Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Tiểu luận thất nghiệp ở việt nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.42 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIÊN
Môn: KINH TẾ VĨ MÔ

BÀI TIỂU LUẬN
Thất nghiệp ở Việt Nam.
Nguyên nhân, thực trạng và giải pháp

GV hướng dẫn: ThS. Trần Thị Bích Dung
Nhóm sv thực hiện: Nhóm 2
Lớp: Nhân lực - K35

1/
2/
3/
4/
5/

Mai Lê Huy
Nguyễn Vũ Thanh
Dương Thanh
Phạm Hải
Ngô Thị Hà

Anh
Hằng
Hiệp
Sơn
Vân

(NL02)


(NL01)
(NL01)
(NL01)
(NL01)


MỤC LỤC
Muc lục
Lý do chọn đề tài
A – Cơ sở lý thuyết
I. Một số khái niệm
II. Phân loại thất nghiệp
III. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
IV. Tầm quan trọng của vấn đề thất nghiệp

B - Nguyên nhân
I. Sự tìm kiếm việc làm và thất nghiệp tạm thời
II. Tính cứng nhắc của tiền lương thực tế và thất nghiệp chờ việc
III. Tổng kết
C - Thực trạng – Thất nghiệp ở Việt Nam
I. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam

II. Những tác động tiêu cực của thất nghiệp
D - Giải pháp cho thất nghiệp ở Việt Nam
I. Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết.
II. Đầu tư.
III. Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc
IV. Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp và an sinh xã hội.
V. Những biện pháp khác
E – Kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang
1
2
2
2
3
3
4
4
4
5
8
10
10
13
15
15
16
16
17
17
18
19

Lý do chọn đề tài
Thất nghiệp là vấn đề kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến con người trực tiếp nhất và nghiêm
trọng nhất. Đối với hầu hết mọi người, mất việc đồng nghĩa với tình trạng giảm mức
sống và sức ép tâm lý. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta thấy thất

nghiệp là chủ đề thường được nêu ra trong các cuộc tranh luận chính trị. Đặc biệt trong
những năm gần đây, dưới tác động của sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu, vấn đề thất
nghiệp đã trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Nghiên cứu thất nghiệp để phát hiện ra
nguyên nhân gây ra nó, thấu hiểu hiện trạng thực tế của vấn đề và góp phần cải thiện
tình hình thông qua việc đề ra những chính sách của nhà nước đối với tình trạng thất


nghiệp. Đây là lý do để nhóm chúng em bắt tay nghiên cứu đề tài: “ Thất nghiệp ở Việt
Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”.
A – CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I. Một số khái niệm:
a. Lực lượng lao động:
Lực lượng lao động trong nền kinh tế bao gồm những người trong độ tuổi lao



động, có khả năng lao động, đang làm việc và những người thất nghiệp.
Lực lượng lao động không bao gồm những người đang đi học, không tìm việc



và không có khả năng lao động.
b. Thất nghiệp là gì?
Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người trong độ tuổi lao động muốn
có việc làm, có đăng kí tìm việc và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được
việc làm. Việc làm phải là những việc có ích, được luật pháp công nhận, tạo ra
thu nhập hoặc tạo điều kiện gia tăng thu nhập cho những người trong gia đình.
Theo những tiêu chuẩn thống kê dân số hiện nay, một cá nhân được tính là
người thất nghiệp phải có đủ các điều kiện sau:



Trong độ tuổi lao động (từ tuổi 15 đến 55 đối với nữ và 60 đối với nam).



Mong muốn và sẵn sàng làm việc.



Đã và đang tích cực tìm kiếm việc làm.



Không có việc làm.

c. Tỷ lệ thất nghiệp (U):
Là tỷ lệ phầm trăm số người thất nghiệp chiếm trong lực lượng lao động, được
tính theo công thức:

II. Phân loại thất nghiệp:
a. Phân loại theo nguyên nhân:




Thất nghiệp tạm thời: gồm những người vừa thay đổi nơi ở nên phải tìm việc
làm mới, sinh viên mới ra trường đang tìm việc, những người không hài long
với việc làm hiện tại, sẵn sang nghỉ việc để tìm việc khác phù hợp hơn.




Thất nghiệp cơ cấu: Khi nền kinh tế chuyển đổi cho ra đời những ngành sản
xuất mới (thiếu lao động) thì những ngành sản xuất cũ sẽ bị thu hẹp đi (thừa
lao động). Thất nghiệp sẽ xảy ra vì công nhân ở ngành cũ phải được đào tạo
lại để làm việc trong ngành mới.



