Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM : THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.04 KB, 27 trang )

1

BỘ CÔNG THƢƠNG
TRƢỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
*****








TRỊNH MINH QUANG






THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ
GIẢI PHÁP






Chuyên ngành : Kinh tế
Mã ngành :









TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014

2

MỤC LỤC Trang
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 4
1.1 Lý do chọn đề tài 4
1.2 Mục đích của đề tài 4
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 5
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu 5
1.6 Bố cục của đề tài 5
CHƯƠNG 2 MỘT VÀI KHÁI NIỆM 6
2.1 Phân loại độc quyền 6
2.2 Tổn thất do độc quyền 6
2.3 Đặc điểm của vàng 7
2.4 Công dụng của vàng 7
2.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến vàng 8
2.6 Hiện tƣợng vàng hóa trong các giao dịch kinh tế 8
2.7 Vai trò của vàng 9
2.8 Hoạt động kinh doanh vàng 9
2.9 Lịch sử tiền tệ của vàng 10
2.10 Chức năng quản lý của Ngân hàng Trung ƣơng đối với hoạt động kinh

doanh vàng 11
2.11 Mô hình quản lý thị trƣờng vàng của Trung Quốc 11

3

CHƯƠNG 3 : THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM: TÌNH TRẠNG ĐỘC
QUYỀN NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ 13
3.1 Giai đoạn 1976 - 2011 15
3.2 Giai đoạn 2012 - nay 17
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỊ TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG HIỆU
QUẢ 22
4.1 Giải pháp trƣớc mắt 22
4.2 Giải pháp lâu dài 23
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 26
Tài liệu tham khảo 27









4

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài
Có thể nói, đây là thời điểm thích hợp để nhìn lại và đánh giá hoạt động
kinh doanh vàng ở Việt Nam. Toàn xã hội đang theo dõi hoạt động kinh doanh

cũng như biến động vàng. Các nhà quản lý, lập chính sách và kinh doanh tại Việt
Nam luôn đặc biệt quan tâm đến tác động của vàng trong việc điều hành chính
sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Trung ương, cũng như hoạt động kinh
doanh của các ngân hàng thương mại.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tìm hiểu và làm rõ thực trạng việc kinh doanh vàng
& quản lý kinh doanh vàng của Ngân hàng Trung ương, trên cơ sở đó nhằm mục
đích đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh vàng.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đo có nhiều hạn chế về thời gian và khả năng tiếp cận các tài liệu học thuật
trong và ngoài nước, đề tài không đi sâu vào phân tích cơ sở lý thuyết về hoạt
động quản lý kinh doanh vàng cũng như khả năng vận dụng các tình huống trên
thế giới vào Việt Nam. Đề tài chỉ đưa ra những nhận xét trực quan về tình hình
hoạt động của thị trường vàng Việt Nam qua các năm, về mặt tích cực cũng như
hạn chế để từ đó đưa ra những kiến nghị mà theo bản thân là hợp lý. Đề tài có thể
dùng làm tài liệu tham khảo cho những người có quan tâm đến hoạt động của thị
trường vàng.
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của Chính sách can thiệp bình ổn
thị trường vàng của chính phủ mà đặc biệt là Nghị định 24/2012/NĐ-CP. Từ đó tìm hiểu
hoạt động quản lý và kinh doanh vàng tại Việt Nam hiện nay.
5

Chỉ trong một thời gian ngắn, vốn kiến thức và khả năng phân tích tổng hợp
của bản thân còn nhiều hạn chế, do đó tôi chỉ xin trình bày trong Luận văn này
việc quản lý hoạt động kinh doanh vàng ở nước ta hiện nay dưới góc độ là một
chức năng của Ngân hàng trung ương thông qua việc ban hành các chính sách để
quản lý đối với thị trường vàng trong nước. Từ đó, đưa ra những kiến nghị, đề
xuất nhằm hướng tới một thị trường vàng hoạt động hiệu quả hơn.
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong luận văn tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phân tích,
so sánh, thống kê, tổng hợp. Với những kiến thức, những tài liệu tích lũy được
trong quá trình học tập từ những năm tháng là sinh viên, học viên; bằng khả năng
tổng hợp; liên kết logic; đánh giá vấn đề trên cơ sở lý luận biện chứng, tôi mạnh
dạn đưa ra những quan điểm, ý kiến của cá nhân mình.
1.6 Bố cục của đề tài
Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Một vài khái niệm
Chương 3: Thị trường vàng Việt Nam: tình trạng độc quyền, nguyên nhân
và hệ quả
Chương 4: Một số giải pháp để thị trường hoạt động hiệu quả
Chương 5: Kết luận
6

CHƯƠNG 2: MỘT VÀI KHÁI NIỆM
2.1 Phân loại Độc quyền
Độc quyền do việc kiểm soát đặc biệt các nguồn lực then chốt.
Độc quyền do sở hữu bằng phát minh sáng chế.
Độc quyền do giấy phép hay đặc quyền của chính phủ.
Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong các quá
trình sản xuất đã cho phép công ty có thể giảm liên tục chi phí sản xuất khi qui mô
sản xuất mở rộng, do đó cách thức tổ chức sản xuất hiệu quả nhất là tập trung sản
xuất vào tay một doanh nghiệp duy nhất.
2.2 Tổn thất do độc quyền


Mức sản lượng tối ưu có thể sản xuất được là với Q
c
mức giá là P

c
thì thặng
dư người tiêu dùng là tam giác AP
c
C nhưng nhà doanh nghiệp sản xuất lại mất đi
MC
D
MR
Q
c

