Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

Chẩn đoán lĩnh vực tài chính việt nam dự báo lĩnh vực tài chính ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.68 KB, 49 trang )

Báo cáo chẩn đoán lĩnh vực tài chính Việt Nam – Tài liệu của IFC

CÔNG TY TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFC)
Tập đoàn Ngân hàng thế giới
-------------

BÁO CÁO CHẨN ĐOÁN LĨNH VỰC TÀI CHÍNH VIỆT NAM
DỰ BÁO LĨNH VỰC TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

TÁC GIẢ: Margarete O.Biallas, Thái Hồng Thu, Nguyễn Nam Hạnh

Bản dịch của P. Nghiệp vụ Ngân hàng Quốc tế

1


GIỚI THIỆU
1.1. MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
Cả Chủ tịch nước mới và Thủ tướng mới được bổ nhiệm gần đây của Việt Nam đều
thuộc thế hệ trẻ của những nhà đổi mới mà mọi người mong đợi các vị này hành động
một cách thực tế hướng đến việc thực hiện những nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam bao
gồm những yêu cầu là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Trong khi
xu thế chính trị đòi hỏi các cam kết mới trong việc chống tham nhũng và cải tổ thị
trường dần dần, việc này vẫn còn được thực hiện một cách dè dặt vì lãnh đạo của Việt
Nam bị ràng buộc bởi mệnh lệnh của Đảng là phát triển “một nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Điều này được thể hiện qua việc quản lý của Nhà
nước trong những lĩnh vực chiến lược của nền kinh tế và việc hạn chế tầm ảnh hưởng
của các doanh nghiệp tư nhân.
1.2. BỐI CẢNH KINH TẾ VĨ MÔ
Tăng trưởng ổn định, tình hình kinh tế vĩ mô khả quan và đường lối cải tổ vững chắc
của Chính phủ hiện tại tạo thành một môi trường giúp phát triển kinh tế và khu vực tư


nhân. Sự bùng nổ gây ấn tượng mạnh gần đây của thị trường chứng khoán và động
thái đầu tư vào các danh mục chứng khoán đòi hỏi phải có nhiều biện pháp hơn nữa để
tăng cường giám sát một cách thận trọng đối với các định chế tài chính là ngân hàng
và phi ngân hàng.
Xu hướng tăng trưởng kinh tế đang có chiều hướng khả quan. Năm 2006, mức tăng
trưởng kinh tế (GDP) vẫn duy trì cao ở mức 8, 2% so với năm trước (xem bảng 1). Các
ngành đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế chủ yếu là: ngành công nghiệp, xây
dựng, dịch vụ và thương mại với tỷ lệ tăng trưởng giữa mức 8,3% và 10,4%. Trái lại,
tăng trưởng ở khu vực nông nghiệp vẫn thấp do một loạt các thiên tai, bao gồm hạn
hán ở miền Bắc, lũ lụt ở khu vực Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long và dịch
bệnh ở miền Nam. Năm 2006, lạm phát vẫn duy trì ở mức kiểm soát được là 6,6%. Tỷ
lệ người dân sống ở mức rất nghèo giảm từ 37% (năm 1998) xuống còn 23% (năm
2003) và cuối năm 2006 chỉ còn 18%.


Bảng 1

2003

2004

2005

2006

39.672

45.210

52.408


60.850

Tăng trưởng GDP(% năm)

7,3

7,7

8,4

8,2

GDP thực / đầu người (USD)

492

556

638

725

Lạm phát, giảm phát GDP(% năm)

6,7

7,9

8,4


6,6

Tỉ giá ngoại hối (VND :USD)

15.414

15.676

15.817

15.964

Nông nghiệp (giá trị gia tăng (% của GDP)

22,54

21,76

20,89

20,4

Công nghiệp (giá trị gia tăng (% của GDP)

39,47

40,09

41,03


41,52

Dịch vụ,..(giá trị gia tăng (% của GDP)

37,99

38,15

38,07

38,08

Tỉ lệ hộ gia đình nghèo (phạm vi quốc gia)

23%

22%

18%

GDP(triệu USD – giá hiện hành)

(%)
Ng uồn: Ngân hàng thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; tổ chức thu thập thông tin kinh tế
(EIU).
Trong khi thị trường chứng khoán phát triển quá nóng vào 6 tháng cuối năm 2006 và
đầu năm 2007 khiến cho chính phủ phải quan tâm nhiều hơn đến việc quản lý thị
trường có khả năng đi xuống, chính thị trường đầu cơ giá lên đã đang là động lực lớn
cho các doanh nghiệp Nhà nước - đặc biệt là năm ngân hàng thương mại quốc doanh thực hiện cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Khu vực tư nhân tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Trong năm
2006, đóng góp của khu vực tư nhân vào nền kinh tế tăng xấp xỉ 10% GDP. Trong
những năm gần đây, con số các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới (150.000 doanh
nghiệp trong giai đoạn 2000-2005) là một dấu hiệu nữa cho thấy khu vực kinh tế tư
nhân đang khởi sắc. Luật Doanh nghiệp mới có hiệu lực từ tháng 07/2006 tạo thuận lợi
cho việc phát triển hơn nữa của khu vực tư nhân. Theo thống kê của chính phủ, trong
06 tháng thực hiện luật doanh nghiệp mới có 43.219 doanh nghiệp mới được đăng ký,
chiếm 25% tổng số doanh nghiệp đăng ký trong giai đoạn 2000-2005 và bằng 120% số
doanh nghiệp đăng ký trong năm 2005. Đầu tư tư nhân được khuyến khích nhờ vào sự
đơn giản hóa thủ tục hành chính hơn nữa trong hoạt động kinh doanh và hướng đến
“một sân chơi bình đẳng” cho tất cả các doanh nghiệp. Trong năm 2006, khu vực tư
nhân trong nước chiếm 34% tổng gộp các khoản vốn đầu tư. Theo luật đầu tư mới có


hiệu lực trong năm 2006, tăng trưởng khu vực tư nhân tăng gấp đôi so với khu vực nhà
nước. Khu vực tư nhân tiếp tục chứng tỏ hiệu quả hoạt động của mình so với khu vực
nhà nước với mức tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp lên đến 22 % trong năm
2006 so với mức tăng trưởng của các doanh nghiệp Nhà nước là 9,4%.
Cũng trong thời gian này - 2006, có 5.200 doanh nghiệp vẫn còn thuộc sở hữu toàn bộ
Nhà nước hoặc sở hữu một phần Nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước với mức đóng
góp 36% vào GDP thể hiện một phần ba sức mạnh kinh tế của đất nước.
Cuối năm 2006, 3.782 doanh nghiệp Nhà nước đã được cổ phần hóa(1). Một khi được
cổ phần hóa, một số doanh nghiệp Nhà nước này sẽ được Cục đầu tư vốn Nhà nước tập
trung quản lý và Cục này sẽ giữ lại khoảng 100 đến 200 công ty chiến lược và sẽ giải
tán phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa nhưng hoạt động với quy mô
nhỏ và không hiệu quả.
Mức độ xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đã được 03 tổ chức lớn về xếp
hạng tín nhiệm quốc tế nâng lên, cho điểm Việt Nam trên một mức tương tự như Thái
Lan, Ấn Độ hoặc Philippines . Việt Nam được công ty Fitch xếp hạng BB- về xếp
hạng quốc gia (ngoại tệ) và BB (nội tệ), công ty Moody xếp hạng Ba2 (về ngoại tệ tăng hơn mức Ba3 trong năm 2006) và công ty Standard&Poor’s (S&P) xếp hạng BB+

(về nội tệ -tăng hơn mức BB trong năm 2006) và BB (về ngoại tệ, tăng hơn mức BBtrong năm 2006).
1.3. Các ưu tiên của chính phủ :
Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) đã được tuyên bố là một ưu tiên của
chính phủ. Để thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, Chính phủ đã thông
qua một số luật quy định quản lý lĩnh vực tư nhân và phát triển doanh nghiệp như Luật
Đầu tư và Luật Doanh nghiệp hợp nhất.
2. NHU CẦU DỊCH VỤ TÀI CHÍNH
Người ta biết tương đối ít về nhu cầu thực sự của các dịch vụ tài chính đối với các
doanh nghiệp và hộ gia đình Việt Nam. Nhìn chung, lĩnh vực tài chính của đất nước
2

được thể hiện tiêu biểu qua mứ c thâm nhập tài chính thấp. Trong tổng số dân cư là 83
triệu người, ước tính ít hơn 10% sử dụng dịch vụ ngân hàng một cách thường xuyên và
3

ít hơn 30% mở tài khoản tiết kiệm tạ i ngân hàng.


