Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất lượng giống chè kim tuyên tại phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (957.6 KB, 142 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THẾ TÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CHE SÁNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG
CHÈ KIM TUYÊN TẠI PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

LÊ THẾ TÙNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT CHE SÁNG ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG
CHÈ KIM TUYÊN TẠI PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Nguyễn Viết Hưng
2. TS. Đặng Văn Thư

THÁI NGUYÊN - 2018




i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và
các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./.
Tác giả luận văn

Lê Thế Tùng


ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình của các thầy cô giáo giảng dạy, thầy cô giáo hướng dẫn khoa học,
được sự giúp đỡ của cơ quan, các đồng ghiệp và gia đình. Tôi xin chân thành
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng - Trưởng khoa Nông học - Trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên.
TS. Đặng Văn Thư - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển
Chè - Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, tập thể giáo viên của trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên.
Tập thể lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía
Bắc và tập thể lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè.
Gia đình, bạn bè và các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian học tập, thực hiện đề tài./.
Phú Thọ, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn


Lê Thế Tùng


iii
iiii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT................................................. vi DANH
MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii DANH
MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii MỞ ĐẦU
.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................
1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài .....................................................................
2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến của đề tài ......................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ..........................................................................
3
1.2. Đặc điểm sinh vật học và sinh hóa của cây chè .........................................
4
1.2.1. Đặc điểm sinh vật học của cây chè ......................................................... 4
1.2.2. Đặc điểm sinh hóa của cây chè .............................................................
13
1.3. Những kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài.......................................
18
1.3.1. Những kết quả nghiên cứu ở nước ngoài ..............................................

18
1.3.2. Những kết quả nghiên cứu trong nước..................................................
22
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................
28
2.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 28


ivi
vi
2.3. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................
29
2.4. Nội dung nghiên cứu ................................................................................
29
2.5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................
29
2.5.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm..............................................................
29
2.5.2. Các chỉ têu theo dõi.............................................................................. 31


iv
iv
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 35
3.1. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến năng suất, chất lượng chè
xanh giống chè Kim Tuyên ............................................................................. 35
3.1.1. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến sinh trưởng cây chè
thí nghiệm ....................................................................................................... 35
3.1.2. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến năng suất và các yếu tố

cấu thành năng suất chè...................................................................................
37
3.1.3. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến chất lượng nguyên liệu
búp tươi giống chè Kim Tuyên ....................................................................... 40
3.1.4. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số thành phần sinh
hóa búp chè nguyên liệu.................................................................................. 43
3.1.5. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến kết quả thử nếm cảm
quan chè thành phẩm.......................................................................................
46
3.1.6. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số sâu hại chính trên chè
........ 48
3.1.7. Phân tch hiệu quả kinh tế của thí nghiệm chiều cao che sáng trên
giống chè Kim Tuyên ...................................................................................... 51
3.2. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến sinh trưởng,
năng suất và chất lượng chè Kim Tuyên......................................................... 53
3.2.1. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến sinh trưởng
cây chè thí nghiệm........................................................................................... 53
3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến năng suất và
các yếu tố cấu thành năng suất chè .................................................................
55
3.2.3. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến chất lượng
nguyên liệu búp tươi giống chè Kim Tuyên ................................................... 57
3.2.4. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến một số thành


vv
phần sinh hóa búp chè nguyên liệu .................................................................
59



vv
3.2.5. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến kết quả thử
nếm cảm quan chè thành phẩm .......................................................................
62
3.2.6. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến một số sâu
hại chính trên chè ............................................................................................ 65
3.2.7. Phân tch hiệu quả kinh tế của thí nghiệm chiều cao che sáng trên
giống chè Kim Tuyên ...................................................................................... 68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 77


vi
vi
DANH MỤC CHÚ THÍCH CHỮ VIẾT TẮT
BNN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

CT

Công thức

CV%

Coeficient of variation - Hệ số biến động

Đ/C


Đối chứng

KHKT
LSD0,05

Khoa học kỹ thuật
Least Significant Diference - Giá trị sai
khác nhỏ nhất

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

TB

Trung bình

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TS

Tổng số


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.


Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến tốc độ sinh trưởng
búp chè vụ xuân .......................................................................... 36

Bảng 3.2.

Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất chè ...................................................
38

Bảng 3.3.

Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến chất lượng nguyên
liệu búp tươi giống chè Kim Tuyên ............................................ 41

Bảng 3.4.

Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số thành phần
sinh hóa búp chè nguyên liệu...................................................... 44

Bảng 3.5.

Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến kết quả thử nếm
cảm quan chè thành phẩm...........................................................
47

Bảng 3.6.

Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến một số sâu hại
chính trên chè (Mật độ trung bình/năm) .....................................
48


Bảng 3.7.

Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm chiều cao che sáng trên
giống chè Kim Tuyên ................................................................. 52

Bảng 3.8.

Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến tốc độ
sinh trưởng búp chè Kim Tuyên vụ xuân ................................... 53

Bảng 3.9.

Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến năng
suất và các yếu tố cấu thành năng suất chè.................................
56

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến chất
lượng nguyên liệu búp chè.......................................................... 58
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến một số
thành phần sinh hóa búp chè nguyên liệu ...................................
61
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến kết
quả thử nếm cảm quan chè thành phẩm......................................
64
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến một số


vii
sâu hại chính trên chè (Mật độ trung bình/năm).........................

65
Bảng 3.14. Hiệu quả kinh tế của thí nghiệm thời gian che sáng trước
khi hái trên giống chè Kim Tuyên .............................................. 68


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Lưới che nắng màu đen được sử dụng trong thí nghiệm............... 29
Hình 3.1. Ảnh hưởng của chiều cao che sáng đến tốc độ sinh trưởng
búp chè vụ xuân ............................................................................. 37
Hình 3.2. Ảnh hưởng của thời gian che sáng trước khi hái đến tốc độ
sinh trưởng búp chè Kim Tuyên vụ xuân ...................................... 54


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây chè (Camellia sinensis (L) O. Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm, có
nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Tuy nhiên, nhờ những đặc tính hữu ích
và có giá trị lớn đối với sức khỏe con người mà cây chè đã trở thành cây
trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới.
Việt Nam là nước có điều kiện tự nhiên phù hợp cho cây chè sinh
trưởng phát triển. Cây chè giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông
nghiệp của nước nhà, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành Nông
nghiệp Việt Nam. Sản xuất chè cho thu nhập chắc chắn, ổn định, góp
phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn, đặc biệt là nông thôn vùng Trung du miền núi phía Bắc. Sản xuất chè
Việt Nam có nhiều lợi thế như đa dạng và phong phú về nguồn giống, đất
đai, khí hậu phù hợp, có nhiều mô hình năng suất cao, nhiều vùng chè có
chất lượng cao như Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc

(Lâm Đồng). Các giống chè Shan bản địa năng suất cao, chất lượng tốt có thể
chế biến chè vàng, chè Phổ Nhĩ và sản xuất chè hữu cơ giá trị cao.
Có một nghịch lý là sản lượng chè của Việt Nam đứng thứ 5 thế giới
nhưng giá trị xuất khẩu lại đứng thứ 10. Tuy có nhiều tềm năng nhưng ngành
chè của chúng ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thứ
nhất, khoảng 90% sản lượng chè xuất khẩu của nước ta vẫn ở dạng bán thành
phẩm nên giá trị tăng thấp. Thứ hai, chất lượng của sản phẩm chè chưa cao,
mặt hàng chưa đa dạng, do đó giá trị xuất khẩu thấp hơn so với mặt bằng
chung của thế giới. Thứ ba, thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới có thể giúp cho
việc xuất khẩu trở nên dễ dàng hơn do các hàng rào thuế quan dần được gỡ
bỏ, nhưng việc xuất khẩu phải tuân thủ theo những yêu cầu khắt khe hơn về
vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là tnh đa dạng và chất lượng cao của
sản phẩm chè.


2
Đến nay, năng suất chè Việt Nam tương đương năng suất chè thế giới.
Tuy nhiên, sản xuất chè chưa phát huy tiềm năng cây chè Việt Nam, giá bán
bình quân sản phẩm chè Việt Nam chỉ bằng 70% giá bán bình quân của sản
phẩm chè thế giới, do sản phẩm chè Việt Nam chưa đa dạng hoá sản phẩm,
mẫu mã sản phẩm chưa thu hút và sức cạnh tranh thấp, sản phẩm chưa
đạt têu chuẩn an toàn.
Vì vậy vấn đề đặt ra cho ngành chè Việt Nam là tạo ra nguyên liệu chất
lượng để sản xuất ra các mặt hàng chè chất lượng cao và đa dạng hóa sản
phẩm. Để giải quyết vấn đề đó ngoài việc nghiên cứu để tạo ra các giống chè
mới có chất lượng cao thì việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm tạo
điều kiện cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt tạo nên năng suất cao và
nâng cao chất lượng nguyên liệu là cần thiết
Từ các vấn đề trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che sáng đến năng suất, chất

