Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Bình luận về những cơ hội và thách thức của các nước đang phát triển khi tham gia vào GPA 1994

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.8 KB, 5 trang )

LỜI MỞ ĐẦU:
Hiện nay, càng ngày càng nhiều quốc gia đang phát triển tham gia vào hiệp định
mua sắm chính phủ (GPA) của WTO. Hơn thế nữa là hiệp định này cũng ngày càng
được sửa đổi, cải tiến để phù hợp với các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, việc tìm
hiểu để nắm rõ những cơ hội, thách thức trước khi tham gia vào hiệp định này của
các quốc gia là điều vô cùng cần thiết. Việt Nam ta cũng đang xem xét trong việc
tham gai vào hiệp định này; sau đây em xin trình bày đề tài: “Bình luận về những
cơ hội và thách thức của các nước đang phát triển khi tham gia vào GPA 1994”.
NỘI DUNG:
I.
1.

Khái quát chung về hiệp định mua sắm chính phủ
Tổng quan
Hiệp định này được thỏa thuận bởi các Bộ trưởng của các nước thành viên trong
Tuyên bố Tokyo ngày 14 tháng 9 năm 1973 trên khuôn khổ Hiệp định chung về
thuế quan và thương mại (GATT) nhằm giảm hoặc loại bỏ các biện pháp phi thuế
quan, những tác động hạn chế và làm méo mó tới thương mại làm cho các nguyên
tắc quốc tế có hiệu quả hơn.
Hiệp định này còn đảm bảo lợi ích cho các nước đang phát triển khi tham gia hiệp
định, họ sẽ được áp dụng những biện pháp dành cho những nước được đối xử đặc
biệt và ưu đãi hơn. Thực hiện hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế
để tăng mức sống của người dân. Tình hình và các vấn đề cụ thể của các nước kém
phát triển nhất trong số các nước đang phát triển cũng được quan tâm đặc biệt và
đảm bảo những nước này được hưởng đối xử đặc biệt khi có bất kỳ các biện pháp
chung hay cụ thể nào dành ưu đãi cho họ.
Bên cạnh những điều trên còn cần xây dựng khuôn khổ quốc tế thỏa thuận về
quyền và nghĩa vụ liên quan tới các quy định, thủ tục… của hiệp định nhằm đạt
1



được tự do hóa nhiều hơn, mở rộng thương mại và tằng cường khuôn khổ quốc tế.
Hiệp định đảm bảo không phân biệt đối xử giữa những sản phẩm hoặc nhà cung
cấp trong và ngoài nước. Tạo sự minh bạch của luật lệ, qui định, thủ tục và tập
quán về mua sắm chính phủ. Thiết lập thủ tục quốc tế về thông báo, tham vấn,
giám sát và giải quyết tranh chấp nhằm đảm bảo việc thực thi bình đẳng, nhanh
chóng và hiệu quả các quy định quốc tế đối với việc mua sắm của chính phủ và
duy trì sự cân bằng quyền lợi và nghĩa vụ ở mức cao nhất có thể.
2.

Phạm vi điều chỉnh
− Bất kỳ luật lệ, qui định, thủ tục và tập quán nào liên quan tới mua sắm của chính
phủ đối với sản phẩm của các thực thể thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định này.
Bao gồm cả các dịch vụ kèm theo nhưng không vượt quá giá trị sản phẩm.
− Bất kỳ hợp đồng mua sắm nào có giá trị 150.000 SDR hoặc hơn.
− Việc mua sắm của các thực thể theo sự điều khiển trực tiếp của các bên và thực thể
được chỉ định khác đối với các thủ tục và tập quán mua sắm.
Những cơ hội và thách thức của các nước đang phát triển khi tham gia vào

II.
1.

GPA 1994
Những cơ hội khi tham gia GPA của các nước đang phát triển
− Việc tham gia vào GPA cũng như là tham gia vào các tổ chức khác sẽ giúp cho
các nước đang phát triển có cơ hội tốt trong việc mở rộng thì trường cũng như tiếp
cận được với nhiều thị trường mua sắm phát triển của các nước thành viên GPA.
Tiếp cận với các công nghệ tiên tiến của các nước phát triển để từ đó học hỏi, tiếp
thu cũng như cải tiến về công nghệ để đáp ứng được việc cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngoài.
− Tiếp đó giá trị đồng tiền trong các đoạt động mua sắm của mỗi nước thành viên

cũng được gia tăng một cách đáng kể. Việc công khai, minh bạch trong việc sử dụng
tiền mua sắm sẽ giúp cho việc quản trị dễ dàng hạn chế tối đa tham nhũng. Đảm bảo
nguyên tắc không phân biệt đối xử đảm bảo cạnh tranh một cách công bằng, lành
2


