Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đề cương: Tổng quan về luật môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.11 KB, 20 trang )

Chương 1: Tổng quan về luật môi trường
I.

Tổng quan về Luật môi trường và bảo vệ môi trường

1. Khái niệm môi trường (Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014)
-

Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự
tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.” (Khoản 1 Điều 3)

→ Đây là khái niệm môi trường theo nghĩa hẹp: chỉ bao gồm yếu tố vật chất 1, yếu tố vật chất
này có thể là yếu tố vật chất tự nhiên (như đất nước, không khí, bức xạ mặt trời…) hoặc yếu
tố vật chất nhân tạo (như công trình bảo vệ môi trường…) do con người tạo ra.
→ Yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo:
o

cũng là những yếu tố bao bọc xung quanh con người và sinh vật. (Con người ở đây

cũng đồng thời là yếu tố cấu thành môi trường của chính mình - xuất phát từ tính thống
nhất của con người và môi trường);
o

phải có tác động đến sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật (con người

và sinh vật ở đây chính là chủ thể của LMT). Đây cũng là điểm khác nhau giữa LMT
2005 và LMT 2014: LMT 2014 đã bỏ chữ “bao quanh con người” vì con người không chỉ
là chủ thể của môi trường mà còn chính là yếu tố cấu thành môi trường của chính mình
-

Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không


khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác (K2 Điều 3)

→ TPMT là những yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người
vì:


Con người và môi trường là 1 thể thống nhất2



Con người chỉ tồn tại trong điều kiện môi trường phù hợp thôi: Con người chỉ sống
được trên Trái đất chứ không sống được trên Mặt trăng vì môi trường giữa 2 cái
khách nhau; môi trường xung quanh thay đổi thì cơ thể con người cũng thay đổi để

1 không bao gồm yếu tố tinh thần
2 Là thể thống nhất vì con người chính là sản phẩm của môi trường (toàn bộ sản phẩm, năng lượng nuôi

dưỡng cơ thể đều lấy từ môi trường)
Trong tuyên bố Stockholm có nói “con người vừa là sinh vật, vừa là kẻ nhào nặn môi trường của mình” là vậy
đó, vì con người chính là sản phẩm của môi trường mà.
VD: sống trong môi trường, ăn sinh sống từ thức ăn trong môi trường

1


thích ứng, khi sự thay đổi của thành phần môi trường xung quanh vượt quá ngưỡng
thích ứng của con người thì con người cũng sẽ bị diệt3
→ Do đó, bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ sự tồn tại của con người
2. Hiện trạng môi trường thế giới và Việt Nam: Do tác động của nhiều yếu tố, chủ yếu do
con người mà môi trường trên thế giới cũng như ở VN đang có sự thay đổi theo chiều

hướng xấu, đe doạ đến sự tồn tại của con người, biểu hiện ở chỗ:
-

Tình trạng suy kiệt của nguồn tài nguyên thiên nhiên: TNTN là những yếu tố do tự nhiên
tạo ra mà con người có thể khai thác, sử dụng. Căn cứ vào khả năng cung ứng của TNTN
để đáp ứng các nhu cầu của con người thì TNTN được chia làm 3 loại:
(1) TN vô tận (vĩnh viễn): Phải triệt để khai thác càng nhiều càng tốt vì đây là nguồn
năng lượng không thể cạn kiệt trong quá trình khai thác, sử dụng (VD: Năng lượng
mặt trời, thuỷ triều, gió)
(2) TN có thể phục hồi: Là loại tài nguyên có thể tái tạo để bù đắp lại lượng tài nguyên
mà con người đã khai thác. Khả năng phục hồi của loại tài nguyên này là có giới hạn.
Nếu con người khai thác nó trong giới hạn của sự phục hồi thì nó sẽ được duy trì 1
cách bền vững, nhưng nếu khai thác quá mức thì nó vẫn có thể đứng trước nguy cơ
của sự tuyệt chủng (VD: tài nguyên sinh vật như thuỷ sản, rừng, nước, đất…)
VD: Diện tích rừng nhiệt đới hiện nay chỉ còn khoảng 3 tỷ ha, giảm 50% so với đầu
thế kỉ 20, nguyên nhân là do con người khai thác vượt quá khả năng phục hồi; Khai
thác thuỷ sản đang trong thời kì sinh sản hoặc chưa đạt kích thước nhất định thì cũng
sẽ dẫn đến tình trạng suy kiệt tài nguyên thuỷ sản; Khả năng phục hồi của đất có thể
bị suy kiệt nếu trồng trọt với mật độ quá lớn (1 năm 4, 5 vụ) không để vi sinh vật
trong đất tạo ra chất dinh dưỡng (thông qua chu trình nito, cacbon…), sử dụng nhiều
phân hoá học cũng dẫn đến tình trạng mặn hoá, khoáng hoá, sa mạc hoá đất.
(3) TN không thể phục hồi: Đây là loại tài nguyên không thể tái tạo hoặc có khả năng tái
tạo nhưng chu kì tái tạo của nó rất dài (tính bằng kì địa chất). Nếu khai thác mà không
kết hợp tìm ra nguồn vật chất mới để thay thế thì sẽ bị cạn kiệt.
VD: TN khoáng sản, dầu lửa, khí đốt…

3 Nói thêm: Con người là sản phẩm của môi trường, con người chỉ tồn tại trong môi trường tự nhiên phù hợp,

giữa con người và môi trường là thể thống nhất. Để đảm bảo được sự tồn tại và phát triển của con người thì
phải duy trì được sự thống nhất giữa môi trường và con người, có 2 cách: biến đổi cho phù hợp với môi

trường, giữa cho MT được ổn định (không phá vỡ sự thống nhất và có thay đổi thì cũng nằm trong giới hạn).

2


-

Ô nhiễm môi trường4, suy thoái môi trường5 ở VN và TG ngày càng trầm trọng6: dân số
ngày càng tăng, kinh tế ngày càng phát triển; lượng tài nguyên khai thác, lượng chất thải
ngày càng nhiều. Điều này sẽ dẫn đến việc MT bị ô nhiễm, suy thoái
VD: Suy giảm tầng ozone; Số lượng người dân sống ở những thành phố lớn mắc các
bệnh về đường hô hấp lớn hơn so với vùng nông thôn (ô nhiễm kk gây ra); Làng ung thư
xuất hiện ngày càng nhiều cũng do sự ô nhiễm môi trường gây ra (VD: nhà máy xả thải
kim loại nặng ra nguồn nước sinh hoạt của người dân)

-

Sự cố môi trường ngày càng gia tăng về cường độ và tần suất: Sự cố MT là những tai

biến, rủi ro xảy ra do hoạt động của con người (như rò rỉ chất phóng xạ, nổ lò phản
ứng hạt nhân, tràn dầu…) hoặc là những biến đổi thất thường của tự nhiên (như bão,
lũ lụt, động đất, sóng thần…) gây ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường nghiêm
trọng
VD: Bão ở biển Đông ngày càng mạnh và thường xuyên hơn (hơn 200km/h)
3. Các biện pháp bảo vệ môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường 7
-

Biện pháp chính trị: Đây là biện pháp BVMT thông qua các hoạt động chính trị (của
chính khách8, tổ chức chính trị; ở VN còn có tổ chức CT-xã hội, tổ chức CT-XH-nghề
nghiệp, đặc biệt là ĐCS VN…)9

