Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

LÝ THUYẾT AN SINH XA hội (4) (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.33 KB, 18 trang )

CÂU 1: Phân tích vai trò của từng chủ thể trong phương châm “thế kiềng 3
chân” của chính sách ưu đãi xã hội.
Vai trò của nhà nước:
Nhà nước có vai trò chủ đạo trong việc hoạch định các chính sách.
Triển khai , giám sát thực hiện.
Dành một phần ngân sách để chi trả
Pháp động phong trào toàn dân chăm sóc người có công.
Đảng và nhà nước phải tìm mọi cách để NCC có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng
thời phải mở các lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần tự
lực cánh sinh. Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết và nhiều văn bản khác
nhau , hình thành một hệ thống chính sách về ưu đãi đối với thương binh, bệnh
binh, gia đình liệt sỹ và NCC. Hệ thống chính sách đó luôn được bổ sung, sửa
đổi nhằm từng bước cải thiện đời sống của những NCC với cách mạng, phù hợp
với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống chung của nhân dân.
Những năm gần đây nhà nước ban hành pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự
Nhà nước Bà mẹ Việt Nam anh hùng và pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách
mạng gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh…..sự nhất quán đó còn được thể
hiện trong pháp lệnh Ưu đãi NCC với cách mạng ban hành ngày 29/8/1994, hệ
thống chính sách ưu đãi được quy định tại Nghị định số 28/CP ngay 229/4/1995
của chính phủ(gồm chế độ trợ cấp, phụ cấp, chế độ chăm sóc sức khỏe và các ưu
đãi về giáo dục đào tạo…). song song với các chính sách ưu đãi trên, Nhà nước
còn ban hành hàng loạt chích sách: việc làm, đào tạo, dạy nghề, chăm sóc sức
khỏe ưu đãi về ruộng đất về thuế…. Đồng thời theo thời gian và truyền thống
của dân tộc, một phong trào quần chúng sâu rộng với nhiều hình thức phong phú
và giải pháp phù hợp với từng địa phương đã góp phần cùng nhà nước đem lại
cho hàng triệu gia đình NCC với cách mạng một cuộc sống ổn định về vật chất,
thoải mái về tinh thần.
Vai trò của cộng đồng:
Bên cạch hệ thống chính sách ưu đãi của nhà nước , cần huy động sức mạnh của
toàn dân trong việc chăm sóc cho thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và
người có công.


+ đây là truyền thống lâu đời của dân tộc ta
+ cộng đồng có tiềm năng rất to lớn , nếu được huy động sẽ góp phần cùng nhà
nước giải quyết những yêu cầu bức xúc của người có công mà chính sách của
nhà nước với tư cách là mặt bằng chung cho từng loại đối tượng không thể quán
xuyến hết.
Bằng nhiều cách khác nhau cộng đồng xã hội tiếp nồi truyền thống nhân ái của
dân tộc, với đạo lý” uống nước n hớ nguôn” “ đền ơn đáp nghĩa” ….như xây
dựng nhà tình nghĩa, xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng bà mẹ việt
nam anh hùng, đỡ đầu con liệt sỹ mô côi…các phong trào này đã phát triển
nhanh, mạnh cả bề rộng lẫn bề sâu góp phần cải thiện đời sống của người có
công. Việc quan tâm chăm sóc đời sống vật chất, tinh thân cho người có công với
nước và gia đình họ là trách nhiệm của nhà nước và toàn xã hội.


Vai trò của bản thân và gia đình đối tượng. đây là vai trò đóng phần quan
trọng phải nỗ lực vươn lên, hạt nhân nòng cốt trong cộng đồng, phải thể hiện tinh
thần tàn mà không phế.
Để NCC với cách mạng vươn lên trong cuộc sống , để đạt được mục tiêu của
chính sách ưu đãi đối với người có công , việc động viên, cổ vũ tạo điều kiện
giúp họ ổn định cuộc sống có vai trò rất quan trọng. bởi vì nhiều người mang
thương tật , bệnh tật năng nhiều người còn chưa nguôi ngoai niềm đau mất mát
người thân nhưng thông cảm với tình hình đất nước khó khăn, với quyết tâm
vượt qua đói nghèo, anh chị em thương , bệnh binh, thân nhân liệt sỹ đã nổ lực
vượt lên, tìm cho minh một việc làm phù hợp cải thiện và nâng cao đời sống cho
bản thân và cho gia đình. Chính sự nỗ lực này mà những ưu đãi của nhà nước và
sự động viên tiếp sức của cộng đồng , quyết tâm của người có công mới trở
thành hiện thực.
CÂU 2: Phân tích tiêu chuẩn để xã/phường/thị trấn làm tốt công tác chăm
sóc cho người có công.
Tiêu chuẩn để xã/phường/thị trấn làm tốt công tác chăm sóc cho người có công