C
ATC
Q
A
P
c

M

P
m

Q
m




O

Phi hiệu quả của độc quyền
Sản lượng cung cấp không đạt mức tối ưu

P
B
N
7

một diện tích là tam giác NBC vì doanh nghiệp phải bỏ thêm chi phí để sản xuất
tới Q
C

Nhưng trong thị trường độc quyền tự nhiên thì doanh nghiệp tìm cách tối đa
hóa lợi nhuận bằng cách định giá khi MC = MR là P
m
và hạn chế sản lượng xuống
Q
m
thì thặng dư của người tiêu dùng chỉ còn là tam giác AP
m
M và doanh nghiệp
không phải bỏ thêm chi phí nào để thu được lợi nhuận.
Vậy khi giảm sản lượng từ Q
c
đến Q
m
thì thặng dư của người tiêu dùng mất
đi khi định giá độc quyền P
m
là hình thang P

m
MCP
c

Nhưng phần mất đi đó của người tiêu dùng lại được chuyển một phần sang
lợi nhuận của nhà độc quyền. Phần đó là hình chữ nhật P
m
MBP
c

Và phần mất không cho độc quyền là phần diện tích MNC
2.3 Đặc điểm của vàng
Vàng được sử dụng làm thước đo giá trị, phương tiện thanh toán và tài sản
cất trữ. Vàng được lựa chọn bởi sự tinh khiết, không bị biến đổi theo thời gian, dễ
dàng phân biệt thẩm định nhờ màu đặc trưng, độ dẻo, âm thanh khi va chạm,
khối lượng riêng lớn; vàng là một vật phẩm mà các nhà buôn lựa chọn làm thước đ
o giá trị - nó đã được chọn từ xa xưa là một dạng tiền và vật cất trữ của cải.
Những thuộc tính cần phải có để một dạng vật chất trở thành dạng cơ bản của tiền
làdễ phân biệt, Bền vững, Ổn định về lượng sẵn có, Giá trị nội tại không bị biến độ
ng. Vàng đáp ứng tất cả các yêu cầu trên và có thể nói rằng nó là dạng vật chất duy
nhất trên thế giới đáp ứng được.
2.4 Công dụng của vàng
Lượng vàng mà con người có được không thay đổi đột biến trong
nhiều thế kỷ; lượng vàng bổ sung nhờ khai mỏ là nhỏ và dự tính được.
Phần lớn vàng được tàng cất trong kho, quỹ, két ở dạng “chức năng” của nó là vật
lưu trữ giá trị. Nhu cầu vàng cho mục đích khác chỉ là trang sức, răng giả và đồ điệ
8

n tử mà thôi trong đó sử dụng vàng làm răng giả và đồ điện tử chỉ chiếm một phần
rất nhỏ. Để kiềm chế lạm phát và phá giá tiền tệ trong điều kiện suy thoái kinh tế

toàn cầu như hiện nay các quốc gia, ngân hàng và quỹ đầu tư trên toàn thế giới
tăng cường dự trữ vàng
2.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến vàng
Có nhiều nhân tố tác động đến giá vàng trong nước như: sự biến động giá
vàng thế giới, tỷ giá USD/VND, tăng trưởng kinh tế Việt Nam, biến động cung -
cầu vàng trong nước và các chính sách quản lý thị trường vàng của Nhà nước. Tuy
nhiên, tác nhân chính ảnh hưởng đến thị trường vàng Việt Nam là biến động cung
- cầu vàng trên thế giới sau đó mới đến các yếu tố trong nước và vai trò quản lý thị
trường vàng của Ngân hàng Nhà nước.
2.6 Hiện tƣợng vàng hóa trong các giao dịch kinh tế.
Khái niệm này xuất hiện khi vàng trở thành một phương tiện thanh toán,
người dân dùng vàng trong các giao dịch kinh tế thay vì sử dụng đồng nội tệ. Một
trong những mục tiêu quan trọng trong quản lý là “chống vàng hóa”. Tuy nhiên
không nên lầm lẫn giữa khái niệm vàng hóa với việc mua bán tích trữ vàng của
người dân để tiết kiệm hay phòng ngừa lạm phát mà chúng ta không thể cấm.
2.7 Vai trò của vàng.
Vàng vừa có vai trò là một hàng hóa đặc biệt vừa có vai trò là tiền tệ.
Vai trò hàng hóa của vàng. Vàng trước tiên được dùng làm đồ trang sức, mỹ nghệ
do vàng có mầu sắc rực rỡ, dễ gia công và không bị ăn mòn. Đồ trang sức bằng
vàng từ lâu đã được ưa chuộng nhờ tính thẩm mỹ và độ bền của màu vàng, là biểu
tượng của sự giàu có và quyền lực. Ngày nay, với sự phát triển của trình độ kim
hoàn, sản phẩm trang sức bằng vàng có mẫu mã ngày càng phong phú, thu hút
được sự quan tâm của người tiêu dùng và do đó nhu cầu vàng trang sức vẫn không
ngừng tăng cao ở các quốc gia. Ngoài được sử dụng làm đồ trang sức, vàng còn là
nguyên liệu quan trọng trong các ngành dược, thực phẩm, cơ khí và điện tử.
9

