Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

đánh giá kết quả hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.21 KB, 25 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Học sinh sinh viên (HSSV) là một trong những nguồn lực quan trọng của
đất nước, là lực lượng kế thừa đưa đất nước phát triển. Do vậy, việc đầu tư cho
nguồn nhân lực này là rất quan trọng. Để đạt được kết quả học tập tốt, ngoài việc
nổ lực, chăm chỉ học tập, HSSV còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Một trong
những vấn đề ảnh hưởng là tài chính, tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và
học tập của HSSV, đặc biệt là những HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Đứng trước
tình hình đó, Chính phủ đã ban hành chương trình tín dụng HSSV từ tháng 3 năm
1998 (Quyết định số 51/1998/ QĐ-TTg) về việc hỗ trợ cho HSSV có hoàn cảnh
khó khăn vay vốn với lãi suất thấp và không cần phải thế chấp tài sản, nhằm đảm
bảo đời sống vật chất giúp HSSV yên tâm trong quá trình học tập. Hướng tới
mục tiêu lâu dài của Đảng nhà nước: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đảm
bảo an sinh xã hội, phát triển nền kinh tế xã hội, kinh tế thị trường,…
Tuy nhiên chương trình tín dụng HSSV trong thực tế đã nảy sinh nhiều bất
cập trong công tác triển khai và hiệu quả thực hiện, thời gian giải ngân kéo dài,
HSSV chậm nhận tiền vay,… ảnh hưởng không ít đến quá trình học tập của sinh
viên như chậm đóng học phí; không mua được giáo trình; ăn uống, sinh hoạt, đi
lại gặp nhiều khó khăn.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu
đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm khắc phục khuyết điểm và nâng cao hiệu
quả chương trình tín dụng HSSV, nên em chọn chuyên đề: “Phân tích hiệu quả và
đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình tín dụng học sinh sinh
viên”.

1


II. Khái quát phương pháp tiến hành chuyên đề
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu chung


Phân tích và đánh giá kết quả hoạt động chương trình tín dụng học sinh,
sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam qua các năm 2010, 2011 và
2012. Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nầng cao chất lượng hoạt động tín dụng
HSSV, đảm bảo đủ nguồn đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vay vốn của đối tượng
thụ hưởng theo quy định, góp phần tạo điều kiện cho các gia đình có hoàn cảnh khó
khăn an tâm về tài chính, HSSV được tiếp tục học tập.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng HSSV tại Ngân hàng chính sách Xã hội Việt
Nam.
(2) Phân tích hiệu quả hoạt động của chương trình tín dụng sinh viên tại Ngân
hàng chính sách Xã hội Việt Nam từ năm 2010 đến 2012 để thấy được kết quả của
chương trình mang lại cho HSSV và những hạn chế còn tồn tại.
(3) Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng HSSV.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Nguồn số liệu thứ cấp từ các báo cáo, kỷ yếu hội thảo của ngân hàng
Chính sách xã hội Việt Nam, Internet, báo chí, tạp chí và các tài liệu có liên quan
đến tình hình vay vốn của học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; số liệu
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với kỹ thuật so sánh số tuyệt đối và
số tương đối để đánh giá kết quả hoạt động của chương trình tín dụng HSSV tại
Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về kết quả hoạt động của chương chương trình
tín dụng thông qua những số liệu, những thông tin có liên quan đến hoạt động tại
HSSV Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. Số liệu sử dụng cho đề tài là số
liệu thu thập trong khoảng từ năm 2010 đến năm 2012.

2



2.4. Kết cấu chuyên đề gồm 03 phần
PHẦN GIỚI THIỆU
Khái quát vấn đề nghiên cứu chương trình tín dụng đối với HSSV, nêu lý do
và ý nghĩa thực tiễn lựa chọn chuyên đề.
PHẦN NỘI DUNG
Trong phần này tập trung phân tích các mục tiêu cụ thể đã đặt ra, thông qua
các phương pháp thu thập và phân tích số liệu. Nhằm làm rõ vấn đề cần quan tâm
hiện nay đó là, chương trình tín dụng HSSV đã mang lại được những gì cho
HSSV có hoàn cảnh khó khăn trong cả nước theo quy định của Chính phủ, đồng
thời phát hiện những hạn chế tồn tại trong thực tiễn đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả chương trình tín dụng HSSV.
PHẦN KẾT LUẬN
Tóm tắt chuyên đề đã được phân tích nghiên cứu và các giải pháp đề xuất
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình tín dụng học sinh, sinh viên
tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

3


PHẦN NỘI DUNG
I. Một số vấn đề cơ bản về chương trình tín dụng HSSV
1.1. Khái niệm chương trình tín dụng HSSV
Theo Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD của Ngân hàng Chính sách Xã hội
ngày 02/10/2007: Tín dụng đối với HSSV là việc Nhà nước thực hiện chính sách
cho vay hỗ trợ để trang trải một phần chi phí học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh
viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và
dạy nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.2. Đối tượng vay vốn tín dụng HSSV
Căn cứ Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối

với HSSV quy định đối tượng được vay vốn tín dụng tại Ngân hàng Chính sách
Xã hội bao gồm:
a) Học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng
người còn lại không có khả năng lao động.
b) Học sinh, sinh viên là con (con đẻ hoặc con nuôi hợp pháp) của chủ hộ gia
đình, thuộc một trong các đối tượng sau:
- Hộ nghèo theo quy định của pháp luật.
- Hộ gia đình có mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu
nhập bình quân đầu người của hộ gia đình nghèo theo quy định của pháp luật.
- Học sinh, sinh viên mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật,
thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học có xác nhận của Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
c) Bộ đội xuất ngũ theo học tại các cơ sở dạy nghề thuộc Bộ Quốc phòng và các
cơ sở dạy nghề khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại Quyết
định số 121/2009/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
d) Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe
phù hợp với nghề cần học, học nghề trong các trường: cao đẳng, trung cấp nghề,
trung tâm dạy nghề, trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp của các Bộ, ngành,
tổ chức chính trị - xã hội, các cơ sở đào tạo nghề khác theo quy định tại Quyết
định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