là:
+Đảng ủy, chính quyền thường xuyên quan tâm lãnh đạo chặt chẽ công tác chăm
sóc người có công thể hiện các nghị quyệt, chỉ thị , các kế hoạch trong đ1o xác
định rõ mục tiêu, nội dung công việc và phân công trách nhiệm thực hiện rõ
rang.
+Các chình sách của nhà nước đối với người có công với cách mạng như trợ cấp
hàng tháng, các ưu đãi về ruộng đất, thuế, vốn, giáo dục đào tạo….được thực
hiện đầy đủ, thuận tiện .
+Các ngành, đoàn thể, các tổ chức kinh tế -xã hội, phối hợp chặt chẽ, thường
xuyên thực hiện có hiệu quả chương trình hành động và có giải pháp, quy định
cụ thể , phù hợp.
+Có cán bộ chuyên trách làm công tác thương binh và xã hội có đủ phẩm chất và
năng lực làm tham mưu cho cấp ủy và chính quyền về công tác chăm sóc người
có công.
+Phát hiện kịp thời những sai sót và không xảy ra các vụ tiêu cực trong việc thực
hiện chính sách.
+Gia đình thương binh, thân nhân liệt sỹ và các gia đình chính sách có mức sống
trung bình trở lên so với mức sống của nhân dân địa phương.
Câu 3:phân tích nguyên tắc ưu tiên, ưu đãi, nguyên tắc bình đẳng, hài
hòa,nguyên tắc phù hơp với khả năng của cộng đồng trên quan điểm pháp
triển.
Nguyên tắc ưu tiên, ưu đãi:
NCC với đất nước đã cống hiến cả cuộc đời họ, đã hy sinh những gì cao quý
nhất cho độc lập tự do cũa dân tộc, khi chở về đời thường tuổi đã gia , sức đã
yếu, vốn liếng không có, đời sống của họ gặp muôn van khó khăn , không ít
người rơi vào hoàn cảnh” yếu thế” trong xã hội. bổn phận của chúng ta là phải có
trách nhiệm “ đền ơn đáp nghĩa” đối với họ. họ xứng đáng được toàn xa hội tôn


vinh, xứng đàng được hưởng mọi sự ưu tiên, ưu đãi cả về vật chất lẫn tình thân.

Trong hoạch định chính sách,Đảng và Nhà nước phải thể hiện sự ưu tiên cần
thiết để đảm bảo cho họ tạo được việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định và mức
sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân điạ phương.
Nguyên tắc ưu tiên, ưu đãi được thể hiện ở hệ thống trợ cấp, phụ cấp . mức trợ
cấp, phụ cấp của đối tượng có công bao giờ cũng cao hơn những đối tượng khác.
Chẳng hạn như tuất hàng tháng nhưng tuất liệt sỹ cao hơn tuất của người thân
nhân người lao động bị ốm đau chết. hoặc là trợ cấp của thương binh cao hơn trợ
cấp tai nạn lao động có cùng tỷ lệ mất sức lao động. ngoài ra các đối tượng ưu
đãi xã hội còn được ưu tiên trong giáo dục đào tạo, ưu tiên trong bố trí sắp xếp
việc làm, trong việc vay vốn với lãi suất thấp, ưu tiên về ruộng đất về miễn, giảm
thuế…những vấn đề này được điều chỉnh trong pháp lệnh Ưu đãi cho người có
công.
Nguyên tắc bình đẳng và hài hòa: công bằng và bình đẳng giữa cùng đối tượng
hưởng cùng một loại chính sách. Những người có công với cách mạng phải được
tạo điều kiện , tạo cơ may như nhau để đi vào cuộc sống mới, nghĩa là họ phải
cùng được xã hội ưu tiên như nhau dù là nam hay nữ, ở thành thị hay nông thôn,
ở miền ngược hay miền xuôi.
Những người chịu đựng mất mát hy sinh như nhau phải được hưởng sự ưu đãi
như nhau. Hoặc những người chịu nhiều tổn thất trong cuộc đấu tranh giành độc
lập phải được hưởng ưu đãi nhiều hơn , ví dụ thương binh hạng I được nhận trợ
cấp và các khoản ưu đãi khác cao hơn thương binh hạng II, III..
Nguyên tắc bình đẳng và hài hòa cũng dược xem xét giữa đối tượng hưởng chính
sách ưu đãi xã hội và các đối tượng khác. Cụ thể: đặt mức trợ cáp ưu đãi cao hơn
nhưng không vượt quá cao so với các đối tượng khác. Chẳng hơn như trợ cáp
thương tât cao hơn trợ cấp tai nạn lao động có cùng tỷ lệ mất sức lao động , tuất
của thân nhân liệt sỹ cao hơn tuất quân nhân từ trần trong mức độ cho phép chứ
không gấp hai, ba lần các loại trợ cấp khác cùng loại.
Nguyên tắc phù hơp với khả năng của cộng đồng trên quan điểm phát triển.
Khi thiết kế, hoạch định chính sách ưu đãi xã hội phải tình toán khả năng đáp
ứng của nền kinh tế.

