Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn cho công ty chế biến thủy sản nhị long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 88 trang )

Đồ án tốt nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thu
thập được có trong đồ án tốt nghiệp là trung thực dựa trên nghiên cứu khảo sát hiện
trạng thực tế và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Các số liệu, tài liệu tham khảo trích dẫn trong đồ án được ghi rõ nguồn gốc.

TP.HCM, ngày 30 tháng 7 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Trần Văn Phú Hưng

i


Đồ án tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành gừi lời cảm ơn đến Trường Đại Học Công
Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh cùng các thầy cô trong Viện Khoa Học Ứng Dụng
Hutech đã quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cho em trong quá trình thực hiện
đồ án tốt nghiệp.
Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc và chân thành đến Giảng viên hướng dẫn Th.S
Vũ Hải Yến người đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian
làm đồ án tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo và các anh chị công nhân
trong công ty TNHH chế biến thủy sản Nhị Long đã tạo điều kiện tham quan, thực
tập giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn.


ii


Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .............................................................................2
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................2
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC, KINH TẾ XÃ HỘI ...................................................2
6. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ..................................................................3
7. BỐ CỤC CỦA ĐỒ ÁN .....................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SXSH VÀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
VIỆT NAM ................................................................................................................4
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VIỆT NAM .............4
1.1.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển thủy sản ở Việt Nam.......................4
1.1.2. Vị trí của ngành chế biến thủy sản trong nền công nghiệp của Việt Nam
5
1.1.3. Vai trò của ngành chế biến thủy sản .......................................................8
1.1.4. Đặc trưng ô nhiễm của ngành chế biến thủy sản ..................................11
1.2. TỔNG QUAN VỀ SXSH ............................................................................13
1.2.1. Giới thiệu về SXSH ..............................................................................13
1.2.2. Các giải pháp về SXSH ........................................................................14

1.2.3. Lợi ích của SXSH .................................................................................17
1.2.4. Các bước thực hiện SXSH ....................................................................18
1.2.5. Các trở ngại khi thực hiện SXSH .........................................................20
1.2.6. Tình hình áp dụng SXSH trên thế giới và ở Việt Nam.........................21
iii


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN NHỊ
LONG VÀ SẢN PHẨM MỰC TẨM GIA VỊ NGỌC LAN ................................29
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CHẾ BIẾN THỦY SẢN NHỊ LONG ........29
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ...........................................................29
2.1.2. Hoạt động ..............................................................................................29
2.1.3. Năng suất sản xuất và thị trường tiêu thụ .............................................30
2.1.4. Phân xường và các thiết bị ....................................................................31
2.2. TỔNG QUAN SẢN PHẨM MỰC TẨM GIA VỊ NGỌC LAN .................33
2.2.1. Các chỉ tiêu chất lượng và vi sinh vật của sản phẩm ............................33
2.2.2. Thành phần nguyên liệu của sản phẩm .................................................34
2.2.3. Quy trình sản xuất .................................................................................35
2.2.4. Thuyết minh quy trình sản xuất ............................................................35
2.3. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY ........................................39
2.3.1. Tình trạng tuân thủ pháp luật về môi trường của công ty.....................39
2.3.2. Dòng thải...............................................................................................39
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SXSH CHO CÔNG TY CHẾ BIẾN
THỦY SẢN NHỊ LONG .........................................................................................42
3.1. BƯỚC 1: KHỞI ĐỘNG ..............................................................................42
3.1.1. Thành lập nhóm SXSH .........................................................................42
3.1.2. Lập sơ đồ quy trình ...............................................................................42
3.2. BƯỚC 2: PHÂN TÍCH QUY TRÌNH SẢN XUẤT ...................................43

3.2.1. Cân bằng vật chất ..................................................................................43
3.2.2. Định giá dòng thải.................................................................................46
3.3. BƯỚC 3: CÁC CƠ HỘI SXSH...................................................................47
3.3.1. Phân tích nguyên nhân và đề xuất các cơ hội SXSH ............................47
3.3.2. Sàng lọc các giải pháp SXSH ...............................................................52
3.3.3. Phân tích tính khả thi về kỹ thuật .........................................................66
3.3.4. Phân tích tính khả thi về kinh tế ...........................................................68
3.3.5. Phân tích khía cạnh môi trường ............................................................70
3.3.6. Điểm lựa chọn cho các giải pháp SXSH...............................................73
iv


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH THỰC HIỆN SẢN XUẤT SẠCH HƠN .................75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80

v


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BOD: Nhu cầu oxy sinh học
CDM: Cơ chế phát triển sạch
COD: Nhu cầu oxy hóa học
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
EU: Khối liên minh Châu Âu
ISO: Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế

