Chủ đề : Giải thích nguồn gốc của tham nhũng và nguyên nhân tồn tại hiện
tượng tham nhũng trong xã hội hiện nay; nêu tác hại của tham nhũng và xác
định trách nhiệm của bản thân trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham
nhũng.
Bài làm
Tham nhũng là hiện tượng kinh tế - xã hội gắn liền với sự hình thành giai
cấp và sự ra dời và phát triển của bộ máy Nhà nước. Tệ nạn tham nhũng diễn
ra ở tất cả các quốc gia không kể giàu nghèo, đang ở trình độ phát triển như
thế nào. Nó xảy ra ở mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá nó tồn tại và phát
triển thường xuyên hàng ngày hàng giờ, nó len lỏi vào mọi mặt đời sống xã
hội và đụng chạm tới lợi ích của hầu hết dân cư. Tham nhũng là một căn bệnh
nguy hiểm, nó gây ra các hậu quả hết sức tai hại về mặt kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội, nó cản trợ sự phát triển đi lên của xã hội. Và có thể dẫn đến sự
sụp đổ của cả một thể chế. Và nhìn từ góc độ pháp luật, pháp lệnh chống tham
nhũng quy định "Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn và
lợi dụng chức vụ quyền hạn đó để tham ô, hối lộ hoặc cố làm trái ý với pháp
luật vì động cơ vụ lợi, gây thiệt hại cho tài sản nhà nước và cá nhân, xâm
phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức Những năm gần đây tình hình
tham nhũng ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp. Đảng và Nhà nước ta đã
ban hành nhiều Nghị quyết, chính sách pháp luật để đấu tranh kiên quyết với
hiện tượng này, song tham nhũng cũng chưa có nhiều thuyên giảm.
Để đấu tranh có hiệu quả với tình trạng này, một trong các vấn đề được
quan tâm hàng đầu đó là tìm được các nguồn gốc làm phát sinh tham nhũng
và tìm các biện pháp khắc phục, loại trừ những nguyên nhân đó. Trước hết
phải khẳng định ràng, hệ thống pháp luật và cơ chế áp dụng nó có ảnh hưởng
rất lớn đến tình trạng tham nhũng. Hay nói cách khác tình trạng tham nhũng ở
một quốc gia tại một thời điểm xác định phản ánh mức độ hoàn thiện của hệ
thống pháp luật cũng như thực trạng áp dụng pháp luật. Từ đó ta có thể nhìn
ra các nguồn gốc sau: Nguồn gốc đầu tiên có tính sâu xa, bản chất là do chế
độ người bóc lột người sinh ra. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Tham ô, lãng
phí, quan liêu là những xấu xa của xã hội cũ. Nó do lòng tự tư tự lợi, ích kỷ
hại dân mà ra, nó do chế độ người bóc lột người sinh ra". Đó là do bản chất
của cơ chế thị trường, của việc tự do hoá cạnh tranh tạo ra. Sự suy thoái về
phẩm chất đạo đức của bộ phận không nhỏ cán bộ Đảng viên và sự yếu kém
của công tác quản lý, giáo dục đào tạo cán bộ đảng viên của các tổ chức Nhà
nước và Đảng. Trước đây, trong cơ chế cũ tập trung, quan liêu bao cấp đã có
tham nhũng nhưng ở phạm vi hẹp hơn và mức độ thấp hơn. Từ khi chuyển
sang nền kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu với bên ngoài, do tác động bởi
yếu tố vật chất của cơ chế đó và do không chịu thường xuyên rèn luyện tu
dưỡng nhiều cán bộ đảng viên, công chức đã sa ngã, thoái hoá, chạy theo lối
sống chủ nghĩa cá nhân, bị lợi ích vật chất cám dỗ, sống đồi truỵ xa hoa, đã
trượt vào cùng bùn tham nhũng, tội lỗi. Trong khi đó công tác quản lý, giáo
dục kiểm tra cán bộ Đảng, cán bộ và công chức bị buông lỏng, yếu kém,
1
không chuyển kịp trước tình hình mới. Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa
đầy đủ, thiếu sự đồng bộ, chưa thực sự chuyển mạnh sang cơ chế thị trường.