Vai trò tiền tệ của vàng. Vàng được dùng để làm chuẩn đo giá trị của các tài
sản khác đặc biệt là tài sản có giá trị lớn như nhà cửa, đất đai… Vàng còn là
phương tiện cất trữ phổ biến hơn bất kỳ loại tiền tệ nào do tính chất vật lý bền

vững trước nguy cơ xảy ra thiên tai, chiến tranh, hỏa hoạn. Vàng cũng đóng vai trò
tiền tệ thế giới do vàng được chấp nhận thanh toán ở các quốc gia, không phân biệt
biên giới lãnh thổ.
2.8 Hoạt động kinh doanh vàng.
Lý do đầu tư vào vàng
- Đầu tư vàng để hưởng chênh lệch giá
- Đầu tư vào vàng như phương tiện phòng ngừa rủi ro
Các hình thức kinh doanh vàng
- Kinh doanh vàng vật chất
- Gửi tiết kiệm vàng
- Cho vay vàng
- Mua các chứng chỉ quỹ đầu tư vàng
- Kinh doanh vàng trên tài khoản
2.9 Lịch sử tiền tệ của vàng.
Bảng 1.1 Những mốc quan trọng trong lịch sử tiền tệ của vàng
5000 năm trước Công
nguyên
Vàng là phương tiện trung gian trao đổi
600 năm trước Công
nguyên
Electrum- hợp kim tự nhiên giữa vàng và bạc
dùng để đúc những đồng tiền đầu tiên tại Thổ
Nhĩ Kỳ.
10

500 năm trước Công
nguyên
Những đồng tiền đầu tiên được đúc bằng vàng
nguyên chất với trọng lượng và độ tinh khiết
được đảm bảo

1300-1400 sau Công
nguyên
Thời kỳ của tiền giấy cùng với những đồng
tiền vàng, bạc và tiền kim loại khác.
Từ năm 1850
Chuyển từ chế độ song bản vị tiền vàng và bạc
sang chế độ bản vị đơn: Chế độ bản vị vàng
đầy đủ
Sau năm 1941
Chuyển đổi dần sang chế độ bản vị vàng khối,
giấy bạc được đảm bảo bằng vàng khối với tỷ
lệ do pháp luật quy định
Sau năm 1925
Chuyển dần sang chế độ bản vị vàng chuyển
đổi, nguồn dự trữ tiền tệ có thể giữ dưới dạng
tiền đảm bảo bằng vàng. Sau năm 1940, đồng
tiền duy nhất các Ngân hàng trung ương có thể
dùng để mua vàng là USD với bản vị chuyển
đổi giá ngang nhau là 35USD/oz
Từ năm 1968
Bãi bỏ chế độ giá vàng ấn định 35USD/oz.
Thị trường vàng chia thành Thị trường chính
thức cho các giao dịch của Ngân hàng trung
ương tự do cho các thành viên khác.
Năm 1971
Mỹ bỏ chế độ chuyển đổi USD ra vàng
Năm 1973
Các Ngân hàng trung ương được quyền bán
vàng ra thị trường tự do, chế độ tỷ giá thả nổi.
11


Năm 1978
Các NHTW được mua vàng từ thị trường tự
do. Các nhà kinh doanh tư nhân và chính thức
được tự do kinh doanh vàng.
2.10 Chức năng quản lý của Ngân hàng Trung ƣơng đối với hoạt động
kinh doanh vàng.
Với chức năng là cơ quan thực thi chính sách tiền tệ quốc gia, hầu hết ngân
hàng Trung ương các nước đều có chính sách quản lý đối với hoạt động kinh
doanh vàng thông qua việc quản lý vàng thuộc dự trữ ngoại hối quốc gia và quản
lý thị trường trong nước. Đối với hoạt động quản lý vàng thuộc dự trữ ngoại hối
quốc tế, hầu hết ngân hàng trung ương các nước đều được giao quản lý tài sản dự
trữ trong đó có vàng để thực thi chính sách tiền tệ. Đối với quản lý kinh doanh
vàng trên thị trường vàng trong nước, tùy vào từng mức độ sử dụng vàng như một
loại tiền tệ ở từng quốc gia mà chính sách quản lý cũng khác nhau.
2.11 Mô hình quản lý thị trƣờng vàng của Trung Quốc.
Trung Quốc có nhiều nét tương đồng với Việt Nam từ thể chế chính trị đến
đặc điểm kinh tế- xã hội, mức độ hội nhập và mở cửa nền kinh tế, do vậy, việc
nghiên cứu kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của Trung Quốc có ý nghĩa thực
tiễn cao trong việc định hướng chính sách quản lý hoạt động kinh doanh vàng của
Việt Nam. Tại Trung Quốc, hoạt động kinh doanh vàng được thống nhất quản lý
bởi đầu mối duy nhất là Ngân hàng Trung ương Nhân dân Trung Hoa (PBOC).
Trong giai đoạn đầu từ năm 1949 đến 2001, Trung Quốc thực hiện kiểm soát chặt
chẽ hoạt động kinh doanh vàng, PBOC đóng vai trò độc quyền thị trường vàng
trong nước. Tuy nhiên, cùng với việc tự do thị trường tài chính, Trung Quốc đã có
những bước tiến mạnh mẽ trong việc tự do hóa từng bước thị trường vàng.
Quá trình tự do hóa thị trường vàng của Trung Quốc trải qua hai giai đoạn
- Giai đoạn trước năm 2001
12


