Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Phân tích cấu trúc và hàm lượng một số saponin từ loài bướm bạc nhiều lông (Mussaenda pilosissima Valeton.) (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.35 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHAN THỊ TƯƠI

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ HÀM LƯỢNG
MỘT SỐ SAPONIN TỪ LOÀI BƯỚM BẠC NHIỀU LÔNG
(MUSSAENDA PILOSISSIMA VALETON.)

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

PHAN THỊ TƯƠI

PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VÀ HÀM LƯỢNG
MỘT SỐ SAPONIN TỪ LOÀI BƯỚM BẠC NHIỀU LÔNG
(MUSSAENDA PILOSISSIMA VALETON.)
Ngành: Hóa phân tích
Mã số: 8.44.01.18

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GVC. TS. Vũ Kim Thư

THÁI NGUYÊN - 2018



LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam trong khuôn khổ đề tài Nafosted mã số 104.012016.27.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Kim Thư người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Phan Văn Kiệm
cùng toàn thể cán bộ phòng Nghiên cứu cấu trúc - Viện Hóa sinh biển, Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã nhiệt tình chỉ bảo, tạo mọi điều
kiện giúp đỡ em trong thời gian nghiên cứu.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo khoa Hóa
họcTrường Đại học Khoa học, Trường Đại học Thái Nguyên đã dạy dỗ và dìu
dắt em trong suốt quá trình học tập tại trường.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường THPT chuyên
Hưng Yên và các thầy cô tổ bộ môn đã điều kiện thuận lợi cho em có thời gian
theo học khóa học này.
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè
và người thân đã luôn ở bên động viên, giúp đỡ em trong quá trình em học tập
và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày….tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Phan Thị Tươi

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................ ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................... v
DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................... vi
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ..................................................................... 3
1.1. Thông tin về chi Mussaenda ............................................................ 3
1.2. Những nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của
một số loài thuộc chi Mussaenda ............................................................ 6
1.3. Loài Mussaenda pilosissima Valeton............................................. 14
1.4. Phương pháp sắc kí trong phân tích, phân tách các hợp chất hữu
cơ ......................................................................................................... 14
1.4.1. Sắc kí lớp mỏn ............................................................................ 15
1.4.2. Sắc kí cột .................................................................................... 16
1.5. Phương pháp phân tích cấu trúc hóa học của các hợp chất hữu cơ
............................................................................................................. 17
1.5.1. Phương pháp phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân một chiều
............................................................................................................. 18
1.5.2. Phương pháp phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân hai chiều 19
Chương 2. THỰC NGHIỆM ............................................................ 21
2.1. Nguyên liệu, hóa chất................................................................... 21
2.2. Phương pháp phân tách các hợp chất tinh khiết .......................... 21
2.2.1. Phương pháp chiết ...................................................................... 21
2.2.2. Sắc kí lớp mỏng (TLC) ............................................................... 21
2.2.3. Sắc kí cột (CC) ........................................................................... 22
ii


2.3. Phương pháp phân tích phổ xác định cấu trúc hoá học các hợp chất ..
22
2.4. Thu thập và xử lý mẫu loài bướm bạc nhiều lông .......................... 22

2.5. Thực nghiệm ................................................................................. 23
Chương 3. KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................ 26
3.1. Mẫu thực vật ................................................................................. 26
3.2. Thông số vật lí của 4 hợp chất phân tách được từ loài bướm bạc nhiều
lông ...................................................................................................... 26
3.2.1. Hợp chất MP1: Quinovic acid-28-O-β-D-glucopyranosyl ester .. 26
3.2.2. Hợp chất MP2: 3-O-[β-D-glucopyranosyl]-quinovic acid-28-O-[βD-glucopyranosyl] ester ....................................................................... 26
3.2.3. Hợp chất MP3: 3-O-[α-L-rhamnopyranosyl]-quinovic acid-28-O[β-D-glucopyranosyl]ester ................................................................... 26
3.2.4. Hợp chất MP4: Phelasin B ......................................................... 26
3.3. Phân tích cấu trúc hóa học, đánh giá hàm lượng của các hợp chất 27
3.3.1. Phân tích cấu trúc hóa học hợp chất MP1 ................................... 27
3.3.2. Phân tích cấu trúc hóa học hợp chất MP2 ................................... 34
3.3.3. Phân tích cấu trúc hóa học hợp chất MP3 ................................... 39
3.3.4. Phân tích cấu trúc hóa học hợp chất MP4 ................................... 45
3.3.5. Tổng hợp cấu trúc hóa học của một số hợp chất saponin phân tách
được từ phân đoạn EtOAc loài Mussaenda pilosissima Valeton. và đánh
giá sơ bộ hàm lượng ............................................................................. 52
KẾT LUẬN ......................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 55

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
13

C-

NMR

1

Tiếng Anh

Diễn giải

Carbon-13 Nuclear Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân
Resonance Spectroscopy

