Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Đồ án tốt nghiệp Khoa Khí tượng Thủy văn Đánh giá thực trạng hạn hán ở Ninh Thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.3 MB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

ĐẶNG THỊ TIẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠN HÁN Ở NINH THUẬN
TRONG GIAI ĐOẠN 10 NĂM 2006-2015
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ KHÍ TƯỢNG HỌC
Mã ngành: 52410221

TP. HỒ CHÍ MINH - 11/2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠN HÁN Ở NINH THUẬN
TRONG GIAI ĐOẠN 10 NĂM 2006-2015

Sinh viên: Đặng Thị Tiến

MSSV: 0250010040

Khóa: 2013 – 2017
GVHD: Nguyễn Minh Giám

TP. HỒ CHÍ MINH - 11/2017



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đại học và viết bài đồ án này, em luôn nhận được
sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy, cô trong khoa Khí tượng và Thủy văn
của trường đại học tài nguyên và môi trường Tp.HCM.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy, cô
trong khoa Khí tượng và Thủy văn của trường đại học tài nguyên và môi trường
Tp.HCM.
Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến thầy-Thạc sỹ Nguyễn Minh Giám, người
đã dành rất nhiều thời gian để hướng dẫn và giúp đỡ tân tình cho em trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thành bài đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Đài Khí tượng- Thủy văn tỉnh Ninh Thuận
đã hết sức hợp tác và hỗ trợ em trong suốt quá trình thực hiện đồ án.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, những
người luôn bên cạnh tạo mọi điều kiện tốt nhất và động viên giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình hoàn thành bài đồ án, tuy nhiên
vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp từ thầy, cô và các bạn.

Đặng Thị Tiến

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ I
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………III
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................IV
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ....................................................................................... 3
1.1 TỔNG QUAN VỀ HẠN HÁN .......................................................................... 3
1.1.1 Khái niệm về hiện tượng hạn hán ................................................................ 3
1.1.2 Một số thành tựu nghiên cứu liên quan đến vấn đề hạn hán ........................ 6
1.2 TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU ....................................................... 7
1.2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên ................................................................... 8
1.2.2 Khái quát về điều kiện khí hậu .................................................................... 9
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG HẠN HÁN Ở NINH THUẬN .......... 13
2.1 PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG HẠN HÁN Ở NINH THUẬN ......................... 13
2.1.1 Ảnh hưởng của ENSO ............................................................................... 13
2.1.2 Xu thế biến đổi của lượng mưa………………………………………………….14
2.1.3 Xu thế biến đổi của nhiệt độ ...................................................................... 18
2.1.4 Xu thế biến đổi của nắng nóng, nắng nóng gay gắt ................................... 21
2.1.5 Xu thế biến đổi của độ ẩm ......................................................................... 23
2.1.6 Xu thế biến đổi của bốc hơi ....................................................................... 24
2.1.7 Chỉ tiêu hạn hán ........................................................................................ 25
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA HẠN HÁN ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI
NINH THUẬN ..................................................................................................... 27
2.2.1 Đối với đời sống sinh hoạt của nhân dân................................................... 28
2.2.2 Đối với sản xuất trồng trọt ........................................................................ 29
2.2.3 Đối với phát triển chăn nuôi ...................................................................... 30
2.2.4 Đối với công tác phòng chống cháy rừng .................................................. 31
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HIỆN TƯỢNG HẠN HÁN DỰA TRÊN CÁC YẾU TỐ
KHÍ HẬU TẠI TỈNH NINH THUẬN .................................................................... 32
3.1 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HẠN HÁN DỰA VÀO CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU 32
3.2 GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG VỚI HIỆN TƯỢNG HẠN HÁN ........................ 34
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 39

Đặng Thị Tiến


ii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lượng mây tổng quan trung bình tháng và năm ........................................... 9
Bảng 1.2. Thống kê nhiệt độ tháng trong giai đoạn 10 năm 2006-2015 tại trạm Phan
Rang (0C) .................................................................................................................. 11
Bảng 1.3. Các thời kỳ Enso ........................................................................................ 14
Bảng 1.4. Kết quả tính chỉ số khô hạn trong giai đoạn 10 năm 2006-2015 ................. 26

Đặng Thị Tiến

iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận ............................................................. 8
Hình 1.2. Số giờ nắng ngày trung bình tháng nhiều năm tại trạm Phan Rang ............. 10
Hình 1.3. Chuẩn sai lượng mưa mùa khô tại trạm Phan Rang thời kì 2006-2015........ 15
Hình 1.4. Chuẩn sai lượng mưa mùa mưa tại trạm Phan Rang thời kì 2006-2015....... 16
Hình 1.5. Phân bố lượng mưa mùa khô ...................................................................... 16
Hình 1.6. Phân bố lượng mưa mùa mưa ..................................................................... 16
Hình 1.7 Phân bố tổng lượng mưa năm tỉnh Ninh Thuận ........................................... 17
Hình 1.8. Chuẩn sai lượng mưa năm tại trạm Phan Rang thời kì 2006-2015 .............. 18
Hình 1.9: Phân bố nhiệt độ trung bình năm tỉnh Ninh Thuận ..................................... 19
Hình 1.10. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối và xu thế tại trạm Phan Rang trong giai đoạn 10
năm 2006-2015 .......................................................................................................... 20
Hình 1.11. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối và xu thế tại trạm Phan Rang trong giai đoạn 10
năm 2006-2015 .......................................................................................................... 21

Hình 1.12. Tổng số giờ nắng năm, nắng nóng và nắng nóng gay gắt tại trạm Phan
Rang thời kì 2006-2015 ............................................................................................. 21
Hình 1.13. Độ ẩm trung bình năm và xu thế tại trạm Phan Rang thời kì 2006-2015 ... 23
Hình 1.14. Độ ẩm thấp nhất năm và xu thế tại trạm Phan Rang thời kì 2006-2015 ..... 24
Hình 1.15. Tổng lượng bốc hơi năm và xu thế tại trạm Phan Rang thời kì 2006-2015 24
Hình 1.16. Biểu đồ thể hiện chỉ số khô hạn trong giai đoạn 10 năm 2006-2015 ......... 26
Hình 1.17. Tình trạng khan hiếm nước xảy ra tại tỉnh Ninh Thuận ............................. 27
Hình 1.18. Tình trạng đất đai khô cằn do ảnh hưởng của hán hạn tác động đến sản xuất
nông nghiệp ............................................................................................................... 28
Hình 1.19. Nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh thiếu nước sinh hoạt .......................... 28
Hình 1.20. Chính quyền địa phương phải can thiệp tiếp nước sinh hoạt cho người dân
trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận ..................................................................................... 29
Hình 1.21. Tình trạng thiếu nước gây ảnh hưởng đến trồng trọt ................................. 29
Hình 1.22. Hạn hán ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển chăn nuôi ...................... 30
Hình 1.23. Hạn hán thường xuyên gây nên tình trạng cháy rừng ................................ 31
Hình 1.24. Người dân oằn mình ra sức trồng trọt trong hạn ....................................... 34
Hình 1.25. LLVT Quân khu tham gia chở nước phục vụ nhân dân vùng hạn hán tại
Ninh Thuận................................................................................................................ 35