lượng giống chè Kim Tuyên tại Phú Thọ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xác định được biện pháp che sáng thích hợp nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng giống chè Kim Tuyên.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài xác định biện pháp kỹ thuật che sáng
thích hợp cho giống chè Kim Tuyên. Từ đó làm cơ sở để nghiên cứu đối với
những giống chè khác, góp phần làm tăng chất lượng nguyên liệu và tăng giá
trị sản phẩm chè.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài thành công sẽ đưa ra được biện pháp kỹ thuật che sáng thích
hợp áp dụng trên giống chè Kim Tuyên góp phần tăng năng suất, chất lượng
chè. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là cơ sở để bổ sung và hoàn thiện
biện pháp kỹ thuật canh tác đối với giống chè Kim Tuyên nói riêng và các giống


chè nói chung.

3


4
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây chè nguyên là một cây rừng mọc trong điều kiện ẩm ướt, râm mát
của vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Về nhu cầu ánh sáng,
cây chè là một cây trung tnh, trong giai đoạn cây con, cây chè ưa bóng râm,
lớn lên ưa ánh sáng.

Cường độ ánh sáng có quan hệ chặt chẽ với sự sinh trưởng và phát
triển của cây chè, nó ảnh hưởng lớn đến việc hình thành lên chất lượng
nguyên liệu để góp phần tạo lên sản phẩm chè chất lượng cao.
Hiện nay do diễn biến bất thường của thời tiết, có những thời
điểm nhiệt độ thường xuyên lên đến 38-400C, nắng nóng kéo dài nhiều ngày
đã ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng
Khi nhiệt độ từ 300C trở lên, cây chè mọc chậm và trên 400C cây chè sẽ
bị khô xám nắng ở bộ phận non. Bên cạnh đó, do chè là cây ưa ánh sáng
tán xạ, không chịu ánh nắng trực tiếp nên nắng nóng, nhiệt độ cao sẽ
khiến chè khó phát triển. Vì vậy để giảm bớt tác hại do thời tiết ở các nương
chè nên trồng các loại cây che bóng, thường lựa chọn các loại cây có độ che
phủ rộng, lá nhỏ như muồng lá kim, xoan vừa tạo độ râm mát đồng thời
vẫn đảm bảo ánh sáng cho cây chè sinh trưởng.
Trồng cây che bóng có nhiều tác dụng: vừa tạo vùng tiểu khí hậu cho
vùng chè, điều hòa được chế độ nước và không khí trong vùng chè, làm giảm
sự bốc thoát hơi nước trong vườn chè, đặc biệt nếu chọn những cây trồng
họ đậu còn tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi sinh vật hữu ích trong đất
hoạt động. Nếu trồng với mật độ hợp lý sẽ hạn chế được sự phát triển của
một số sâu bệnh hại trên cây chè như rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ, bọ xít
muỗi…. Ngoài ra, trồng cây che bóng còn có tác dụng chống rửa trôi xói
mòn và cải tạo lý hóa tnh của đất.


5
Dưới bóng râm, lá chè có màu xanh đậm, lóng chè dài, búp non
lâu, hàm lượng nước cao nhưng búp thưa, sản lương thấp vì quang hợp kém
vì vậy ở những vùng trồng chè của Liên Xô cũ, Nhật Bản và Trung Quốc
không trồng cây bóng mát. Trái lại ở Ấn Độ, Srilanka và Đông Phi đều trồng
cây che bóng cho chè ở những vùng thấp nắng nóng.
Ở Việt Nam ở các vùng chè cũng tiến hành trồng cây bóng mát cho chè