Không đặt ra những chế độ trợ cấp và những khoản ưu đãi vượt qua khả năng
kinh tế, khả năng bảo đảm của đất nước vì sẽ không đáp ứng được và sẽ khó có
tinh khả thi.
Không đặt ra những chế độ trợ cấp ưu đãi thấp hơn mức thu nhập thực tế, mức
thu nhập trung bình vì sẽ không cải thiện được đời sống của các đối tượng ưu đãi
xã hội và như vậy không còn ý nghĩa của chính sách ưu dãi nữa. xã hội loài
người không ngừng pháp triển, vì vậy chính sách ưu dãi xã hội phải thay đổi để
phù hợp với nhu cầu ngày một tăng của con người.
Khi giá trị của trợ cấp ưu dãi xã hội giảm đến mức nào đó phải có biện pháp điều
chỉnh ngay, tránh tình trạngđể đời sông các đối tượngđược hưởng ưu đãi xã hội
tụt quá xa so với nhân dân dịa phương.


CÂU 4: Liệt kê các tiêu chuẩn phong/truy tặng danh hiệu cao quý Bà mẹ
Việt Nam anh hùng. Theo qui đinh hiện hành mức trợ cấp hàng tháng cho
Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Là bao nhiêu?
Có 5 tiêu chuẩn :
- Có 2 con trở lên là liệt sỹ;
- Chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sỹ và 1 con là thương binh suy giảm khả năng lao
động từ 81% trở lên;
- Chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sỹ;
- Có 1 con là liệt sỹ và có chồng hoặc bản thân là liệt sỹ;
- Có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81
% trở lên
-

Theo quy định hiện hành mức trợ cấp hàng tháng cho bà mẹ việt nam anh
hùng là:

-


+Tuất 1LS: 1.515.000 đ/tháng

-

+Tuất 2 LS: 3.030.000 đ/tháng

-

+Tuất 3LS trở lên : 4.545.000đ/tháng

Phụ cấp: 1.270.000 đồng/tháng
Người phục vụ cho bà mẹ việt nam anh hùng còn sống 1.515.000đ/tháng
Câu 5. Giống nhau và khác nhau giữa thương binh loại A và thương binh
loại B?
Giống nhau:
Phụ cấp: thương binh loại A và loại B mất sức lao động từ 81% trở lên đều được
hưởng phụ cấp giống nhau.
Chế độ ưu đãi khác: giáo dục , y tế, việc làm….đều hưởng giống nhau không
phân biệt là thương binh loại A hay loại B.
Khác nhau:
Thương bị loại A là những quân nhân bị thương vì chiến đấu với địch, vì anh
dũng làm nhiệm vụ, xứng đáng được nêu gương cho đơn vị học tập.
a) Những trường hợp sau đây được coi là bị thương vì chiến đấu với địch:
– Bị thương trong chiến đấu với địch; tiêu phỉ, trừ gian, trấn áp phản cách mạng;


– Bị thương do địch tra tấn trong lúc bị giam cầm, nhưng vẫn biểu thị trung
thành và dũng cảm;
– Bị thương do địch gây nên trong lúc đang làm nhiệm vụ, hoặc bị địch ám hại,

được cấp trung đoàn hoặc cấp Trung ương trở lên xác nhận.
b) Những trường hợp sau đây được coi là bị thương vì anh dũng làm nhiệm vụ,
xứng đáng được nêu gương cho đơn vị học tập:
– Bị thương vì cứu người, cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân đang trong
cơn nguy hiểm;
– Bị thương trong một số trường hợp tập luyện quân sự có tính chất nguy hiểm
như tập quân sự có tính chất nguy hiểm như tập nhảy dù, lái máy bay, diễn tập
chiến đấu… mà thể hiện tinh thần dũng cảm;
– Bị thương trong khi dò mìn, thử các loại vũ khí, đạn, thuốc nổ…
Thương binh loại B:
Thương binh loại B là những quân nhân bị thương trong luyện tập quân sự, trong
công tác, trong học tập, trong lao động xây dựng và sản xuất.
a) Bị thương trong tập luyện quân sự là bị thương trong giờ tập luyện quân sự
(kể cả tập thể dục thể thao) ở thao trường hoặc doanh trại, theo chương trình, kế
hoạch của đơn vị ( bao gồm thời giam đi và về từ đơn vị đến thao trường và cả
thời gian ôn luyện);
b) Bị thương trong công tác là bị thương trong khi đang thi hành nhiệm vụ do
đơn vị phân công (kể cả thời gian đi và về từ nhà ở hoặc từ đơn vị đến nơi làm
việc), hoặc bị thương trong khi làm nhiệm vụ nghiên cứu, phát minh, cải tiến kỹ
thuật phục vụ lợi ích chung, phục vụ chiến đấu bất ký ở đâu và trong thời gian
nào, nếu được cấp chỉ huy từ đại đội trở lên xét và xác nhận.
Ví dụ:
– Đang ngồi làm việc tại doanh trại, bị sụt trần nhà rơi xuống mà bị thương;
– Được đơn vị cử đi mít tinh, biểu tình mà bị thương;
– Nghiên cứu, chuẩn bị học cụ, khí tài ngoài giờ làm việc mà bị thương;
– Trên đường đi công tác mà bị thương..