Đặng Thị Tiến

iv


MỞ ĐẦU
Hạn hán là thiên tai lớn thứ 3 sau lũ lụt và bão. Nó gây ra những thiệt hại to lớn
về người, tiền của, kinh tế xã hội và môi trường. Thiên tai này không có cách “phòng
chống” mà chỉ có thể tránh và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra. Hơn nữa, hiện
tượng hạn hán đã ảnh hưởng đến rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các vùng khô
hạn, bán khô hạn. Ảnh hưởng của hạn ngày càng nghiêm trọng hơn: với tần suất và

thời gian kéo dài đợt hạn tăng lên, mức độ hạn khắc nghiệt, phạm vi hạn cũng mở rộng
hơn nên đã gây rất nhiều khó khăn cho người dân, nghiêm trọng nhất là tình trạng
thiếu điện, thiếu nước trên diện rộng, gây ra tình trạng đói nghèo ở nhiều quốc gia,
điển hình nhất là ở Châu Phi.
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tình trạng hạn hán ngày càng trở nên
nghiêm trọng hơn do hiện tượng El Nino tăng lên làm cho lượng mưa ít hơn, thêm vào
đó là tác động chặt phá rừng, đốt nương làm rẫy…của con người dẫn đến hàng ngàn
hecta hoa màu bị mất trắng, nhiều người dân sống trong cảnh đói nghèo.
Khác với các vùng khác trên lãnh thổ Việt Nam, Ninh Thuận là vùng khí hậu
khô nóng đặc trưng, đặc biệt Ninh Thuận được biết đến là vùng có nền khí hậu khô
nóng bậc nhất cả nước. Đây cũng là vùng mà môi trường sinh thái thường xuyên bị đe
doạ, đất đai khô cằn, tình trạng hạn hán xảy ra thường xuyên, gây nhiều khó khăn cho
sự phát triển kinh tế và cuộc sống của nhân dân. Cho nên, việc nghiên cứu tình trạng
hạn hán đang diễn ra tại tỉnh Ninh Thuận có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Từ thực tế và trình độ kiến thức của bản thân, đề tài “Đánh giá thực trạng hạn
hán ở Ninh Thuận”, với hi vọng trước hết năng cao hiểu biết về tình hình hạn hán
đang diễn điển hình là Ninh Thuận, giúp cho bản thân cả nhân có cái nhìn tổng quan
và nắm rõ hơn về hiện tượng này, việc tìm hiểu về vấn đề này giúp cho bản thân áp
dụng những điều đã học trên sách vở vận dụng để phân tích và đi sâu để làm rõ hơn về
vấn đề đang được nghiên cứu, từ đó phân tích và đánh giá tình trạng hạn hán đang diễn
ra trong giai đoạn 10 năm 2006-2015, từ các số liệu thu thập được tại trạm Phan Rang
về các yếu tố nắng, mưa, nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi, dựa trên các phương pháp phân
tích, tổng hợp, thống kê, thu thập số liệu, kế thừa,… để có thể trình bày cũng như phân
tích các yếu tố khí hậu từ đó nêu lên được tình trạng hạn hán tại tỉnh Ninh Thuận trong
giai đoạn 10 năm 2006-2015.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, cấu trúc đồ án
gồm ba chương:
Chương I. Tổng quan: Khái quát về hiện tượng hạn hán, vị trí địa lý, đặc điểm khí hậu
tại tỉnh Ninh Thuận.
Chương II. Phân tích hiện tượng hạn hán ở Ninh Thuận: Trình bày các yếu tố về khí

hậu ảnh hưởng đến Ninh Thuận, gây nên tình trạng hạn hán.
Đặng Thị Tiến

1


Chương III. Đánh giá hiện tượng hạn hán dựa trên các yếu tố khí hậu tại tỉnh Ninh
Thuận: Dựa vào các phân tích trong chương II, từ đó đánh giá lại tình trạng hạn hán
đang diễn ra tại tỉnh Ninh Thuận trong giai đoạn 10 năm 2006-2015.

Đặng Thị Tiến

2


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN

1.1 TỔNG QUAN VỀ HẠN HÁN
1.1.1 Khái niệm về hiện tượng hạn hán
Hạn hán là một hiện tượng thiên tai tự thiên, khi một khu vực phải trải qua tình
trạng thiếu nước trong một thời gian dài nhều tháng, nhiều năm, làm giảm thiểu lượng
ẩm không trong không khí, hàm lượng nước trong đất, gây suy kiệt dòng chảy của
sông suối…ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, suy thoái môi trường dẫn
tới đói nghèo và dịch bệnh. Ở những khu vực xảy ra hạn hán, lượng nước mưa luôn ở
dưới mức trung bình, vì vậy nó sẽ tác động rất lớn đến hệ sinh thái và nông nghiệp của
những khu vực đó, gây thiệt hại rất lớn đến hệ sinh thái và nông nghiệp của những khu
vực đó, gây thiệt hại không nhỏ cho nền kinh tế ở đó.
Tên gọi tiếng trung là “can hạn” hay “hạn” ( âm Hán-Việt) nghĩa là “khô hạn”

hay “hạn”. Như vậy thuật ngữ “hạn” tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán, nên nói “hạn”
hay “hạn hán” đều như nhau.
Hạn hán là một phần tự nhiên của khí hậu mặc dù nó vẫn bị nhầm lẫn là sự
kiện hiếm và ngẫu nhiên. Hiện tượng hạn hán có thể xảy ra ở hầu hết tất cả các vùng
khí hậu, với các đặc tính của hạn biến đổi đáng kể từ vùng này sang vùng khác. Hạn
hán là một sự sai khác theo thời gian, rất khác với sự khô hạn. Bởi khô hạn bị giới hạn
trong những vùng lượng mưa thấp, nhiệt độ cao và là một đặc trưng lâu dài của khí
hậu (Wilhite, 2000). So với các thảm họa tự nhiên như: xoáy, lũ lụt, động đất, sự phun
trào núi lửa, và sóng thần có sự khởi đầu nhanh chóng, có ảnh hưởng trực tiếp và có
cấu trúc, thì hạn hán lại ngược lại. Hạn hán khác với các thảm họa tự nhiên khác theo
các khía cạnh quan trọng sau (Wilhite, 2000):
- Không tồn tại một định nghĩa chung về hạn hán.
- Hạn hán có sự khởi đầu chậm, là hiện tượng từ từ, dẫn đến khó có thể xác định được
sự bắt đầu và kết thúc một sự kiện hạn.
- Thời gian hạn dao động từ vài tháng đến vài năm, vùng trung tâm và vùng xung
quanh bị ảnh hưởng bởi hạn hán có thể thay đổi theo thời gian.
- Không có một chỉ thị hoặc một chỉ số hạn đơn lẻ nào có thể xác định chính xác sự bắt
đầu và mức độ khắc nghiệt của sự kiện hạn cũng như các tác động tiềm năng của nó.
- Phạm vi không gian của hạn hán thường lớn hơn nhiều so với các thảm họa khác, do
đó các ảnh hưởng của hạn thường trải dài trên nhiều vùng địa lý lớn.
- Các tác động của hạn nhìn chung không theo cấu trúc và khó định lượng.
Các tác động tích lũy lại và mức độ ảnh hưởng của hạn sẽ mở rộng khi các sự kiện
hạn tiếp tục kéo dài từ mùa này sang mùa khác hoặc sang năm khác.

