Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tổ chức một số trò chơi hóa học vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học trong trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 27 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

PHÒNG GD&ĐT BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

“TỔ CHỨC MỘT SỐ TRÒ CHƠI HÓA HỌC VÀO HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NHẰM NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC MÔN HÓA HỌC
TRONG TRƯỜNG THCS”

Người thực hiện: Phạm Thị Lộc
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Dân tộc Nội trú
Huyện Bá Thước
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Hóa học

THANH HOÁ NĂM 2018


STT
1

2

3
4
5
6


MỤC LỤC
Nội dung
1. mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến
kinh nghiệm.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Nguyên tắc thiết kế trò chơi
2.3.2. Hình thức tổ chức và phương pháp/kĩ thuật tổ
chức trò chơi.
2.3.3. Quy trình tổ chức trò chơi
2.3.4. Một số dạng trò chơi
2.3.5. Các biện pháp tổ chức tổ chức trò chơi hóa học
vào 1 buổi HĐNGLL cho học sinh lớp 9A Trường THCS
Dân tộc Nội trú Bá Thước.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nhiệm đối với hoạt
động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận.
3.2. Kiến nghị.
Tài liệu tham khảo
Danh mục các đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã được Hội
đồng SKKN Nghành GD huyện, tỉnh, đánh giá đạt từ loại
C trở lên.
Phụ lục: Các ảnh


CÁC CỤM TỪ VIÉT TẮT
STT
TỪ VIẾT TẮT
NỘI DUNG
1 THCS
Trung học cơ sở
2 SGK
Sách giáo khoa
3 PPDH
Phương pháp dạy học
4 PTHH
Phương trình hóa hoc
5 HS
Học sinh
6 HĐGDNGLL
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
7 GV
Giáo viên
8 BTC
Ban tổ chức
9 BGK
Ban giám khảo

Trang
1-2
2
2
2
2-3

3-4
4-5
5-6
6
6-7
7-18
18 - 20
20
20
21
22
23-25


1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Theo điều 28.2 Luật giáo dục (14/6/2005) đã ghi: “Phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” [3].
Để nâng cao chất lượng dạy học nói chung, nâng cao chất lượng dạy học
môn hóa học trong trường THCS nói riêng thì việc đổi mới phương pháp dạy
học là một trong những vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Một trong
những kỹ thuật dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo
của học sinh là biết tận dụng hết thời gian có được trên lớp và hướng dẫn học
tập ở nhà và các hoạt động khác như HĐGDNGLL có hiệu quả.
Để thực hiện được vấn đề trên học đòi hỏi người giáo viên bên cạnh việc có
kiến thức tốt còn phải có tâm huyết với nghề, lòng nhiệt tình, có kỹ năng,
phương pháp truyền đạt kiến thức sao cho kiến thức đến với người học ngắn

nhất, dễ hiểu nhất.
Hoá học là bộ môn khoa học thực nghiệm có vai trò quan trọng trong nhà
trường. Môn Hoá học cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức phổ thông, cơ
bản và thiết thực;
Ngoài việc nâng cao hiệu quả dạy học bằng nhiều phương pháp khác nhau
như: phương pháp thực hành, phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng
công nghệ thông tin …thì việc tạo hứng thú say mê học tập môn hoá học cũng là
một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Do đó giáo viên bộ môn cần hình thành ở các
em lòng yêu thích môn học, những cách học dễ nhớ, phương pháp làm việc khoa
học là nền tảng cho việc giáo dục học sinh, phát triển năng lực hành động và
hình thành kỹ năng sống.
Khi nói đến môn Hoá học ở trường trung học cơ sở, đa phần học sinh đều
cho rằng đây là một môn học khó, khô khan; Hơn nữa với lứa tuổi học sinh
THCS đây là lứa tuổi học làm người lớn vì vậy các em thường bị phân tán bởi
những suy nghĩ bên ngoài, khó tập trung vào bài giảng, đồng thời bên cạnh hoạt
động học là chủ đạo thì nhu cầu chơi, giao tiếp với bạn bè vẫn tồn tại, cần được
thoả mãn. Nếu người giáo viên biết phối hợp nhịp nhàng giữa nhiệm vụ của hoạt
động học với sự phù hợp nhu cầu chơi, giao tiếp của các em "Học mà chơi, chơi
mà học" thì các em sẽ hăng hái say mê học tập và tất yếu sẽ nâng cao chất lượng
môn học.
Không những thế thời gian trên lớp chỉ có 45 phút, nhiều nội dung không
thể khắc sâu để đa số học sinh hiểu ngay được mà cần có thời gian ngoài giờ lên
lớp để giúp học sinh hiểu bài tốt hơn.
Xuất phát từ những lý do trên cùng với suy nghĩ làm thế nào giúp học sinh
ham học và yêu thích môn học, tạo tiền đề cho việc phát triển tư duy của các em
1


ở cấp cao hơn. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm: "Tổ chức
một số trò chơi hóa học vào học hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm

nâng cao chất lượng dạy và học môn môn Hóa học trong trườngTHCS”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Trong một số tiết dạy học ngoài giờ lên lớp có nội dung “sinh hoạt theo chủ
đề: Em là nhà khoa học”, sinh hoạt theo chủ đề tự chọn, …. Tôi đã dạy học bằng
phương pháp tổ chức trò chơi là đưa học sinh đến với các hoạt động vui chơi
giải trí nhưng có nội dung gắn liền với môn hóa học. Trò chơi trong học tập có
tác dụng tăng hứng thú học tập, giúp học sinh hăng say học tập, kích thích sự
tìm tòi khám phá, chống mệt mỏi, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức của
bài học vào thực tế. Phát huy tính tư duy lô gich, tạo thói quen độc lập, hợp tác,
chủ động và sự sáng tạo của học sinh lôi cuốn các em vào những hoạt động học
tập được tốt hơn. Không những thế mà còn giúp cho các em có kỹ năng tổ chức
các sự kiện, kỹ năng giao tiếp được phát huy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Việc sử dụng trò chơi trong hóa học trong tiết học HĐGDNGLL 9, giúp HS
tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, nhằm nâng cao chất lượng môn hóa
học, đáp ứng được mục tiêu của giáo dục hiện nay.
Học sinh lớp 9 trường THCS Dân tộc Nội trú – Bá Thước – Thanh Hóa;
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Sách chuẩn kiến thức
kĩ năng bộ môn Hóa học; một số câu hỏi đố vui môn hóa học trên mạng Intenes;
sách tham khảo….
- Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát thái độ, mức độ hứng thú học
tập của học sinh.
- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Sau các tiết học tổ
chức trò chơi, lấy phiếu ý kiến và kết quả sau mỗi bài kiểm tra định kì.
- Phương pháp thực nghiệm: Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng;
áp dụng dạy thử nghiệm.
- Phương pháp phân tích: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ tích
cực của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1. Cơ sở lý luận:
Theo nghị quyết 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của BCH TW tại
hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo có ghi: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ
năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để
người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển
2


từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt
động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin và truyền thông trong dạy và học”. [2]
Xuất phát từ tình hình thực tế, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS,
đặc biệt là HS lớp 8, 9 – Đây có thể nói là giai đoạn khủng hoảng tâm lý, các em
thường bị phân tán sự chú ý, khó tập trung vào một vấn đề nào đó. Bên cạnh đó
bộ môn Hóa học lại là một môn khoa học tự nhiên, đòi hỏi sự tư duy logic, sự
tập trung cao độ và có phần khô khan.
Đối với HS trò chơi là một phát hiện mới, kích thích tò mò, muốn tìm hiểu,
khám phá. Do vậy, tôi thiết nghĩ thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt
động học tập là một biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh trường THCS.
Trò chơi Hóa học nhằm mục đích là thông qua trò chơi để củng cố, luyện
tập lại kiến thức của bài học hoặc phát hiện ra kiến thức của bài mới, hiểu biết
một số hiện tượng nảy sinh xung quanh chúng ta. Thông qua trò chơi các kiến
thức được truyền tải đến người học một cách nhẹ nhàng, dễ nhớ và nhớ lâu, kích
thích sự đam mê học tập.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn ở bậc THCS, sử dụng trò chơi Hóa học
có nhiều tác dụng như sau:
- Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học

bớt căng thẳng, gây hứng thú, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu trong học tập. Học
sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, ham học và yêu thích bộ môn.
- Kích thính sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình. Thông qua
trò chơi, học sinh vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng
tượng, trí nhớ; Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh
trong những tình huống phức tạp; tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc
sống để dễ dàng thích nghi với điều kiện mới của xã hội.
- Trò chơi Hóa học còn giúp hình thành cho HS một số kỹ năng cần thiết
như: quan sát, phân tích, suy luận, kỹ năng vận động, kĩ năng trình bày, kĩ năng
giao tiếp…
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
Bản thân tôi là một giáo viên được phân công công tác tại trường THCS
Dân tộc Nội trú Bá Thước được 3 năm - một trường học chuyên biệt, tất cả học
sinh là dân tộc thiểu số, nhiều học sinh xa gia đình bố mẹ, động cơ học tập của
một số em chưa thật tốt, còn chịu ảnh hưởng tác động của xã hội. Vì vậy trong
quá trình giảng dạy 3 năm học qua, tôi gặp một số khó khăn đặc biệt là với bộ
môn thực nghiệm như môn Hóa;
Thực trạng cho thấy với đặc thù của bộ môn, học sinh cảm thấy rất khó
khăn trong vấn đề lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, dẫn đến không yêu thích môn
học, hoặc có tư tưởng chỉ học thuộc lòng những kiến thức; Do đó, việc tiếp thu
kiến thức diễn ra một cách thụ động, hạn chế khả năng tư duy, sáng tạo, tầm
nhìn, tầm hiểu biết kiến thức khoa học, các em rất nhanh quên kiến thức. Các em
3


thường gặp khó khăn và lúng túng trong cách giải quyết những bài tập liên quan
đến nhiều kiến thức; Thậm trí khi đã kết thúc sau 1 năm được môn học hóa học
thế mà còn có học sinh chưa viết đúng các công thức một số chất hóa học thông
thường, chưa hiểu rõ cấu tạo nguyên tử gồm có mấy loại hạt, còn có học sinh
chưa phân biệt được a xít, ba zơ, muối, … Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới

việc nâng cao hiệu quả bài dạy, chưa phát huy được tính tích cực chủ động sáng
tạo của học sinh, học sinh không có động cơ học tập đúng đắn, kiến thức thực tế
còn nhiều thiếu xót. Điều đó đã thôi thúc tôi cần phải thực hiện vận dụng những
sáng kiến trong giảng dạy để góp phần đổi mới phương pháp dạy học nâng cao
chất lượng bộ môn hóa học;
Sau đây là Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm năm học 2017 - 2018
Bảng 1: Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm
Điểm Giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Lớp Sĩ số
SL
%
SL
%
SL %
9A 30
1
3,3
6
20
16
53,4
9B 30
1
3,3
5
16,7 17
56,7


Điểm yếu kém
SL
%
7
23,3
7
23,3

Bảng 2: Kết quả khảo sát mức độ tích cực, chủ động học
tập môn hóa học
Bình
Không
thích
Rất tích cực Tích cực
thường
học
Lớp Sĩ số
SL
%
SL
%
SL %
SL
%
9A 30
0
0
8
26,7 15
50

7
23,3
9B 30
0
0
6
20
17
56,7
7
23,3
Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm tôi thấy còn nhiều học sinh chưa hăng
say học tập; chất lượng còn thấp, tỷ lệ học sinh yếu kém còn khá cao trên 23 %;
với chất lượng như vậy sẽ không đạt chỉ tiêu đề ra; tôi luôn trăn trở để tìm ra
những hướng đi, cách giải quyết vấn đề để làm sao cho học sinh tích cực học
tập, chất lượng được nâng lên, đạt được chỉ tiêu đề ra. Vì vậy tôi đã mạnh dạn tổ
chức một số trò chơi hóa học cho học sinh vào buổi học HĐGDNGLL; Sau khi
thực hiện thực nghiệm cho học sinh lớp 9A tôi thấy chất lượng học sinh lớp 9 A
được nâng lên rõ rệt;
Trong sáng kiến này tôi xin trình bày những kinh nghiệm của bản thân
trong quá trình sử dụng một số trò chơi Hóa học vào trong buổi học hoạt động
giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhằm giúp học sinh yêu thích, hứng thú học tập; góp
phần nâng cao chất lượng bộ môn Hoá học; đồng thời góp phần rèn luyện kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng sống cho học sinh.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Nguyên tắc thiết kế trò chơi
2.3.1. 1. Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện:

4



- Mỗi trò chơi phải củng cố được một nội dung kiến thức cụ thể trong
chương trình (Có thể là kiến thức bài cũ, kiến thức bài mới, kiến thức thực hành,
luyện tập, liên hệ thực tế...)
- Kiến thức Hóa học có thể được chia thành: kiến thức lí thuyết, bài tập lí
thuyết, bài tập tính toán, bài tập tổng hợp… Các trò chơi được xây dựng trên cơ
sở các dạng bài tập trên, nhưng được mang những cái tên nhẹ nhàng, gây hứng
thú, góp phần hình thành, củng cố hoặc hệ thống kiến thức;
- Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng Hóa học, phát huy trí
tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo;
- Trò chơi có sức hấp dẫn thu hút được sự chú ý, tham gia của học sinh, tạo
không khí vui vẻ, thoải mái;
- Trò chơi cần phải gần gũi, sát thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh.
- Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp.
- Trò chơi phải được diễn ra trong một quỹ thời gian nhất định trong thời
gian 1 buổi ứng với 3 tiết hoặc 40 – 45 phút (tương ứng với 1 tiết học); hoặc
trong thời gian 5 -7 phút trong 1 tiết học chính khóa; tùy theo thời gian mà có
thể sử dung các hình thức chơi khác nhau. Nếu tổ chức trong 1 buổi có thể sử
dụng 4 vòng chơi mỗi vòng khoảng 5 - 10 câu hỏi cho mỗi đội chơi; mỗi buổi
chơi có khoảng 40 – 45 câu hỏi;
- Hình thức chơi, các câu hỏi đưa ra trong trò chơi phải được lựa chọn và
sử dụng phù hợp, đúng địa chỉ, tránh việc sử dụng lan man, không liên quan đến
nội dung kiến thức.
2.3.1.2. Nguyên tắc khai thác và thực hành
- Sử dụng triệt để yêu cầu, nội dung kiến thức cơ bản, cũng như đồ dùng,
phương tiện có sẵn của môn học (ở thư viện, đồ dùng của giáo viên, học sinh...).
- Các đồ dùng tự làm của giáo viên, học sinh khai thác từ những vật liệu
gần gũi xung quanh (Vỏ hộp bánh kẹo, giấy bìa...) sao cho đồ dùng vừa đảm bảo
tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém.
Từ các nguyên tắc trên, kết hợp với nội dung kiến thức trong sách giáo

