Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (887.76 KB, 111 trang )







ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT


NGUYỄN HẢI AN


Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về thừa kế
trong pháp luật dân sự Việt Nam


LUẬN VĂN THẠC SĨ



Người hướng dẫn: TS. Phạm Công Lạc




Hà nội - 2004






MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1
CHƢƠNG 1: THỜI HIỆU TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ
9
1.1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỜI HIỆU
9
1.1.1
Khái niệm thời hiệu trong pháp luật trong pháp luật dân sự
9
1.1.2
Ý nghĩa của thời hiệu
9
1.1.3
Các loại thời hiệu
10
1.1.4
Cách tính thời hiệu
20
1.1.5
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện và bắt đầu lại
thời hiệu khởi kiện
23
1.2
QUY ĐỊNH VỀ THỜI HIỆU CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN
THẾ GIỚI
29

1.2.1
Thời hiệu trong BLDS Nhật Bản
29
1.2.2
Thời hiệu trong BLDS của nƣớc cộng hòa Pháp (còn gọi là
bộ luật Napoleon)
34
1.2.3
Thời hiệu trong BLDS VÀ Thƣơng mại Thái Lan
39
1.2.4
Thời hiệu trong BLDS Cộng hòa liên bang Đức
43
Chƣơng 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ
VÀ QUY ĐỊNH VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VÀ THỪA KẾ
TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KỲ
LỊCH SỬ
49
2.1
Sự phát triển của pháp luật về thừa kế trong pháp luật Việt
Nam qua các thời kỳ lịch sử
49
2.1.1
Thời kỳ phong kiến ( từ khi lập nƣớc cho đến khi thực dân
pháp xâm lƣợc năm 1858)
49
2.1.2
Thời kỳ Pháp thuộc từ năm 1858 đến năm 1945
53
2.1.3

Thời kỳ giành độc lập từ sau Cách mạng Tháng Tám đến
nay
54
2.2
Những quy định về thời hạn khởi kiện về thừa kế trong
pháp luật dân sự
67
2.2.1
Thời hiệu khởi kiện về thừa kế theo quy định của pháp luật
thừa kế
67
2.2.2
Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế theo quy định của Bộ
luật dân sự
70
2.2.3
Thời hiệu khởi kiện và thừa kế theo quy định của Nghị
quyết số 58/1998/UBTVQH10 ngày 20-8-1998 của Ủy ban
Thƣờng vụ Quốc hội
73
2.2.4
Thời hiệu khởi kiện và thừa kế theo quy định của Nghị
quyết số 02/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán
TANDTC ngày 10-8-2004
75
Chƣơng 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ THỜI HIỆU KHỞI KIỆN VỀ
THỪA KẾ CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ
79
3.1

Về việc xác định “sự bất khả kháng” và “trở ngại khách
quan” là thời gian không tính vào hiệu lực khởi kiện
79
3.2
Từ xác định di sản đến xác định thời hiệu khởi kiện về phân
chia thừa kế
83
3.3
Giải quyết tranh chấp di sản thừa kế là tài sản chung của
vợ chồng mà một bên vợ hoặc chồng chết trƣớc và thời hiệu
khởi kiện để chia di sản thừa kế của ngƣời này đã hết

90
3.4
Thời hiệu khởi kiện và thừa kế đƣợc tính nhƣ thế nào cho
96
đúng

KẾT LUẬN
100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
105




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người là sự vận động không
ngừng của tự nhiên và xã hội. Từ thuở bình minh của xã hội loài người, cùng
với hình thái kinh tế – xã hội sơ khai xuất hiện thì chế độ “Thừa kế tài sản”
cũng được xem là một hiện tượng xã hội tất yếu khách quan luôn gắn liền với
sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Pháp luật của các quốc gia trên
thế giới đều ghi nhận và bảo hộ quyền thừa kế của công dân quốc gia mình.
Các nhà nước dù có các xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi quyền thừa
kế là một quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong đạo luật cơ bản:
Hiến pháp.
Đối với nước ta, ngay từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
được thành lập, Nhà nước ta đã công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản của
công dân, Đ.12 Hiến pháp năm 1946 của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
quy định: “ Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm”.
Cùng với quyền này, Nhà nước cho phép công dân được để lại thừa kế tài sản
của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Nhà nước ta coi
quyền thừa kế là quyền tự do cá nhân và là một trong những quyền cơ bản của
công dân được Nhà nước bảo hộ. Đ.19 Hiến pháp năm 1959 của Nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà quy định: “Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ
quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân”. Đ.27 Hiến pháp năm 1980 của
nước CHXHCNVN quy định: “Nhà nước bảo hộ quyền thừa kế tài sản của
công dân”. Đ 58 Hiến pháp năm 1992 của nước CHXHCNVN đã quy định:
“Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”.
Như vậy, quyền được để lại tài sản cho người khác sau khi chết và
quyền được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại là một trong những



2
quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong đạo luật cơ bản của Nhà
nước: Hiến pháp. Pháp luật của Nhà nước ta quy định cho công dân có quyền