Tiêu dùng và đầu tư trong nước vẫn giữ ở mức cao trong năm 2006. Chi phí tiêu dùng
tăng 11% từ năm 2005 đến năm 2006 và 12,5% từ năm 2006 đến năm 2007 và trong
năm 2007, dự báo mức tăng 13%. Mức tăng chi tiêu phản ánh sự gia tăng tuyệt đối về
tài sản trong xã hội Việt Nam do kết quả từ việc tăng trưởng liên tục của nền kinh tế.
Các hộ gia đình đã cho thấy sự gia tăng mạnh về GDP danh nghĩa trên đầu người (từ
355 USD trong năm 1998 lên 556 USD trong năm 2002 và 725 USD trong năm 2006),
nguyên nhân chính là do mức lương và thu nhập phi nông nghiệp chiếm 70 % mức
tăng này.
Vì tài sản cá nhân tăng nên tiêu dùng cá nhân dường như cũng tăng. Tương tự như thế,
tình hình công việc làm có trả lương gia tăng sẽ dẫn đến khả năng đi vay tăng cũng
như mở rộng nhu cầu về các dịch vụ khác như chuyển tiền và sản phẩm tiết kiệm.
Ghi chú :

(1) Cổ phần hóa là việc chuyển đổi một doanh nghiệp Nhà nước thành một công ty
cổ
phần hay trách nhiệm hữu hạn, với đa số cổ phiếu được Nhà nước nắm giữ.
(2) Trong năm 2005, chỉ có 06 triệu tài khoản ngân hàng tại Việt nam trên tổng số 80
triệu dân, trong số đó có 05 triệu tài khoản cá nhân, cho thấy mức độ thâm
nhập tài chính là 6%. Con số của năm 2006 là 08 triệu tài khoản cá nhân và
mức độ thâm nhập tài chính là 9,4%.
(3) Theo báo cáo Phát triển Việt nam gần đây nhất của Ngân hàng thế giới, số
lượng
tài khoản tiết kiệm ở Việt nam hiện ở mức 25 triệu tài khoản .
2.1.

Khu vực tư nhân:

Tính đến thời điểm năm 2006, Việt Nam có trên 2,7 triệu doanh nghiệp đăng ký trong
đó có 90% được xếp vào loại các doanh nghiệp siêu nhỏ (quy mô dưới 9 nhân viên) và
các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đa số các doanh nghiệp này đểu không đăng ký hoạt
động với chính quyền. Theo số liệu báo cáo từ cơ quan phát triển, các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở Việt Nam, khoảng 30% các doanh nghiệp này hoạt động trong lĩnh vực
công nghiệp hoặc sản xuất, trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp khác (gần 70%)
hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại.


Trong năm 2006, hơn 46.000 doanh nghiệp tư nhân mới được đăng ký, thể hiện mức
tăng vốn là 148 ngàn tỷ đồng so với năm trước. Điều này hứa hẹn sự gia tăng trong
năm 2007 này. Trong sáu tháng đầu năm 2007, khoảng 24.000 doanh nghiệp mới được
đăng ký với tổng mức vốn là 165 ngàn tỷ đồng. Trong suốt giai đoạn từ năm 2000 đến
6 tháng đầu năm 2007, hơn 230.000 doanh nghiệp mới được đăng ký với mức vốn
bình quân là 2,3 tỷ đồng. Khoảng 97% trong số các doanh nghiệp mới đăng ký được
xếp vào hình thức doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy mô và sự phức tạp của các doanh

nghiệp ngày càng gia tăng cùng với số lượng tổng thể của các doanh nghiệp này.
Những doanh nghiệp này cần được tiếp cận nhiều hơn nữa về mặt tài chính để tăng
trưởng và thành công.
Trong khi đó, các khoản cho vay của ngân hàng tăng trưởng nhanh, chúng chỉ đáp ứng
khoảng 50% nhu cầu tài chính của các côn g ty(4). Hầu hết các khoản vay cung cấp
trên thị trường đều từ ngắn hạn đến trung hạn, vì các ngân hàng nói chung lại thiếu
nguồn vốn dài hạn và tránh xảy ra tình trạng không tương hợp giữa các kỳ hạn gửi tiền
và cho vay.
Ghi chú :
(4) Theo một nghiên cứu của CIDA ( Cơ quan Phát triển quốc tế của Canada),
các khoản tín dụng mới trong năm 2006 chiếm khoảng 17% - 19 % GDP,
trong khi đầu tư mới chiếm khoảng 38%-42% GDP. Các ngân hàng đang đáp
ứng được khoảng phân nửa các nhu cầu đầu tư.
3. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC TÀI CHÍNH
Lĩnh vực tài chính Việt Nam ít thanh khoản hơn so với một vài nước trong khu vực
với hầu hết các khoản tiền gửi đều được sử dụng vào các khoản cho vay. Các khoản
cho vay tăng trưởng nhanh hơn doanh số tiền gửi trong những năm qua, như được
trình bày trong bảng 2. Xu hướng này có vẻ bị đảo ngược trong năm 2006, trong đó
tăng trưởng tín dụng đi xuống do bùng nổ thị trường chứng khoán chính thức và phi
chính thức- nơi mà các doanh nghiệp có thể nhận được hình thức tài trợ khác thay thế
rẻ hơn bằng việc huy động vốn cổ phần. Trong năm 2006, tăng trưởng tín dụng giảm
cũng là do Ngân hàng nhà nước thắt chặt tín dụng bằng cách tăng gấp đôi mức dự trữ
bắt buộc để kiểm soát lạm phát.


Cho dù các khoản vay cho thấy vẫn tăng trưởng ổn định so với năm trước, dư nợ tín
dụng chiếm 70% GDP, vẫn còn thấp hơn mức bình quân 80% của các quốc gia Đông
Nam Á
Bảng 2


2003

Các khoản vay (Dư nợ tín dụng) (triệu 19.251

2004

2005

2006

26.795

34.969

43.462

42

32

25

59

67

71

USD)
Tỷ lệ tăng trưởng cho vay (%) (dư nợ tín 28

dụng)
Tỷ trọng cho vay (%GDP) (Dư nợ tín 49
dụng trong GDP)
(Doanh số) Tiền gửi (triệu USD)

21.498

28.205

36.839

49.905

Tỷ lệ tăng trưởng doanh số tiền gửi

26

33

32

37

Tỷ trọng tiền gửi (% GDP)

54

62

70


82

Cho vay / Tiền gửi (%) (Tỷ lệ Dư nợ tín 90

95

95

87

dụng trong doanh số tiền gửi)
Tiền mặt/ Tổng số tiền gửi (%)