nhằm tạo ánh sáng tán xạ giúp cho cây chè sinh trưởng phát triển tốt
hơn. Việc trồng cây che bóng cho chè mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt nhưng
vẫn còn nhiều vấn đề cần tính đến như tranh chấp chất dinh dưỡng và
nước với cây chè, vấn đề bất tiện khi thu hoạch bằng máy, hoặc lá cây che
bóng rụng xuống sẽ lẫn với chè... Vì vậy vấn đề trồng cây che bóng cho
nương chè vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết
Che sáng là một biện pháp làm giảm cường độ ánh sáng cho nương
chè bằng hình thức dùng lưới để giúp cho cây chè sinh trưởng tốt. Tạo điều
kiện tốt hơn cho việc tích lũy các hợp chất hóa học có lợi cho quá trình chế
biến để tạo ra sản phẩm chè chất lượng cao. Cường độ ánh sáng trên
nương chè khi che nắng phụ thuộc vào độ cao che nắng và mức độ che
khác nhau (che dày hay mỏng). Thời gian chè nắng dài hay ngắn cho nương
chè sẽ tạo khả năng quang hợp tốt hơn, tạo năng suất và chất lượng sản
phẩm tốt sẽ là vấn đề cần giải quyết khi nghiên cứu về che bớt ánh sáng cho
nương chè.
1.2. Đặc điểm sinh vật học và sinh hóa của cây chè
1.2.1. Đặc điểm sinh vật học của cây chè
Nghiên cứu về đặc điển sinh vật học của các giống chè ở Việt Nam
cũng đã được nhiều nhà khoa học quan tâm:
Theo Nguyễn Ngọc Kính (1979) [10] trong điều kiện tự nhiên cây chè
có từ 3 -5 đợt sinh trưởng trong một năm gọi là sinh trưởng tự nhiên. Trong
điều kiện có chăm sóc và thu hái búp liên tục, một năm cây chè sẽ có từ 67 đợt sinh trưởng gọi là đợt sinh trưởng trong điều kiện có đốn hái. Thời gian
hình thành một đợt sinh trưởng dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, tuổi


6
cây, đất đai, khí hậu và điều kiện canh tác.


7

1.2.1.1. Yêu cầu sinh thái của cây chè
* Điều kiện đất đai, địa hình
- Độ chua: Là chỉ têu quan trọng quyết định đến đời sống cây chè. Các
nhà khoa học Trung Quốc cho rằng: độ pH < 3,5 cây chè có màu xanh sẫm,
chết dần trong điều kiện pH > 7,5 cây chè ít lá, lá vàng, chết. Các nhà khoa
học cũng xác định rằng giới hạn pH của đất trồng chè là 4,5 và giới hạn trên là
6,5.
- Tầng dày, kết cấu đất thành phần cơ giới và chế độ nước: Cây chè
sinh trưởng tốt ở tầng dày ≥ 1 m, giới hạn cuối cùng về đất trồng chè là 0,5
m. Về thành phần cơ giới chè ưa các loại đất từ cát pha đến thịt nặng.
Cây chè sinh trưởng tốt trên đất có kết viên, tơi xốp. Trên các loại đất
này bộ rễ chè phát triển tốt, hệ sinh vật hoạt động mạnh, cây chè có tuổi thọ
cao.
Chè là cây cần nước, tuy nhiên không có khả năng chịu úng, chỉ nên
trồng chè ở những nơi có mực nước ngầm ở dưới độ sâu 1 m.
- Độ cao so với mực nước biển của đất trồng chè có ảnh hưởng
tới phẩm chất chè; chè trồng trên núi cao thường có chất lượng tốt.
* Các yếu tố khí hậu đối với sự sinh trưởng của cây chè
- Lượng mưa và độ ẩm không khí. Hàm lượng nước trong rễ chè là 48 54,5%, trong thân cành là 48 - 75%, trong lá là 74 - 76%.
Lượng mưa trung bình hàng năm thích hợp cho sinh trưởng cây chè là
1500 - 2000 mm.
Số ngày mưa có ảnh hưởng lớn đến việc hái chè cũng như chế biến
chè: Khó làm héo, tốn nhiên liệu và công sấy chè.
Độ ẩm tương đối của không khí thích hợp là 80 - 85%. Ẩm độ cần thiết
cho cây chè là 70 - 90%. Lượng mưa phân bố đều, xen kẽ ngày mưa, ngày
nắng rất phù hợp cho cây chè sinh trưởng, phát triển. Lượng mưa tập trung
phân bố không đều ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng của cây chè, gây xói mòn
đất trồng chè. Ẩm độ không khí thấp, chè cằn cỗi, búp chè chóng già, tỷ lệ



8
mù xòe cao, sức chống chịu sâu bệnh giảm.