H-NMR Proton

Nuclear

cacbon 13

Magnetic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

Resonance Spectroscopy

proton

A

Acetone

Dung môi CH3COCH3

C

Chloroform


Dung môi CHCl3

D

Dichloromethane

Dung môi CH2Cl2

DEPT

Distortionless Enhancement by Phổ DEPT
Polarisation Transfer

EtOAc

Ethyl acetate

Dung môi CH3COOC2H5

H

n-Hexan

Dung môi n-Hexan

HMBC

Heteronuclear multiple Bond Phổ tương tác dị hạt nhân qua
Connectivity


HSQC

IC50

nhiều liên kết

Heteronuclear Single- Quantum Phổ tương tác dị hạt nhân qua
Coherence

một liên kết

Inhibitory concentratrion at 50%

Nồng độ ức chế 50% đối tượng
thử nghiệm

NMR

Nuclear Magnetic Resonance

Phổ cộng hưởng từ hạt nhân

M

Methanol

Dung môi CH3OH

TLC


Thin layer chromatography

Sắc kí lớp mỏng

TMS

Tetramethylsilane

Si(CH3)4

W

Water

H2O

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê các loài thuộc chi Mussaenda ở Việt Nam được dùng
làm thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm trong dân gian ........... 3
Bảng 3.1. Số liệu phổ NMR của hợp chất MP1 và chất so sánh ........... 32
Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR của hợp chất MP2 và chất so sánh ........... 37
Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR của hợp chất MP3 và chất so sánh ........... 44
Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR của hợp chất MP4 và chất so sánh ........... 50
Bảng 3.5. Thống kê 4 hợp chất phân tách được từ phân đoạn EtOAc loài
Mussaenda pilosissima Valeton............................................. 52
Bảng 3.6. Đánh giá sơ bộ về hàm lượng của các hợp chất saponin trong

mẫu bướm bạc nhiều lông Mussaenda pilosissima Valeton . 53

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.
Hình 2.1.
Hình 2.2.
Hình 3.1.
Hình 3.2.
Hình 3.3.
Hình 3.4.
Hình 3.5.
Hình 3.6.
Hình 3.7.
Hình 3.8.
Hình 3.9.
Hình 3.10.
Hình 3.11.
Hình 3.12.
Hình 3.13.
Hình 3.14.
Hình 3.15.
Hình 3.16.
Hình 3.17.
Hình 3.18.
Hình 3.19.
Hình 3.20.
Hình 3.21.

Hình 3.22.
Hình 3.23.
Hình 3.24.
Hình 3.25.

Hình ảnh hoa và lá của loài Mussaenda pilosissima
Valeton. .............................................................................. 14
Qui trình xử lý mẫu tổng loàibướm bạc nhiều lông
(Mussaenda pilosissima Valeton.) ..................................... 24
Qui trình xử lý mẫu tách chất từ phân đoạn dịch chiết EtOAC
loài bướm bạc nhiều lông (Mussaenda pilosissima Valeton.) 24
Cấu trúc hóa học của hợp chất MP1 .................................. 27
Phổ 1H-NMR của hợp chất MP1 ....................................... 27
Phổ 13C-NMR của hợp chất MP1 ...................................... 29
Phổ DEPT của hợp chất MP1 ............................................ 29
Các tương tác HMBC chính của hợp chất MP1 ................ 30
Phổ HSQC của hợp chất MP1 ........................................... 30
Phổ HMBC của hợp chất MP1 .......................................... 31
Cấu trúc hóa học của hợp chất MP2 .................................. 34
Phổ 1H-NMR của hợp chất MP2 ....................................... 34
Phổ 13C-NMR của hợp chất MP2 ...................................... 35
Phổ HSQC của hợp chất MP2 ........................................... 36
Phổ HMBC của hợp chất MP2 .......................................... 36
Các tương tác HMBC chính của hợp chất MP2 ................ 37
Cấu trúc hóa học của hợp chất MP3 .................................. 39
Phổ 1H-NMR của hợp chất MP3 ....................................... 40
Phổ 13C-NMR của hợp chất MP3 ...................................... 41
Phổ HSQC của hợp chất MP3 ........................................... 42
Phổ HMBC của hợp chất MP3 .......................................... 42
Các tương tác HMBC chính của hợp chất MP3 ................ 43

Cấu trúc hóa học của hợp chất MP4 .................................. 46
Phổ 1H-NMR của hợp chất MP4 ....................................... 46
Phổ 13C-NMR của hợp chất MP4 ...................................... 47
Phổ DEPT của hợp chất MP4 ............................................ 48
Phổ HSQC của hợp chất MP4 ........................................... 49
Các tương tác HMBC chính của hợp chất MP4 ................ 49
vi


