo đức, pháp luật thông qua việc nắm tri thức, thực hành và rèn luyện
trong và ngoài giờ học.
1.1.2 Lí do chủ quan.
Những năm gần đây, đạo đức của một bộ phận xã hội đang có chiều hướng
xuống cấp, tội phạm của những người chưa thành niên có chiều hướng gia tăng,
một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do các em có lối sống
buông thả, thiếu văn hoá, phạm tội là do hiểu biết về các giá trị đạo đức, truyền
thống tốt đẹp của dân tộc và pháp luật của các em còn hạn chế. Vì vậy giáo dục đạo
đức, pháp luật trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần quan trọng
trong việc giáo dục và rèn luyện con người ý thức tuân theo những chuẩn mực của
đạo đức xã hội và tuân theo pháp luật.
Bên cạnh đó trước đây phần lớn giáo viên dạy bộ môn này là giáo viên chủ
nhiệm hoặc những giáo viên những bộ môn khác được phân công giảng dạy nên họ
không có điều kiện và ít quan tâm đến việc đầu tư cho bài giảng, chưa có kiến thức
sâu rộng và kinh nghiệm khai thác và sử dụng kênh hình trong các tiết dạy. Do đó

hiệu quả giờ dạy đạo đức, pháp luật chưa cao, các em hiểu biết về các chuẩn mực
đạo đức, pháp luật còn mơ hồ. Những năm gần đây, phần lớn giáo viên dạy bộ môn
2


này đã được đào tạo chính quy, được phân công chuyên giảng dạy bộ môn này, nên
họ rất quân tâm đến việc đầu tư cho từng tiết dạy, đặc biệt là họ rất quan tâm đến
việc sử dụng đồ dùng trực quan và áp dụng các phương tiện hiện đại trong giảng
dạy môn GDCD. Chính vì lẽ đó mà chất lượng và hiệu quả giờ dạy đạo đức, pháp
luật được nâng cao hơn trước.
Môn GDCD ở trường trung học cơ sở trước đây thường bị coi là môn học
phụ nên các giờ học thường diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, phương pháp chủ
yếu là phương pháp thuyết trình. Trong giờ học, học sinh được hoạt động ít, thụ
động, giờ học không gây hứng thú, đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng
một cách hình thức. Nên đó chưa phải là là phương pháp tích cực vì học sinh chưa
thực sự có cơ hội để thể hiện thái độ, lập trường của cá nhân mình. Những giờ học
như vậy, học sinh ít có khả năng sáng tạo.
Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học. Với định hướng “ lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên cần
đa dạng hoá các phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả cao và học sinh tích cực,
chủ động trong học tập. Vì vậy việc dạy đạo đức, pháp luật giáo viên không chỉ sử
dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại mà còn phải sử dụng hình ảnh và đồ
dùng dạy học trực quan. Tức là sử dụng các phương tiện, đồ dùng, hình ảnh nhằm
minh hoạ cho nội dung bài giảng (Như: tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, băng hình, băng
tiếng, bảng số liệu thống kê…). Thông qua các đồ dùng trực quan học sinh có thể
tiếp thu tri thức thiết lập mối quan hệ giữa nội dung kiến thức với thực tế cuộc
sống. Các em biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, vào trong vấn đề cụ
thể hàng ngày. Cho nên giờ học đạo đức, pháp luật rất sôi nổi, chất lượng giờ dạy
được nâng cao, học sinh nắm bắt các chuẩn mực của đạo đức, pháp luật chắc và
nhanh.

Trong những năm gần đây công tác bồi dưỡng chỉ đạo chuyên môn của
Phòng giáo dục và Đào tạo ngày càng chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó, tại đơn vị công
tác chỉ đạo đổi mới phương pháp được thống nhất từ ban giám hiệu đến các tổ,
nhóm và từng cá nhân, đặc biệt là sử dụng đồ dùng dạy học có kết hợp các phương
tiện hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy nhiều hơn, mỗi giáo viên dạy
Giáo dục công dân đều xác định rằng: “Muốn cho giờ dạy đạo đức, pháp luật
không bị khô cứng và tẻ nhạt phải sử dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại kết hợp
với đồ dùng trực quan” giúp học sinh nắm vững kiến thức theo nguyên lí:“ Từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là
con đường biện chứng của nhân thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách
quan” (Lê Nin). Mặt khác, trong những năm gần đây nhà trường đã từng bước
trang bị các phương tiện phục vụ cho giảng dạy như máy tính, mạng Internet, máy
chiếu nên việc sưu tầm tư liệu như tranh ảnh rất thuận tiện. Vì vậy, mỗi giáo viên
đều suy nghĩ, tìm tòi để làm sao nâng cao chất lượng sử dụng đồ dùng trực quan
trong giảng dạy bộ môn GDCD nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc dạy và học
bộ môn này.
3


