Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Đặc điểm giá trị kiến trúc buôn làng xơ đăng tại kon tum (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.43 MB, 86 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

PHẠM ĐÌNH PHƯƠNG

ĐẶC ĐIỂM GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC
BUÔN LÀNG XƠ ĐĂNG TẠI KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
----------------------------------

PHẠM ĐÌNH PHƯƠNG
kho¸ 2016-2018

ĐẶC ĐIỂM GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC
BUÔN LÀNG XƠ ĐĂNG TẠI KON TUM

Chuyên ngành: Kiến trúc


Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.KTS.HOÀNG ĐẠO CƯƠNG

XÁC NHẬN
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cám ơn tới Khoa sau đại học – Trường đại học kiến
trúc Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn của mình.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS.KTS. Hoàng Đạo
Cương, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn, cùng
toàn thể các thầy, cô trong tiểu ban hướng dẫn đã đóng góp những ý kiến quý
báu, đưa ra những phương pháp, tìm ra hướng đi, giúp tôi hoàn thành luận văn
này.
Sau cùng, tôi xin cám ơn nhà trường, cơ quan công tác và toàn thể bạn bè
đã giúp đỡ tôi tìm kiếm, thu thập tài liệu trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Hà Nội, ngày…tháng…năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Đình Phương



ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.

Hà Nội, ngày…tháng…năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Đình Phương


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................
MỤC LỤC................................................................................................................
DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ...................................................................
DANH MỤC BẢNG, BIỂU .....................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
LÝ DO CHọN Đề TÀI ................................................................................. 1
MụC ĐÍCH NGHIÊN CứU ......................................................................... 2
ĐốI TƯợNG VÀ PHạM VI NGHIÊN CứU ................................................ 2
PHạM VI VÀ GIớI HạN NGHIÊN CứU .................................................... 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CứU ................................................................ 2
Ý NGHĨA KHOA HọC VÀ THựC TIễN CủA Đề TÀI .............................. 3
Bố CụC LUậN VĂN..................................................................................... 3

PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC BUÔN LÀNG NGƯỜI XƠ
ĐĂNG Ở TÂY NGUYÊN ...................................................................................... 5
1.1. Điều kiện tự nhiên Tây Nguyên...................................................................... 5
1.1.1. Địa hình ............................................................................................... 5
1.1.2. Khí hậu ................................................................................................ 6
1.1.3. Tài nguyên thiên nhiên......................................................................... 7
1.2. Người Xơ Đăng ở Tây Nguyên ....................................................................... 8
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 8
1.2.2. Một số phong tục tập quán ................................................................... 9
1.2.3. Phân bố dân cư truyền thống .............................................................. 16
1.3. Đời sống hiện nay của người Xơ Đăng ở Tây Nguyên ................................ 17
1.3.1. Những vấn đề về văn hóa – xã hội ..................................................... 17
1.3.2. Tình hình định canh – định cư............................................................ 23


1.3.3. Những vấn đề đặt ra đối với cuộc sống của người Xơ Đăng trong sự
phát triển chung của Tây Nguyên .......................................................................... 25
1.4. Thực trạng kiến trúc buôn làng của người Xơ Đăng .................................. 26
1.4.1. Sự dịch chuyển về địa bàn cư trú của người dân tộc ........................... 26
1.4.2. Tình hình phân bố của các điểm dân cư truyền thống ......................... 27
1.4.3. Quỹ kiến trúc truyền thống hiện còn của người Xơ Đăng ................... 29
CHƯƠNG 2 – ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG CỦA ĐỒNG
BÀO XƠ ĐĂNG .................................................................................................. 35
2.1. Đặc điểm về không gian cảnh quan buôn làng truyền thống...................... 35
2.1.1. Bố cục không gian cảnh quan ............................................................ 35
2.1.2. Sự kết nối, mối liên hệ giữa các buôn làng ......................................... 42
2.1.3. Các đặc điểm về sinh thái, nhân văn .................................................. 43
2.2 . Đặc điểm kiến trúc nhà cộng đồng (nhà Rông) .......................................... 44
2.2.1. Về quy mô mặt bằng – công năng sử dụng ......................................... 44