→ Đây không phải biện pháp tác động trực tiếp đến MT nhưng là bp tác động đến đường
lối, chính sách BVMT, tác động đến nhận thức về MT của các QG, tổ chức, cá nhân. Biện
pháp này luôn được coi là biện pháp nền tảng, mang tính khởi đầu cho những hoạt động
BVMT

4 Khi thành phần MT xuất hiện 1 hoặc vài chất gây ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép, cụ thể là quy chuẩn

MT
5 Ở mức độ nghiêm trọng hơn ô nhiễm MT. Suy thoái môi trường có thể là do ô nhiễm MT kéo dài hoặc có
thể do con người khai thác quá mức dẫn đến suy kiệt đất, nước…
6 Điều 3 luật BVMT 2014
7 BVMT (Điều 3) là những biện pháp giữ cho môi trường được trong lành, sạch đẹp, ngăn chặn, khắc phục
xấu tác động của con người và thiên nhiên gây ra cho MT, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên
thiên nhiên
8 Chính khách, Chính trị gia hay Nhà chính trị, là một người tham gia trong việc gây ảnh hưởng tới chính
sách công và ra quyết định. Trong đó bao gồm những người giữ những vị trí ra quyết định trong chính phủ và
những người tìm kiếm những vị trí đó
9 VD

3


VD: (chính khách) Để hạn chế người dân Ấn Độ sử dụng xe cơ giới nhằm BVMT thì bà
thủ tướng Indira Gandh đi bộ từ nhà đến nơi làm việc → Đây là hành động mang

tính tượng trưng để tác động đến nhận thức BVMT của người dân
VD: (chính khách) Hoàng gia Anh đã chuyển từ sử dụng xăng, dầu diesel sang sử dụng
khí đốt
VD: (Tổ chức chính trị) Vai trò của LHQ trong vấn đề BVMT là rất quan trọng, thông
qua hoạt động của Liên Hợp Quốc và, trong đó không thể không nói đến 2 hội nghị

thượng đỉnh: Hội nghị Stockholm năm 1972 về môi trường con người và Hội nghị Rio de
janeiro năm 1992 về MT và phát triển → 2 hội nghị này đã cho ra đời nhiều văn kiện như
Tuyên bố Stockholm về môi trường con người, Tuyên bố Rio về MT và phát triển,
Chương trình nghị sự 21 (Nghị trình tiến vào thế kỉ thứ 21)… Cho đến nay Tuyên bố Rio
vẫn được coi là cương lĩnh hành động của con người trong lĩnh vực MT, mặc dù những
tuyên bố này không phải là những văn kiện chỉ mang tính rằng buộc về mặt đạo lý và
chính trị (không ràng buộc về mặt pháp lý, không bắt buộc phải làm) nhưng các nước vẫn
coi nó là văn kiện quan trọng để làm theo
VD: (ĐCS VN) ĐCS là chủ thể đưa ra đường lối, chủ trương về BVMT. Trên cơ sở đó,
Nhà nước sẽ thể chế hoá thành chính sách, quy định pháp luật để BVMT; (Đảng xanh ở
Pháp…) tôn chỉ của Đảng này chỉ hướng tới việc BVMT
-

Biện pháp tuyên truyền, giáo dục: Chủ yếu tác động vào nhận thức của các tổ chức, cá
nhân (Nhận thức rất quan trọng, vì muốn có những hành động BVMT thì chúng ta phải
có ý thức về MT, muốn vậy phải nhận thức được tầm quan trọng, QNV của con người
trong vấn đề BVMT)
VD: Luật BVMT 2014 quy định phải lồng ghép nội dung giáo dục về MT vào chương
trình đào tạo ở cấp phổ thông (lồng vào môn giáo dục công dân, văn học…)
VD: Tuyên truyền, vận động thông qua băng rôn, truyền hình, trong trường học (buổi nói
chuyện, chuyên đề, hội thảo …)

-

Biện pháp kinh tế: đánh vào tiền
VD: Làm sao để người dân chuyển từ sử dụng xăng 95 sang xái xăng E5 10? → Nhà nước
sẽ đánh thuế BVMT vào xăng 95 cao hơn (VD: thuế suất của xăng 95 là 3.000 đồng/lít,
còn xăng E5 là 2.000 đồng/lít), dẫn đến xăng E5 sẽ rẻ hơn. Khi đó, các doanh nghiệp

10 Xăng 95 là xăng hoá thạch, xăng E5 có pha thêm 5% là cồn sinh học (làm cho lượng khí thải thải vào MT


thấp đi nhiều, không có khí CO2)

4


(như những hãng taxi) và cá nhân sẽ chuyển xăng E5 để 1 ngày tiết kiệm được cả tỷ
đồng, họ làm vậy không phải vì họ yêu MT mà là vì lợi ích kinh tế
VD: Mỹ đã cấm nhập cá ngừ từ Mexico nếu như ngư dân Mexico không có biện pháp
bảo vệ loài cá heo (Cá ngừ thường bơi dưới dàn cá heo để ăn chất thải từ cá heo); Mỹ
cấm nhập khẩu tôm từ Thái Lan và Ấn Độ nếu ngư dân của 2 QG này không áp dụng bảo
vệ rùa (ý Mỹ kiu là phải dùng lưới mà chỉ có tôm mắc vào chứ rùa không bị)
→ Nếu không áp dụng biện pháp bảo vệ theo Mỹ thì coi như mất nguồn lợi kinh tế từ Mỹ
VD: Người Mỹ áp dụng hệ thống “Kí quỹ có hoàn trả”: uống nước hết mà nộp lại chai
nước thì được tiền
-

Biện pháp công nghệ: Tìm ra những năng lượng mới, vật liệu mới để thay thế → giảm
bớt áp lực trong việc khai thác tài nguyên thiên nhiên không gây ô nhiễm cho môi trường
hoặc phát sinh thấp nhất chất thải ra MT
VD: Dùng năng lượng mặt trời thay cho than đá, dầu lửa để sản xuất điện sẽ không còn
chất CO2 thải ra từ hoạt động này nữa; Dùng xăng E5 thay vì sử dụng dầu sẽ làm giảm
khí CO2 phát sinh từ xe cộ; Sử dụng khí đốt, điện để đun gạch ngói thay vì sử dụng gỗ,
than

-

Biện pháp pháp lý: Không tác động trực tiếp đến BVMT nhưng là công cụ bảo đảm thực
hiện những biện pháp BVMT nói trên
VD: Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương ĐCS VN ra nghị quyết số 41 về BVMT

trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để NQ này đi vào cuộc sống thì bắt
buộc chúng ta phải thể chế hoá những cái đó thành quy định pháp luật (chúng ta không
thể xử phạt 1 doanh nghiệp vì đã vi phạm NQ 41 được vì NQ này không phải là pháp
luật, nó không có giá trị bắt buộc). Khi NQ này được thể chế hoá thành quy định trong
Luật BVMT và luật khác thì mới mang tính bắt buộc và được đảm bảo thực hiện bằng
sức mạnh của Nhà nước → VD chứng minh biện pháp pháp lý là công cụ bảo đảm thực
hiện biện pháp chính trị
VD: Chỉ tuyên truyền, giáo dục không thôi thì sẽ không bao giờ làm thay đổi thói quen,
hành vi của con người. Muốn BVMT thì phải quy định chế tài thiệt nặng (VD: Singapore
phạt nặng như phạt tù, tiền phạt nặng, lao động công ích… đối với hành vi vi phạm)
→ Tuyên truyền, giáo dục phải đi đôi với pháp lý (ai là người có trách nhiệm tuyên
truyền, kinh phí từ đâu…) thì khi đó biện pháp giáo dục mới được thực thi trên thực tiễn