Mặc dù nước ta đã trải qua hàng chục năm đổi mới, nhưng chúng ta chưa xây
dựng được một hệ thống cơ chế, chính sách quản lý kinh tế vĩ mô đồng bộ và
hoàn chỉnh phục vụ cho sự nghiệp đổi mới. Sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước có lúc, có nơi còn thiếu sâu sát, chặt chẽ, chưa quyết tâm cao, cơ
chế tổ chức và giải pháp phòng ngừa tham nhũng chưa hiệu quả. Tuy Đảng và
Nhà nước có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phòng, chống, tham nhũng nhưng
việc triển khai cụ thể chưa bàn kỹ, thiếu những giải pháp có hiệu quả, tổ chức
chỉ đạo chưa chặt
Có những nguyên nhân sâu xa và trực tiếp, có những nguyên nhân khách
quan và chủ quan dẫn tới tham nhũng còn tồn tại trong xã hội hiện
nay . Bước chuyển sang kinh tế thị trường cùng với mở cửa ra thế giới bên
ngoài và hội nhập quốc tế (trên dưới một thập kỷ nay) đã tạo ra xung lực
mạnh cho sự phát triển năng động của nền kinh tế nước ta. Cùng với kinh
tế tăng trưởng và phồn vinh, xã hội ta cũng đang biến đổi mạnh về cơ cấu với
sự đa dạng các giai tầng, các nhóm xã hội - nghề nghiệp. Đó là một xu hướng
tích cực. Song, nước ta chưa có một nền kinh tế thị trường hiện đại, thành
thục và văn minh theo đúng nghĩa của nó. Văn hóa kinh doanh, văn
hóa doanh nghiệp và văn hóa doanh nhân cũng chưa định hình các chuẩn mực
và giá trị.
Tính sơ khai, hoang dã của kinh tế thị trường phôi thai vẫn còn mạnh, nó
chứa đầy những tiêu cực, tệ nạn với sức mạnh của đồng tiền, của sự trỗi dậy
chủ nghĩa cá nhân vụ lợi, vị kỷ cực đoan, kích thích tâm lý hưởng thụ và làm
giàu bằng mọi giá. Nhà nước pháp quyền còn đang trong quá trình xây dựng.
Xã hội chưa trưởng thành về dân chủ và văn hóa dân chủ. Trên con
đường hiện đại hóa để trở thành xã hội hiện đại “dân chủ, công bằng, văn
minh” chúng ta vấp phải vô số nhiều những lực cản, cả hữu hình lẫn vô hình
kìm hãm phát triển. Những tàn dư lạc hậu, lỗi thời, cùng với những tì vết của
thực dân - phong kiến còn kết đọng rất nặng nề, chưa giải tỏa hết. Trình độ
phát triển của nước ta chưa đạt tới trình độ một nước công nghiệp nên chưa
có đầy đủ những tất yếu cho việc giải thể cấu trúc xã hội cổ truyền để xác lập
cấu trúc xã hội hiện đại dân chủ - pháp quyền. Những hạn chế, yếu kém, bất
cập trong quản lý, chất lượng thấp của giáo dục - đào tạo và khoa học - công
nghệ cũng như dịch vụ xã hội, môi trường xã hội dân chủ, công khai, minh
bạch thông tin, sự thấp kém và không đồng đều về trình độ học vấn, văn hóa
giữa các vùng miền, giữa các đối tượng xã hội, từ người dân đến công chức,
quan chức… đều bắt nguồn từ những hạn chế lịch sử đó.
Tham nhũng từ thấp đến cao, từ đơn lẻ vụ việc, cá thể đến những can dự
của số đông của tập thể, phe phái, tập đoàn, vì thế mà xuất hiện, lây lan trở
thành phổ biến.