Đặng Thị Tiến

3


Mặt khác, hạn hán ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội nên các định nghĩa

về hạn sẽ được đưa ra theo nhiều cách tiếp cận khác nhau: như các ngưỡng sử dụng,
theo mục đích sử dụng, khu vực, địa phương…Hơn nữa, hạn xảy ra với tần suất thay
đổi gần như ở tất cả các vùng trên toàn cầu, các tác động của hạn đến nhiều lĩnh vực
cũng khác nhau theo không gian và thời gian. Như vậy để có được một định nghĩa
chung nhất về hạn hán thì rất khó.
Theo Wilhite (2000), tác giả cho rằng mặc dù các nhân tố khí hậu (nhiệt độ
cao, gió mạnh, độ ẩm tương đối thấp) thường gắn liền với hạn hán ở nhiều vùng trên
thế giới và có thể làm nghiêm trọng thêm mức độ hạn, song lượng mưa vẫn là nhân tố
ảnh hưởng chính gây ra hạn hán và tác giả cũng đã đưa ra một định nghĩa về hạn: “hạn
hán là kết quả của sự thiếu hụt lượng mưa tự nhiên trong một thời kỳ dài, thường là
một mùa hoặc lâu hơn”. Chính vì vậy, hạn hán thường được gắn liền với các khoảng
thời điểm (mùa hạn chính, sự khởi đầu muộn của mùa mưa, sự xuất hiện mưa trong
mối liên hệ với các giai đoạn sinh trưởng chính của cây trồng) và đặc tính của mưa
(cường độ mưa, các đợt mưa). Với các thời điểm hạn xuất hiện khác nhau sẽ dẫn đến
các sự kiện hạn khác nhau về tác động, phạm vi ảnh hưởng cũng như các đặc tính khí
hậu của hạn khác nhau.
Theo tổ chức khí tượng Thế giới (WMO) hạn hán được phân ra bốn loại: hạn
khí tượng, hạn nông nghiệp, hạn thuỷ văn và hạn kinh tế xã hội.
Hạn khí tượng (Meteorological Drought): thường là một biểu hiện về sư ̣chênh
lệch (thiếu hụt ) lượng giáng thủy trong suốt một khoảng thơì gian nào đó. Các ngưỡng
đã được chọn, (như 50% lượng mưa chuẩn của thời kì 6 tháng) sẽ biến đổi theo nhu
cầu và ứng dụng của người sử dụng ở từng địa phương. Những trị số đo khí tượng là
những chỉ số đầu tiên của hạn hán.
Hạn nông nghiệp (Agricultural Drought): Hạn nông nghiệp thường xảy ra ở nơi
độ ẩm đất không đáp ứng đủ nhu cầu của một cây trồng cụ thể ở thời gian nhất định và
cũng ảnh hưởng đến vật nuôi và các hoạt động nông nghiệp khác. Mối quan hệ giữa
lượng mưa và lượng mưa thấm vào đất thường không được chỉ rõ. Sự thẩm thấu lượng
mưa vào trong đất sẽ phụ thuộc vào các điều kiện ẩm trước đó, độ dốc của đất, loại
đất, cường độ của sự kiện mưa. Các đặc tính của đất cũng biến đổi. Ví dụ, một số loại
đất có khả năng giữ nước tốt hơn, nên nó giữ cho các loại đất đó ít bị hạn hơn.

Hạn thuỷ văn (Hydrological Drought): Hạn thủy văn liên quan đến sự thiếu hụt
nguồn nước mặt và các nguồn nước mặt phụ. Nó được lượng hóa bằng dòng chảy,
tuyết, mực nước hồ, hồ chứa và nước ngầm. Thường có sự trễ thời gian giữa sự thiếu
hụt mưa, tuyết, hoặc ít nước trong dòng chảy, hồ, hồ chứa, làm cho các giá trị đo đạc
của thủy văn không phải là chỉ số hạn sớm nhất. Cũng giống như hạn nông nghiệp,
hạn thủy văn không chỉ ra được mối quan hệ rõ ràng giữa lượng mưa và trạng thái
cung cấp nước bề mặt trong các hồ, bể chứa, tầng ngập nước, dòng suối. Bởi vì các
thành phần của hệ thống thủy văn rất hữu ích cho những mục tiêu cạnh tranh và phức
tạp, như sự tưới tiêu, tái tạo lại, ngành du lịch, kiểm soát lũ lụt, vận chuyển, sản xuất
Đặng Thị Tiến

4


năng lượng thủy nhiệt điện, cung cấp nước trong nhà, bảo vệ các loài vật nguy hiểm và
việc quản lý và bảo tồn môi trường và xã hội.
Hạn kinh tế-xã hội khác hoàn toàn với các loại hạn khác. Bởi nó phản ánh ánh
mối quan hệ giữa sự cung cấp và nhu cầu hàng hóa kinh tế (ví dụ như cung cấp nước,
thủy điện), nó phụ thuộc vào lượng mưa. Sự cung cấp đó biến đổi hàng năm như là
một hàm của lượng mưa và nước. Nhu cầu nước cũng dao động và thường có xu thế
dương do sự tăng dân số, sự phát triển của đất nước và các nhân tố khác nữaTheo tổ
chức khí tượng Thế giới (WMO) hạn hán được phân ra bốn loại: hạn khí tượng, hạn
nông nghiệp, hạn thuỷ văn và hạn kinh tế xã hội.
Các loại hạn có quan hệ mật thiết với nhau. Sự thiếu hụt lượng mưa và bốc hơi
cao có thể dẫn đến hạn khí tượng; sự thiếu hụt lượng ẩm trong đất dẫn đến hạn độ ẩm
đất, không đủ độ ẩm cung cấp cho cây trồng, dẫn đến hạn nông nghiệp; tiếp đến do
không có mưa hay mưa ít, kết hợp với lượng bốc hơi cao, lượng trữ nước trong lưu
vực giảm, sự cung cấp nước cho nước ngầm bị giảm sút, làm cho dòng chảy sông suối
cạn kiệt và do đó xảy ra hạn thuỷ văn.
Hiện tượng hạn hán có tác động lớn đối với nông nghiệp. Liên Hợp Quốc ước