5


VD: Để ban hành 1 loại thuế, đảm bảo hành thu thì phải sử dụng công cụ pháp luật:
Thông qua luật quản lý thuế thì Nhà nước cưỡng chế thu thuế như thế nào, xử phạt hành
vi không nộp thuế ra sao…→ Để áp dụng được biện pháp kinh tế thì phải sử dụng pháp
luật.
VD: Ở VN, công nghệ sạch là không nhiều, nếu không sử dụng pháp luật thì không bao
giờ DN họ thay đổi công nghệ vì tiền bỏ ra để mua dây chuyền công nghệ là rất lớn, phải
đào tạo lại công nhân, mất thêm chi phí vận hành … trong khi sử dụng công nghệ cũ (gây
ô nhiễm MT) thì hiệu quả kinh tế cao hơn → Để công nghệ sạch đi vào thực tiễn thì phải
sử dụng các biện pháp pháp lý: Nhà nước phải đặt ra các quy chuẩn đối với chất thải, khí
thải, tiếng ồn…, DN nào không đáp ứng được quy chuẩn này thì sẽ bị xử phạt, đình chỉ
hoạt động… mà muốn đáp ứng được tiêu chuẩn đó thì phải sử dụng công nghệ sạch, như
thế thì CN sạch mới đi vào cuộc sống được
II.


Định nghĩa Luật môi trường, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật môi
trường.
1. Định nghĩa Luật môi trường
-

Luật môi trường là 1 lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp QPPL điều chỉnh QHXH phát sinh
trực tiếp trong hoạt động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT.

-

LMT là 1 lĩnh vực pháp luật vì 2 lý do:


Việc phân chia pháp luật thành những ngành luật độc lập đã gặp phải một số vấn đề
không ổn về mặt kỹ thuật vì do pháp luật có sự thống nhất nên không chia thành
những ngành luật độc lập được



Không thể nói LMT là 1 ngành luật trong hệ thống pháp luật VN vì tính thống nhất
của MT. Khi nói đến LMT thì không chỉ nói đến quy định của pháp luật VN mà còn
gắn với luật quốc tế về MT)

→ LMT (mà chúng ta nghiên cứu trong môn học này) không chỉ là 1 ngành luật trong hệ
thống pháp luật VN mà nó còn vượt ra khỏi khuôn khổ của ngành luật, LMT là lĩnh vực
rất rộng bao gồm tổng hợp QPPL điều chỉnh các QHXH phát sinh trực tiếp trong hoạt
động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT. QPPL này có thể nằm rải rác ở nhiều
văn bản QPPL khác nhau như Hiến pháp 2013 (Điều 4311), Luật bảo vệ môi trường, Luật
11 Điều 43 quy định “Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi


trường.”

6


bảo vệ và phát triển rừng, luật khoáng sản, luật thuỷ sản, Luật năng lượng nguyên tử… và
các bộ luật liên quan như BLDS, BLHS…
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật môi trường
-

Đối tượng điều chỉnh của LMT là các QHXH phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai
thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường
VD: Trong việc bảo vệ rừng thì ĐTĐC ở đây không phải là QH giữa người và rừng mà là
QH giữa tổ chức, cá nhân với nhau phát sinh trong vấn đề bảo vệ rừng: Pháp luật quy
định tất cả chúng ta đều có nghĩa vụ bảo vệ rừng, do đó con người không được tự ý săn
bắn động vật rừng, giống loài nguy cấp, quý hiếm…). Nếu thực hiện những hành vi này
thì sẽ chịu những biện pháp chế tài tương ứng, thậm chí là truy cứu TNHS

-

Muốn xác định ĐTĐC, phạm vi điều chỉnh của LMT cần lưu ý:
 Thứ nhất, cần phải xác định yếu tố môi trường: theo LMT thì yếu tố MT chỉ bao gồm
những yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo12
→ Những QHXH phát sinh trong vấn đề bảo vệ các yếu tố phi vật thể, sản phẩm tinh
thần thì không thuộc ĐTĐC của LMT.
VD: Di sản văn hoá gồm DSVH vật thể và phi vật thể, trong DSVH vật thể thì gồm 2
loại: di tích LSVH và danh lam thắng cảnh. → Di tích LSVH và danh lam thắng cảnh
là những yếu tố cấu thành MT nên những QH phát sinh trong việc bảo vệ 2 cái này
thuộc ĐTĐC của LMT. Còn đối với DSVH phi vật thể thì đây là những sản phẩm tinh
thần nên không phải là yếu tố cấu thành MT . Do đó, những QH phát sinh trong việc

bảo vệ DSVH phi vật thể không được coi là ĐTĐC của LMT
 Thứ hai, phải là những QHXH phát sinh trực tiếp trong việc khai thác, quản lý và bảo
vệ các yếu tố MT
VD: QH phát sinh trực tiếp trong việc bảo vệ, khai thác tài nguyên rừng gồm những
QH phát sinh trong việc Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy phép khai thác
gỗ rừng tự nhiên…là ĐTĐC của LMT. Còn việc sau khi gỗ rừng được khai thác xong
thì nó được sử dụng như thế nào (sản xuất thành những bộ bàn ghế hay làm nhà…) thì
không thuộc ĐTĐC của LMT

12 Khoản 1, 2 Điều 3 Luật BVMT

7


-

Căn cứ vào chủ thể tham gia vào QHPL môi trường, ĐTĐC của LMT được chia làm 3
nhóm:
(1) Nhóm QH giữa các quốc gia và chủ thể khác của LQT về môi trường
→ Để điều chỉnh QH phát sinh trong việc BVMT thì không chỉ sử dụng quy định
trong văn bản pháp luật QG mà còn có quy định của LQT nữa
VD: Xây dựng đập thuỷ điện trên thượng nguồn trên sông Mê Kong thì phải tham vấn
ý kiến của các QG trong lưu vực sông Mê Kong → QH về việc tham vấn ý kiến của
các QG trong lưu vực sông Mê Kong thuộc ĐTĐC của LQT về MT, cụ thể là Hiệp
định về hợp tác phát triển bền vững trong lưu vực sông Mê Kong; chủ thể của QH này
là các nước như Lào, VN, Campuchia, Thái, Miama
(2) Nhóm QH giữa các CQNN với nhau và giữa CQNN với tổ chức, cá nhân
→ Đây chính là những chủ thể thuộc ĐTĐC của luật QG
VD: Bộ Công thương phê duyệt, cho phép 1 DN xây dựng đập thuỷ điện trên lưu vực
sông Đồng Nai, việc này sẽ ảnh hưởng đến chế độ thuỷ văn của sông Đồng Nai đoạn

chảy qua TP.HCM. UBND TPHCM đã có văn bản phản đối việc phê duyệt này với lý
do việc xây dựng đập này sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp nước sinh hoạt ở TPHCM.
Ta thấy, MQH giữa BCT với UBND TPHCM được điều chỉnh bởi luật QG và cũng
thuộc ĐTĐC của LMT
VD: DN X xin phép khai thác nước ở sông Sài Gòn để sản xuất nước sạch sinh hoạt
để bán thì nó phát sinh QH thuộc ĐTĐC của LMT: giữa 1 bên là CQNN có thẩm
quyền cấp giấy phép, 1 bên là chủ thể xin cấp giấy phép khai thác (chủ đầu tư dự án)
(3) Nhóm QH giữa tổ chức, cá nhân với nhau
VD: Công ty A xả nước thải vào nguồn nước làm cho tôm, cá của nông dân bị chết.
Những người nông dân này yêu cầu Cty A phải BTTH do ô nhiễm MT gây ra. Đây là
QH giữa tổ chức, cá nhân với nhau và thuộc ĐTĐC của LMT