2.2.2. Về hình thức kiến trúc........................................................................ 51
2.2.3. Về vật liệu ......................................................................................... 59
2.3. Đặc điểm kiến trúc nhà ở ............................................................................. 60
2.3.1. Về quy mô mặt bằng – công năng sử dụng ......................................... 60
2.3.2. Về hình thức kiến trúc........................................................................ 64
2.3.3. Về vật liệu ......................................................................................... 73
CHƯƠNG 3 – GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC BUÔN LÀNG NGƯỜI XƠ ĐĂNG VÀ
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC GIỮ GÌN NÉT TRUYỀN THỐNG VÀ
THÍCH NGHI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN .............................................................. 75
3.1. Nét tương đồng và khác biệt về kiến trúc buôn làng người Xơ Đăng với các
dân tộc khác ở Tây Nguyên ................................................................................. 75
3.1.1. Về bố cục không gian cảnh quan ......................................................... 75
3.1.2. Về quy mô mặt bằng – công năng sử dụng .......................................... 76
3.1.3. Về hình thức kiến trúc ......................................................................... 78


3.1.4. Về vật liệu ........................................................................................... 85
3.2. Những giá trị độc đáo riêng trong kiến trúc buôn làng người Xơ Đăng góp
phần tạo nên bản sắc riêng của kiến trúc buôn làng các dân tộc Tây Nguyên . 85
3.2.1. Giá trị về lịch sử - văn hóa................................................................... 85
3.2.2. Giá trị về cảnh quan, môi trường ......................................................... 88
3.2.3. Giá trị về kiến trúc, mỹ thuật ............................................................... 90
3.3. Định hướng giữ gìn và phát huy .................................................................. 92
3.3.1. Giữ gìn nét độc đáo mang bản sắc dân tộc Xơ Đăng ............................ 93
3.3.2. Phát huy tính thân thiện, gần gũi thiên nhiên và môi trường ................ 94
3.3.3. Thích nghi hài hòa với sự phát triển của cuộc sống mới ...................... 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 99
PHỤ LỤC .................................................................................................................



DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Số hiệu hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1

Các hoạt động trong lễ cúng máng nước

17

Hình 1.2

Các hoạt động trong lễ cúng máng nước

17

Hình 1.3

Lễ bắn của người Xơ Đăng

18

Hình 1.4

Lễ ăn trâu huê của người Xơ Đăng


19

Hình 1.5

Lễ cưới của người Xơ Đăng

21

Hình 1.6

Nghĩa địa của người Xơ Đăng

22

Hình 1.7

Buôn làng Xơ Đăng được đầu tư cơ sở hạ tầng

31

Hình 1.8
Hình 1.9

Hình ảnh minh họa phân bố các nhóm người Xơ Đăng
theo độ cao
Sơ đồ tổ chức các công trình trong làng người dân tộc
Xơ Đăng

35
36


Hình 1.10

Nhà Rông người Xơ Đăng

37

Hình 1.11

Nhà Rông bê tông mái tôn và xuống cấp

38

Hình 1.12
Hình 1.13

Nhà sàn người Xơ Đăng

40

Hình 1.14

Nhà mồ của người Xơ Đăng ngày nay

41

Hình 2.1

Mặt cắt bố cục không gian buôn làng Xơ Đăng


43

Hình 2.2

Bố cục làng theo dạng vành khuyên và tự do

43

Hình 2.3
Hình 2.4

Sơ đồ tổ chức buôn làng Pu Tá (xã Măng Ri, huyện
Tumơrông, Kon Tum)
Sơ đồ tổ chức buôn làng Tu mơ rông (xã Tu mơ rông,
huyện Tu mơ rông)

44
45


Hình 2.5
Hình 2.6
Hình 2.7

Sơ đồ tổ chức buôn làng Long Hy (xã Măng Ri, huyện
Tumơrông)
Sơ đồ tổ chức buôn làng truyền thống dân tộc Xơ
Đăng.
Sơ đồ thể hiện sự kết nối giữa các buôn làng dân tộc
Xơ Đăng