Thất nghiệp chu kỳ: xuất hiện khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái.

b. Phân loại theo tính chất:


Thất nghiệp tự nguyện: là những người thất nghiệp do đòi hỏi mức lương cao
hơn mức lương hiện hành.



Thất nghiệp không tự nguyện (thất nghiệp cổ điển): là những người muốn có
được việc làm ở mức lương hiện hành nhưng lại không có việc làm.

III. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên:
Lúc nào trong nền kinh tế cũng có tồn tại một số người thất nghiệp. Tỷ lệ thất
nghiệp tự nhiên là mức bình quân mà tỷ lệ thất nghiệp biến động xoay quanh
nó. Được xác định bằng công thức:

Trong đó:
U/L là tỷ lệ thất nghiệp (U là số người thất nghiệp, L là lực lượng lao động).
s là tỷ lệ mất việc.
f là tỷ lệ tìm được việc làm.

Ý nghĩa: Bất kỳ chính sách nào nhằm cắt giảm tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên đều
phải giảm tỷ lệ mất việc hoặc tăng tỷ lệ tìm được việc làm.
Tính chất: Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên không phải là một con số bất biến mà có
khuynh hướng tăng lên do nền kinh tế năng động luôn biến động liên tục; do
sự tham gia vào lực lượng lao động của của thanh niên, phụ nữ, những người
di dân,… và do những thay đổi trong các chính sách của chính phủ. Tỷ lệ thất
nghiệp luôn lớn hơn 0.


IV. Tầm quan trọng của vấn đề thất nghiệp.
Thất nghiệp là vấn đề kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến con người trực tiếp nhất và
nghiêm trọng nhất. Đối với hầu hết mọi người, mất việc đồng nghĩa với tình
trạng giảm mức sống và sức ép tâm lý. Vậy tại sao lại có thất nghiệp và những
yếu tố nào quyết định quy mô của nó?
B - NGUYÊN NHÂN
I. Sự tìm kiếm việc làm và thất nghiệp tạm thời.
1. Sự tìm kiếm việc làm:


Một nguyên nhân gây ra thất nghiệp là công nhân cần có thời gian để tìm việc
làm. Bởi lẽ, công nhân có những sở thích và năng lực khác nhau. Hơn nữa, các
nguồn thông tin về người muốn tìm việc làm và chỗ làm việc còn trống không
luôn luôn trùng pha, ăn khớp, sự cơ động về mặt địa lí của công nhân cũng
không diễn ra ngay lập tức. Quá trình tìm kiếm việc làm thích hợp đòi hỏi phải có
thời gian và nỗ lực. Dĩ nhiên, vì công việc khác nhau đòi hỏi các loại chuyên môn
khác nhau và đem lại mức lương khác nhau, nên những công nhân thất nghiệp
có thể không chấp nhận công việc đầu tiên mà họ tìm được.

2. Thất nghiệp tạm thời:



Tình trạng thất nghiệp do công nhân cần có thời gian để tìm kiếm việc làm gọi là
thất nghiệp tạm thời. Mức độ thất nghiệp tạm thời nào đó là cần thiết trong nền
kinh tế thay đổi.



Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, các loại hàng hóa mà doanh nghiệp và hộ gia
đình có nhu cầu thay đổi theo thời gian. Khi nhu cầu về hàng hóa thay đổi, nhu
cầu về lao động để sản xuất ra các loại hàng hóa đó cũng thay đổi theo.
VD: Việc phát minh ra máy tính cá nhân làm giảm nhu cầu về máy đánh chữ,
dẫn tới sự giảm sút nhu cầu về lao động của các công ty sản xuất máy đánh
chữ. Đồng thời, điều này lại làm tăng nhu cầu về lao động trong ngành công
nghiệp điện tử.




Tương tự, do các vùng khác nhau sản xuất những hàng hóa khác nhau, nhu cầu
về lao động có thể tăng ở vùng này, trong khi giảm ở vùng khác.
VD: Sự gia tăng giá dầu có thể làm nhu cầu về lao động tăng ở các bang sản
xuất dầu mỏ như Texas và giảm ở các bang sản xuất ôtô như Michigan.



Sự thay đổi trong cơ cấu nhu cầu giữa các ngành hoặc vùng là sự dịch chuyển
giữa các ngành. Vì sự dịch chuyển giữa các ngành thường xuyên xảy ra và vì
công nhân cần có thời gian để thay đổi ngành nghề của mình, nên thất nghiệp
tạm thời luôn luôn tồn tại.