(Tỷ 45

30

trọng tiền mặt trong doanh số tiền gửi)
Các khoản vay trên 1.000 người
Số tiền gửi trên 1.000 người
Số định chế tài chính trên 100.000 người
Số chi nhánh trên 100.000 người
Ng uồn : Ngân hàng thế giới và Ngân hàng Nhà nước Việt nam
Cho tới năm 1988, khi hệ thống ngân hàng đã trở thành một hệ thống hai cấp, Việt
Nam đã vận hành một hệ thống ngân hàng một cấp, dẫn đến hệ quả là sự can thiệp
mạnh mẽ của nhà nước trong lĩnh vực tài chính. Kể từ năm 1988, việc chuyển đổi từ
một nền kinh tế kế hoạch tập trung sang một nền kinh tế thị trường đã tạo ra một hệ
thống ngân hàng đa dạng hơn, trong đó các ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân
hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài phục vụ một



cơ sở rộng lớn khách hàng. Bảng 3 trình bày diễn tiến của mỗi loại hình tổ chức tài
chính trung gian trong những năm qua. Vì Việt Nam gia nhập WTO vào tháng
07/2006, Chính phủ cần phải tự do hóa và mở cửa hơn nữa lĩnh vực tài chính và ngân
hàng để có sự cạnh tranh trực tiếp nhiều hơn từ nước ngoài.
Các ngân hàng sẽ bị ngăn trở hoạt động do không đủ vốn, quy mô hoạt động bị giới
hạn và rủi ro tín dụng cao. Việc cho vay nhắm đến ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhà
nước và phần lớn các khoản vay này được đảm bảo bằng tài sản hoặc đất đai. Lĩnh vực
cho thuê tài chính vẫn ở mức thấp và kém phát triển. Lĩnh vực bảo hiểm đã có một sự
tăng trưởng nhanh, tuy nhiên vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu so với các nước trong khu
vực. Thị trường vốn được thể hiện tiêu biểu bằng một thị trường vốn cổ phần đầu cơ
và đồng thời một thị trường trái phiếu kém phát triển.

3.1.

Số lượng và loại hình tổ chức tài chính

Bảng 3

2003

2004

2005

2006

Số lượng ngân hàng


69

69

71

80

Ngân hàng cổ phần

38

36

35

37

Ngân hàng nước ngoài

26

28

30

31

Ngân hàng thương mại quốc doanh


5

5

5

5

Ngân hàng liên doanh

5

Ngân hàng chính sách và ngân hàng phát triển

1

Quỹ tín dụng nhân dân
Hợp tác xã tín dụng và tài trợ vi mô

900
40

50

2
926

60

70


Nguồn: BTC

3.2.

Các ngân hàng thương mại quốc doanh

Năm ngân hàng thương mại quốc doanh (trong bảng 6 bên dưới) cùng hoạt động tại
hơn 2.600 chi nhánh. Ngoài ra, trong tháng 5/2006, Chính phủ đã chấp thuận việc
thành lập hoạt động Quỹ hỗ trợ phát triển dưới hình thức tổ chức tài chính sở hữu nhà
nước phi lợi nhuận. Những ngân hàng thương mại quốc doanh này chiếm 60% tổng
tài sản của lĩnh vực tài chính và chiếm 63% trong tất cả hoạt động cho vay.


Về mặt lịch sử, những ngân hàng thương mại quốc doanh đã là một công cụ cho vay
theo chính sách, với việc cho vay bị tác động bởi các mục tiêu xã hội hay chính trị hơn
là xem xét các mục đích thương mại. Mỗi ngân hàng đã tập trung một cách truyền
thống vào một phân đoạn ngành nghề nào đó. Những ngân hàng thương mại quốc
doanh vẫn đóng vai trò là nguồn tài trợ chính cho các doanh nghiệp Nhà nước, trong
đó có nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả và không có năng lực cạnh tranh
theo tiêu chuẩn quốc tế. Mặc dù đã phải đối mặt với nhiều rủi ro từ các doanh nghiệp
này nhưng các ngân hàng thương mại quốc doanh thường không có giải pháp thay thế
nào khác mà vẫn tiếp tục tài trợ.
Trong những năm gần đây, tiến trình đổi mới đã dẫn đến một sự gia tăng đa dạng hơn
cho vay khu vực tư nhân. Vì các ngân hàng thương mại quốc doanh đang tiếp cận việc
cổ phần hóa, họ ngày càng tăng cường tập trung mô hình ngân hàng đa năng cung cấp
một dãy đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính. Tất cả những ngân hàng thương mại
quốc doanh trừ Ngân hàng phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long hiện đã có công
ty cho thuê tài chính.
Việc cổ phần hóa những ngân hàng thương mại quốc doanh trừ Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN&PTNT) dự trù sẽ hoàn thành trong năm 2007
và chính phủ cũng lên kế hoặch cổ phần hóa NHNN&PTNT vào năm 2008.
Nhờ vào mạng lưới chi nhánh rộng lớn và uy tín cao với những người gửi tiền trong
nước đã giúp các ngân hàng thương mại quốc doanh có một lợi thế cạnh tranh mạnh
hơn so với các định chế tài chính tư nhân. Việc cho vay được bao cấp và có sự hỗ trợ
của chính phủ cho phép những ngân hàng thương mại quốc doanh thu hút một lượng
lớn khách hàng. Nhưng ngược lại, các ngân hàng này chịu sự can thiệp của
chính quyền và dẫn đến tình trạng dôi thừa nhân viên và dường như họ bị điều khiển
hơn là được quản lý.

Tổng số nhân viên của những ngân hàng thương mại quốc

doanh là 57.000 người, phần lớn trong số này làm việc trong NHNN&PTNT. Cũng
vì thế, họ thiếu động lực để xây dựng những tầm nhìn dài hạn và thay vào đó là theo
đuổi những mục tiêu ngắn hạn.


Tất cả những ngân hàng thương mại quốc doanh đều có cơ sở vốn tương đối yếu do
các món nợ xấu chồng chất cần được trích dự phòng rủi ro và xóa nợ. Hầu hết những
ngân hàng thương mại quốc doanh đều không đáp ứng được quy định về hệ số vốn an
toàn tối thiểu (CAR) theo tiêu chuẩn quốc tế là 8%. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là 34% đối với những ngân hàng thương mại quốc doanh được so sánh một cách bất lợi
với mức trung bình của khu vực là 13,1% ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương và
12,3% ở khu vực Đông Nam Á. Những con số này có thể thấp hơn nhiều hoặc thậm
chí là âm nếu được tính theo các tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế.

3.3.

Ngân hàng cổ phần

Các ngân hàng cổ phần (NHCP) có lịch sử hoạt động khá ngắn, với thời gian hoạt

động dưới 15 năm. Mặc dù vai trò của các NHCP vẫn còn khiêm tốn trong lĩnh vực
ngân hàng nói chung nhưng hoạt động kinh doanh năng động và luôn đổi mới cùng bộ
máy quản lý có năng lực cao của các NHCP đã đặt một áp lực cạnh tranh mạnh mẽ đối
với các NHTM Nhà nước và các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài trong những
năm qua.
5

Dù có những nỗ lực yêu cầu củng cố của Ngân hàng Nhà nước Việt nam , số lượng
ngân hàng cổ phần vẫn còn cao và thậm chí còn tăng hơn trong năm ngoái, lên đến 37
ngân hàng, một phần là do sự hấp dẫn và việc định giá quá cao của cổ phiếu các ngân
hàng trên thị trường chính thức và không chính thức. 37 ngân hàng cổ phần được chia
thành 26 ngân hàng cổ phần đô thị và 11 ngân hàng cổ phần nông thôn, phản ánh thị
trường kinh doanh chính của các ngân hàng này. Vào cuối năm 2006, các ngân hàng
tương đối nhỏ này có cổ đông chính là tư nhân với mức vốn của mỗi ngân hàng cổ
6

phần đô thị thay đổi giữa mức 35 triệu USD tới 125 triệu USD . Tầm hoạt động của
các ngân hàng cổ phần vẫn còn bị giới hạn, trong phạm vi từ 6 đến 80 chi nhánh
/phòng giao dịch, chủ yếu trong khu vực đô thị. Cùng với thị phần hoạt động nhỏ, tình
hình mạng lưới hạn chế đặt ra câu hỏi về khả năng cạnh tranh dài hạn của một số
NHCP và việc củng cố hơn nữa trong lĩnh vực này là điều được mong đợi. Các ngân
hàng cổ phần đang chủ động tăng vốn để đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của họ.