được hưởng di sản thừa kế của người chết để lại theo di chúc hoặc theo pháp
luật; đồng thời cũng quy định cách thức, phương pháp để người có quyền
hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật chỉ có thể thực hiện
quyền đó trong một thời hạn nhất định, thời hạn đó chính là thời hiệu khởi
kiện về thừa kế.
Pháp luật thừa kế của Việt Nam và PLDS nói chung đã kế thừa sự phát
triển những thành tựu tập quán qua nhiều thời kỳ khác nhau và ngày càng
được hoàn thiện. Pháp lệnh Thừa kế do Hội đồng Nhà nước nước
CHXHCNVN thông qua ngày 30-8-1990, có hiệu lực từ ngày 10-9-1990.
Tiếp theo là Bộ luật dân sự được thông qua ngày 28-10-1985 tại kỳ họp thứ 8
Quốc hội khoá IX nước CHXHCNVN là sự biểu hiện trình độ lập pháp của
Nhà nước ta đã đạt được thành quả nhất định, đã biểu hiện sự kế thừa và phát
triển những tinh hoa của PLDS từ trước đến nay. Pháp lệnh Thừa kế tuy chưa
thật đầy đủ nhưng đã cụ thể hóa quyền thừa kế tài sản của công dân được ghi
nhận trong Hiến pháp năm 1980. Cùng với sự phát triển về mọi mặt của đất
nước trong thời kỳ đổi mới, BLDS được ban hành đã cụ thể hóa các quyền cơ
bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992, tạo cơ sở pháp lý
để bảo đảm về các quyền tài sản, quyền nhân thân của cá nhân và các tổ chức,
trong đó có quyền thừa kế tài sản của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo di chúc
hoặc theo pháp luật.
Để đảm bảo cho việc hưởng quyền thừa kế được ghi nhận trong Hiến
pháp, Pháp lệnh Thừa kế và BLDS bao gồm những chế định, những quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật về thừa kế. Đó là các chế
định về quyền của người có tài sản, quyền của người được hưởng thừa kế tài
sản theo di chúc hoặc theo pháp luật, diện những người được hưởng thừa kế,



3
di sản thừa kế v.v trong đó có quy định rất quan trọng, đó là thời hiệu khởi

kiện về thừa kế. Nó bao gồm: Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế; thời hiệu
khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế, xác nhận quyền thừa kế của mình
hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác; thời hiệu khởi kiện để yêu cầu
người thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại, thanh toán các khoản
chi từ di sản; sự liên quan giữa các quy định về thời hiệu khởi kiện thừa kế
với những quy định khác về thời hiệu nói chung của PLDS như thời hiệu
hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi
kiện; thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện; bắt đầu lại thời hiệu khởi
kiện; sự ảnh hưởng của các quy định khác của pháp luật đến thời hiệu khởi
kiện chia di sản thừa kế v.v
Trước khi có BLDS, Pháp lệnh Thừa kế là văn bản pháp luật đầu tiên
mang tính hệ thống các quy phạm pháp luật về thừa kế của Nhà nước. Đây
cũng là lần đầu tiên thời hiệu khởi kiện về thừa kế được quy định trong PLDS
Việt Nam.
BLDS đã nâng cao một bước thể hiện sự kế thừa và sáng tạo trong hệ
thống PLDS Việt Nam. Nhưng cho đến nay các văn bản hướng dẫn thi hành
của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có rất ít và chủ yếu là hướng dẫn về
hiệu lực của BLDS, về thời hiệu áp dụng, các văn bản hướng dẫn từng
chương và nhất là các quy định cụ thể hiện nay về thời hiệu nói chung và thời
hiệu khởi kiện về thừa kế nói riêng còn rất ít. Vì vậy, trong thực tiễn áp dụng
các quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện về thừa kế của PLDS khi
giải quyết các tranh chấp còn nhiều vướng mắc, nhất là những vụ tranh chấp
thừa kế đang được điều chỉnh theo các quy định của Pháp lệnh Thừa kế. Đặc
biệt là các tranh chấp liên quan đến thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế nói
chung với thời hiệu khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế nói riêng. Thời
kiệu khởi kiện về yêu cầu chia di sản thừa kế với khởi kiện chia quyền sở hữu



4

di sản thừa kế đang là những vấn đề vướng mắc có tính bức xúc và đang có
nhiều quan điểm khác nhau giữa các luật gia với những người áp dụng pháp
luật và ngay cả trong những người áp dụng pháp luật với nhau.
Trước thực trạng đó, việc nghiên cứu, phân tích để làm sáng tỏ những
quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong PLDS là cơ sở và tiền đề
quan trọng để giải quyết tranh chấp về thừa kế liên quan đến thời hiệu khởi
kiện về thừa kế là một việc làm có ý nghĩa và rất cần thiết. Ngoài ra, cũng cần
thấy rằng mặc dù đã có những quy định tương đối cụ thể, song trong thực tế
áp dụng pháp luật vẫn còn hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Thực tế đã có
những vụ việc như nhau nhưng cách giải quyết khác nhau từ đó ảnh hưởng
đến lòng tin của nhân dân vào pháp luật và công lý. Do vậy, vấn đề tổng hợp
các quan điểm, quan niệm trong một đề tài nghiên cứu để tìm ra một giải pháp
chung có hiệu quả là một việc làm thường xuyên, nghiêm túc và có hệ thống.
Với tính chất đó, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Một số vấn đề về thời
hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong PLDS Việt Nam” với mong muốn làm
sáng tỏ các quy định của pháp luật thực định.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài về thừa kế nói chung trong pháp luật không phải là đề tài mới lạ.
Trước khi có BLDS và kể cả trước khi có Pháp lệnh Thừa kế thì một số sinh
viên chuyên ngành luật dân sự cũng đã lựa chọn đề tài về thừa kế để làm luận
văn tốt nghiệp. Nhưng vấn đề về thời hiệu nói chung và thời hiệu khởi kiện về
thừa kế nói riêng chưa có đề tài nào đề cập đến.
Sau khi Nhà nước ta ban hành BLDS thì việc nghiên cứu đề tài về thừa
kế vẫn tiếp tục được mở rộng. Ngay các luận án thạc sỹ tại Khoa Sau đại học
Trường Đại học Luật Hà Nội cũng đã có một số tác giả nghiên cứu về thừa
kế. Cụ thể là: Tác giả Phạm Văn Tuyết nghiên cứu về đề tài “Một số vấn đề