II. Tính cứng nhắc của tiền lương thực tế và thất nghiệp chờ việc.


Nguyên nhân thứ hai gây ra thất nghiệp là tính cứng nhắc của tiền lương – hay
còn gọi là thất bại của việc điều chỉnh tiền lương để cân bằng cung cầu lao động.



Trong mô hình cân bằng cung cầu lao động, tiền lương thực tế điều chỉnh để cân
bằng cung cầu. Tuy nhiên, tiền lương không phải lúc nào cũng linh hoạt. Đôi khi
tiền lương bị mắc ở mức cao hơn mức làm cân bằng thị trường.

Cung
Tiền lương thực tế

Lượng thất nghiệp

Tiền lương cứng nhắc

Lượng lao động được thuê

Cầu

Lao động




Khi tiền lương thực tế cao hơn mức cân bằng thị trường, lượng cung về lao
động lớn hơn lượng cầu. Các doanh nghiệp phải áp dụng biện pháp nào đó để

phân phối việc làm khan hiếm cho công nhân. Tính cứng nhắc của tiền lương
làm giảm tỷ lệ tìm được việc làm và làm tăng tỷ lệ thất nghiệp.



Tình trạng thất nghiệp phát sinh từ tính cứng nhắc của tiền lương và phân phối
việc làm được gọi là thất nghiệp chờ việc. Thất nghiệp chờ việc phát sinh do
doanh nghiệp thất bại trong việc cắt giảm tiền lương, mặc dù có tình trạng dư
cung về lao động.



Ba nguyên nhân làm cho tiền lương cứng nhắc: luật về tiền lương tối thiểu, sức
mạnh độc quyền của công đoàn và tiền lương hiệu quả.

1. Luật về tiền lương tối thiểu:


Luật về tiền lương tối thiểu tạo ra mức tối thiểu bắt buộc của tiền lương mà các
doanh nghiệp phải trả cho công nhân của mình. Chính phủ đã gây ra sự cứng
nhắc của tiền lương khi ngăn không cho tiền lương giảm xuống tới mức cân
bằng.



Lưu ý: Đối với hầu hết công nhân, mức lương tối thiểu này không có tính chất
ràng buộc, vì thu nhập của họ cao hơn nhiều so với mức tối thiểu. Nhưng có một
số công nhân không lành nghề và thiếu kinh nghiệm, mức lương tối thiểu làm
tăng tiền lương của họ lên trên mức cân bằng, điều đó làm giảm lượng cầu của
doanh nghiệp về loại lao động này.


2. Công đoàn và thương lượng tập thể:


Nguyên nhân thứ 2 gây ra tính cứng nhắc của tiền lương là sức mạnh độc quyền
của công đoàn. Tiền lương của công nhân tham gia công đoàn không phải do
trạng thái cân bằng cung cầu, mà do sự thương lượng tập thể giữa những người
lãnh đạo công đoàn và hội đồng quản trị doanh nghiệp quyết định. Thông
thường, hợp đồng cuối cùng làm cho tiền lương tăng lên trên mức cân bằng và
cho phép doanh nghiệp quyết định thuê bao nhiêu lao động. Kết quả là số lượng
công nhân được thuê giảm đi và số người thất nghiệp chờ việc tăng lên.



Hầu hết các doanh nghiệp đều không thích công đoàn. Công đoàn không chỉ làm
tăng tiền lương, mà còn làm tăng sức mạnh của người lao động trong quá trình


thương lượng về nhiều vấn đề, vd: số giờ lao động, điều kiện lao động… Công
đoàn cũng có thể tác động tới mức lương mà doanh nghiệp trả cho những công
nhân không tham gia công đoàn, vì sự đe dọa thành lập công đoàn có thể giữ
cho tiền lương cao hơn mức cân bằng.
3. Tiền lương hiệu quả:


Các lý thuyết về tiền lương hiệu quả là nguyên nhân thứ 3 làm cho tiền lương
cứng nhắc. Những lý thuyết này quả quyết rằng tiền lương cao làm cho công
nhân có năng suất lao động cao hơn.




Lý thuyết thứ nhất về tiền lương hiệu quả được áp dụng ở hầu hết các nước
nghèo cho rằng tiền lương ảnh hưởng tới dinh dưỡng. Những công nhân được
trả lương cao hơn có thể mua được thức ăn giàu dinh dưỡng hơn, họ khỏe
mạnh hơn và có năng suất cao hơn. Do đó, doanh nghiệp có thể quyết định trả
lương trên mức cân bằng để nuôi dưỡng lực lượng lao động khỏe mạnh.



