Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nhân sài gòn – bình phước ở xã minh hưng, huyện bù đăng, tỉnh bình phước công suất 300 m3ngày đêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 162 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
KHU DÂN CƯ – DỊCH VỤ – CƯ XÁ CÔNG NHÂN
SÀI GÒN – BÌNH PHƯỚC Ở XÃ MINH HƯNG, HUYỆN
BÙ ĐĂNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC CÔNG SUẤT
300 M3/NGÀY.ĐÊM

Ngành

: MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành : KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN MINH THANH TÙNG

MSSV: 1151080293

Lớp: 11DMT03

TP. Hồ Chí Minh, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian theo học tại trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí


Minh, chuyên ngành Kỹ thuật Môi trường, nay em đã hoàn thành Đồ án tốt nghiệp
của mình với đề tài “Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải Khu Dân cư – Dịch vụ
– Cư xá công nhân Sài Gòn – Bình Phước tại xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh
Bình Phước công suất 300 m3/ngày.đêm”. Các số liệu sử dụng trong Đồ án là số
liệu thực được lấy từ Thuyết minh của Dự án; tài liệu tham khảo đều có trích dẫn
nguồn một cách rõ ràng và cụ thể. Em xin cam đoan tự mình thực hiện Đồ án,
không sao chép Đồ án, Luận văn của bất cứ ai dưới bất kỳ hình thức nào. Em xin
chịu trách nhiệm về sự cam đoan của mình.
TP.HCM, ngày 20 tháng 08 năm 2015
SINH VIÊN THỰC HIỆN

NGUYỄN MINH THANH TÙNG


LỜI CẢM ƠN
Tính toán và thiết kế các quy trình hệ thống xử lý nước cấp, nước thải, khí
thải, chất thải rắn, … là một trong những nhu cầu chính yếu, không thể thiếu được
của sinh viên ngành kỹ thuật môi trường. Qua các môn học lý thuyết sinh viên đã
được trang bị hệ thống kiến thức cần thiết. Tuy nhiên, để tiếp cận thực tế và nâng
cao các kỹ năng này cần nối kết, cụ thể hoá các lý thuyết tính toán đã học. Điều này
là mắc xích then chốt trong việc chuẩn bị kiến thức sinh viên, Đồ án tốt nghiệp đã
đáp ứng tốt vai trò này. Chính vì lý do đó sinh viên ngành Kỹ thuật Môi trường cần
hoàn thành tốt Đồ án tốt nghiệp.
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn đến Thầy Nguyễn Xuân Trường cùng
toàn thể các Thầy Cô Khoa Môi Trường & Công Nghệ Sinh Học & Thực Phẩm
Trường Đại Học Công nghệ Tp.Hồ Chí Minh, đã giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt
nguồn kiến thức và những kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập tại
trường cũng như thời gian làm Đồ án tốt nghiệp để em hoàn thành Đồ án tốt nghiệp
này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình em đã tạo điều kiện học hành, chăm sóc,

thương yêu và giúp đỡ để em có thể hoàn thành được Đồ án.
Xin cảm ơn đến toàn thể bạn bè cùng lớp đã giúp đỡ em trong suốt thời gian
học tập và làm Đồ án tốt nghiệp.
Mặc dù đã nổ lực hết mình, nhưng với khả năng, kiến thức và thời gian có
hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình thực hiện Đồ án này.
Kính mong quý thầy cô chỉ dẫn, giúp đỡ để em ngày càng hoàn thiện vốn kiến thức
của mình.
Em chân thành cảm ơn !


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ..................................................................................2
1.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 2
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 2
1.4. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI........................................................................... 3
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ............................................... 3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG TẠI KHU DÂN CƯ
– DỊCH VỤ – CƯ XÁ CÔNG NHÂN SÀI GÒN – BÌNH
PHƯỚC (KHU DÂN CƯ “MINH HƯNG XANH”) .....................4
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN ............. 4
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................. 4
2.1.2. Điều kiện về địa hình, địa chất ............................................................... 5
2.1.3. Điều kiện về khí tượng .......................................................................... 5
2.1.4. Điều kiện thủy văn, hải văn ................................................................... 7

2.1.5. Sơ lược về điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................... 8
2.2. QUY HOẠCH TỔNG THỂ MẶT BẰNG KHU DÂN CƯ ..................... 9
2.2.1. Tính chất và chức năng .......................................................................... 9
2.2.2. Quy mô ................................................................................................. 10
2.2.3. Các hạng mục xây dựng của khu dân cư ............................................. 10
2.2.4. Nhu cầu cấp nước, cấp điện ................................................................. 17
2.2.5. Tiến độ thực hiện dự án ....................................................................... 18
2.3. ĐÁNH GIÁ LƯU LƯỢNG NƯỚC THẢI KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT
ĐỘNG ............................................................................................................. 19

-i-


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

2.3.1. Nước mưa chảy tràn ............................................................................. 19
2.3.2. Nước thải sinh hoạt ............................................................................. 20
2.3.3. Nước thải y tế ....................................................................................... 22
2.3.4. Nước rửa lọc từ trạm cấp nước ............................................................ 22
2.3.5. Nước thải từ các trạm rửa xe ................................................................ 22

CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VÀ
CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT.....24
3.1. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT .................................... 24
3.1.1. Nguồn gốc và phân loại ....................................................................... 24
3.1.2. Thành phần và tính chất của nước thải ................................................ 25
3.1.3. Ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt ..................................................... 27
3.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT ............... 28
3.2.1. Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học .......................................... 28
3.2.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý ........................................... 35