3. Phương pháp điều chỉnh13
-

Trên cơ sở ĐTĐC, LMT sử dụng 2 PPĐC sau:


PP bình đẳng, thoả thuận → PP này dùng để điều chỉnh nhóm QH (1) và (3)



PP quyền uy: Đây là PP mà Nhà nước dùng quyền lực NN để tác động vào QHXH
thuộc ĐTĐC của LMT → PP này dùng để điều chỉnh nhóm QH (2)

13 Là những biện pháp áp dụng để thực thi pháp luật và PPĐC sẽ được xác định dựa trên ĐTĐC

8



4. Nguyên tắc của Luật môi trường14
1) Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong môi
trường trong lành15 (ĐSTMTTL)
a. Khái niệm
-

Quyền được sống trong môi trường trong lành: là quyền được sống trong MT không bị ô
nhiễm, đảm bảo cuộc sống được hài hoà với tự nhiên.

-

MT không bị ô nhiễm: không phải tới mức là môi trường trong sạch lý tưởng 16 mà là MT
ở mức độ có thể chấp nhận được, tiêu chí đánh giá MT có bị ô nhiễm không căn cứ vào
tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng môi trường17

VD: Trong lớp xuất hiện hàm lượng chì trong không khí mà vượt quá giới hạn cho phép
(theo tiêu chí đánh giá MT) thì mới xác định là không khí bị ô nhiễm, chứ nếu hàm lượng chì
không cao thì chưa thể coi là ô nhiễm môi trường.
VD: Xe ở ngoài đường chạy làm ồn ào lớp học thì chưa thể xác định đó là ô nhiễm tiếng ồn,
chỉ khi vượt quá giới hạn cho phép thì mới xác định là ô nhiễm môi trường
→ Tiêu chuẩn/quy chuẩn chất lượng môi trường do pháp luật quy định chỉ phản ánh môi
trường ở mức có thể chấp nhận được (Tiêu chuẩn/quy chuẩn do CQNN ban hành nên sẽ tuỳ
vào quan điểm của CQNN tại thời điểm ban hành, có khi những tiêu chuẩn, quy chuẩn này
cũng không phù hợp với sức khoẻ con người)
VD: Bộ Tài nguyên và môi trường đưa ra quy chuẩn môi trường không khí xung quanh. Tuy
nhiên, có khi hàm lượng chất ô nhiễm nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn chất
lượng môi trường nhưng lại làm ảnh hưởng đến quyền được sống trong môi trường trong
lành của con người.
Nói thêm: Ở những nước phát triển thì nếu thấy quy chuẩn được ban hành không phù hợp thì
người dân được quyền kiện văn bản QPPL nhưng ở VN thì người dân chỉ được kiện các

quyết định của cá nhân, cơ quan ban hành, chứ không được kiện văn bản QPPL do QH ban
hành.
b. Cơ sở xác lập nguyên tắc
-

Quyền được sống trong môi trường trong lành là quyền tự nhiên của con người

14 Nguyên tắc là tư tưởng mang tính chỉ đạo của 1 cái gì đó
15 Đây thuộc QNV cơ bản của công dân, Hiến pháp cũng có quy định
16 Vì trên thế giới hiện nay không còn nơi nào còn trong sạch lý tưởng nữa, ngay cả Nam Cực, Bắc Cực

người ta còn phát hiện chất gây ổ nhiễm dưới các lớp băng
17 2 cái này cũng đánh giá MT ở mức chấp nhận được thôi

9


(?) Nếu là quyền tự nhiên của con người thì tại sao NN phải ghi nhận quyền này?
-

Cơ sở xác lập nguyên tắc này cũng là câu trả lời cho câu hỏi trên:
(1) Xuất phát từ hiện trạng MT hiện nay mà quyền ĐSTMTTL ngày càng bị xâm hại một
cách nghiêm trọng; con người đang tự tước đoạt quyền của mình (con người vừa là
thủ phạm, vừa là nạn nhân). Do đó, NN cần phải ghi nhận để có CSPL bảo vệ cho
người dân ĐSTMTTL
(2) Xuất phát từ tầm quan trọng của việc ĐSTMTTL: vì quyền này liên quan đến sức
khoẻ, tính mạng của con người
VD: Sống trong MT ô nhiễm thì có thể mắc những căn bệnh nghiêm trọng như ung thư,
bệnh về đường hô hấp, bệnh nan y, xuất hiện làng ung thư… → làm ảnh hưởng đến chất
lượng cuộc sống của con người18

(3) Xuất phát từ xu hướng chung trên thế giới hiện nay:
VD: Trong Tuyên bố Stockholm 1972 và tuyên bố Rio 1992 đều đặt các nguyên tắc này
là nguyên tắc đầu tiên, coi đây là nguyên tắc quan trọng nhất, là nguyên tắc của những
nguyên tắc19
VD: Các nước như VN, Nga, TQ, Ba Lan… đều ghi nhận quyền sống trong môi trường
trong lành trong Hiến pháp của mình → Ghi nhận để làm cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền
con người được sống trong MT trong lành

-

An ninh môi trường: là việc bảo đảm vấn đề môi trường không gây ảnh hưởng đến sự
ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia (Khoản 28 Điều 3 Luật bảo vệ
môi trường)

→ Muốn đảm bảo ANMT thì phải đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành
của người dân
VD: Nhà máy X gây ô nhiễm môi trường, có nghĩa là nó đã xâm phạm đến quyền được sống
trong môi trường trong lành (ĐSTMTTL). Người dân tố cáo hành vi của nhà máy này đến
CQNN có thẩm quyền, CQNN cũng thành lập đoàn thanh tra nhà máy X rồi kết luận: nhà
máy đã có hành vi thải chất thải không qua xử lý ra môi trường, xâm phạm quyền

18 Nói thêm: Chất lượng MT sinh sống là 1 trong những tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của Ngân
hàng thế giới bên cạnh thu nhập bình quân đầu người, an sinh XH… → Nếu sống trong 1 khu vực có GDP
cao mà ô nhiễm MT thì nó sẽ làm gia tăng chi phí khám chữa bệnh… Rõ ràng ta thấy việc này sẽ ảnh hưởng
đến chất lượng cuộc sống
19 Nói thêm: VN đều đã ký 2 tuyên bố này nên về mặt chính trị, đạo lý thì VN phải thực hiện việc bảo vệ
quyền được sống trong MT trong lành này