OHS: Bảo hộ lao động
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
SXSH: Sản xuất sạch hơn
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TKNL: Tiêt kiệm năng lượng
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TSS: Tổng chắn rắn lơ lửng
UNEP: Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc
XK: Xuất khẩu
WTO: Tổ chức thương mại thế giới

vi


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các trang thiết bị (tính riêng cho 1 phân xưởng)
Bảng 2.2. Chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm
Bảng 2.3. Chỉ tiêu vi sinh vật của sản phẩm
Bảng 2.4. Mô tả tóm tắt quy trình sản xuất
Bảng 2.5. Chất lượng môi trường không khí tại công ty
Bảng 2.6. Chất lượng môi trường nước tại công ty
Bảng 3.1. Danh sách thành viên nhóm SXSH tại công ty TNHH chế biến thủy sản
Nhị Long
Bảng 3.2. Cân bằng vật chất cho 100kg nguyên liệu
Bảng 3.3. Định giá dòng thải
Bảng 3.4. Phân tích nguyên nhân và đề xuất các cơ hội SXSH
Bảng 3.5. Sàng lọc các giải pháp SXSH

Bảng 3.6. Tổng hợp các giải pháp SXSH
Bảng 3.7. So sánh đèn huỳnh quang và đèn Led
Bảng 3.8. Phân tích khả thi về kỹ thuật
Bảng 3.9. Phân tích khả thi về kinh tế
Bảng 3.10. Phân tích khía cạnh môi trường
Bảng 3.11. Điểm cho các giải pháp SXSH
Bảng 4.1. Kế hoạch thực hiện SXSH

vii


Đồ án tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2005 - 2017
Hình 1.2. Các giải pháp về SXSH
Hình 1.3. Các bước thực hiện SXSH
Hình 1.4. Các nhiệm vụ của SXSH
Hình 1.5. Số lượng các doanh nghiệp tham gia dự án SXSH
Hình 2.1. Hình ảnh các công nhân của công ty đang làm việc
Hình 2.2. Sản phẩm mực tẩm gia vị Ngọc Lan
Hình 2.3. Mực khô nguyên liệu
Hình 2.4. Lò nướng
Hình 2.5. Vỉ xếp mực
Hình 2.6. Lò nướng
Hình 2.7. Lò sấy
Hình 2.8. Kho lạnh
Hình 2.9. Máy cán
Hình 2.10. Máy chiết tương ớt
Hình 2.11. Quy trình sản xuất mực tẩm gia vị Ngọc Lan

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình chế biến mực tẩm gia vị
Hình 3.2. Bộ vòi phun cao áp
Hình 3.3. Lò nướng Salamander WYG-710
Hình 3.4. Bông thủy tinh
Hình 3.5. Bóng đèn Led T8 Rạng Đông

viii


Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thuỷ sản là ngành hàng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Đối với nước ta, thuỷ sản hiện đang cung cấp một
nguồn thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước và góp phần không nhỏ
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước nhà. Với tiềm năng to lớn, để phát
triển thuỷ sản, cùng với việc chủ động tiếp cận thị trường, thực hiện công cuộc
“đổi mới” trong quản lý và sản xuất kinh doanh thuỷ sản, Việt Nam đã đạt được
những thành tựu đáng khích lệ, giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đã vượt qua
ngưỡng 8,3 tỷ đô la vào cuối năm 2017, ngày càng trở thành một ngành quan
trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước, tạo thêm nhiều việc làm và
tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên chính quá trình sản xuất này đã
gây ra các vấn đề môi trường và sức khỏe con người.
Thực tế đó đã buộc các nhà quản lý phải tìm ra phương hướng sản xuất mới,
nâng cao hiệu quả về kinh doanh, giảm giá thành sản phẩm bằng tiết kiệm chi
phí sản xuất, đồng thời giảm các chi phí cho việc xử lý chất thải. Để tồn tại, phát
triển và tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường.
Để giảm lượng nguyên liệu tiêu thụ, giảm tổn thất và tải lượng dòng thải, tăng
hiệu suất sản xuất, việc tìm các cơ hội và triển khai đánh giá SXSH vào toàn bộ

quá trình sản xuất sẽ mang lại những lợi ích về kinh tế, môi trường mà vẫn đạt
yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
Công ty TNHH chế biến thủy sản Nhị Long chuyên chế biến các loại thủy sản
khô với công suất 2 tấn/ ngày cũng đang gặp các vấn đề về môi trường từ lượng
chất thải rắn và nước thải mà công ty thải ra hằng ngày. Vì vậy công ty nên áp
dụng SXSH nhằm góp phần giảm thải, tiết kiệm chi phí và nâng cao hình ảnh
doanh nghiệp.

1


Đồ án tốt nghiệp

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu áp dụng SXSH cho Công ty chế biến thủy sản Nhị Long.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu về SXSH.
- Tìm hiểu về Ngành chế biến thủy sản.
- Tìm hiểu về Công ty chế biến thủy sản Nhị Long.
- Áp dụng SXSH cho Công ty chế biến thủy sản Nhị Long. (cụ thể là sản
phẩm Mực tẩm gia vị)
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp SXSH.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quá trình làm đồ án sẽ sử dụng một số phương pháp sau đây:
- Phương pháp thu thập số liệu: tìm hiểu và thu thập các số liệu về năng
lượng, nguyên liệu trong quá trình sản xuất của Công ty.
- Phương pháp thống kê và xử lý số liệu: sử dụng phương pháp thống kê để
thể hiện số liệu rõ ràng hơn
- Phương pháp khảo sát tại hiện trường: tìm hiểu các công đoạn sản xuất
của công ty