Nhưng trực tiếp dẫn đến tham nhũng, dung dưỡng tham nhũng, làm cho
tham nhũng trở thành vấn nạn đến mức nguy hiểm lại thuộc về chủ quan
trong hệ thống tổ chức bộ máy, trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý với luật
2
pháp - cơ chế - chính sách chứa đựng rất nhiều bất ổn đang phải ra sức sửa
chữa, tháo gỡ. Đó là:
Thứ nhất, hệ thống tổ chức bộ máy cồng kềnh, tầng nấc, quan liêu nặng nề.
Quan liêu cũng là một vấn nạn không kém gì so với tham nhũng. Cải cách
hành chính và cải cách tư pháp không triệt để, mục tiêu xây dựng một nền
hành chính công minh bạch, phục vụ người dân và doanh nghiệp không đạt
được như mong muốn, nhất là cải cách thủ tục hành chính.
Thứ hai, hệ thống thể chế luật pháp và tổ chức thực hiện, thi hành luật pháp
không đồng bộ, chất lượng thấp, hiệu lực yếu, hiệu quả kém. Vừa bị “rừng
luật” cản trở vừa bị “luật rừng” thao túng. Chức năng phục vụ dân sinh xã hội
của Nhà nước không được phát huy lành mạnh. Các quan hệ Dân chủ -Pháp
luật, kỷ cương; Công dân - Nhà nước; công chức, viên chức với công dân
không rành mạch, sáng tỏ do thiếu công khai, minh bạch, thiếu vắng trách
nhiệm và chế độ trách nhiệm.
Thứ ba, chính sách lạc hậu, đặc biệt là chính sách tiền lương lại thêm tác
động của lợi ích nhóm dẫn tới tiêu cực trong hoạch định và thực thi chính
sách. Tình huống đã xuất hiện: chính sách phục vụ dân hay phục vụ lợi ích
nhóm? Bất bình, phản ứng của dân xoay quanh vấn đề này. Tham nhũng trong
chính trị, trong chính sách làm quyền lực chân chính bị tha hóa, suy thoái,
hư hỏng ngày càng trầm trọng trong một bộ phận quan chức, công chức, viên
chức gây tổn hại tới lợi ích và cuộc sống của dân.
Thứ tư, kiểm soát quyền lực chậm trễ, không rõ ràng cả trong nhận thức và
hành động. Dân chủ biến thành “quan chủ” đúng như điều mà Hồ Chí Minh
đã cảnh báo. Phản biện, tư vấn, kiểm tra, giám sát yếu kém vừa làm cho dân
chủ chậm phát triển, vừa không ngăn chặn được tham nhũng, tiêu cực ngay
trong bộ máy.
Thứ năm, đội ngũ công chức thiếu tính chuyên nghiệp. Hoạt động điều
hành quản lý thiếu tính hiện đại. Văn hóa từ chức, văn hóa xin lỗi chậm hình
thành, không được thực hiện nghiêm túc, lại có nguy cơ bị hình thức hóa.
Thứ sáu, cơ chế dùng người, đặt người vào công việc bộc lộ nhiều bất ổn.
Thiếu động lực cho tài năng phát lộ, phát triển. Nhân tài, hiền tài, tinh hoa
khó, thậm chí không vào được bộ máy. Cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm”,
“tư duy nhiệm kỳ” là nơi dung dưỡng cho tham nhũng phát triển. Chính sách
và cơ chế hiện hành vô hình chung chỉ khuyến khích con người ta chạy theo
quan chức, địa vị, bổng lộc, không khuyến khích mọi người theo con
3
đường chuyên gia. Đó là đầu mối của những lệch lạc chuẩn mực giá trị và làm
hỏng nhân cách, nhất là tạo ra một thứ chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, làm hỏng
lớp trẻ mới vào đời, lập thân lập nghiệp.