Từ những cơ sở thực tiễn trên đây đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương
pháp dạy học. Muốn làm được điều đó, giáo viên phải là những người tổ chức, điều
khiển các hoạt động học tập, hạn chế tối đa sự độc thoại của thầy bằng cách sử
dụng đồ dùng dạy học một cách trực quan, phong phú, tạo ra sự hấp dẫn trong tiết
học, học sinh chủ động tiếp cận đồ dùng dạy học, phân tích, đánh giá từ đó rút ra
nội dung bài học. Như vậy học sinh có cơ hội tối đa phát triển tính độc lập, sáng
tạo, chủ động tiếp thu kiến thức, nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng, còn người
giáo viên chỉ là người tổ chức tiết học thành môi trường để học sinh học mà thôi.
1.2 Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục học sinh ở trường THCS,
thông qua đó đề ra biện pháp nâng cao chất lượng bộ môn, hình thành ở các em

kiến thức về đâọ đức và pháp luật để các em trở thành những người tốt trong xã
hội.
Yêu cầu của việc tổ chức dạy học môn GDCD là phải hình thành ở học sinh
xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức vì đó là động cơ bên trong giúp các em hoàn
thiện, tự điều chỉnh để đến với cái chân, thiện, mĩ. Đây là yêu cầu có tính đặc trưng
của bộ môn so với một số môn học khác và cũng là yêu cầu bức xúc của giai đoạn
hiện nay khi mà một bộ phận đạo đức lối sống của thanh niên, học sinh đang đi
xuống trầm trọng.
1.3 Đối tượng nghiên cứu.
Chương trình môn giáo dục công dân trường trung học cơ sở.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp điều tra
khảo sát thực tế, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu.

2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Dạy học sử dụng hình ảnh là thông qua các hình ảnh của giáo viên đưa ra
học sinh rèn luyện phương pháp tự học, kích thích sự đam mê tăng cường sự hợp
tác, giao tiếp chia sẻ kinh nghiệm đồng thời tạo ra môi trường học tập thoải mái cho
học sinh… Kết hợp sự đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò.
Hình ảnh ở đây được hiểu như là những phương tiện, thiết bị vật chất được
sử dụng trong quá trình dạy học như Tư liệu, tranh, ảnh, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ,
bảng thống kê, số liệu, phim tình huống, phim tư liệu, trò chơi… Ngoài ra, ta có thể
sử dụng một số đồ dùng thông thường trong gia đình, trong sinh hoạt: Dùng để sắm
vai, chơi trò chơi; Thông báo hay trình bày thông tin, giới thiệu vào bài, minh họa,
giải thích, mô tả trực quan. Tổ chức và tiến hành các hoạt động, kết thúc bài học và
giáo dục học sinh.
4