10



ĐSTMTTL của người dân. Tuy nhiên, CQNN chỉ xử lý cho có thôi vì sợ đóng cửa nhà máy
thì nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nên cứ , thờ ơ, bao che, dung túng cho nhà máy
đó gây ô nhiễm. Người dân thấy nhờ CQNN không có tác dụng nên buộc họ phải sử dụng
biện pháp cực đoan, vi phạm pháp luật (bao vây, cắt nước của nhà máy…) để bảo vệ quyền
ĐSTMTTL của mình → Người dân đã tác động đến vấn đề an ninh, chính trị để bảo vệ
quyền ĐSTMTTL của mình
VD: Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đổ than ngoài biển mà không đậy bạc lại nên gây ô nhiễm
nghiêm trọng cho môi trường: để nước ở ngoài không đây chút là than phủ đen thui nên bị
người dân kéo nhau ra Quốc lộ 1. Nhà máy này 1 cung cấp hàng nghìn kg wát điện cho mọi
người sử dụng, nếu đình chỉ hoạt động của nó thì sẽ gây ra vấn đề về an ninh môi trường.
Người dân bạo động đến mức mà Thủ tướng CP yêu cầu nhà máy trong quá trình đợi lắp đặt
dây chuyền xử lý thì khi đổ ra biển phải phun nước, phủ bạc để không gây ô nhiễm cho
người dân, đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành cho những người dân sống
gần đó.
c. Hệ quả pháp lý của nguyên tắc
-

Việc Nhà nước quy định nguyên tắc này dẫn đến 2 hệ quả pháp lý sau:
(1) Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho người
dân sống trong môi trường trong lành
→ Việc đảm bảo cho người dân được sống trong môi trường trong lành không chỉ là nguyên
tắc mà còn là mục tiêu của Luật môi trường (vì tất cả quy định của LMT đều hướng tới việc
giữ cho môi trường trong lành
VD: Nhà nước phải đầu tư vào hoạt động BVMT như thực hiện các dự án xử lý nước thải,
nâng cao chất lượng nước kênh Nhiêu Lộc, Thị Nghè; đầu tư công trình về BVMT; ban hành
QPPL về BVMT
(2) Tạo CSPL để người dân bảo vệ quyền được sống trong môi trường trong lành của mình
VD: Giả sử nhà máy gần nhà xả thải nước thải gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm đến
quyền ĐSTMTTL, hãy tư vấn cho họ thực hiện các biện pháp pháp lý để bảo vệ quyền của

mình.
(1) Quyền tiếp cận thông tin về môi trường
VD: Yêu cầu CQNN có thẩm quyền cung cấp thông tin về hiện trạng môi trường để xem môi
trường mình đang sống có ô nhiễm không, ở mức độ nào (nghiêm trọng hay đặc biệt NT) và

11


bởi chất nào vì theo quy định của LMT thì khi 1 khu vực bị ô nhiễm NT/đb NT thì bắt buộc
CQNN phải công khai thông tin đó cho người dân biết. Nếu kết luận khu vực này bị ô nhiễm
nghiêm trọng thì phải xem xét coi có phải do nhà máy gây ra hay không? Và yêu cầu xem
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của nhà máy (trong đây có thông tin về lượng chất
thải nhà máy đó thải ra, gồm những chất gì, khối lượng bao nhiêu, thải đi đâu, tác động như
thế nào đến môi trường). Nếu trước đây có thành lập đoàn thanh tra để kiểm tra nhà máy, có
kết luận thanh tra là nhà máy gây ô nhiễm môi trường thì người dân cũng được quyền yêu
cầu tiếp cận kết luật thanh tra đó
(2) Phản ánh với phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông về vấn đề này
(3) Tiếp xúc với đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu QH → nói cho đại biểu vấn đề của
mình để họ đưa vấn đề đó ra nghị trường
(4) Gửi kiến nghị đến CQNN có thẩm quyền
(5) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của nhà máy
(6) Khiếu nại quyết định hành chính của CQNN cho phép nhà máy xả thải vào môi trường,
quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường…
(7) Yêu cầu nhà máy phải BTTH khi có thiệt hại về sức khoẻ, tài sản (điều 602 BLDS) →
đây vừa là biện pháp nhằm bù đắp tổn thất vừa là biện pháp ngăn chặn hành vi gây ô
nhiễm môi trường (tiền BTTH này thường rất lớn nên sẽ tạo sức ép, buộc DN quan tâm
hơn vấn đề môi trường)
VD: Nhà máy Nicotec Thái Thanh chôn thuốc trừ sâu xuống đất gây ô nhiễm nguồn
nước, NN bao che, lập đoàn thanh tra nhưng kết luận là không có sai phạm, người dân
phải phá cửa, tự đi đào mới tìm ra hàng chục điểm chôn thuốc trừ sâu

2) Nguyên tắc phát triển bền vững
a. Khái niệm (Khoản 4 Điều 3 Luật BVMT)
-

Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không làm
tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài
hòa giữa các mục tiêu: tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ XH và BVMT.
VD: Chúng ta khai thác nguồn lợi thuỷ sản nhưng việc khai thác đó phải đảm bảo sao cho
vẫn duy trì nguồn lợi thuỷ sản cho con cháu sau này nó sử dụng; Khai thác gỗ để sử dụng,
cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến lâm sản nhưng phải khai thác sao cho mốt con cháu
có xài, đồng thời duy trì sự tồn tại của ngành chế biến lâm sản.

12


→ Mục tiêu của phát triển bền vững: đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không
làm tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai (đảm bảo sự phát triển bình
đẳng giữa các thế hệ trong việc khai thác, sử dụng các thành phần MT)
→ Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững thì phương châm đặt ra là: chúng ta phải kết
hợp hài hoà giữa các mục tiêu: kinh tế, xã hội và môi trường 20.
-

Kết hợp hài hoà có nghĩa là không đặt lợi ích kinh tế lên trên lợi ích môi trường (không
chấp nhận quan điểm phát triển bằng mọi giá); không có quan điểm cực đoan về môi trường
mà xem nhẹ vấn đề phát triển kinh tế, xã hội (phải xem tầm quan trọng của 3 cái bằng
nhau)21. Để đánh giá việc kết hợp hài hoà giữa KT,XH, MT thì cần có tiêu chí, trong đó tiêu
chí quan trọng nhất đó là hoạt động trong sức chịu đựng của trái đất (sức chịu đựng của trái
đất là có hạn, do đó chúng ta phải xác định được sức chịu đựng đó để giới hạn hoạt động của
chúng ta trong sức chịu đựng của trái đất. Cụ thể, trong việc xả thải ra môi trường thì để đảm
bảo sao cho nó nằm trong sức chịu đựng của trái đất thì người ta yêu cầu chúng ta chỉ xả thải

trong sức chịu tải của môi trường (trong khả năng tự làm sạch của môi trường) vì môi trường
có khả năng tự làm sạch, có khả năng tiếp nhận lượng chất thải nhất định
VD: Chất gây ô nhiễm xả vào sông Sài Gòn sẽ được xử lý thông qua: quá trình lắng đọng,
dòng chảy đưa chất thải ra biển, vi sinh vật trong nước sông phân huỷ chất hữu cơ… nhưng
khả năng tiếp nhận chất thải trong sông Sài Gòn có giới hạn. (sức chịu đựng là 5000 m 3 chất
thải trong 1 năm mà xả 1 tỷ tấn/năm thì sông nào chịu nổi)
VD: Lượng khí Điôxit cacbon trong bầu khí quyển gia tăng so với tỷ lệ tự nhiên vốn có, gây
ô nhiễm. Vì lượng khí ĐC lớn hơn lượng ĐC mà trái đất có thể hấp thụ (vượt quá sức chịu
tải)