- Giai đoạn từ 2001-2006
Sự ra đời của loại hình kinh doanh vàng trên tài khoản:
Tháng 12/2006 cùng với việc cho phép nhà đầu tư cá nhân tham gia giao dịch
vàng miếng, PBOC cũng chính thức cho phép các Ngân hàng thương mại được
phép cung cấp dịch vụ kinh doanh vàng tài khoản cho khách hàng cá nhân. Theo
quy định của PBOC, nhà đầu tư cá nhân chỉ được phép giao dịch trong giới hạn số
dư tài khoản tiền hoặc vàng của họ. Tức là ngân hàng không được phép cho nhà
đầu tư vay để đầu tư vượt quá số tiền hoặc vàng họ đang nắm giữ hay không sử
dụng đòn bẩy tài chính (tỷ lệ ký quỹ 100%). Quy định này sẽ hạn chế quy mô giao
dịch vàng tài khoản nhưng sẽ giảm thiểu rủi ro cho nhà đầu tư trong trường hợp
đầu tư thua lỗ.
Vai trò quản lý của Ngân hàng Trung ương Nhân dân Trung Hoa đối với Sàn
giao dịch vàng Thượng Hải.
Sàn giao dịch vàng Thượng Hải (SGE) là pháp nhân độc lập do Nhà nước đầu tư
vốn 100% (vốn điều lệ đăng ký là 30.000.000 RBM, tương đương khoảng 4,2 triệu
USD), thời gian hoạt động là 50 năm. Ngân hàng Trung ương Nhân dân Trung
Hoa là cơ quan quản lý giám sát toàn bộ hoạt động của Sàn giao dịch vàng
Thượng Hải. Trong quy chế hoạt động của Sàn giao dịch vàng Thượng Hải ghi rõ
“Sàn giao dịch vàng Thượng Hải chịu sự quản lý và giám sát của Ngân hàng
Trung ương Nhân dân Trung Hoa”. Vai trò quản lý của Ngân hàng Trung ương
Nhân dân Trung Hoa thể hiện rõ nhất đối với cơ cấu tổ chức, nhân sự Sàn giao
dịch vàng Thượng Hải.
13

CHƯƠNG 3 : THỊ TRƢỜNG VÀNG VIỆT NAM: TÌNH TRẠNG
ĐỘC QUYỀN NGUYÊN NHÂN VÀ HỆ QUẢ
3.1 Giai đoạn 1976 - 2011
Từ sau năm 1975, ở Việt Nam, Nhà nước dùng các biện pháp hành chính
mạnh để kiểm soát và điều khiển giá vàng. Việc giao dịch vàng, kể cả vàng trang
sức lẫn vàng miếng của tư nhân bị cấm; việc dùng vàng để định giá, thanh toán

không được pháp luật thừa nhận. Nhưng trên thực tế, vàng luôn được sử dụng làm
thước đo giá trị, phương tiện thanh toán và tài sản cất trữ.
Đến năm 1986, Việt Nam mới thực hiện chủ trương cho thành lập mạng lưới
các cửa hàng kinh doanh vàng bạc quốc doanh và đến năm 1989, mới chính thức
cho phép tư nhân thành lập cửa hàng kinh doanh vàng, bạc, đá quý. Từ đó, thị
trường vàng mới bắt đầu có sự cạnh tranh.
Ngày 23/9/1993, Chính phủ ban hành Nghị định 63/1993/NĐ-CP về quản lý
nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng. Theo đó, Nhà nước thừa nhận quyền
sở hữu hợp pháp về vàng của mọi tổ chức và cá nhân; cho phép các doanh nghiệp,
tổ chức, cá nhân, xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được quyền cất giữ, vận
chuyển hoặc gửi vàng ở ngân hàng. Các doanh nghiệp kinh doanh vàng được mua
bán vàng các loại; được chế tác, gia công, cầm đồ vàng.
Từ năm 1994, Vụ Quản lý ngoại hối (NHNN) cấp phép nhập ủy thác để Công
ty Vàng bạc đá qúy Việt Nam (VJC) nhập trực tiếp cho các doanh nghiệp và Vụ
Quản lý ngoại hối bán vàng cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ năm 1996, do
tình hình ngoại tệ khan hiếm vì ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu
Á, NHNN tạm dừng việc cấp phép nhập khẩu vàng.
Tháng 12/1999, Chính phủ ban hành Nghị định 174/1999/ NĐ-CP quy định
về quản lý hoạt động kinh doanh vàng thay thế Nghị định 63/1993/NĐ-CP Cùng
với Nghị định 63/1998/NĐ-CP về quản lý ngoại hối được ban hành ngày
17/8/1998, cơ chế quản lý vàng ở Việt Nam đã chính thức tách bạch rõ việc quản
14

lý vàng, tiền tệ, và quản lý vàng phi tiền tệ với sự nới lỏng đáng kể trong việc
quản lý đối với vàng phi tiền tệ tập trung vào các nội dung chính: phân định rõ
vàng miếng, vàng trang sức; quản lý xuất nhập khẩu; quản lý sản xuất gia công;
quản lý kinh doanh giao dịch.
Nhờ chính sách nới lỏng này, đã có bảy đơn vị tham gia sản xuất gia công
vàng miếng theo dây chuyền công nghệ hiện đại và hơn 12.000 cửa hàng kinh
doanh vàng trên khắp cả nước. NHNN cũng đã cho phép các tổ chức tín dụng đủ

điều kiện dược phép kinh doanh vàng tài khoản ở nước ngoài, quy định cụ thể việc
huy động vàng và cho vay bằng vàng
Sàn giao dịch vàng vật chất cũng nở rộ, phát triển mạnh và trở nên phức tạp
trong các năm 2008 - 2009 với hơn 20 sàn giao dịch trước khi Chính phủ ban hành
lệnh cấm vào cuối năm 2009.
Hệ quả: Thị trường có biểu hiện của thị trường cạnh tranh độc quyền. Một số
doanh nghiệp kinh doanh vàng có quy mô lớn chiếm lĩnh thị trường, tiêu biểu như:
SJC, SBJ, vàng Rồng Thăng Long, Điều này làm cho thị trường hoạt động kém hiệu
quả, có hiện tượng đầu cơ ép giá, gây bất ổn thị trường vàng trong nước. Việc
nhập khẩu vàng miếng “ngốn” một lượng ngoại tệ rất lớn của nền kinh tế, làm tiền
đồng mất giá tỷ giá hối đoái tăng cao, nhâp siêu tăng, gián tiếp làm giảm lòng tin
của người dân vào tiền đồng, lạm phát tăng, ảnh hưởng đến tính ổn định kinh tế vĩ
mô. Ngoài ra hiện tượng người dân dùng vàng làm phương tiện tích trữ tài sản làm
giảm một lượng vốn vô cùng lớn cho sản xuất kinh doanh. Từ lâu người dân còn
sử dụng vàng và đô la làm phương tiện thanh toán tạo nên hiện tượng đô la hóa,
vàng hóa. Cộng thêm việc giá vàng trên thế giới ngày càng tăng và từng bước
chinh phục các đỉnh giá mới càng làm cho người dân có xu hướng gia tăng dự trữ
vàng.
Nguyên nhân:
Do thị trường hoạt động kém hiệu quả.
15