4


1.3. Mức vốn vay và lãi suất vay tín dụng HSSV
Căn cứ Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng
Chính phủ: Ngân hàng chính sách Xã hội cho vay căn cứ vào mức thu học phí
của từng trường, sinh hoạt phí và nhu cầu của người vay cụ thể đối vớii từng học
sinh, sinh viên để quyết định mức cho vay. Theo ông Dương Quyết Thắng, Tổng
giám đốc NHCSXH Việt Nam cho biết, nếu mức cho vay tháng 11/2010 là

900.000đ/HSSV/tháng, thì tháng 8/2011 đến nay mức cho vay được điều chỉnh
lên 1.000.000đ/HSSV/tháng. Số tiền cho vay đối với mỗi hộ gia đình căn cứ vào
số lượng HSSV trong gia đình, thời gian còn phải theo học tại trường và mức cho
vay đối với mỗi học sinh, sinh viên.
Đối với HSSV đang thực hiện Hợp đồng vay vốn với Ngân hàng nơi
trường đóng trụ sở hoặc đã vay thông qua hộ gia đình theo cơ chế cho vay trước
đây và đang trong quá trình giải ngân dở dang, thì kể từ ngày 01/10/2007 được
áp dụng theo mức cho vay mới và lãi suất mới.
a) Các khoản cho vay 01/10/2007 trở đi được áp dụng lãi suất cho vay 0,65%
tháng.
b) Các khoản cho vay từ 30/9/2007 trở về trước còn dư nợ đến ngày 30/9/2007
vẫn được áp dụng lãi suất cho vay đã ghi trên Hợp đồng tín dụng hoặc Sổ Tiết
kiệm và vay vốn hoặc Khế ước nhận nợ (sau đây gọi chung là Khế ước nhận nợ)
cho đến khi thu hồi hết nợ.
c) Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay.
1.4. Trình tự thủ tục cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn
1.4.1. Quy trình cho vay
Căn cứ Hướng dẫn số 2162A/NHCS-TD của Ngân hàng Chính sách Xã
hội ngày 02/10/2007:
a) Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD) kèm Giấy xác nhận của
nhà trường hoặc Giấy báo nhập học gửi cho Tổ tiết kiệm và vay vốn.
b) Tổ tiết kiệm và vay vốn nhận được hồ sơ xin vay của người vay, tiến hành họp
Tổ để bình xét cho vay, kiểm tra các yếu tố trên Giấy đề nghị vay vốn, đối chiếu
với đối tượng xin vay đúng với chính sách vay vốn của Chính phủ.

5


Trường hợp người vay chưa là thành viên của Tổ tiết kiệm và vay vốn thì
Tổ tiết kiệm và vay vốn tại thôn đang hoạt động hiện nay tổ chức kết nạp thành

viên bổ sung hoặc thành lập Tổ mới nếu đủ điều kiện. Nếu chỉ có từ 1 đến 4
người vay mới kết nạp bổ sung vào Tổ cũ kể cả Tổ đã có 50 thành viên. Sau đó
lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu 03/TD) kèm Giấy đề
nghị vay vốn, Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học trình ủy
ban nhân dân (UBND) cấp xã xác nhận.
c) Sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi toàn bộ hồ
sơ đề nghị vay vốn cho NHCSXH để làm thủ tục phê duyệt cho vay.
d) NHCSXH nhận được hồ sơ do Tổ tiết kiệm và vay vốn gửi đến, cán bộ
NHCSXH được Giám đốc phân công thực hiện kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp,
hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn, trình Trưởng phòng tín dụng (Tổ trưởng Tổ tín
dụng) và Giám đốc phê duyệt cho vay. Sau khi phê duyệt, NHCSXH lập thông
báo kết quả cho vay (mẫu số 04/TD) gửi UBND cấp xã.
e) UBND cấp xã thông báo cho các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã (đơn vị nhận
ủy thác và cho vay) và Tổ tiết kiệm và vay vốn để thông báo cho người vay đến
điểm giao dịch tại xã hoặc trụ sở NHCSXH nơi cho vay để nhận tiền vay.
1.4.2. Công tác giải ngân
a) Việc giải ngân của NHCSXH được thực hiện một năm 2 lần vào các kỳ học.
- Số tiền giải ngân từng lần căn cứ vào mức cho vay tháng và số tháng của
từng học kỳ.
- Giấy xác nhận của nhà trường hoặc Giấy báo nhập học được sử dụng
làm căn cứ giải ngân cho 2 lần của năm học đó. Để giải ngân cho năm học tiếp
theo phải có Giấy xác nhận mới của nhà trường.
b) Đến kỳ giải ngân, người vay mang Chứng minh nhân dân, khế ước nhận nợ
đến điểm giao dịch quy định của NHCSXH để nhận tiền vay. Trường hợp, người
vay không trực tiếp đến nhận tiền vay được ủy quyền cho thành viên trong hộ
lĩnh tiền nhưng phải có giấy ủy quyền có xác nhận của UBND cấp xã. Mỗi lần
giải ngân , cán bộ ngân hàng ghi đầy đủ nội dung và yêu cầu người vay ký xác
nhận tiền vay theo quy định.