20 Kinh tế: đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và toàn xã hội

Xã hội: gắn với việc phát triển cuộc sống tinh thần của người dân, nâng cao vấn đề giáo dục, trình độ văn hoá,
xoá đói giảm nghèo…
Môi trường: gắn với vấn đề bảo vệ môi trường
21 Điển hình nhất cho cái này là: sau vụ việc Formosa thì Thủ tuống Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: VN
không đánh đổi môi trường để lấy kinh tế.
Hàn Quốc, Đài Loan, TQ… là những QG theo quan điểm phát triển bằng mọi giá, chấp nhận tổn thất về môi
trường. HIện nay, những nước này đã đạt thành tựu kinh tế rất lớn nhưng môi trường của họ cũng bị tàn phế
nặng nề (tình trạng sa mạc hoá, bão cát đe doạ người dân…). Hà Lan, Singapore… là những nước theo quan
điểm kết hợp hài hoà: vừa đảm bảo phát triển kinh tế không kém những nước kia nhưng môi trường được bảo
vệ rất tốt.

13


→ Đối với tài nguyên vĩnh viễn thì phải triệt đổ khai thác, đối với tài nguyên có thể phục hồi
thì khai thác trong sức chịu tải của trái đất thì như vậy mới đảm bảo được nhu cầu phát triển
bền vững
→ Muốn khai thác tài nguyên trong giới hạn của sự phục hồi thì phải đánh giá được trữ

lượng của tài nguyên có thể phục hồi ở từng khu vực, đánh giá nhịp độ phát triển của nó rồi
trên cơ sở đó giới hạn mức sản lượng được khai thác
VD: Tổng trữ lượng gỗ rừng tự nhiên của VN hiện nay là 400 triệu m 3, nhịp độ phát triển
sinh khối của rừng VN là 2%/năm. Điều này có nghĩa là 1 năm VN có thể khai thác 8 triệu
m3 gỗ rừng là trong mức giới hạn. Để đảm bảo yêu cầu này thì Nhà nước cần xác định rõ là
được khai thác gỗ ở những khu rừng có trữ lượng bao nhiêu m3 trong 1 ha, đảm bảo cường
độ khai thác (được chặt bao nhiêu 30% số cây trong rừng22 bao gồm lấy gỗ, cây, cây chặt để
dọn làm đường vận chuyển gỗ ra khỏi rừng, chỉ được chặt những cây có đường kính theo quy
định, khi khai thác xong phải đóng cửa rừng, đủ thời gian 1 luân kì khai thác mới được mở
lại khai thác tiếp (mỗi loại rừng có luân kì khai thác khác nhau: thường 30, 45 năm…
VD: Đối với nguồn lợi thuỷ sản thì Luật thuỷ sản quy định 1 năm được khai thác bao nhiêu
nghìn tấn ở tầng đáy, bao nhiêu tấn ở tầng…, dùng lưới nào, kích cở thuỷ sản nào được khai
thác, mùa vụ thuỷ sản
-

Đối với tài nguyên không thể phục hồi thì phương châm là chỉ khai thác nó trong mối tương
quan với việc tìm ra những nguồn năng lượng, vật chất thay thế và mối tương quan này do sự
can thiệp của nhà nước, QH thị trường nhưng chủ yếu do QH thị trường (QH cung cầu) điều
chỉnh. Một loại tài nguyên đứng trước nguy cơ cạn kiệt thì cung không đủ cầu, điều kiện khai
thác, giá tài nguyên tăng lên buộc người ta phải tìm đến những tài nguyên mới để thay thế

-

Chứng minh pháp luật môi trường VN là đảm bảo yêu cầu của phát triển bền vững.
→ lấy ví dụ trong luật môi trường, luật thuỷ sản, trong các đạo luật để chứng mình
Nói thêm: Đối với tài nguyên vô tận và tài nguyên có thể phục hồi thì còn có thể đảm bảo sự
bình đẳng trong việc sử dụng thành phần môi trường của các thế hệ, nhưng đối với tài
nguyên không thể phục hồi/hữu hạn như tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ…) thì xài đến đâu
hết đến đó thì khó mà giữ được cho tới đời con cháu23. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là


22 Xem coi điều kiện khai thác gỗ rừng tự nhiên quy định tại điều nào trong Luật BVMT (không kiếm đc
23 Ví dụ điển hình nhất: Nauru (1 quốc đảo nhỏ ở Thái Bình Dương) từng là QG đứng đầu về GDP khi có trữ

lượng photphat khổng lồ từ phân chim nhưng do xài hao quá, không tính đến nhu cầu của thế hệ tương lai nên
bh nghèo nhất thế giới
/>
14


đóng cửa các mỏ dầu để mốt con cháu xài là tốt đâu vì lỡ sau này người ta tìm ra được
nguyên liệu sạch thay thế thì làm dầu bán cho ai, đời con thì bỏ mà bây giờ mình không có
xài thì cũng không được → Cách giải quyết: phân bổ công bằng nguồn lợi thu được từ tài
nguyên
Để tránh hậu quả giống Nauru thì các nước xuất khẩu dầu lửa như Ả rập… đã thành lập quỹ
đầu tư lên đến hàng ngàn USD để dành 1 phần thu được từ dầu lửa đưa vào các quỹ đầu tư.
Họ sẽ đầu tư mua cổ phần của những công ty lớn, chuỗi khách sạn, hãng bán lẻ…; đầu tư xây
dựng thành phố của họ như Doha… trở thành những trung tâm du lịch, trung tâm về trung
chuyển hàng hoá, trung tâm thương mại lớn nhất trên thế giới để sau này khi dầu lửa cạn
kiệt, không ai mua nữa… thì con cháu của họ có thể khai thác tiếp những cơ sở vật chất để
tiếp tục phát triển. Không giống VN, khai thác mà không tính gì đến lợi ích tương lại hết mà
còn vay nợ để chi tiêu (để nợ lại cho con cháu sau này trả)
b. Cơ sở xác lập
c. Hệ quả pháp lý của nguyên tắc
3) Nguyên tắc phòng ngừa
a. Cơ sở xác lập
-

Được xây dựng trên cơ sở thực tiễn đã được chứng minh, đó là: chi phí dùng để phòng ngừa
luôn luôn nhỏ hơn chi phí khắc phục thiệt hại. Thậm chí một số thiệt hại xảy ra cho MT
không thể khắc phục được mà chỉ có thể phòng ngừa.