Do chính phủ và người dân đều mong muốn tích trữ vàng. Do vàng là một
loại hàng hóa đặc biệt. Vàng có đầy đủ ba chức năng bao gồm: chức năng phương
tiện thanh toán, thước đo giá trị và phương tiện tích trữ. Lịch sử tiền vàng kéo dài
hàng mấy nghìn năm và phổ biến trên khắp các nước với những biến cố, những
giai đoạn thăng trầm khác nhau mà chưa có một loại tiền hay hàng hóa nào có thể
thay thế đươc vai trò của vàng.
Do Chính phủ buông lỏng việc kinh doanh vàng miếng.
3.2 Giai đoạn 2011 - nay

Trong suốt giai đoạn 2011-2013, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp
liên quan đến thị trường vàng. Các biện pháp này bắt đầu từ tháng 4/2011 bằng việc chấm
dứt cho vay bằng vàng của các tổ chức tín dụng. Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ra đời
đã khẳng định NHNN có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban
hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm
quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt dộng kinh doanh vàng theo
quy định tại Nghị định này: bổ sung vàng miếng vào dự trữ ngoại hối Nhà nước;
thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp: (1) Xuất
khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định
này; (2) Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn
mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp
trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi
phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước; (3) Thực hiện mua, bán vàng miếng trên
thị trường trong nước và tổ chức huy dộng vàng theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ.
Nghị định 24/2012/NĐ-CP khẳng định quyền sở hữu và giao dịch vàng
miếng của tổ chức, cá nhân được công nhận và bảo vệ theo quy định của pháp
luật. NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất và nhập khẩu vàng nguyên liệu
để sản xuất vàng miếng, thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh vàng nhằm ổn
định thị trường vàng, bảo đảm hoạt động sản xuất gia công vàng trang sức, mỹ
16

nghệ phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu theo quy định của pháp luật
vì lợi ích chung, bảo đảm không biến quyền kinh doanh vàng miếng thành độc
quyền và mang lại khối lợi nhuận khổng lồ béo bở cho bất kỳ doanh nghiệp hay
một thương hiệu vàng nào.
NHNN và các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh vàng có liên quan phải bảo
đảm chất lượng sản phẩm và dịch vụ cung ứng vàng miếng, không gây ách tắc và
méo mó cung - cầu, giá cả thị trường vàng trong nước, bảo đảm những nguồn lợi
từ chênh lệch giá vàng trong nước với giá vàng thế giới phải được quản lý chặt chẽ

và quy tụ thành nguồn thu bổ sung cho ngân sách nhà nước chung theo quy định
của pháp luật.
Tính đến ngày 10/01/2013, NHNN đã cấp phép kinh doanh vàng miếng cho
22 ngân hàng và 16 doanh nghiệp, với 2.497 điểm kinh doanh tại 63 tỉnh thành
trên cả nước (TP. Hồ Chí Minh có khoảng 900 điểm và Hà Nội khoảng 400 điểm).
Những đơn vị chưa được cấp phép kinh doanh, mua bán vàng miếng sẽ chỉ được
mua bán vàng trang sức hoặc chuyển đổi sang loại hình kinh doanh khác. Cửa
hàng nào không có giấy phép kinh doanh vàng miếng mà vẫn mua bán vàng miếng
sẽ bị phạt tiền từ 50 đến 100 triệu đồng theo Nghị định số 95/2011/NĐ-CP ban
hành năm 2011
Theo Thông tư số 06/2013/ TT-NHNN ngày 12/3/2013 cùa NHNN về hướng
dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước, NHNN có thể tùy
từng thời điểm để tổ chức đấu thầu (đấu thầu theo gỉá hoặc theo khối lượng) và
mua bán trực tiếp. Quy trình đấu thầu (gồm 11 bước từ khi thông báo đến ký văn
bản xác nhận, mua bán) và mua bán trực tiếp (gồm 7 bước từ thông báo mua bán,
tổ chức chuyển tiền đặt cọc).
Khi đấu thầu theo khối lượng, trường hợp tổng số lô vàng miếng đặt thầu
bằng hoặc thấp hơn khối lượng NHNN mua hoặc bán thì khối lượng trúng thầu
bằng khối lượng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng đặt thầu. Nếu số lô đặt thầu vượt
quá khối lượng NHNN thông báo thì mức trúng thầu xếp thứ tự từ cao nhất xuống
17

thấp nhất, Trường hợp ở mức khối lượng trúng thầu thấp nhất có nhiều dơn vị đặt
mua hoặc bán thì khối lượng còn lại chia đều cho tất cả.
Khi đấu thầu theo giá, xét theo thứ tự giảm dần từ giá trúng cao nhất cho tới
thấp nhất mà tại đó NHNN bán dược khối lượng tối đa; hoặc xét theo thứ tự từ
thấp đến cao nếu NHNN mua được khối lượng tối đa, Giá trúng thầu của từng đơn
vị là giá đặt thầu của chính đơn vị đó.
Tính cho đến hết ngày 26/7/2013, sau 4 tháng triển khai, đã có 47 phiên đấu
thầu bán vàng miếng SJC, tổng khối lượng trúng thầu là 1.271.400 lượng (giảm 49