3.2.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học ........................................ 39
3.2.4. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học ....................................... 41
3.2.5. Xử lý cặn .............................................................................................. 52
3.3. SƠ LƯỢC VỀ CÁC VI SINH VẬT TRONG VIỆC XỬ LÝ NƯỚC
THẢI SINH HOẠT ......................................................................................... 52
3.3.1. Quá trình hiếu khí và hiếu khí không bắt buộc (tùy nghi) ................... 52
3.3.2. Quá trình yếm khí................................................................................. 55

CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN , ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
NƯỚC THẢI PHÙ HỢP KHU DÂN CƯ – DỊCH VỤ – CƯ XÁ
CÔNG NHÂN SÀI GÒN – BÌNH PHƯỚC .................................58
4.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ ....................................................... 58
4.2. TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI ĐẦU VÀO ................................................. 58

-ii-


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

4.3. TIÊU CHUẨN XẢ THẢI ....................................................................... 59
4.4. ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ ........................................................ 60
4.4.1. Phương án 1.......................................................................................... 61
4.4.2. Phương án 2.......................................................................................... 62
4.5. SO SÁNH ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ .... 62
4.6. THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ LỰA CHỌN ....................................... 64
4.6.1. Phương án 2.......................................................................................... 64
4.6.2. Phương án 1.......................................................................................... 66

CHƯƠNG 5: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH
XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI KHU DÂN CƯ – DỊCH VỤ – CƯ

XÁ CÔNG NHÂN SÀI GÒN – BÌNH PHƯỚC ......................... 67
5.1. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ CẦN XỬ LÝ VÀ THÔNG SỐ TÍNH TOÁN . 67
5.2. SONG CHẮN RÁC ................................................................................ 69
5.3. NGĂN TIẾP NHẬN ............................................................................... 74
5.4. BỂ TÁCH DẦU MỠ ............................................................................... 76
5.5. BỂ ĐIỀU HÒA ....................................................................................... 77
5.6. BỂ SBR (SEQUENCING BATCH REACTOR) ................................... 82
5.7. BỂ TRUNG GIAN .................................................................................. 94
5.8. BỒN LỌC ÁP LỰC ................................................................................ 95
5.9. BỂ KHỬ TRÙNG ................................................................................. 102
5.10. BỂ NÉN BÙN ..................................................................................... 104
5.11. SÂN PHƠI BÙN ................................................................................. 107
5.12. BỂ AEROTANK (PHƯƠNG ÁN 1) .................................................. 109
5.13. BỂ LẮNG ĐỨNG (PHƯƠNG ÁN 1) ................................................ 120
5.14. BỂ NÉN BÙN (PHƯƠNG ÁN 1)....................................................... 126
5.15. SÂN PHƠI BÙN (PHƯƠNG ÁN 1) .................................................. 129

-iii-


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 6: DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ VÀ LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ NƯỚC THẢI HIỆU QUẢ ................... 131
6.1. DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ (PHƯƠNG ÁN 2) ........................... 131
6.1.1. Dự toán chi phí xây dựng (phương án 2) ........................................... 131
6.1.2. Dự toán chi phí phần thiết bị (phương án 2) ...................................... 131
6.1.3. Chi phí nhân công .............................................................................. 135
6.1.4. Chi phí điện năng (phương án 2) ....................................................... 135
6.1.5. Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng (phương án 2) .................................. 136

6.1.6. Chi phí hoá chất ................................................................................. 136
6.1.7. Chi phí khấu hao (phương án 2) ........................................................ 136
6.1.8. Chi phí xử lý 1 m3 nước thải (phương án 2) ...................................... 137
6.2. DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ (PHƯƠNG ÁN 1) ............................ 137
6.2.1. Dự toán chi phí xây dựng (phương án 1) ........................................... 137
6.2.2. Dự toán chi phí phần thiết bị (phương án 1) ...................................... 137
6.2.3. Chi phí điện năng (phương án 1) ....................................................... 141
6.2.4. Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng (phương án 1) .................................. 142
6.2.5. Chi phí khấu hao (phương án 1) ........................................................ 143
6.2.6. Chi phí xử lý 1 m3 nước thải (phương án 1) ...................................... 143
6.3. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ HIỆU QUẢ................................ 143

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................ 144
7.1. KẾT LUẬN ........................................................................................... 144
7.2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 144

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 145

-iv-


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD

: Biochemical oxygen demand - Nhu cầu oxy sinh hóa

COD


: Chemical oxygen demand - Nhu cầu oxy hoá học

DO

: Dissolved oxygen - Hàm lượng Oxy hoà tan

F/M

: Tỷ lệ thức ăn trên vi sinh vật.

MLSS

: Mixed liquor suspended solids - Nồng độ bùn hoạt tính tính theo SS

MLVSS : Mixed liquor volatile spended solids - Nồng độ bùn hoạt tính tính theo VSS
SS

: Suspended solids - Chất rắn lơ lửng

TSS

: Total suspended solids - Chất rắn lơ lửng tổng cộng

VSS

: Volatile suspended solids - Chất rắn lơ lửng có khả năng hoá hơi.