Tác dụng của hình ảnh tạo điều kiện để thực hiện đổi mới phương pháp dạy
học, loại trừ khuynh hướng dạy chay làm cho các giờ học không khô khan, mang
tính chất lý thuyết, áp đặt đối với học sinh. Làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung
học tập, gây hứng thú học tập ở học sinh. Làm cho việc học trở nên dễ dàng hơn,
thuận lợi hơn, đây là nguồn cung cấp các chất liệu để học sinh khai thác nội dung
học tập một cách tích cực, tự giác. Trong dạy học đổi mới bằng hình ảnh, học sinh
hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Nếu không có các hình ảnh dạy học thì
việc tổ chức các hoạt động của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do đó kết quả
học tập không đạt yêu cầu mong muốn. Mỗi hoạt động dạy học được xây dựng trên
cơ sở vận dụng một phương pháp dạy học cụ thể, có phương tiện dạy học phù hợp
để hỗ trợ cho hoạt động đó. Vì vậy sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc,
đúng chỗ, kịp thời, tránh đưa ra một cách tuỳ tiện.
Một yêu cầu rất quan trọng là sử dụng hình ảnh và đồ dùng dạy học có tác
dụng kích thích học sinh tư duy, suy nghĩ, tìm tòi, không phải chỉ như một phương
tiện minh hoạ nội dung bài học. Khi sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học là giáo
viên cung cấp cho học sinh những chất liệu cần thiết để học sinh tìm tòi, tự kiến tạo
tri thức, kỹ năng trên cơ sở làm việc với nguồn thông tin từ các phương tiện dạy
học mà giáo viên trình bày, giới thiệu, học sinh phải có ý kiến nhận xét, đánh giá về
nội dung, tính chất sự việc, rút ra kết luận bài học cần thiết. Mặt khác, đổi mới
phương pháp dạy học không chỉ là đổi mới phương tiện và không có nghĩa là dùng
nhiều phương tiện dạy học, mà điều quan trọng là sử dụng phương tiện dạy học
một cách hợp lý, có hiệu quả, tránh lạm dụng hoặc sử dụng một cách hình thức,
tránh xu hướng sử dụng tràn lan, không có chủ đích rõ rệt, cần được khai thác một
cách triệt để.
Dạy đạo đức, pháp luật cũng như tất cả các môn học khác là phải sử dụng
các hình ảnh và đồ dùng trực quan để minh hoạ cho nội dung bài giảng. Trong các
tiết dạy đạo đức, pháp luật hiện nay rất đa dạng và phong phú trong giai đoạn hiện
nay khi khoa học công nghệ đang phát triển, mạng Intenet dang được sử dụng ngày
càng rộng rãi. Vì vậy, trong một tiết dạy giáo viên có thể sử dụng nhiều hình ảnh và
đồ dùng trực quan khác nhau vào những mục đích khác nhau nhằm làm cho bài

giảng thêm hấp dẫn, đạt hiệu quả cao. Từ thực tiễn giảng dạy tôi thấy cần phải
chuẩn bị như sau: Muốn sử dụng các hình ảnh và đồ dùng trực quan đạt hiệu quả
cao trong mỗi bài dạy đạo đức, pháp luật, người giáo viên dạy GDCD phải chuẩn
bị rất kỹ. Do những đồ dùng trực quan sử dụng trong các tiết dạy đạo đức, pháp
luật ít có sẵn nên việc chuẩn bị hình ảnh, đồ dùng cho một tiết dạy khá công phu
đòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư về mặt thời gian, công sức, trí tuệ và lòng nhiệt
tình; trước hết người giáo viên phải xác định xem trong tiết dạy này cần sử dụng
những hình ảnh nào và phục vụ nội dung gì. Khi đã xác định được bài dạy này cần
sử dụng những loại nào thì người giáo viên sẽ bắt tay vào công việc chuẩn bị và
tiến hành thực hiện.
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
5


Thành lâm là xã nghèo của huyện Bá Thước, gia đình các em học sinh còn
gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ học sinh bỏ học cao vì vậy bản thân các em không ham
muốn học tập đặc biệt là môn giáo dục công dân, vì vậy ở các tiết học các em chỉ
dừng lại ở việc đối phó, học cho hết bài. Hơn nữa các loại tài liệu tham khảo nâng
cao cho bộ môn là không có ngoài sách giáo khoa và sách giáo viên.
Đồ dùng phục vụ cho quá trình dạy học không có gì, mà đây lại là môn học
mang giá trị thực tiễn cao nên qua trình tổ chức giờ học của giáo viên gặp nhiều
khó khăn. Hơn nữa một bộ phận không nhỏ giáo viên trong quá trình dạy học áp
dụng phương pháp chưa hợp lí làm hết phần việc của học sinh dẫn đến học sinh
thiếu tích cực luôn ỉ lại chờ vào kết quả của giáo viên.
Bởi những thực trạng trên mà chất lượng của những năm trước còn tương đối
thấp. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu sau:
Năm học
Trung
Yếu
Giỏi