Thứ bảy, trình độ học vấn, văn hóa, nhất là văn hóa pháp luật thấp, không
chỉ ở dân thường mà còn ở tầng lớp có học thức, ở cả công chức, viên chức và
quan chức. Coi thường pháp luật còn diễn ra phổ biến.
Thứ tám, bất công xã hội còn nhiều. Phân hóa thu nhập, phân hóa giàu
nghèo có xu hướng gia tăng. Không kiểm soát được biến động tài sản và thu
nhập, nhất là xử lý tình trạng giàu lên nhanh chóng một cách phi pháp, ngoài
lao động.
Thứ chín, tình trạng hư danh, hám danh, tham chức, tham quyền, trục lợi
kèm theo sự suy đồi đạo đức, dư luận xã hội tích cực phát triển một cách yếu
ớt, không tạo được áp lực đủ mạnh chống tham nhũng.
Thứ mười, sự thiếu gương mẫu của không ít cán bộ lãnh đạo, quản lý, kể cả
ở cấp cao. “Thượng bất chính hạ tất loạn…”. Tổng kết phòng ngừa, răn đe
của người xưa để phòng tránh đã không tránh được, lại đã hiện hình trong bộ
máy, trong những người nắm giữ chức, quyền ngày nay.
Từ đó có thể thấy hậu quả nặng nề, tổn thương xã hội nghiêm trọng mà
tham nhũng gây ra. Đó là:
Xã hội bất an, bất ổn, tiềm ẩn những mâu thuẫn, xung đột có nguy cơ phá
hỏng sự nghiệp đổi mới và các mục tiêu phát triển của nước ta.
Đạo đức xã hội, đạo đức gia đình, đạo đức cá nhân rơi vào trạng thái suy
đồi. Các giá trị tinh thần nền tảng bị xem nhẹ, bệnh vô cảm tràn lan, niềm tin,
lòng tin của dân giảm sút.
Kinh tế chậm phát triển, tái lạm phát tiềm tàng và khủng hoảng có nhiều
dấu hiệu tăng lên. Nợ xấu, nợ công gia tăng, tới giới hạn nguy hiểm. Tham
nhũng có thể làm hỏng cả vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, làm
giảm sút nghiêm trọng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho
phát triển tiềm lực quốc gia. Làm suy yếu Đảng và Nhà nước, đe dọa tới sinh
mệnh của Đảng và sự tồn vong của chế độ, như Nghị quyết Trung ương
4 (khóa XI) của Đảng đã chỉ ra.
Tham nhũng có thể gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội. Có thể khái quát những tác hại chủ yếu của
tham nhũng ở những điểm chính sau:
4
1. Tác hại về chính trị
Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước và làm xói
mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp xây
dựng đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hiện nay, tình hình tham nhũng
ở nước ta đã ở mức nghiêm trọng, đáng báo động. Tham nhũng không chỉ
xảy ra ở cấp Trung ương, ở những chương trình, dự án lớn mà còn xuất
hiện nhiều trong các cấp chính quyền cơ sở - cơ quan tiếp xúc với nhân
dân hằng ngày, giải quyết những công việc liên quan trực tiếp đến lợi ích
của nhân dân. Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương
khoá IX chỉ rõ: “... Điều làm cho nhân dân còn nhiều bất bình, lo lắng, bức
xúc nhất hiện nay là tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thoái
về tư tưởng, chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán
bộ, đảng viên vẫn còn rất nghiêm trọng.... Tác hại nguy hiểm của tệ tham
nhũng, lãng phí ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc thực hiện chủ
trương, chính sách về kinh tế - xã hội hoặc một nhiệm vụ quản lý nhất
định của Nhà nước. Tổng quát hơn, sự nghiệp cách mạng xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Nhân
dân chính là động lực, chủ thể, mục đích của cách mạng. Để nhân dân mất
niềm tin, tức là chúng ta đã đánh mất một sức mạnh vô cùng to lớn, thậm
chí có tính chất quyết định đối với sự nghiệp cách mạng. Năm 1992, tại
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, đã nêu:
“Tệ tham nhũng, hối lộ, ăn chơi phung phí tài sản của nhân dân rất nghiêm
trọng và kéo dài. Những hiện tượng đó gây tác hại rất lớn, làm tổn hại
thanh danh của Đảng”.Tháng 1-1994, Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa
nhiệm kỳ khoá VII đánh giá lại: “Tệ quan liêu, tham nhũng và suy thoái về
phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên làm cho bộ máy của
Đảng và Nhà nước suy yếu, lòng tin của nhân dân đối với Đảng, đối với
chế độ bị xói mòn”. Tháng 4-2001, Đại hội Đảng lần thứ IX lại tiếp tục
khẳng định: “Điều cần nhấn mạnh là: tình trạng tham nhũng và sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ
cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, gây bất bình và làm giảm lòng tin trong nhân dân”. “Nạn
tham nhũng diễn ra nghiêm trọng, kéo dài, gây bất bình trong nhân dân và
là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta"4. Nghị quyết số 14
ngày 15-5-1996 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham
nhũng đã nêu khái quát tác hại của tệ tham nhũng như sau: Tình trạng
tham nhũng đã và đang gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng, làm xói mòn
bản chất của Đảng và Nhà nước, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên,
tiếp tay cho các thế lực thù địch lợi dụng chống phá ta, uy hiếp sự tồn
vong của chế độ”. Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 21-8-2006 của Hội nghị
lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục
nhấn mạnh: “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều
ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây
hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một
5
trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”.
Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 tiếp tục
khẳng định: “tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh
vực, nhất là trong quản lý, sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng, cổ phần hoá
doanh nghiệp nhà nước, quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước, gây hậu
quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo
của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, tiềm ẩn các xung đột lợi ích, phản
kháng về xã hội, làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo. Tham nhũng trở
thành vật cản lớn cho thành công của công cuộc đổi mới, cho sức chiến
đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của chế độ”.
2. Tác hại về kinh tế
Tham nhũng gây thiệt hại rất lớn về tài sản của Nhà nước, của tập thể và
của công dân. Ở nước ta, trong thời gian qua, nạn tham nhũng diễn ra trên
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây thiệt hại lớn đến tài sản của
Nhà nước, tiền của, thời gian, công sức của nhân dân. Giá trị tài sản bị
thiệt hại, bị thất thoát liên quan tới tham nhũng của mỗi vụ lên tới hàng
chục, hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn tỉ đồng. Đó là những con số lớn và
đáng lo ngại so với số thu ngân sách hằng năm của nước ta. Hậu quả của
hành vi tham nhũng không chỉ là việc tài sản, lợi ích của Nhà nước, của
tập thể hoặc của cá nhân bị biến thành tài sản riêng của người thực hiện
hành vi tham nhũng, mà nguy hiểm hơn, hành vi tham nhũng còn gây thiệt
hại, gây thất thoát, lãng phí một lượng lớn tài sản của Nhà nước, của tập
thể, của công dân. Ở mức độ thấp hơn, việc một số cán bộ, công chức quan
liêu, sách nhiễu đối với nhân dân trong khi thực thi công vụ, lạm dụng
quyền hạn trong khi thi hành công vụ khiến cho nhân dân phải mất rất
nhiều thời gian, công sức, tiền bạc để có thể thực hiện được công việc của
mình như: xin cấp các loại giấy phép, giấy chứng nhận, hoặc các loại giấy
tờ khác... Nếu xét từng trường hợp một thì giá trị vật chất bị lãng phí có
thể không quá lớn, nhưng nếu tổng hợp những vụ việc diễn ra thường
xuyên, liên tục trong đời sống hằng ngày của nhân dân thì con số bị thất
thoát đã ở mức độ nghiêm trọng.