XLNT

: Xử lý nước thải


VSV

: Vi sinh vật

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXD

: Tiêu chuẩn xây dựng

Công ty TNHH NLSH

: Công ty trách nhiệm hữu hạn nhiên liệu sinh học

Công ty TNHH MTV

: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

-v-


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp diện tích xây dựng nhà ở
Bảng 2.2 Nhu cầu cấp nước cho dự án
Bảng 2.3 Bảng tính toán phụ tải điện

Bảng 2.4 Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa chảy tràn
Bảng 2.5 Lưu lượng nước thải sinh hoạt của từng công trình chính
Bảng 2.6 Ước tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Bảng 3.1 Thành phần đặc trưng NTSH chưa xử lý
Bảng 3.2 Các giai đoạn của quá trình đông tụ , kết bông
Bảng 3.3 .Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động của công trình xử lý nước thải hiếu khí
Bảng 4.1 Thành phần nước thải sinh hoạt đặc trưng
Bảng 4.2 So sánh 2 phương án xử lý
Bảng 5.1 Hệ số không điều hòa chung của nước thải sinh hoạt
Bảng 5.2 Hệ số  để tính sức cản cục bộ của song chắn
Bảng 5.3 Lượng rác tính trên đầu người trong năm
Bảng 5.4 Thông số tính toán song chắn rác
Bảng 5.5 Tổng hợp tính toán bể thu gom
Bảng 5.6 Thông số thiết kế bể tách dầu
Bảng 5.7 Bảng tóm tắt kết quả tính toán bể điều hòa
Bảng 5.8 Hệ số động học bùn hoạt tính ở 20oC.
Bảng 5.9 Công suất hòa tan oxy vào nước của thiết bị phân phối bọt khí nhỏ và mịn
Bảng 5.10 Thông số tính toán kích thước bể SBR
Bảng 5.11 Thông số tính toán thiết kế bể trung gian
Bảng 5.12 Kích thước vật liệu lọc
Bảng 5.13 Tốc độ rửa ngược bằng nước và khí đối với bể lọc cát một lớp và lọc
Anthracite
Bảng 5.14 Các thông số thiết kế bể lọc áp lực
Bảng 5.15 Bảng tóm tắt các thông số thiết kế bể khử trùng

-vi-


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Bảng 5.16 Tổng hợp thông số tính toán bể nén bùn
Bảng 5.17 Tải trọng cặn trên 1 m2 sân phơi bùn
Bảng 5.18 Thông số tính toán kích thước sân phơi bùn
Bảng 5.19 Bảng tóm tắt các thông số thiết kế bể Aerotank (phương án 1)
Bảng 5.20 Thông số tính toán bể lắng đứng (phương án 1)
Bảng 5.21 Tổng hợp thông số tính toán bể nén bùn (phương án 1)
Bảng 5.22 Thông số tính toán kích thước sân phơi bùn (phương án 1)
Bảng 6.1 Bảng chi phí xây dựng trạm xử lý nước thải (phương án 2)
Bảng 6.2 Bảng chi phí thiết bị trong trạm xử lý (phương án 2)
Bảng 6.3 Bảng tiêu thụ điện năng trong ngày (phương án 2)
Bảng 6.4 Bảng chi phí xây dựng trạm xử lý nước thải (phương án 1)
Bảng 6.5 Bảng chi phí thiết bị trong trạm xử lý (phương án 1)
Bảng 6.6 Bảng tiêu thụ điện năng trong ngày (phương án 1)

-vii-


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Mặt bằng tổng thể dự án Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân
Sài Gòn – Bình Phước
Hình 3.1 Song chắn rác cơ giới
Hình 3.2 Sơ đồ lắp đặt của một máy nghiền rác
Hình 3.3 Bể lắng cát ngang
Hình 3.4 Bể lắng cát thổi khí
Hình 3.5 Sơ đồ bể lắng cát ly tâm với hệ thống cơ giới để lấy cặn
Hình 3.6 Sơ đồ bể tách dầu mỡ lớp mỏng
Hình 3.7 Bể lắng đứng
Hình 3.8 Bể lắng li tâm

Hình 3.9 Bể lọc
Hình 3.10 Sơ đồ bể kết tủa bông cặn
Hình 3.11 Bể tuyển nổi kết hợp với cô đặc bùn
Hình 3.12 Xử lý nước thải bằng đất
Hình 3.13 Sơ đồ công nghệ bể Aeroten truyền thống
Hình 3.14 Sơ đồ làm việc của bể Aeroten có ngăn tiếp xúc
Hình 3.15 Sơ đồ làm việc của bể Aeroten làm thoáng kéo dài
Hình 3.16 Sơ đồ làm việc của bể Aeroten khuấy trộn hoàn chỉnh
Hình 3.17 Bể Oxytank
Hình 3.18 Bể lọc sinh học cao tải
Hình 3.19 Đĩa quay sinh học RBC
Hình 3.20 Quá trình vận hành bể SBR
Hình 3.21 Bể UASB
Hình 3.22 Đồ thị về sự tăng trưởng của các vi sinh vật trong xử lý nước thải
Hình 4.1 Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phương án 1
Hình 4.2 Dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phương án 2
Hình 5.2 Sơ đồ lắp đặt song chắn rác

-viii-


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU
Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa không khí và đảm bảo
sự sống cho trái đất. Nước là nguồn dinh dưỡng nuôi sống thế giới hữu sinh trên trái
đất. Chúng ta không thể làm ngơ với lời cảnh báo : “Toàn cầu đang khát”, lý do của
điều đó là vì nhu cầu về nước đang ngày càng gia tăng theo nhịp độ phát triển của
đô thị và xã hội.
Trong những năm gần đây, cùng với tiến độ tăng trưởng của các địa bàn kinh