Hình 3.26. Phổ HMBC của hợp chất MP4 .......................................... 50

vii


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có hệ thực vật rất đa
dạng và phong phú. Đây là nguồn dược liệu quí giá phục vụ sức khỏe và cuộc
sống con người. Theo dự đoán có khoảng 12.000 loài, trong đó hiện đã biết
khoảng 4.000 loài được nhân dân ta dùng làm thảo dược [1 - 3]. Do đó, việc
nghiên cứu, tìm kiếm các hợp chất có nguồn gốc từ thiên nhiên có hoạt tính…
nhằm tạo ra các sản phẩm thuốc có tác dụng chữa bệnh là một trong những
nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đã và đang được các nhà khoa học trong và ngoài
nước quan tâm.
Các hoạt chất có nguồn gốc thiên nhiên thể hiện ưu điểm so với các chất
tổng hợp, do có độc tính thấp và khả năng dung nạp cao trên cơ thể sinh vật.
Do đó việc nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học các loại thảo
dược có ý nghĩa to lớn nhằm giải thích ý nghĩa khoa học về tác dụng chữa bệnh
của các cây thuốc và góp phần tạo cơ sở phát triển các loại thuốc chữa bệnh
phục vụ chăm sóc sức khỏe cho con người [4 - 7].
Chi Mussaenda thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) là một nguồn dược liệu

quan trọng từ thiên nhiên, trong đó bao gồm các lớp hợp chất chính là iridoid,
triterpenoid và flavonoid. Điểm thuận lợi của các loài thuộc chi này là dễ trồng,
ít sâu bệnh và chịu được sự lược tỉa tốt. Trong dân gian, người ta đã sử dụng
một số loài thuộc chi Musseanda để chữa bệnh như lợi tiểu, giải nhiệt, hạ sốt,
chữa viêm mũi cấp, viêm dạ dày, bệnh lỵ,.. Trên thế giới, một số nghiên cứu về
thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của một số loài thuộc chi này đã cho
thấy khả năng thể hiện hoạt tính bao gồm gây độc tế bào, kháng viêm, kháng
virus, chống oxi hóa, kháng khuẩn [8]. Tiêu biểu là các hợp chất triterpene
saponin rất điển hình và được biết đến về khả năng thể hiện hoạt tính sinh học
mạnh. Ở Việt Nam mới chỉ có một bài báo công bố về thành phần hóa học một
số hợp chất từ loài Mussaenda pubescens [9], các loài khác chưa được nghiên
1


cứu.Với mục đích phân tích, làm rõ cơ sở khoa học và nâng cao giá trị sử dụng
của dược liệu bướm bạc nhiều lông, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích cấu trúc
và hàm lượng một số saponin từ loài bướm bạc nhiều lông (Mussaenda
pilosissima Valeton.)”
Mục đích nghiên cứu:
1. Xử lí mẫu, nghiên cứu phân tách 2-4 hợp chất saponin từ dịch chiết
methanol loài Mussaenda pilosissima Valeton. bằng các phương pháp chiết,
phương pháp sắc kí.
2. Phân tích cấu trúc hóa học của các hợp chất phân tách được bằng
phương pháp phổ hiện đại.
3. Xác định hàm lượng của các hợp chất phân tách được.
Đối tượng nghiên cứu:
Loài loài bướm bạc nhiều lông (Mussaenda pilosissima Valeton.).
được thu hái tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh, xã Ngọc Thanh, thị xã
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

- Tổng quan nghiên cứu về chi Mussaenda và loài Mussaenda pilosissima
Valeton.
- Phân tách và phân tích phổ NMR xác định cấu trúc của 2 - 4 hợp chất
saponin từ loài Mussaenda pilosissima Valeton.bằng các phương pháp hóa
lý hiện đại.
- Xác định hàm lượng của các chất phân tách được.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Thông tin về chi Mussaenda
Mussaenda là một chi trong họ Cà phê (Rubiaceae). Theo thống kê trên
thế giới có khoảng gần 200 loài thuộc chi Mussaenda [10]. Ở Việt Nam, theo
GS. Phạm Hoàng Hộ, chi Mussaenda có 27 loài, bao gồm: M. aptera Pit., M.
baviensis, M. bonii Pit., M. cambodiana Pierre., M. chevalieri Pit., M. dehiscens
Craib., M. densiflora Li., M. dinhensis Pierre ex Pit., M. erosa Champ. ex
Benth., M. erythrophylla Schum & Thonn., M. flara (Verde), M. frondosa L.,
M. glabra, M. hilaris Pierre ex Pit., M. hoaensis Pierre ex Pit., M. hossei Craib.,
M. laosensis, M. longipetala Li., M. phlippica, M. pilosissima Valeton., M.
pubescens W.T. Aiton., M. rehderiana Hutch., M. saigonesis Pierre ex Pit., M.
sanderiana Ridl., M. squireii Merr., M. theifera Pierre ex Pit. và M. thorelii Pit.
[11]
Trong số các loài thuộc chi Mussaenda ở Việt Nam có 11 loài đã được
dùng làm thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm trong dân gian [12]. Thống kê theo
bảng sau:
Bảng 1.1. Thống kê các loài thuộc chi Mussaenda ở Việt Nam
được dùng làm thuốc chữa bệnh theo kinh nghiệm trong dân gian
Bộ
phận