6



c) NHCSXH có thể giải ngân bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người vay
theo phương thức NHCSXH nơi cho vay chuyển tiền cho HSSV nhận tiền mặt tại
trụ sở NHCSXH nơi gần trường học của HSSV hoặc chuyển khoản cho HSSV
đóng học phí cho nhà trường theo đề nghị của người vay.
1.5. Vai trò của chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn
Chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên là một chính sách có ý
nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, đầu tư để phát triển nguồn nhân lực, nhất
là cơ cấu nguồn nhân lực cho các vùng nông thôn khó khăn.
a) Đối với gia đình HSSV có hoàn cảnh khó khăn
Chương trình tín dụng HSSV giúp nhiều gia đình không phải đi vay với
lãi suất cao để cho con đi học. Học sinh, sinh viên chuyên tâm hơn trong quá
trình học tập, không phải lo nghĩ nhiều trong việc trang trải chi tiêu. Do đó HSSV
học tập tốt hơn, đạt kết quả cao hơn.
b) Về kinh tế
Chương trình tín dụng hỗ trợ HSSV có hoàn cảnh khó khăn đã góp phần
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Nhờ tiếp cận nguồn vốn tín dụng này, nhiều
học sinh sinh viên có hoàn cảnh kinh tế khó khăn được tiếp tục học tập, góp phần
phát triển nguồn nhân lực có trình độ tay nghề, góp phần vào sự phát triển chung
của đất nước.
c) Về chính trị, xã hội
Chương trình tín dụng HSSV đã góp phần tạo lòng tin của nhân dân với
Đảng Nhà nước, góp phần thực hiện công bằng xã hội, dân chủ văn minh, đảm
bảo mọi người được học tập trao dồi kiến thức, nâng cao trình độ nhận thức. Vì
vậy chương trình tín dụng HSSV đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
II. Phân tích thực trạng chương trình tín dụng HSSV
2.1. Khái quát Ngân hàng Chính sách Xã hội
Theo Điều 1 Quyết định số 16/2003/QĐ-TTG ngày 22 tháng 01 năm
2003: Ngân hàng Chính sách xã hội thành lập và hoạt động theo Quyết định số

131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân
hàng Chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, thực hiện chính
sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

7


Theo Điều 18 Quyết định số 16/2003/QĐ-TTG ngày 22 tháng 01 năm
2003: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị và điều hành của Hội sở chính gồm.
1. Hội đồng quản trị và bộ máy giúp việc;
2. Ban Kiểm soát;
3. Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc;
4. Hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
Theo Điều 19 Quyết định số 16/2003/QĐ-TTG ngày 22 tháng 01 năm
2003: Tổ chức bộ máy điều hành của Sở Giao dịch, Trung tâm đào tạo và các Chi
nhánh bao gồm.
1. Giám đốc, các Phó giám đốc;
2. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ;
3. Phòng Kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
2.2. Nguồn vốn chương trình tín dụng HSSV
Căn cứ báo cáo số 239/BC-NHCS về việc tổng kết 05 năm thực hiện
chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên theo Quyết định số
157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Tính đến ngày 31/12/2012 tổng
nguồn vốn chương trình là: 36.125 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách cấp:
1.495 tỷ đồng chiếm 4,1%; vốn đi vay và phát hành trái phiếu Chính phủ bảo
lãnh là: 34.630 tỷ đồng chiếm 95,9% tổng nguồn vốn.
2.3. Thực trạng cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn
2.3.1. Tình hình dư nợ của chương trình tín dụng HSSV
Trong giai đoạn nghiên cứu, diễn biến dư nợ chương trình tín dụng HSSV
có hoàn cảnh khó khăn của Ngân hàng Chính sách xã hội được thể hiện qua bảng

số liệu sau:

8


Bảng 2.1. Tình hình dư nợ chương trình tín dụng HSSV từ năm 2010-2012

Dư nợ tính đến ngày 31/12
Số tiền
(triệu đồng)
2010
Năm

Chỉ tiêu

Tỷ lệ dư nợ so với năm
trước liền kề (%)

26.052.011

2011

33.446.486

28,38

2012

35.802.270


7,04

* Nguồn: Báo cáo phân tích diễn biến dư nợ cho vay học sinh, sinh viên
của Ngân hàng Chính sách Xã hội, ngày 25/01/2013.

Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy, tổng dư nợ cho vay đối với chương tình tín
dụng HSSV qua 03 năm nghiên cứu đều tăng. Vì vậy chương trình tín dụng
HSSV đã phần nào đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của đối tượng thụ hưởng
theo quy định, tạo điều kiện cho nhiều HSSV thuộc gia đình hoàn cảnh khó khăn có
kinh phí phục vụ học tập, nhiều gia đình nghèo yên tâm sản xuất kinh doanh cải
thiện cuộc sống. Tuy nhiên tốc độ dư nợ tín dụng của NHCSXH tăng không đều,
năm 2012 tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng chậm lại so với năm 2011.
Thực trạng trên xuất phát từ công tác huy động vốn gặp nhiều khó khăn, theo
Ths. Nguyễn Thị Hồng ( Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN Việt Nam):
năm 2011, kinh tế Việt Nam tiếp tục giai đoạn phục hồi do chịu tác động khó
lường kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao 2 con số từ cuối năm 2010, thâm hụt
kép từ khu vực thương mại và Ngân sách ở ngưỡng cao, VND chịu áp lực phá
giá, hệ thống ngân hàng và thị trường tài chính biến động phức tạp.
Kết thúc các giải pháp kích thích kinh tế năm 2010, là những chính sách
tài khóa và tiền tệ thắt chặt trong năm 2011. Chính vì lý do đó, tốc độ tăng trưởng
dư nợ của chương trình tín dụng HSSV giảm trong năm 2012, tuy nhiên tốc độ

9


giảm không ảnh hưởng nhiều đến tình hình cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh
khó khăn, nhờ sự quan tâm chú trọng đầu tư giáo dục đào tạo và an sinh xã hội
của Chính phủ .
2.3.2. Tình hình cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn
a) Cơ cấu cho vay theo đối tượng thụ hưởng

Theo báo cáo số 239/BC-NHCS về việc tổng kết 05 năm thực hiện chương
trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên: Kết quả thực hiện cho vay tín dụng
HSSV tính đến ngày 31/12/2012 theo đối tượng hộ nghèo dư nợ là 10.166 tỷ
đồng với 532 ngàn hộ chiếm 28,2% tổng số hộ dư nợ; Đối tượng hộ gia đình có
mức thu nhập bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân
đầu người của hộ nghèo dư nợ là 13.766 tỷ đồng với 677 ngàn hộ chiếm 35,9%
tổng số hộ dư nợ; Đối tượng hộ có hoàn cảnh khó khăn đột xuất về tài chính là
11.853 tỷ đồng với 672 ngàn hộ chiếm 35,6% tổng số hộ dư nợ; Đối tượng là
HSSV mồ côi, Lao động nông thôn học nghề, Bộ đội xuất ngũ học nghề dư nợ là
66 tỷ đồng với gần 5 ngàn hộ, HSSV chiếm tỷ trọng 0,3% tổng số hộ dư nợ (Số
liệu chi tiết tại Bảng 2.2. Diễn biến dư nợ cho vay HSSV theo đối tượng vay vốn
từ năm 2010 – 2012)

10


11


Dư nợ 31/12/2010

Chỉ tiêu

Số hộ

Đối

Tổng
hợp theo
tượng

đối tượng vay 1.792.000
vốn
Mồ côi
5.696
Hộ nghèo
493.642
Hộ có thu nhập
bằng 150% thu
684.350
nhập của hộ
nghèo
Hộ gia đình
gặp khó khăn
608.143
đột xuất
Hộ sai đối
169
tượng được vay
Bộ đội xuất

Tỷ
trọng số
hộ vay
vốn /
Tổng số
hộ vay
(%)

Số tiền
(triệu

đồng)

Dư nợ 31/12/2011
Tỷ
trọng
vay vốn
/ Tổng
dư nợ
năm
2010
(%)

26.052.011

Tỷ
trọng số
hộ vay
vốn /
Tổng số
hộ vay
(%)

Số hộ

1.975.372

Dư nợ 31/12/2012
Tỷ
trọng
vay vốn

/ Tổng
dư nợ
năm
2011
(%)

Số tiền
(triệu
đồng)

33.446.486

Tỷ
trọng số
hộ vay
vốn /
Tổng số
hộ vay
(%)

Số hộ

Tỷ trọng
vay vốn
/ Tổng
dư nợ
năm
2012
(%)


Số tiền
(triệu
đồng)

1.886.289

35.802.270

0,32
27,55

60.697
7.185.526

0,23
27,58

2.033
563.528

0,10
28,54

31.832
9.576.026

0,10
28,63

2.087

532.459

0,11
35.745
28,23 10.166.296

0,10
28,26

38,19

9.966.043

38,25

690.987

34,98 12.113.352

36,22

676.976

35,89 13.766.228

38,45

33,94

8.838.265


33,93

716.717

36,28 11.712.604

35,02

671.579

35,60 11.853.066

33,11

0,01

1.480

0,01

3

0,00

29

0,00

2


0,00

13

0,00

214

0,01

1.473

0,00

418

0,02

4.154

0,01

12


ngũ
Lao động nông
thôn học nghề


1.593

0,08

11.169

0,03

2.768

0,15

26.768

Bảng 2.2. Diễn biến dư nợ cho vay HSSV theo đối tượng vay vốn từ năm 2010 - 2012
*Nguồn: Báo cáo phân tích diễn biến dư nợ cho vay học sinh, sinh viên của NHCSXH, ngày 25/01/2013.