tế trọng điểm Phía Nam, tỉnh Bình Phước cũng đang bắt đầu phát triển mạnh, hình
thành các khu công nghiệp và dân cư tập trung. Bên cạnh đó, nổi bật trong việc thu
hút đầu tư còn có xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, nơi hiện có không ít doanh
nghiệp chế biến điều nhân xuất khẩu và nhiều nông trường trồng cao su và gần đây
nhất là sự thành lập và đi vào hoạt động của Nhà máy sản xuất Ethanol thuộc Công
ty NLSH Phương Đông (OBF) với nhu cầu về tuyển dụng nhân sự và giữ chân lao
động khá cao.
Song song với các dự án phát triển công nghiệp, nông lâm nghiệp, tỉnh Bình
Phước cũng đặc biệt quan tâm đến phát triển các khu đô thị, tạo nhiều quĩ đất ở cho
người dân nhằm đón đầu các làn sóng nhập cư, cũng như vấn đề tăng dân số cơ học
do tỉ lệ tăng trưởng công nghiệp.
Từ thực tế đó, “Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân” của Công ty
TNHH Sài Gòn – Bình Phước (còn được gọi tắt là Khu dân cư “Minh Hưng
Xanh”) được đầu tư xây dựng theo quyết định phê duyệt số 2264/QĐ-UBND của
chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước ngày 18/10/2011 với mục tiêu từng bước đáp ứng
yêu cầu giải quyết nhu cầu nhà ở khang trang hiện đại cho người dân địa phương,
tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa và công nhân lao động của Nhà máy sản xuất
Ethanol và cho các đối tượng có nhu cầu tại khu vực.
Dự án Khu dân cư “Minh Hưng Xanh” khi đưa vào sử dụng sẽ thải ra một
lượng nước thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Vì vậy, việc cấp
thiết là phải xử lý lượng nước thải này trước khi thải ra môi trường

Trang 1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1:
MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Tính toán thiết kế hệ thống XLNT sinh hoạt nhằm xử lý lượng nước thải ra
hằng ngày từ Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân Sài Gòn – Bình Phước đạt
quy chuẩn môi trường 14 : 2008/BTNMT, cột B, đáp ứng được yêu cầu của uỷ ban
nhân dân Tỉnh Bình Phước về tình trạng nước thải hiện nay, nhằm hướng đến mục
tiêu phát triển chung của Tỉnh.

1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 Đánh giá tổng quan về dự án Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân Sài
Gòn – Bình Phước, hiện trạng môi trường, cơ sở hạ tầng kỹ thuật của dự án.
 Xác định đặc tính nước thải của khu dân cư : Lưu lượng, thành phần, tính
chất nước thải, khả năng gây ô nhiễm, nguồn xả thải…
 Đề xuất công nghệ và thiết kế hệ thống XLNT cho Khu Dân cư – Dịch vụ –
Cư xá công nhân Sài Gòn – Bình Phước dựa theo các số liệu thu thập được.
 Dự toán chi phí xây dựng, thiết bị, hóa chất, chi phí vận hành trạm xử lý
nước thải.

1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các tài liệu về nước thải sinh hoạt,
tìm hiểu thành phần, tính chất nước thải và các số liệu cần thiết khác.
 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu những công nghệ xử lý nước
thải sinh hoạt qua các tài liệu chuyên ngành.
 Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Thống kê, tổng hợp số liệu thu
thập được và đưa ra công nghệ xử lý phù hợp.
 Phương pháp so sánh: So sánh ưu, nhược điểm của những công nghệ xử lý
hiện có và đề xuất công nghệ xử lý nước thải phù hợp.

Trang 2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


 Phương pháp toán: Sử dụng công thức toán học để tính toán các công trình
đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải, dự toán chi phí xây dựng, vận hành
trạm xử lý.
 Phương pháp đồ họa: Dùng phần mềm AutoCad để mô tả kiến trúc các
công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải.

1.4. PHẠM VI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được giới hạn trong phạm vi : Tính toán – thiết kế hệ thống xử lý nước
thải sinh hoạt tập trung cho Khu dân cư “Minh Hưng Xanh” – xã Minh Hưng –
huyện Bù Đăng – tỉnh Bình Phước.
Thời gian bắt đầu từ ngày 25/05/2015 và kết thúc vào ngày 20/08/2015.

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Xây dựng trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường, giải quyết được
vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của khu dân cư.
Góp phần nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho người dân.
Khi trạm xử lý hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ là nơi để các sinh viên
tham quan, học tập.
Đề tài góp phần làm tài liệu tham khảo cho các khu dân cư sắp được xây
dựng trên địa bàn và toàn quốc có mong muốn xây dựng trạm xử lý nước thải phù
hợp.

Trang 3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG TẠI KHU DÂN CƯ – DỊCH VỤ

– CƯ XÁ CÔNG NHÂN SÀI GÒN – BÌNH PHƯỚC (KHU
DÂN CƯ “MINH HƯNG XANH”)
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN
2.1.1. Vị trí địa lý
Vị trí xây dựng dự án tại xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Khu đất hiện hữu nằm trong lô đất trồng cao su số 11 của Công ty TNHH
MTV Cao Su Phú Riềng thuộc Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam quản lý,
cách huyện Bù Đăng khoảng 10 km về phía Tây, cách nhà máy Ethanol khoảng 7
km về phía Nam theo quốc lộ 14.
Phạm vi khu đất:
 Phía Bắc và Đông Bắc : Giáp đất trồng cao su và khu dân cư
 Phía Đông Nam

