* Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế
1.
Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế.
Theo Luật thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận án - Tập 2 - Tái bản lần thứ 2
Đỗ Văn Đại thì [...]
Theo Điều 645 BLDS 2005 và 623 BLDS 2015, thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế
có hai loại. Cụ thể là: [...]
^
2.
Yêu cầu của ông Trạch có trong thời hiệu không trong trường hợp nhà ở do cụ
Tành và cụ Chắc tạo lập? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Để xác định yêu cầu của ông Trạch có có trong thời hiệu trong trường hợp nhà ở do
cụ Tành và cụ Chắc tạo lập không. Ta cần phải xác định thời điểm mở thừa kế. Theo Luật
thừa kế Việt Nam - Bản án và bình luận án - Tập 2 - Tái bản lần thứ 2 Đỗ Văn Đạị, tr.571
thì đối với các trường hợp mà “các bên tham gia tranh chấp về một tài sản do nhiều
người chết để lại (nhưng chết ở các thời điểm khác nhau)” thì ta phải xác định thời thời
điểm mở thừa kế đối với di sản của từng người phụ thuộc vào thời điểm chết của họ. Tác
giả cũng khẳng định: “Tòa án không thể sử dụng ngày chết của người này để xác định
thời điểm mở thừa kế cho người khác.”
Xét vào tình huống trên ta thấy, cụ Tành chết năm 2/1986 và cụ Chắc chết năm
12/2006. Như vậy, thời điểm mở thừa kế đối với phần di sản mà cụ Tành để lại là [...]
^
3.
Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không khi bà Sắc định cư tại Mỹ từ năm
1990 và nhà ở do cụ Tành và cụ Chắc tạo lập? Vì sao?
Câu trả lời cho câu hỏi trên không có khác khi bà Sắc định cư tại Mỹ từ năm 1990
và nhà ở do cụ Tành và cụ Chắc tạo lập. Bởi lẽ, căn cứ vào Khoản 2 Điều 39 của Nghị
quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 quy định: “Thời gian từ ngày 01 tháng 7 năm 1996
đến ngày Nghị quyết này có hiệu lực không tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các
vụ án dân sự đối với giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm
1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia.” và Điều 41 của Nghị quyết
trên: “Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2006.”
Xét vào tình huống đã cho ta thấy [...]
^
4.
Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên có khác không khi bà Sắc định cư tại Mỹ từ
năm 1990 nhưng nhà ở trên đất không là của cụ Tành và cụ Chắc (mà do người
quen được mượn đất cất nhà để ở nhờ)? Vì sao?
1
Câu trả lời cho câu hỏi đầu tiên có không khác khi bà Sắc định cư tại Mỹ từ năm
1990 nhưng nhà ở trên đất không là của cụ Tành và cụ Chắc (mà do người quen được
mượn đất cất nhà để ở nhờ).
Với câu hỏi này ta cần phải làm rõ hai vấn đề là thời hiệu yêu cầu chia di sản và
thời hiệu yêu cầu đòi lại di sản. [...]
·
^
5.
Theo quy định hiện hành, trong trường hợp (điều kiện) nào di sản (hết thời
hiệu khởi kiện để chia thừa kế) được chuyển thành tài sản chung của các đồng thừa
kế?
Theo Nghị quyết số 02/ 2004/ NQ-HĐTP ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao quy định [...]
^
6.
Nếu hết thời hiệu chia di sản thừa kế và không đủ điều kiện chuyển di sản
thành tài sản chung của các đồng thừa kế, di sản thừa kế được xử lý như thế nào?
Đây là một câu hỏi với nhiều luồng ý kiến khác nhau và cũng chính là một trong
những bất cập của pháp luật Việt Nam.
Khoản 3 Điều 155 BLDS 2005 quy định [...] Đồng nghĩa với việc “Tòa án không
được chia di sản yêu cầu của người thừa kế khi thời hiệu yêu cầu chia di sản đã
hết.” (trích Luật thừa kế Việt Nam – Bản án và bình luận án, Tập 2, Tái bản lần thứ 2 –
Đỗ Văn Đại). Đồng thời, Tưởng Duy Lượng trong Vấn đề lý luận và thực tiễn khi xử lý
tài sản hết thời hiệu và thời hiệu thi hành án – Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9/2010, tr.21
nêu rõ: “Chưa có một văn bản pháp luật nào quy định tài sản đó thuộc sở hữu của ai, cơ
quan nào có thẩm quyền xử lý, trình tự xử lý như thế nào.” [...]
Tuy nhiên, trên thực tế xét xử, Tòa án vẫn giải quyết trường hợp nêu trên. [...]
Như vậy, ta thấy rõ sự bất cập của BLDS 2005 trong chế định thời hiệu thuộc lĩnh
vực thừa kế. [...]
^
7.
Cần xử lý phần di sản do cụ Tành để lại như thế nào trong tình huống trên?
Vì sao?
Theo tình huống, cụ Tành mất vào tháng 2/1986, cụ Chắc mất tháng12/2006, mất
sau thời điểm mở thừa kế phần di sản của cụ Tành. [...]
Như vậy, ta áp dụng Điểm a.3 Mục 2.4 của Nghị quyết số 02/ 2004/ NQ-HĐTP
ngày 10-8-2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: “a.3. Trường hợp
không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được
hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy
2
định của pháp luật về chia tài sản chung.”, cùng với Điểm a Khoản 1 Điều 676 và Khoản
2 Điều 676, thì phần di sản của cụ Tành sẽ được chia đều cho cả ba người con và vợ là cụ
Chắc đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất.
^
8.
Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác không khi ông Trạch yêu cầu chia di
sản vào tháng 1/2017? Vì sao?
Câu trả lời cho câu hỏi trên có khác khi ông Trạch yêu cầu chia di sản vào tháng
[...]
(TRUY CẬP ALL FOR SHARE BLOGSPOT ĐỂ CẬP NHẬT THÊM BÀI VIẾT PHÁP LÝ BỔ ÍCH)
3