- Phương pháp so sánh:dựa vào các kết quả khảo sát được tại công ty, kết
quả tình toán từ đó so sánh với các tiêu chuẩn Việt Nam để xác định được
hiện trạng và chất lượng môi trường tại công ty.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC, KINH TẾ XÃ HỘI
SXSH có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các quá trình sản xuất, giúp giảm
thiểu các nguy cơ đối với môi trường và con người. Ngăn ngừa việc sinh ra chất
thải và giảm thiểu sử dụng các chất độc hại trong sản xuất giúp đảm bảo an toàn
cho người lao động. Bên cạnh đó, do giảm thiểu được khối lượng lớn chất thải

2


Đồ án tốt nghiệp

và tận dụng được tối đa nguồn tài nguyên dẫn đến làm tăng lợi nhuận và sức
cạnh tranh cho nhà sản xuất.
Với sự xuất hiện của ngày càng các rào cản về thương mại, luật pháp, nguồn
thông tin,... Để thuỷ sản ngày càng phát triển trong xu thế hội nhập, nhất là khi
Việt Nam gia nhập WTO, đòi hỏi phải có những biện pháp, bước đi thích hợp.
Đó là phải xem SXSH như là một yêu cầu đối với nền công nghiệp.
6. DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Kết quả dự kiến khi thực hiện đồ án là tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân
gây thất thoát, tiêu tốn nguyên liệu và năng lượng từ đó nghiên cứu và đề xuất
các giải pháp SXSH áp dụng cho Công ty.
7. BỐ CỤC CỦA ĐỒ ÁN
Bố cục của đồ án gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về SXSH và ngành chế biến thủy sản Việt Nam
Chương 2: Tổng quan về công ty
Chương 3: Áp dụng SXSH
Chương 4: Kế hoạch thực hiện SXSH


3


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SXSH VÀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
VIỆT NAM
1.1.

TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN VIỆT NAM

1.1.1. Tiềm năng và thực trạng phát triển thủy sản ở Việt Nam
Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm khu vực
Đông Nam Á có diện tích đất liền là 330.991
km2, có bờ biển dài, còn phần lãnh hải và
vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2.
Việt Nam là nước có “tính biển” lớn nhất
trong các nước ven biển Đông Nam Á, vùng
biển rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, biển và
đất liền đã tạo nên những vùng sinh thái khác
nhau với các loài vật thủy sinh đa dạng, phong
phú (môi trường nước mặn xa bờ, môi trường
nước mặn gần bờ).
Với 3260 km bờ biển, 12 đầm phá và các
eo vịnh, 112 cửa sông, lạch, hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển. Trong nội địa hệ
thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các hồ thủy lợi, thủy điện, đã tạo cho nước
ta có tiềm năng lớn về mặt nước với khoảng 1.700.000 ha trong đó có 811.700 ha
mặt nước ngọt, 635.400 ha mặt nước lợ cửa sông ven biển và 125.700 ha eo vịnh có
khả năng phát triển, chưa kể mặt nước các sông và khoảng 300.000 - 400.000 ha,

eo, vịnh, đầm phá ven biển có thể sử dụng vào nuôi trồng thủy sản chưa được quy
hoạch.
Theo những đánh giá mới nhất, trữ lượng cá biển trong toàn vùng biển khoảng
4,2 triệu tấn, trong đó sản lượng cho phép khai thác là 1,7 triệu tấn/năm, bao gồm
850 nghìn cá đáy, 700 nghìn tấn cá nổi nhỏ, 120 nghìn tấn cá nổi đại dương. Hàng
năm cho khả năng khai thác tối đa 1.670 triệu tấn; cùng với cá biển, nguồn lợi tôm
biển có trữ lượng 58 ngàn tấn, cho khả năng khai thác tối đa 29 ngàn tấn; với mực

4


Đồ án tốt nghiệp

các loại, số tương ứng là 123 ngàn tấn và 50 ngàn tấn. Đặc điểm cơ bản của nghề cá
biển Việt Nam là nghề cá đa loài, phân tán, phù hợp với nghề cá truyền thống.
Bên cạnh cá, vùng biển Việt Nam còn nhiều nguồn lợi tự nhiên như trên 1.600
loài giáp xác, sản lượng cho phép khai thác 50 - 60 nghìn tấn/năm, có giá trị cao là
tôm biển, tôm hùm và tôm mũ ni, cua, ghẹ; khoảng 2.500 loài động vật thân mềm,
trong đó có ý nghĩa kinh tế cao nhất là mực và bạch tuộc (cho phép khai thác 60 70 nghìn tấn/năm); hàng năm có thể khai thác từ 45 - 50 nghìn tấn rong biển có giá
trị kinh tế như rong câu, rong mơ v.v... Ngoài ra, còn rất nhiều loài đặc sản quí như
bào ngư, đồi mồi, chim biển và có thể khai thác vây cá, bóng cỏ, ngọc trai, v.v...
Với trên 4 triệu dân sống ở vùng triều và khoảng 1 triệu người sống ở đầm phá,
tuyến đảo của 714 xã, phường thuộc 28 tỉnh, thành phố có biển và hàng chục triệu
hộ nông dân, hàng năm đó tạo ra lực lượng lao động nuôi trồng thuỷ sản đáng kể
chiếm tỷ trọng quan trọng trong sản xuất nghề cá. Chưa kể 1 bộ phận khá đông ngư
dân làm nghề đánh cá, nhưng không đủ phương tiện để hành nghề khai thác cũng
chuyển sang nuôi trồng thủy sản và lực lượng lao động vừa sản xuất nông nghiệp,
vừa nuôi trồng thủy sản. Đội ngũ lao động nghề cá nước ta cần cù và tự lực trong
hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi do nguồn lợi tự nhiên mang lại, sản xuất thủy