khá
Kém
bình
Kết quả
2014 - 2015
1%
10%
67%
18%
4%
2015- 2016
2%
15%
69%
12%
2%
Từ thực trạng trên nhiều năm trăn trở suy nghĩ đây không phải là môn học
khó vậy tại sao học sinh không thích học. Phải chăng do cách tổ chức giờ học chưa
thực sự phù hợp. Những năm gần đây nhà trường phân công giảng dạy môn học tôi
đã ứng dụng tất cả các phương pháp bộ môn và các phương pháp mới đã làm thay
đổi căn bản cách suy nghĩ, cách học của học sinh cũng như bước đầu đem lại hiệu
quả. Một trong những phương pháp đó là sử dụng hình ảnh minh họa để dẫn dắt
học sinh đến với nội dung bài học. Nhiều năm nay tôi đã ứng dụng thành công
phương pháp trên xin được giới thiệu để bạn bè cùng tham khảo: “sử dụng hình
ảnh để minh họa nội dung bài học giúp học sinh phát huy tính tích cực trong
dạy học môn GDCD trường THCS Thành Lâm”.
2.3 Giải pháp sử dụng.
Mục tiêu của đề tài này là tìm ra những cách thức tổ chức hiệu quả nhất
trong việc thực hiện đề tài: “sử dụng hình ảnh để minh họa nội dung bài học
giúp học sinh phát huy tính tích cực trong dạy học môn GDCD trường THCS

Thành Lâm” nhằm hình thành ý thức cho học sinh hoàn thiện kỹ năng thành thạo
giúp học sinh năng động sáng tạo hơn trong học tập. Mỗi cách thức tổ chức đều có
mặt tích cực và hạn chế riêng, phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng kiểu bài
và đòi hỏi những điều kiện thực hiện riêng. Vì vậy cần lựa chọn và sử dụng kết hợp
các cách thức tổ chức phù hợp với nội dung của tiết học, trình độ nhận thức của học
sinh, năng lực, sở trường của giáo viên, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của lớp, của
trường. Từ mục tiêu nghiên cứu đó bản thân tôi đã áp dụng và thử nghiệm các cách
thức tổ chức lớp học và tiến hành tiết dạy và sau đây tôi xin minh họa bằng những
tiết dạy như sau:
6


Ví dụ 1: Khi dạy bài 14 lớp 6 : “thực hiện trật tự an toàn giao thông” tôi đã sử
dụng hình ảnh minh họa để giúp học sinh đến với nội dung bài học được tôi thực
hiện ở những khâu sau:
1. Giới thiệu bài mới.
Trước khi vào nội dung bài mới tôi cho học sinh quan sát những bức ảnh sau
và đặt câu hỏi dẫn dắt, phân tích và giới thiệu vào nội dung bài mới.

INCLUDEPICTURE
" />q=tbn:ANd9GcTM_bsDR5ZtK9vesx2nBboCOgZ_D3z7m-Z9yLdVpyhI7oLftMWH"
\*

MERGEFORMATINET

? Những hình ảnh các em đang xem nói lên điều gì về thực trạng an toàn giao
thông ở nước ta hiện nay?
Hs: Những hình ảnh trên nói lên tình trạng giao thông ở nước ta ngày một phức tạp
bởi số vụ tai nạn giao thông, số người chết ngày một gia tăng.
Gv: Như vậy các em thấy an toàn giao thông đang là vấn đề bức xúc của toàn xã

hội, tại nạn giao thông ngày một nhiều, số người chết, người bị thương ngày một
lớn vì vậy khi tham gia giao thông chúng ta phải nghiêm chỉnh chấp hành luật giao
thông để bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho bản thân mình và cho người khác. Vậy để
7


hiểu rõ những quy định về an toàn giao thông dành người đi bộ, người đi xe đạp, và
quy định về đường sắt như thế nào đó là nội dung bài học của chúng ta hôm nay.
2. Quy định dành cho người đi bộ.
Khi cho học sinh tìm hiểu quy định dành cho người đi bộ tôi cho học sinh
quan sát những tấm hình sau và đặt câu hỏi phân tích và dẫn dắt để học sinh đến
với quy định dành cho người đi bộ.