tính rằng một phần lớn diện tích đất đai màu mỡ của Ukraina bị mất mỗi năm vì ạn
hán, phá rừng, và bất ổn khí hậu. Hạn án kéo dài từ lâu là nguyên nhân chính cho việc
di cư hàng loạt và đóng một vai trò quan trọng trong lượng di cư hiện nay, cũng như
các cuộc khủng hoảng nhân đạo khác đang diễn ra trong khu vực rừng châu Phi và
Sahel.
Ở Việt Nam, cụ thể là tại tỉnh Ninh thuận, hạn hán có tác động to lớn đến môi
trường kinh tế, chính trị và sức khỏe con người. Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói
nghèo, bệnh tật. Hạn hán tác động đến môi trường như hủy hoại các loài thực vật, các
loài động vật, quần cư hang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm cháy rừng,
xói lở đất. Các tác động này có tể kéo dài và không khôi phục được. Tác động đến
kinh tế, xã hội như giảm năng suất cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực.
Tăng chi phí sản xuất nông nghiệp, giảm thu nhập của lao động nông nghiệp, tăng giá
thành và giá cả các lương thực. Giảm tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi. Các nhà máy
thủy điện gặp nhiều khó khan trong quá trình vận hành.
Ở Việt Nam, hạn hán xảy ra ở vùng này hay vùng khác với mức độ và thời gian
khác nhau, gây ra những thiệt hại to lớn đối với kinh tế-xã hội, đặt biệt là nguồn nước
và sản xuất nông nghiệp.
Nguyên nhân gây ra hạn hán có nhiều song tập trung chủ yếu là 2 nguyên nhân
chính:
Nguyên nhân khách quan, do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa
thường xuyên ít ỏi hoặc nhất thời thiếu hụt. Mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể
trong thời gian dài hầu như quanh năm, đây là tình trạng phổ biến trên các vùng khô
hạn và bán khô hạn. Lượng mưa trong khoảng thời gian dài đáng kể thấp hơn rõ rệt
Đặng Thị Tiến

5


mức trung bình nhiều năm cũng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các
vùng mưa nhiều, kể cả vùng mưa nhiều.

Mưa không ít lắm, nhưng trong một thời gian nhất định trước đó không mưa
hoặc mưa chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và môi trường xung quanh. Đây
là tình trạng phổ biến trên cá vùng khí hậu gió mùa, có sự khác biệt rõ rệt về mưa giữa
mùa mưa và màu khô. Bản chất và tác động của hạn hán gắn liền với định loại về hạn
hán.
Nguyên nhân chủ quan, chủ yếu do con người gây ra, cụ thể là tình trạng phá
rừng bừa bãi làm mất nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước. Việc trồng cây
không phù hợp, vùng ít nước cũng trồng cây cần nhiều nước (như lúa) làm cho việc sử
dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn nước. Công tác quy hoạch sử dụng
nước, bố trí công trình không phù hợp, làm cho nhiều công trình không phát huy được
tác dụng…Vùng cần nhiều nước lại bố trí công trình nhỏ, còn vùng nhiều nước (nguồn
nước tự nhiên) lại bố trí xây dựng công trình lớn…
1.1.2 Một số thành tựu nghiên cứu liên quan đến vấn đề hạn hán
Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hạn
hán. Tuy vậy do mức độ phức tạp khó dự báo cảnh báo cũng như phát hiện thời điểm
bắt đầu của hiện tượng hạn hán mà đến nay vẫn chưa thể có được một phương pháp
nghiên cứu chung về hạn hán. Với những nghiên cứu đánh giá hạn hán (việc xác định,
nhận dạng, giám sát và cảnh báo hạn hán...), các nhà nghiên cứu thường xuyên áp
dụng công cụ chính là các chỉ số về hạn hán. Các chỉ số về hạn hán đều thể hiện những
ưu điểm nhược điểm khác nhau, và tùy vào mỗi khu vực, quốc gia đều sử dụng các chỉ
số phù hợp với điều kiện của khu vực, quốc gia mình. Công tác nghiên cứu hạn hán áp
dụng các chỉ số hạn không chỉ đơn thuần sử dụng bộ số liệu quan trắc mà còn sử dụng
bộ số liệu là sản phẩm của mô hình khí hậu khu vực và mô hình khí hậu toàn cầu. Các
công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề xác định hạn hán, cảnh báo, giám sát... có thể
kể đến:
Những nghiên cứu đánh giá về hạn hán trên quy mô toàn cầu (Meshcherskaya
A. V. và cs, 1996; Dai và cs, 2004; Niko Wanders và cs, 2010), khu vực và địa phương
(Benjamin Lloyd-Hughes và cs 2002; Hayes, 1999). Việc áp dụng các chỉ số hạn được
xây dựng dựa trên số liệu mưa, nhiệt độ và độ ẩm quan trắc trong quá khứ cho thấy số
đợt hạn, tần suất và mức độ hạn hán, cũng như thời gian kéo dài hạn ở một số khu vực

đã tăng lên đáng kể.
Một nghiên cứu đánh giá hạn nổi bật khác về hạn trên quy mô toàn cầu là
nghiên cứu của Niko Wanders và cs (2010). Trong nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá
ưu điểm, nhược điểm của 18 chỉ số hạn hán bao gồm cả chỉ số hạn khí tượng, chỉ số
hạn thủy văn, chỉ số độ ẩm, từ đó lựa chọn ra các chỉ số thích hợp để áp dụng phân tích
các đặc trưng của hạn hán tại năm vùng khí hậu khác nhau trên quy mô toàn cầu đó là:
vùng xích đạo, vùng khô hạn cực, vùng nhiệt độ ấm, vùng tuyết, vùng địa cực.

Đặng Thị Tiến

6


Nhiều nghiên cứu về hạn hán cho thấy sự giảm lượng mưa mạnh cùng với sự
tăng nhiệt độ đã làm tăng quá trình bốc hơi, gây ra hạn hán nghiêm trọng hơn (Loukas
A. và Vasiliades L., 2004). Đi đôi với xu thế ấm lên trên toàn cầu thời kỳ (1980-2000),
tần suất và xu thế hạn tăng lên và xảy ra nghiêm trọng hơn vào bất cứ mùa nào trong
năm, điển hình như ở Cộng hòa Séc cứ khoảng 5 năm lại xảy ra đợt hạn hán nặng
trong suốt mùa đông hoặc mùa hè, với mức độ nặng và tần suất lớn nhất vào tháng IV
và tháng VI (xảy ra trên toàn bộ lãnh thổ với tổng diện tích là 95%) (Potop và cs,
2008); hạn xảy ra vào các tháng mùa hè ở Hy Lạp ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoa
màu và sự cung cấp nước trong thành phố (Loukas A. và Vasiliades L., 2004); ở Cộng
hòa Moldova, cứ 2 năm thì lại có một đợt hạn nặng vào mùa thu (Potop V. và Soukup
J., 2008).
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về hạn hán cũng đã được tiến hành đến từng
vùng khí hậu, tỉnh, địa phương. Vào năm 1995, GS. Nguyễn Trọng Hiệu đã nghiên
cứu sự phân bố hạn hán và tác động của hạn hán ở các vùng khí hậu Việt Nam. Các
kết quả tính toán cho thấy, hạn mùa đông chủ yếu ở khu vực Bắc Bộ, Nam Bộ, Tây
Nguyên, hạn mùa hè thịnh thành ở Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ. Hạn mùa đông
tần suất cao hơn hạn mùa hè và tần suất hạn mùa đông có thể lên đến 100% ở một số