Bản dịch của P. Nghiệp vụ Ngân hàng Quốc tế

10


Mặc dù quy mô nhỏ, nhân sự bị giới hạn và mạng lưới chi nhánh chưa đủ tầm khi so
sánh với các ngân hàng thương mại quốc doanh nhưng các ngân hàng cổ phần đã thu

hút nhiều nhà đầu tư sẵn lòng trả mức chênh lệch giá cổ phiếu rất cao nhờ vào sự tăng
trưởng nhanh, khả năng sinh lợi cao và chính sách chia cổ tức rộng rãi.
Bảng 4 bên dưới tóm lược các khoản đầu tư của các ngân hàng nước ngoài vào các
ngân hàng cổ phần trong thời gian gần đây:
Bảng 4
Ngân hàng cổ phần

Ngân hàng nước ngoài

Tỷ lệ % nắm giữ của ngân
hàng nước ngoài tại ngân
hàng cổ phần

ACB

Standard chartered bank

8,56

Sacombank

ANZ

10

Techcombank

HSBC

10


VP. Bank

OCBC

10

Ngân hàng phương Nam

United

Overseas

Bank 10

(UOB)
Habubank

Deutsche bank

10

Các ngân hàng đứng đầu thị trường trong khối ngân hàng cổ phần gồm: Ngân hàng
TMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Sài gòn Thương tín (Sacombank), Ngân hàng
TMCP Kỹ thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP Quốc tế, Ngân hàng TMCP
Đông Á. Các ngân hàng tư nhân khác đang nổi lên gồm: Habubank, Sài Gòn Công
Thương, Ngân hàng Phương Nam và Ngân hàng Quân Đội. Các ngân hàng cổ phần
phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu hoặc ngân hàng đa năng cung cấp mọi
sản phẩm ngân hàng cho mọi phân khúc thị trường. Tất cả các ngân hàng này cũng
cung cấp dịch vụ ngoại hối với một số giới hạn về phần chênh lệch mà ngân hàng

có thể tính căn cứ vào tỷ giá ban hành chính thức. Gần đây, Ngân hàng xuất nhập
khẩu VN (Eximbank) đã được phép ấn định tỷ giá mua và bán ngoại tệ của riêng ngân
hàng trên cơ sở thử nghiệm, một bước hướng đến tự do hóa thị trường.
Nói chung, các ngân hàng cổ phần trong nước đang cạnh tranh gay gắt với nhau và
nhiều ngân hàng chọn chiến lược giống nhau để thực hiện. Các nguồn lực được dàn


trải quá mỏng vì họ phải nổ lực cạnh tranh thông qua một dãy các sản phẩm dịch vụ
đang cung ứng. Kết quả là lợi nhuận mang lại ít.
Ghi chú:
(5) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa đưa ra chướng ngại nữa bằng cách xác lập
những mức rào cản cao cho bất cứ ngân hàng nào có ý định thành lập mới trước
khi được cấp giấy phép. Tất cả ngân hàng cần có vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng
(62,8 triệu USD) vào năm 2008 và 3.000 tỷ đồng (187 triệu USD) vào năm 2010.
(6) Nguồn : Tạp chí Thời báo Kinh tế Việt nam (VET)
Các sản phẩm không được khai thác và quá giống nhau với việc thiết kế sản phẩm còn
sơ xài, nếu không nói là kém phát triển (ví dụ tài trợ cầm cố). Tuy nhiên, một vài ngân
hàng đã bắt đầu chuyên môn hóa và cải tiến sản phẩm. Ví dụ, ngân hàng Xuất nhập
khẩu Việt nam (Eximbank) và ngân hàng Đông Á đã tập trung vào các giao dịch ngoại
hối và tài trợ xuất nhập khẩu bao gồm thư tín dụng. Ngân hàng Sài Gòn Thương tín đã
mở một chi nhánh chuyên phục vụ cho giới phụ nữ và ngân hàng ACB đã mở rộng giờ
làm việc, hiện giờ làm việc 7 ngày một tuần tại các chi nhánh ở các siêu thị và trung
tâm mua sắm. Sacombank, ACB và ngân hàng Kỹ thương cũng bắt đầu cung cấp dịch
vụ ngân hàng qua điện thoại di động. Ngân hàng Xuất nhập khẩu và ngân hàng Kỹ
thương đã dẫn đầu việc đưa ra các công cụ phái sinh trên thị trường Việt Nam, cung
cấp các quyền chọn để giảm thiểu rủi ro trong việc định gía hàng hóa. Sacombank và
ACB cũng bắt đầu hoạt động của công ty cho thuê tài chính là công ty con của ngân
hàng.
Trong khi tất cả các ngân hàng cổ phần và ngân hàng thương mại quốc doanh cung cấp
dịch vụ tài trợ thương mại truyền thống thì dịch vụ bao thanh tóan hiện chỉ mới

được 11 ngân hàng trong nước cung cấp bao gồm:VCB, ACB, Sacombank,
Techcombank và 11 chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các ngân hàng nhỏ hơn thì phần lớn thuộc quyền sở hữu của các cá nhân, gia đình
hoặc các doanh nghiệp. Sự tách biệt giữa Hội Đồng Quản Trị và Tổng Giám đốc thì
luôn luôn không rõ ràng và Ban Kiểm soát hoạt động như Phòng Kiểm toán nội bộ
thay vì bảo vệ quyền lợi các cổ đông.


Trong nhiều ngân hàng cổ phần, hệ thống thông tin quản lý (MIS) không được phát
triển tốt. Việc tạo ra thông tin cơ bản về khách hàng (số tài khoản từng khách hàng,
loại hình dịch vụ cung cấp cho từng khách hàng, v.v) thường không thể thực hiện.
Hiện nay chỉ có các ngân hàng cổ phần dẫn đầu mới trang bị hệ thống ngân hàng lõi
hiện đại.
Mặc dù rất khó để đánh giá và so sánh, các kỹ năng nghiệp vụ có vẻ được phát triển tốt
hơn tại các ngân hàng cổ phần, là nơi mà đội ngũ nhân viên thường tập trung vào
khách hàng và hướng về thị trường nhiều hơn so với các ngân hàng thương mại quốc
doanh. Đội ngũ nhân viên trong các ngân hàng cổ phần thường được tập huấn tại ngân
hàng và tại phòng ban làm việc thông qua việc tiếp xúc với khách hàng. Ngoài ra, họ
cũng được động viên bởi các khoản thu nhập trọn gói dựa trên hiệu quả công việc của
mình.
Cùng với sự tăng trưởng này, các ngân hàng cổ phần đang ngày càng chiếm được lòng
tin của công chúng nhiều hơn với mức tăng trưởng doanh số tiền gửi tăng xấp xỉ 40%
so với năm 2006. Thị phần của các ngân hàng cổ phần cũng tăng trưởng đến 17,6% ở
Hà Nội và 38% ở thành phố Hồ Chí Minh so với thị phần của các ngân hàng thương
7

mại quốc doanh chiếm 59% ở Hà Nội và 35,5% ở Thành Phố Hồ Chí Minh .
Ghi chú: (7) Nguồn : Thời báo Kinh tế Việt Nam.

3.4.