? Từ những bức ảnh trên và bằng thực tế khi tham gia giao thông em hãy cho biết
người đi bộ phải đi như thế nào mới đúng quy định?
Hs:
+ Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hè phố lề
đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
+ Nơi có tín hiệu đèn, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người
đi bộ phải tuân thủ đúng.
3. Quy định dành cho người đi xe đạp.
Khi hình thành nội dung bài học về quy định dành cho người đi xe đạp tôi cho
học sinh quan sát những tấm hình sau và đặt câu hỏi phân tích dẫn dắt học sinh đến
với nội dung bài học:

8


? Những hành vi như trên có thể gây ra tai nạn cho bản thân người điều khiển
phương tiện giao thông và cho người khác vậy để đảm bảo an toàn cho người đi xe

đạp và cho người khác pháp luật nước ta quy định như thế nào đối với người đi xe
đạp?
Hs:
+ Người đi xe đạp không được đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng. Không
đi vào phần đường dành cho người đi bộ hoặc phương tiện khác.
+ Không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác. Không mang vác và chở vật cồng kềnh.
Không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh.
4. Quy định về an toàn đường sắt.
Khi hình thành quy định về an toàn đường sắt tôi cho học sinh quan sát
những bức hình sau và đặt câu hỏi, phân tích để dẫn dắt học sinh hình thành nội
dung bài học:

? Những hình ảnh trên rất nguy hiểm đối với giao thông đường sắt vậy để đảm bảo
an toàn đường sắt pháp luật nước ta quy định như thế nào?
9


Hs:
+ Không chăn thả trâu, bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt.
+ Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy.
+ Không ném đất đá và các vật nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống.
Ví dụ 2: Khi dậy bài 16: “quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo” lớp 7 tôi đã sử
dụng hình ảnh để minh họa dẫn dắt học sinh đến với những nội dung bài học được
tôi thực hiện ở những khâu sau:
1.Nhận biết các loại tôn giáo.
Sau khi tôi cho học sinh hình thành khái niệm tín ngưỡng và tôn giáo, học
sinh kể được những tôn giáo chính ở nước ta như phật giáo, thiên chúa giáo, đạo
cao đài, đạo hòa hảo, đạo tin lành, đạo hồi… để giúp các em hình dung và nhận
dạng được những tôn giáo mà các em vừa kể tôi cho các em quan sát những hình
ảnh mô tả những loại tôn giáo đó để các em nhận dạng được đặc điểm của các loại

tôn giáo ở nước ta.
Hs: Quan sát.
Gv: Thuyết trình thêm về ảnh.

2. Quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Để hình thành nội dung bài học những quy định của pháp luật nước ta về
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tôi cho học sinh quan sát những hình ảnh sau:

10


? Trên đây là những hoạt động của các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước ta trong
việc tham dự các hoạt động của các tôn giáo, thăm các nơi thờ tự của các tôn giáo,
tín ngưỡng. Vậy từ những hoạt động đó em thấy chính sách của nhà nước ta đối với
các nơi thờ tự của tôn giáo và tín ngưỡng được thể hiện như thế nào?
Hs: Nhà nước ta luôn tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền,
chùa, miếu thờ, nhà thờ…

? Những bức hình trên là những hành vi lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
để làm những việc trái pháp luật và những hành vi đó đã bị xử lí theo đúng quy
định của pháp luật nước ta. Vậy em hãy cho biết nhà nước ta có những quy định
như thế nào khi hoạt động tín ngưỡng tôn giáo.
Hs:
+ Không được bài xích, gây mất đoàn kết, chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng,
tôn giáo và những người không có tín ngưỡng tôn giáo, giữa những người có tín
ngưỡng tôn giáo khác nhau.
+ Nghiêm cấm việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng
để làm trái pháp luật và chính sách của nhà nước.
3. Mê tín dị đoan.
Khi hình thành khái niệm mê tín dị đoan tôi đã cho học sinh quan sát những

bức hình sau và đặt câu hỏi để học sinh thảo luận nhóm và giáo viên dẫn dắt, phân
tích giúp học sinh học khám phá ra nội dung bài học.