nơi thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. GS. Nguyễn Trọng Hiệu và cs (2003) sử dụng các
số liệu lượng mưa và lượng bốc hơi của khoảng 160 trạm khí tượng bề mặt với thời
gian quan trắc phổ biến (1961-2000) để nghiên cứu tính chất, mức độ hạn và phân
vùng hạn ở Việt Nam. Dựa trên các kết quả tính toán, tác giả đã chia hạn hán thành 5
loại: từ khô hạn đến ít khô hạn nhất và phân chia Việt Nam thành 8 vùng có mùa khô
khác nhau: vùng Tây Bắc xảy ra hạn cả trong mùa đông và mùa xuân; vùng Đông
Bắc xảy ra hạn trong mùa đông; vùng Đồng bằng Bắc bộ xảy ra hạn trong mùa đông;
vùng Bắc Trung Bộ xảy ra hạn vào nửa cuối mùa đông; vùngNam Trung Bộ xảy ra
hạn vào cuối mùa đông và kéo dài đến giữa mùa hè; vùng Cực Nam Trung Bộ, vùng
Tây Nguyên và vùng Nam Bộ xảy ra hạn nặng trong cả mùa đông và mùa xuân. Tác
giả đưa ra kết luận, hạn chỉ xảy ra vào các tháng mùa đông, mùa xuân, mùa hè và
không có tình trạng hạn vào các tháng mùa thu.
TS. Mai Trọng Thông (2006) đánh giá mức độ khô hạn của vùng Đông Bắc và
Đồng bằng Bắc bộ thời kỳ (1975-2004) và cho thấy kết quả tính toán khá phù hợp với
điều kiện khí hậu thực tế ở hai khu vực này. Cùng năm 2008, một số nghiên cứu khác
về hạn hán cũng thu được những kết quả đáng kể trong việc ứng dụng sản xuất nông
nghiệp, quản lý nguồn nước (TS. Nguyễn Văn Liêm, GS. TS. Lê Sâm và cs).
1.2 TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU
Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ có hình thể giống như một
hình bình hành, hai góc nhọn về phía tây bắc và đông nam với tọa độ địa lý từ
11018’14” đến 12009’15” vĩ độ Bắc, 108009’08” đến 109014’25” kinh độ Đông.
Diện tích toàn tỉnh là 3.358km2. Tiếp giáp với các tỉnh như sau:
Đặng Thị Tiến

7


- Phía Bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa.
- Phía Nam giáp với tỉnh Bình Thuận.
- Phía Tây giáp với tỉnh Lâm Đồng.

- Phía Đông giáp với biển Đông.

Hình 1.1. Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận (nguồn internet)
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 335,83 nghìn ha với dân số 595.960 người chiếm
1,01% (theo cục thống kê,2015) về diện tích và 0,62% về dân số của cả nước; đứng
hàng thứ 41 về diện tích và thứ 40 về dân số trong 63 tỉnh, thành phố nước ta.
Tỉnh Ninh Thuận được chia thành 7 đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh là thành
phố Phan Rang-Tháp Chàm, các huyện Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước,
Thuận Bắc và Thuận Nam, toàn tỉnh có 65 xã, phường, thị trấn, cụ thể: 47 xã, 3 thị
trấn và 15 phường. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay quốc tế Cam
Ranh 60 km, cách thành phố Nha Trang 105 km và cách thành phố Đà Lạt 110 km,
thuận tiện cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên
Ninh Thuận là vùng đất cuối của dãy Trường Sơn với nhiều dãy núi đâm ra biển
đông, có địa hình thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Lãnh thổ tỉnh được bao bởi 3
mặt núi với 3 dạng địa hình gồm núi, đồi gò bán sơn địa và đồng ven biển. Trong đó,
Đặng Thị Tiến

8


đồi núi chiếm 63,2% diện tích của tỉnh, chủ yếu là núi thấp, cao trung bình từ 2001000 mét. Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% và vùng đồng bằng ven biển chiếm
22,4% diện tích đất tự nhiên.
Ninh Thuận có 3 cửa khẩu ra biển là Đông Hải, Cà Ná, Khánh Hải, có đường
bờ biển dài 105km với vùng lãnh hải rộng trên 18.000km2, có trên 500 loài cá, tôm.
Do thuộc vùng có niệt độ cao, cường độ bức xạ lớn nên tỉnh Ninh Thuận có điều kiện
lý để sản xuất muối công nghiệp. Khoáng sản nơi đây tương đối phong phú về chủng
loại bao gồm nhóm khoáng sản kim loại có wolfram, molipden, thiếc gốc. Nhóm
khoáng sản phi kim loại có thạch anh thinh thể, cát thủy tinh, muối khoáng thạch anh.

Nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng có kết vôi, sét phụ gia, đá xây dựng.
1.2.2 Khái quát về điều kiện khí hậu
1.2.2.1 Đặc điểm mây, nắng và nhiệt độ
Ở Ninh Thuận lượng mây tổng quan trung bình năm khoảng 7 phần bầu trời, thời
kỳ mùa mưa 7 - 8 phần, mùa khô 6 - 7 phần bầu trời. Phân bố ở phía bắc nhiều hơn phía
nam, vùng núi nhiều hơn ven biển. Lượng mây biến đổi trong năm như sau, tháng 5
lượng mây bắt đầu tăng lên đạt cực đại vào tháng 10, sau đó giảm dần và đạt cực tiểu
vào tháng 2 năm sau.
Bảng 1.1. Lượng mây tổng quan trung bình tháng và năm
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 11 12 Năm
Trạm
Phan
6,7 5,8 6,4 6,5 7,3 7,2 7,8 7,8 8,0 8,0 7,5 7,7 7,2
Rang
Ngày nhiều mây (lượng mây tổng quan trung bình trên 8/10 là 208 ngày/ năm)
đạt 57% số ngày trong năm, ngày ít mây (lượng mây tổng quan trung bình dưới 2/10
là 13 ngày/ năm) đạt 4% số ngày trong năm. Phân bố ngày nhiều mây rất khác nhau
giữa các vùng, nhiều nhất là vùng núi rồi đến ven biển phía bắc và ít nhất là vùng ven
biển phía nam, mùa mưa nhiều hơn mùa khô.
Nắng là một yếu tố khí tượng phụ thuộc vào bức xạ mặt trời và bị chi phối bởi

lượng mây trên khu vực. Khu vực tỉnh Ninh Thuận nằm sâu trong khu vực nội chí
tuyến Bắc bán cầu với số giờ nắng trong năm thuộc loại cao nhất cả nước. Tổng số giờ
nắng trong năm rất cao đạt 2.500-3.100 giờ/năm. Số giờ nắng trung bình ngày trong
năm là 7,6 giờ. Số giờ nắng trung bình mùa khô từ 8-10 giờ/ngày và trong mùa mưa 67 giờ/ngày. Từ tháng 1 đến tháng 8 là thời kỳ nhiều nắng và từ tháng 9 đến tháng 12 là
thời kỳ ít nắng.