c) Bị thương trong học tập là bị thương trong khi đang học tập quân sự, chính trị,
văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ tổ chức trong doanh trại hoặc ngoài doanh trại,

được đơn vị quy định (kể cả thời gian đi và về từ nhà ở hoặc đơn vị đến nơi học
tập).
d) Bị thương trong lao động xây dựng và sản xuất là bị thương trong thời gian
lao động theo kế hoạch của đơn vị (kể cả lao động giúp dân cả thời gian đi và về
từ nhà ở hoặc đơn vị đến nơi lao động).
Những trường hợp bị thương khác như bị thương ngoài giờ hành chính (ví dụ hết
giờ làm việc, đi chơi bị tai nạn…) hoặc bị thương trong giờ làm việc tại nơi làm
việc tại doanh trại, nhưng không do yêu cầu của nhiệm vụ (ví dụ: trong giờ làm
việc, tự ý bỏ đi làm việc riêng, đùa nghịch rồi bị tai nạn; trên đường đi công tác
tự tạt ngang hoặc dừng lại để giải quyết việc riêng mà bị tai nạn…) hoặc bị
thương không phải do công tác (ví dụ: đi phép, đi nghỉ mát bị đỗ xe ô tô..) thì
không được hưởng chế độ đãi ngộ khi bị thương, mà chi được hưởng khi ốm
đau.
2. Các trường hợp bị thương thuộc loại A và loại B phải do thủ trưởng cấp trung
đoàn, tiểu đoàn độc lập, tỉnh đội hoặc cấp tương đương trở lên xét và cấp giấy
chứng nhận bị thương.”
Như vậy, thương binh loại A và thương binh loại B có sự khác biệt khá rõ ràng.
Thương binh loại A là những quân nhân bị thương vì chiến đấu với địch, vì anh
dũng làm nhiệm vụ, xứng đáng được nêu gương cho đơn vị học tập. Còn thương
binh loại B là những quân nhân bị thương trong luyện tập quân sự, trong công
tác, trong học tập, trong lao động xây dựng và sản xuất. Xuất phát từ sự khác
nhau về bản chất nên các chế độ của thương binh loại A và thương binh loại B
cũng khác nhau. Cụ thể: mức trợ cấp thương tật khi về gia đình của thương binh
cùng một hạng thương binh loại A cao hơn của thương binh loại B.
6. Liệt sỹ ? thân nhân liệt sĩ là ai?điều kiện được công nhận liệt sĩ?
Thân nhân liệt sĩ:
Bố, mẹ (đẻ), vợ (chồng) có kết hôn hợp pháp hoặc có hôn nhân thực tế,con đẻ,
con nuôi hợp pháp hoặc con ngoài giá thú. Người có công nuôi liệt sĩ(nuôi từ 10
trở lên và nuôi liệt sĩ khi liệt sĩ dưới 18t)
Điều kiện xác nhận liệt sĩ

1. Người hy sinh thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận là
liệt sĩ:
a) Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;


b) Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải
thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các
trường hợp đảm bảo chiến đấu;
c) Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị chết trong khi thực hiện nhiệm vụ hoặc bị thương,
bị bệnh phải đưa về nước điều trị và chết trong khi đang điều trị.
Trường hợp bị chết trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh,
thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn
hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là liệt sĩ;
d) Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi nguy hiểm
cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;
đ) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và
an ninh;
e) Dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
g) Do ốm đau, tai nạn trong khi đang làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
h) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan
có thẩm quyền giao;
i) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh bị chết do vết thương
tái phát (không áp dụng đối với thương binh loại B) trong các trường hợp sau:
Suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên chết do vết thương tái phát có xác
nhận của cơ sở y tế.
Suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% chết trong khi đang điều trị vết
thương tái phát tại bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên;
k) Mất tin, mất tích quy định tại Điểm 1 Khoản 1 Điều 11 của Pháp lệnh sau khi
cơ quan có thẩm quyền kết luận chưa có chứng cứ phản bội, đầu hàng, chiêu hồi,

đào ngũ;
l) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc
phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn
luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công;
chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng
cứu thảm họa thiên tai.