tấn) trên tổng số 1.374 000 lượng chào thầu.
Kết quả 47 phiên đấu giá vàng miếng cho thấy, quy trình đấu thầu cùa
NHNN được thực hiện thông suốt, đúng quy định tại Thông tư số 06/2013/ TT-
NHNN ngày 12/3/2013 và Quyết định số 563/QĐ-NHNN ngày 18/3/2013 của
NHNN. Mục tiêu cao nhất của việc NHNN tổ chức đấu thầu vàng miếng trước
thời điểm 30/6/2013 với tư cách là người kiến tạo và bảo đảm nguồn cung vàng
miếng cho thị trường đã được thực hiện tốt.
Xét từ góc độ quy trình và các mục tiêu đấu thầu vàng miếng, cho thấy phiên
đầu là chưa thật thành công do đặt giá chào bán cao hơn 500 nghìn đồng/lượng so
với giá thị trường tại cùng thời điểm, nên chỉ bán được dưới 8% lượng vàng chào
bán và chỉ có dưới 10% đơn vị tham gia trúng thầu. Tuy nhiên, các phiên đấu thầu
vàng về sau đã thành công hơn nhiều cả về quy mô vàng bán ra, cũng như số đơn
vị trúng thầu; đồng thời tạo nguồn thu mới cho NSNN
Đánh giá việc quản lý thị trường vàng theo cơ chế mới, các báo cáo và phát
ngôn chính thức của NHNN đều khẳng định: NHNN can thiệp thị trường vàng
không vì mục tiêu lợi nhuận, đồng thời chỉ theo đuổi mục tiêu ổn định thị trường,
chứ không có mục tiêu ổn định hay là làm cho giá vàng trong nước hay giá vàng
thế giới thu hẹp lại…
18

Một trong những nội dung bình ổn thị trường vàng mà Nghị định 24 đã làm
được là ổn định được giá vàng trong nước một cách tương đối, làm cho động cơ để
đầu cơ vào vàng khi giá thế giới biến động không còn hấp dẫn như trước đây nữa
và tránh được tác động lên xuống thất thường của giá vàng nước ngoài mà từ đó
ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô.
Về tổng thể, sau một năm thực hiện khuôn khổ pháp lý mới về quản lý thị
trường vàng, quyền sở hữu, tích trữ/ mua bán vàng miếng hợp pháp của người dân
được bảo vệ. Thị trường vàng đã được sắp xếp lại một cách cơ bản, hoạt động ổn
định và vàng không còn ảnh hưởng mạnh tới thị trường ngoại hối như trước dây.
Hoạt động đầu cơ bị đẩy lùi, thị trường, tỷ giá ổn định/ lạm phát dược kiểm chế,

ngoài ra, đã mua lại được của dân gần 100 tấn vàng.
Có thể nói, tuyệt đại đa số yêu cầu của Quốc hội về thị trường vàng đã được
thực hiện và bước đầu có kết quả rất tích cực, ngoại trừ thực tế giai đoạn 2012 -
2013, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới ở mức cao hơn nhiều so với
giai đoạn trước. Theo Thống đốc NHNN, đến nay, toàn bộ hoạt động nhập vàng
do nhà nước đảm nhiệm và toàn bộ chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá
vàng thế giới là thuộc về NSNN để đầu tư lại cho nền kinh tế, thực hiện các công
trình phúc lợi xã hội.
Việc thu hẹp giá vàng trong nước và thế giới không làm bình ổn thị trường
vàng, không loại bỏ được các tác động tiêu cực lên kinh tế vĩ mô, không làm giảm
vàng hóa, mà trái lại, ở các chừng mực khác nhau lại có tác động ngược lại. Chính
chênh lệch giá vàng cao ở những thời điểm nhất định và hoạt động can thiệp theo
hình thức đấu giá của NHNN đã giữ cho giá vàng trong nước và thị trường vàng
trong nước ổn định trước những biến động bất thường của giá vàng thế giới, đã
làm mất đi động lực đầu cơ, làm giá, tạo sóng kiếm lờí của giới đầu cơ, và do vậy,
góp phần kiềm chế "vàng hóa" nền kinh tế.
Ngoài ra, thực hiện cơ chế quản lý vàng mới theo tinh thần Nghị định
24/2012/NĐ-CP đã giúp tiết giảm nguồn ngoại tệ cho mục tiêu nhập khẩu vàng.
19

NHNN cho biết đã cấp phép nhập khẩu bình quân khoảng 50 - 60 tấn vàng nguyên
liệu để sản xuất vàng miếng. Đồng thời, khối lượng ngoại tệ NHNN sử dụng để
nhập khẩu vàng lá nhỏ hơn nhiều lần lượng ngoại tệ nền kinh tế phải bỏ ra để nhập
khẩu vàng trong những năm trước đây, Và lượng ngoại tệ này chỉ chiếm tỷ trọng
nhỏ so với lượng ngoại tệ NHNN đã mua vào tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước
trong thời gian qua.
Đặc biệt, trả lời câu hỏi, liệu chúng ta có thể thu hẹp chênh lệch giá vàng
trong nước và thế giới lại được không, làm như thế nào và bao giờ làm được,
Thống đốc NHNN nhấn mạnh, mục tiêu trước mắt và mục tiêu trực tiếp là bình ổn
thị trường vàng nói chung, trong đó có bình ổn giá vàng trong nước để tránh việc