Các ngân hàng nước ngoài

Trong năm 2006, các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng liên doanh đã chiếm lĩnh
9,3% hoạt động cho vay trên thị trường tài chính Việt Nam. Tại Việt Nam có 31 ngân hàng
nước ngoài đang hoạt động dưới hình thức chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của các ngân
hàng quốc tế lớn và việc vốn hóa không phải là một vấn đề. Các ngân hàng nước ngoài chủ
yếu cung cấp dịch vụ cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước
lớn và các cá nhân nước ngoài tại Việt Nam. Một số các ngân hàng nước ngoài (Citibank,
ANZ, và HSBC) cũng hướng vào đối tượng là khách hàng người Việt Nam giàu có. Họ đã
nỗ lực tung ra thị trường Việt Nam các sản phẩm mới như: các dịch vụ cho vay thế chấp
(ANZ) và chứng chỉ tiền gửi trung hạn (HSBC). Đồng thời họ đã thâm nhập vào thị trường


bán lẻ qua việc cung cấp dịch vụ cho vay mua xe ô tô, mua nhà và thẻ tín dụng quốc
tế.
Các ngân hàng nước ngoài như Citibank, ANZ và HSBC cung cấp đầy đủ nhiều loại dịch vụ
ngân hàng qua Internet tương phản với chức năng yêu cầu còn hạn chế của các dịch vụ
Internet do các ngân hàng thương mại lớn của nhà nước cung cấp.
Các ngân hàng như Citibank và HSBC đang phát triển các hoạt động ngân hàng đầu tư một
cách nhanh chóng để đáp ứng thị trường chứng khoán quốc gia đang bùng nổ.
Tuy nhiên, những hạn chế trong việc huy động tiền gửi Đồng Việt Nam gây cản trở cho một
sân chơi bình đẳng và việc mở rộng thị phần của các ngân hàng nước ngoài đã bị chậm lại.
Các ngân hàng lớn như HSBC, Citigroup, Deutsche Bank và ANZ đã mở rộng sự hiện diện
của mình bằng cách mua cổ phần của các ngân hàng TMCP trong nước. Gần đây Ngân hàng
nhà nước Việt Nam (NHNNVN) đã tăng giới hạn tỷ lệ mức vốn chủ sở hữu nước ngoài từ
10% lên 15% trên tổng vốn điều lệ tại một ngân hàng Việt Nam. Và chính phủ cũng dự định
sẽ tăng mức này lên 20%.
Theo các cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kể từ ngày 01/04/2007, bất cứ
ngân hàng có vốn sở hữu nước ngoài nào đều được phép hoạt động tại Việt Nam và được

quyền cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ như các ngân hàng trong nước bao gồm cả việc
huy động vốn bằng Đồng Việt Nam. Theo NHNNVN, 7 ngân hàng nước ngoài bao gồm
Standard Chartered Bank, HSBC, ANZ, vài ngân hàng Đài Loan và Hàn Quốc đang xem xét
nộp đơn xin thành lập ngân hàng con 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.

3.5.

Tài chính vi mô

Hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam không được thiết lập có căn cơ ổn định như là một
phương thức kinh doanh dịch vụ tài chính bền vững với mục tiêu hướng đến là đối tượng
nghèo nhất của xã hội. Không có chiến lược cho hoạt động tài chính vi mô và hoạt động này
không được hội nhập vững chắc vào lĩnh vực tài chính, phản ánh một thị trường phần nào
còn chưa phát triển. Vẫn còn tồn tại một xu hướng phổ biến là xem tài chính vi mô như một
công cụ xã hội chống lại sự nghèo khổ và tín dụng vi mô như một công cụ cho vay theo
chính sách cần được hỗ trợ bằng các khoản tiền trợ cấp. Điều này tạo ra một số méo mó về
chính sách thêm vào đó là một khuôn khổ pháp lý và quản lý theo qui định còn trong thời kỳ
quá độ và yếu kém về tổ chức.
Lĩnh vực này bao gồm 3 loại thể chế chính thức, bán chính thức và phi chính thức. Khoảng
70-80% người nghèo ở Việt Nam đã tiếp cận với các dịch vụ tài chính vi mô, tối thiểu là tín
dụng và tiết kiệm được chủ yếu cung cấp bởi các tổ chức chính thức như: Ngân hàng Nông


nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, và Quỹ
tín dụng Nhân dân. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ và số lượng sản phầm cung ứng chưa thoả
mãn yêu cầu. Lĩnh vực bán chính thức bao gồm các tổ chức chính phủ và các tổ chức phi
chính phủ quốc tế. Lĩnh vực bán chính thức và phi chính thức gồm khoảng 57 tổ chức phục
vụ cho khoảng 164.000 khách hàng tại 547 xã và chiếm khoảng 7% thị trường tài chính vi
mô. Lĩnh vực phi chính thức, bao gồm những người cho vay tiền, ROSCAs, bạn bè và người
thân, ước tính đáp ứng khoảng 50% tổng nhu cầu tín dụng của người nghèo và người có thu

nhập thấp.

3.6.

Công Ty Cho Thuê Tài Chính

Hiện nay có 12 công ty cho thuê tài chính hoạt động tại Việt Nam, trong đó 7 công ty là
công ty con của các ngân hàng thương mại nhà nước. Tất cả các công ty này đều nằm dưới
sự giám sát của NHNNVN (SBV). Ngoài Luật NHNNVN và Luật các tổ chức tín dụng, lĩnh
vực cho thuê tài chính còn chịu sự quy định của một số nghị định xác định quyền và nghĩa
vụ được qui định trong hợp đồng cho thuê tài chính, việc bán những tài sản này, quyền của
người cho thuê trong việc thu hồi tài sản trong trường hợp chấm dứt sớm việc thuê tài sản,
và việc cho thuê lại, hoặc bán lại các tài sản này. Việc thiếu một cơ quan hoặc Luật về tín
thác có thể tạo ra những vấn đề khó khăn trong việc xác định những nghĩa vụ về việc được
ủy thác của người đi thuê sau khi bán các khoản phải thu có truy đòi. Các công ty cho thuê
tài chính cũng than phiền về việc thiếu những chỉ dẫn pháp lý về việc lấy lại tài sản cho thuê,
qui trình và thủ tục để giải quyết những tranh chấp khi bán những tài sản được lấy lại đó.
Cho thuê tài ch ính
2004
Đang cho thuê (tỷ VND) 6.427
Đang cho thuê (triệu USD) 410
(% trong GDP)
0,91

2005 2006 05/2007
7.700 8.700 9.284
487
545
580
0,93 0,90 0,96


Hoạt động trên thị trường cho thuê tài chính còn bị giới hạn một cách tương đối, với tổng giá
trị tài sản đang cho thuê dưới 1% trong GDP, một phần do thiếu nguồn vốn dài hạn bằng
đồng Việt Nam với chi phí thấp của các công ty tư nhân cho thuê tài chính. Khả năng thu hút
nguồn vốn với chi phí thấp bị kiềm chế do pháp luật hiện hành, điều này giới hạn khả năng
huy động vốn trực tiếp từ công chúng của các công ty cho thuê tài chính. Hoạt động bị giới
hạn có thể quy cho quan niệm sai lệch về công cụ này của cơ quan giám sát, người cho thuê
và người đi thuê, tất cả những người này đều xem việc cho thuê tài chính như một hình thức
phụ của dạng cho vay có tài sản đảm bảo thông thường ở Việt Nam. Không có chế độ ưu đãi
đặc biệt về thuế dành cho người đi thuê và cho thuê.


Tình hình tăng trưởng chậm trong lĩnh vực cho thuê tài chính có thể một phần là do sự thiếu
hiểu biết về công cụ này của công chúng.

3.7.