13

0,07


Qua số liệu tổng hợp từ bảng 2.2 cho thấy, số tiền cho vay tăng dần qua
các năm 2010-2012, nguyên nhân chủ yếu do chính phủ ngày càng chú trọng đầu
tư vào chương trình tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Số hộ vay
vốn trong năm 2011 tăng 183.372 hộ so với năm 2010, tuy nhiên có phần giảm
lại trong năm 2012, nhưng không đáng kể. Mức cho vay bình quân đối với một hộ
gia đình vay đã được tăng dần lên, năm 2010 mức vay bình quân đạt 14,54 triệu
đồng/hộ tính đến ngày 31/12/2012 tăng lên 18,98 triệu đồng/hộ, tạo điều kiện cho các
gia đình có hoàn cảnh khó khăn an tâm về tài chính, và giúp HSSV tiếp tục học tập.

Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: trong năm qua công tác kiểm tra, giám
sát luôn được tăng cường, chỉ để xảy ra 2 hộ gia đình vay không đúng đối tượng
(hộ nghèo)/1,9 triệu hộ được vay, giảm gần như tuyệt đối so với 1.700 hộ vay
không đúng đối tượng bị phát hiện năm 2008. Bên cạnh đó, hộ có thu nhập bằng
150% thu nhập của hộ nghèo và hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất là những đối
tượng chiếm tỷ trọng cao, trên 30% trong tổng cơ cấu vay vốn của chương trình
tín dụng HSSV. Đồng thời mức vay vốn bình quân đối với từng đối tượng cũng
được tăng lên qua từng năm, trong đó: đối tượng mồ côi tính đến 31/12/2012 có
mức vay bình quân đạt 17,13 triệu đồng/hộ; Hộ nghèo 19,09 triệu đồng/hộ; Hộ
có thu nhập bằng 150% thu nhập của hộ nghèo 20,33 triệu đồng/hộ; Hộ gia đình
gặp khó khăn đột xuất 17,65 triệu đồng/hộ, Bộ đội xuất ngũ và Lao động nông
thôn học nghề xấp xỉ 9,70 triệu đồng/hộ.
b) Cơ cấu cho vay theo trình độ đào tạo
Theo báo cáo số 239/BC-NHCS về việc tổng kết 05 năm thực hiện chương
trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên: Kết quả thực hiện cho vay tín dụng
HSSV tính đến ngày 31/12/2012 sinh viên học Đại học dư nợ là 16.559 tỷ đồng,
với 924 ngàn HSSV chiếm 39,9% tổng số HSSV đang dư nợ; Sinh viên học Cao
đẳng dư nợ là 12.146 tỷ đồng, với 802 ngàn HSSV chiếm 34,6% tổng số HSSV
đang dư nợ; HSSV học Trung cấp dư nợ là 6.005 tỷ đồng, với 503 ngàn HSSV
chiếm 21,7% tổng số HSSV đang dư nợ; HSSV học nghề (bao gồm cao đẳng
nghề, trung cấp nghề, học nghề dưới 1 năm) dư nợ là 1.091 tỷ đồng, với 86 ngàn
HSSV chiếm 3,8% tổng số HSSV đang dư nợ. (Số liệu chi tiết tại Bảng 2.3. Diễn
biến dư nợ cho vay HSSV theo loại hình đạo tạo vay vốn từ năm 2010 – 2012)

14


Chỉ tiêu

Bảng 2.3. Diễn biến dư nợ cho vay HSSV theo loại hình đào tạo vay vốn từ năm 2010 – 2012


Chỉ tiêu

Số HSSV
Đối
tượng

Tổng hợp
theo loại
2.012.018
hình đào tạo
Đại học
820.912
Cao đẳng
628.803
Trong đó:
Cao đẳng
83.481
nghề
Trung cấp
551.940
Trong đó:
Trung cấp
136.788
nghề

Dư nợ 31/12/2010
Tỷ
trọng
số hộ

vay
Số tiền
vốn /
(triệu
Tổng
đồng)
HSSV
vay
(%)

Dư nợ 31/12/2011

Số
HSSV

Số tiền
(triệu
đồng)

Số HSSV

2.407.300

33.446.48
6

44,28
31,18

932.449

835.123

38,73 14.808.914
34,69 11.490.795

26.052.011
40,80 11.535.604
31,25 8.122.431

Tỷ trọng
số hộ vay
vốn /
Tổng
HSSV
vay (%)

Dư nợ 31/12/2012
Tỷ
trọng
số hộ
vay
vốn /
Tổng
HSSV
vay
(%)

Số tiền
(triệu
đồng)


Số
HSSV

Tỷ trọng
số hộ vay
vốn /
Tổng
HSSV vay
(%)

2.314.879

35.802.270

44,28
34,36

924.211
825.907

39,92 16.559.434
35,68 12.498.475

Số tiền
(triệu
đồng)

46,25
34,91


4,15

817.787

3,14

32.286

1,34

459.502

1,37

24.244

1,05

351.720

0,98

27,43

6.298.338

24,18

632.836


26,29

7.078.542

21,16

560.807

24,23

6.709.880

18,74

6,80

1.497.544

5,75

62.185

2,58

686.959

2,05

58.287


2,52

704.636

1,97

*Nguồn: Báo cáo phân tích diễn biến dư nợ cho vay học sinh, sinh viên của NHCSXH, ngày 25/01/2013.