sản cũng là ngành chịu nhiều rủi ro do thời tiết và thiên tai gây nên.
Hơn 20 năm qua, kể từ khi Nhà nước cho ngành thủy sản thử nghiệm cơ chế “tự
cân đối, tự trang trải” đến thực hiện cơ chế thị trường nhiều thành phần kinh tế, nhất
là những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp, nông thôn và chuyển dịch cơ cấu bản thân bộ, ngành.
1.1.2. Vị trí của ngành chế biến thủy sản trong nền công nghiệp của Việt Nam
Dẫu ra đời từ rất sớm, nghề cá Việt Nam cho đến những năm giữa thế kỷ trước
vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc,
trình độ sản xuất còn lạc hậu, thủ công. Hoạt động nghề cá chỉ được xem như một
nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp.

5


Đồ án tốt nghiệp

Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và sự đóng
góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi
phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu quan tâm
phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này,
đánh dấu. một cách nhìn nhận mới đối với nghề cá. Từ đó, ngành Thuỷ sản đã dần
hình thành và phát triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp
ngày càng lớn cho đất nước.
Hiện nay cả nước đã có 75% số cơ sở chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn ngành về
vệ sinh an toàn thực phẩm, 171 cơ sở có đủ điều kiện xuất hàng thủy sản vào thị
trường EU, 275 cơ sở đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào Hàn Quốc, 295 cơ sở đủ điều
kiện xuất khẩu vào Trung Quốc, sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở 80
quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam hiện đứng thứ 7 trong danh sách các quốc gia
xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc trong hơn 20

năm qua. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản từ mức thấp 550 triệu năm 1995 đã có
những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân
15,6 %/năm. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt Nam trở thành một trong 5
nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn
thủy sản toàn cầu.
Bắt đầu từ năm 2000, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có sự tăng trưởng đột
phá nhờ phát triển mạnh ngành nuôi trồng, đặc biệt là nuôi cá tra và tôm nước lợ
(tôm sú và tôm chân trắng). Sau 12 năm, kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng gấp
hơn 4 lần từ mức gần 1,5 tỷ USD năm 2000 lên 7,8 tỷ USD năm 2014. Năm 2015,
xuất khẩu thủy sản gặp khó khăn do giá tôm giảm, đồng USD tăng mạnh so với các
tiền tệ khác làm giảm nhu cầu và tăng áp lực cạnh tranh. Kim ngạch xuất khẩu thủy
sản năm 2016 đạt 7,05 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2015. Năm 2017, mặc dù
phải đối mặt với nhiều thách thức từ các thị trường như tác động của chương trình
thanh tra cá da trơn và việc EU cảnh báo thẻ vàng đối với hải sản Việt Nam, xuất

6


Đồ án tốt nghiệp

khẩu thủy sản cả năm 2017 vẫn cán đích trên 8,3 tỷ USD, tăng 18% so với năm
2016.
Trong 5 năm qua, kim ngạch XK thủy sản của Việt Nam luôn đứng thứ 4 trong
số các mặt hàng XK chủ lực, sau dệt may, gia dầy và dầu thô. Thành tựu của ngành
thủy sản thể hiện bằng kết quả XK tăng nhanh vè cả giá trị và sản lượng trong giai
đoạn 2001 – 2017. Năm 2017, sản phẩm thủy sản được XK sang 167 nước và vùng
lãnh thổ. 3 thị trường chính là EU chiếm 18%, Mỹ 17% và Nhật Bản 16% và đang
có những thị trường tiềm năng như Trung Quốc (15%) và ASEAN (18%). Số nhà
máy và công suất cấp đông của các cơ sở chế biến tăng rất nhanh trong giai đoạn
2001- 2015. Khu vực ĐBSCL đã hình thành một số công ty quy mô lớn như Tập

đoàn TS Minh Phú, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, công ty Cổ phần Hùng Vương…
Chiến lược biển đến năm 2020 đã đặt ra mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia
mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển
toàn diện các ngành nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát
triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Ngành chế biến thủy sản
cũng sẽ phát huy đầy đủ vị trí, vai trò của mình, tạo động lực thúc đẩy các ngành
khác cùng phát triển.