Các Công ty bảo hiểm

Việt Nam đã tích cực phát triển ngành bảo hiểm. Luật bảo hiểm được ban hành tháng 4/2001
cho phép các công ty liên doanh nước ngoài và các chi nhánh công ty con của các công ty
nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam. Kết quả là có 16 công ty cổ phần bảo hiểm trong
nước, 5 công ty liên doanh và 15 công ty con 100%vốn nước ngoài được thành lập cùng với
3 công ty bảo hiểm nhà nước. Tất cả các công ty bảo hiểm nhà nước- Bảo Minh, Vinare và
Bảo Việt vừa được cổ phần hoá. Bảo Việt, công ty bảo hiểm nhà nước lớn nhất là công ty
bảo hiểm nhân thọ đứng thứ 2 sau Prudential về phí bảo hiểm nhân thọ và đứng đầu về số
hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực với thị phần tương ứng là 36,5% và 46,9%.
Đối với bảo hiểm phi nhân thọ, tổng thị phần của Bảo Việt và Bảo Minh chiếm khoảng 65%.
Cho đến cuối năm 2006, Việt Nam có 37 công ty bảo hiểm, bao gồm 21 công ty bảo hiểm
phi nhân thọ, 7 công ty bảo hiểm nhân thọ, 1công ty tái bảo hiểm và 8 công ty môi giới bảo

hiểm.
Lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam gần đây đã có một mức tăng trưởng vững chắc với mức tăng
trưởng doanh thu bảo hiểm tăng 25% mỗi năm. Chỉ trong năm 2006, doanh thu bảo hiểm tại
Việt Nam là 1,1 tỷ USD, chiếm 1,82% GDP và tăng 14,08% so với năm 2005. Các khoản
đầu tư dài hạn chiếm 60% tổng doanh thu mỗi năm. Trong năm 2005, tổng đầu tư dài hạn
của các công ty bảo hiểm là 1,5 tỷ USD và trong năm 2006 là 1,87 tỷ USD (trong đó gồm
49% trái phiếu chính phủ, 5% trái phiếu công ty, 44% tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín
dụng, 2% bất động sản và đầu tư khác).
Mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể nhưng Việt nam có mức tỷ trọng thấp nhất so với Châu Á
trong năm 2005 về; (i) tổng phí bảo hiểm trên đầu người là 11 USD so với mức bình quân
của Châu Á là 198 USD và (ii) tỷ lệ thâm nhập thị trường (tỷ lệ % tổng phí trong GDP) là
2% so với mức bình quân của Châu Á là 6,8% (còn thấp nhất lần lượt là 11 USD so với mức
trung bình của Châu Á là 198 USD và 2% so với mức trung bình của Châu Á là 6,8%.).
Chính phủ đang nhắm mục tiêu tăng mức độ thâm nhập thị trường của hoạt động bảo hiểm
lên 4,2% đến năm 2010. Tuy nhiên, có một vài trở ngại để đạt đến mục tiêu tham vọng này,
bao gồm:
+ Thiếu những khoản đầu tư nội tệ dài hạn, suất thu lợi cao, chất lượng tốt. Đặc biệt
là ngành bảo hiểm nhân thọ chịu ảnh hưởng cụ thể bởi sự phát triển yếu kém của thị
trường


vốn quốc gia, tính không ổn định của thị trường trái phiếu và sự trì trệ của thị trường bất
động sản.
+ Tính sẵn có của sản phẩm bị giới hạn vì khả năng tiếp cận sản phẩm của khách
hàng chỉ giới hạn trong khu vực thành thị (cả nhân thọ và phi nhân thọ) và khách
hàng doanh nghiệp (phi nhân thọ).
+ Các công ty bảo hiểm trong nước thiếu cả về năng lực bán hàng cứng (bằng cách
dùng thật nhiều quảng cáo để tuyên truyền cho sản phẩm) và năng lực bán hàng mềm (bán
hàng theo lối kín đáo, gián tiếp ,quảng cáo và khuyến mãi mềm) để có thể cạnh tranh có
hiệu quả , do đó dẫn đến kết quả là bỏ lỡ cơ hội cho các sản phẩm bảo hiểm đa dạng đặc biệt

là bảo hiểm cho hoạt động xuất nhập khẩu.
+ Khách hàng / nguời tiêu dùng có sự hiểu biết giới hạn về sản phẩm đặc biệt là sản
phẩm bảo hiểm phi nhân thọ.
Luật pháp còn quy định cho các công ty bảo hiểm bị giới hạn phần nào trong sự lựa chọn
các khoản đầu tư của họ. Chẳng hạn, họ không được mua các khoản phải thu từ việc cho
thuê tài chính. Cũng có những giới hạn về các tiêu chuẩn đầu tư cho các công ty bảo hiểm.
Các công ty bảo hiểm nhân thọ chỉ có thể đầu tư tối đa 50% vốn nhàn rỗi trong khoản dự trữ
kỹ thuật theo điều lệ vào trái phiếu và cổ phiếu công ty không có đảm bảo, và tối đa 40%
vào kinh doanh bất động sản, cho vay và các khoản đầu tư uỷ quyền thông qua các tổ chức
tài chính tín dụng. Giới hạn này lần lượt là 35% và 20% cho các công ty bảo hiểm phi nhân
thọ.

3.8.

Quỹ hưu trí

Trái ngược với lĩnh vực bảo hiểm, lĩnh vực quỹ hưu trí tụt hậu với một quỹ hưu trí do nhà
nước quản lý (quỹ bảo Hiểm xã hội nhà nước) với số dư đang hoạt động là 2,5 tỷ USD vào
cuối năm 2006. Quỹ bảo hiểm xã hội Nhà nước này cho NHNNVN và ngân hàng đầu tư
phát triển vay để cho vay chính sách và đầu tư vào trái phiếu, trái phiếu kho bạc , trái phiếu
ngân hàng và các khoản tiền gửi ngân hàng. Gần đây chính phủ vừa ra quyết định thực hiện
một kế hoạch hưu trí tự nguyện cho những nguời làm việc không có hợp đồng dài hạn, ngoài
việc đẩy mạnh kế hoạch hưu trí hiện tại. AON Việt Nam cũng đang chủ động hợp sức với
một công ty quản lý quỹ Việt Nam để quản lý quỹ hưu trí cho các công ty Việt Nam.

3.9.

Các định chế tài chính phi ngân hàng khác



Bên cạnh các ngân hàng, công ty cho thuê tài chính và công ty bảo hiểm, Việt Nam còn có 6
công ty tài chính và 18 công ty quản lý vốn đang hoạt động trên thị trường. Có tổng cộng 59
công ty chứng khoán và môi giới chứng khoán đăng ký tại Uỷ ban Chứng khoán nhà nước
Việt Nam, là cơ quan quản lý hai trung tâm giao dịch chứng khoán tại TPHCM và Hà Nội.
Cho đến tháng 8/2006, công ty đầu tư vốn nhà nước (SCIC) đã được thành lập như một công
ty tài chính chuyên môn hoá. Đây là công ty nắm giữ mọi tài sản nhà nước, được ủy quyền
quản lý và cổ phần hóa các tài sản này. Công ty SCIC có vai trò quan trọng trên thị trường
vốn Việt Nam xét về mặt cung cấp các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hoá cho thị
trường chứng khoán. Hoạt động này có thể được xem như việc trực tiếp tham gia cũng như
việc đầu tư trên thị trường vốn. Công ty SCIC có mục tiêu lợi nhuận và phải tối đa hoá suất
thu lợi trên vốn của nhà nước.
4. CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG
4.1.

Tài sản

Tính đến cuối năm 2006, Tổng tài sản của toàn bộ lĩnh vực ngân hàng là 1. 203. 823 tỷ VND
(tương đương 75,43 tỷ USD), trong đó các ngân hàng TM nhà nước nắm phần lớn tài sản
trong hệ thống tài chính (67% - xem biểu đồ 1). Do chất lượng các khoản cho vay kém và
cho vay theo chỉ đạo của chính phủ nên chất lượng tài sản kém. Quản lý rủi ro nhìn chung
kém và việc báo cáo về tình hình quản lý rủi ro ở mức thoả đáng thấp. Thị phần của các
ngân hàng TMCP tăng trưởng nhanh chóng và hiện nay tổng tài sản của các NHTMCP đang
ở mức xấp xỉ 25% so với toàn hệ thống, mặc dù việc quản lý rủi ro còn không đồng đều
nhiều và những con số này có thể đánh giá quá cao thị phần thực tế. Tổng tài sản của các chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đã tăng đáng kể (+35%) với tổng dư nợ cho vay chiếm 9%
trong toàn hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Chất lượng danh mục cho vay rất tốt và việc
quản lý rủi ro không có vấn đề.
4.2.