sử
dụng

TT

Tên
khoa học

Tên
tiếng Việt

1

Mussaenda
pubescens
W.T. Aiton

Bướm bạc,
bươm
bướm

Thân
và rễ

2

Mussaenda
bonii Pit

Bướm bạc

bon

Hoa

Nơi sống và
phân bố
Mọc ven rừng. Phân
bố Lai Châu, Sơn La,
Lào Cai, Hòa Bình,
Lâm Đồng
Mọc ở bãi đất hoang,
ven đường vùng
trung du. Phân bố
Hòa Bình, Hà Nội,
Hà Nam, Thanh Hóa,
Nghệ An.

3

Tác dụng
chữa bệnh theo
kinh nghiệm
dân gian
Làm thuốc giảm
đau, trị ho, bạch
đới, tê thấp.

Bổ, trị ho, suyễn.



Sơn La, Cao Bằng, Trị ho, hen, sốt rét
Mussaenda
3

cambodiana
Pierre ex Pit

Lạng Sơn, Quảng có chu kỳ, đau thắt
Bướm bạc
Campuchia

Ninh, Hải Phòng, bụng, chữa bệnh

Hoa

Hải Dương, Bắc ngoài da. Lá dùng
Thái làm trà uống giải

Giang,

Nguyên, Phú Thọ,..

nhiệt.
Thanh nhiệt, giải

Mọc ở vùng núi độ
4

Mussaenda


Bướm bạc

hossei Craib

Hosseus

Lá và cao
rễ

trên

600m.

Phân bố ở vùng núi
Trung bộ

độc, lượng huyết,
chỉ huyết. Ở Vân
Nam

(Trung

Quốc), rễ dùng trị
sốt rét, lá dùng trị
gãy xương.

Mọc ở bìa rừng và
các lùm bụi. Phân

5


Mussaenda
frondosa L.

Bướm bạc
lá, bướm

bố Quảng Ninh, Hải
Phòng, Hà Nội, Gia

Hoa

Lai,

vàng

Lâm

Đồng,

Khánh Hòa, Bà Rịa
- Vũng Tàu

Hoa được xem
như bố phổi, lợi
tiểu.

Dùng

trị


suyễn, sốt rét định
kỳ và thủy thũng.
Dùng rửa các vết
thương ngoài và
mụn nhọt.
Vị hơi ngọt, tính
mát, có tác dụng

Mọc ở ven rừng, trên thanh nhiệt, giải
Mussaenda
6

erosa Champ.
ex Benth.

Bướm bạc

Thân,

mòn



các trảng. Phân bố ở độc, tiêu thũng. Ở
Quảng Ninh, Vĩnh Vân Nam (Trung
Phúc, Kon Tum, Đắc Quốc) được dùng
Lắc, Lâm Đồng

để trị cảm mạo,

ghẻ lở, nhiệt tích,
vết bỏng.

4


7

Mussaenda
glabra Vahl.

Bướm bạc
nhẵn

Mọc ở rừng thưa,
ven rừng. Phân bố ở
Lạng Sơn, Quảng
Ninh, Hà Nội, Hà
Nam, Khánh Hòa,
Đắc Lắc.

Lá,
rễ,
hoa

Bướm bạc
qủa nang,
bươm
bướm, hồ
điệp


Mọc rải rác ven
rừng, trảng cây bụi,
các bãi đất hoang.
Rễ, Phân bố Lào Cai,
thân Cao Bằng, Lạng
và vỏ Sơn, Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, Ba Vì, Thanh
Hóa, Đồng Nai, Bà
Rịa - Vũng Tàu.

Bướm bạc
Rehder

Mọc rải rác trong
rừng thưa, nơi sáng.
Phân bố ở Lạng
Sơn.

8

Mussaenda
dehiscens
Craib.

9.

Mussaenda
rehderiana
Hutch.


10

Mussaenda
saigonnensis
Pierre ex Pit.

Bướm bạc
Sài Gòn

Lá,
hoa

11

Mussaenda
theifera
Pierre ex Pit.

Bướm bạc
trà

Quả

Lá,
hoa

Hoa lợi tiểu. Ở Ấn
Độ, lá dùng ăn với
trầu không và dùng

làm thuốc hãm
uống trị ho, nước
sắc rễ dùng trị ho.
Hoa dùng trị hen
suyễn, trị sốt hồi
quy và phù.
Vị ngọt nhạt, tính
bình, có tác dụng
thanh nhiệt, giải
độc, tiêu viêm,
lợi niệu, khư
phong khóa đàm.
Rễ, thân dùn
chữa ôn nhiệt. Vỏ
dùng chế nước
uống cho trẻ em
bị bệnh đậu mùa.
Lá giã ra đắp trị sốt
và sắc uống trị lỵ.
Hoa được dùng ở
Campuchia làm
thuốc lợi tiểu và
trị hen.
Đồng bào dân tộc
Thái (Con Cuông Nghệ An) dùng trị
bệnh đau yết hầu.