5

về thừa kế theo di chúc trong BLDS”. Tác giả Nguyễn Thị Vinh nghiên cứu
đề tài “Thừa kế theo pháp luật trong BLDS Việt Nam”. Tác giả Nguyễn Minh
Tuấn nghiên cứu về đề tài “Những quy định chung về quyền thừa kế trong
BLDS Việt Nam”.
Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu khoa học khác cũng có nghiên
cứu về thừa kế như: Cuốn “Bình luận khoa học một số vấn đề cơ bản của
BLDS” của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, đề tài nghiên
cứu cấp bộ “Những vấn đề lý luận cơ bản về BLDS Việt Nam” của Viện
Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và
Nhân văn quốc gia v.v Tựu trung các công trình nghiên cứu trên đây hoặc là
nghiên cứu vấn đề thừa kế một cách khái quát, có tính chất tổng thể, hoặc là
chỉ nghiên cứu các hình thức cụ thể của quyền thừa kế theo di chúc hoặc theo
pháp luật. Trong các công trình nghiên cứu về thừa kế, chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ và toàn diện về những quy định về thời
hiệu khởi kiện về thừa kế. Đây chính là vấn đề được áp dụng chung cho cả hai
hình thức thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Chính vấn đề này có
một tầm quan trọng đặc biệt trong chế định thừa kế, nếu không nghiên cứu và
nắm vững các quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế thì việc giải quyết
các tranh chấp sẽ không chính xác, đã dẫn đến việc áp dụng pháp luật về mỗi
loại thời hiệu trong chế định chung của pháp luật về thừa kế sẽ không chính
xác và không có hiệu quả cao.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ những quy định của
PLDS về thời hiệu khởi kiện về thừa kế, trong đó các quy định liên quan giữa
Đ.30 và Đ.36 Pháp lệnh Thừa kế, Đ.648 BLDS. Sự liên quan giữa Đ.639 và
Đ.648. Sự liên quan giữa Chương VIII Phần thứ nhất quy định chung về
“Thời hiệu” với Đ.648 BLDS.




6
Với mục đích trên, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung vào việc
phân tích cơ sở lý luận của những quy định chung về thời hiệu khởi kiện về
thừa kế. Ngoài ra, tôi thấy cần phải hiểu đúng tinh thần và nội dung của từng
điều, từng khoản theo luật thực định, mối liên hệ giữa các điều luật đó phải có
dự liệu có thể có các trường hợp xẩy ra trong thực tế thì sẽ được áp dụng quy
định nào để giải quyết.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề về thời hiệu khởi kiện về
quyền thừa kế trong PLDS Việt Nam” sẽ tập trung chủ yếu ở các nội dung
chủ yếu sau đây:
- Phân tích cơ sở khoa học và thực tế trong việc xác định sự liên quan
giữa quy định chung về thời hiệu của BLDS với thời hiệu khởi kiện về thừa kế.
- Nghiên cứu các quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế trong
PLDS được quy định trong Pháp lệnh Thừa kế và BLDS. Có thể nói rằng, đây
là vấn đề rất phức tạp của các quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế.
- Một số kiến nghị về thời hiệu khởi kiện về thừa kế của BLDS.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là dựa trên cơ sở lý luận của Học
thuyết Mác-Lê nin về Chủ nghĩa Duy vật biện chứng và Chủ nghĩa Duy vật
lịch sử. Từ phương pháp này, luận văn sẽ xác định mối liên hệ giữa các hiện
tượng, sự việc nhằm đánh giá các vấn đề một cách khoa học. Ngoài ra, từ vận
dụng phương pháp liên hệ giữa thực tiễn giải quyết của Tòa án với các quy
định của pháp luật.
Trên cơ sở các phương pháp khoa học như: Tổng hợp, phân tích, so
sánh, lịch sử luận văn sẽ phân tích khái quát sơ lược quá trình hình thành và
phát triển của chế định thừa kế, khái quát các quy định thời hiệu nói chung
của PLDS kể từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 cho đến khi ban hành




7
BLDS, để từ đó đi sâu phân tích những nét đặc thù của các quy định về thời
hiệu khởi kiện về thừa kế. Cũng từ quá trình phân tích và tổng hợp đó, luận
văn sẽ có những so sánh để tìm ra những nét chung và những kết luận về quy
định thời hiệu khởi kiện về thừa kế để củng cố thêm cơ sở lý luận cho việc áp
dụng trong thực tiễn giải quyết các tranh chấp thừa kế liên quan đến vấn đề
thời hiệu.
5. Những điểm mới và ý nghĩa của đề tài
Trong số các công trình nghiên cứu về thừa kế, thì chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách đầy đủ quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế.
Sau khi Pháp lệnh Thừa kế và BLDS được ban hành, việc giải thích, hướng
dẫn của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quy định thời hiệu khởi kiện
về thừa kế hầu như rất ít. Đối với một số quy định của BLDS về thừa kế có
liên quan đến thời hiệu cũng chưa được giải thích, hướng dẫn của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền để hiểu và áp dụng một cách đúng đắn và thống
nhất.
Điểm mới của đề tài là việc tổng hợp các quan điểm, quan niệm khác
nhau trong việc áp dụng để giải quyết các tranh chấp để tìm ra một cách hiểu
đúng đắn và thống nhất quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế. Đề xuất
một số giải pháp có tính chất khả thi nhằm khắc phục những sai sót trong việc
tìm hiểu và trong quá trình áp dụng pháp luật thực định. Thông qua việc tổng
hợp, phân tích, luận văn còn so sánh những quy định chung này của chế định
thừa kế với các nguyên tắc cơ bản của BLDS để tìm ra sự liên hệ thống nhất
trong tổng thể của BLDS.
Điểm mới của luận văn còn thể hiện ở việc bình luận khoa học từng
vấn đề cụ thể trong phần những quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế.