khoa, căn cứ vào thời gian, mục tiêu đề ra ở mỗi buổi học cũng như đối tượng
học sinh, môi trường học tập ở nhà trường, để tôi thiết kế và vận dụng các trò
chơi vào từng buổi HĐGDNGLL cụ thể sao cho phù hợp.
2.3.2. Hình thức tổ chức và phương pháp/kĩ thuật tổ chức trò chơi:
Hình thức: Hoạt động nhóm 3-4 học sinh hoặc cặp đôi; hoạt động cá nhân.
Phương pháp/ kĩ thật sử dụng:
Phối hợp các phương pháp dạy học tích cực: Nêu vấn đề, giải quyết vấn
đề, đàm thoại, trực quan, Thảo luận nhóm (nhóm 3-4 em hay nhóm cặp đôi).

5


Phối hợp các kĩ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao
nhiệm vụ, kĩ thuật trình bày, kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thật động não, kĩ thuật phối
hợp, kĩ thuật tiếp sức, …
2.3.3. Quy trình tổ chức trò chơi
2.3.3.1. Làm công tác tổ chức:
Bố trí các dụng cụ, trang thiết bị để chơi;
Phân công công tác chuẩn bị: Nội dung, trang thiết bị, bố trí chỗ ngồi
cho các đội chơi;
Chuẩn bị phần thưởng cho các đội tham gia chơi và phần thưởng cho
khán giả; (Khi tổ chức 1 buổi chơi)
Dự trù kinh phí: 10 cuốn vở x 4000 đ/cuốn = 40.000 đồng
30 bút bi
Tổng kinh phí:

x 3000đ/cái

= 90.000 đồng.


130.0000 Một trăm ba mươi nghìn đồng;

Kinh phí do học sinh làm kế hoạch nhỏ thu lượm phế liệu (vỏ chai nhựa,
bìa cát tông).Thời gian thực hiện kế hoạch nhỏ từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2017.
2.3.3.2. Thành lập ban giám khảo vừa là ban tổ chức:
Ban giám khảo là giáo viên và chọn cử 2 học sinh học tốt nhất (do HS chọn
cử dưới sự hướng dẫn của giáo viên)
Ban giám khảo họp trước khi tổ chức trò chơi để xây dựng chương trình
cũng như thống nhất luật chơi.
2.3.3.3. Thành lập các đội chơi:
Tùy theo nội dung khó hay dễ mà thành lập số lượng các thành viên khác
nhau, hình thức tổ chức khác nhau.
Mỗi đội chơi là một nhóm HS có từ 3-4 học sinh, trong mỗi đội có cả 3 đối
tượng HS.
2.3.3.4. Các bước tiến hành:
Trò chơi được thực hiện thông qua 4 bước:
- Bước 1: BTC giới thiệu hình thức tổ chức và nội dung của trò chơi;
- Bước 2: BTC phổ biến luật chơi, hướng dẫn người chơi, cách tính điểm,
quy định thời gian cho từng nội dung; những điều người chơi không được làm…
- Bước 3: Tiến hành chơi
- Bước 4: Nhận xét, đánh giá, công bố kết quả, trao thưởng.
2.3.4. Một số dạng trò chơi:
Trong quá trình thực hiện các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi đã tổ
chức một số trò chơi như:
1. Trò chơi: “Hoa điểm 10”;

2. Trò chơi “Tiếp sức”;
6



3. Trò chơi: “Bức tranh bí ẩn”;

4. Trò chơi “Giải ô chữ”;

5. Trò chơi “Ong tìm tổ”;

6. Trò chơi “Tìm bạn”;

7. Trò chơi “Ai đúng, ai sai”;

8. Trò chơi “Hiểu biết”;

Do thời gian cũng như quy định trong một sáng kiến không cho phép tôi
thể hiện tất cả các nội dung mà tôi đã thực hiện trong các tiết, các buổi
HĐGDNGLL; Trong SKKN lần này mà tôi chỉ xin trình bày quá trình tổ chức
một số trò chơi trong 1 buổi HĐGDNGLL cho học sinh lớp 9A trường THCS
Dân tộc Nội trú Bá Thước. (Thời điểm tháng 10 năm 2017)
2.3.5. Các biện pháp tổ chức tổ chức trò chơi hóa học vào 1 buổi
HĐGDNGLL cho học sinh lớp 9A Trường THCS Dân tộc Nội trú Bá
Thước.nhằm nâng cao chất lượng môn Hóa học.
2.3.5.1. Làm công tác tổ chức:
- Kiểm tra công tác chuẩn bị: Nội dung, máy chiếu, máy tính, bìa cát tông,
chuông, bút.
- Bố trí các dụng cụ, trang thiết bị cho mỗi đội: Mỗi đội chơi có 4 bìa cát
tông đã có sẵn các phương án trả lời: A, B, C, D và một số bìa cát tông chưa có
chữ; 1 cái chuông, 2 bút dạ (Mỗi đội có 1 loại chuông riêng)
- Bố trí chỗ ngồi cho BGK: BGK ngồi phía trên phần bục giảng quay về
phía các đội chơi và khán giả.
- Bố trí chỗ ngồi cho các đội và khán giả: 3 đội chơi được xếp ngồi 3 bàn
phía trên cùng, phía dưới các đội chơi 2 mét là khán giả.

2.3.5.2. Thành lập ban giám khảo, đồng thời là ban tổ chức.
1. Giáo viên: Phạm Thị Lộc – Chỉ đạo – điều hành hoạt động.
2. HS: Nguyễn Thị Ngọc Anh - Dẫn chương trình – theo dõi hoạt động.
3. HS: Trương Thị Ngân Hà

- Theo dõi hoạt động – ghi chép kết quả .