46
48
50

Hình 2.8

Mặt bằng nhà Rông làng Tumơrông

55

Hình 2.9

Mặt bằng nhà Rông làng Pu Tá

56

Hình 2.10

Mặt bằng nhà Rông làng Long Hy

57

Hình 2.11

Nhà Rông các buôn làng nghiên cứu

58

Hình 2.12


Mặt đứng nhà Rông làng Tumơrông

59

Hình 2.13

Mặt cắt nhà Rông làng Tumơrông

60

Hình 2.14

Mặt đứng nhà Rông làng Long Hy

61

Hình 2.15

Mặt cắt nhà Rông làng Long Hy

62

Hình 2.16

Mặt đứng nhà Rông làng Pu Tá

63

Hình 2.17


Mặt cắt nhà Rông làng Pu Tá

64

Hình 2.18

Khung kết cấu 3 nhà Rông các buôn làng nghiên cứu

65

Hình 2.19

Vật liệu nhà Rông các buôn làng nghiên cứu

66

Hình 2.20

Vật dụng sinh hoạt trong nhà người Xơ Đăng

68

Hình 2.21

Mặt bằng sinh hoạt nhà sàn làng Tumơrông

69

Hình 2.22


Mặt bằng sinh hoạt nhà sàn làng Pu Tá, làng Long Hy

69

Hình 2.23

Mặt bằng sinh hoạt nhà sàn làng Pu Tá, làng Long Hy

70


Hình 2.24

Bố trí mặt bằng sinh hoạt trong nhà sàn truyền thống

71

Hình 2.25

Phối cảnh nhà sàn các buôn làng trong phạm vi
nghiên cứu

72

Hình 2.26

Mặt đứng nhà sàn làng Tumơrông

73


Hình 2.27

Mặt cắt nhà sàn làng Tumơrông

74

Hình 2.28

Mặt đứng nhà sàn làng Pu Tá

75

Hình 2.29

Mặt cắt nhà sàn làng Pu Tá

76

Hình 2.30

Mặt đứng nhà sàn làng Long Hy

77

Hình 2.31

Mặt cắt nhà sàn làng Long Hy

78


Hình 2.32
Hình2.33

Kết cấu ở đầu cột và mặt sàn và kết cấu vách che
xung quanh nhà của người Xơ Đăng.

80

Hình 2.34

Vật liệu nhà sàn các buôn làng nghiên cứu.

81

Hình 3.1

Không gian bên trong nhà Rông Tây Nguyên

84

Hình 3.2

Không gian cảnh quan buôn làng Xơ Đăng

89

Hình 3.3

Kiến trúc nhà Rông người Xơ Đăng


91


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1

Hiện trạng sử dụng đất của vùng năm 2008

14

Bảng 1.2

Số liệu báo cáo duy trì văn hóa truyền thống các dân tộc

26

Bảng 1.3
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3

Bảng xếp hạng thực trạng KT-XH các dân tộc thiểu số
theo 10 tiêu chí

Đặc điểm giống và khác biệt về mặt bằng nhà ở dân tộc
Xơ Đăng với các dân tộc khác ở Tây Nguyên
Đặc điểm giống và khác biệt của nhà Rông dân tộc Xơ
Đăng với các dân tộc khác ở Tây Nguyên
Đặc điểm giống và khác biệt của nhà ở dân tộc Xơ Đăng
với các dân tộc khác ở Tây Nguyên.

27
85
86-88
89-91


1

PHẦN MỞ ĐẦU


Lý do chọn đề tài
Ðược coi là miền đất của “các cao nguyên xếp tầng”, Tây Nguyên chất chứa

trong lòng mình khối văn hóa phong phú và độc đáo. Ðó là mảnh đất của văn hóa
rừng, văn hóa nương rẫy, văn hóa cồng chiêng, văn hóa trường ca và các chiến binh
người Thượng; vùng đất của văn hóa cafe và hạt tiêu , vùng đất của nghệ thuật điêu
khắc gỗ thấm đẫm tính nhân bản và triết lý cuộc đời… và cũng là vùng đất có nhiều
biến động to lớn về chính trị, nhưng không nhiều người biết tới.
Tây Nguyên được ví như “mái nhà”, có vị trí khống chế đối với cả vùng Nam
Ðông Dương “với dòng chảy con người tạo nên một khu vực nhân văn rất phong
phú, là nơi sinh tụ lâu đời của nhiều dân tộc thiểu số thuộc hai ngữ hệ Môn-Khơme
và Malayo-Pôlinêdiêng. Chủ nhân của những nền văn hóa độc đáo và đặc sắc” -Tây

Nguyên là vùng đất có nhiều biến động ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống chính trị xã
hội.Trong những năm gần đây, nhiều người dân đổ về Tây Nguyên sinh sống, vì thế
vùng đất này được coi là “vùng kinh tế mới”.
Cuộc sống biến đổi hết sức nhanh chóng cho nên điều kiện ăn ở, cư trú của
đồng bào Tây Nguyên cũng phải thay đổi theo. Chẳng những các thôn buôn nằm
trên trục giao thông lớn bị biến dạng, “lạ hóa” mà các buôn làng vùng sâu, vùng xa
cũng đã và đang mất dần những yếu tố truyền thống.Kiến trúc buôn làng là một
trong những yếu tố văn hóa truyền thống chịu sự tác động nhiều nhất.
Xơ Đăng là dân tộc cư ngụ lâu đời ở vùng đất Tây Nguyên, phân bố tập trung
chủ yếu ở Kon Tum. Họ có tiếng nói và chữ viết riêng, có một tập tục sống riêng, đi
theo đó là một truyền thống xây dựng buôn làng, nhà ở phù hợp với thiên nhiên
khắc nghiệt giữa núi rừng hoang dã.
Nghiên cứu đặc điểm kiến trúc buôn làng người Xơ Đăng trong bức tranh toàn
cảnh Tây Nguyên.Không những giúp chúng ta đánh giá những giá trị đặc sắc, đề ra
những định hướng bảo tồn mà còn có thể góp phần vào việc tìm ra những giải pháp
thích ứng, hài hòa kiến trúc truyền thống buôn làng với sự phát triển của cuộc sống
hiện đại.