3.Tác hại về xã hội
Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn
mực đạo đức xã hội, tha hoá đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Trước
những lợi ích bất chính đã hoặc sẽ có được khi thực hiện hành vi tham
nhũng, nhiều cán bộ, công chức đã không giữ được phẩm chất đạo đức của
người cán bộ cách mạng, không phục vụ nhân dân mà hướng tới các lợi
ích bất chính, bất chấp việc vi phạm pháp luật, làm trái công vụ, trái lương
tâm, đạo đức nghề nghiệp. Vì vậy, tham nhũng không chỉ phát sinh ở trong
các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, đầu tư, xây dựng cơ bản, quản
lý đất đai… mà còn có xu hướng lan sang các lĩnh vực từ trước tới nay ít
có khả năng xảy ra tham nhũng như: văn hoá, y tế, giáo dục, thể dục, thể
thao... Thậm chí, cả những lĩnh vực lẽ ra không thể có tham nhũng, cả
dưới góc độ đạo đức và pháp luật, như lĩnh vực phúc lợi xã hội hay bảo vệ
6
pháp luật. Hành vi tham nhũng xảy ra không ít trong các chương trình trợ
cấp cho thương binh, liệt sĩ, các gia đình chính sách; tham nhũng tiền,
hàng hoá cứu trợ xã hội, trong cả xét duyệt công nhận di tích lịch sử, văn
hoá, thi đua khen thưởng. Thậm chí tham nhũng còn xảy ra trong các cơ
quan bảo vệ pháp luật. Điều đáng báo động là việc tham nhũng dường như
đã trở thành bình thường trong quan niệm của một số cán bộ, công chức.
Đó chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách
nghiêm trọng. Hơn thế, tham nhũng còn xâm phạm những giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc, khi người thực hiện hành vi tham nhũng có khi
là giáo viên, bác sĩ, những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế,
văn hoá, xã hội - những người xây dựng đời sống, nền tảng tinh thần cho
xã hội.
Đối với bản thân, là một học viên của Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự, cần
phải có thái độ đúng đắn và trách nhiệm trong công cuộc phòng chống tham
nhũng diễn ra trong xã hội hiện nay, vậy cần phải làm gì và cần phải làm thế
nào để có thể phát huy hiệu quả trong công cuộc phồng chống này.
Đầu tiên, để phòng chống tham nhũng, trước hết cần thể hiện thái độ
nghiêm túc trong học tập, cần tự phấn đấu bằng chính năng lực của bản thân,
tự ý thức được trách nhiệm của bản thân trong phòng chống tham nhũng.
Đồng thời, trong môi trường giáo dục, trách nhiệm của bản thân trong phòng
chống tham nhũng là có những ứng xử phù hợp để xây dựng các mối quan hệ
minh bạch, trong sáng, lành mạnh, góp phần phòng chống tham nhũng. Xây
dựng nền tảng đạo đức hướng tới một xã hội trong sạch, đề cao liêm chính,
không chấp nhận tham nhũng nhằm thiết lập cơ sở xã hội vững chắc ngăn
ngừa tệ nạn này từ gốc. trong công tác giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng,
cần nhấn mạnh việc xây dựng và thực hiện các giải pháp về chiến lược xây
dựng nguồn nhân lực có đạo đức liêm chính.
Bản thân cần chủ động nâng cao ý thức làm chủ của mình, tích cực tìm
hiểu các quy định pháp luật để xây dựng ý thức tôn trọng pháp luật, hành
động trên cơ sở pháp luật, có hành vi xử sự tích cực trong việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình nhằm phòng, chống tham nhũng. Từ đó, có hiểu
biết, có ý thức thực hiện đúng quy định của pháp luật (hành xử trong phạm vi
pháp luật không cấm); ý thức được trách nhiệm của mình trong đấu tranh
chống tham nhũng, tiêu cực. Có thể lên án, đấu tranh với các hành vi tham
nhũng bằng nhiều phương thức, cách thức phù hợp với chuẩn mực về pháp lý
và đạo lý; phản đối các hành vi tiêu cực; gây áp lực đối với người có hành vi
tham nhũng.
7