Hình 1.1. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2005 - 2017

7


Đồ án tốt nghiệp

1.1.3. Vai trò của ngành chế biến thủy sản
a) Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng cho mọi người dân Việt Nam
50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và 40% sản
lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ được dùng làm thực
phẩm cho nhu cầu của người dân Việt Nam. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển rộng
khắp, tới tận các vùng sâu vùng xa, góp phần chuyển đổi cơ cấu thực phẩm
trong bữa ăn của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào. Từ
các vùng đồng bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử
dụng triệt để cho các hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Trong thời gian tới, các mặt
hàng thủy sản sẽ ngày càng có vị trí cao trong tiêu thụ thực phẩm của mọi tầng
lớp nhân dân Việt Nam.
b) Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành tạo ra lương thực, thực phẩm,
cung cấp các sản phẩm tiêu dùng trực tiếp. Ở tầm vĩ mô, dưới giác độ ngành
kinh tế quốc dân, Ngành Thuỷ sản đã góp phần đảm bảo an ninh lương thực thực

phẩm, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và vitamin cho thức ăn.
Có thể nói Ngành Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực
phẩm cho người dân, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội
công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông
thôn và vùng ven biển. Những năm gần đây, công tác khuyến ngư đã tập trung
vào hoạt động trình diễn các mô hình khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, hướng
dẫn người nghèo làm ăn. Hiện tại, mô hình kinh tế hộ gia đình được đánh giá là
đã giải quyết cơ bản công ăn việc làm cho ngư dân ven biển. Bên cạnh đó, mô
hình kinh tế tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm
cho nhiều lao động ở các vùng, nhất là lao động nông nhàn ở các tỉnh Nam Bộ
và Trung Bộ. Nghề khai thác thuỷ sản ở sông Cửu Long được duy trì đã tạo
công ăn việc làm cho 48.000 lao động ở 249 xã ven sông.

8


Đồ án tốt nghiệp

c) Xoá đói giảm nghèo
Ngành Thuỷ sản đã lập nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo bằng việc
phát triển các mô hình nuôi trồng thuỷ sản đến cả vùng sâu, vùng xa, không
những cung cấp nguồn dinh dưỡng, đảm bảo an ninh thực phẩm mà còn góp
phần xoá đói giảm nghèo. Tại các vùng duyên hải, nuôi thuỷ sản nước lợ đã
chuyển mạnh từ phương thức nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, bán
thâm canh và thâm canh, thậm chí nhiều nơi đã áp dụng mô hình nuôi thâm canh
theo công nghệ nuôi công nghiệp. Các vùng nuôi tôm rộng lớn, hoạt động theo
quy mô sản xuất hàng hoá lớn đã hình thành, một bộ phận dân cư các vùng ven
biển đã giàu lên nhanh chóng, rất nhiều gia đình thoát khỏi cảnh đói nghèo nhờ
nuôi trồng thuỷ sản. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở các mặt nước lớn như nuôi
cá hồ chứa cũng đã phát triển, hoạt động này luôn được gắn kết với các chương

trình phát triển trung du miền núi, các chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng
sâu vùng xa.
d) Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển một cách toàn diện một nền kinh
tế biển. Nếu như trước đây việc lấn ra biển, ngăn chặn những ảnh hưởng của
biển để mở rộng đất đai canh tác là định hướng cho một nền kinh tế nông
nghiệp lúa nước thì hiện nay việc tiến ra biển, kéo biển lại gần sẽ là định hướng
khôn ngoan cho một nền kinh tế công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Trong những thập kỉ qua, nhiều công trình hồ thuỷ điện đã được xây dựng,
khiến nước mặn ngoài biển thâm nhập sâu vào vùng cửa sông, ven biển. Đối với
nền canh tác nông nghiệp lúa nước thì nước mặn là một thảm hoạ, nhưng với
nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ thì nước mặn được nhận thức là một tiềm
năng mới, vì hoạt động nuôi trồng thuỷ sản có thể cho hiệu quả canh tác gấp
hàng chục lần hoạt động canh tác lúa nước.

9


Đồ án tốt nghiệp

Một phần lớn diện tích canh tác nông nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển
sang nuôi trồng thuỷ sản. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá thuỷ sản
trên thị trường thế giới những năm gần đây tăng đột biến, trong khi giá các loại
nông sản xuất khẩu khác của Việt Nam lại bị giảm sút dẫn đến nhu cầu chuyển
đổi cơ cấu diện tích giữa nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp càng trở nên cấp
bách. Chính phủ đã đưa ra nghị quyết 09 NQ/CP ngày 15/6/2000 về chuyển đổi
cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
e) Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng đất đai
Ao hồ nhỏ là một thế mạnh của nuôi trồng thuỷ sản ở các vùng nông thôn
Việt Nam. Người nông dân sử dụng ao hồ nhỏ như một cách tận dụng đất đai và

lao động. Hầu như họ không phải chi phí nhiều tiền vốn vì phần lớn là nuôi
quảng canh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người nông dân tận dụng các mặt
nước ao hồ nhỏ trong nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt với các hệ thống nuôi bán
thâm canh và thâm canh có chọn lọc đối tượng cho năng suất cao như mè, trắm,
các loại cá chép, trôi Ấn Độ và các loài cá rô phi đơn tính.
f) Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng
xa, nhất là ở vùng biển và hải đảo
Ngành Thuỷ sản luôn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền
trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp
phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân.
Năm 1997, Thủ tướng chính phủ đã ký Quyết định số 393/TTg phê duyệt
Chương trình cho vay vốn tín dụng đầu tư đóng tàu khai thác hải sản xa bờ.
Thực hiện quyết định này, từ năm 1997 đến năm 1999, Tổng cục Đầu tư và Phát
triển đã cho vay 867.871 triệu đồng, tương đương với 802 con tàu. Năm 2000,
Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 64/2000/QĐ-TTg về việc sửa đổi quy
chế quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các dự
án đóng mới, cải hoán tàu đánh bắt tàu dịch vụ và đánh bắt hải sản xa bờ, tổng