2. Không xem xét xác nhận liệt sĩ đối với:
a) Những trường hợp chết do tự bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp luật, vi
phạm quy định của cơ quan, đơn vị;
b) Những trường hợp chết từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, cơ quan
có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận liệt sĩ hoặc đã báo tử theo
chế độ tử sĩ hoặc quân nhân từ trần, tai nạn lao động.
chế độ ưu đãi
trợ cấp 1 lần khi liệt sĩ hy sinh
+ 20 lần mức chuẩn : 20 x 1.515.000 = ?
+ chi phí báo tử : 1.000.000 đ
Trợ cấp hàng tháng cho thân nhân liệt sĩ:
+Tuất 1LS: 1.515.000 đ/tháng
+Tuất 2 LS: 3.030.000 đ/tháng
+Tuất 3LS trở lên : 4.545.000đ/tháng
+ tuất nuôi dưỡng hàng tháng 1.212.000đ/tháng
Liệt sĩ không có người hưởng trợ cấp tuất hàng tháng thì người thờ cúng
được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm 1 lần , mức trợ cấp là 500.000đ
Khi thân nhân tổ chức mai táng cho liệt sĩ sẽ được hưởng MTP
10 tháng x lương min=> 10x 1.390.000 =13.900.000đ
Được hưởng 3 tháng ( trợ cấp +phụ cấp)

-


7/ đối tượng ntn được gội là thương bình và người được hưởng chính sách
như thương binh? điều kiện xác nhận thương binh?
Thương binh là những người phụ vụ trong LLVT bị thương trong quá trình chiến
đấu xaya dựng và bảo vệ tổ quốc, nhiệm vụ quốc tế hoặc lợi ích của nhà nước .
mất sức lao động từ 21% trở lên. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
giấy chứng nhận thương binh, tặng huy hiệu thương binh


-

-

Người được hưởng chính sách như thương binh là những người không phải quân
nhân, CAND bị thương trong các trường hợp quy định đối với thương binh được
nhà nước cấp giấy chứng nhận NHCSNTB.
Từ tháng 1/1995 thương binh và người hưởng chính sách như thương binh được
gọi chung là thương binh.
Điều kiện xác nhận thương binh
1. Người bị thương thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác nhận
là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi chung là
thương binh):
a) Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
b) Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải
thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các
trường hợp đảm bảo chiến đấu;
c) Hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tra tấn vẫn
không khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;
d) Làm nghĩa vụ quốc tế mà bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ.
Trường hợp bị thương trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa

bệnh, thăm viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật,
văn hóa, giáo dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là thương
binh;
đ) Trực tiếp tham gia đấu tranh chống lại hoặc ngăn chặn các hành vi gây nguy
hiểm cho xã hội thuộc các tội được quy định trong Bộ luật Hình sự;
e) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an
ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;
g) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc
phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm: Bắn đạn thật, sử dụng thuốc nổ; huấn
luyện, diễn tập chiến đấu của không quân, hải quân, cảnh sát biển và đặc công;
chữa cháy; chống khủng bố, bạo loạn; giải thoát con tin; cứu hộ, cứu nạn, ứng
cứu thảm họa thiên tai;
h) Làm nhiệm vụ quốc phòng và an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
i) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có
thẩm quyền giao.


2. Không xem xét xác nhận thương binh đối với:
a) Những trường hợp bị thương do tự bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp
luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị;
b) Những trường hợp bị thương từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước, đã
được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận thương binh
hoặc đã giải quyết chế độ tai nạn lao động.
Chế độ ưu đãi :
Thương binh được nhận trợ cấp kể từ ngày hội đồng y khoa kết luận tỷ lệ MSLĐ
do thương tật
Người bị thương được hội đồng giám định y khoa kết luận MSLĐ từ 5- 20%
được hưởng trợ cấp 1 lần.
+ SGKNLĐ 5 -10% : 4x MC = 4x 1.515.000= ?

+SGKNLĐ 11- 15 %: 6x MC= 6x 1.515.000=?
+ SGKNLĐ 16 -20%: 8x MC = 8x 1.515.000=?
Trợ cấp hàng tháng
+ thương binh loại A: Tỷ lệ MSLĐ x 48.580 = ?
+ thương binh loại B : Tỷ lệ MSLĐ x 40.190 =?
Phụ cấp:
Đối với thương binh bị SGKNLĐ từ 81% trở lên được nhận PC hàng tháng
+ SGKNLĐ từ 81% trở lên không có vết thương nặng : 760.000đ/tháng
+ SGKNLĐ từ 81% trở lên có vết thương nặng : 1.558.000đ/tháng
Đối với người phục vụ
+ SGKNLĐ từ 81% trở lên không có vết thương nặng : 1.515.000đ/tháng
+ SGKNLĐ từ 81% trở lên có vết thương nặng : 1.946.000đ/tháng
Ưu đãi về GD& ĐT