Lý thuyết thứ hai đúng với các nước phát triển hơn cho rằng tiền lương cao làm
giảm tình trạng bỏ việc. Công nhân có nhiều lý do để bỏ việc – để nhận được
việc làm tốt hơn ở các doanh nghiệp khác, thay đổi ngành nghề hoặc chuyển
đến các vùng khác của đất nước. Thông qua việc trả lương cao, doanh nghiệp
giảm bớt được tần suất bỏ việc, qua đó giảm được thời gian tuyển dụng và đào
tạo công nhân mới.



Lý thuyết thứ ba cho rằng chất lượng bình quân của lực lượng lao động trong
một doanh nghiệp phụ thuộc vào mức lương trả cho người lao động của mình.
Nếu doanh nghiệp cắt giảm tiền lương, những người lao động giỏi nhất sẽ tìm
việc làm ở nơi khác và trong doanh nghiệp chỉ còn lại những người lao động
không có cơ hội kiếm được việc làm khác. Hiện tượng này được gọi là “lựa chọn
bất lợi”. Thông qua biện pháp trả lương trên mức cân bằng, doanh nghiệp có thể
giảm bớt sự lựa chọn bất lợi, nâng cao chất lượng bình quân của lực lượng lao
động, qua đó tăng năng suất.



Lý thuyết thứ tư cho rằng mức lương cao có thể làm tăng nổ lực của công nhân.

Doanh nghiệp không thể giám sát triệt để nỗ lực lao động của người công nhân,
họ có thể làm việc chăm chỉ, hoặc họ có thể chọn cách trốn việc, chấp nhận bị
phát hiện và bị đuổi việc. Hiện tượng này được gọi là “suy giảm đạo đức”. Doanh


nghiệp có thể khắc phục vấn đề này bằng cách trả lương cao. Tiền lương càng
cao, tổn thất mà công nhân phải chịu khi bị đuổi việc càng lớn, họ có động lực để
nỗ lực làm việc.
III. Tổng kết:


Có 2 nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp: Sự tìm kiếm việc làm và tính cứng nhắc
của tiền lương. Trong đó, lại có 3 nguyên nhân dẫn đến sự cứng nhắc của tiền
lương là luật về tiền lương tối thiểu, sức mạnh độc quyền của công đoàn và lý
thuyết về tiền lương hiệu quả.



Một cách cụ thể hơn, gần với thực tế hơn, chúng ta hãy tham khảo bảng sau:




Ta thấy một nguyên nhân có thể gây ra nhiều hơn một loại hình thất nghiệp. Ví
dụ, suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế gây ra thất nghiệp nhu
cầu nhưng cũng tác động đến một số ngành và lĩnh vực kinh tế gây ra thất
nghiệp cơ cấu. Chính sách tiền lương tối thiểu theo hướng cao có thể ảnh
hưởng đến việc làm gây ra thất nghiệp cơ cấu, đặc biệt với những người tham
gia thị trường lao động lần đầu và những người chưa có tay nghề hoặc tay nghề
thấp; đồng thời làm giảm nhu cầu lao động của một số doanh nghiệp. Cơ chế

cứng trong sử dụng lao động tại doanh nghiệp nhà nước gây ra cả thất nghiệp
cơ cấu và thất nghiệp nhu cầu vì chi phí lao động quá cao, năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp nhà nước thấp.
C – THỰC TRẠNG
Thất nghiệp ở Việt Nam

I. Tình hình thất nghiệp ở Việt Nam
Thất nghiệp đang là nỗi sợ hãi của mỗi quốc gia trên thế giới, đặc biệt là từ cuộc khủng
hoảng năm 2008. Thất nghiệp trở thành mối quan tâm nóng bỏng toàn cầu, vượt xa mọi
vấn đề lo lắng thông thường khác, kể cả cái đói nghèo, nhất là khi khủng hoảng kinh tế,
tài chính gõ cửa đến từng hộ gia đình.
1/ Năm 2008:


Dưới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, số
người mất việc làm năm 2008 khoảng 667.000 người, 3.000 lao động từ nước
ngoài phải về nước trước thời hạn. Theo Bộ Lao Động, tỷ lệ thất nghiệp của Việt
Nam vào khoảng 4,65%. Tức là khoảng hơn 2 triệu lao động không có việc làm.