- Ban giám khảo xây dựng 6 gói câu hỏi cho 4 vòng thi. Từ vòng 1 đến
vòng 3, mỗi vòng có 1 gói câu hỏi, riêng vòng 4 có 3 gói câu hỏi, ngoài ra còn
có các câu hỏi dành cho khán giả sau mỗi vòng thi; mỗi gói câu hỏi mang 1 chủ
đề khác nhau, trong vòng thi thứ 4 các đội bốc thăm gói câu hỏi, bốc được gói
câu hỏi nào thì trả lời gói câu hỏi đó, nếu trả lời sai, đội khác được quyền trả lời.
- BGK họp trước khi tổ chức trò chơi để xây dựng chương trình cũng như
thống nhất luật chơi;
2.3.5.3. Thành lập các đội chơi:
- Số học sinh của lớp đã chọn cử 2 HS vào ban tổ chức, còn 28 HS được
chia thành 3 tốp. (chia các tốp theo năng lực của học sinh)
+ Tốp 1: gồm 9 HS xếp học lực thứ tự từ 3 đến thừ 11; tương ứng có 9
phiếu để bốc thăm trong đó có 3 phiếu được tham gia chơi vào 3 đội là: số 1, số
2, số 3 và có 6 phiếu là khán giả;
7


+ Tốp 2: gồm 9 HS xếp học lực thứ tự từ 12 đến thừ 20; tương ứng có 9
phiếu để bốc thăm trong đó có 3 phiếu được tham gia chơi vào 3 đội là: số 1, số
2, số 3 và có 6 phiếu là khán giả;
+ Tốp 3: gồm 10 HS còn lại; tương ứng có 10 phiếu để bốc thăm trong đó
có 3 phiếu được tham gia chơi vào 3 đội là: số 1, số 2, số 3 và có 7 phiếu là khán
giả;
- Sau khi HS bốc thăm chọn đội chơi xong ghép các thành viên trong các

tốp bốc thăm có cùng số lại với nhau thành 1 đội; các thành viên có số 1 là đội 1,
số 2 là đội 2, số 3 là đội 3; mỗi đội sau khi hình thành xong, tự bầu đội trưởng
cho đội mình; số học sinh bốc thăm được làm khán giả cũng trở về vị trí của
mình.
- Hình thành 3 đội chơi theo như đã bốc thăm như sau:
Đội số 1: Vi Lê Phương, Anh, Hà Thị Hồng Tranh Trương Thị Ngọc. (Vi Lê
Phương Anh – đội trưởng)
Đội số 2: Đinh Minh Ánh, Lang Đức Giang, Mai Thị Linh. (Đinh Minh
Ánh - đội trưởng)
Đội số 3: Phạm Anh Dũng, Hà Thị Huệ, Hà Hoài Thương. (Phạm Anh
Dũng - đội trưởng).
2.3.5.4 Các bước tiến hành:
Trò chơi được thực hiện thông qua 4 bước:
Bước 1: Ban tổ chức giới thiệu hình thức tổ chức và nội dung của trò chơi;
gồm có 4 vòng thi:
+ Vòng thi thứ nhất: “Hoa điểm mười” với nội dung về “Chất, Nguyên tử,
phân tử, a xít, ba zơ, muối”.
+ Vòng thi thứ hai: “Bức tranh bí ẩn” với nội dung về “Sự o xi hóa”
+ Vòng thi thứ 3: “Đố vui hóa học” với nội dung về “Ô chữ thông thái”
+ Vòng chơi thứ 4: “Hiểu biết hóa học” với các nội dung vận dụng các kiến
thức hóa học liên quan đến đời sống hàng ngày.
(3 đội phải bốc thăm các gói câu hỏi cho đội mình)
Bước 2: GV phổ biến luật chơi, hướng dẫn người chơi. Bước này bao gồm
các công việc sau:
- Ban tổ chức phổ biến luật chơi.
- Cho đại diện các đội lên bốc thăm gói câu hỏi (vòng chơi thứ 4).
- Người điều hành trình chiếu các nội dung cần thực hiện trên máy chiếu;
- Đội trả lời được câu hỏi nào thì được điểm của câu hỏi ấy;
- Cách tính điểm: Điểm của từng vòng là tổng điểm của các câu trả lời
đúng. Tổng điểm của các đội là cộng điểm của các vòng chơi với nhau;

8


- Sau mỗi vòng chơi ban tổ chức tổng kết điểm và công bố điểm của từng
đội.
* Lưu ý: Những điều người chơi không được làm: Không được sử dụng
những dụng cụ, phương tiện không có trong quy định.
- Quy định cho cổ động viên: Cổ động viên ngồi trật tự để lắng nghe, được
cổ vũ khi người dẫn chương trình cho phép, chỉ được trả lời câu hỏi dành riêng
cho cổ động viên. Nếu cổ động viên nào không thực hiện nghiêm túc mời ra
khỏi phòng chơi;
Bước 3: Tiến hành chơi:

Vòng thi thứ nhất Trò chơi: “Hoa điểm 10”
* Phổ biến luật chơi: (Slail 2)
Đội trưởng điều hành các thành viên và phân công người trả lời bằng cách
giơ các đáp án A hay B hay C hay D.
Mỗi câu trả lời được tương ứng với 1 điểm; tổng điểm của vòng 1 là tổng
số điểm của các câu trả lới đúng; Nếu đội nào trả lới đúng tất cả 10 câu hỏi được
tổng vòng 1 là10 điểm.
Các câu hỏi trình chiếu trên máy tính, người dẫn chương trình đọc nội dung
câu hỏi, các đội chơi được suy nghĩ không quá 3 giây cho mỗi câu hỏi; sau khi
đại diện các đội chơi trả lời, người dẫn chương trình đưa ra đáp án chuẩn.
Sau khi cả 3 đội kết thúc người dẫn chương trình thông báo số điểm của
vòng chơi thứ nhất cho từng đội;
* Tiến hành chơi:
Câu 1: (Slail 3) Dãy các chất nào sau đây đều là bazơ:
A. NaOH, KOH, H2CO3
B. KOH, Mg(OH)2 , Fe(OH)3
C. Fe(OH)2 , K2O, Al(OH)3

D. Ba(OH)2 , HCl, Ca(OH)2;
Đáp án: B
Câu 2: (Slail 4) Bazơ tương ứng của MgO là:
A. MgOH

B. Mg2OH

C. Mg(OH)2

D. MgOH2

Đáp án: C
Câu 3: (Slail 5) Loại bazơ nào sau đây thường được dùng trong xây dựng?
A. NaOH

B. Fe(OH)2

C. CaO

D. Ca(OH)2

Đáp án: D. (GV tích hợp kiến thức liên hệ thực tế về: ứng dụng của
Ca(OH)2, giáo dục tính an toàn khi tôi vôi)
9


Câu 4: (Slail 6) Dãy các chất nào sau đây đều là a xít:
A. HCl, H2SO4, BaSO4, NaOH.
B. HCl, HNO3, KCl, NH4;
C. H3PO3, H2S, CH4, K2SO4;

D. HCl, HNO3, H3PO4, H2S,
Đáp án: D
Câu 5: (Slail 7) HNO3 là a xít tương ứng của o xít nào sau đây:
A. NO

B. NO2

C. NO3

D. N2O5

Đáp án: D
Câu 6: (Slail 8) Dung dịch a xít làm quỳ tím biến đổi thành màu:
A. Vàng

B. Đỏ

C. Xanh

D. Nâu

Đáp án: B
Câu 7: (Slail 9) Loại a xít nào sau đây dùng làm khô khí SO2, N2O5.
A. H2SO4,

B . HCl,

C.HNO3,

D. H3PO3,


Đáp án: A
Câu 8: (Slail 10) Dãy các chất nào sau đây đều là muối tan được trong nước:
A. NaCl, CaSO4, MgSO4, FeCO3;
B. K2SO4, Ba(NO3)2, Zn(NO3)2, CaCO3;
C. CaSO3, ZnCl2, Ba3(PO4)2 , Cu(NO3)2,
D. CaCl2, Ba(NO3)3, FeSO4, KCl .
Đáp án: D
Câu 9: (Slail 11) Muối nào sau đây được dùng làm thực phẩm.
A. K2SO4

B. FeCl2

C. NaCl

D. MgCl2

Đáp án: C
Câu 10: (Slail 12) Các dãy muối sau thuộc muối a xít:
A. NaHSO4

NaHSO3

Ba3(PO4)2

B. Na2SO4

KHSO3

Ca(HCO3)2


C. Ba(HCO3)2 Fe(HCO3)2 Zn(NO3)2
D.

Ca(HCO3)2 KHSO3

BaHPO4

Đáp án: D.
Kết quả vòng chơi thứ 1:
Đội 1: 10 điểm - Đội 2: 10 điểm - Đội 3: 10 điểm
10


* Câu hỏi dành cho khán giả:
Câu 1: (Slail 13) Chọn câu phát biểu đúng:
Nguyên tử được cấu tạo bởi:
A.Proton và nơtron.