Đặng Thị Tiến

9


Hình 1.2. Số giờ nắng ngày trung bình tháng nhiều năm tại trạm Phan Rang
Ninh Thuận được thừa hưởng một chế độ Mặt Trời nhiệt đới mà tiêu biểu là
hiện tượng hàng năm Mặt Trời đi qua thiên đỉnh 2 lần và độ cao Mặt Trời thay đổi
không nhiều trong cả năm. Độ cao Mặt Trời lúc giữa trưa thấp nhất xảy ra vào ngày
15/01, 15/6, 15/12 đều không dưới 530,cao nhất xảy ngày 15/4 và 15/10 đều trên 850.
Tỉnh Ninh Thuận nằm trong khu vực nội chí tuyến nên độ dài ban ngày (từ lúc
Mặt Trời mọc đến lúc Mặt Trời lặn), độ dài ban ngày biến đổi trong khoảng 11 - 13 giờ,
thời gian ban ngày cũng khá dài và ít thay đổi trong năm, độ dài ban ngày dài nhất là
tháng 6, ngắn nhất là tháng 1.
Năng lượng bức xạ Mặt Trời tỉnh Ninh Thuận nhận được trong năm là khá dồi
dào, đặc trưng của vùng vĩ độ thấp trong vành đai nhiệt đới. Bức xạ tổng cộng từ 162
đến 165 kcal/cm2/năm; đạt cực đại vào khoảng tháng 3-5 (14,6-17,0 kcal/cm2/tháng), gắn
liền với thời kỳ độ cao mặt trời lên cao, thời tiết ít mây, bầu trời trong sáng. Cực tiểu xảy
ra vào tháng 12 đạt từ 9,4-9,8 kcal/cm2/tháng, đây là thời kỳ mùa mưa chính vụ ở Ninh
Thuận, kết hợp với gió mùa Đông Bắc tràn về, thời tiết âm u, độ trong suốt khí quyển
kém. Chênh lệch giữa tháng có bức xạ tổng cộng lớn nhất và tháng nhỏ nhất không lớn từ
7,1 đến 7,2 kcal/cm2/tháng.
Nhiệt độ trung bình 27,20C, cao nhất là 38,00C (tháng VI), thấp nhất 16,20C (tháng I ),
chênh lệch nhiệt độ ngày đêm từ 8,5-90C.


Đặng Thị Tiến

10


Bảng 1.2. Thống kê nhiệt độ tháng trong giai đoạn 10 năm 2006-2015 tại trạm
Phan Rang (0C)

1.2.2.2 Đặc điểm mưa
Ninh Thuận có từ khí hậu nhiệt đới Xavan đến cận hoang mạc với đặc trưng
khô nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh. Chính vì vậy thời tiết Ninh Thuận phân hóa thành
2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Trong đó, mùa mưa bắt đầu từ tháng
9 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến 8 năm sau. Lượng mưa trung bình 700–
800 mm, độ ẩm trung bình hằng năm là 75%, cao nhất 83% (tháng 10), thấp nhất 71%
(tháng 1-2). Nguồn nước phân bổ không đều, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Bắc và
trung tâm tỉnh. Nguồn nước ngầm trong địa bàn tỉnh chỉ bằng 1/3 mức bình quân cả
nước.
1.2.2.3 Đặc điểm gió
Tỉnh Ninh Thuận nằm trong khu vực có chế độ gió theo hai hướng chính là Đông
Bắc và Tây Nam với tốc độ trung bình năm dao động từ 2,8-3,6m/s. Từ tháng 11 đến
tháng 3 có tốc độ gió cao, đạt giá trị lớn nhất vào khoảng tháng 12, tháng 1 và 2 với
tốc độ 5,0m/s. Trong những tháng này, ngoài gió Đông-Bắc thổi về ban ngày, thường
xuất hiện gió thung lũng về ban đêm theo hướng Tây Bắc. Từ tháng 3 trở đi, về ban
ngày gió Đông-Nam dần thay thế cho gió Đông Bắc, về ban đêm gió thung lũng vẫn
chế ngự theo hướng Tây-Bắc. Vận tốc gió thấp nhất trung bình đạt 2,0 m/s vào tháng
9.
Đối với khu vực tỉnh Ninh Thuận thì thời gian tồn tại của gió mùa Đông Bắc là
từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Thời kỳ tiến triển của gió mùa Mùa Đông
(từ tháng 10 đến giữa tháng 11). Thời kỳ thịnh hành gió mùa Mùa Đông (giữa tháng

12 đến tháng 01 năm sau). Thời kỳ suy yếu gió mùa mùa đông (tháng 2 đến tháng 3).
Thời kỳ này hệ thống gió mùa Mùa Đông vẫn chiếm ưu thế, song tần suất những đợt
gió mùa Đông Bắc giảm đi chỉ còn trên dưới 10% và ảnh hưởng đến Ninh Thuận ít
hơn. Tháng 2 ở Ninh Thuận hướng gió đông bắc vẫn thịnh hành, sang tháng 3, 4 thì
hướng đông bắc đến đông. Đây là thời kỳ thời tiết ổn định nhất trong năm.
Gió mùa mùa hè đối với tỉnh Ninh Thuận với hướng gió thịnh hành tây nam và
thường bắt đầu từ tháng 5, thịnh hành vào tháng 6 - 8 và suy yếu vào tháng 9. Người ta
Đặng Thị Tiến

11


có thể chia gió mùa Tây Nam thành hai loại gió mùa Tây Nam chính thống và gió mùa
Tây Nam không chính thống.
Gió mùa Tây Nam hoạt động liên quan chặt chẽ đến quá trình bắt đầu xuất hiện
mưa dông ở vùng núi phía tây của tỉnh Ninh Thuận. Thời kỳ bắt đầu của gió mùa Tây
Nam thường xuất hiện giữa tháng 5, năm sớm có thể xuất hiện vào cuối tháng 4 hoặc
đầu tháng 5, năm muộn cũng chỉ có thể xảy ra vào nửa cuối tháng 5.
Loại gió mùa Tây Nam không chính thống này thường xuất hiện đầu mùa hè
vào cuối tháng 4, tháng 5 hoặc trong những thời kỳ gián đoạn gió mùa Tây Nam và
vùng núi phía tây tỉnh Ninh Thuận. Đây là loại gió tây nam khô nóng, không mưa và
thường kèm theo dông khan vào chiều tối và phát triển mở rộng từ bắc xuống nam.
Thời kỳ bắt đầu của gió mùa Tây Nam chính thống liên quan đến thời kỳ bắt
đầu xuất hiện các cơn mưa dông vào chiều tối ở tỉnh Ninh Thuận. Tuy nhiên cũng cần
lưu ý rằng khu vực tỉnh Ninh Thuận và nam Biển Đông trong thời gian tháng 9 hoặc
đầu tháng 10 có nhiều năm vẫn còn hoạt động của gió mùa Tây Nam đặc biệt trong
thời kỳ có những nhiễu động nhiệt đới như bão, ATNĐ hoặc ITCZ hoạt động trên Biển
Đông.
Tháng 9, thời kỳ chuyển tiếp gió mùa Mùa Hè sang gió mùa Mùa Đông. Tháng
này được xem như tháng kết thúc của gió mùa Mùa Hè nhưng vẫn ảnh hưởng với tần

suất trên dưới 20%. Tỉnh Ninh Thuận với hướng gió tây nam vẫn thịnh hành. Hệ thống
gây ra mưa chủ yếu do những nhiễu động mạnh ở phía nam của rãnh thấp, nhiều năm
còn kết hợp của gió mùa tây nam ở giai đoạn thoái trào.