10


Đồ án tốt nghiệp

số vốn đã duyệt cho vay từ năm 2000 đến năm 2005 là 182.372 triệu đồng để
đóng mới 166 con tàu. Việc gia tăng số lượng tàu lớn đánh bắt xa bờ không chỉ
nhằm khai thác các tiềm năng mới, cung cấp nguyên liệu cho chế biến mà còn
góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng trên các vùng biển của nước ta. Hiện nay
Việt Nam có khoảng 31.000 tàu khai thác xa bờ chiếm khoảng 29% số lượng tàu
thuyền. Hầu hết các tàu cá đều đóng bằng vật liệu vỏ gỗ, chỉ có khoảng 447 tàu
được làm bằng các vật liệu khác.

Tính đến nay, rất nhiều cảng cá quan trọng đã được xây dựng theo chương
trình Biển đông hải đảo, cụ thể là: Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ và Cát
Bà (Hải Phòng), Hòn Mê (Thanh Hoá), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lí Sơn (Quảng
Nam), Phú Quí (Bình Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hòn Khoai (Cà
Mau), Nam Du, Thổ Chu và Phú Quốc (Kiên Giang). Hệ thống cảng cá tuyến
đảo này sẽ được hoàn thiện đồng bộ để phục vụ sản xuất nghề cá và góp phần
bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển của tổ quốc.
1.1.4. Đặc trưng ô nhiễm của ngành chế biến thủy sản
Theo báo cáo “Đánh giá tác động môi trường trong lĩnh vực thuỷ sản năm
2015“ thì tác động gây hại cho môi trường được xác định, tổng lượng chất thải rắn
(đầu, xương, da, vây, vẩy...) ước tính khoảng 200.000 tấn /năm, đặc điểm của chất
loại chất thải này là dễ lên men thối rữa, vì phần lớn chúng được hợp thành từ các
vật thể sống nên phân huỷ rất nhanh dưới điều kiện thời tiết nóng ẩm (nhiệt độ
thường vào khoảng 27oC và độ ẩm khoảng 80%). Việc phân huỷ các chất thải này
tuy không độc nhưng cũng tạo ra sự thay đổi lớn cho chất lượng môi trường sống
của những người lao động tại các cơ sở chế biến thuỷ sản nông nghiệp cũng như
dân cư sống ở vùng phụ cận.
Số liệu điều tra năm 2015 cho thấy, cứ sản xuất 1 tấn tôm nõn đông lạnh xuất
xưởng sẽ thải ra môi trường 0,75 tấn phế thải (đầu, vỏ, nội tạng), cá filet đông lạnh
0,6 tấn, nhuyễn thể chân đầu 0,45 tấn, nhuyễn thể 2 mảnh vỏ đông lạnh >4 tấn,

11


Đồ án tốt nghiệp

riêng đối với chế biến nước mắm bã chượp ước tính khoảng 0,3 tấn/1 tấn sản phẩm.
Tỷ lệ chất thải trung bình cho 1 tấn sản phẩm ở các nhà máy rất khác nhau, dao
động từ 0,07 – 1,05 tấn cho sản phẩm vì nó phụ thuộc vào mặt hàng chính của mỗi
xí nghiệp. Lượng chất thải cũng phụ thuộc vào mùa vụ khai thác hải sản, chất lượng

nguyên liệu (lúc mùa cá rộ thì sản xuất nhiều nên phế thải nhiều nhưng hết vụ cá
chế biến ít dẫn đến chất thải ít, nguyên liệu ít thì càng ít phế thải)... kết hợp của 2
yếu tố này đã gây hiện tượng lúc quá nhiều chất thải, lúc lại rất ít và đó cũng là khó
khăn cho các nhà quản lý xí nghiệp khi muốn xây dựng cho riêng mình một hệ
thống xử lý chất thải có công xuất phù hợp.
Lượng chất thải lỏng trong chế biến thuỷ sản được coi là quan trọng nhất, các
nhà máy chế biến đông lạnh thường có lượng chất thải lớn hơn so với các cơ sở chế
biến hàng khô, nước mắm, đồ hộp, bình quân khoảng 50.000 m3/ngày... Mức ô
nhiễm của nước thải từ các nhà máy chế biến tuỳ thuộc vào loại mặt hàng chủ yếu
mà nhà máy đó sản xuất. Một số rất ít chất thải từ chế biến surimi có các chỉ số
BOD5 lên tới 3.120mg/l, COD tới 4.890mg/l nước thải từ chế biến Aga có chứa các
hoá chất như NaOH, H2SO4, Javen, Borax nhưng liều lượng không cao và tại lượng
cũng không nhiều, tuy nhiên nếu loại nước thải này không được pha đủ loãng mà
trực tiếp thải ra môi trường có thể gây hại cho môi trường.
Nước thải từ các nhà máy chế biến thuỷ sản có các chỉ số ô nhiễm cao hơn rất
nhiều so với quy chuẩn nước thải công nghiệp loại B dùng cho chế biến thuỷ hải sản
(QCVN 11-MT:2015/BTNMT) như BOD5 vượt từ 60-70 lần, COD từ 30-35 lần.
Nitơ tổng số từ sấp sỉ bằng tiêu chuẩn đến cao hơn 9 lần). Tuy nhiên cũng phải nói
là mức ô nhiễm dù có ở mức cao nhất trong các công đoạn chế biến thuỷ sản cũng
vẫn chỉ ở mức ô nhiễm trung bình so với các loại nước thải từ các ngành công
nghiệp khác như dệt, nhuộm dạ dày... Mức ô nhiễm của nước thải chế biến thuỷ sản
về mặt vi sinh hiện vẫn chưa có số liệu thống kê, nhưng có thể khẳng định là chỉ số
vi sinh vật như Cloroform sẽ vượt qua tiêu chuẩn cho phép bởi vì các chất thải từ