C. Nơtron và electron.

B. Proton và electron.

D. Proton, nơtron và electron.

Đáp án: D.
Câu 2: (Slail 14) Chọn câu trả lời đúng:
Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi:
A.Proton và electron


C. Nơtron và electron.

B. Proton và Nơtron

D. electron, proton và nơtron.

Đáp án: B
Câu 3: (Slail 15) Một trong những hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng được
các chất thành phần bằng cách cho hỗn hợp vào nước, sau đó khuấy kỹ và lọc.
A.Bột đá vôi và muối ăn.

C. đường và muối.

B. Bột than và mạt sắt.

D. Bột cà phê, đường và sữa.

Đáp án: A.
Câu 4: (Slail 16) Sử dụng phương pháp nào sau đây để khai thác muối từ nước
biển:
A. Lọc và bay hơi.

B. Lọc và chưng cất

C. Bay hơi nước.

D. Lọc muối từ nước biển.

Đáp án: C


Vòng thi thứ 2: “Bức tranh bí ẩn”
* GV phổ biến luật chơi: (Slail 17)
Bức tranh bí ẩn gồm có 6 ô, mỗi đội được quyền lựa chọn 2 lần tùy thích.
Lần lượt đội số 1 được quyền chọn trước đến đội số 2 và cuối cùng là đội số 3;
Khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi xong và có từ bắt đầu, các đội mới
được quyền trả lời; Thời gian cho mỗi câu hỏi tối đa 3 giây. Nếu đội nào bấm
chuông sớm nhất sau từ bắt đầu thì được quyền trả lời;
Ở mỗi câu hỏi: Đội nào được lựa chọn ô nào thì được quyền trả lời ô đó,
HS suy nghĩ trong 3 giây và đại diện đội chơi đưa ra đáp án bằng cách trả lời
trực tiếp. Nếu trả lời sai thì hai đội còn lại mới được quyền trả lời, sau khi người
dẫn chương trình thông báo quyền trả lời cho hai đội còn lại bắt đầu, Nếu đội
nào bấm chuông trước được quyền trả lời, nếu phi phạm nội quy thì đội thứ 3
được quyền trả lời. Khi có đội trả lời đúng ô bí ẩn sẽ được mở ra và ô điểm
tương ứng lần lượt là10 – 8 - 6 điểm. Sau khi mở được 4 mảnh ghép HS được
quyền chọn bức tranh bí ẩn, Nếu có tín hiệu trả lời toàn bộ bức tranh bí ẩn thì
11


cho phép trả lời và trả lời đúng bức tranh bí ẩn được 20 điểm, nếu trả lời sai mất
quyền chơi cả vòng chơi. Nếu không đội nào tìm được bức tranh bí ẩn dành
quyền cho cổ động viên; Nếu cuối cùng không mở được bức tranh Giáo viên
phải thông báo bức tranh cần truyền đạt.
Sau khi kết thúc vòng chơi thứ 2 người dẫn chương trình thông báo số
điểm của vòng chơi cả hai vòng cho từng đội;
* Tiến hành chơi:
Thông qua việc trả lời các câu hỏi dưới dạng mở miếng ghép và giải mã
bức tranh, HS sẽ lĩnh hội được các kiến thức mà GV cần truyền đạt;

1
4


2

3

5

6

=>

4

2

3

5

6

Câu 1: (Slail 18) Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng khi
cho 1 cây nến đang cháy vào lọ thủy tinh rồi đậy nút kín?
Đáp án: Ngọn nến bị tắt do thếu o xi. (ô số 1 sẽ được mở ra)
Câu 2: (Slail 19) Giải thích vì sao khi càng lên cao thì tỉ lệ thể tích khí Oxi trong
không khí càng giảm?
Đáp án: Do tỷ khối của o xi nặng hơn không khí, Càng lên cao không
khí càng loãng. (ô số 2 sẽ được mở ra)
Câu 3: (Slail 20) Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng hóa hợp?
t

A. 2Fe(OH)3 ��
� Fe2O3 + 3H2O
0

B. CaO + H2O ��
� Ca(OH)2
C. CuO +

H2

0

t
��


Cu

+H2O

D. Fe + 2HCl ��
� FeCl2 + H2
Đáp án: B. (ô số 3 sẽ được mở ra)
Câu 4: (Slail 21) Vì sao những người thợ lặn đều phải thở bằng bình chứa khí
Oxi?
Đáp án: Vì o xi rất ít tan trong nước, vì thế phải dùng bình chứa o xi
để cung cấp đủ o xi cho quá trình hô hấp. (ô số 4 sẽ được mở ra)
Câu 5: (Slail 22) Vì sao phản ứng cháy của các chất trong oxi lại mãnh liệt hơn
trong không khí?


12


Đáp án: Tiếp xúc của chất cháy với o xi lớn nhất. (ô số 5 sẽ được mở
ra)
Câu 6: (Slail 23) Vì sao phải sục không khí vào các bể nuôi các cảnh hoặc các
chậu cá sống bán ngoài chợ?
Đáp án: Vì o xi ít tan trong nước, làm như thế tăng lượng o xi cho cá
hô hấp. (ô số 6 sẽ được mở ra)
� Nội dung bức tranh:

(Slail 24)

Kết quả vòng chơi thứ 2:
Đội số 1: 10 điểm - Đội 2: 20 điểm - Đội 3: 28 điểm
Câu hỏi dành cho khán giả: (Slail 25) Sự oxi hóa là gì? Trong các phản ứng
sau, phản ứng nào xảy ra sự oxi hóa?
A. 4Al + 3O2
B. 2KMnO4
C. 2C4H10 +

2Al2O3

0

t
��

0


t
��


K2MnO4 + MnO2 + O2

t
13O2 ��

0

8CO2

+

10H2O

Đáp án: Sự o xi hóa là sự tác dụng của một chất với o xi. Pư (1) và (3)

Vòng chơi thứ 3: Đố vui hóa học “Ô chữ thông thái” [4].
* GV phổ biến luật chơi: (Slail 26,27)
Nội dung gồm 9 hàng ngang, lần lượt mỗi đội sẽ được quyền chọn 3 lần;
vòng chơi này đội số 3 được quyền chọn trước, đến đội số 1 và cuối cùng là đội
số 2
Người chơi sẽ giải mã ô chữ hành dọc bằng cách giải mã từng ô chữ hàng
ngang.
Mỗi ô chữ hàng ngang sẽ có một chữ cái liên quan đến đến ô chữ hàng dọc.
Thời gian giải mỗi ô chữ hàng ngang là 10 giây, điểm 10 cho mỗi hàng chữ
chữ.
Sau khi mở được 7 hàng ô chữ hàng ngang có quyền đoán ô chữ thông thái.