Đặng Thị Tiến

12


CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG HẠN HÁN Ở NINH
THUẬN
2.1 PHÂN TÍCH HIỆN TƯỢNG HẠN HÁN Ở NINH THUẬN
2.1.1 Ảnh hưởng của ENSO
Ấm lên toàn cầu hay hâm nóng toàn cầu là hiện tượng nhiệt độ trung bình
của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập
kỷ gần đây. Trong thế kỉ 20, nhiệt độ trung bình của không khí gần mặt đất đã tăng 0,6
± 0,2°C (1,1 ± 0,4°F). Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), nhiệt độ
trung bình của Trái đất ở cuối thế kỉ 19 đã tăng +0,8°C và thế kỉ 20 tăng 0,6 ± 0,2°C.
Các dự án mô hình khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chỉ
ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4°C trong suốt thế kỷ 21. Ủy
ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) nghiên cứu sự gia tăng nồng độ khí
nhà kính sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá
rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ 20. IPCC cũng nghiên cứu
sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên như bức xạ mặt trời và núi lửa gây ra phần lớn
hiện tượng ấm lên từ giai đoạn tiền công nghiệp đến năm 1950 và có sự ảnh hưởng
lạnh đi sau đó. Các kết luận cơ bản đã được chứng thực bởi hơn 45 tổ chức khoa học
và viện hàn lâm khoa học, bao gồm tất cả các viện hàn lâm của các nước công
nghiệp hàng đầu.
Các dự án thiết lập mô hình khí hậu được tóm tắt trong báo cáo gần đây nhất
của IPCC chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4°C (2,0 đến

11,5°F) trong suốt thế kỷ 21. Các yếu tố không chắc chắn trong tính toán này tăng lên
khi khi các mô hình sử dụng nồng độ các khí nhà kính có độ chính xác khác nhau và
sử dụng các thông số ước tính khác nhau về lượng phát thải khí nhà kính tương lai.
Các yếu tố không chắc chắn khác bao gồm sự ấm dần lên và các biến đổi liên quan sẽ
khác nhau giữa các khu vực trên toàn thế giới. Hầu hết các nghiên cứu tập trung trong
giai đoạn đến năm 2100. Tuy nhiên, sự ấm dần lên sẽ tiếp tục diễn ra sau năm 2100 cả
trong trường hợp ngừng phát thải khí nhà kính, đều này là do nhiệt dung riêng của đại
dương lớn và carbon dioxide tồn tại lâu trong khí quyển.
Nhiệt độ toàn cầu tăng sẽ làm mực nước biển dâng lên và làm biến đổi
lượng giáng thủy,có thể bao gồm cả sự mở rộng của các sa mạc vùng cận nhiệt
đới. Hiện tượng ấm lên được dự đoán sẽ diễn ra mạnh nhất ở Bắc Cực.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu nói chung,các hiện tượng thời tiết và khí hậu
không phải lúc nào cũng diễn ra bình thường, theo quy luật mà có những dị thường.
Enso là hiện tượng, mà bản chất thể hiện mói tương tác giữa khí quyển và đại dương
miền vĩ độ thấp Thái Bình Dương. Nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi thường bị
ảnh hưởng mạnh của hiện tượng El Nino và La Nina nên thời tiêt, khí hậu Việt Nam,
trong đó có khu vực của tỉnh Ninh Thuận cũng bị biến động mạnh khi xảy ra các hiện
tượng này.Do ảnh hưởng của El Nino, nền nhiệt độ trên toàn quốc thời gian qua đã
Đặng Thị Tiến

13


tăng cao, lượng mưa thiếu hụt. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hạn
hán.
Số liệu dị thường nhiệt độ mặt nước biển, trong một số tài liệu còn được gọi là
hiệu sai nhiệt độ mặt nước biển được cung cấp bởi NCEP đường dẫn
với chỉ số và ngưỡng đã nêu trên
các đợt Enso được xác định và mô tả theo bảng 1.2 sau:
Bảng 1.3. Các thời kỳ Enso

STT
1
2
3
4
5
6
7
8

EL Nino
2005

LA Nina
2007
2008

2009
2010

2010
2011
2012

2015

2.1.2 Xu thế biến đổi của lượng mưa
2.1.2.1 Lượng mưa tháng
Từ tháng 1 đến tháng 4 tỉnh Ninh Thuận chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa
Đông Bắc, mạnh nhất vào tháng 1, 2 sau đó suy yếu dần trong tháng 3 và tháng 4, đi

kèm với đó là lượng mưa trung bình các tháng không vượt quá 40mm, riêng trong
tháng 4 khu vực vùng núi lượng mưa có thể cao hơn 40mm. Tuy vậy nhưng có những
năm dị thường lượng mưa có thể cao hơn rất nhiều do ảnh hưởng của nhiễu động sóng
đông, bão, áp thấp nhiệt đới xảy ra trái mùa. Chẳng hạn tháng 1 năm 2010 do ảnh
hưởng của áp thấp nhiệt đới trên vùng biển Nam Trung Bộ lượng mưa hầu hết các nơi
trong tỉnh phổ biến từ 40-150mm.
Trong tháng 5 đến tháng 6 gió mùa Tây Nam bắt đầu hoạt động ổn định, kèm
với đó là hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới nâng trục lên phía bắc nên lượng mưa
trong trong hai tháng này tăng lên rõ rệt phổ biến từ 55-115mm. Sang đến tháng 7 và
tháng 8 lượng mưa có giảm hơn chút so với hai tháng trước lượng mưa vùng đồng
bằng ven biển đạt 47-80mm, vùng núi lượng mưa đạt từ 100-175mm.
Từ trung tuần tháng 9 gió mùa Tây Nam hoạt động yếu dần thay vào đó là đới
gió đông bắc hoạt động và xâm nhập xuống phía nam, kèm với đó là hoạt động của dải
hội tụ nhiệt đới có trục đi qua Nam Trung Bộ và Nam Bộ, mùa mưa ở Ninh Thuận
chính thức bắt đầu. Lượng mưa trung bình các tháng từ tháng 9 đến tháng 11 thường
đạt từ 119-300mm. Tháng 12 lượng mưa bắt đầu giảm dần các nơi chỉ còn phổ biến từ
46-143mm.

Đặng Thị Tiến

14


Khí hậu tỉnh Ninh Thuận được phân chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và
mùa khô. Lượng mưa tập trung chính trong bốn tháng mùa mưa với tổng lượng mưa
trung bình nhiều năm từ 430-940 mm, chiếm 52-71% tổng lượng mưa năm. Với mùa
khô tổng lượng mưa khoảng 200-550mm, chiếm 29-44% tổng lượng mưa năm; riêng
vùng núi do ảnh hưởng của địa hình và gió mùa Tây Nam nên lượng mưa mùa khô
tương đối cao đạt trên 600mm, chiếm trên 45% tổng lượng mưa năm.
2.1.2.1.1 Lượng mưa tháng mùa khô,ít mưa (từ tháng 12-8 năm sau)


Hình 1.3. Chuẩn sai lượng mưa mùa khô tại trạm Phan Rang thời kì 2006-2015
Trong thời kỳ mùa khô (từ tháng 12-8 năm sau) tại tỉnh Ninh Thuận lượng mưa
khá thấp. Lượng mưa trung bình trong thời kỳ mùa khô này chỉ đạt gần 40 mm.
Các tháng có tổng lượng mưa lớn rơi vào các tháng 6, 7, 8, nhưng các trận mưa
này đều có cường độ rất thấp, không có khả năng gây ngập, số ngày có lượng mưa trên
40 mm rất ít.
Lượng mưa trong tháng 9 và tháng 12, đây là hai tháng chuyển tiếp giữa mùa
khô và mùa mưa. Vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 12 đều có thể có các cơn mưa lớn
xảy ra, nhưng khả năng gây mưa trên diện rộng là rất nhỏ.
Theo khảo sát lượng mưa tại tỉnh Ninh Thuận ngày càng có xu hướng giảm rõ
rệt, tổng lượng mưa trung bình trong một năm trong thời kỳ mùa khô dao động từ 300600mm nhưng ngày càng có xu hướng giảm đáng kể.
Vào thời kỳ mùa khô trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận thường xảy ra tình trạng
thiếu nước ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi.