8

Qua công trình khoa học này sẽ giúp cho cơ quan áp dụng pháp luật áp
dụng đúng quy định của pháp luật về thời hiệu khởi kiện về thừa kế để giải
quyết tranh chấp về thừa kế và giúp cho các luật gia nghiên cứu về đề tài thừa
kế có một tài liệu tham khảo mang tính lý luận và thực tiễn.
Kết cấu luận văn gồm ba chương cùng với phần mở đầu và kết luận.


















Chương 1



9
THỜI HIỆU TRONG PHÁP LUẬT DÂN SỰ
1. 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỜI HIỆU

1.1.1. Khái niệm thời hiệu trong pháp luật dân sự
Trong giao dịch dân sự thông thường, các chủ thể tham gia có quyền
thỏa thuận những nội dung cơ bản về quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự, biện
pháp, cách thức thực hiện các quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Các chủ thể
có quyền tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Theo nguyên tắc quan trọng
này, các chủ thể trong QHPLDS có quyền tự do cam kết, thỏa thuận, kể cả
những trường hợp pháp luật không có quy định bao gồm cả thời hạn, nếu
không trái pháp luật, đạo đức xã hội; không trái với những nguyên tắc cơ bản
của PLDS. Song để bảo đảm sự ổn định của các QHPLDS trong đời sống xã
hội là một trong những mục tiêu của PLDS nên phần thứ nhất của BLDS quy
định về những quy định chung gồm 171 điều trong đó chương VIII quy định
chế định thời hiệu (từ Đ.163 đến Đ.171).
Đ.163 BLDS quy định thời hiệu được hiểu là một khoảng thời hạn do
PLDS quy định trước đối với các loại giao dịch dân sự cụ thể. Khi thời hiệu
kết thúc sẽ phát sinh những quyền dân sự nhất định hoặc bị mất quyền khởi
kiện, mất quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ khi người có nghĩa vụ đã được
miễn trừ thực hiện nghĩa vụ theo thời hiệu. Không những chỉ thời hiệu mà nội
dung của thời hiệu và các loại thời hiệu đều do PLDS quy định, các chủ thể
không có quyền thỏa thuận về thời hiệu. Vì các chủ thể tham gia QHPLDS
không có quyền thỏa thuận nhằm kéo dài hoặc rút ngắn thời hạn để được coi
là thời hiệu, cho nên thời hiệu là căn cứ pháp lý do pháp luật quy định nhằm
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự nhất định, không
phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể tham gia giao dịch dân sự đó.
1.1.2 Ý nghĩa của thời hiệu



10
Thứ nhất: Thời hiệu được PLDS quy định có một vai trò quan trọng
trong việc ổn định các quan hệ dân sự, nhất là các quan hệ tài sản trong đời

sống xã hội. Nếu PLDS không có các quy định về thời hiệu để ổn định các
quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự, mỗi chủ thể tham gia vào giao dịch dân
sự sẽ không yên tâm và tin tưởng vào quan hệ dân sự mà họ đã xác lập, thực
hiện. Trong đời sống xã hội ngày càng phát triển, các quan hệ tài sản cũng
phát triển theo, giá trị tài sản thường có biến động lớn, nhất là tài sản có giá trị
lớn như nhà đất, ví dụ như từ khi các bên tham gia giao kết hợp đồng cho đến
khi thực hiện hợp đồng, do tác động của thị trường đã có sự chênh lệch về giá
cả so với giá mà các bên đã thoả thuận. Do đó, thời hiệu sẽ ràng buộc các bên
trong thời hạn để đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ.
Thứ hai: Việc pháp luật ấn định ra một thời hạn tạo điều kiện thuận lợi
cho Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong giải quyết tranh chấp.
Nếu một giao dịch dân sự đã xác lập, thực hiện trong một khoảng thời hạn đã
quá lâu mà có tranh chấp, thì quá trình chứng minh của đương sự sẽ rất khó
khăn, phức tạp. Khi giải quyết tranh chấp dân sự, Tòa án, cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền cũng gặp khó khăn khi phải tiến hành điều tra, xác minh, thu
thập chứng cứ cần thiết để xác định sự thật khách quan của vụ việc. Vì vậy,
nếu thời hạn đã quá lâu, thì quá trình điều tra của Tòa án hoặc những cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền trong việc thu thập chứng cứ cũng khó có cơ sở để
đảm bảo tính chính xác và tin cậy.

1.1.3. Các loại thời hiệu
Trên cơ sở quy định về thời hiệu của Đ.163 BLDS mà Đ.164 BLDS đã
phân chia thời hiệu trong PLDS làm ba loại: Thời hiệu hưởng quyền dân sự,
thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự và thời hiệu khởi kiện.