Nếu ba đội chơi không có câu trả lời đúng quyền trả lời sẽ thuộc về khán
giả
* Tiến hành chơi: (Slail 28 -> 39)
Câu 1: (Slail 29) Những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học được gọi là
gì?
Đáp án: Đơn chất (Hàng chữ số 1 sẽ được mở ra)
13


Câu 2: (Slail 30) Tên nguyên tố có ký hiệu hóa học là Zn?
Đáp án: Kẽm (Hàng chữ số 2 sẽ được mở ra)
Câu 3: (Slail 31) Tên chất khí có trong khí tự nhiên và khí Bioga?
Đáp án: Mê tan (Hàng chữ số 3 sẽ được mở ra)
Câu 4: (Slail 32) Là những chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa
học?
Đáp án: Hợp chất (Hàng chữ số 4 sẽ được mở ra)
Câu 5: (Slail 33) Tên kim loại có nguyên tử khối là 119?
Đáp án: Thiếc (Hàng chữ số 5 sẽ được mở ra)
Câu 6: (Slail 34) Đây là chất khí có mầu vàng lục, mùi hắc, nặng gấp 2,5 lần
không khí?
Đáp án: Clo (Hàng chữ số 6 sẽ được mở ra)
Câu 7: (Slail 35) Là đơn chất kim loại duy nhất ở điều kiện bình thường là chất
lỏng?
Đáp án: Thủy ngân (BS: Thủy ngân là chất rất độc và được sử dụng làm
nhiệt kế vì vậy khi sử dụng nhiệt kế tránh để nhiệt kế bị vỡ thủy ngân dính vào
tay chân, quần áo ..) (Hàng chữ số 7 sẽ được mở ra)
Câu 8: (Slail 36) Đây là một tính chất vật lý đặc trưng của kim loại?
Đáp án: Dẫn điện (Hàng chữ số 8 sẽ được mở ra)
Câu 9: (Slail 37) Hạt tạo ra lớp vỏ của nguyên tử?
Đáp án: Electron (Hàng chữ số 9 sẽ được mở ra)


Giới thiệu về nhà hóa học Men – đê – lê ép) (Slail 40) (Slail 41)
14


Kết quả vòng chơi thứ 3:
Đội 1: 20 điểm - Đội 2: 20 điểm - Đội 3: 30 điểm

* Vòng chơi thứ 4: “Phần hiểu biết”
* GV phổ biến luật chơi: (Slail 42)
Phổ biến luật chơi, cách chơi: Đại diện các đội lên bốc thăm để chọn gói câu
hỏi cho đội mình.
Ở phần thi này các đội chơi sẽ lựa chọn gói câu hỏi được ban tổ chức thiết
kế trên Slail, Đội nào bốc thăm được gói câu hỏi nào thì trả lời câu hỏi đó; Mỗi
gói câu hỏi có 5 câu, mỗi câu trả lời đúng đạt 10 điểm và tổng điểm là 50 điểm.
Nếu trả lời sai đội khác được quyền trả lời. Điểm tương ứng lần lượt là 10 – 8 –
6. Thời gian cho mỗi câu hỏi là 15 giây.
Gói câu hỏi số 1: Từ câu số 1 - câu số 5
Gói câu hỏi số 2: Từ câu số 6 - câu số 10
Gói câu hỏi số 3: Từ câu số 11 - câu số 15
* Tiến hành chơi:

Gói câu hỏi số 1 (câu 1 – câu 5)

Câu 1: (Slail 43) Kim loại Na có phản ứng trực tiếp với muối CuCl 2 để tạo
thành muối NaCl được không? Vì sao?
Đáp án: Không.
Vì Na là kim loại kiềm nên Na sẽ tác dụng với nước có trong dung dịch
muối trước để tạo thành NaOH và giải phóng khí H 2, sau đó NaOH mới tác dụng
với CuCl2 theo PTHH sau:

Na
NaOH +

+

H2O

CuCl2



NaOH + H2

� Cu(OH)2





+ NaCl

Câu 2: (Slail 44) Tại sao con dao làm bằng thép để lâu ngoài không khí ẩm lại
có lớp màu nâu bám trên bề mặt dao? Để sử dụng con dao làm bằng thép được
bền ta phải làm gì?
Đáp án: Do con dao được làm bằng thép thành phần chính là sắt, sắt để
trong môi trường ẩm lâu, sắt sẽ tác dụng với ô xi của không khí tạo ra lớp ô xít
sắt từ, màu nâu trên bề mặt dao. Để sử dụng dao được bền ta phải để nơi khô ráo
và lau chùi sạch sau khi dùng;
Câu 3: (Slail 45) Bằng cách nào có thể phân biệt được hai chất bột màu trắng là
P2O5 và Na2O.

Đáp án: Lấy các mẫu thử cho vào các ống nghiệm, sau cho nước vào khấy
cho tan hết, tiếp theo nhúng quỳ tím vào các dung dịch thu được, dung dịch nào
làm cho quỳ tím hóa đỏ, chất ban đầu là P 2O5, dung dịch nào làm cho quỳ tím
hóa xanh chất ban đầu là Na2O.(HS có thể trả lời cả PTHH)

15


Câu 4: (Slail 46) Cho một mảnh đồng vào dung dịch bạc nitrat, thấy xuất hiện
dung dịch màu xanh lam và xuất hiện kết tủa màu trắng bạc bám vào thanh
đồng. Hãy giải thích hiện tượng trên?
Đáp án: Đồng là kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn bạc, nên khi cho
Cu vào dung dịch AgNO3. Cu đã đẩy Ag ra khỏi dung dịch để tạo thành
Cu(NO3)2 và kết tủa bạc bám vào thanh đồng.
Câu 5: (Slail 47) Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả cần phải làm gì?
Đáp án: Cung cấp đủ ô xi, tăng diện tích tiếp súc của nhiên liệu với o xi.
Gói câu hỏi số 2 (câu 6 – câu 10)
Câu 6: (Slail 48) Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì? Là học
sinh em phải làm gì?
Đáp án: Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại: Sức khỏe con người,
đời sống thực động vật, các công trình xây dựng bị phá hủy, hiệu ứng nhà kính ..
Giải pháp:
- Vệ sinh môi trường sạch sẽ (cả nhà, lớp học, ký túc xá, sân trường, nơi
công cộng...)
- Trồng cây xanh, trồng rừng, bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng.
- Tuyên truyền mọi người giữ gìn vệ sinh môi trường.
Câu 7: (Slail 49) Vì sao pháo hoa lại có nhiều màu sắc khác nhau?
Đáp án: Trong thuốc của pháo hoa có chứa muối của một số kim loại khi
đốt cháy ở nhiệt độ cao cho màu rực rỡ.
Ví dụ: Muối natri (màu vàng), Ba (lục), K (tím), Li (tía), Sr (đỏ), …