Mọc ở vùng đồi núi.
Phân bố ở Tây Ninh,
thành phố Hồ Chí

Minh và Nghệ An.
Mọc ven rừng, trên
các trảng cây bụi,
trong lùm bụi. Phân Quả dùng chế
bố ở Lâm Đồng, nước uống như trà
Bình Thuận, Tây để trị bệnh sốt.
Ninh, Đồng Nai, Bà
Rịa - Vũng Tàu

5


1.2. Những nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của
một số loài thuộc chi Mussaenda
Các nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như hoạt tính sinh học của
một số loài thuộc chi Mussaenda đã được thông báo. Những nghiên cứu này đã
đem đến nhiều kết quả thú vị. Cụ thể:
- Loài M. philipica
Thành phần hóa học được phân tách từ đài hoa loài M. philipica là ba
hợp chất iridoid glycosides, đó là 5-hydroxy davisiosides (1), 4-acetoxy-7methoxy secologanin (2) và 6-methoxy mussaenoside (3), cùng với 2 hợp chất
flavone, 5,7,4′-trihydroxy-3′-methoxy flavone (4) và 5,7-dihydroxy-6, 3′,4′trimethoxy flavone (5) [13].

Những bộ phận khác nhau của loài này được ứng dụng trong chữa bệnh
khác nhau, chẳng hạn vỏ thì chữa đau bụng, bệnh lỵ; lá có tác dụng điều trị phổi
và nhiễm trùng ngực; đài hoa chữa bệnh vàng da [14].
Dịch chiết etyl axetat của đài hoa loài M. philippica (400 mg/kg) thể
hiện hoạt tính chống u bướu thuộc dòng tế bào Caco-2 ở chuột đực cho ung thư
ruột kết và dòng tế bào MCF-7 ở chuột cái cho ung thư vú [15].
6



- Loài M. arcuata
Nghiên cứu thành phần hóa học dịch chiết methanol lá của loài M.
arcuata đã xác định được bốn hợp chất flavonoid glycoside là astragalin (6),
isoquercitrin (7), kaempferol-3-O-β-rutinoside (8), rutin (9) và hai dẫn xuất của
phenylpropanoid là melilotoside (10) và dihydromelilotoside (11) [16].

Người ta dùng cả cây để hạ sốt, chữa hen suyễn, chứng đái abumin,
bệnh về da, viêm dạ dày. Hoạt tính chống oxi hóa và gốc tự do của loài M.
arcuata được đánh giá khi dùng dịch chiết methanol và diclometan của
cành và lá. Kết quả cho thấy dịch chiết methanol và diclometan của lá có
hoạt tính trung bình cho cả thử nghiệm chống gốc tự do theo phương pháp
DPPH và chống oxi hóa, còn dịch chiết tương ứng của cành cho hoạt tính
yếu hơn [17].
- Loài M. erythrophylla
Nghiên cứu về thành phần hóa học của dịch chiết etyl axetat extract của
cành lá loài M. erythrophylla xác định được các hợp chất β-sitosterol (12), 5hydroxy-7,4-dimethoxy flavones (13), 3-iso cumaryloxy-cyclopropane-1-oic
acid (14) và 4-hydroxy-3-methoxy cinnamic acid (15) [18].

7


Rễ của cây này được dùng để chữa ho, bệnh vàng da và khi nhai thì
sẽ kích thích ăn ngon miệng. Tác dụng lợi tiểu của dịch chiết rễ clorofom và
ethanol M. erythrophylla trên chuột đã được nghiên cứu. Dịch chiết của rễ
cây này được đưa vào chuột bằng đường uống với liều 250 và 500 mg/kg và
Furosemide (10 mg/kg) được dùng như là đối chứng dương. Thí nghiệm cho
thấy lượng nước tiểu đã tăng lên đáng kể do đó có thể kết luận về tác dụng
lợi tiểu của M. erythrophylla [19].
- Loài M. pubescens

Nhóm tác giả Zhao Wei Min và Xu Junping (Trung Quốc) nghiên
cứu thành phần hóa học dịch chiết của phần trên cạn loài M. pubescens xác
định được ba hợp chất monoterpenes là mussaenins A (16), B (17), C (18)và
monoterpene

argyol

(19);

các

hợp

chất

triterpenoid

saponins,

mussaendosides D (20), E (21), F (22), G (23), H (24), K (25), O (26), P
(27), Q (28), R (29), S (30), U (31), V (32) [20 - 26]; hai hợp chất
cycloartane-type triterpenoidal saponin là mussaendosides M (33) và
mussaendosides N (34) [27].