11
- Thời hiệu hưởng quyền dân sự: Là thời hạn mà kết thúc thời hạn đó
thì chủ thể được hưởng quyền dân sự. Theo quy định tại K.1 Đ.164 BLDS thì

thời hiệu hưởng quyền dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quyền dân
sự cho một chủ thể, không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể. Điều này khác với
việc xác lập quyền dân sự do các chủ thể thỏa thuận khi xác lập giao dịch dân
sự. Việc hưởng quyền dân sự theo thời hiệu chỉ được thực hiện trong thời hạn
và trong những trường hợp do PLDS quy định.
Thông thường, một chủ thể được hưởng quyền dân sự theo thời hiệu
phải có những điều kiện nhất định như: Thời hạn hoặc các điều kiện khác theo
quy định của PLDS. Ví dụ: K.1 Đ.255 BLDS quy định thời hiệu làm phát sinh
quyền sở hữu tài sản đối với người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình, phải thỏa mãn điều kiện thứ nhất về thời hạn là mười năm
đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản. Đồng thời, phải có các
điều kiện khác như: Việc chiếm hữu đó phải ngay tình, liên tục, công khai.
Pháp luật dự liệu các trường hợp được hưởng quyền dân sự theo thời hiệu
khác nhau có những điều kiện khác nhau ví dụ như các quy định tại các điều
từ Đ.247 đến Đ.252 BLDS. Những chủ thể hưởng quyền dân sự theo thời hiệu
trong các trường hợp này phải có đủ những điều kiện nhất định được quy định
đối với từng quan hệ dân sự cụ thể đó. Ví dụ: Đ.247 quy định việc xác lập
quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được ai là chủ sở hữu
trong thời hạn một năm mà không xác định được ai là chủ sở hữu của động
sản, thì sau khi thông báo công khai mà vẫn không xác định được ai là chủ sở
hữu, thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện, nếu vật là bất động
sản thì sau năm năm kể từ ngày thông báo công khai, thì bất động sản đó
thuộc sở hữu của Nhà nước, người phát hiện được hưởng một khoản tiền theo
quy định của pháp luật. Đ.249 BLDS quy định thời hạn xác lập quyền sở hữu
đối với vật do người khác đánh rơi, bỏ quên là một năm. Nếu hết thời hạn này



12
mà không xác định được ai là chủ sở hữu của tài sản thì vật đó thuộc sở hữu

của người nhặt được hoặc thuộc sở hữu của Nhà nước, người phát hiện được
hưởng một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
K.2 Đ.166 BLDS quy định thời hiệu hưởng quyền dân sự không được
áp dụng đối với trường hợp chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu toàn dân không có
căn cứ pháp luật. Quy định này nhằm ngăn chặn việc sử dụng tài sản toàn dân
vào mục đích cá nhân không đúng quy định của pháp luật, biển thủ tài sản Xã
hội chủ nghĩa.
Thời hiệu hưởng quyền dân sự cũng không được áp dụng trong các
trường hợp việc hưởng các quyền nhân thân của một chủ thể không gắn hoặc
không liên quan với tài sản, bởi vì quyền nhân thân của mỗi cá nhân vĩnh viễn
gắn liền với cá nhân đó và không bị thay đổi, khi cá nhân chết thì quyền nhân
thân của cá nhân cũng bị mất theo, cho nên không thể áp dụng thời hiệu đối
với quyền nhân thân phi tài sản.
Song để được hưởng quyền dân sự theo thời hiệu thì việc chiếm hữu
phải kéo dài liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc (K.1 Đ.167 BLDS),
nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu đó phải được tính lại từ đầu sau khi
sự kiện làm gián đoạn thời hiệu chấm dứt. Thời hiệu hưởng quyền dân sự bị
gián đoạn khi có một trong những sự kiện được quy định tại K.2 Đ.167 BLDS
cụ thể là: Có sự giải quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với
quyền, nghĩa vụ đang áp dụng thời hiệu; quyền và nghĩa vụ dân sự đang được
áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp.
Khi có một trong các căn cứ nêu ở trên phát sinh thì thời hiệu hưởng
quyền dân sự phải bắt đầu lại từ đầu. Quy định này được hiểu là khi thời hiệu
hưởng quyền dân sự đang tiếp diễn liên tục mà có đơn khởi kiện của một cá
nhân nào đó yêu cầu giải quyết tài sản đang áp dụng thời hiệu hoặc có sự giải



13
quyết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì khi những trở ngại đó kết thúc

thời hiệu hưởng quyền dân sự lại được tính lại từ đầu. Trong trường hợp việc
hưởng quyền dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác, ví dụ việc
chuyển giao do thừa kế, thì thời hiệu hưởng quyền dân sự được tính liên tục,
nên không phát sinh những căn cứ được quy định ở K.2 Đ.167 BLDS.
Tóm lại: Thời hiệu hưởng quyền dân sự là thời hạn do pháp luật quy
định mà khi kết thúc thời hạn đó chủ thể “có” hoặc “mất” các quyền. Nếu một
người được hưởng lợi do việc hưởng quyền dân sự theo thời hiệu thì người
khác sẽ mất quyền sở hữu tài sản đó khi thời hiệu đã hết. Quy định này nhằm
làm ổn định xã hội khi có những tài sản vắng chủ đã lâu ngày, bị người khác
ngay tình, công khai chiếm giữ, mà chủ sở hữu biết hoặc không biết nhưng
không có ý kiến gì, thì hết thời hạn cho phép 10 năm đối với động sản, 30
năm đối với bất động sản, thì tài sản đó thuộc sở hữu của người đang chiếm
giữ. Quy định như thế phù hợp với thực trạng xã hội nước ta, đặc biệt đối với
bất động sản sau chiến tranh, nhiều người bỏ làng xóm, tài sản ra đi. Có thể
40-50 năm sau mới quay trở lại, đòi tài sản đã bị người khác chiếm giữ, còn
người chiếm giữ đang sử dụng và đã tạo lập đời sống ổn định. Do đó, chế
định này bảo đảm cho việc giữ ổn định đời sống xã hội.
- Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự: Là thời hạn mà khi kết thúc
thời hạn đó thì người có nghĩa vụ được miễn thực hiện nghĩa vụ đó. Theo quy
định tại K.2 Đ.164 BLDS thì thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự cũng là một
sự kiện pháp lý cho phép một chủ thể được miễn trừ nghĩa vụ dân sự. Dù rằng
trong thực tế chủ thể đó chưa thực hiện nghĩa vụ đã cam kết hoặc chưa thực
hiện nghĩa vụ do pháp luật quy định. Theo nguyên tắc của PLDS, các chủ thể
cũng không có quyền thỏa thuận việc miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu.
Trên thực tế có những khả năng nghĩa vụ dân sự được xác lập do các chủ thể
cam kết, thỏa thuận trong quá trình xác lập giao dịch dân sự, nhưng sau đó lại