Câu 8: (Slail 50) Kim cương có thể cháy được không? Vì sao?
Kim cương là một dạng thù hình của cacbon nên có thể cháy được ở nhiệt
độ cao, sản phẩm sinh ra là CO2 và không để lại tro.
Ckim cương + O2  CO2
Câu 9: (Slail 51) Vì sao khi mở bình nước ngọt có gas lại có nhiều bóng khí
thoát ra? Khí đó là khí gì?
Đáp án: Khi mở nắp áp suất bên ngoài thấp hơn so với áp suất trong chai,
nên bóng khí sẽ thoát ra ngoài. Khí đó là khí CO2.
Câu 10: (Slail 52) Vì sao vào mùa đông thường xảy ra hiện tượng ngộ độc khí
đốt ?
Đáp án: Mùa đông, người ta thường đóng kín cửa và đốt lửa sưởi ấm.
Khi chất đốt cháy trong điều kiện thiếu không khí sẽ sinh ra một ít CO, CO
là một khí độc, khi hít phải CO, CO kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn
không cho máu nhận oxi và cung cấp o xi cho các tế bào nên gây tử vong.
16


Do đó mùa đông không nên đóng quá kín cửa khi đốt lửa sưởi ấm.
Gói câu hỏi số 3 (câu 11 – câu 15)
Câu 11: (Slail 53) Vì sao càng đun nấu lâu ngày bằng than, củi, ... lớp nhọ nồi
bên ngoài càng dày ?
Đáp án: Đại đa số chất cháy đều có chứa cacbon. Khi không có đủ không
khí thì cacbon cháy không hết và tạo thành các hạt bay trong không khí, bám
vào nồi nên làm cho nhọ nồi ngày càng dày thêm.
Câu 12: (Slail 54) Vì sao Khi pha loãng a xit sunfuric đặc phải đổ axit sunfuric
đậm đặc vào nước mà không được làm ngược lại?
Đáp án:
Quá trình hòa tan H2SO4 đậm đặc vào H2O sẽ tỏa nhiệt rất lớn.
Nếu cho nước vào axit: vì nước nhẹ hơn nên nổi lên trên bề mặt axit, khi đó
nó sẽ sôi mãnh liệt và bắn lên tung tóe, dính vào người gây bỏng.

Nếu thực hiện ngược lại, axit sẽ chìm vào nước, lượng nhiệt sinh ra sẽ phân
tán đều trong thể tích nước lớn nên nước sẽ nóng lên từ từ mà không sôi một
cách quá nhanh
Câu 13: (Slail 55) Vì sao vôi sống mới nung để lâu lại tự động rã ra?
Đáp án: Vôi sống (CaO) tác dụng với hơi nước và CO 2 trong không khí tạo
thành Ca(OH)2 (vôi tôi) và CaCO3.
CaO + H2O  Ca(OH)2
CaO + CO2  CaCO3.
Quá trình này diễn ra chậm nhưng rất đều đặn, kết quả là vôi sống dần dần
rả thành bột trắng.
Câu 14: (Slail 56) Vì sao khi dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi ?
Đáp án: Khi dùng đồ bằng bạc đựng thức ăn, có một lượng nhỏ bạc tan vào
nước tạo thành ion bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Vì thế thức ăn lâu bị ôi
thiu.
Câu 15: (Slail 57) Vì sao khi nấu canh cá người ta thường dùng các chất chua
như lá me, cà chua, thơm,...?
Đáp án: Cá thường có mùi tanh là do trong cá chứa một số amin là các
hợp chất có tính bazơ.Trong các chất chua có mặt một số axit (như axit xitric) có
tác dụng trung hòa các amin có trong cá. Do đó mùi tanh sẽ bị mất đi.
Kết quả vòng chơi thứ 3:
Đội số 1: 40 điểm - Đội 2: 40 điểm - Đội 3: 50 điểm

Câu hỏi dành cho khán giả:
Câu 1: (Slail 58) Kim loại nào được con người sử dụng đầu tiên?
17


Đáp án: Kim loại đồng (Cu)
Câu 2: (Slail 59) Kim lạo nào được tạo nên thành phần chính trong nước vôi?
Đáp án: Kim loại can xi (Ca)

Câu 3: (Slail 60) Có công mài sác có ngày nên kim, câu tục ngữ này nói về hiện
tượng vật lý hay hiện tượng hóa học?
Đáp án: Hiện tượng vật lý
Câu 4: (Slail 61) Chất khí nào được nạp vào bình chữa cháy?
Đáp án: Khí các bon đi o xít (CO2)
Câu 5: (Slail 62) Vì sao trái đất có khuynh hướng nóng dần lên?
Đáp án: Có 2 nguyên nhân:
Do hoạt động của mặt trời, nguyên nhân từ vũ trụ, sự biến đổi trên trái đất
như hoạt động của núi lửa, các dòng hải lưu nóng và lạnh,…
Do các hoạt động của con người trong công nghiệp cũng như trong đời
sống làm cho hàm lượng CO2 trong không khí tăng lên; CO 2 là màn chắn ngăn
cản nhiệt lượng trên mặt đất khuyếch tán ra bên ngoài bầu khí quyển; Kết quả là
làm cho khí hậu trên Trái đất ấm lên.
Bước 4: Nhận xét, đánh giá, công bố kết quả của từng đội chơi. Sau các
vòng chơi học sinh củng cố được kiến thức về: Chất, nguyên tử, phân tử, A xít,
ba zơ, muối. Thông qua việc trả lời các câu hỏi để mở miếng ghép và giải mã
bức tranh, HS đã được củng cố toàn bộ kiến thức của bài học bao gồm: sự oxi
hóa, phản ứng hóa hợp, ứng dụng của oxi đồng thời hình thành cho các em một
số kỹ năng liên hệ kiến thức để giải thích một số hiện tượng thực tế...
Kết quả 4 vòng chơi của các đội đạt được như sau:
Đội 1
Đội 2
Đội 3

Vòng 1
10
10
10

Vòng 2

10
20
28

Vòng 3
20
20
30

Vòng 4
40
40
50

Tổng điểm
80
90
118

Xếp giải
Giải ba
Giải nhì
Giải Nhất

Trao giải thưởng: Giải nhất: 5 cuốn vở và 5 bút bi trị giá 35.000 đồng
Giải nhì: 5 cuốn vở trị giá 20.000 đồng
Giải 3: 5 bút bi trị giá 15.000 đồng
Giải thưởng cho cổ động viên 15 bút bị trị giá 45.000 đồng
Tổng kinh phí cho 1 buổi HĐNGLL là: 115.000,00
(Một trăm mười lăm nghìn đồng)

2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

18


2.4.1. Đối với hoạt động giáo dục.
Ngay sau khi kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm học 2017 – 2018 tôi đã
tiến hành tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi hóa học cho học sinh lớp 9A
cho thấy đến kết quả học kì I năm học 2017 – 2018 tỷ lệ học sinh hứng thú học
tập cũng như chất lượng của học sinh lớp 9A tăng lên rõ rệt so với lớp 9B không
được tổ chức trò chơi này. Tuy nhiên để thực hiện được công việc này đòi hỏi
mỗi giáo viên cần phải đầu tư chuẩn bị cả về nội dung cũng như trang thiết bị và
kể cả kinh phí cho hoạt động thật chu đáo. Không những thế đòi hỏi mỗi giáo
viên thật sự nhiệt tình, tận tâm với công việc.
Bảng 3: Kết quả học tập môn hóa học kết thúc học kì I năm
học 2017 – 2018 như sau
Lớp Sĩ số
9A
9B