8


M. pubescens được sử dụng như là tác nhân lợi tiểu, kháng viêm, giải
độc nấm độc. Axit rotundic (35), một hợp chất triterpenoid được phân tách từ
loài M. pubescens thể hiện hoạt tính gây độc tế bào [28]. M. pubescens đã thể

hiện hoạt tính kháng virus hợp bào đường hô hấp [29] và hoạt tính kháng nấm
Phytium ultimum, Rhizoctonia solani, Aspergillus fumigatus [30].
- Loài M. frondosa
9


Dịch chiết ethanol của loài M. frondosa được phân tích theo phương pháp
GC MS xác định thành phần có 20 hợp chất. Trong đó, thành phần chính là (-)Quinic acid (36) (32.87 %), 4-((1E)-3-Hydroxy-1-propenyl)-2-methoxyphenol (37)
(8.30%), Naphthalene, decahydro-2-methoxy (38) (7.20 %), 1,2,3-Benzenetriol (39)
(7.70%). Dịch chiết cũng thể hiện nhiều hoạt tính dược lý như là khử trùng, chống oxi
hóa, chống viêm da, kháng nấm, trừ sâu, chống khối u,… [31].

Lá được sử dụng chữa bệnh vàng da, hen suyễn, dạ dày dư thừa axit, sốt, ung
nhọt, bệnh phong, lợi tiểu, bảo vệ gan [32].
- Loài M. roxburghii
Từ phần trên cạn của loài M. roxburghii đã phân tách được một hợp chất iridoid
là shanzhiol (40). Hợp chất này thể hiện hoạt tính kháng khuẩn tụ cầu
Staphylococcus aureus và Escherichia coli với giá trị MIC là 100 µg/mL [33].
Loài M. roxburghii được sử dụngđể chữa đầy bụng, buồn nôn[34]. Rễ được sử
dụng để chữa thấp khớp [35]. Lá sạch dán vào các vết cắt, vết thương, ngoài ra
lá cũng được sử dụng kết hợp với thảo mộc khác làm tác nhân ủ rượu bia [36].
- Loài M. macrophylla
Thành phần hóa học của rễ loài M. macrophylla gồm các triterpenoid glycoside.
Cấu trúc hóa học của chúng được xác định là 3-O-β-D-glucopyranosyl-28-O--Lrhamnopyranosyl-16α-hydroxy-23-deoxyprotobassic acid (41), 28-O-β-Dglucopyranosyl-16α-hydroxy-23-deoxyprotobassic acid (42), 3-O-β-Dglucopyranosyl-28-O-α-L-rhamnopyranosyl-16α-hydroxyprotobassic acid (43)
và 3-O-{[β-D-glucopyranosyl-(1→6)]-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-O-β-Dglucopyranosyl-(1→2)}-O-β-D-glucopyranosyl(1→3)-O-β-D-glucopyranosyl cycloarta-22,24-dien-27-oic acid (44), 3-O-acetyloleanolic acid (45), 3-Oacetyldaturadiol (46), rotundic acid (35) và 16α-hydroxyprotobassic acid (47) [37].

10


Loài M. macrophylla thể hiện hoạt tính ức chế trung bình đối với vi

khuẩn viêm lợi Periodontopathic Porphyromonas với giá trị MIC là 78µg/mL
[38]. Phần dịch chiết trong CCl4 của loài này thể hiện sự ức chế khuẩn thương
hàn Salmonellaparatyphi và nấm Aspergillus niger với vùng giá trị ức chế là
15,0 và 13,0 [39].
- Loài M. dona-aurora
Hợp

chất

iridoid

glycoside,

Sanshiside D (48) được phân tách từ
đài hoa của loài M. dona-aurora, thể
hiện hoạt tính gây độc tế bào đối với
dòng tế bào gan vero, HeLa và
SMMC-7721 với giá trị IC50 lần lượt
là 1,99, 0,12 và 1,53mg/mL. Kết quả
này được so sánh với đối chứng là
thuốc methrotrexate và taxol với IC50
lần lượt là 3,89, 0,07, 1,37; 2,05, 0,05
và 0,74mg/mL [40].
- Loài M. hainanensis
11


Dịch chiết etyl axetat, butanol và nước của loài M. hainanensis cho kết quả với thử
nghiệm thu dọn gốc tự do theo phương pháp DPPH với các giá trị IC50 (mg/mL) lần
lượt là 0,0958, 0,4488, 0,9844. Từ loài M. hainanensis đã phân tách được 12 hợp chất

là pinostrobin (49), quercetin (50), 8-O-acetyl-shanzhiside methyl ester (51), 8[E]-N[2-hydroxyl-tetracosan-cosoyl]-1-O-β-D-glucopyranosy1-

8-en-

octadecasphingenine (52), caffeic acid (53), quercetin-3-O-β-D-glucosid (54),
quercetin-7-O-β-D-glucoside (55), 3-O-β-D-glucopyranosyl pomolic acid 28-O-βD-glucopyranosyl ester (56), 3,4-di-o-caffeoylquinic acid (57), chlorogenic acid
(58), lamalbid (59), shanzhiside methyl ester (60) [41]. Người ta dùng nước sắc của
rễ loài này để giải độc rượu [42].

