Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đặng văn chiến luật đầu tư converted

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.14 KB, 3 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRUNGTÂM ĐÀOTẠO THƯỜNG XUYÊN
MÃ HP

ĐIỂM

BÀI KIỂM TRA GIŨA HỌC PHẦN

GHI CHÚ

Môn: Luật đầu tư
Họ và tên học viên: ĐẶNG VĂN CHIẾN
Ngày sinh: 12 / 12 / 1985
Nơi sinh (tỉnh, Thành phố): Hưng Yên
Mã học viên : LH24.1B2.015

Đề số 1:
I. Các nhận định sau đúng hay sai, giải thích vì sao:
1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa một bên là nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan
Nhà nước nhằm phát triển cơ sở hạ tầng.
Nhận định này sai vì Theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014 thì khái
niệm hợp đồng BCC được quy định cụ thể như sau: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau
đây gọi là hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh
doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế.
2. Đầu tư liên quan đến lĩnh vực an ninh quốc phòng thì bị cấm đầu tư.
Nhận định này sai, vì theo điều 6 và 7 luật đầu tư năm 2014 thì đầu tư liên quan
đến lĩnh vực an ninh quốc phòng thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
3. Nhà đầu tư nước ngoài muốn thực hiện dự án đầu tư phải thực hiện việc đăng
ký đầu tư.
Nhận định này đúng, vì Theo Khoản 1, 2 Điều 36 Luật đầu tư 2014 quy định về
trường hợp thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư là:


"1. Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này.
2. Các trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu
tư:
a) Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;


b) Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
c) Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh
tế."
Như vậy, đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài, dự án của tổ chức kinh tế có
số vốn đáp ứng điều kiện tại Điều 23 khoản 1 hoạt động như nhà đầu tư nước ngoài
(vốn điều lệ từ 51% trở lên) thì phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư.
4. Việt kiều là nhà đầu tư nước ngoài.
Nhận định này sai, vì Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014, nhà đầu tư vừa là
công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài được lựa chọn điều kiện đầu tư
khi thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Hay nói cách khác là có quyền lựa chọn
áp dụng điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước hoặc điều kiện đầu tư đối với
nhà đầu tư nước ngoài.
5. Việc di dân từ 20.000 dân cư trở lên thuộc quyết định chủ trương đầu tư của
Thủ tướng Chính phủ.
Nhận định này đúng, vì theo điểm a khoản 1 điều 31 luật đầu tư 2014 thì Thủ
tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với các Dự án không phân biệt
nguồn vốn thuộc một trong các trường hợp sau:
Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở
vùng khác.
II. Bài tập:
Công ty TNHH thương mại và xây dựng HUP có trụ sở tại Đà Nẵng chuyên phân
phối độc quyền các loại mỹ phẩm của tập đoàn nước ngoài. Công ty đã phát triển được

20 cửa hàng trên toàn quốc. Để phát triển thị trường, công ty HUP đã liên doanh với
một tập đoàn nước ngoài để thành lập một công ty liên doanh, trong đó HUP góp 51%
vốn bằng toàn bộ chi nhánh, tập đoàn nước ngoài góp 49% vốn bằng tiền mặt.
a) Xác định nhà đầu tư và hình thức đầu tư.
- Nhà đầu tư: Công ty TNHH thương mại và xây dựng Hup; tập đoàn nước ngoài.

2


- Hình thức đầu tư: Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh (công ty liên
doanh dưới hình thức trách nhiệm hữu hạn, hay gọi là công ty tnhh liên doanh có tư
cách pháp nhân) giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.
b) Thông qua đó, hãy cho biết điểm khác nhau cơ bản giữa đầu tư trong nước và
nhà đầu tư nước ngoài khi lần đầu tiên thực hiện dự án đầu tư gắn liền với việc thành
lập tổ chức kinh tế.
Việc thành lập doanh nghiệp trong nước và nước ngoài có sự khác biệt cơ bản
về quá trình thành lập công ty. Cụ thể, trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư trong
nước được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp chỉ cần đáp ứng các điều
kiện về chủ thể, ngành nghề kinh doanh thì sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp để thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng đối với thành lập tổ chức kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài thì trước khi thành lập doanh tổ chức kinh tế thì phía nhà đầu tư
nước ngoài này còn phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư. Cụ thể, Điều 22, Luật
Đầu tư năm 2014.
Đối với việc thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư trong nước thì phía cá nhân,
tổ chức có nhu cầu thành lập tổ này thì chỉ cần đáp ứng các điều kiện để được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Còn đối với thành lâp tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài phải bao gồm 2 giaiđoạn:
+ Giai đoạn 1: Phải tiến hành hoạt động xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
+ Giai đoạn 2: Tiến hành hoạt động xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập
doanh nghiệp.


3



×