Danh sách các doanh nghiệp giải thể, tạm ngưng hoạt động, thu hẹp sản xuất
ngày càng dài thêm trong các báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
TP HCM. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và làn sóng thất nghiệp đã lan đến Việt
Nam - khi hàng ngàn lao động ở các thành phố đã bị mất việc làm trong những
tháng cuối năm này.



Trong thông báo gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP HCM, Công ty

TNHH Sambu Vina Sport cho biết sẽ giảm 224 lao động kể từ ngày 11-1-2009.


Trước đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã thông báo về việc cắt giảm lao động như
Công ty Sony Việt Nam, Công ty liên doanh RSC, Công ty TNHH Castrol BP
Petco, Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-Ichi Việt Nam... với tổng số lao
động bị mất việc trên 1.000 người. Hàng ngàn lao động mất việc cuối năm 2008.
Hàng vạn người bị nợ lương, không có tiền thưởng. Nhiều người có cũng như
không, vì tiền thưởng cho một năm lao động cật lực không đủ ăn bát phở.

Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động
năm 2008 phân theo vùng (Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam)


Theo Tổng cục Thống kê (TCTK), chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta những năm
gần đây chỉ được tính cho khu vực thành thị, với những người trong độ tuổi 1560 với nam và 15-55 với nữ. Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động, còn
một chỉ tiêu khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là chỉ tiêu quan trọng được
tính cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị, nhưng từ trước đến nay
chưa công bố. Ở Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn tỷ lệ
thất nghiệp; trong đó tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị.
Với cách hiểu như vậy, tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam hiện là 4,65%, tăng 0,01%


so với năm 2007. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện là 5,1%, tăng
0,2% so với năm 2007. Đáng chú ý, tỷ lệ thiếu việc làm nông thôn tới 6,1%, trong
khi tỷ lệ này ở khu vực thành thị là 2,3%. 5 năm lại đây, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu
việc làm có xu hướng giảm 0,1-0,2%/năm. Nhưng do ảnh hưởng của biến động
kinh tế thế giới, từ năm 2007 đến nay, tỷ lệ này đang tăng dần. Người lao động
được phỏng vấn cho biết, nếu trong năm 2007 họ có thể có việc làm 20
ngày/tháng thì đến cuối 2008, họ chỉ có việc làm khoảng 10 ngày/tháng, trong đó

số ngày làm các công việc xây dựng giảm khoảng 70%, các công việc khác như
khuân vác, chuyển đồ, thu dọn vệ sinh… giảm khoảng 30%. Tiền tiết kiệm hàng
tháng trung bình giảm mạnh và hầu như không có.
Tăng trưởng GDP Việt Nam giảm từ 8,5% năm 2007 xuống còn 6,23% năm
2008. Theo các chuyên gia kinh tế, về lý thuyết, GDP giảm 2% thì tỷ lệ thất
nghiệp sẽ tăng 1%.


Theo thống kê của Bộ LĐ-TB-XH, hết năm 2008, cả nước mới có gần 30.000 lao
động tại khối doanh nghiệp bị mất việc vì nguyên nhân kinh tế suy giảm. Còn
theo cách tính của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), cứ 1% tăng trưởng GDP sẽ
có thêm 0,33 - 0,34% lao động có việc làm. Như vậy, với Việt Nam, nếu GDP
giảm khoảng 2% trong năm 2008 tương ứng sẽ có 0,65% việc làm bị mất. 0,65%
tương đương với số lượng khoảng 300 nghìn người.

2/ Năm 2009:


So với năm 2008, tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn gia tăng. Tỷ lệ thất
nghiệp ở nông thôn và tỷ lệ thiếu việc làm tăng. Còn khu vực thành thị thì tỷ lệ
thất nghiệp giảm nhưng tỷ lệ thiếu việc làm lại tăng.


Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động
năm 2009 phân theo vùng (Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam)

3/ Năm 2010

Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động
năm 2010 phân theo vùng (Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam)



Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị năm 2010 là 4,29%, giảm 0,31 %. Tỷ lệ thất
nghiệp khu vực nông thôn là 2,3%, tăng 0,05% so với năm ngoái.



Bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ
tuổi lao động là 3,57% giảm 2,04% so với 2009. Trong đó, khu vực thành thị là
1,82%, giảm 2,51%, khu vực nông thôn là 4,26%, giảm 2,25% so với 2009.



Theo Tổng cục thống kê, tỷ lệ dân số cả nước từ 15 tuổi trở lên tham gia lực
lượng lao động tăng từ 76,5% lên 77,3% năm 2010.