mạnh hơn. Như vậy, GPA được coi như là một công cụ giúp thúc đẩy mục tiêu quản
lý tốt nền kinh tế.
− Ngoài ra trong Hiệp định này còn có riêng các điều khoản nhằm bảo đảm lợi ích
của các nước đang phát triển khi tham gia vào GPA cụ thể được quy định tại Điều 3
về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các nước đang phát triển bao gồm:
• Trong việc thực hiện quản lý Hiệp định, xem xét về sự phát triển, nhu cầu thương
mại và tài chính của các nước đang phát triển nhằm:
+ Bảo vệ cán cân thanh toán và bảo đảm đủ mức dự trữ cho việc thực hiện chương
trình phát triển kinh tế.
+ Thúc đẩy việc thành lập hoặc phát triển ngành công nghiệp nội địa bao gồm việc
phát triển ngành công nghiệp quy mô nhỏ và thủ công ở vùng nông thôn hoặc lạc
hậu; phát triển kinh tế trong các lĩnh vực khác của nền kinh tế.
+ Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nếu các cơ sở này hoàn toàn hoặc về cơ bản dựa vào
việc mua sắm của chính phủ.
+ Khuyến khích sự phát triển kinh tế thông qua các thỏa thuận khu vực hoặc toàn
cầu giữa các nước đang phát triển được đưa ra cho các Bên ký kết GATT và không
được các bên thỏa thuận.
• Theo các quy định của Hiệp định, áp dụng những luật lệ, quy định tạo thuận lợi
cho việc tăng nhập khẩu từ các nước đang phát triển, đặc biệt chú ý tới những vấn
đề của các nước kém phát triển nhất và những nước có trình độ phát triển kinh tế
thấp.
• Để đảm bảo cho các nước đang phát triển tham gia vào Hiệp định, các nước phát
triển sẽ phải nỗ lực đưa các thực thể mua sắm các sản phẩm mà các nước đang phát
triển có lợi ích xuất khẩu.


3


• Các nước đang phát triển được áp dụng ngoại lệ thỏa thuận, tức là họ được đàm
phán với các bên khác trong Hiệp định để chấp nhận các ngoại lệ theo quy định về
đối xử quốc gia đối với những thực thể hay sản phẩm nhất định.
• Các nước đang phát triển được trợ giúp về kĩ thuật từ các bên là nước phát triển.
• Các bên là nước phát triển sẽ thành lập các trung tâm thông tin để trả lời những
yêu cầu hợp lý từ các Bên là nước đang phát triển đối với những thông tin liên
quan về luật định, thủ tục và tập quán mua sắm.
• Ngoài ra những nước kém phát triển nhất còn nhận được đối xử ưu đãi như: các
bên có thể dành lợi ích của Hiệp định này cho những nhà cung cấp ở những nước
kém phát triển nhất này như ưu tiên nhập khẩu những sản phẩm có xuất xứ từ
những nước này; Các bên là nước phát triển sẽ trợ giúp về các quy định, tiêu chuẩn
kỹ thuật và có thể lựa chọn những nhà thầu tiềm năng ở những nước này khi tiến
hành đấu thầu.
2.

Những thách thức khi tham gia GPA của các nước đang phát triển
− Những thách thức thường thấy khi tham gia GPA của những nước đang phát triển
đó là sự khác biệt giữa pháp luật trong nước và những quy định trong Hiệp định.
Vì vậy việc sửa đổi, xây dựng khung pháp lý trong nước sao cho phù hợp với các
cam kết và nguyên tắc cơ bản của GPA là điều tiên quyết khi gia nhập.
− Bên cạnh đó là việc cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài sẽ khó khăn
hơn vì họ có kĩ thuật cao, công nghệ tiên tiến. Vì vậy cần thúc đẩy việc học tập, cải
cách công nghệ, kĩ thuật cho các thực thể trong nước sao cho đáp ứng được yêu
cầu quốc tế phù hợp với Hiệp định.
− Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong nước đủ năng lực để thực hiện
những cam kết và nghĩa vụ trong Hiệp định cũng là vô cùng quan trọng. Để tránh

việc thất thế khi tham gia vào Hiệp định.
KẾT LUẬN:
4


Qua bài làm trên có thể thấy việc tham gia vào GPA của các nước đang phát triển
là điều cần thiết. Tuy nhiên việc khắc phục những khó khăn khi tiếp cận thì trường
mới này cũng không hề đơn giản. Vì vậy cần tìm hiểu kĩ lưỡng những quy định
trong GPA để việc tham gia vào Hiệp định này sẽ đem lại lợi ích lớn cho quốc gia.
Việt Nam cũng đang xem xét và chuẩn bị để gia nhập Hiệp định này; nước ta là
nước đang phát triển cho nên việc khắc phục những hạn chế trước khi gia nhập
Hiệp định này là thực sự cần thiết.

5



×