: Giáp đường quốc lộ số 14

 Phía Nam

: Giáp đất trồng cao su

 Phía Tây

: Giáp đường đất đỏ, đất trồng cao su

Thuận lợi:
Việc xây dựng Khu dân cư hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh và địa phương, tái định cư cho các hộ dân bị giải tỏa, thu hút nguồn
lao động nhập cư của nhà máy Ethanol và các đối tượng khác.
Thuận lợi về mặt giao thông và sinh hoạt của dân cư khu vực do khu đất nằm
ngay mặt tiền quốc lộ số 14. Đây là khu đất trồng cao su hiện hữu, nhà dân gồm 32
hộ nằm trên hành lang lộ giới quốc lộ 14 nên công tác đền bù giải tỏa sẽ tương đối

thuận lợi.
Khu đất cách Hồ chứa Hưng Phú khoảng 300 m và cách cầu 38 khoảng 7
km, thuận lợi cho việc cấp, thoát nước của khu dân cư. Hiện trạng khu đất cao và
bằng phẳng thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện công tác qui hoạch.
Khó khăn:

Trang 4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hiện trạng các công trình kiến trúc và cơ sở hạ tầng trong khu vực còn quá
nghèo nàn nên Công ty phải đầu tư kinh phí tương đối.
Giai đoạn đầu, nước thải sinh hoạt từ khu dân cư được thoát chung với cống
thoát nước mưa dọc theo quốc lộ 14, cho nên giai đoạn lâu dài Chủ đầu tư phải đầu
tư hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài.

2.1.2. Điều kiện về địa hình, địa chất
Địa hình:
Toàn khu vực tương đối bằng phẳng, không bị ảnh hưởng ngập lụt.
Khu vực dự án có cao độ tự nhiên biến đổi từ 49,00 m đến 49,20 m. Hướng
dốc địa hình tự nhiên từ Đông sang Tây khoảng 1,2% - 1,5%. Địa hình khu vực dự
án mang đặc điểm miền trung du.
Địa chất:
Mẫu đất khu vực dự án mang đặc tính đá bazan. Đá bazan được chia làm 2
loại: (1) Bazan Pliocen-Pleistocen sớm (N2-QI), được gọi là “bazan cổ”, (2) Bazan
Pleistocen muộn-Holocen sớm (QII-IV), được gọi là “bazan trẻ”.
Đặc điểm chung của đá bazan là hàm lượng oxyt sắt cao (10-11%), oxyt
magie từ 7 – 10%, oxyt canxi từ 8 – 10%, oxyt photpho từ 0,5 – 0,8%, hàm lượng
Natri cao hơn Kali một chút. Vì vậy, các đá bazan thường có màu đen và trong điều

kiện nhiệt đới ẩm đã phát triển một lớp vỏ phong hóa rất dày trung bình từ 20 – 30
m và có màu nâu đỏ rực rỡ. Từ đá này đã hình thành ra các loại đất đỏ bazan màu
mỡ rất thích hợp với các cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, tiêu, điều, cây
ăn quả,…Ngoài ra đá bazan còn là một nguồn vật liệu xây dựng rất quan trọng của
khu vực.
Đất tại khu vực dự án có cường độ chịu nén của đất ở Bù Đăng khoảng từ 2
đến 3 Kg/cm2.

2.1.3. Điều kiện về khí tượng
Khí hậu của vùng thực hiện dự án cũng như khí hậu của xã Minh Hưng
huyện Bù Đăng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa của tỉnh

Trang 5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Bình Phước, khí hậu điều hòa và đồng nhất, mỗi năm có 2 mùa phân biệt, mùa mưa
và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4.
Nhiệt độ: Biên độ dao động giữa các tháng trong năm không lớn, nhiệt độ
bình quân trong năm cao đều và ổn định từ 25,8oC – 26,2oC. Nhiệt độ bình quân
thấp nhất 21,5oC – 22oC. Nhiệt độ bình quân cao nhất từ 31,7oC – 32,2oC. Nhìn
chung sự thay đổi nhiệt độ qua các tháng không lớn, song chênh lệch nhiệt độ giữa
ngày và đêm thì khá lớn, khoảng 7 – 9oC nhất là vào các tháng mùa khô. Nhiệt độ
cao nhất vào các tháng 3,4,5 (từ 37 – 37,2oC) và thấp nhất vào tháng 12 là 19oC.
Số giờ nắng: Nằm trong vùng dồi dào nắng, tổng số giờ nắng trong năm từ
2400 – 2500 giờ. Số giờ nắng bình quân trong ngày từ 6,2 – 6,6 giờ. Thời gian nắng
nhiều nhất vào tháng 1,2,3,4 và thời gian ít nắng nhất vào tháng 7,8,9.
Độ ẩm: Lượng nước bốc hơi và độ ẩm cũng như nhiệt độ của không khí là
một trong những yếu tố cấu thành độ bền vững khí quyễn. Độ ẩm của không khí có

ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, quá trình chuyển hóa của các chất ô
nhiễm, mức độ bền vững của công trình. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm
khoảng 77,8% – 84,2%.
Lượng mưa:
Lượng mưa bình quân hàng năm biến động từ 2045 – 2325 mm.
Mùa mưa diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm 85 – 90% tổng lượng mưa
cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là 376 mm (tháng 7).
Mùa khô từ cuối tháng 11 đến đầu tháng 5 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 10
– 15% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 2,3.
Lượng mưa có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của dự án, quá trình phát
tán, pha loãng và xử lý chất ô nhiễm. Việc thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho khu
vực dự án cần quan tâm đến lượng mưa, xây dựng riêng biệt hệ thống tách nước
mưa và nước thải sinh hoạt. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào mùa
mưa (từ tháng 5 đến tháng 11). Trong các tháng mùa mưa, lượng mưa trung bình
tương đối đều. Trong các tháng mùa khô, lượng mưa nhỏ hoặc hoàn toàn không
mưa.