30
30

Điểm Giỏi
SL
%
5
16,7
2

6,7

Điểm khá
SL
%
12
40
6
20

Điểm TB
SL %
12
40
19
63,3

Điểm yếu kém
SL
%
1
3,3
3
10

So sánh bảng số 1 (trang 4) kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học của
lớp 9A, 9B so với bảng số 3 (kết thúc học kì I năm học 2017– 2018 của lớp 9A
và 9B cho thấy: Lớp 9A được tổ chức trò chơi hóa học vào tiết HĐGDNGLL
chất lượng học sinh đạt loại giỏi khá tăng lên rõ rệt đạt trên 56,7% so với lớp
9B không được tổ chức trò chơi này, học sinh lớp 9B đạt khá giỏi chỉ đạt 26,7 %

trong khi điểm khảo sát chất lượng đầu năm của 2 lớp 9A và 9B các tỷ lệ gần
tương đương nhau;
Bảng 4: Kết quả khảo sát mức độ tích cực, chủ động học tập
môn hóa học của học sinh sau khi kết thúc học kì I năm học
2017 - 2018
Lớp Sĩ số
9A
9B

30
30

Rất tích cực

Tích cực

SL
5
2

SL
12
5

%
16,7
6,7

%
40

16,7

Bình
thường
SL %
13
43,3
19
63,3

Không thích
học
SL
%
0
0
4
13,3

So sánh bảng số 2 (trang 4) sau khi khảo sát đầu năm học của lớp 9A, 9B
so với bảng số 4 (kết thúc học kì I năm học 2017– 2018 của lớp 9A, 9B cho thấy
lớp 9A được tổ chức trò chơi hóa học vào tiết HĐGDNGLL tỷ lệ học sinh đến
lớp 9A tích cực học tăng lên rõ rệt (56,7 %) không còn học sinh không thích
học, trong khi đó lớp 9B chưa được áp dụng sáng kiến này vào dạy học cho thấy
vẫn còn có 4 học sinh không thích học môn hóa học, tỷ lệ học sinh tích cực học
môn hóa học rất thấp dưới 30% .
2.4.2. Đối với bản thân.
Qua kết quả trên tôi thấy mình cần tăng cường tổ chức các trò chơi hóa học
nhiều hơn nữa và đồng loạt ở cả hai khối lớp. Thực hiện hiệu quả hơn các tiết
học HĐGDNGLL.

19


2.4.3. Đối với đồng nghiệp.
Đây cũng là một cách thức tổ chức dạy học đạt kết quả tốt, tôi rất mong
được đồng nghiệp ủng hộ và áp dụng trong các tiết dạy của mình.
2.4.4. Đối với nhà trường.
Cần đẩy mạnh chất lượng các buổi học HĐGDNGLL ở tất cả các khối, lớp
trong nhà trường để góp phần nâng cao chất lượng đại trà của nhà trường.
3. Kết luận, kiến nghị
3.1. Kết luận:
Trên đây là một số cải tiến trong quá trình giảng dạy bộ môn Hóa học với
mục đích gây hứng thú, sự yêu thích môn học cho học sinh; tạo cho các em môi
trường học tập vui vẻ, sinh động, kiến thức đến với các em một cách nhẹ nhàng,
làm giảm áp lực, giảm sự khô khan, cứng nhắc của bộ môn khoa học tự nhiên để
góp phần nâng cao chất lượng. Ngoài ra, sử dụng trò chơi Hóa học còn góp phần
hình thành một số kĩ năng cho HS như: kỹ năng phân tích, quan sát… đề cao ý
tưởng sáng tạo, khám phá cái mới, kỹ năng sống cho học sinh.
Sau khi đã thực hiện đề tài được các đồng nghiệp trong trường rất ủng hộ,
tuy nhiên chắc chắn không thể không thiếu sót. Với sáng kiến lần này tôi mong
muốn được sự đóng góp giúp đỡ của hội đồng khoa học ngành giáo dục, bổ sung
cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn; đồng thời được triển khai rộng rãi trên
địa bàn huyện Bá Thước góp phần nâng cao chất lượng môn hóa học THCS trên
toàn Huyện.
3.2. Kiến nghị:
Nhà trường cần huy động các nguồn lực hỗ trợ để đầu tư thêm về cơ sở vật
chất (phòng học bộ môn), trang thiết bị dạy – học (Máy chiếu, Hoá chất, dụng
cụ) để đảm bảo điều kiện cho quá trình dạy và học;
Cần có chế độ đãi ngộ, khuyến khích các giáo viên sáng tạo, học tập nâng
cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;

Tăng cường tổ chức các buổi thảo luận, học tập chuyên đề, để giáo viên
có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau./.
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Bá Thước, ngày 8 tháng 3 năm 2018
Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh
nghiệm của mình viết, không sao
chép của người khác.
Giáo viên

Phạm Thị Lộc
20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn thực hiện hoạt động NGLL của Bộ GD&ĐT.
2. Tài liệu về đổi mới dạy học môn Hóa học THCS (tài liệu tham khảo) của
Bộ giáo dục đào tạo.
3. Luật số 38/2005/QH11 – Luật giáo dục ngày 14/6/2005 của Quốc hội.
4. Các trò chơi hóa học trên mạng Intenet

21


Mẫu 1 (2)

DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC
CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN

Họ và tên tác giả:
Phạm Thị Lộc
Chức vụ và đơn vị công tác: Trường THCS Dân tộc Nội trú Bá Thước

TT
1.

2.

3
4

Tên đề tài SKKN
Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ
và hướng dẫn học sinh phân
tích bảng số liệu trong dạy
học môn Địa lý THCS

Cấp đánh giá
xếp loại
(Ngành GD cấp
huyện/tỉnh; Tỉnh...)

PGD&ĐT Bá
Thước
Sở Giáo dục và
đào tạo tỉnh
Thanh hóa

Phương pháp dạy học tiết 13 PGD&ĐT


địa lý 7 – tiết ôn tập theo định Thước
hướng đổi mới
Sở Giáo dục và
đào tạo tỉnh
Thanh hóa
Một số hoạt động nhằm phát PGD&ĐT Bá
huy vai trò công tác nữ công Thước
trong trường THCS.
Một số kinh nghiệm dạy tốt
PGD&ĐT Bá
môn hóa học 9 cho HS trường Thước
THCS Dân tộc Nội trú Bá
Thước .

Kết quả
đánh giá
xếp loại
(A, B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại

Loại A
cấp Huyện
Loại C
cấp Tỉnh

2005-2006


Loại B
cấp Huyện
Loại B
Cấp Tỉnh

2009-2010

Loại C
cấp Huyện 2012-2013
Loại B
cấp Huyện

2015-2016

----------------------------------------------------

22


PHẦN PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CÁC EM HỌC SINH 9A ĐANG THAM GIA HOẠT
ĐỘNG TRONG BUỔI HĐGDNGLL

* Ban tổ chức phổ biến luật chơi

23



×