Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỀ THI MÔN MỐI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 66 trang )

CHƯƠNG 3
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG


3.1 Các khái niệm
• Ô nhiễm môi trường: là sự làm thay đổi tính chất của
môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi
trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần lý hoá, sinh
học của bất kỳ thành phần nào của môi trường hay
toàn bộ môi trường vượt qua mức cho phép đã được
xác định.
• . Chất gây ô nhiễm: là những nhân tố làm cho môi
trường trở thành độc hại, gây tổn hại hoặc có tiềm
năng gây tổn hại đến sức khoẻ, sự an toàn hay sự
phát triển của con người và sinh vật trong môi trường
đó.


3.1 Các khái niệm
• Suy thoái môi trường: là môi trường bị thay đổi về số lượng và
thành phần, gây ảnh hưởng xấu cho con người và các sinh vật
sống
• Sự cố môi trường: là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá
trình hoạt động của con người, hoặc những biến đổi bất
thường của thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm
trọng. Sự cố môi trường có thể xảy ra do:
- Bão lụt, hạn hán, sụt lún, động đất, núi lửa, mưa đá, sóng thần,
cháy rừng
- Sự cố kỹ thuật
- Sự cố trong các hoạt động thăm dò, khai thác và tìm kiếm
khoáng sản


- Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy, ...


3.1 Các khái niệm
• Khả năng chịu đựng của môi trường :
Là giới hạn chịu đựng của môi trường, nếu vượt qua
giới hạn đó thì khả năng duy trì một mức sống ổn định
sẽ bị phá vỡ.


3.1 Các khái niệm
• Nguồn gây ô nhiễm môi trường:
Nguồn gây ô nhiễm là nguồn thải ra các chất gây ô nhiễm
Phân loại:
- Theo tính chất hoạt động thì gồm 4 nhóm: nguồn gây ô
nhiễm từ quá trình hoạt động SX, quá trình GTVT quá
trình SH và các hoạt động tự nhiên
- Theo phân bố không gian, có 3 nhóm: điểm ô nhiễm;
đường ô nhiễm; vùng ô nhiễm
- Theo nguồn phát sinh: có nguồn ô nhiễm sơ cấp và nguồn
ô nhiễm thứ cấp.


3.2 Ô nhiễm môi trường nước
3.2.1 Khái niệm
• Là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước, không đáp ứng
được cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn
cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh
vật.
• Phân loại:

- Theo đặc điểm hay tác nhân gây ô nhiễm:
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên
+ Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo
- Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại
ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm
sinh học, ô nhiễm bởi tác nhân vật lý.
- Ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm và biển.


3.2.2 Chất gây ô nhiễm nước
• Nước có thể bị ô nhiễm bởi các yếu tố tự nhiên như nước
mặn theo thuỷ triều hoặc từ mỏ muối trong lòng đất vào
làm nước nhiễm mặn.
Nồng độ muối trong nước >1g/l thì gây hại vi sinh vật; >4g/l
gây hại cho cây trồng; >8g/l thì hầu hết các thực vật đều
không sống được (trừ các cây ngập mặn).
• Hiện nay, nước bị ô nhiễm chủ yếu do nước thải từ các
nguồn sinh hoạt, dịch vụ, chế biến thực phẩm và các
ngành công nghiệp khác.
• Chất ô nhiễm gồm các chất dạng vô cơ, hữu cơ và các vi
sinh vật.


3.2.2 Chất gây ô nhiễm nước
a. Chất hữu cơ tổng hợp
• Hoá chất bảo vệ thực vật
• Chất tẩy rửa
• Dầu mỏ
• Các chất hữu cơ tổng hợp khác
b. Các hợp chất dạng vô cơ

• Các loại phân bón vô cơ
• Các khoáng axit
• Chất phóng xạ
c. Các vi sinh vật gây bệnh
d. Rác


3.2.3. Một số hậu quả
- Con người sẽ bị nhiễm giun sán, nhiễm các loại chất
độc, ảnh hưởng tới sức khoẻ, gây nhiều bệnh hiểm
nghèo
- Gây hiện tượng phú dưỡng hoá, ảnh hưởng đến sức
khoẻ người dân xung quanh và giảm sản lượng hải
sản .
- Tồn dư các kim loại nặng như Pb, Hg, Cd trong các loại
tôm cá, vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Các chất này
đi theo chuỗi thức ăn vào cơ thể người gây ung thư
và các bệnh khác.