Trang 6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chế độ gió: Gió cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường của dự án, tốc độ
gió càng lớn thì khả năng lan truyền và phát tán bụi, các chất ô nhiễm càng cao (do
nồng độ các chất ô nhiễm được pha loãng và vận chuyển càng xa).
Hướng gió chính ở khu vực dự án chi phối theo hướng gió ở huyện Bù Đăng,
theo 2 mùa trong năm: hướng Đông Bắc vào mùa khô, hướng Tây Nam và Đông
Nam vào mùa mưa.

2.1.4. Điều kiện thủy văn, hải văn

Tài nguyên nước mặt:
Tỉnh Bình Phước có mạng lưới sông suối khá phong phú. Trên địa bàn tỉnh
có 3 con sông chính là sông Bé, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn với tổng lượng
dòng chảy trung bình khoảng 26 tỷ m3/năm. Tài nguyên nước mặt của tỉnh Bình
Phước thuộc loại tương đối với mật độ 0,7 – 0,8 km/km2. Tuy nhiên, sông suối
trong vùng có lồng sông hẹp, dốc, lũ lớn trong mùa mưa và khô kiệt trong mùa khô.
Vì thế, khả năng khai thác nguồn nước này cấp cho sản xuất nông nghiệp cần lượng
vốn đầu tư cao.
Đối với huyện Bù Đăng, nguồn nước mặt chủ yếu từ các nhánh sông suối
cung cấp nước cho thủy điện Thác Mơ phân bố theo hướng Đông Nam với bề rộng
từ 120 – 400 m như nhánh Đắk Quorre, Đắk Đồng Xoài, Đắk R’Lấp và bàu chứa
nước Hưng Phú. Bàu chứa được kiến tạo từ hoạt động nâng lên và hạ xuống của lớp
vỏ trái đất, có độ cao so với mặt nước biển thấp hơn 130 m. Các hệ suối chính tại
huyện thường có nước vào mùa khô, còn phần thượng nguồn và các suối nhánh,
một số suối nhỏ ngắn thường khô hạn. Mùa mưa nước dâng và ngập tràn trên diện
tích khá lớn. Hiện tại Bàu Hưng Phú có diện tích nước ngập với diện tích 1,8 km2
vào mùa mưa.
Có thể sử dụng nguồn nước được lấy từ hồ thủy lợi cách khu vực quy hoạch
khoảng 3000 m.
Tài nguyên nước ngầm:
Tỉnh Bình Phước bao gồm các vùng thấp dọc theo các con sông và suối, nhất
là phía Tây Nam tỉnh, nguồn nước khá phong phú có thể khai thác phục vụ phát

Trang 7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

triển kinh tế - xã hội. Tầng chứa nước bazal (QI-II) phân bố trên qui mô hơn 4000
km2, lưu lượng nước tương đối khá 0,5 – 16 l/s, tuy nhiên do biến động lớn về tính

thấm nên tỉ lệ khoan khai thác thành công không cao. Tầng chứa nước Pleitocen
(QI-III), đây là tầng chứa nước có trữ lượng lớn, chất lượng nước tốt, phân bố vùng
huyện Bình Long và nam Đồng Phú. Tầng chứa nước Pleiocen (N2) lưu lượng 5 –
15 l/s, chất lượng nước tốt. Ngoài ra còn có tầng chứa nước Mezozol (M2) phân bố
ở vùng đồi thấp (từ 100 – 250 m).
Đặc trưng mực nước và diễn biến mực nước trong các tầng chứa nước tại
huyện Bù Đăng như sau:
Huyện Bù Đăng có cấu trúc của tầng chứa nước khe nứt thành tạo phun trào
Bazan miocen trên, phủ trực tiếp trên tầng chứa nước khe nứt Jura dưới – giữa. Đây
là tầng chứa nước không áp hoặc có áp lực yếu ở một số nơi, nguồn bổ cập chủ yếu
là nước mưa và dòng mặt, miền thoát là các sông suối trong vùng.
Mực nước dao động theo mùa, mực nước trung bình tháng cao nhất là -26,04
m xuất hiện vào tháng 11, mực nước trung bình tháng thấp nhất là -30,70 m xuất
hiện trong tháng 6.
Huyện Bù Đăng có nguồn nước ngầm tương đối tốt. Lưu lượng khoảng 20 –
30 m3/h. Chất lượng nước có thể chấp nhận dung cho sinh hoạt bình thường. Trên
địa bàn xã Minh Hưng có sông, suối và hồ chứa Hưng Phú (với diện tích 1,8 km2).
Dự án có thể sử dụng nguồn nước mặt được lấy từ hồ chứa Hưng Phú cách
khu quy hoạch khoảng 300 m hoặc khai thác nguồn nước ngầm. Đồng thời, nước
thải của khu vực dự án sau khi đã xử lý sẽ thoát chung với cống thoát nước mưa dọc
tuyến quốc lộ 14 theo dự án BOT quốc lộ 14 (đoạn Đồng Xoài – Cay Chanh).

2.1.5. Sơ lược về điều kiện kinh tế - xã hội
Đặc điểm kinh tế:
Đa số dân trong xã Minh Hưng làm nông nghiệp và trồng cây công nghiệp
Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm: 229,36 ha, đạt 134,9% so với chỉ
tiêu huyện giao. Chăn nuôi chủ yếu là trâu, bò, heo, gia cầm. Chăn nuôi gia cầm tập
trung theo phương thức bán công nghiệp.