VD: Một số loài sinh vật mà tuyệt chủng thì không thể khắc phục được nên để đảm bảo sự đa
dạng sinh học thì con người chỉ có thể phòng ngừa

-

Nguyên tắc này đã trở thành phương châm của luật MT. Điều quan trọng của bảo vệ MT là
ngăn ngừa để những thiệt hại đó không xảy ra, chứ không phải chờ cho nó xảy ra để khắc
phục.
b. Mục đích của nguyên tắc:

-

Mục đích là: Ngăn ngừa những thiệt hại xảy ra cho MT, cụ thể là ngăn ngừa những thiệt hại
mà con người, thiên nhiên có thể gây ra cho MT.
→ thiệt hại mà nguyên tắc này hướng tới phải là những thiệt hại đã được chứng minh về
khoa học và thực tiễn, chứ không phải những thiệt hại chưa được chứng minh về khoa học và
thực tiễn và cũng không có cơ sở bảo đảm rằng thiệt hại đó không xảy ra. Để ngăn ngừa

15


những thiệt hại chưa chứng minh được về mặt KH, thực tiễn thì sử dụng nguyên tắc thận
trọng để ngăn ngừa
→ Nguyên tắc thận trọng trong lĩnh vực MT được áp dụng rất hạn chế vì nếu áp dụng
nguyên tắc này tràn lan thì sẽ làm gia tăng chi phí không cần thiết, người ta thường áp dụng
PP phòng ngừa là chính. Thường chỉ ngăn ngừa những thiệt hại liên quan trực tiếp đến tính
mạng, sức khoẻ con người (và đây cũng là cơ sở phân biệt với nguyên tắc phòng ngừa)
Nguyên tắc phòng ngừa
Hướng tới những thiệt hại,
tổn thất đã được chứng minh

về khoa học và thực tiễn

Nguyên tắc thận trọng
Hướng tới ngăn ngừa những thiệt hại, tổn thất chưa
chứng minh được về khoa học và thực tiễn → chỉ hướng
tới ngăn ngừa thiệt hại, tổn thất ảnh hưởng trực tiếp đến

tính mạng, sức khoẻ con người
VD: Bệnh cúm gia cầm H5N1 xuất hiện và chúng ta phải áp dụng các biện pháp cần thiết để
ngăn ngừa virus H5N1 lây từ gia cầm sang gia cầm.
→ Hành động này là đang áp dụng PP phòng ngừa vì rủi ro virus H5N1 lây từ gia cầm sang
gia cầm được chứng minh về khoa học và thực tiễn rồi, đó là: con đường truyền bệnh chủ
yếu là từ gia cầm sang gia cầm
→ Nếu áp dụng những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa virus lây từ gia cầm sang người thì
đây là đang áp dụng PP phòng ngừa, vì trên thực tế đã có nhiều người bị mắc bệnh cúm gia
cầm, việc nhiễm virus là do lây từ gia cầm sang người
→ Việc cách ly người bị nhiễm virus H5N1 trong bệnh viện để ngăn ngừa lây từ người snag
người là việc được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc thận trọng (vì cho đến nay, về mặt khoa
học và thực tiễn người ta chưa chưa có ca nào (chứng minh được) nhiễm H5N1 là từ người
sang người hết24
c. Yêu cầu của nguyên tắc25

-

Phải lường trước được những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho MT

→ Mục đích của nguyên tắc phòng ngừa là ngăn ngừa những rủi ro mà con người và thiên nhiên
có thể gây ra cho MT, mà muốn ngăn ngừa được rủi ro thì phải nhận biết được nó
VD: DN B xây dựng 1 nhà máy điện hạt nhân thì phải nhận biết, lường trước được là khi nhà
máy này đi vào hoạt động thì nó có khả năng gây ra những tác động như thế nào tới MT để ngăn

ngừa, có những biện pháp nhằm giảm thiểu, loại trừ rủi ro
24 Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn cảnh báo nên cách ly ra vì đến 1 lúc nào đó virus này biến đổi thì nó có khả năng lây
từ người sang người thì sao
25 = Để thực hiện mục đích trên thì nguyên tắc này đặt ra 2 yêu cầu như sau

16


VD: Khi chúng ta thực hiện chiến lược xây dựng kinh tế - XH của TP.HCM thì chúng ta vẫn ưu
tiên phát triển về phía nam TP.HCM (quận 7, 2, 9…). Về nguyên tắc xây dựng KT-XH này bắt
buộc phải đánh giá MT chiến lược để xem là chiến lược ưu tiên phát triển thành phố về phía
nam sẽ tác động đến MT như thế nào và nếu đánh giá MT chiến lược theo đúng yêu cầu này thì
người ta phải lường trước như sau: vùng đất phía nam đa số là vùng nước trũng, ngập nước và
nơi đây có đa dạng sinh học cao, có nhiều khu vực đủ tiêu chí để công nhận vùng ngập nước có
tầm quan trọng quốc tế đặc biệt, khi phát triển về phía nam thì toàn bộ phần đất trũng đó sẽ bị
san lấp, biến thành những khu dân cư
d. Hệ quả pháp lý của nguyên tắc
4) Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
a. Khái niệm
b. Cơ sở xác lập
c. Hệ quả pháp lý của nguyên tắc
5) Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất
a. Cơ sở xác lập
-

Nguyên tắc này được xác lập dựa trên tính thống nhất của môi trường. Bản chất của môi
trường là một thể thống nhất, tính thống nhất của môi trường được thể hiện trên 2 khía cạnh:
 Về mặt không gian thì môi trường trên trái đất của chúng ta không bị chia cắt bởi biên
giới quốc gia26 và địa giới hành chính27
VD: Một quốc gia thải khí thải vào bầu khí quyển thì chất thải đó không chỉ gây ổ nhiễm

ở quốc gia đó mà còn gây ô nhiễm ở những quốc gia khác
VD: Theo thống kê thì 70% lượng mưa axit ở những nước Bắc Âu hiện nay là do chất
thải của những nước Tây Âu gây ra
→ Nhiều khi những nước thải ra không phải là những nước chịu những hậu quả nặng nề
nhất tư hiện tượng trái đất nóng dần lên

26 Do con người đặt ra nhằm xác định ranh giới chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ
27 Địa giới hành chính cũng do con người đặt ra để xác định ranh giới lãnh thổ, xác định quyền quản lý của

chính quyền địa phương

17


VD: Sông quốc tế chảy qua địa phận của nhiều quốc gia khác nhau, nếu những quốc gia
ở thượng nguồn thải chất thải xuống sông thì chất thải đó sẽ theo dòng chảy gây ô nhiễm
môi trường ở quốc gia ở hạ nguồn.
VD: TQ, Lào, Miama xây dựng đập thuỷ điện trên sông Mekong làm ảnh hưởng đến chế
độ thuỷ văn, các loài thuỷ sản sống trên đoạn sông chảy qua lãnh thổ VN
 Về thành phần môi trường28, tính thống nhất của MT thể hiện qua sự tương tác giữa các
yếu tố cấu thành MT
VD: Tài nguyên thiên nhiên gồm tài nguyên đất, nước, rừng, thuỷ sản…Khi nói đến vấn
đề bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên rừng thì nó gắn với vấn đề bảo vệ tài nguyên nước
và ngược lại
VD: Ở những vùng đất dốc, vào mùa mưa mà nếu có rừng thì rừng sẽ giữ lại 1 phần
lượng mưa (nước ngầm) làm giảm tình trạng lũ lụt, xói mòn đất. Về mùa khô, thì nước
ngầm đó sẽ đổ ra suối, sông và nuôi cây rừng
VD: Bảo vệ tài nguyên rừng gắn với bảo vệ tài nguyên đất: Ở những vùng đất dốc mà
không có rừng thì khi trời mưa thì sẽ có hiện tượng xói mòn, còn mùa khô thì có hiện
tượng thổi mòn, gây ô nhiễm không khí