11


?Em hãy cho biết những hoạt động trong bức hình trên có phù hợp với lẽ tự nhiên
không? Vì sao?
Hs: không hợp lẽ tự nhiên. Vì những hoạt động đó trái lẽ tự nhiên.
? Vậy những hoạt động như trong những bức hình trên là hoạt động gì?
Hs: Hoạt động mê tín dị đoan.
? Từ đó em hiểu mê tín dị đoan là gì?
Hs: Mê tín dị đoan là tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự
nhiên như tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép dẫn tới hậu quả xấu cho cá
nhân và cộng đồng về sức khỏe, thời gian, tài sản và có thể cả tính mạng con người.
Ví dụ 3: Khi dạy bài 13: “phòng, chống tệ nạn xã hội” lớp 8 tôi đã sử dụng hình
ảnh để minh họa và đặt câu hỏi thảo luận và dẫn dắt học sinh đến với nội nội dung
bài học được tôi thực hiện ở các khâu sau.
1. Giúp học sinh nhận biết một số tệ nạn nguy hiểm ở nước ta.
Sau khi tôi cho học sinh tìm hiểu song khái niệm tệ nạn xã hội, tôi yêu cầu
các em thảo luận nhóm đôi kể một số tệ nạn xã hội nguy hiểm ở nước và đặt câu
hỏi.
? Em hãy kể một số tệ nguy hiểm ở nước ta.
Hs: Cờ bạc, ma túy, mại dâm, đua xe
Gv: sau khi học sinh kể được một số tệ nạn nguy hiểm như trên tôi cho các em xem
những bức hình về tệ nạn xã hội đó để các em hình dung và nhận biết được chúng,
các em được nhìn thấy tận mắt những tệ nạn xã hội sẽ giúp các em khắc sâu được
nội dung trên.

12



2. Tác hại của tệ nạn xã hội.
Khi tìm hiểu tác hại của tệ nạn xã hội tôi cho học sinh quan sát những bức
ảnh sau để minh họa và đặt câu hỏi để học sinh thảo luận nhóm 4 và giáo viên phân
tích, dẫn dắt học tìm hiểu tác hại của tệ nạn xã hôi đối với cá nhân, gia đình và xã
hội.

13


? Từ những bức ảnh các em đang quan sát các em hãy cho biết tệ nạn xã hội ảnh
hưởng như thế nào đến cá nhân, gia đình và xã hội?
Hs: Tệ nạn xã hội ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm
tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc. các tệ
nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma túy mại dâm là con đường
ngắn nhất làm lây truyền HIV AIDS một căn bệnh vô cùng nguy hiểm.
Ví dụ 4: Khi dạy bài bài 14: “quyền và nghĩa vụ lao động của công dân” lớp 9
tôi đã minh họa hình ảnh để phân tích dẫn dắt học sinh nắm nội dung bài học được
tôi tiến hành ở các khâu sau:
1. Chính sách của nhà nước về lao động
Để đến với nội dung bài học chính sách của nhà nước về lao động tôi đã
minh họa bằng những bức ảnh có nội dung phù hợp với những chính sách của nhà
nước về lao động như khuyến khích các hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm của
người dân, khuyến khích đầu tư của các cá nhân, doanh nghiệp trong nước và ngoài
nước trong việc tạo việc làm thu hút lao động và đặt câu hỏi để phân tích, dẫn dắt
học sinh đến với nội dung bài học.

? Những bức ảnh trên thể hiện rất rõ chính sách của nhà nước ta trong việc tạo việc
làm cho người lao động. Vậy em hãy cho biết nhà nước ta có những chính sách gì

trong việc tạo việc làm cho người lao đông.
14


Hs: Nhà nước có chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu
tư phát triển sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề
và học nghề để có việc làm, sản xuất kinh doanh thu hút lao động đều được nhà
nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ.
2. Quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em.
Khi dạy những quy định của pháp luật về việc sử dụng lao động đối với trẻ
em tôi đã cho học sinh quan sát những bức hình sau và đặt những câu hỏi để học
sinh thảo luận và giáo viên phân tích hình ảnh và dẫn dắt học sinh đến với nội dung
bài học.