15


16


Qua số liệu tổng hợp bảng 2.3 cho thấy, số tiền cho vay tăng dần qua các
năm 2010-2012. Số HSSV vay vốn trong năm 2011 tăng 395.282 so với năm
2010, tuy nhiên có phần giảm lại trong năm 2012, nhưng không đáng kể. Mức
cho vay bình quân đối với một HSSV vay đã được tăng dần lên, năm 2010 mức vay
bình quân đạt 12,95 triệu đồng/hssv tính đến ngày 31/12/2012 tăng lên 15,47 triệu
đồng/hssv, đã góp phần đáp ứng nhu cầu vay vốn hàng năm của HSSV có hoàn cảnh
khó khăn.
Bên cạnh đó, HSSV theo loại hình đào tạo bậc Đại học là đối tượng chiếm
tỷ trọng cao nhất, trên 40% trong tổng cơ cấu vay vốn của chương trình tín dụng
HSSV. Đồng thời mức vay vốn bình quân đối với từng loại hình đào tạo cũng
được tăng lên qua từng năm, trong đó: Đại học đến 31/12/2012 có mức vay bình
quân đạt 17,92 triệu đồng/hssv; Cao đẳng 15,13 triệu đồng/hssv; Trung cấp 11,96
triệu đồng/hssv.
Kết quả diễn biến dư nợ tín dụng của chương trình hỗ trợ đối với HSSV
có hoàn cảnh khó khăn trong 03 năm qua cho thấy, Chính phủ đã luôn quan tâm

trong việc bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện chương trình, nói lên phần nào sự nổ
lực trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, bình đẳng và đảm bảo an sinh xã hội ở
nước ta hiện nay. Khắc phục tình trạng bỏ sót đối tượng hưởng lợi, do bị hạn chế
về điều kiện tham gia hoặc xác định sai, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết
việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và giải quyết các vấn đề chính sách xã hội khác, ổn
định và phát triển kinh tế. Tuy nhiên để đánh giá được tính hiệu quả của chương trình
tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn mang lại, chúng ta cần phải đi sâu phân tích
hoạt động của chương trình thông qua các chỉ tiêu định tính và định lượng.
2.4. Phân tích hiệu quả hoạt động của chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh
khó khăn
2.4.1. Điểm cơ bản về hiệu quả của chương trình tín dụng HSSV
2.4.1.1. Về mặt kinh tế
Chất lượng chương trình tín dụng học sinh sinh viên trước hết thể hiện ở
việc vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH được chuyển tải đến đúng đối tượng theo
quy định của pháp luật và được sử dụng có hiệu quả, mang lại giá trị thiết thực để
đối tượng vay vốn có thu nhập cải thiện mức sống, thoát được những khó khăn
về tài chính, giúp HSSV học tập tốt hơn. Tạo sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội
17


trong công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục,
góp phần tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
NHCSXH cấp tín dụng không vì mục đích lợi nhuận như các ngân hàng
thương mại. Nhưng mục tiêu an toàn vốn và chất lượng tín dụng cũng luôn được
xem là một trong những mục tiêu chính trong quản lý tín dụng. Ở đây không có
mối quan hệ mật thiết giữa rủi ro và sinh lợi như các ngân hàng thương mại,
nhưng việc bảo toàn và phát triển vốn đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất
lượng tín dụng. Do đó, phải đảm bảo thu hồi được vốn (bao gồm gốc và lãi) đúng
thời hạn, giảm tối đa nợ quá hạn và nợ xấu.
2.4.1.2. Về góc độ xã hội

Chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn là một trong những
giải pháp thực hiện chính sách giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội ở nước ta
hiện nay. Do đó chất lượng tín dụng HSSV được phản ánh trước hết ở hiệu quả
mang lại như thế nào, trong quá trình hỗ trợ tài chính đối với HSSV có hoàn cảnh
khó khăn. Qua đó chương trình góp phần giảm được bao nhiêu phần trăm (%) tỷ
lệ HSSV bỏ học nghỉ học, giúp bao nhiêu HSSV trên cả nước được vay vốn, góp
phần như thế nào trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước và đóng góp
vào nền kinh tế bao nhiêu lao động có trình độ tay nghề...
Nhìn chung xét dưới góc độ xã hội, chất lượng chương trình tín dụng đối
với HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH được thể hiện dưới nhiều tiêu
chí, nhưng phần lớn được đánh giá mang tính chất định tính
2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của chương trình tín dụng HSSV
Hiệu quả chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn là chỉ tiêu
quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Hiệu quả của chương trình là
sự phản ánh lợi ích do vốn tín dụng mang lại cho đối tượng thụ hưởng theo quy
định pháp luật về mặt tài chính. Hiệu quả chương trình tín dụng được đánh giá
trên cơ sở một số chỉ tiêu sau:
2.4.2.1. Chỉ tiêu định tính
Đây là những ý kiến phản hồi từ đối tượng thụ hưởng nguồn vốn tín dụng
của chương trình theo quy định pháp luật. Nếu những phản hồi khi tiếp nhận
nguồn vốn tín dụng HSSV như: sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích, tâm lý các
HSSV khi được vay vốn yên tâm hơn trong học tập, đáp ứng nguyện vọng và
18


nhân dân tin tưởng vào đường lối, hoạt động của Đảng, Nhà nước thì chứng tỏ
hoạt động tín dụng của NHCSXH là hiệu quả. Ngược lại, nguồn vốn hỗ trợ của
chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn không hiệu quả.
2.4.2.2. Chỉ tiêu định lượng
Nhằm đánh giá hiệu quả chương trình tín dụng đối với HSSV có hoàn

cảnh khó khăn, việc phân tích các chỉ tiêu định lượng đưa ra những nhận định về
chương trình là một việc rất cần thiết. Do đó, số liệu trong bảng 2.3. Tổng hợp
kết quả cho vay học sinh, sinh viên từ năm 2010 đến 31/12/2012 sẽ phục vụ cho
quá trình phân tích đánh giá hiệu quả chương trình tín dụng HSSV.
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả cho vay học sinh, sinh viên
từ năm 2010 đến 31/12/2012
Doanh số
cho vay
(triệu
đồng)