2



Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở những tài liệu thu thập được về lịch sử, văn hóa, đặc điểm tự nhiên,

khí hậu và quá trình khảo sát, điền dã thực tế của học viên để tổng hợp, phân tích
đặc điểm kiến trúc truyền thống buôn làng Xơ Đăng – Tây Nguyên.
Đánh giá các giá trị của kiến trúc truyền thống này để đề ra giải pháp kế thừa
và phát huy, thích nghi với cuộc sống mới.



Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kiến trúc truyền thống buôn làng người Xơ

Đăng ở Tây Nguyên, bao gồm:
- Bố cục không gian cảnh quan kiến trúc buôn làng truyền thống;
- Kiến trúc các công trình công cộng;
- Kiến trúc nhà ở.


Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
a. Phạm vi nghiên cứu:
- Chọn 3 buôn làng cụ thể và tiêu biểu ở tỉnh Kon Tum làm đối tượng nghiên

cứu kỹ, đi sâu vào việc khảo sát, đánh giá, và tổng hợp phân tích để đạt được mục
tiêu đề tài.
- Làng Long Hy, xã Măng Ri, huyện Tumơrông, tỉnh Kon Tum;
- Làng Pu Tá, xã Măng Ri, huyện Tumơrông, tỉnh Kon Tum;
- Làng Tumơrông, xã Tumơrông, huyện Tumơrông, tỉnh Kon Tum.
b. Giới hạn nghiên cứu:
- Không gian:
Chỉ nghiên cứu các vấn đề về cảnh quan, kiến trúc và các đặc điểm kinh tế,
văn hóa, xã hội có tác động đến quá trình hình thành và phát triển không gian của
buôn làng.
- Thời gian:
Những buôn làng đã được xây dựng trong khoảng thời gian trước khi đổi mới
kinh tế 1986, còn bảo lưu được những nét kiến trúc dân tộc truyền thống.



Phương pháp nghiên cứu


3

- Phương pháp thu thập tư liệu
+ Thu thập tư liệu từ những người đi trước.
+ Thu thập bản đồ hiện trạng các khu vực nghiên cứu từ các cơ quan nhà
nước.
+ Thu thập tư liệu, hình ảnh, bản vẽ từ sách giáo khoa, tài liệu chuyên ngành
của các nhà nghiên cứu trước đây.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin: Đo vẽ, chụp ảnh
trong quá trình đi điền dã thực tế.
- Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống: Tổng hợp phân
tích qua bảng biểu.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Nâng cao sự hiểu biết và kiến thức về những giá trị di sản kiến trúc buôn

làng truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc Xơ Đăng nói
riêng.
- Xây dựng được hệ thống dữ liệu kiến trúc buôn làng truyền thống của người
Xơ Đăng về bố cục không gian cảnh quan, mối liên hệ với bên ngoài, kiến trúc và
vật liệu sử dụng trong các ngôi nhà cộng đồng, nhà ở, trang trí nội ngoại thất phục
vụ cho công tác quản lý, thiết kế kiến trúc, quy hoạch, xây dựng nông thôn mới và
phát triển du lịch vùng Tây Nguyên.
- Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị, định hướng thích nghi hài hòa
với cuộc sống mới.



Bố cục luận văn
Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn gồm có 3

chương:
- Chương 1: Tổng quan về kiến trúc buôn làng người Xơ Đăng ở Tây Nguyên
Nội dung chương 1: Giới thiệu về điều kiện tự nhiên Tây Nguyên nói chung
và con người, cuộc sống, thực trạng kiến trúc truyền thống của dân tộc Xơ Đăng nói
riêng trong thời kỳ mới.
- Chương 2: Đặc điểm kiến trúc truyền thống của đồng bào Xơ Đăng


4

Nội dung chương 2: Trình bày về các đặc điểm kiến trúc không gian cảnh
quan buôn làng, kiến trúc nhà cộng đồng, nhà ở của người dân tộc Xơ Đăng.
- Chương 3: Giá trị kiến trúc buôn làng người Xơ Đăng và một số định hướng
cho việc giữ gìn nét truyền thống và thích nghi với sự phát triển
Nội dung chương 3: Trình bày những nét tương đồng và khác biệt, tạo nên nét
đặc sắc riêng của kiến trúc truyền thống Xơ Đăng so với các dân tộc khác, từ đó đề
ra định hướng bảo tồn, phát huy và thích nghi hài hòa với cuộc sống mới.