- Loài M. glabrata

12


Dịch chiết methanol của lá loài M. glabratathu hái tại Banglades có khả
năng gây độc tế bào đáng kể với (IC50< 1,0 mg/mL) với bốn dòng tế bào ung thư
người (gastric, AGS; colon, HT-29; breast, MCF-7 và MDA-MB-231) bằng phép
thử MTT [43].
Quá trình sàng lọc hóa thực vật cho thấy các thành phần hóa học loài M.
glabratacó alkaloid, phenol, tannin, protein, carbohydrate, saponin,
glycoside và cardiac glycoside. Phép thử in vitro về hoạt tính chống oxi hóa
và kháng viêm của dịch chiết methanol của rễ loài M. glabrata roots đã
được thử nghiệm. Axit ascorbic vàaxit gallic acid được sử dụng là chất
chuẩn chống oxi hóa và đối chứng dương. Dịch chiết M. glabratavới nồng
độ thấp hơn cho khả năng kháng viêm tốt như chất đối chứng là thuốc kháng
viêm Diclofenac và Hydrocortisone. Nghiên cứu chỉ ra rằng loàiM.
glabratacó thể được khai thác làm dược phẩm cho khả năng chống oxi hóa
và kháng viêm [44].
Như vậy, những nghiên cứu và tìm hiểu về chi Mussaenda đã cho
thấy thành phần hóa thực vật quan trọng là iridoid, triterpenoid và

flavonoid. Những thử nghiệm đã chứng minh lớp chất này có khả năng
mang lại những hoạt tính ý nghĩa về khả năng ức chế sự phát triển tế bào
ung thư, kháng viêm và chống oxi hóa. Ngoài ra, một số loài trong chi
Mussaenda đã được sử dụng phổ biến trong kho tàng thuốc cổ truyền để
chữa bệnh về gan, chống viêm nhiễm, kháng sinh, chống oxi hóa. Do đó,
chi Mussaenda có triển vọng là nguồn dược liệu mang tiềm năng lớn về các
hợp chất có hoạt tính sinh học. Hiện nay, ở Việt Nam chưa có công trình
khoa học công bố về kết quả của đề tài. Do đó, việc định hướng tập trung
nghiên cứu một cách hệ thống về tiềm năng các hoạt chất sinh học của chi
này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.

13


1.3. Loài Mussaenda pilosissima Valeton.
Tên thường gọi: bướm bạc nhiềulông.
Tên khoa học: Mussaenda pilosissima Valeton., thuộc chi Mussaenda,
họ Cà phê (Rubiaceae)

Hình 1.1. Hình ảnh hoa và lá của loài Mussaenda pilosissima Valeton.
Mô tả: Theo GS Phạm Hoàng Hộ Mussaendapilosissima Valeton. là cây
tiểu mộc lao; cành tròn, lúc non đầy lông trắng. Lá có phiến bầu dục, to đến 8
x 3,5 cm, chóp nhọn, đáy tà, mặt dưới có lông dày nhu nhung trắng, mặt trên
có lông ngắn thưa; cuống dài 8-10 mm, lá bẹ chẻ hai. Phần hoa ở ngọn, cọng
chung 2-3 cm; lá dài 4 mm, lá đài dạng cánh xoan, trắng, to 4x3 cm; vành có
lông vàng mặt ngoài, ống dài 2,2 cm, tai 5mm[11].
Theo nhóm tác giả Đỗ Sĩ Hiến thì loài thực vật Mussaendapilosissima Valeton.
được đồng bào dân tộc Mường tại khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia - Pà Cò
sử dụng làm thuốc trị bệnh thận, đái ra máu bằng cách dùng toàn cây sắc lấy
nước uống [45].

Theo kết quả tra cứu thì cho đến nay trên thế giới và Việt Nam chưa có công
bố nghiên cứu nào về loài Mussaendapilosissima Valeton.
1.4. Phương pháp sắc kí trong phân tích, phân tách các hợp chất hữu cơ
Phương pháp sắc kí là một trong những phương pháp phổ biến và hữu hiệu sử
dụng để phân tách các hợp chất hữu cơ nói chung và các hợp chất thiên nhiên nói
riêng. Cơ sở của phương pháp sắc kí dựa trên sự khác nhau về bản chất hấp phụ
14