? Từ những bức ảnh trên em hãy cho biết trong sử dụng lao động pháp luật nước ta
nghiêm cấm điều gì khi sử dụng lao động là trẻ em.
Hs: Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, cấm sử dụng người lao động
dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với chất độc
hại, cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi. cấm cưỡng bức,
ngược đãi người lao động.
2.4 Hiệu quả của sáng kiến.
Như vậy từ khi vận dụng phương pháp trên vào quá trình dạy học, chất lượng
được nâng lên rõ rệt, khác hẳn so với các năm học trước. Học sinh hăng say, hứng
thú trong học tập. Giờ học vừa thoải mái mà lại đạt hiệu quả cao. Đến nay học sinh
không chán học môn học này nữa, các em đã đam mê, có nhiều em đã đạt giải cao
trong kì thi học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh tổ chức. Hơn nữa kiến thức thu

15



được của các em không còn phiến diện chủ quan mà tăng tính khách quan. Các em
hiểu các vấn đề trở nên sâu sắc, bền vững.
Sau khi áp dụng kinh nghiệm trên trong dạy học môn GDCD bản thân cảm
thấy tiết học không còn khô khan, hiệu quả dạy học có sự thay đổi, học sinh thích
học môn GDCD các hoạt động của nhà trường được các em tổ chức hiệu quả. Các
hoạt động dạy và học của thầy và trò trở nên sôi nổi, hứng thú mang lại những kết
quả cao cho nhà trường
Kết quả năm học 2016 – 2017 và năm học 2017 – 2018 khi đã ứng dụng.
Năm học
Kết quả
2016 – 2017
2017 – 2018

Giỏi

Khá

15 %
27%

35%
42%

Trung
bình
50%
31%

Yếu


kém

0%
0%

0%
0%

Sau đây là bảng so sánh kết quả năm chưa áp dụng và năm áp dụng.
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém

Kết quả qua các năm
Năm học chưa áp dụng
Năm học áp dụng
2014 - 2015
2015 - 2016
2016 - 2017
2017 - 2018
1%
2%
15%
27%
10%
15%

35%
42%
67%
69%
50%
31%
18%
12%
0%
0%
4%
2%
0%
0%

So sánh khi chưa áp dụng dạy học bằng hình ảnh và năm học áp dụng
phương pháp dạy học bằng hình ảnh ta thấy năm học chưa áp dụng dạy học bằng
hình ảnh tỉ lệ học sinh yếu kém vẫn còn, học sinh khá giỏi ít thì sau những năm áp
dụng tỉ lệ học sinh yếu kém không còn nữa, học sinh khá giỏi tăng lên.
Kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Năm học 2016 – 2017 có 4 học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 trong
đó 1 giải nhì, 1 giải ba và 2 giải khuyến khích, có 2 học sinh được chọn vào đội ôn
thi học sinh giỏi cấp tỉnh; có 6 học sinh đạt học sinh giỏi cấp cụm trong đó có 2 giải
ba và 4 giải khuyến khích.
Năm học 2017 – 2018 có 5 học sinh đạt học sinh giỏi tuyến huyện trong đó
có 1 giải nhất, 2 giải nhì, 2 ba, có 3 học sịnh được chọn ôn thi học sinh giỏi cấp
tỉnh.
Điều thực sự làm tôi thấy vui mừng không chỉ là ở sự thay đổi ở những con
số mà điều đáng quan tâm hơn thấy được ở đây là ngoài việc các em vận dụng
trong học tập, học và hiểu bài thì việc ứng dụng ngoài đời của các em mới đáng

quý. Các em cũng biết tiết kiệm, cũng biết khoan dun, biết tha thứ cho lỗi lầm của
16


người khác, biết kính trọng ông bà, cha mẹ và biết thực hiện đúng quyền và nhĩa vụ
của công dân.