9
Các loại chè núi cao có chất lượng tốt vì độ ẩm cao và ánh sáng tán xạ
và biên độ nhiệt ngày đêm
lớn.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng cây chè là 22 - 280C.
Theo các nhà khoa học Trung Quốc, Liên Xô thì cây chè ngừng sinh trưởng ở
100C, từ 15 - 180C cây chè sinh trưởng chậm, từ 220C đến 250C cây chè sinh
trưởng mạnh, trên 300C cây chè sinh trưởng chậm lại, ở nhiệt độ 400C các bộ
phận non của chè bị cháy.
Biên độ nhiệt ngày - đêm rộng có lợi cho chất lượng chè. Biên độ nhiệt
độ các mùa thấp thì thời gian thu hoạch búp chè càng
dài.
- Ánh sáng: Ở giai đoạn cây con, cây chè ưa bóng râm. Cây chè trưởng
thành ưa ánh sáng. Yêu cầu của cây chè với ánh sáng có sự khác nhau
giữa các tuổi chè, giống chè. Chè con cần ánh sáng ít hơn chè lớn, các giống
chè lá to cần ít ánh sáng hơn các giống chè lá nhỏ.
Dưới bóng râm cây chè lóng dài, búp non lâu, hàm lượng nước cao
nhưng búp thưa, quang hợp kém nên năng suất thấp.
Ánh sáng tán xạ ở vùng núi cao có tác dụng tốt đến phẩm chất chè.
Sương mù nhiều ẩm ướt, nhiệt độ thấp ở vùng núi cao là nơi sản xuất chè có
chất lượng cao.
- Không khí: Sự lưu thông không khí, gió nhẹ và có mưa rất có lợi cho
sinh trưởng của cây chè. Gió nhẹ làm cho CO2 phân bố đều, có lợi cho quá
trình quang hợp, gió nhẹ có tác dụng điều hòa nước trong cây. Để giảm
tác hại của gió bão người ta tiến hành trồng các đai rừng chắn gió cho chè.
1.2.1.2. Thân và cành

Cây chè sinh trưởng trong điều kiện tự nhiên là đơn trục, nghĩa là
chỉ có một thân chính, trên đó phân ra các cấp cành. Mỗi giống chè có những
đặc điểm và khả năng phân cành khác nhau, có giống phân cành thấp
(thân bụi, nửa bụi) có giống phân cành cao, cành thưa hơn (thân gỗ, bán gỗ).
Khả năng phân cành của mỗi giống có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều


1
cao, độ rộng tán, mật độ cành, mật 0độ búp của tán chè và qua đó có ảnh
hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng chè.


1
1
Theo Nguyễn Hữu La (1999) [12] khi nghiên cứu một số đặc điểm hình
thái của tập đoàn giống chè tại Phú Hộ thời kỳ kiến thiết cơ bản đã
khẳng định, chiều cao cây có tương quan thuận rất chặt với chiều rộng tán
chè (r =
0,72 ± 0,09) và số cành cấp 1 (r = 0,75 ± 0,090), tương quan chặt với diện tích
lá (r = 0,58 ± 0,11), nhưng không có mối tương quan thuận với chiều dài đốt
cành, trọng lượng búp và mật độ búp.
Chu Xuân Ái (1988) [1] khi nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm
hình thái, điều kiện ngoại cảnh với năng suất chè, cho rằng: Năng suất chè có
mối tương quan thuận chặt với mật độ búp (r=0,8564) và diện tch lá
(r=0,7752), những giống có mật độ búp cao, diện tích lá lớn cho năng
suất cao. Giống có chiều rộng lá (r= 0,7542) lớn có năng suất cao hơn
những giống có chiều dài lá lớn.
1.2.1.3.
chè


Mầm

Trên cây chè có những loại mầm: mầm dinh dưỡng và mầm sinh thực.
Mầm dinh dưỡng phát triển thành cành lá, mầm sinh thực phát triển thành
nụ hoa và quả.
Mầm dinh dưỡng gồm có:
- Mầm đỉnh
- Mầm nách
- Mầm ngủ
- Mầm bất định (mầm ở cổ rễ)
Mầm đỉnh: Loại mầm này ở vị trí trên cùng của cành, tiếp tục phát
triển trên trục chính của các cành năm trước, hoạt động sinh trưởng
mạnh và thường có tác dụng ức chế sinh trưởng của các mầm ở phía dưới
nó (ưu thế sinh trưởng ngọn). Trong một năm, mầm đỉnh hình thành búp
sớm nhất cùng với thời kỳ bắt đầu sinh trưởng mùa xuân của cây. Búp


1
được hình thành từ các mầm đỉnh 2là các búp đợt 1, có thể là búp bình
thường hoặc búp mù.


×