Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Làm thế nào để tự tin khi thuyết trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.13 KB, 3 trang )

Làm thế nào để tự tin khi thuyết trình?
Ths.Phạm Thị Thúy
Đây là câu hỏi các bạn sinh viên hỏi nhiều nhất. Các em quan tâm vì hầu
hết đều thấy mình mắc bệnh thiếu tự tin. Nhiều em chuẩn bị bài thuyết trình rất
cẩn thận nhưng khi lên trước lớp lại bị run quá, quên hết, thành ra đứng im như
ngậm hột thị. Có em, nhìn xuống dưới lớp thấy nhiều mắt quá, nên sợ, mặt nhợt
nhạt, mắt nhìn lên trần nhà hoặc dưới đất khi nói. Có em nói phần đầu bài thuyết
trình rất tốt nhưng đến đoạn giữa quên ý, lúng túng như gà mắc tóc rồi bỏ dở bài
nói…
Thực ra chứng nhút nhát, thiếu tự tin mà biểu hiện tương tự như kể trên có
lẽ ai cũng từng ít nhất mắc một lần trong đời. Trong số những người mà các em
thấy họ tự tin đứng trước đám đông phát biểu cũng có không ít người từng trải
qua một thời kỳ nhút nhát; nhưng nhờ bản thân họ muốn thay đổi, chịu rèn luyện
và họ đã làm được.
Phân tích nguyên nhân của sự thiếu tự tin
Sự nhút nhát có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Các em thử
nhìn lại cuộc sống của mình xem có vấn đề gì là nguyên nhân khiến em nhút
nhát không? Ví dụ như các em có thường bị người khác chê không? Hay các em
đã từng gặp thất bại? Hay đơn giản là các em luyện tập chưa kỹ cho bài nói trước
lớp? ...
Khi đã phân tích rõ những nguyên nhân, các em hãy giải pháp cho từng
nguyên nhân.
Có thể học cách tư duy tích cực, suy nghĩ ngược lại cách nghĩ tiêu cực
trước đây. Ví dụ, nếu em hay bị người khác chê (cha mẹ, sếp…) thì thay vì buồn
chán, khó chịu, em hãy cảm ơn họ vì nhờ đó, em biết mình và thay đổi tốt lên.

1


Những điều bị chê mà các em đã thay đổi được thật đáng tự hào. Còn
những gì chưa thay đổi được các em cố gắng thêm lần nữa, lần nữa. Nếu vẫn


không được thì học cách chấp nhận vì không phải cái gì mình cũng làm được.
Nếu các em nhút nhát vì đã từng thất bại và em đang dằn vặt mình vì
chuyện đó, các em cần nhìn nhận thất bại như một bài học kinh nghiệm bởi
không ai thành công mà chưa từng gặp thất bại. Người thành công luôn biết rút
kinh nghiệm từ những thất bại, dám dấn thân, dám làm tiếp và không chùn bước.
Biết mình là ai?
Điều quan trọng nhất để giúp bạn tự tin là bạn cần biết Mình là Ai? Chúng
ta cần hiểu tính cách, nhu cầu, mục tiêu, sở thích, ưu điểm, nhược điểm,…của ta.
Và điều quan trọng nhất khi nhận thức về bản thân mình là nhận rõ “Giá trị” của
chính mình. Vì chỉ khi ta biết Giá trị của chính ta, ta mới tự tin trong giao tiếp
với người khác. Ai cũng có giá trị riêng. Chỉ có điều chúng ta có nhận ra và trau
dồi cho những giá trị đó không.
Giá trị quan trọng nhất là thái độ sống. Thái độ sống quyết định cuộc sống
của chúng ta. Thái độ sống nên có để chúng ta có thể luôn tự tin trước cuộc sống
chính là “Thái độ sống tích cực”
Một người có thái độ sống tích cực sẽ biết nhìn ra những khía cạnh tươi
sang của mọi vấn đề xung quanh, từ đó sẽ luôn cảm thấy sự hy vọng, nhìn thấy
tương lai tươi sáng để phấn đấu. Ví dụ có hai người đều ở một hoàn cảnh như
nhau về tiền bạc, chỉ còn 10.000đ trong túi. Người có thái độ sống tiêu cực sẽ
nghĩ mình nghèo quá, mai sống sao đây, rồi buồn chán, thất vọng, đi uống rượu
hết số tiền đó. Người có thái độ sống tích cực sẽ thấy số tiền đó có thể làm được
nhiều việc để có thêm tiền. Và họ sống vui vẻ, tràn đầy sức sống, hy vọng.
Luyện tập và luyện tập
Ngoài ra, muốn tự tin các em cần luyện tập. Xin giới thiệu một số cách làm
có thể giúp em tự tin:

2


- Thay đổi cách đánh giá về bản thân, học cách yêu bản thân: Hãy tìm ra

càng nhiều ưu điểm của mình càng tốt. Hãy liệt kê xem mình đang có gì? Tuổi
trẻ, sức khỏe, trình độ… Các em hãy là chính mình, ngừng so sánh mình với
người khác để rồi chỉ trích bản thân.
- Tham gia nhiều hoạt động tập thể với bạn bè, thầy cô…: Nhờ giao tiếp
nhiều, các em sẽ dạn dĩ dần lên. Và khi các em có quan hệ tốt với mọi người các
em sẽ muốn nói chuyện với họ hơn.
- Mỗi khi các em phải đứng nói trước tập thể, hãy tự kỷ ám thị với câu nói:
“Tôi là người tự tin” hoặc “Cố gắng lên, mình làm được”.
- Tập nhìn thẳng vào mắt người khác và tươi cười khi nói chuyện với họ.
- Mỗi khi hồi hộp, lo lắng, em hãy hít thở sâu. Nắm chặt 2 tay lại cũng là
cách giúp em có thể nâng đỡ tinh thần của chính mình.
- Mỗi khi có cơ hội thuyết trình, hãy chuẩn bị kỹ và tập luyện nhiều lần.
- Học thêm các kỹ năng mền cần thiết cho cuộc sống và công việc.
Cuối cùng, các em nên tự tạo nhiều cơ hội giao tiếp với những người lạc
quan, yêu đời, biết truyền niềm tin cho các em, biết khen và động viên các em. Ở
bên những người như vậy, các em sẽ ngày càng tự tin hơn.

3



×