Thực hiện từ năm 2010-31/12/2012
Nợ quá
Doanh số
Tổng dư nợ
Tỷ lệ
hạn
thu nợ
nợ quá
(triệu
(triệu đồng) (triệu đồng)
hạn (%)
đồng)

Vòng
quay vốn
tín dụng

2010


23.415.627

948.613

26.052.011

85.972

0,33

0,03

2011

36.134.612

2.044.366

33.446.486

127.097

0,38

0,06

2012

43.361.679


4.385.021

35.802.270

167.198

0,47

0,14

*Nguồn: Báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện chương trình tín dụng đối với HSSV
theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 25/01/2013.

a) Tỷ lệ nợ quá hạn (NQH)
Tổng nợ quá hạn
Tỷ lệ NQH =

Tổng dư nợ

Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chương trình quan trọng nhất đối với các
tổ chức tín dụng. Vì tỷ lệ NQH phản ánh việc sử dụng vốn và khả năng trả nợ của
các đối tượng thụ hưởng đối với các tổ chức tín dụng nói chung và NHCSXH nói
riêng. Tỷ lệ nợ quá hạn tỷ lệ nghịch với hiệu quả của chương trình tín dụng
HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Trong 03 năm qua tỷ lệ nợ quá hạn của chương
trình không ngừng gia tăng, từ 0,33% năm 2010 tăng lên 0,47% trong năm 2012.
19


Điều này đồng nghĩa với hiệu quả chương trình ngày càng suy giảm, cùng với
các cơ chế như: cho gia hạn nợ , cho vay lưu vụ để tạo điều kiện cho các đối

tượng thụ hưởng có khả năng trả nợ, NHCSXH chuyển nợ quá hạn đối với các
khoản vay do đối tượng sử dụng vốn sai mục đích, các khoản trả nợ đến hạn
nhưng cố tình không trả hoặc đến kỳ trả nợ cuối cùng đối tượng vay không được
gia hạn nợ,... đã làm tổng nợ quá hạn của chương trình ngày càng tăng so với
tổng dư nợ đã thực hiện.
Qua đó, tỷ lệ nợ quá hạn cao đồng nghĩa với việc nhiều khoản nợ vay
chưa được chi trả, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ đối tượng không có khả
năng trả nợ, sử dụng sai mục đích, hay cố tình không trả nợ khi đến hạn. Nhưng
phần lớn xuất phát từ một thực tế đang diễn ra, đó là HSSV sau khi ra trường thất
nghiệp rất nhiều. Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT tại hội nghị tổng kết 05 năm chương
trình tín dụng HSSV: con số thống kê tỷ lệ sinh viên ra trường có việc ngay với các
trường ĐH, CĐ công lập là 70%, còn hệ dân lập thì thấp hơn. Nhưng thực chất, các
trường và cả Bộ đều không có số liệu chính xác khi nhiều năm qua, sự kết nối giữa
trường với HSSV tốt nghiệp tìm được việc làm là không có. Do vậy, không những
nguồn vốn của NHCSXH bị ảnh hưởng (không thu hồi để quay vòng đúng hạn) mà
những mục tiêu đặt ra của chương trình tín dụng HSSV sẽ không đạt được đúng theo
kế hoạch đã đề ra.
b) Khả năng thu hồi vốn vay của chương trình tín dung HSSV
Tín dụng là mối quan hệ ‘‘vay - trả’’ về vốn giữa các đối tượng thụ hưởng
với NHCSXH, vì vậy muốn hiệu quả chương trình tín dụng HSSV mang lại cho
các đối tượng thụ hưởng ngày càng nhiều, thì đòi hỏi khả năng thu hồi vốn (bao
gồm gốc và lãi) của NHCSXH phải tăng theo xu hướng phát triển chung của đất
nước. Thực tế trong 03 năm qua doanh số thu nợ của NHCSXH không ngừng gia
tăng, năm 2010 vốn thu hồi đạt 949 tỷ đồng đến năm 2012 đạt 4.385 tỷ đồng ;
tăng 4,62 lần so với vốn thu hồi năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ
các chính sách ưu đãi của Quyết định 157 giúp các đối tượng vay vốn có động
lực trả nợ, sự quan tâm của Chính phủ trong vấn đề giải quyết việc làm đối với
HSSV khi ra trường,… đã góp phần làm tăng khả năng thu hồi vốn của
NHCSXH. Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: số lượng hộ gia đình vay


20


đang tiến tới mức ổn định và tỷ lệ thu hồi vốn nợ từ tín dụng HSSV đang tăng,
là căn cứ để hoàn toàn dự báo được nhu cầu vốn đến hết năm 2013.
Tuy nhiên trong quan hệ vay vốn với NHCSXH, nhiều đối tượng vay vốn
đã cố tình tránh né nghĩa vụ trả nợ, HSSV sau khi ra trường không về địa phương
sinh sống, gia đình không cung cấp thông tin, không làm cam kết trả nợ ngân
hàng,… Chính những điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu
hồi vốn của NHCSXH, vì vậy NHCSXH cần phải có những biện pháp kịp thời
xử lý nhắm đáp ứng đủ nguồn vốn và góp phần quay vòng vốn của chương trình
tín dụng HSSV.
c) Vòng quay vốn tín dụng của chương trình tín dụng HSSV
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bình quân