+ Trợ cấp 1 lần
+ Trợ cấp hàng tháng : Con TB từ 61%: 1.515.000đ/tháng
Con TB dưới 61%: 760.000đ/tháng
Đối với TB có tỷ lệ MSLĐ từ 61% trở lên khi từ trân thì thân nhân được hưởng
tuất hàng tháng
ĐK hưởng tuất:
+Nam đủ 60t
+Nữ đủ 55
+Con dưới 18t hoặc trên 18t đang đi học
Trợ cấp tuất
+Trợ cấp tuất cơ bản: 850.000 đ/thang
+Trợ cấp tuất nuôi dưỡng 1.212.000 đ/tháng

8. bệnh binh? Điều kiện xác nhận bệnh binh?
Là quân nhân hoặc CAND bị mắc bệnh làm SGKNLĐ từ 61% trở lên. Do môi

trường sống chiếnđấu và phục vụ chiến đấu
Điều kiện xác nhận bệnh binh?
1. Người bị mắc bệnh thuộc một trong các trường hợp sau được xem xét xác
nhận là bệnh binh:
a) Chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia;
b) Trực tiếp phục vụ chiến đấu trong khi địch bắn phá: Tải đạn, cứu thương, tải
thương, đảm bảo thông tin liên lạc, cứu chữa kho hàng, bảo vệ hàng hóa và các
trường hợp đảm bảo chiến đấu;
c) Hoạt động liên tục ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
theo quy định của pháp luật từ 15 tháng trở lên;
d) Hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy
định của pháp luật chưa đủ 15 tháng nhưng có đủ 10 năm trở lên công tác trong
quân đội nhân dân, công an nhân dân;


đ) Làm nghĩa vụ quốc tế mà mắc bệnh trong khi thực hiện nhiệm vụ. Trường hợp
mắc bệnh trong khi học tập, tham quan, du lịch, an dưỡng, chữa bệnh, thăm
viếng hữu nghị; làm việc theo hợp đồng kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo
dục, lao động thì không thuộc diện xem xét xác nhận là bệnh binh;
e) Thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng và an ninh;
g) Khi đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm
quyền giao;
h) Mắc bệnh do một trong các trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, đ Khoản
này đã xuất ngũ mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần;
i) Đã có đủ 15 năm công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân nhưng
không đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí.
2. Không xem xét xác nhận bệnh binh đối với những trường hợp bị bệnh do tự
bản thân gây nên hoặc do vi phạm pháp luật, vi phạm quy định của cơ quan, đơn
vị.
Chế độ ưu đãi

Trợ cấp hàng tháng
Bệnh binh phải suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên mới được nhận
trợ cấp hàng tháng
+ SGKNLĐ từ 41 – 50%: 1.581.000đ/tháng
+ SGKNLĐ từ 51 – 60%: 1.970.000đ/tháng
+ SGKNLĐ từ 61 – 70%: 2.511.000đ/tháng
+ SGKNLĐ từ 71 – 80%: 2.895.000đ/tháng
+ SGKNLĐ từ 81 – 90%: 3.465.000đ/tháng
+ SGKNLĐ từ 91 – 100%: 3.859.000đ/tháng
Phụ cấp hàng tháng
Bệnh binh từ 81% trở lên mới được nhận phụ cấp hàng tháng
+ SGKNLĐ từ 81% trở lên không có vết thương nặng : 760.000đ/tháng


+ SGKNLĐ từ 81% trở lên có vết thương nặng : 1.515.000đ/tháng
Đối với người phục vụ
+ SGKNLĐ từ 81% trở lên không có vết thương nặng : 1.515.000đ/tháng
+ SGKNLĐ từ 81% trở lên có vết thương nặng : 1.946.000đ/tháng
Ưu đãi về GD& ĐT
+ Trợ cấp 1 lần
+ Trợ cấp hàng tháng : Con TB từ 61%: 1.515.000đ/tháng
Con TB dưới 61%: 760.000đ/tháng
Đối với TB có tỷ lệ MSLĐ từ 61% trở lên khi từ trân thì thân nhân được
hưởng tuất hàng tháng
ĐK hưởng tuất:
+Nam đủ 60t
+Nữ đủ 55
+Con dưới 18t hoặc trên 18t đang đi học
Trợ cấp tuất
+Trợ cấp tuất cơ bản: 850.000 đ/thang

+Trợ cấp tuất nuôi dưỡng 1.212.000 đ/tháng

9. người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học? đối tượng ?điều
kiện ?
Đối tượng xác nhận
1. Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc
quân đội nhân dân Việt Nam.


2. Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc lực lượng Công an nhân dân.
3. Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội.
4. Thanh niên xung phong tập trung.
5. Công an xã; dân quân; du kích; tự vệ; dân công; cán bộ thôn, ấp, xã, phường.
Điều kiện xác nhận
1. Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến
30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học
ở chiến trường B, C, K (kể cả 10 xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh
Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thủy thuộc
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).
2. Do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp bệnh tật sau:
a) Mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả năng
lao động từ 21% trở lên;
b) Vô sinh;
c) Sinh con dị dạng, dị tật theo danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định.
Chế độ ưu đãi
Trợ cấp hàng tháng
Người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ
mắc bệnh từ 21% trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng
+ Bị mắc bệnh SGKNLĐ từ 21% - 40% : 1.150.000đ/tháng

+ Bị mắc bệnh SGKNLĐ từ 41% - 60%: 1.924.000đ/tháng
+ Bị mắc bệnh SGKNLĐ từ 61% - 80%: 2.697.000đ/tháng
+ Bị mắc bệnh SGKNLĐ từ 81% trở lên: 3.455.000đ/tháng
Phụ cấp hàng tháng
Người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ mắc
bệnh từ 81% trở lên mới được nhận phụ cấp hàng tháng
+ SGKNLĐ từ 81% trở lên không có vết thương nặng : 760.000đ/tháng
+ SGKNLĐ từ 81% trở lên có vết thương nặng : 1.515.000đ/tháng


Đối với người phục vụ
Người phục vụ người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
có tỷ lệ mắc bệnh từ 81% trở lên mới được nhận phụ cấp hàng tháng
+ SGKNLĐ từ 81% trở lên : 1.515.000đ/tháng
Ưu đãi về GD& ĐT
+ Trợ cấp 1 lần
+ Trợ cấp hàng tháng :
+ Con của người tham gia NCĐHH từ 61%: 1.515.000đ/tháng
+ Con của người tham gia NCĐHH dưới 61%: 760.000đ/tháng
Đối với người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
học có tỷ lệ MSLĐ từ 61% trở lên khi từ trân thì thân nhân được hưởng
tuất hàng tháng
ĐK hưởng tuất:
+Nam đủ 60t
+Nữ đủ 55
+Con dưới 18t hoặc trên 18t đang đi học
Trợ cấp tuất
+Trợ cấp tuất cơ bản: 850.000 đ/thang
+Trợ cấp tuất nuôi dưỡng 1.212.000 đ/tháng


1.

Con đẻ còn sống của người hoạt động kháng chiến bị NCĐHH
Người bị dị dạng, dị tật nặng do NCĐHH SGKNLĐ từ 81% trở lên:
1.515.000đ/tháng
Người bị dị dạng, dị tật nặng , do NCĐHH SGKNLĐ từ 61 – 80%:
909.000đ/tháng
Bài tập
Ông H nhập ngủ vào tháng 2/1976, ông bị thương trong lúc luyện tập quân sự
tháng 6/1993. Tỷ lệ MSLĐ 81% (bị cụt 1 tay). Sau khi điều trị ông trở về gia
đình sinh sống. Vợ ông 56t đã từng là TNXP bị thương khi phục vụ chiến đấu, tỷ
lệ MSLĐ 24%. Hiện gia đình ông còn vợ 56t , con 25t đang đi làm và 01 người


con đang học đại học chính quy( đại học luật). tháng 8/2018 ông qua đời vì vết
thương tái phát.
a/ xác nhận đối tượng
b/ tính các chế độ ưu đãi mà gia đình ông được hưởng khi ông còn sống và
sau khi ông qua đời.
Bài làm:
a/ xác nhận đối tượng
- Ông H bị thương trong lúc tập luyện quân sự tháng 6/1993 trước ngày
31/12/1993 nên đủ điều kiện công nhận là TB loại B tỷ lệ MSLĐ 81%
không có vết thương nặng(cụt 01 tay)
- Vợ ông tham gia phục vụ chiến đấu đủ điều kiện đươc công nhận là TB
loại A, tỷ lệ MSLĐ 24%
- 01 người con được hưởng ưu đãi giáo dục
- Khi ông từ trần không đủ điều kiện để công nhận liệt sỹ vì ông là thương
binh loại B, Có 02 thân nhân được hưởng tuất thương binh
b/

