Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tiểu luận trình bày đối tượng nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (34.55 KB, 3 trang )

Người xưa có câu: “phi thương bất phú” quả thực đúng với mọi thời đại, mọi
quốc gia và mọi cá nhân. Hoạt động kinh tế luôn gắn liền với cuộc sống của con
người, đối với một quốc gia kinh tế còn là thước đo mức sống của người dân, quyết
định sự ổn định của nền chính trị, cũng là tiêu chí để các quốc gia cạnh tranh thứ
bậc trên trường quốc tế. Tầm quan trọng của nó được nâng lên khi kinh tế trở thành
môn học bắt buộc của nhiều trường đại học. Hơn thế, kinh tế học vĩ mô lại là một
phân ngành không thể thiếu của kinh tế học nên trong quá trình nghiên cứu bộ môn
này chúng ta cũng không thể bỏ qua được kinh tế học vĩ mô. Vì thế để tránh những
hiểu biết sai lầm về tầm quan trọng của kinh tế học vĩ mô em xin chọn vấn đề:
“Trình bày đối tượng nghiên cứu của Kinh tế học vĩ mô”. Với kiến thức của một
sinh viên năm đầu em xin trình bày vấn đề này dưới những khía cạnh sau:
Kinh tế học được hiểu một cách chung nhất là một môn khoa học xã hội. Nó
nghiên cứu và giải thích hành vi của con người liên quan đến sản xuất, trao đổi, sử
dụng các hàng hóa và dịch vụ. Trả lời cho câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như
thế nào? Sản xuất cho ai?
Kinh tế học vĩ mô là phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc
điểm, cấu trúc và hành vi của một nền kinh tế nói chung. Kinh tế vĩ mô nghiên cứu
hoạt động của toàn bộ nền kinh tế Quốc dân.
Những vấn đề then chốt được Kinh tế học vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao
gồm: mức sản xuất, thất nghiệp, mức giá cả chung và cán cân thương mại của một
nền kinh tế. Phân tích kinh tế vĩ mô hướng vào giải đáp câu hỏi: Điều gì quyết định
giá trị của các biến số này? Điều gì quyết định sự thay đổi của các biến số này
trong ngắn hạn và dài hạn?
Nói một cách khác, kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mỗi quốc gia
trước những vấn đề kinh tế và xã hội cơ bản như: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát
thất nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa và tư bản, sự phân phối nguồn lực và phân
phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội.


Một quốc gia có thể có những lựa chọn khác nhau tùy thuộc vào các ràng
buộc về nguồn lực kinh tế và hệ thống chính trị-xã hội. Song sự lựa chọn đúng đắn


nào cũng cần đến sự hiểu biết sâu sắc về các hoạt động mang tính khách quan về hệ
thống kinh tế.
Như vậy, ta thấy rằng đối tượng nghiên cứu của Kinh tế vĩ mô là những vấn
đê then chốt và quan trọng với mỗi quốc gia. Nó nghiên cứu nền kinh tế trên một
tổng thể thống nhất, sự tương tác giữa các bộ phận từ đó đề xuất chính sách để điều
tiết và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Trên đây là phần bài làm của em, do kiến thức của một sinh viên năm
đầu còn hạn chế nên bài làm hẳn còn nhiều sai sót, em mong nhận được sự góp ý
chân thành từ phía thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế học, trường đại học Kinh tế quốc dân, nxb Giáo dục
(1992).
2. Giáo trình kinh tế học, trường đại học Kinh tế quốc dân, nxb Giáo dục
(1992).
3. “Kinh tế vĩ mô”, Vi.wikipedia.org
4.



5.



3




×