Trong đó, tỷ lệ lao động khu vực nông - lâm - thủy sản giảm từ 51,9% năm 2009
xuống 48,2% năm 2010. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 21,6% lên
22,4%. Khu vực dịch vụ tăng từ 26,5% lên 29,4%.

II. Những tác động tiêu cực của thất nghiệp:
Thất nghiệp gây ra phí tổn cho xã hội thể hiện trên 4 phương diện:
a. Tổn thất về sản lượng quốc gia (GDP) và thu nhập:


Những tổn thất về sản lượng và thu nhập là rất hiển nhiên vì các nguồn
lực con người không được sử dụng triệt để, một số người phải làm những

công việc không đúng chuyên môn hoặc chấp nhận là việc với mức lương
thấp dẫn đến bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ hoặc sản
xuất ít hơn, giảm tính hiệu quả của sản xuất theo quy mô. Thất nghiệp còn
làm cho thu nhập người dân giảm dẫn đến nhu cầu xã hội giảm. Hàng
hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít ỏi, chất
lượng sản phẩm và giá cả tụt giảm. Hơn nữa, tình trạng thất nghiệp cao
đưa đến nhu cầu tiêu dùng ít đi so với khi nhiều việc làm, do đó mà cơ hội
đầu tư cũng ít hơn. Vào những năm 60, nhà kinh tế người Mỹ Arthur Okun
đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tổng sản lượng với thất nghiệp, biểu
diễn bằng định luật Okun: “Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi
tỷ lệ thất nghiệp tăng 1% so với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì sản lượng
giảm 2% so với sản lượng tiềm năng.”

b. Làm xói mòn nguồn vốn con người:


Khi bị thất nghiệp sẽ rất dễ chán nản, đôi khi dẫn đến tuyệt vọng, đặc biệt
là khi bị thất nghiệp kéo dài. Không có việc làm đồng nghĩa với hạn chế
giao tiếp với những người lao động khác, tiêu tốn thời gian vô nghĩa,
không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng như các
hàng hóa tiêu dùng. Bên cạnh đó, những tri thức, hiểu biết về nghề có
được qua một quá trình dài học tập bị mai một. Sau cùng, thất nghiệp sẽ
vô cùng trầm trọng cho những người gánh vác nghĩa vụ gia đình, nợ nần,
chi trả chữa bệnh.

c. Làm gia tăng tội phạm và tệ nạn xã hội:





Người ta cũng quan sát thấy một mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ thất
nghiệp với tội phạm và tệ nạn xã hội. Ông bà ta có câu: “Nhàn cư vi bất
thiện”. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đi liền
với gia tăng tỷ lệ tội phạm, tỷ lệ tự tử, và suy giảm chất lượng sức khỏe.

d. Làm tổn thất về nhân phẩm:


Những tổn thất về nhân phẩm của người thất nghiệp cũng hết sức to lớn.
Tuy chúng ta không thể cân đong đo đếm được nhưng tác hại của nó là
cực kì lớn và nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nặng nề đến mặt xã hội –
chính trị. Nó làm xói mòn lòng tin, tự trọng của mỗi con người. Người mất
việc rơi vào tình trạng trầm uất, luôn có suy nghĩ mình là người thừa, đặc
biệt là ở phái nam - việc đem thu nhập về cho gia đình gắn chặt đến giá trị
cá nhân, lòng tự trọng của họ, nhất là với văn hóa Á đông như ở Việt Nam
ta, nam giới thường được mặc nhiên là trụ cột kinh tế. Chính vì vậy khi bị
thất nghiệp, nam giới thường tự ti, mặc cảm và dễ cáu bẳn, họ cho rằng
mình vô dụng và luôn có cảm giác bị vợ con khi dễ. Từ đó, họ dần tự cô
lập mình, tìm đến rượu, thuốc lá để quên đi buồn phiền, tình trạng này
kéo dài ngoài khả năng gây nghiện ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe còn
có thể khởi tạo một vấn đề mới đó là bạo hành gia đình.



Ngoài ra, thất nghiệp còn gây ra thêm một số ảnh hưởng tiêu cực khác
cho nền kinh tế như khiến ngân sách nhà nước hao hụt vì phải chi cho trợ
cấp xã hội, nền kinh tế đi xuống, các nhà đầu tư e ngại và thị trường
chứng khoán giảm điểm đáng kể,…
D - GIẢI PHÁP
Giải pháp cho thất nghiệp ở Việt Nam


I. Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết.