Đặng Thị Tiến

15


2.1.2.1.2 Lượng mưa tháng mùa mưa (từ tháng 9-11)

Hình 1.4. Chuẩn sai lượng mưa mùa mưa tại trạm Phan Rang thời kì 2006-2015
Ninh Thuận là khu vực có lượng mưa thấp nhất cả nước, tình trạng hạn hán
thường xuyên xảy ra. Lượng mưa trong năm xảy ra rất ít rơi vào tháng 9-11. Lượng
mưa lớn nhất tập trung chủ yếu vào tháng 11 trung bình 200 mm.
Trong giai đoạn 10 năm từ năm 2006-2015, trong đó mùa mưa xảy ra nhiều
trong năm 2010 tổng lượng mưa gần 1200 mm, tổng lượng mưa ngày càng giảm, thấy
rõ trong năm 2014 chiếm khoảng 200 mm.


Hình 1.5. Phân bố lượng mưa mùa
khô (Nguồn internet)
Đặng Thị Tiến

Hình 1.6. Phân bố lượng mưa mùa
mưa (Nguồn internet)
16


Trong mùa khô tình trạng hạn xảy ra trên toàn tỉnh với mức hạn rất khô và ứng
với tần suất là 100%, ngược lại trong mùa mưa không xuất hiện hạn. Nguyên nhân
phần lớn do ít mưa, lượng mưa thấp và nắng nóng, bốc hơi lớn. Do đó, trong mùa khô
cần có nhiều giải pháp phòng chống hạn như tích nước trong mùa mưa, sử dụng nguồn
nước hợp lý trong mùa khô, trồng cây trồng thích hợp để giảm thiệt hại thấp nhất do
ảnh hưởng của hạn hàng năm.
2.1.2.2 Lương mưa trung bình năm

Hình 1.7 Phân bố tổng lượng mưa năm tỉnh Ninh Thuận (Nguồn internet)
Lượng mưa trung bình nhiều năm của tỉnh Ninh Thuận phân bố có sự phân hóa
mạnh theo không gian, do có sự ảnh hưởng của địa hình. Chênh lệch lượng mưa giữa
vùng mưa nhiều nhất và vùng mưa ít nhất trong tỉnh là từ 300-500mm. Vùng nhiều mưa
nhất tập trung chính ở khu vực phía tây và tây nam của tỉnh với lượng mưa năm phổ
biến từ 1.150-1.550mm. Vùng ít mưa nhất là vùng đồng bằng ven biển ở mức xấp xỉ
630-860mm.Nhìn chung, lượng mưa năm của Ninh Thuận tăng theo độ cao của địa hình
từ đông sang tây, từ nam ra bắc ở khu vực các huyện đồng bằng và ven biển.

Đặng Thị Tiến

17



Hình 1.8. Chuẩn sai lượng mưa năm tại trạm Phan Rang thời kì 2006-2015
Lượng mưa tỉnh Ninh Thuận có phân hóa mạnh theo thời gian trong năm, với
biến trình mưa năm gồm 2 cực đại và 2 cực tiểu. Cực đại chính xuất hiện vào tháng 10,
tháng 11 trùng với thời gian cao điểm của mùa mưa; cực đại phụ thường xuất hiện vào
tháng 5, trùng với thời kỳ xuất hiện mưa lũ tiểu mãn của khu vực.
Ngoài ra, lượng mưa ở tỉnh Ninh Thuận có sự biến động qua từng năm, tùy
thuộc vào tình hình thời tiết trong năm. Có năm nhiều, lượng mưa các nơi có thể lớn
hơn từ 500-2.000mm so với trung bình nhiều năm, có năm ít thì thiếu hụt 40-85% so
với lượng mưa trung bình nhiều năm. Năm 2010 là năm mưa nhiều nhất và phân bố
đều khắp tỉnh với tổng lượng mưa năm các nơi trong tỉnh đều vượt quá 1.100mm, tại
Phan Rang 1.631,7mm. Năm 2014 là năm ít mưa nhất với lượng mưa 512,9 mm. Như
vậy, thấy được năm nhiều mưa nhất của Ninh Thuận cao gần gấp 2 đến 3 lần năm ít
mưa nhất.
2.1.3 Xu thế biến đổi của nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Ninh Thuận dao động từ 24,6 - 27,20C và có sự
phân hóa mạnh theo địa hình. Vùng đồng bằng ven biển và trung du nhiệt độ cao hơn
dao động trong khoảng 27,10C đến 27,20C , càng đi sâu về vùng núi phía tây nhiệt độ
càng giảm.

Đặng Thị Tiến

18


Hình 1.9: Phân bố nhiệt độ trung bình năm tỉnh Ninh Thuận (Nguồn internet)
Ngoài ra, nhiệt độ cũng biến động mạnh theo từng tháng, như ta thấy nhiệt độ
trung bình tăng dần từ tháng 1 và đạt cực đại lên tới 28,70C tại Phan Rang sau đó giảm
chậm vào tháng 7, 8. Tháng 9 nhiệt độ bắt đầu giảm nhanh và đạt cực tiểu vào tháng 1
với giá trị 24,70C tại Phan Rang. Nhìn chung, biến trình năm của nhiệt độ trung bình tại

trạm tương đồng nhau và phù hợp với chế độ mùa tại khu vực. Vào mùa khô, nền nhiệt
tăng và duy trì ở mức cao từ tháng 4 đến tháng 8, sang đến tháng 9 khi mùa mưa bắt
đầu nền nhiệt cũng vì thế mà giảm nhanh.
Hàm xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tại tỉnh Ninh Thuận có dạng y =
0.4499x-882.38 (x là năm, y là nhiệt độ). Nhiệt độ trung bình năm tại tỉnh Ninh Thuận
(2006-2015) có xu thế tăng rõ rệt qua các năm.
Nhiệt độ cao nhất xuất hiện chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, nhiệt độ cao nhất lên
đến gần 400C, nhiệt độ cao thường xuyên kéo dài góp phần gây nên tình trạng hạn hán
tại tỉnh Ninh Thuận.
Trong giai đoạn từ năm 2006-2015 nhiệt độ cao nhất rơi vào năm 2008 và 2015.
Nhiệt độ có xu thế giảm từ năm 2011-2014 nhưng giá trị nhiệt độ vẫn ở mức cao.

Đặng Thị Tiến

19


×