đầu cơ trục lợi do giá vàng lên xuống thất thường, Nếu chúng ta làm tốt công tác
này, cộng với việc tiếp tục ổn định được kinh tế vĩ mô, thì tin tưởng chắc chắn
rằng giá vàng trong nước và thế giới sẽ sát lạí gần nhau hơn, Điều đó đã thể hiện
trong thực tế.
Về khách quan, có thể nói, trên thực tế, thị trường vàng trong nước hiện
không có sự liên thông vớí thế giới và có mức giá vàng miếng thường cao hơn so
với giá quốc tế, Khoảng cách chênh lệch sau phiên đấu thầu thứ nhất (28/3/2013)
là 3,2 triệu đồng/lượng, so với mức chênh lệch ngày 27/3/2013 là 2,6 triệu đồng,
Các phiên tiếp theo tăng dần lên mức là 4,1 triệu 4 5 triệu… và có lúc lên tới gần 7
triệu đồng/lượng.
Nguyên nhân gây ra sự chênh lệch cao, kéo dài giữa vàng trong nước và quốc
tế là do nguồn cung cho thị trường chủ yếu là nguồn vàng nhập khẩu và được định
giá sàn độc quyền cao có mục tiêu, trong bối cảnh các NHTM có nhu cầu cao về
vàng miếng để đáp ứng nhiệm vụ tất toán trạng thái vàng trước 30/6/2013 theo yêu
cầu của NHNN.
Đồng thời, đó còn do hiện tượng các NHTM và công ty kinh doanh vàng
trúng thầu trì hoãn hoặc cố tình giảm giá vàng chậm hơn cho lượng vàng mình
tung ra thị trường so với tốc độ sự sụt giảm mạnh bất ngờ, liên tục và khó đoán
20

định của vàng thế giới, cũng như e ngại rủi ro từ nguyên tắc "không liên thông"
giữa thị trường trong nước với thế giới mà NHNN đang cố gắng theo đuổi. Tuy
vậy, giá vàng miếng trong nước cũng có tính ổn định hơn, đồng điệu xu hướng, dù
với mức giảm nhẹ hơn giá thế giới và hiện đang ở mức thấp nhất kể từ đầu tháng
7/2011.
Hệ quả:
a) Mặt tích cực: Có thể nói, đa số yêu cầu của Quốc hội về thị trường
vàng đã được thực hiện.
- Thị trường vàng đã được sắp xếp lại một cách cơ bản, hoạt động ổn định,
làm cho động cơ để đầu cơ vào vàng khi giá thế giới biến động không còn hấp dẫn

như trước đây.
- Tránh được tác động lên xuống thất thường của giá vàng nước ngoài
- Giúp tiết giảm nguồn ngoại tệ cho mục tiêu nhập khẩu vàng. Vàng không còn
ảnh hưởng mạnh tới thị trường ngoại hối, tỷ giá ổn định, lạm phát được kiểm chế.
- Đã mua lại được của dân gần 100 tấn vàng, góp phần kiềm chế "vàng hóa"
nền kinh tế, dần đưa lượng tiền tích trữ bằng vàng vào trong lưu thông.
b) Mặt hạn chế: Thi trường vàng độc quyền làm giảm thặng dư xã hội.
- Người mua vàng chịu thiệt.
- Thị trường vàng trong nước hiện không có sự liên thông vớí thế giới và có
mức giá vàng miếng thường cao hơn so với giá quốc tế.
- Sự chênh lệch giá vàng dẫn đến nạn buôn lậu, hàng giả.
- Về công tác quản lý: Việc “vừa đá bóng vừa thổi còi” hiện nay của
NHNN làm cho thị trường vàng Việt Nam phát triển thiếu minh bạch. Cần sự mẫn
cán của cán bộ cho việc quản lý thị trường độc quyền “béo bở”, có gì bảo đảm
rằng quyền mua và quyền bán vàng… không bị cá nhân lợi dụng. Điều này dễ dẫn
21

đến tình trạng thị trường hoạt động không còn hiệu quả như thuở ban đầu. Đây
chính là sự mong manh của thị trường vàng hiện nay.
Nguyên nhân: Do chính phủ mong muốn ổn định thị trường vàng và kinh tế
vĩ mô và đã can thiệp quá sâu vào thị trường. Do thị trường vàng Việt Nam chưa
phát triển.
22

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỊ TRƢỜNG HOẠT
ĐỘNG HIỆU QUẢ HƠN
4.1 Giải pháp trƣớc mắt
 Xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý, không để xảy ra tình trạng lợi
ích nhóm, lợi ích cá nhân.
 Cần có cơ chế hợp lý để đưa giá vàng trong nước gần hơn với giá vàng

thế giới.
 Giám sát chặt chẽ hoạt động của thị trường và của các doanh nghiệp
kinh doanh vàng để tránh tình trạng buôn lậu, hàng giả, đầu cơ, làm giá.
4.2 Giải pháp lâu dài
Giải pháp nào cho thị trường vàng. Liệu có phải thị trường cạnh tranh hoàn
hảo là sẽ hiệu quả nhất với vàng? Nếu là thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì bức
tranh đó sẽ như thế nào ở Việt Nam và thực hiện có khả thi?
Có một vài ý kiến cho rằng, NHNN không nên trực tiếp tham gia mà chỉ
nên quản lý thị trường vàng. Rõ ràng đây là ý kiến hợp lý vì như thế thị trường sẽ
hoạt động hiệu quả hơn và NHNN sẽ có thể tập trung làm công việc chính của
mình đó là quản lý thị trường. Về lâu dài, đây là lựa chọn tất yếu theo xu hướng
tách quản lý và kinh doanh vì NHNN không thể độc quyền mãi được. “Việc này
kéo dài sẽ gây hệ lụy liên quan đến môi trường kinh doanh, chức năng quản lý
kinh doanh, tạo sự lạm dụng có thể cho lợi ích nhóm” Tiến sĩ Nguyễn Minh
Phong nói. Theo Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, thành viên ban cố vấn của Chính phủ, đã
đến lúc NHNN để các công ty kinh doanh vàng tự xuất, nhập khẩu vàng, đồng thời
thành lập sàn vàng quốc gia để kiểm soát thị trường. NHNN chỉ thực hiện giám sát
khối lượng nhập và giám sát giá cả khi biến động quá mức. Còn chuyên gia tài
chính - ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, điều quan trọng nhất hiện nay là
thành lập được sàn vàng quốc gia.