Trang 8



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Một số công ty trong nước và ngoài nước đã đầu tư hoạt động ở xã Minh
Hưng, góp phần giải quyết vấn đề việc làm cho người dân địa phương và các vùng
lân cận như: Nhà máy sản xuất Ethanol của Công ty Phương Đông, Công ty Mai
Hương về chế biến hạt điều, các trạm thu mua cacao của Công ty Cargill…
Thương mại – dịch vụ – du lịch chưa thật sự phát triển mạnh.
Cơ sở hạ tầng đang được chú trọng hoàn thiện: Huyện Bù Đăng đã chọn xã
Minh Hưng để thực hiện xây dựng nông thôn mới, mở rộng đường xá, hệ thống cấp
điện, cấp nước đang được triển khai, làng nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số,…
Đặc điểm xã hội:
Công tác giáo dục đang được chú trọng, toàn xã có 5 trường với tổng số 84
lớp. Tổng số giáo viên là 197 người, trong đó ngành mầm non 50 người, bậc tiểu
học 83 người, bậc THCS 64 người.
Công tác xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, xã đã giảm được 17 hộ nghèo
và 26 hộ cận nghèo.
Ngành y tế ở xã tiếp tục chú trọng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân,
công tác dự phòng, truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình, các dịch vụ y tế
ngày một phát triển đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

2.2. QUY HOẠCH TỔNG THỂ MẶT BẰNG KHU DÂN CƯ
2.2.1. Tính chất và chức năng
Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân Sài Gòn – Bình Phước (“Minh
Hưng Xanh”) nằm trong khu đất nông trường cao su của Công ty TNHH MTV
Cao Su Phú Riềng và gần nhà máy sản xuất Ethanol của Công ty TNHH NLSH
Phương Đông. Do đó, khu dân cư ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở của công
nhân công ty cao su và nhà máy sản xuất ethanol.
Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân Sài Gòn – Bình Phước bao gồm

các thành phần chức năng sau:
 Nhà ở
 Công trình thương mại – dịch vụ
 Công trình phục vụ công cộng

Trang 9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Công viên – cây xanh
 Hệ thống kỹ thuật hạ tầng độ thị
Khu dất được chia thành các đơn vị thuận tiện cho sinh hoạt cộng đồng, bố
trí các công trình dịch vụ công cộng với bán kính hợp lý.
Bố trí hợp lý các loại hình nhà ở và các lô đất ở. Xác định quy mô diện tích
các thành phần chức năng của khu ở, nhóm nhà ở phù hợp với đặc điểm, tính chất
của khu dân cư.

Hình 2.1 Mặt bằng tổng thể dự án Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân
Sài Gòn – Bình Phước

2.2.2. Quy mô
Quy mô diện tích Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân là 90.908 m2.
Quy mô dân số khoảng 1600 người.

2.2.3. Các hạng mục xây dựng của khu dân cư
Quy mô diện tích đất quy hoạch xây dựng các khu chức năng trong Khu dân
cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân với tổng diện tích quy hoạch là 90.908 m2. Trong
đó:
Các hạng mục công trình chính:


Trang 10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

+ Nhà ở: 43.078 m2, chiếm 47,4%.
Gồm: Các lô đất nhà phố: 34.465 m2
Khu nhà công vụ: 8.613 m2
+ Công trình công cộng: 15.447 m2, chiếm 16,9%.
Gồm: Trường học: 950 m2
Trạm y tế: 570 m2
Khu thương mại – dịch vụ: 13.927m2
Các hạng mục công trình phụ trợ:
+ Quy hoạch giao thông: 25.423 m2, chiếm 28%.
+ Quy hoạch cây xanh – vườn hoa: 3.873 m2, chiếm 4,3%.
+ Quy hoạch hạ tầng kĩ thuật: 3.087 m2, chiếm 3,4%.
Gồm: Công trình nhà máy cấp nước: khoảng 1000 m2
Quy hoạch hạ tầng trong các khu ở: khoảng 2.087 m2
(Hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước thải,
vệ sinh môi trường, thông tin liên lạc,…)
2.2.3.1. Các công trình chính
San lấp mặt bằng xây dựng toàn khu:
Do địa hình khu đất tương đối bằng phẳng với cao độ tự nhiên từ 49,00 đến
49,20 m, nên thực hiện san lấp trên nguyên tắc cân bằng đào đắp toàn khu, với diện
tích san lấp toàn bộ khu dự án (lớn hơn diện tích quy hoạch) là: 99.539,03 m2.
-

Bóc bỏ hữu cơ rễ cây, khai hoang mặt bằng đào bo các gốc cây cao su.


-

Lưới dùng để san nền sử dụng lưới ô vuông có kích thước 20x20 m.

-

Tận dụng đất đào để chuyển qua phần đắp. Yêu cầu độ chặt K95, đất đắp
được đắp thành từng lớp đảm bảo độ chặt yêu cầu cần thiết.

-

Độ chặt tính toán: Phù hợp với độ chặt quy định đối với nền đắp và nền
móng công trình.