VD: Bảo vệ tài nguyên thuỷ sản gắn với bảo vệ tài nguyên rừng và tài nguyên đất: Việc
bảo vệ rừng nhiệt đới ở VN, Miama… có liên quan đến việc bảo vệ gấu Bắc cực vì rừng
nhiệt đới có khả năng hấp thụ khí CO229. Nếu rừng nhiệt đới giảm diện tích thì khả năng
hấp thụ khí CO2 của trái đất giảm → sẽ làm gia tăng khí nhà kính → trái đất nóng dần
lên → băng ở 2 cực tan ra → đe doạ sự tồn tại của gấu Bắc Cực
b. Yêu cầu của nguyên tắc (2)30
-

Việc BVMT không bị chia cắt bởi biên giới QG31 và địa giới hành chính32
→ Minh chứng cho việc BVMT không bị chia cắt bới BGQG: Trong tuyên bố Stockholm và
TB Rio đều khẳng định các QG có nghĩa vụ chung trong việc BVMT, để các QG hợp tác
trong việc BVMT chung thì cần có những cam kết mang tính ràng buộc pháp lý xác định rõ
trách nhiệm QG trong việc BVMT. BVMT trong phạm vi QG phải trở thành bộ phận của

28 (=

các yếu tố cấu thành môi trường),

29 Trung bình 1 ha rừng nhiệt đới 1 năm hấp thụ khoảng 1,5 tấn CO2
30 Yêu cầu của nguyên tắc là tương ứng với 2 biểu hiện ở phần (a) đó nha
31 MT trong của QG không chỉ là thuộc phạm vi bảo vệ của QG mà còn thuộc phạm vi bảo vệ của LQT
32 Trong 1 QG thì việc BVMT không thể bị chia cắt bới địa giới hành chính, các địa phương phải BVMT của địa
phương mình dưới sự quản lý thống nhất của CP, các địa phương phải cùng phối hợp với nhau để BVMT chung

18


hoạt động BVMT trong phạm vi toàn cầu. Đối với yếu tố cấu thành MT nằm trong phạm vi
của quyền tài phán QG thì QG phải có trách nhiệm bảo vệ vì lợi ích chung và vì lợi ích của
chính mình. LQT không chỉ hướng tới bảo vệ các yếu tố MT nằm ngoài phạm vi của quyền

tài phán QG mà còn bao gồm việc bảo vệ các yếu tố nằm trong phạm vi quyền tài phán của
QG (VD: Di tích LS-VH của VN nhưng đã được công nhận là di sản VH thế giới thì nó trở
thành đối tượng bảo vệ của Công ước; Nhiều loài động vật nguy cấp quý hiếm sinh sống tại
VN nhưng nó nằm trong phụ lục của Công ước CITES thì nó trở thành đối tượng bảo vệ của
Công ước CITES33)
→ Minh chứng cho việc BVMT không bị chia cắt bới địa giới HC:
VD: Sông Đồng Nai thuộc phạm vi nhiều tỉnh như TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương… và
các địa phương này phải hợp tác với nhau để BVMT nước sông nay. Giả sử, trại nuôi heo
nằm ở địa bàn tỉnh Bình Dương (là ở chỗ thượng nguồn) mà xả nước thải xuống sông sẽ gây
ô nhiễm MT nước chảy qua lưu vực sông TPHCM. Để đảm bảo yêu cầu này thì trong luật tài
nguyên nước quy định thành lập tổ chức quản lý lưu vực sông34 để BVMT.
-

Cần phải bảo đảm MQH tương tác giữa các ngành trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ
các yếu tố MT
→ Khi bảo vệ nước thì phải đặt ra vấn để bảo vệ rừng, vậy phải phân công quản lý như thế
nào và đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc này không khi nước thì do Bộ TN&MT quản lý,
còn rừng thì do Bộ NN và phát triển nông thôn (“Bộ NN&PTNT”) quản lý. Về nguyên tắc
thì Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT cần phải phối hợp để bảo vệ tài nguyên nước, rừng. Tuy
nhiên, trên thực tế thì do lợi ích ngành mà các bộ này không thật sự thiện chí trong việc hợp
tác với nhau trong khi vai trò quản lý thống nhất của CP không được khẳng định rõ. Do đó,
tốt nhất thì nên giao cả 2 tài nguyên này cho 1 CQ quản lý thôi (VN đang làm v nè: Hồi đó
chưa có Bộ TN&MT thì mỗi yếu tố MT thì giao các Bộ ngành khác nhau quản lý, bây giờ để
cho Bộ TN&MT là cơ quan chuyên ngành về MT r, trừ rừng và thuỷ sản thì vẫn do Bộ NN
&PTNT đóng vai trò là CQ quản lý chuyên ngành35)

33 2 ví dụ này ở Chương 3 sẽ được lấy để minh hoạ 1 lần nữa nên đọc có thấy giống cũng đừng bị lộn giữa 2 chương
nha
34 Tổ chức này có sự tham gia của nhiều ngành thuộc nhiều địa phương khác nhau nằm trên lưu vực sông
35 Vì người ta nói là tư liệu sản xuất của ngành nông nghiệp và sợ Bộ TN&MT không quản lý nổi (thiệc ra là sợ nó

mạnh) nên phải giao chọ Bộ NN&PTNT quản lý. Thầy nói ràng như vậy là hướng tiếp cận để phân công trách nhiệm
không mang tính thống nhất, lập nó ra thì cái gì là yếu tố MT thì giao hết cho nó đi, bày đặt giữ lại 2 cái
(nói đi nói lại thì cũng là vì lợi ích ngành nên Bộ NN&PTNT không giao 2 tài nguyên này cho Bộ TN&MT

19


5. Nguồn của Luật môi trường, gồm:
-

Các điều ước quốc tế về MT: Các QG phải hợp tác để BVMT nên phải lập cam kết, suy ra
điều ước quốc tế ra đời. Hiện nay, có rất nhiều điều ước quốc tế (trên 1000 điều ước) và có
rất nhiều điều ước nói về vấn để BVMT (những điều ước QT này sẽ nói kĩ hơn ở chương 3)

-

Văn bản QPPL của VN về MT:


Hiến pháp 2013: đưa ra những chính sách cơ bản để từ đó luật chuyên ngành ra đời



Luật BVMT: đưa ra những quy định mang tính nguyên tắc về vấn đề BVMT, vấn đề
quy hoạch BVMT, đánh giá tác động MT… còn việc bảo vệ, khai thác từng yếu tố cụ
thể thì sẽ do luật chuyên ngành như Luật BV rừng, nước, thuỷ sản, đất đai… quy định



Vb QPPL có liên quan: đây là những vb chứa đựng quy phạm về MT (VD: Chương

17 BLHS quy định tội phạm về MT, Điều 602 BLDS quy định về BTTH về MT, Luật
năng lượng nguyên tử, Luật đa dạng sinh học…)

20



×