3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận.
Như vậy việc vận dụng dạy học bằng hình ảnh trong môn GDCD là một yêu
cầu quan trọng. phương pháp này học sinh được quan sát nhiều hơn, hình dung
nhiều hơn so với cách dạy thuyết trình thông thường. Gọi là đổi mới song thực chất
trong giờ giáo dục công dân giáo viên cần phối hợp nhiều phương pháp. Dù áp
dụng hình thức nào, phương pháp nào chúng ta vẫn phải cố gắng đảm bảo dạy học
theo tinh thần “lấy học sinh làm trung tâm”. Học sinh chủ động đi tìm kiến thức,
học sinh được nghĩ, được nói, được làm dưới sự hướng dẫn tổ chức của thầy cô.
Thực hiện được như vậy chúng ta mới có thể tạo được những con người năng động,
sáng tạo đưa đất nước vững bước sánh vai với năm châu trong thời kì hội nhập.
Trước thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh trường THCS có chiều
hướng giảm sút nghiêm trọng, vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng việc giáo dục
đạo đức cho học sinh, nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh là đòi hỏi cấp bách
của xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài nâng cao chất lượng bộ môn gây hứng
thú cho học sinh đã giúp cho đội ngũ giáo viên và CBQL xác định đúng tầm quan
trọng của công tác giáo dục đạo đức, pháp luật của học sinh ở nhà trường để có kế
hoạch hoàn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục học sinh, từ đó
giúp cho tập thể sư phạm của trường thấy được nhiệm vụ quan trọng này để ngoài
việc dạy chữ cho tốt còn phải lưu tâm, hết lòng giáo dục các em phát triển toàn diện
cả tài lẫn đức.

3.2 Những kiến nghị.
Để đảm bảo cho việc dạy và học môn GDCD đạt hiệu quả cao, tôi xin có một
số kiến nghị đề xuất như sau:
Cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư các phương tiện dạy học hiện đại, các
văn bản pháp luật, các tài liệu tham khảo có liên quan đến bộ môn để giáo viên có
thêm tư liệu sử dụng khi lên lớp.
Cần có nhiều lớp tập huấn về sử dụng công nghệ thông tin và phương pháp
soạn bài giảng bằng papoi để giáo viên có thể áp dụng được cách dạy học bằng
hình ảnh.
Có hướng dẫn thống nhất và cụ thể cho những tiết thực hành ngoại khóa để
giáo viên tiến hành dạy các tiết đó được thuận lợi hơn và đạt hiệu quả tốt hơn.
17


Phòng giáo dục cần có những hội thảo chia sẽ kinh nghiệm trong dạy học
môn giáo dục công dân.
Trên đây là những kinh ngiệm được đúc rút trong quá trình dạy học của tôi.
Bước đầu đã thu được các kết quả khả quan khi ứng dụng cách dạy học trên. Tuy
nhiên nó chỉ là kinh nghiệm của cá nhân, trong sáng kiến còn nhiều hạn chế mong
nhận được sự góp ý, xây dựng của đồng nghiệp, ban giám khảo để sáng kiến này
không còn là kinh nghiệm của bản thân nữa mà mang tính tập thể. Chúng ta sẽ cùng
vận dụng để chất lượng môn học ngày càng cao hơn để góp phần nhỏ bé trong việc
hoàn thành nhân cách của công dân Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thủ trưởng đơn vị
(Xác nhận)

Bá Thước, ngày 15 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm
của mình viết, không sao chép nội dung của

người khác.
Người viết

Cao Công Hoan

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo dục đạo đứctrong nhà trường.
2. Giáo dục Pháp luật trong nhà trường.
3. Các nghành luật trong hệ thống Pháp luật Việt Nam.
4. Sổ tay kiến thức Pháp luật (NXB Giáo dục)
5. Bộ tranh giáo dục công dân (NXB Giáo dục)
6. Sách Giáo khoa - Giáo viên GDCD 6,7,8,9
7. Thiết kế bài giảng GDCD 6,7,8,9
8. Bài tập tình huống GDCD 6,7,8,9
9. Tư liệu GDCD 6,7,8,9
10. Hình ảnh và vi deo trên Internet.

19


20


DANH MỤC ĐỀ TÀI SKKN
Danh mục các đề tài SKKN mà tác giả đã được Hội đồng Cấp phòng GD&ĐT, Cấp Sở
GD&ĐT và các cấp cao hơn đánh giá đạt từ loại C trở lên.
Tên đề tài, Sáng kiến


Năm

Xếp loại

Rèn luyện tư duy tích cực, chủ động,
sáng tạo, hợp tác cho học sinh bằng
phương pháp thảo uận nhóm ở môn

2012

C
cấp huyện

Số, ngày, tháng, năm của
quyết định công nhận, cơ
quan ban hành QĐ
Quyết định số … /QĐPGD&ĐT ngày 5 tháng 6 năm
2012 của Trưởng phòng Giáo
dục và Đào tạo Bá Thước

GDCD – THCS.

21



×