3.2.3. Một số hậu quả
- Làm ô nhiễm nước ngầm
- Các loại “tảo đỏ” phát triển mạnh ở vùng cửa sông
và dọc bờ biển. Hoa của tảo đỏ tiết ra các độc tố
ảnh hưởng tới các sinh vật trong biển.
- Dầu loang phủ trên mặt nước làm cản trở khả năng
quang hợp và trao đổi oxy, gây ảnh hưởng đến sự
sống các loài sinh vật dưới nước
- Bơi lội, tắm biển ở vùng biển bị ô nhiễm hữu cơ thì
bị rối loạn tiêu hoá, viêm tai, viêm đường hô hấp,

nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo khác


3.2.4. Các thông số XD ô nhiễm nước
a) Các chỉ số đặc trưng của nước
• pH
• Độ axit tự nhiên: là do CO2 hoặc axit vô cơ gây ra
• Độ kiềm tự nhiên: là do 3 nhóm OH-, CO và HCO3tạo nên
• Độ cứng
• Độ đục
• Độ màu


3.2.4. Các thông số XD ô nhiễm nước
b) Hàm lượng các chất trong nước
• Hàm lượng chất rắn
-Tổng chất rắn (TS)
-Chất rắn lơ lửng (SS)
-Chất rắn hoà tan (DS)
• Hàm lượng oxy hoà tan
• Nhu cầu oxy hoá sinh hoá
• Nhu cầu oxy hoá hoá học
• Hàm lượng các chất: nito, photpho, ...
• Các kim loại và kim loại nặng


Tên nhà máy

Lượng
xả

m2/ngày

CO
BOD
D
5mg/l
mg/l

Các chất bẩn
Điểm xả
đặc trưng

Da Thuỵ Khuê

1.300

350

675

Crom,
sulfua

Bia Hà nội

3.000

150

290


Rượu Hà nội

6.000

350

675

Dệt 8/3

10.000

80

250

5.000

140

380

5.000

35

295

NaOH


Sông Tô lịch

3.600

25

70

Ni, Cr, Cu

2.000

28

65

Mn, Fe, Pb

5.000

40

95

PO43-

1.200

30


47

Se, dầu, Fe2O3

Sông Tô lịch
Sông Kim
ngưu
Sông Kim
ngưu
Sông Tô lịch

Cao su Sao
vàng
Xà phòng Hà
nội
Công cụ số 1
Pin Văn điển
Phân lân Văn
điển
Sơn tổng hợp

tanin, Mương Thuỵ
khuê
Mương Đại
Cặn bia
yên
Mương Trần
Bã rượu
Khắc Chân

Chất
tẩy, Sông Kim
nhuộm
ngưu
Các chất lưu
Sông Tô lịch
hoá

Thnh phn nc thi ca mt s nh mỏy


3.2.5 Tình hình ô nhiễm nước ở Việt Nam
• Hệ thống nước mặt Việt Nam với hơn 2.360 con
sông, suối dài hơn 10km và hàng nghìn hồ,
ao. Tính ra tổng lượng nước ngọt bề mặt rất phong
phú 881.97 tỷ m3.
• Những nguồn nước này đang bị suy thoái và phá hủy
nghiêm trọng. Do các nguyên nhân chính:
- tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh  lượng
chất thải ra ngoài mt lớn
- Dân số tăng nhanh  gây áp lực nặng nề lên tài
nguyên nước


- Xây dựng các hệ thống xử lý tại các nhà máy không hiệu quả hoặc
không sử dụng
- Ý thức về bảo vệ môi trường của người dân còn thấp
• Nguồn gây ô nhiễm nước chủ yếu ở Việt Nam
- Khu công nghiệp
- Khu đô thị

- Khu làng nghề
- Sản xuất nông nghiệp v..v


• Mức độ ô nhiễm nước tại các khu công nghiệp, đô thị, làng nghề
tại Việt Nam
- Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì,
giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải
hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn
nước và môi trường trong khu vực.
- ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột
giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu
cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể
lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng...
cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép.
- Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua
(CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt
84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các
nguồn nước mặt trong vùng dân cư.