khi ông còn sống
- Trợ cấp hàng tháng: 81 x40.190 = 3.255.390đ/tháng
- Phụ cấp : 760.000đ/tháng
- Người phụ vụ : 1.515.000đ/tháng
- Chế độ cho vợ ông : 24 x 48.580= 1.165.920đ/tháng
Ưu đãi giáo dục:
- Trợ cấp 1 lần : 300.000đ/năm
- Trợ cấp hàng tháng : 1.515.000đ/tháng
Khi ông qua đời
- MTP : 10 x 1.390.000 = 13.900.000đ
- 3 Tháng trợ cấp + phụ cấp = 3x(3.255.390 + 760.000)= 12.046.770đ
- Tuất cơ bản : 850.000 x2 = 1.700.000đ/tháng
2/ ông A tham gia quân ngủ bị thương khi luyện tập chống khủng bố năm
2013, tỷ lệ MSLĐ 81% (cụt 2 tay). Hiện nay gia đình ông còn vợ 46t bị
thương khi làm nhiệm vụ phục vụ AN –GP tỷ lệ MSLĐ là 24%. Gia đình ông
có 2 người con ( 1 người đang theo học đại học chính quy trần đại nghĩa, và
01 người đang học lớp 12 trường PTDTNT Gia lai). Tháng 9/2018 ông qua
đời vì vết thương tái phát tại bệnh viện cấp huyện.
Yêu cầu :
a/ xác nhận đối tượng
b/ tính các chế độ ưu đãi mà gia đình ông được hưởng khi ông còn sống và
sau khi ông qua đời.
bài làm
a/ xác nhận đối tượng
- Ông A bị thương khi tham gia luyện tập chống khủng bố năm 2013, tỷ lệ
MSLĐ 81% có vết thương nặng( cụt 2 tay) nên ông đủ điều kiện xác nhận
là thương binh loại A


-


-

Vợ ông bị thương khi làm nhiệm vụ phục vụ AN –GP tỷ lệ MSLĐ là 24%
nên đủ điều kiện xác nhận là thương binh loại A
Ông có 01 người con được hưởng ưu đãi giáo dục
Khi ông mất ông đủ điều kiện xác nhận là liệt sỹ và gia đình ông có 02
người được hưởng tuất liệt sỹ và 01 người phải chờ đủ tuổi.
b/ chế độ ưu đãi
khi ông còn sống
Trợ cấp hàng tháng: 81 x48.580= 3.934,980đ/tháng
Phụ cấp : 1.558.000đ/tháng
Người phụ vụ : 1.946.000đ/tháng
Chế độ cho vợ ông : 24 x 48.580= 1.165.920đ/tháng
Ưu đãi giáo dục:
Trợ cấp 1 lần : 300.000đ/năm
Trợ cấp hàng tháng : 1.515.000đ/tháng
Khi ông qua đời
MTP : 10 x 1.390.000 = 13.900.000đ
3 Tháng trợ cấp + phụ cấp = 3x(3.934,980 + 1.558.000)= 16.478.940đ
Tuất cơ bản : 1.515.000 x2 = 3.030.000đ/tháng

3/ ông H tham gia quân ngủ bị thương khi luyện tập chống khủng bố năm
2013, tỷ lệ MSLĐ 84% (cụt 1 tay và 01 chân). Sau khi điều trị ông trở về gia
đình sinh sống. vợ ông 56t có 15 năm tham gia quân đội về nghĩ dưỡng chế độ
bệnh binh với tỷ lệ MSLĐ 64%. Trong đó HĐYK kết luận có 23% là thương tật).
hiện nay gia đình ông có con 25t đang đi làm và 01 người con đang học đại học
an ninh. Tháng 8/2018 ông qua đời do vết thương tái phát.
Yêu cầu :
a/ xác nhận đối tượng

b/ tính các chế độ ưu đãi mà gia đình ông được hưởng khi ông còn sống và
sau khi ông qua đời.
Bài làm
- Ông H bị thương khi tham gia luyện tập chống khủng bố năm 2013, tỷ lệ
MSLĐ 84% có vết thương nặng( cụt 1tay và 1 chân) nên ông đủ điều kiện
xác nhận là thương binh loại A
- Vợ ông có 15 năm phục vụ trong quân ngủ về nghĩ dưỡng chế độ bệnh
binh với tỷ lệ MSLĐ 64%. Trong đó HĐYK kết luận có 23% là thương
tật). đủ điều kiện hưởng 2 chế độ thương binh và bệnh binh.
- Khi ông mất ông đủ điều kiện xác nhận là liệt sỹ và gia đình ông có 01
người được hưởng tuất liệt sỹ .
b/ chế độ ưu đãi
khi ông còn sống
- Trợ cấp hàng tháng: 84 x48.580= 4.080.720đ/tháng


-

Phụ cấp : 1.558.000đ/tháng
Người phụ vụ : 1.946.000đ/tháng
Chế độ thương binh cho vợ ông : 23 x 48.580= 1.117.340đ/tháng
Chế độ bệnh binh cho vợ ông MSLĐ 64%: 2.511.000đ/tháng
Khi ông qua đời
MTP : 10 x 1.390.000 = 13.900.000đ
3 Tháng trợ cấp + phụ cấp = 3x(4.080.720 + 1.558.000)= 16.916.160đ
Tuất cơ bản : 1.515.000 x1 = 1.515.000đ/tháng




×