Đối với loại thất nghiệp tự nguyện:
 Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mức tiền lương tốt hơn để tại mỗi
mức lương thu hút được nhiều lao động hơn.
 Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức
tốt thị trường lao động.




Đối với loại thất nghiệp chu kỳ:

 Cần áp dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm
kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, theo đó thu hút
được nhiều lao động.


Để xảy ra một tình trạng thất nghiệp tràn lan sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đến phát
triển kinh tế xã hội. Nền kinh tế sẽ phải từ bỏ những sản phẩm, dịch vụ mà
những người công nhân bị thất nghiệp làm ra. Hơn nữa, đó còn là sự lãng phí to
lớn nguồn nhân lực đang ở độ tuổi lao động và để tồn tại một lượng lớn người
mất việc làm, để họ rơi vào tình cảnh nghèo khó sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề xã
hội phức tạp. Do đó, cần phải có những chính sách, kế hoạch bài bản hơn để
ngăn ngừa nguy cơ nạn thất nghiệp tiếp tục lan rộng.




Với dự báo mức tăng trưởng GDP năm 2012 khoảng 6,12% thì tỷ lệ thất nghiệp
năm 2012 sẽ khoảng 3,84% hoặc cao hơn.

II. Đầu tư.


Việc đầu tư hay nói đúng hơn là kích cầu nhắm vào các doanh nghiệp vừa và
nhỏ là trọng tâm đã được xác định. Việc “bơm vốn” và áp dụng các chính sách
ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp này trước hết là nhằm kích thích sản xuất, từ
đó tạo ra việc làm. Bên cạnh đó, kích cầu bằng việc đầu tư vào phát triển và
hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang được đánh giá là giải pháp tối ưu hơn cả vì
không chỉ giải quyết bài toán yếu kém về cơ sở hạ tầng của nước ta như phàn
nàn của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, mà hơn thế là sẽ tạo ra nhiều việc làm
cho người lao động.

III. Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc.


Thứ nhất, Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố giúp đỡ người lao động
sớm tìm được việc làm mới. Hiện nay Tổng liên đoàn có hệ thống trung tâm giới
thiệu việc làm (31 trung tâm). Theo báo cáo của Tổng liên đoàn lao động các
tỉnh, thành thì đã có 80% lao động mất việc tìm được việc làm trở lại. Tổng liên
đoàn lao động cũng chỉ đạo các sang cả các doanh nghiệp các tỉnh lân cận.




Thứ hai, các trường dạy nghề của tổ chức công đoàn có nhiệm vụ nâng cao tay
nghề cho người lao động hoặc thu hút người lao động vào học nghề, tranh thủ
lúc không có việc. Bên cạnh việc giải quyết việc làm thì đầu tư cho công tác dạy

nghề cũng là biện pháp kích cầu không kém phần quan trọng.



Thứ ba, cho vay vốn từ quỹ quốc gia của Tổng liên đoàn. Những người lao động
mất việc do suy thoái kinh tế sẽ được vay vốn để họ có thu nhập giải quyết khó
khăn trước mắt. Ngoài ra, ở một số tỉnh, thành phố con có thêm quỹ trợ vốn cho
lao động nghèo. Quỹ này cũng cho người lao động mất việc làm vay vốn để tạo
công việc. Điều này đã mang lại hiệu quả tương đối tốt, giúp người lao động ổn
định cuộc sống.

IV. Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp và an sinh xã hội.


Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người
lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc. Bên cạnh
đó bảo hiểm thất nghiệp còn giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và
doanh nghiệp.

V. Những biện pháp khác.


Trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp. Họ cũng có thể
hỗ trợ doanh nghiệp trong nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội, quỹ lương hưu v.v…
mà mục đích không gì khác ngoài việc giúp doanh nghiệp cắt giảm được chi phí
nhân lực liên quan mà không cần phải sa thải nhân công.



Cắt giảm thuế tiêu thụ cũng giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu dùng

với hy vọng rằng tổng cầu sẽ được duy trì ở mức khả dĩ, tác động tích cực
ngược lại đến doanh nghiệp và do đó giảm thiểu được nạn sa thải nhân lực do
sản xuất kinh doanh đình đốn.



Thông qua các tổ chức công đoàn thuyết phục người lao động và chủ doanh
nghiệp chấp nhận một mức cắt giảm trong tiền lương để duy trì số công ăn việc
làm trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, biện pháp này cũng lại chỉ được áp dụng
được ở những nơi có tổ chức công đoàn và vẫn còn hoạt động.




Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tích đất
sản xuất của họ bị thu hồi thì có thể dể dàng chuyển sang làm những ngành
nghề

khác.

Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được
tình trạng thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ
cho quốc gia.


Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo.



Hạn chế tăng dân số.




Một khoản tiền lớn, có thể từ gói kích cầu 5 - 6 tỉ USD như Chính phủ đã công
bố để tăng cường đầu tư, kích thích phát triển sản xuất ở những lĩnh vực dễ tạo
nhiều công ăn, việc làm, cùng các hoạt động xúc tiến mở rộng thị trường, hỗ trợ
sản xuất ở nông thôn… có thể sẽ làm tỷ lệ thất nghiệp vẫn dừng lại ở mức hợp
lý. Còn nếu không, rất có thể, Chính phủ sau này sẽ lại bỏ ra những khoản lớn
hơn để giải quyết những hậu quả về kinh tế - xã hội do tình trạng thất nghiệp
cao, kéo dài gây ra.
E – KẾT LUẬN



Trong bối cảnh tình hình kinh tế cũng như chính trị Việt Nam hiện nay thì chúng
ta có rất nhiều vấn đề cần được quan tâm. Song có lẽ vấn đề nóng bỏng nhất
hiện nay không chỉ có Việt nam chúng ta quan tâm, mà nó được cả thế giới quan
tâm đó là vấn đề thất nghiệp.Với khả năng nhận thức cũng như hạn chế của bài
viết, chính vì thế mà bài viết này chúng ta không phân tích kỹ từng vấn đề cụ thể.
Như vậy từ những lý do phân tích ở trên, cũng như tình hình thực tế hiện nay ở
Việt Nam ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc quản lý Nhà nước đối với
các chính sách như ngày nay.



Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, vấn đề đầu tiên cũng là cuối cùng
quyết định sức sống của một nền kinh tế, quyết định mức độ giàu nghèo của xã
hội vẫn là con người. Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã trở nên giàu mạnh nhờ
có chiến lược đào tạo nghề, bồi đắp nguồn nhân lực một cách bài bản, lâu dài.
Từ đó, họ chuyển dịch nền kinh tế theo cơ cấu hiện đại, lấy dịch vụ làm động lực

để tăng nhanh thu nhập, đặc biệt là từ đó tạo điều kiện cho sức lao động có
thêm giá trị gia tăng.




Nước ta còn nghèo nàn, vốn đầu tư còn phải đi vay, kỹ thuật - công nghệ còn
phải đi mua. Nhưng ta lại có nguồn lực lao động khá dồi dào, giá rẻ. Đây là
những vấn đề cần được phân tích, trên cơ sở khắc phục những mặt tồn tại, phát
huy thế mạnh, để lực lượng lao động mang lại hiệu quả kinh tế lớn nhất, đồng
thời góp phần bình ổn xã hội. Thực tế đang thu hút và yêu cầu sự quan tâm từ
phía Nhà nước, các ngành kinh tế cũng như mỗi người lao động.



Trong các vấn đề quan trọng hàng đầu, nổi cộm nhất là việc sử dụng lao động và
thất nghiệp - 1 trong 5 đỉnh của “ngũ giác mục tiêu” (tăng trưởng kinh tế cao, lạm
phát thấp, thất nghiệp ít, tỉ lệ nghèo thấp, cán cân thanh toán có số dư). Thất
nghiệp không chỉ là sự lãng phí mà còn làm cho thu nhập, sức mua có khả năng
thanh toán của dân cư thấp, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng kinh tế trong nước,
cũng như việc kiêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài. Thất nghiệp làm cho tỉ lệ
nghèo cao và sự phân hóa giàu nghèo tiếp tục gia tăng.


Tài liệu tham khảo:
1. Kinh tế Vĩ Mô – N. Gregory Mankiw - Nhà xuất bản thống kê.
2. Thất nghiệp tại Việt Nam – Th.S Đỗ Văn Tính
3.

Bài viết “So sánh bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam và các nước trên thế

giới” - www.molisa.gov.vn – Trang chủ Bộ Lao động – thương binh và xã hội.

4.

Bài viết “Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam” – theo vneconomy www.tinkinhte.com.

5.

Bài viết “Tỷ lệ thất nghiệp” - www.higbank.com. – Trang chủ tập đoàn HIG.

6. Gíao trình “Kinh tế vĩ mô” – TS.Nguyễn Như Ý, ThS. Trần Thị Bích Dung –
NXB thống kê.



×