14

có thỏa thuận đồng ý cho hoãn thực hiện nghĩa vụ (Đ.292 BLDS) hoặc miễn
cho một trong số những người thực hiện nghĩa vụ liên đới (K.4 Đ.304 BLDS).
Việc hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc miễn cho một trong số những
người thực hiện nghĩa vụ liên đới có tính chất và bản chất pháp lý hoàn toàn
khác việc miễn trừ nghĩa vụ theo thời hiệu. Việc miễn trừ nghĩa vụ dân sự
theo thời hiệu được thực hiện chỉ trong những trường hợp do pháp luật quy
định.
Nếu thời hiệu hưởng quyền dân sự cho phép chủ thể hưởng quyền khi
kết thúc thời hạn cùng với những điều kiện khác, thì thời hiệu miễn trừ nghĩa
vụ dân sự là người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng được miễn trừ
không phải thực hiện nghĩa vụ, tương ứng với thời điểm kết thúc thời hạn do
PLDS quy định. Khi một chủ thể tham gia quan hệ (theo ý chí của chủ thể khi
giao kết hợp đồng hoặc do có hành vi gây thiệt hại trái pháp luật ngoài hợp
đồng) mà PLDS quy định phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ dân sự
đó, thì họ có trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn do các
bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu trong thời hạn đó, người có
nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ và những người có quyền cũng không yêu
cầu người này phải thực hiện nghĩa vụ, thì sau một thời hạn nhất định do
PLDS quy định, người có nghĩa vụ không phải thực hiện nghĩa vụ nữa, dù
rằng người đó chưa thực hiện nghĩa vụ. Miễn trừ thực hiện nghĩa vụ có thể
được áp dụng khi có các sự kiện khách quan hoặc đương nhiên được miễn trừ
khi PLDS có quy định. Ví dụ: Tại điểm a K.2 Đ.616 BLDS quy định về thời
hạn bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm hại thì khi người bị
thiệt hại chết, những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống
được hưởng tiền cấp dưỡng của người gây thiệt hại cho đến khi đủ 18 tuổi
Điều kiện của việc miễn trừ nghĩa vụ dân sự là bên có quyền mà không
thực hiện quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ mặc dù có thể làm được việc đó,




15
không có sự cản trở do bị pháp luật cấm. Việc tính thời điểm bắt đầu của thời
hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự phụ thuộc vào phạm vi của đối tượng mà người
mang quyền có thể thực hiện quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ Đ.165 BLDS
quy định: “Thời hiệu được tính từ ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết
thúc ngày cuối cùng của thời hiệu”. Vậy từ thời hạn nào thì thời hiệu được bắt
đầu. Đ.290 BLDS quy định: “Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên
thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật”. Trong trường hợp không thực
hiện nghĩa vụ do ý chí của người nắm giữ quyền thì thời hiệu diễn ra từ thời
điểm kết thúc thời hạn đó. Điều kiện thứ hai là việc không thực hiện quyền
yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tiếp diễn trong suốt một thời gian nhất định. Ví dụ
theo Đ.432 BLDS, thì thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với tài sản mua bán
được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm bên mua nhận tài sản. Đ.438
BLDS về nghĩa vụ bảo hành, thì bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật
mua bán trong một thời gian. Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm
bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật. Trong thời hạn bảo hành nếu người mua
phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa
chữa không phải trả tiền, giảm giá… nếu hết thời hạn bảo hành thì bên bán
không còn phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành vật đã bán nữa.
Đ.446 BLDS quy định khi bán nhà ở đang cho thuê thì bên thuê được
ưu tiên mua nếu chưa có chỗ ở khác và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của
người thuê nhà. Chủ nhà đang cho thuê phải thông báo cho bên thuê biết việc
bán nhà trước ít nhất là 3 tháng, kể từ thời điểm bên thuê nhà nhận được
thông báo cho tới thời điểm chủ sở hữu bán nhà. Quy định này được hiểu là
khi kết thúc thời hạn 3 tháng, nếu bên thuê không có nhu cầu mua nhà, thì chủ
sở hữu nhà đang cho thuê được hưởng quyền dân sự là có quyền bán nhà cho
người khác.