23

“Vấn đề thành lập sàn vàng quốc gia được đặt ra từ lâu nhưng chưa triển khai
được. Theo tôi, bây giờ là lúc chúng ta có đủ điều kiện để thành lập sàn vàng. Chỉ
khi nào sàn vàng hoạt động bài bản, quy củ thì khi ấy mới có thể tính đến chuyện
trả hoạt động kinh doanh vàng lại cho thị trường tự điều tiết” - ông Nguyễn Trí
Hiếu phân tích.
Trả lời câu hỏi “Lập một sàn vàng, cho huy động vàng của dân. Có ý kiến
quan ngại nếu vàng lên, dân rút, ai sẽ bù lỗ?”. Ông Trần Thanh Hải – TGĐ CTCP

Đầu tư và Kinh doanh Vàng VN, chia sẻ. Nếu xét một cách căn cơ, cứ để vàng
được giao dịch như một hàng hóa trên thị trường, người mua bán được quyền giao
dịch qua chứng chỉ vàng và có sàn vàng quốc gia kiểm soát nó, thì lại là một cách
quản lý bền vững và phù hợp theo nguyên lý thị trường. Kinh nghiệm làm các sàn
vàng trước đây của chúng tôi là có thể cân đối được, bởi chúng tôi có kỹ quý
khoảng 7-10% qua các tài khoản ở nước ngoài. Khi vàng thế giới lên, mức ký quỹ
đủ đảm bảo nguồn vàng đối ứng. Hơn nữa, xét hiệu quả kinh tế lâu dài, khi dân đã
thấy bất kỳ lúc nào họ cũng có thể mua bán vàng ngang với giá vàng thế giới, thì 1
năm, 2 năm, 5 năm sau, họ có nhu cầu giữ vàng nữa không? Khi dân không còn
nhu cầu giữ vàng, áp lực dân rút vàng đồng loạt cũng giảm thiểu. Đây có thể nói là
một mũi tên bắn 2 đích, huy động được vàng trong dân, giảm bớt sự phân tán
nguồn lực ngoại tệ nhập khẩu vàng và mũi tên trúng đích thứ ba trong dài hạn là sẽ
hạn chế được vàng hóa trong nền kinh tế – như tinh thần Nghị quyết 24.
Dưới đây là một số mặt tích cực và mặt hạn chế so sánh giữa tình trạng nhà
nước độc quyền kinh doanh vàng hiện tại và giải pháp thành lập sàn vàng.


Nhà nước độc quyền kinh
doanh vàng
Thành lập sàn vàng
Mặt tích cực
- Thị trường hoạt động ổn định.
- Tiết giảm được nguồn ngoại
24

- Tránh được tác động lên
xuống thất thường của giá vàng
nước ngoài
- Giúp tiết giảm nguồn
ngoại tệ cho mục tiêu nhập khẩu

vàng. Vàng không còn ảnh
hưởng mạnh tới thị trường
ngoại hối, tỷ giá ổn định, lạm
phát được kiểm chế.
- Mua lại được vàng của dân,
góp phần kiềm chế "vàng hóa"
nền kinh tế, dần đưa lượng tiền
tích trữ bằng vàng vào trong lưu
thông.
tệ nhập khẩu vàng
- Mua lại được vàng của dân,
góp phần kiềm chế "vàng hóa"
nền kinh tế, dần đưa lượng tiền
tích trữ bằng vàng vào trong
lưu thông.
- Thi trường cạnh tranh, hoạt
động bền vững và tự nhiên
hơn, nhà nước không phải gồng
mình lên để điều khiển mà là
định hướng thị trường theo
hướng cạnh tranh.
- Thặng dư xã hội gia tăng.
- Thị trường vàng liên thông
trong và ngoài nước tránh được
nạn buôn lậu, hàng giả.
Mặt hạn chế
- Thi trường độc quyền làm
giảm thặng dư xã hội.
- Thị trường vàng trong nước
không có sự liên thông vớí thế

giới.
- Sự chênh lệch giá vàng dẫn
đến nạn buôn lậu, hàng giả.
- Thị trường thiếu minh bạch.
Nhà nước quản lý chính mình
có thể là nguyên nhân gây ra
- Phụ thuộc vào thị trường vàng
thế giới và tình hình trên thế
giới. Vàng thế giới không phải
không có những bất ổn như nạn
đầu cơ và những toan tính
- Ngân hàng vàng có thể phải
chịu những rủi ro về sự biến
động của giá vàng thế giới.
- Việt Nam còn non kém trong
việc quản lý một thị trường
25

nhiều vấn đề phát sinh.
- Thị trường hoạt động không
bền vững và tự nhiên.
vàng hoạt động tự do và có sự
liên thông với thế giới. Điều
này có thể phát sinh những vấn
đề không lường trước được



×