Tài sản Nợ


Các ngân hàng TM nhà nước có tổng tài sản nợ chiếm 70% trên thị trường (xem biểu đồ 2).
Do mạng lưới chi nhánh hoạt động rộng khắp và uy tín tốt, các ngân hàng TM nhà nước có
khả năng thu hút các khoản tiền gửi ngắn hạn và dài hạn trên khắp cả nước.
Các ngân hàng TMCP đang tăng nỗ lực của mình để huy động tiền gửi và triển khai nhiều
sản phẩm để thu hút tiền gửi tiết kiệm, hướng mục tiêu vào các cá nhân người Việt Nam
để đẩy mạnh huy động tiền gửi. Ngân hàng Quân Đội, Eximbank, ACB đã đi tiên phong
với sản phẩm tiết kiệm kèm theo các giải thưởng, trong khi VIB và EAB cung cấp sản phẩm


tiết kiệm với lãi suất bậc thang và ngân hàng VP đã đưa ra sản phẩm tiết kiệm bằng đồng
nội tệ


được đảm bảo theo chỉ số ngoại hối. Trong khi điều này đã dẫn đến thị phần tăng lên, thì
thời hạn tiền gửi tiết kiệm vẫn hầu hết là ngắn hạn và tốt nhất là trung hạn.
5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
Theo dữ liệu của NHNNVN, thành quả hoạt động của lĩnh vực ngân hàng trong năm 2006
đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt nổi bật là các NHTMCP. Tổng nợ vay không sinh lờiNPL của toàn ngành trong năm 2006 ước lượng xấp xỉ 3% theo tiêu chuẩn kế toán Việt Nam
và 7% theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế. Tỷ lệ Lợi nhuận ròng trên tài sản có (ROA) trung
bình là 0,9% cho toàn ngành với hầu hết các NHTMCP có tỷ lệ này trên 1%. Tỷ lệ lợi nhuận
ròng trên Vốn tự có (ROE) trung bình là khoảng 15-17% cho toàn ngành trong khi đó của
NHTMCP là 20-25%. Tỷ lệ vốn an toàn tối thiệu (CAR) trung bình của các ngân hàng là ở
mức 8% trong khi của một vài ngân hàng là 12-13%. Một sự hiệu chỉnh thị trường cổ phiếu
trong tháng 3/2007 đã làm giá cổ phiếu ngân hàng giảm xuống bằng 30-50% giá trị của các
cổ phiếu này vào đầu năm nay. Điều này có thể làm cho các ngân hàng gặp nhiều khó khăn
hơn trong việc tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu theo yêu cầu vào năm 2008.
5.1.

Nợ không sinh lời/ không hiệu quả/ không thu hồi được gốc và lãi khi đến hạn/

không thực hiện đúng theo hợp đồng (nợ cho vay )

Mức thực sự về các khoản nợ không sinh lời (không thu hồi được gốc và lãi khi đến hạn/
không thực hiện đúng theo hợp đồng) trong lĩnh vực ngân hàng khó có thể ước tính do việc
thiếu minh bạch và các dữ liệu thống kê cũng như các chênh lệch trong các chuẩn mực kế
toán Việt Nam (VAS) về việc định nghĩa Nợ không sinh lời (NPL) và thiết lập các khoản dự
phòng rủi ro về thất thoát vốn. Theo số liệu của NHNNVN, trong số các ngân hàng TMNN,
nợ không sinh lời – NPL - đã giảm một cách đều đặn kể từ năm 2000, từ mức cao trong năm
2001 là 13% và năm 2002 là 8% (xem bảng 5):

Bảng 5: Nợ quá hạn và chưa thanh toán/ tổng nợ (NPL)
Năm NHTMNN Ngân hàng chính sách xã hội và NH

TMCP

không Tổng cộng

MHB

thuộc sở hữu Nhà nước

2003 0,00%

0,00%

0,00%

0,00%

2004 2,92%


4,92%

1,91%

2,77%


2005 3,81%

3,52%

1,42%

3,17%

2006 3,19%

3,34%

1,29%

2,60%

Nguồn: NHNNVN
Đối với lĩnh vực tư nhân - các ngân hàng TMCP, tỷ lệ nợ NPL trung bình đã được báo cáo là
khoảng 1% tổng dư nợ vào cuối năm 2005. Đối với các ngân hàng nước ngoài đang hoạt
động tại Việt Nam, con số NPL ở mức thấp là 0,06%. Nếu theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế,
thì những con số NPL này đối với các ngân hàng TM nhà nước được cho là vào khoảng 1520% tổng dư nợ.
Hầu hết các khoản NPL là nợ của các doanh nghiệp nhà nước. Trong khoảng thời gian từ

năm 2001-2003, chính phủ đã cấp thêm một khoản tiền hỗ trợ lớn từ ngân sách Nhà nước
cho các doanh nghiệp nhà nước để có thể giảm bớt các khoản NPL của các doanh nghiệp.
Trong số những khoản NPL đã được các doanh nghiệp nhà nước giải quyết, thì 36% nợ
được thanh toán từ nguồn ngân sách nhà nước, 40% là từ nguồn quỹ dự phòng rủi ro và 24%
từ nguồn thanh lý tài sản.
Theo điều 7 trong Quyết định 493 của NHNNVN năm 2005 yêu cầu các ngân hàng phải
thiết lập hệ thống phân loại tín dụng để tính nợ NPL và dự phòng rủi ro nợ xấu tương ứng.
Điều này đã làm cho tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam phù hợp hơn với tiêu chuẩn đánh giá
tài chính quốc tế về những con số nợ quá hạn và chưa được thanh toán. Tuy nhiên, các ngân
hàng có thời gian ân hạn là 3 năm để thực hiện theo điều khoản này. Bắt đầu từ năm 2008,
tất cả các ngân hàng buộc phải tuân theo qui định này.
5.2.

Thành quả Hoạt động của các NHTMNN

Theo như bảng 6, trong năm 2006 tình hình tăng trưởng nợ vay tại hầu hết các NHTMNN
tăng trưởng chậm chạp hơn so với năm 2005. Các NHTMNN tiếp tục mất thị phần cả về tiền
gửi và cho vay. Thị phần tiền gửi đã giảm từ 75% trong năm 2005 xuống còn 68,67% trong
năm 2006 và thì phần nợ vay giảm từ 87% trong năm 2005 xuóng còn 80% trong năm 2006.
Về lợi nhuận, chỉ riêng Vietcombank là có chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
có thể so sánh với tiêu chuẩn của khu vực (trung bình của các ngân hàng Châu Á là xấp xỉ
8

1,11% ). Chỉ tiêu ROE trung bình của các ngân hàng Châu Á là khoảng 11%. Nhìn bề
ngoài, chỉ Vietcombank và Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam vượt qua mốc chuẩn
này . Tuy nhiên, báo cáo Kiểm Toán của hầu hết các NHTMNN thường là đánh giá có bảo
lưu điều này có nghĩa là lợi nhuận thực sự hoặc các tỷ số thậm chí có thể xấu hơn .
Bản dịch của P. Nghiệp vụ Ngân hàng Quốc tế

21



Theo các số liệu được nêu trong bảng 5, nợ quá hạn và không được thanh toán của các
NHTMNN đang giảm xuống, nhưng vẫn còn ở mức cao hơn so với các NHTMCP. Chính
phủ đang lên kế hoạch bơm thêm vốn để làm sạch các khoản nợ xấu trước khi các
NHTMNN được cổ phần hoá trong năm 2007 và đầu năm 2008.
Tất cả các NHTMNN đều có cơ sở vốn yếu kém và không đáp ứng được yêu cầu 8% về tỷ lệ
an toàn vốn quốc tế (NHNNVN vẫn còn đang áp dụng mức vốn tuyệt đối như là yêu cầu đối
với các ngân hàng và chưa áp dụng yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn). Chỉ số an toàn vốn tối
thiểu - CARs của các NHTMNN cũng bất lợi khi so sánh với chỉ tiêu trung bình khu vực,
Châu Á Thái Bình Dương là 13,1%, và Đông Nam Á là 12,3%. Khi sử dụng các chuẩn mực
đánh giá tài chính quốc tế, hầu hết các NHTMNN có thể có vốn chủ sở hữu âm do những
khoản nợ vay quá hạn và không được thanh toán chồng chất từ trong qua khứ. Việc vượt qua
tỷ lệ rào chắn 8% trước năm 2010 sẽ là một thử thách lớn nhất đối với các NHTMNN đó. Để
đạt đến ngưỡng rào chắn này trong năm 2010, dự báo là các NHTMNN cần được bơm thêm
khoảng 65-70 ngàn Tỷ VND (tương đương 4,3 tỷ USD).
Bảng 6: Các Ngân Hàng Thương Mại Nhà Nước
Chỉ số tài chính