16
Đ.458 BLDS quy định thời hạn chuộc lại tài sản đã bán là không quá
một năm đối với động sản, năm năm đối với bất động sản. Quá thời hạn này,
bên bán không còn quyền được chuộc lại tài sản nữa.
Tóm lại: Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự sẽ phát sinh khi bên có
quyền không thực hiện quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ mặc dù họ có thể
làm việc đó trong một thời hạn nhất định, thì người có nghĩa vụ đương nhiên
được miễn trừ nghĩa vụ. BLDS không quy định thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ
dân sự chung cho tất cả các trường hợp mà quy định từng thời hiệu riêng cho
từng loại đối tượng khác nhau.
Đối với thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự K.3 Đ.166 BLDS còn có
quy định thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự không được áp dụng trong việc
thực hiện nghĩa vụ dân sự của các chủ thể đối với Nhà nước.
Đ.167 BLDS quy định thời hiệu hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ
thực hiện nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.
Nếu có những sự kiện làm gián đoạn như: Có sự giải quyết của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền hoặc quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời
hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp, thì thời hiệu hưởng
quyền dân sự hoặc miễn trừ thực hiện nghĩa vụ dân sự phải được tính lại từ
đầu sau khi sự kiện làm gián đoạn thời hiệu chấm dứt.
- Thời hiệu khởi kiện: Là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để
yêu cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp bị xâm phạm, nếu quá thời hạn đó mà chủ thể không thực hiện
quyền của mình, thì họ mất quyền khởi kiện.Theo quy định tại K.3 Đ.164
BLDS thì thời hiệu khởi kiện cũng là một sự kiện pháp lý trên cơ sở thời hạn
do PLDS quy định. Đây là thời hạn nhất định mà PLDS cho phép một chủ thể
có quyền, lợi ích bị xâm phạm được quyền khởi kiện. Theo nguyên tắc chung,




17
khi chủ thể có quyền, lợi ích bị xâm phạm chỉ được quyền khởi kiện để yêu
cầu Tòa án, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ khi còn thời hiệu
khởi kiện. Khi thời hạn khởi kiện kết thúc, thì chủ thể có quyền, lợi ích bị
xâm phạm bị mất quyền khởi kiện theo thời hiệu. Ví dụ: Đ.648 BLDS quy
định thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa
kế, nếu tính thời điểm mở thừa kế là ngày 1-7-1996 thì đến ngày 1-7-2006
người thừa kế của người chết vào ngày 1-7-1996 không còn quyền khởi kiện
để yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia di sản thừa kế nữa.
Trước khi BLDS ra đời Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp
luật quy định về thời hiệu khởi kiện. Đ.36 Pháp lệnh Thừa kế quy định thời
hiệu khởi kiện là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền
khởi kiện để yêu cầu chia di sản thừa kế. Đ.56 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự
quy định thời hiệu khởi kiện là 3 năm, được tính bắt đầu từ thời điểm xảy ra
vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và
lợi ích của mình. Đ.31 PLTTGQCVAKT quy định người khởi kiện phải làm
đơn yêu cầu Toà án giải quyết vụ án kinh tế trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày
phát sinh tranh chấp. Như vậy, pháp luật cho phép trải qua một thời gian nhất
định nếu người có quyền lợi hợp pháp bị xâm phạm hoặc có tranh chấp mà
không sử dụng quyền khởi kiện của mình thì quyền của họ trong việc nộp đơn
kiện để yêu cầu Toà án giải quyết bị chấm dứt. Đ.36 PLTTGQCVADS quy
định một trong những căn cứ trả lại đơn khởi kiện là khi thời hiệu khởi kiện
đã hết.
Chế định thời hiệu là chế định có tính bắt buộc do pháp luật quy định,
hoàn toàn không phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên. Thời hiệu khởi
kiện không được áp dụng khi yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc sở hữu toàn dân.
Các yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân khi bị xâm phạm cũng không áp dụng
thời hiệu khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với quyền




18
nhân thân có liên quan đến tài sản có thể có những quy định về thời hiệu khởi
kiện.
Bộ luật Tố tụng Dân sự được Quốc hội thông qua ngày 15-6-2004 (có
hiệu lực ngày 01-01-2005) tại K3 Đ.159 có quy định: “Thời hiệu khởi kiện để
yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi
ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, lợi ích cộng đồng, lợi ích của
Nhà nước bị xâm phạm”; “Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự
là một năm, kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu.”. Đồng thời, Đ.160 còn quy
định: “Các quy định của Bộ luật Dân sự về thời hiệu được áp dụng trong tố
tụng dân sự.”
Để thi hành và thống nhát các quy định của pháp luật trong việc giải
quyết các vụ án dân sự và để thi hành BLTTDS, ngày 10-8-2004 Hội đồng
Thẩm phán TANDTC đã ra Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP hướng dẫn về
việc áp dụng các quy định của pháp luật về thời hiệu đối với các giao dịch dân
sự như sau:
- Đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày 01-7-1996 (ngày
Bộ luật Dân sự có hiệu lực) mà các văn bản pháp luật trước đây có quy định về
thời hiệu (thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự
và thời hiệu khởi kiện) thì phải áp dụng các quy định về thời hiệu của các
văn bản pháp luật đó để xác định thời hiệu còn hay hết, không phân biệt
giao dịch dân sự đó được thực hiện xong trước ngày 01-7-1996 hay từ
ngày 01-7-1996.
- Đối với giao dịch dân sự được xác lập từ ngày 01-7-1996 đến trước
ngày 01-01-2005 mà Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác không có
quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu, thì kể từ ngày 01-01-2005 việc
xác định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được thực hiện theo quy định