Xây dựng khu nhà ở:
Mật độ xây dựng và tầng cao được quy định như sau:
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp diện tích xây dựng nhà ở

Trang 11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

THÔNG SỐ KINH TẾ KỸ THUẬT
Loại đất

Ký hiệu
lô đất

Diện tích

(m2)

Số lô (lô)

Tầng cao
(tầng)

Mật độ
xây dựng

Ghi chú

(%)

34.465

310

2.161

18

03

75

Nhà phố

A2


4.073

36

03

75

Nhà phố

A3

4.311

38

03

75

Nhà phố

B1

3.220

36

03


75

Nhà phố

Đất nhà

B2

3.923

36

03

75

Nhà phố

phố

D1

4.086

38

03

75


Nhà phố

D2

4.668

38

03

75

Nhà phố

D3

4.756

42

03

75

Nhà phố

4.770

18


03

75

Nhà phố

1.324

10

03

75

Nhà phố

8.613

01

05

60

A1 (từ lô
01 – 18)

D4 (từ lô
01 – 18)
D5 (từ lô

01 – 10)
Đất nhà
công vụ

C

Nhà ở cư


( Nguồn: Đánh giá tác động môi trường Khu Dân cư – Dịch vụ – Cư xá công nhân
Sài Gòn – Bình Phước, tháng 2/2012 )
 Đối với nhà phố, chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ.
 Đối với nhà ở công vụ, chỉ giới xây dựng lùi vào 3 m so với chỉ giới
đường đỏ.
Xây dựng công trình công cộng:
Công trình trường học, công trình y tế: Bố trí xây dựng tiếp giáp tuyến đường
quy hoạch số 8 và đường quy hoạch số 6, với tầng cao: 02 tầng, mật độ xây dựng
40%, chỉ giới xây dựng là 5 m so với chỉ giới đường đỏ.

Trang 12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Công trình thương mại: Bố trí xây dựng tiếp giáp tuyến đường Quốc lộ 14,
với tầng cao: 03 tầng, mật độ xây dựng 60%, chỉ giới xây dựng là 5 m so với chỉ
giới đường đỏ.
2.2.3.2. Các công trình phụ trợ
Hệ thống giao thông:
Bố trí các trục đường bám sát địa hình tự nhiên, các trục đường thiết kế có

hướng song song và vuông góc với nhau, tuyến đường số 1 là tuyến đường chính
của khu quy hoạch, kết nối với đường Quốc lộ 14.
Mặt tiền khu quy hoạch giáp Quôc lộ 14 được đầu tư nâng cấp.
Hệ thống giao thông trong khu quy hoạch là loại đường bê tông nhựa nóng
hạt mịn. Vỉa hè làm bằng gạch blog.
Tổng chiều dài các tuyến đường quy hoạch là 1713 m.
Khối lượng xây dựng hệ thống giao thông trong khu quy hoạch như sau:
 Đường số 01: lộ giới 25 m. Trong đó, lòng đường: 7x2 m, vỉa hè: 3x2 m,
dải phân cách cây xanh 5 m (ký hiệu mặt cắt I – I).
 Đường số 02: lộ giới 30 m. Trong đó, lòng đường: 7x2 m, vỉa hè: 3x2 m,
dải phân cách cây xanh 10 m (ký hiệu mặt cắt II – II).
 Đường nội bộ (đường số 3,4,5,6,7,8). Trong đó, lòng đường: 7x2 m, vỉa
hè: 3x2 m (ký hiệu mặt cắt III – III).
Hệ thống thoát nước mưa:
Các tuyến thoát nước xây dựng bằng cống tròn bê tông cốt thép có đường
kính từ D800 – D1000 mm, được bố trí trên dọc theo các trục đường trong khu quy
hoạch để thu nước mặt đường và công trình, sau đó chảy vào cống hộp chính bê
tông cốt thép, thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu quy hoạch và thoát ra hệ
thống chung dọc tuyến Quốc lộ 14.
Hệ thống thoát nước thải:
Nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công trình được xử lý cục bộ bằng
hầm tự hoại trước khi thoát ra mạng lưới. Theo thiết kế hệ thống thoát nước thải:

Trang 13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

 Giai đoạn đầu: nước thải sinh hoạt từ khu dân cư được thoát chung với
cống thoát nước mưa dọc Quốc lộ 14.

 Giai đoạn dài hạn: nước thải sẽ được đấu nối với mạng lưới thoát nước
thải riêng biệt của khu vực khi hệ thống thoát và xử lý nước thải đô thị
được xây dựng.
+ Về thiết kế:
Tải trọng thiết kế: Cống băng đường chịu tải trọng H30, XP80, cống trên vỉa
hè dùng cống vỉa hè chịu tải người đi bộ 300 kg/m2. Cống tròn dùng cống ly tâm
hoặc rung ép.
Gối cống bê tông cốt thép đúc sẵn sau đó đặt trên nền móng đá 4x6 M100
dày 10 cm. Mối nối cống: Bằng Joint cao su, bên ngoài trát vữa xi măng M75. Hầm
ga bê tông đá 1x2 M200.
+ Kết cầu xây dựng:
Mương đặt ống và độ sâu chôn cống: Mương đặt cống dựa trên các điều kiện
về điều kiện nước ngầm, tải trọng tác động lên đỉnh cống, loại đất, kích cỡ đường
cống, tính kinh tế, lớp phủ trên bề mặt.
Chiều rộng đáy mương đặt cống được thiết kế đảm bảo đủ khoảng cách để
lắp đặt ống, bề rộng đáy mương phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu mỗi bên 0,4 m
tính từ mép cống đến thành mương.
Giếng thăm: Các giếng thăm được cấu tạo bằng bê tông cốt thép đá 1x2
M200, tấm đan giếng thăm cấu tạo bê tông cốt thép đá 1x2 M200, viền được bọc
thép V5 nhằm chống nứt vỡ khi quản lý bảo trì.
Hệ thống cấp nước:
Xây dựng công trình nhà máy nước cung cấp cho khu quy hoạch ở vị trí tiếp
giáp với đường số 7.
Mạng lưới cấp nước: Mạng lưới đường ống cấp nước có đường kính D50 –
D100 mm và được nối thành mạch vòng khép kín phục vụ cấp nước cho toàn khu
quy hoạch.
+ Thiết kế kỹ thuật thi công tuyến ống:

Trang 14



×