và phân bố của các chất giữa hai pha: pha tĩnh và pha động. Tùy theo bản chất của
pha tĩnh hoặc pha động hay dựa trên cách thức triển khai sắc kí mà người ta phân
loại thành các phương pháp sắc kí khác nhau như sắc kí khí, sắc kí lỏng, sắc kíđiện
di, sắc kí lọc gel, sắc kí trao đổi ion, sắc kí giấy, sắc kí lớp mỏng, sắc kí cột, sắc kí
cột trọng lực, sắc kí cột trung áp, sắc kí cột cao áp.... Tùy theo mục đích nghiên
cứu và đối tượng cần phân tách người ta lựa chọn những phương pháp sắc kí phù
hợp. Thông thường để phân tách một hợp chất cần có sự kết hợp của các phương
pháp sắc kí khác nhau và thường thấy là sắc kí lớp mỏng và sắc kí cột trọng lực.
Trong khi đó, để phân tích định tính hay định lượng của một hợp chất trong thuốc,
dược liệu thì cần đến phương pháp sắc kí hiện đại như sắc kí lỏng hiệu năng cao
(HPLC), HPLC gắn khối phổ.
1.4.1. Sắc kí lớp mỏng
Sắc kí lớp mỏng (SKLM) hay còn gọi là sắc kí phẳng, dựa chủ yếu vào
hiện tượng hấp phụ của chất phân tích lên chất hấp phụ. SKLM thường được
sử dụng trong phân tích định tính hay sử dụng làm chỉ thị cho sắc kí cột. Trong
SKLM pha động sử dụng là một dung môi hoặc hỗn hợp các dung môi, di
chuyển ngang qua một pha tĩnh là một chất hấp phụ trơ (thường gặp là: silica
gel hay nhôm oxit). Pha tĩnh được tráng thành một lớp mỏng, đều, phủ lên nền
phẳng như tấm kính hay tấm nhôm. Do chất hấp phụ được tráng thành một lớp
mỏng nên phương pháp này được gọi là sắc kí lớp mỏng và tấm kính/nhôm
tráng chất hấp phụ gọi là bản mỏng.

Chất phân tích được hòa tan trong dung môi dễ bay hơi và đưa lên bản
mỏng thành một điểm gọn nhờ một mao quản (capillary) và sấy đuổi dung môi.
Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lượng chất phân tích đưa lên bản mỏng là
khác nhau.
SKLM được triển khai trong một bình sắc kí bằng thủy tinh, hình dạng
đa dạng, có nắp đậy và bão hòa pha động. Pha động di chuyển chậm dọc theo
bản mỏng và lôi kéo mẫu chất phân tích đi theo nó. Tùy theo khả năng hấp phụ-

15


giải hấp phụ của mỗi chất mà chúng sẽ di chuyển với vận tốc khác nhau và
quãng đường khác nhau trên bản mỏng.
Đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất phân tích trên bản
mỏng là hệ số di chuyển Rf. Hệ số này được tính bằng tỉ lệ giữa khoảng dịch
chuyển của chất phân tích và khoảng dịch chuyển của pha động trên bản mỏng.
Do vậy Rf sẽ có giá trị từ 0 đến 1 và mỗi hợp chất sẽ có một giá trị Rf xác định
đối với một hệ dung môi.
Dấu vết của các chất phân tích trên bản mỏng sau khi triển khai có thể được
quan sát bằng mắt thường (dựa trên màu sắc của chất phân tích) hay hiện
hình nhờ tia tử ngoại (thông thường sử dụng tia tử ngoại với bước sóng 254
và/hoặc 365 nm), hay bằng các phản ứng hóa học bằng cách phun các dung
dịch thuốc thử khác nhau tùy theo bản chất của chất phân tích. Chẳng hạn
ninhydrin phát hiện amino acid hay amin; 2,4-dinitrophenyl hydrazine phát
hiện aldehyde hay ketone, dragendorff phát hiện các hợp chất alkaloid… Với
các hợp chất hữu cơ thông thường có thể dùng dung dịch acid H2SO4 loãng
(khoảng 10%) và hơ nóng để phát hiện các vết chất trên bản mỏng.
SKLM có một số ưu điểm như chỉ cần một lượng rất ít mẫu để phân tích, thực
hiện dễ dàng cho kết quả nhanh với độ chính xác cao, có thể phân tích đồng
thời mẫu phân tích và chất chuẩn đối chứng. Tuy nhiên, SKLM chỉ hiệu quả

trong việc phân tích, định tính các hợp chất khó có tính khả thi trong phân tách
lượng lớn các hợp chất. Do đó, người ta sử dụng SKLM chủ yếu cho mục đích
phân tích định tính hay sử dụng làm chỉ thị cho sắc kí cột để phân tách các hợp
chất hữu cơ.
1.4.2. Sắc kí cột
Sắc kí cột là phương pháp sắc kí phổ biến, đơn giản và hay sử dụng nhất
trong phân tách các hợp chất hữu cơ từ nguồn tự nhiên. Trong sắc kí cột, pha
tĩnh được nạp trên các cột thủy tinh, pha động đi qua cột ở điều kiện áp suất

16


×