19
tại Điều 159 của Bộ luật Tố tụng dân sự; cụ thể như sau:
+ Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự là
hai năm, kể từ ngày 01-01-2005, nếu tranh chấp phát sinh trước ngày 01-01-
2005 hoặc kể từ ngày phát sinh tranh chấp, nếu tranh chấp phát sinh từ ngày 01-
01-2005.
+ Thời hiệu yêu cầu để Toà án giải quyết việc dân sự là một năm, kể từ
ngày 01-01-2005, nếu quyền yêu cầu phát sinh trước ngày 01-01-2005 hoặc
kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, nếu yêu cầu phát sinh từ ngày 01-01-2005.
- Đối với giao dịch dân sự được xác lập từ ngày 01-01-2005 mà Bộ luật
Dân sự và các văn bản pháp luật khác không có quy định thời hiệu khởi kiện,
thời hiệu yêu cầu, thì thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu được thực hiện
theo quy định tại Điều 159 của Bộ luật Tố tụng Dân sự.
Tóm lại: BLDS không quy định thời hiệu khởi kiện chung cho các
QHPLDS mà chỉ xác định các nguyên tắc chung nhất về thời hiệu khởi kiện
và chỉ quy đinh thời hiệu khởi kiện trong một số trường hợp cụ thể như: Thời
hiệu khởi kiện là một năm từ Đ.140 đến Đ.143 BLDS; thời hiệu mười năm
Đ.648, BLDS. BLDS không có quy định về thời hiệu khởi kiện đối với các vi
phạm hợp đồng dân sự. Do đó, theo nguyên lý chung các hợp đồng dân sự
được xác lập từ ngày BLDS có hiệu lực thi hành mà có vi phạm, thì bên bị vi
phạm không bị hạn chế về thời gian khởi kiện trước Tòa án, nếu pháp luật
không có quy định khác. Do đó, những trường hợp mà BLDS không quy định
thời hiệu thì đương sự có quyền khởi kiện bất cứ lúc nào họ muốn kể từ thời
điểm phát hiện có sự vi phạm.
Nay BLTTDS quy định thời hiệu khởi kiện chung cho các vụ án dân sự
là hai năm, việc dân sự là một năm, thì bắt buộc người có quyền lợi hợp pháp
bị xâm phạm hoặc có tranh chấp phải thực hiện quyền khởi kiện của mình




20
trong thời hiệu do pháp luật quy định, thì Toà án dễ dàng giải quyết, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân được bảo vệ kịp thời, các quy định của BLDS
về thời hiệu được áp dụng trong tố tụng dân sự. Do đó, kể từ khi BLTTDS có
hiệu lực thì thời hiệu khởi kiện chung cho vụ án dân sự và việc dân sự đã
được quy định
1.1.4. Cách tính thời hiệu
Theo quy định tại Đ.165 BLDS thì thời hiệu được tính từ thời điểm bắt
đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời
hiệu. Đây là quy định mang tính chất khái quát chung theo tiêu chí ngày đầu
tiên và ngày cuối cùng của thời hạn. Song đối với từng loại thời hiệu và từng
quan hệ PLDS pháp luật lại có các quy định cách tính thời hiệu riêng.
Thời hiệu hưởng quyền dân sự và miễn trừ nghĩa vụ dân sự được tính
từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày
cuối cùng của thời hiệu. Như vậy, thời hiệu được xác định theo tiêu chí là
ngày một chủ thể bắt đầu chiếm hữu tài sản hoặc là ngày chủ thể bắt đầu thực
hiện nghĩa vụ. Hai loại thời hiệu trên này không gián đoạn mà phải có tính
liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc thời hiệu. Nếu có sự kiện làm gián
đoạn, thì thời hiệu được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm
dứt (K.2 Đ.167 BLDS). Sau khi kết thúc việc giải quyết của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền hoặc kết thúc việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, thì
thời hiệu phải được tính lại từ đầu. Đồng thời, hiệu lực của thời hiệu hưởng
quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được K.1 Đ.166 BLDS xác định khi
pháp luật quy định chủ thể được hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ
dân sự theo thời hiệu, thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền
dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực.




21
Căn cứ theo các quy định của BLDS tại các điều luật cụ thể, thì ngày
đầu tiên có thể được xác định theo các tiêu chí khác nhau. Ví dụ: Ngày đầu
tiên được xác định là ngày giao nộp tài sản cho UBND xã, phường, thị trấn (
Đ.247 và Đ.249 BLDS) hoặc là ngày thông báo công khai ( Đ.250, 251
BLDS).
Thời hiệu khởi kiện trong PLDS được xác định theo tiêu chí thời điểm
quyền, lợi ích hợp pháp của một chủ thể bị xâm phạm. Nghĩa là: Thời điểm
người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng họ đã không thực hiện các
nghĩa vụ đó theo cam kết, thỏa thuận hay theo quy định của pháp luật. Theo
Đ.56 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự quy định: “Trong thời hạn ba năm, kể từ
thời điểm xảy ra vi phạm hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền khởi kiện trước
Tòa án, nếu pháp luật không có quy định khác, quá thời hạn này, bên bị vi
phạm mất quyền khởi kiện.”. Ví dụ: Các bên thỏa thuận về ngày trả nợ trong
hợp đồng vay hoặc ngày giao tài sản trong hợp đồng mua bán, nhưng đến
ngày đó bên vay không trả, bên bán không giao tài sản. Từ thời điểm này
(ngày tiếp theo của ngày kết thúc thời hạn) bên cho vay, bên mua tài sản có
quyền khởi kiện trước Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bên vay phải trả nợ,
bên bán phải giao tài sản.
Trường hợp các bên không quy định thời hạn thực hiện nghĩa vụ, bên
có quyền có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ bất cứ lúc nào
nhưng phải thông báo cho bên này biết trước trong một thời gian hợp lý. Chỉ
sau khi kết thúc thời hạn đó mới được coi là thời điểm vi phạm và bắt đầu tính
thời hiệu. Trong một số trường hợp, thời điểm vi phạm là thời điểm xác lập
quan hệ (tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Đ.145 BLDS).
Ví dụ: Bên xác lập giao dịch dân sự do bị nhầm lẫn chỉ có quyền yêu cầu Tòa
án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu sau thời hạn một năm, kể từ ngày giao
dịch dân sự được xác lập.

×