12


Đồ án tốt nghiệp

chế biến thuỷ sản phần lớn có hàm lượng protein, lipit cao là môi trường tốt cho vi

sinh vật phát triển đặc biệt là trong điều kiện nóng ẩm như ở Việt Nam.
Trong các nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh còn có một lượng nhỏ Clorine
dùng để làm vệ sinh nhà xưởng khi sử dụng sẽ sinh ra Cl2 phát tán vào không khí có
thể gây hại về đường hô hấp cho người lao động, tuy nhiên lượng sử dụng không
nhiều, khoảng 60 tấn/ năm.
Đối với các nhà máy chế biến nước mắm thì lượng khí phát tán vào khí quyển
chủ yếu là SO2, NO2, H2S. Ngoài những chất khí nêu ở trên, còn một số chất gây
mùi khó chịu, làm giảm chất lượng không khí cho môi sinh con người như các loại
chất phân huỷ từ chượp làm nước mắm cũng như từ các loại phế thải trong chế biến
thuỷ sản bị phân huỷ trong quá trình lưu giữ trong nhà máy như Amoniac,
Dimetylamin, Trimetylamin... với nồng độ khác nhau và cũng chủ yếu là từ các cơ
sở sản xuất nước mắm. Nồng độ các chất này chưa được xác định.
Đặc thù của nước thải trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản có thành phần gây
ô nhiễm cao, phải được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường. Nhưng do phần
lớn các xí nghiệp được xây dựng trước khi luật môi trường ra đời, điều kiện tài
chính hạn hẹp, công nghệ và thiết bị xử lý đắt tiền, mặt khác do công tác tư vấn,
quản lý môi trường chưa làm tốt, chưa nghiêm...

1.2.

TỔNG QUAN VỀ SXSH

1.2.1. Giới thiệu về SXSH
Kể từ khi khái niệm “Sản xuất sạch hơn” (UNEP) lần đầu tiên được giới thiệu
vào nước ta năm 1995, đến nay khái niệm này đã được nhiều người biết đến hơn.
Việc hiểu và nắm rõ phương pháp luận này là yếu tố then chốt đảm bảo cho công
tác triển khai thực hiện SXSH tại địa phương hay tại doanh nghiệp. Yêu cầu quảng

13



Đồ án tốt nghiệp

bá rộng rãi khái niệm hay phương pháp luận này cũng là một trong những mục tiêu
quan trọng trong Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong Công nghiệp đến năm 2020.
Theo định nghĩa của UNEP thì “SXSH là việc áp dụng liên tục chiến lược
phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch
vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi
trường”.
Đối với quá trình sản xuất: sản xuất sạch hơn bao gồm bảo toàn nguyên liệu và
năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất
cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: sản xuất sạch hơn bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu
cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ.
Đối với dịch vụ:sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết
kế và phát triển các dịch vụ.
Sản xuất sạch hơn không giống như xử lý cuối đường ống, ví dụ như xử lý khí
thải, nước thải hay bã thải rắn. Các hệ thống xử lý cuối đường ống làm giảm tải
lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên vật liệu đã mất đi. Do
đó, xử lý cuối đường ống luôn luôn làm tăng chi phí sản xuất. Trong khi đó, sản
xuất sạch hơn mang lại các lợi ích kinh tế song song với giảm tải lượng ô nhiễm.
Sản xuất sạch hơn đồng nghĩa với giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm. Sản
xuất sạch hơn cũng là một bước hữu ích cho hệ thống quản lý môi trường như
ISO14000.
1.2.2. Các giải pháp về SXSH
Các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ đơn thuần là thay đổi thiết bị, mà
còn là các thay đổi trong vận hành và quản lý của một doanh nghiệp. Các giải pháp
sản xuất sạch hơn có thể được chia thành các nhóm sau:
- Giảm chất thải tại nguồn;
14



Đồ án tốt nghiệp

- Tuần hoàn; và
- Cải tiến sản phẩm.