VCB

BIDV

ICB

VBARD

MHB

2006 2005 2006* 2005 2006 2005 2006 2005 2006 2005

Tăng trưởng danh 11

31

17,72 14

24

24

20

1,46 0,95

0,44

0,39

0,16 0,47 0,5

21,92 15

16,03 3,7

8,08

45,9 8,33 6,39

2,59


NA

NA

1,34 2,94

45

57

64,86 69,53

54

mục cho vay (%)

Chỉ tiêu lợi nhuận
+ ROAA (%)
+ ROAE (%)

+ Biên độ Lãi ròng 5,79 5,42

0,11

3,36

(%)
+ Chi phí/thu nhập
(%)


22,97 22,57 36,27 34,76


Chỉ tiêu an toàn vốn
tối

thiểu

/thanh

khoản về vốn
+ Dư nợ thuần/Tổng

65,35

83,8 53,25 66,07

4,36

0,41 9,31 10,19

231,6 544,3 130,8

1490

84,6 NA

NA

cho vay gộp (%)


3,4

8,81

27,9

1,8

2,3

NA

+ Dự phòng thất2,2

2,2

5,26

7,08

0,21

5,87 1,35 1,1

tài sản

39,75 43,67 59,07 67,29

+ Chỉ số an toàn

vốn tối thiểu (%)

7,27

4,82

3,97

Chất lượng tài sản
+ Tổng NPL (triệu
USD)
+ NPL /tổng dư nợ
NA

thoát nợ xấu/ tổng
dư nợ cho vay gộp
(%)
Nguồn: báo cáo thường niên các ngân hàng.
• (*) Báo cáo đã được đánh giá bảo lưu
5.3.

Hoạt động của NHTMCP

Khác với các NHTMNN, như bảng 7 và 8 cho thấy thị phần và tăng trưởng tín dụng tăng lên
đáng kể tính bình quân là 68% trong năm 2006. Một vài ngân hàng tăng hơn gấp đôi danh
mục cho vay của mình. Trong khi tăng trưởng tín dụng phản ánh sự năng động của các
NHTMCP trong việc chiếm lấy thị trường các Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đang tăng
trưởng cao và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay của mình, thì một phần của việc tăng
trưởng tín dụng có liên quan đến việc cho vay kinh doanh chứng khoán – một hoạt động
mang tính rủi ro rất cao và dễ bị tổn hại do tính bất ổn định cao của thị trường chứng khoán.

( chứa đựng đầy rủi ro và yếu điểm trong một thị trường chứng khoán đầy biến động. Tại


một số NHTMCP, tình hình cho vay kinh doanh chứng khoán được báo cáo là lên cao đến
40-50% tổng dư nợ).
So với các NHTMNN, các NHTMCP đạt được nhiều lợi nhuận hơn dù rằng chi phí huy
động vốn cao hơn với ROE bình quân là 16%và ROA bình quân là 1,85%. Lãi ròng tăng
đáng kể bình quân lên đến gần 3 lần trong năm 2006 so với năm 2005. Chiếm tỷ trọng cao
trong lợi nhuận đạt được này phải kể đến là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chứng khoán
mà giá trị đã tăng rất nhiều trong năm 2006. Chính sách cổ tức rộng rãi hơn với mức 15-36%
lợi nhuận được phân phối. Tuy nhiên, xét về nhu cầu trích dự phòng rủi ro về thất thoát vốn
và nhu cầu tăng vốn, một câu hỏi đặt ra là liệu khả năng sinh lợi hiện thời có tiếp tục được
duy trì hay không. Một câu hỏi nữa là làm thế nào các NHTMCP có thể duy trì khả năng
sinh lợi và thị phần riêng rẻ của từng ngân hàng trong khi số lượng NHTMCP đã quá nhiều
và thậm chí còn đang tăng lên.
Chất lượng danh mục cho vay tốt – dựa theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận tổng
quát (GAAP) trong nước- với tỷ lệ NPL được báo cáo vào khoảng 2%. Những con số này
được tin cậy đến một mức độ nào là một vấn đề chưa được rõ ràng. Một số ngân hàng có
năng lực hệ thống thông tin quản lý rất hạn chế và không thể phát hiện ra những khoản nợ
chậm trả hoặc báo cáo về việc không trả được nợ và lãi khi đến hạn một cách cơ bản nhất.
Rủi ro phát sinh từ điều này bị hạn chế bởi sự việc chỉ có 53% tổng tài sản là các hạng mục
cho vay. Về chất lượng quản lý rủi ro, đặc biệt là trong một thị trường đầy áp lực hiện nay,
đó là một vấn đề đáng ngờ.
Hầu hết các NHTMCP có chỉ số an toàn về vốn trên mức tối thiểu 8%.
Bảng 7: Các Chỉ Tiêu Chính
NHTMCP

Tài sản

Vốn CSH



vay

(Tỷ đồng)

(Tỷ đồng)

nợ

choTăng

trưởngTổng NPL (nợLợi nhuận ròng

kháchdanh

hàng (%)

mụcquá

cho vay (%)

hạn

chưa


(Tỷ đồng)
thanh


toán) (%)
2006 2005 2006* 2005 2006 2005 2006 2005 2006 2005

2006

ACB

44645 24273 1696 1283 17015 9382 81

40

0,194 0,2984

Sacombank

24776 14456 2870 1882 14394 8425 71

41

0,723 0,5579

470

234

Eximbank

18332 11369 1949 836 10207 6433 59

28


NA

259

21

NA

505

2005
299


Báo cáo chẩn đoán lĩnh vực tài chính Việt Nam – Tài liệu của IFC
BẢNG 8

CÁC CHỈ SỐ (TỶ LỆ)

Techcombank

17326 10666 1762 1009 8811 5380 64

55

3,11 1,8216

257


206

VIB

16526 8968 1190 593 9111 5255 73

137

NA

NA

146

69

NHTMCP Q. Đội 13529 8215 1366 637 5906 4300 37

24

NA

NA

211

109

NH Đông Á


12077 8516 1521 712 7986 5960 34

31

NA

NA

152

101

11685 5525 1756 392 5983 3330 80

41

NA

1,0811

185

75

10973 4032 850

85

0,853 1,1618


154

47

10200 6125 1055 292 3363 1350 149

153

NA

NA

98

40

10159 6090 836

328 5007 3295 52

77

NA

NA

113,42

56


9116 6411 1622 689 4665 4774 -2

56

NA

NA

145

77

6441 4020 833

413 4661 2891 61

52

NA

9,5469

104

50

6240 4291 932

609 4811 3581 34


36

NA

0,7261

119

80

4379 4379 246

246 2333 2333 0

40

NA

33

33

4181 2358 757

316 2730 1664 64

24

NA


53

32

4014 2307 703

369 2659 1375 93

29

NA

67,87

35

3884 1605 599

186 2048 1249 64

57

NA

39

29

3,006 NA


58

8

18,16

10

57

30

Habubank
SaigonBank(SCB)
SEAbank
VP Bank
NH PhươngNam
NH Phương Đông

330 8207 3357 144

SaigonCô.Thương
NH Hàng Hải
NH Việt Á
NH phát triển nhà
NH Nam Á
NH An Bình
3114 680

1190 188 1131


406

179

126

827

292

331

82

55

NA
NA
NA
NA

NH Kiên Long
NH Bắc Á

377

6344 3873 543

45


602

234 2764 1853 49,16 39,32

0,003 NA
NA

NA


×