Nước thải từ nhà máy không được xử lý làm ô nhiễm 1 đoạn song Nhuệ - Hà Nội


Ô nhiễm nước tại song Hồng


“Điểm mặt” 10 công ty gây ô nhiễm nghiêm trọng
nhất ở Việt Nam
1. Formosa Hà Tĩnh

2. Nhiệt điện Vĩnh Tân 2- Bình Thuận
3. Vedan Việt Nam
4. Mei Sheng Textiles Việt Nam
5. Thuộc da Hào Dương
6. Sonadezi Long Thành
7. Đóng tàu Huyndai Vinashin
8. Dệt nhuộm Pangrim Neotex
9. Miwon
10. Mía đường Hòa Bình


THAO LUAN - 30 PHUT
• SV TIM HIEU VE VAN DE O NHIEM CUA 1 TRONG 10 CONG TY DA NEU
O TREN
- DAC DIEM CUA NHA MAY/CONG TY
- DAC DIEM GAY O NHIEM
- NGUYEN NHAN GAY O NHIEM
- HAU QUA


THẢM HỌA BIỂN MIỀN TRUNG 2016
1. Giới thiệu chung
- Formosa Hà Tĩnh là một dự án có mức đầu tư
cam kết lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay (tổng
vốn đầu tư dự kiến lên tới 28 tỷ USD).
- Là dự án mang ý nghĩa rất lớn đối với Hà Tĩnh
và thậm chí đối với cả Việt Nam trong phát
triển ngành luyện thép và công nghiệp nặng.
- Dự án có tổng mức quỹ đất và mặt nước tới
3300 ha, giấy phép cấp 70 năm

- Chủ đầu tư Formosa cũng cam kết sẽ đảm bảo
áp dụng các tiêu chuẩn ngặt nghèo nhất về phát
thải.


2. Hậu quả
• Sự cố ô nhiễm môi trường biển làm cá chết hàng
loạt tại 4 tỉnh miền Trung từ Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
-Thiệt hại sản lượng hải sản khai thác ven bờ và vùng
lộng ước tính khoảng 1.600 tấn/tháng;
- diện tích nuôi tôm bị chết hoàn toàn là 5,7 ha tương
đương 9 triệu tôm giống và khoảng 7 tấn tôm thương
phẩm sắp đến kỳ thu hoạch;
- có trên 3.000 ha nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh
đã thả giống bị nhiễm độ mặn cao,
- có 1.613 lồng nuôi cá bị chết (khoảng 30.000m3), tương
đương 140 tấn cá;
- có 6,7 ha diện tích nuôi ngao bị chết, tương đương 67
tấn;
- có trên 10 ha nuôi cua bị chết do sự cố môi trường.



• Việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của 4 tỉnh bị ảnh hưởng
giảm sút nghiêm trọng.
- giá bán các sản phẩm hải sản giảm trung bình từ 10% - 20% so với cùng
kỳ năm 2015
- Cụ thể, sản phẩm khai thác ngoài 20 hải lý có giá bán giảm 30% 50%;
- sản phẩm khai thác trong 20 hải lý không tiêu thụ được.

- Hiện nay, tại Hà Tĩnh tồn kho trên 3.000 tấn sản phẩm thủy sản
(chiếm 85% công suất kho lạnh toàn tỉnh), tại Quảng Bình tồn
trên 2.000 tấn (chiếm 70% công suất kho lạnh toàn tỉnh)


• ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống ngư dân
- hơn 100.000 người do không có việc làm ổn định, thu nhập thấp
và 176.285 người phụ thuộc.
- Công việc hang ngày của người dân bị xáo trộn, ảnh hưởng về tâm lý,
tinh thần cho người dân.
• tác động xấu đến phát triển các ngành sản xuất khác, đến xuất khẩu, du
lịch…
- các ngành chế biến thủy hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng về nguồn
nguyên liệu
- Các sản phẩm được đưa xuất khẩu ra thị trường nước ngoài bị kiểm
định, thanh tra gắt gao hơn, tốn nhiều thời gian hơn, ảnh hưởng chất
lượng sản phẩm.
- Du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, người dân không dám đến nghỉ ngơi,
tắm biển.


×