Hình 1.2. Các giải pháp về SXSH
❖ Giảm chất thải tại nguồn
Về cơ bản, ý tưởng của sản xuất sạch hơn là tìm hiểu tận gốc của ô nhiễm.
- Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của sản xuất sạch hơn.
Quản lý nội vi không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể dược thực hiện ngay
sau khi xác định được các giải pháp. Các ví dụ của quản lý nội vi có thể là
khắc phục các điểm rò rỉ, đóng van nước hay tắt thiết bị khi không sử
dụng dể tránh tổn thất. Mặc dù quản lý nội vi là đơn giản nhưng vẫn cần
có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên.
- Kiểm soát quá trình tốt hơn để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu
hoá về mặt tiêu thụ nguyên liệu, sản xuất và phát sinh chất thải. Các thông
số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ... cần
được giám sát và duy trì càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt. Cũng như
với quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi các quan tâm
của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn.
- Thay đổi nguyên liệu là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng
các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn. Thay đổi nguyên liệu
còn có thể là việc mua nguyên liệu có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu
15


Đồ án tốt nghiệp


suất sử dụng cao hơn. Thông thường lượng nguyên liệu sử dụng, chất
lượng của nguyên liệu và sản phẩm có mối quan hệ trực tiếp với nhau.
- Cải tiến thiết bị là việc thay đổi thiết bị đã có để nguyên liệu tổn thất ít
hơn. Việc cải tiến thiết bị có thể là điều chỉnh tốc độ máy, là tối ưu kích
thước kho chứa, là việc bảo ôn bề mặt nóng/lạnh, hoặc thiết kế cải thiện
các bộ phận cần thiết trong thiết bị. Một ví dụ của mạ điện là lắp đặt cẩu
vớt để thu hồi phần rơi vãi từ các chi tiết được mạ.
- Công nghệ sản xuất mới là việc lắp đặt các thiết bị hiện dại và có hiệu quả
hơn, ví dụ như lắp đặt nồi hơi hiệu suất cao hơn hay lắp đặt máy nhuộm
Jet sử dụng dung tỷ thấp hơn. Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao
hơn các giải pháp sản xuất sạch khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn
thận. Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm và cải thiện chất lượng có thể cao
hơn so với các giải pháp khác.
❖ Tuần hoàn
- Có thể tuần hoàn các loại dòng thải không thể tránh được trong khu vực
sản xuất hoặc bán ra như một loại sản phẩm phụ.
- Tận thu và tái sử dụng tại chỗ là việc thu thập "chất thải" và sử dụng lại
cho quá trình sản xuất. Một ví dụ đơn giản của giải pháp này là sử dụng lại
nước giặt từ một quá trình cho quá trình giặt khác.
- Tạo ra các sản phẩm phụ là việc thu thập (và xử lý) "các dòng thải" dể có
thể trở thành một sản phẩm mới hoặc bán ra cho các cơ sở sản xuất khác.
Lượng men bia dư thừa có thể được sử dụng làm thức ăn cho lợn, cho cá
hay làm các chất độn thực phẩm.
❖ Thay đổi sản phẩm
- Cải thiện chất lượng sản phẩm để làm giảm ô nhiễm cũng là một ý tưởng
cơ bản của sản xuất sạch hơn.
- Đổi mới sản phẩm là việc xem xét lại sản phẩm và các yêu cầu đối với sản
phẩm đó. Nếu có thể thay một cái nắp dậy kim loại đã được sơn bằng một
cái nắp dậy bằng nhựa cho một số sản phẩm nhất định thì dã tránh được


16


Đồ án tốt nghiệp

các vấn dề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp dậy
dó. Cải thiện thiết kế sản phẩm có thể đem lại tiết kiệm về tiêu thụ nguyên
liệu và lượng hoá chất độc hại sử dụng.
- Cải tiến bao gói có thể là quan trọng. Vấn đề cơ bản là giảm thiểu bao bì
sử dụng, đồng thời bảo vệ được sản phẩm. Một ví dụ trong nhóm giải
pháp này là sử dụng bìa cac-tông cũ thay cho các loại xốp để bảo vệ các
vật dễ vỡ.
1.2.3. Lợi ích của SXSH
Sản xuất sạch hơn có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở công nghiệp, lớn hay bé,
tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, nước nhiều hay ít. Đến nay, hầu hết các doanh
nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên nhiên liệu tiêu thụ từ 10-15%.
- Cải thiện hiệu suất sản xuất;
- Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn;
- Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị;
- Giảm ô nhiễm;
- Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải;
- Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn: Sản xuất sạch hơn phản ánh và cải thiện
hình ảnh chung về doanh nghiệp. Một công ty với hình ảnh "xanh" sẽ được
cả xã hội và các cơ quan hữu quan chấp nhận dễ dàng hơn.
- Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và và an toàn.
Ngoài các lợi ích được nêu trên SXSH còn giúp cho các doanh nghiệp có thể tiếp
cận được nguồn tài chính dễ dàng hơn, có thêm nhiều cơ hội ở các thị trường mới.
Các tiêu chuẩn môi trường về phát thải các chất thải (lỏng, rắn, khí) đang trở nên
ngày một chặt chẽ hơn. Để đáp ứng được các tiêu này thường yêu cầu việc lắp đặt
các hệ thống kiểm soát ô nhiễm phức tạp và đắt tiền. Sản xuất sạch hơn hỗ trợ cho

việc xử lý các dòng thải, và do đó doanh nghiệp sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn thải một

17


×