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:


TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


98

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
Kiến trúc truyền thống dân tộc Xơ Đăng mang đậm bản sắc kiến trúc dân tộc
vùng Tây Nguyên.Thể hiện ở sự thích ứng và tận dụng điều kiện tự nhiên; sự quan
sát lâu dài các quy luật của tự nhiên để phát huy những yếu tố có lợi. Mang lại vẻ
đẹp từ sự giản dị chân thật, gần gũi với thiên nhiên môi trường.
Giá trị nổi bật của kiến trúc buôn làng Xơ Đăng là chứa đựng những sáng tạo
mang tầm kiệt tác của nhân loạivừa mang tính biểu tượng, hùng tráng, vừa thân
thương, và biến những gì họ xây dựng nên thành những công trình tuyệt vời.
Kiến nghị
Để phát huy giá trị kiến trúc buôn làng truyền thống các buôn làng Xơ Đăng
cần làm một số việc sau:
- Xác định phạm vi các buôn làng còn gìn giữ được bản sắc làm điểm nhân
rộng. Điều tra khảo sát tổng thể toàn bộ các buôn làng trên địa bàn tỉnh Kon Tum,
nhằm đánh giá lại thực trạng các buôn làng.
- Xây dựng quỹ tư liệu về dân tộc Xơ Đăng để phục vụ công tác nghiên cứu,
bảo tồn.
- Định hướng các giải pháp giúp bà con dân tộc Xơ Đăng phát triển kiến trúc
buôn làng nhằm thích ứng với điều kiện sống mới, song song với việc bảo tồn các
giá trị đặc sắc vốn có của kiến trúc buôn làng Xơ Đăng.


99


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lưu Anh Hùng (1992), Buôn làng cổ truyền các tộc người Trường Sơn – Tây
Nguyên, luận án phó tiến sĩ khoa học lịch sử, Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam,
Viện Dân Tộc Học, tr. 24-42
2. TS. KTS. Nguyễn Hồng Hà (2015), Buôn làng trong đô thị Tây Nguyên, Nxb
Xây dựng, Hà Nội, tr. 10-21
3. Ngô Văn Doanh (1990), Nhà mồ Tây Nguyên và văn hóa khu vực Thái Bình
Dương, VHDG số 2 – 1990, tr. 54-59
4. PGS. PTS Nguyễn Khắc Tụng (1996), Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam –
tập II, Nxb Xây dựng, Hà Nội, tr. 157-160
5. Phạm Hùng (2000), Kế thừa và phát huy kiến trúc truyền thống dân tộc Banar
trong tổng thể kiến trúc truyền thống Tây Nguyên, luận văn thạc sĩ ngành kiến
trúc, đại học Kiến Trúc Hà Nội, Hà Nội, tr. 13-15; 23-25
6. Sở văn hóa – thông tin tỉnh Kon Tum (1999), Nhà Rông bắc Tây Nguyên, Công
ty CP in & Bao bì Kon Tum, Kon Tum, tr. 14-38; 54-100
7. Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Kon Tum (2013), Nhà Rông Kon Tum bắc
Tây Nguyên, Công ty CP in & Bao bì Kon Tum, Kon Tum, tr. 18-74
8. Thư viện quốc gia Việt Nam (2014), Người Xơ Đăng ở Việt Nam, Nxb Thông
Tấn, Hà Nội.
9. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam (1989), Tây Nguyên trên đường phát triển,
Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.
10. Vị Hoàng (1976), Về sự phân bố cư dân, nguồn gốc, tên gọi và tổ chức xã hội
người Xơ Đăng ở đông bắc tỉnh Kon Tum (Tây Nguyên), tạp chí dân tộc học số
1 – 1976, tr. 82-88
11. Vị Hoàng (1976), Nhà Rông của các dân tộc ở bắc Tây Nguyên, tạp chí dân tộc
học số 4 – 1976, tr. 62-69


100


PHỤ LỤC ẢNH BUÔN LÀNG XƠ ĐĂNG


101


102


103


104


105


106


×