Giống với các ngân hàng thương mại, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ vòng
quay vốn tín dụng chương trình HSSV của NHCSXH càng nhanh, cụ thể vòng
quay tín dụng trong 03 năm qua ngày càng tăng; từ 0,03 năm 2010 tăng lên 0,14
trong năm 2012; điều này đồng nghĩa với doanh số thu nợ ngày càng tăng hay
việc thu hồi nợ nhanh và đúng hạn, do đó tỷ lệ này cao cũng chứng tỏ hiệu quả
chương trình tín dụng mang lại cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn sẽ được thực
hiện đúng theo kế hoạch đề ra và mang lại lợi ích nhiều hơn cho các đối tượng
thụ hưởng theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, do đặc thù của kênh tín dụng chính sách khác với tín dụng
thương mại: các ngân hàng thương mại được quyền lựa chọn đối tượng cho vay,
nhưng với NHCSXH nếu là đối tượng chính sách thì phải tạo điều kiện thụ
hưởng chính sách. Đồng nghĩa với việc NHCSXH phải tìm đến đối tượng theo

quy định pháp luật để cho vay, không được phép để trống địa bàn và bỏ sót đối
tượng. Vì vậy, phải tăng cường cho vay, đảm bảo mọi đối tượng chính sách đều
được tiếp cận vốn ưu đãi của Nhà nước. Chính vì lẽ đó, việc đánh giá hiệu quả
chương trình tín dụng HSSV cũng cần đề cập đến chỉ tiêu: Tỷ lệ số học sinh sinh
viên được vay vốn so với danh sách đã được điều tra công bố.

21


d) Tỷ lệ số HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn
Tỷ lệ số HSSV được vay
=
vốn

Tổng số HSSV được vay vốn
x 100%
Tổng số HSSV thuộc đối tượng
trong danh sách

Đây là chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng đối với công tác tín dụng, bằng tổng
số HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn trên tổng số HSSV hoàn cảnh
được công bố. Theo báo cáo số 239/BC-NHCS về việc thực hiện chương trình tín
dụng HSSV của NHCSXH, ngày 25/01/2013: giai đoạn 1998 – 2007 sau hơn 9
năm tổ chức thực hiện, chương trình mới cho vay được gần 100 ngàn HSSV với
tổng dư nợ là 290 tỷ đồng, nhưng khi Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg được ban
hành thì đến nay chương trình đã cho trên 3 triệu lượt HSSV được vay vốn, hiện
tại vẫn còn 1,9 triệu hộ gia đình đang vay vốn cho hơn 2,3 triệu HSSV đi học.
Với quyết định này đối tượng vay vốn được mở rộng hơn, mức cho vay được
nâng lên, lãi suất được điều chỉnh linh hoạt,…Điều này đồng nghĩa với tổng số
HSSV ngày càng được vay vốn nhiều hơn, theo Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện

Nhân: nguồn vốn của chương trình ngày càng được đảm bảo, không để xảy ra
trường hợp người vay phải ngừng học vì không có tiền đóng học phí. Do đó, chỉ
tiêu tỷ lệ số HSSV được vay vốn sẽ ngày càng tăng và hướng tới đạt 100% số
HSSV thuộc đối tượng trong danh sách được vay vốn.
e) Số lượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn được thụ hưởng chương trình tín
dụng của NHCSXH sau khi ra trường có việc làm
Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ có nhiều HSSV có hoàn cảnh khó khăn
được quan tâm. Qua số liệu tuyệt đối này cho thấy hiệu quả của nguồn vốn cho
vay như thế nào, sau khi ra trường nếu nhiều HSSV xin được việc làm chứng tỏ
chương trình tín dụng đã hoạt động đúng mục đích đã đề ra, chất lượng tín dụng
tốt. Ngược lại, khi nhiều sinh viên ra trường không xin được việc sẽ ảnh hưởng
đến khả năng thu hồi vốn của NHCSXH, do đó hiệu quả của chương trình tín
dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn sẽ không cao. Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo Trần Quang Quý cho biết: tỷ lệ sinh viên ra trường có việc ngay với
các trường ĐH, CĐ công lập là 70% còn hệ dân lập thì thấp hơn, tuy nhiên thực
tế diễn ra như thế nào, số liệu cụ thể bao nhiêu HSSV ra trường có việc làm và
22


chưa có việc làm thì cả trường và Bộ vẫn chưa có. Để giải quyết khó khăn này,
ngành giáo dục những năm qua đã tổ chức nhiều diễn đàn tư vấn tuyển sinh cho
học sinh để chọn nghề phù hợp với khả năng của mình. Từ năm 2008, Bộ Giáo
dục và Đào tạo cũng yêu cầu các trường đại học, cao đẳng tư vấn việc làm cho
sinh viên, phối hợp với doanh nghiệp trong và ngoài nước để tìm việc, đào tạo kỹ
năng nghề và tiếp nhận sinh viên khi ra trường, nhằm tạo nhiều việc làm cho sinh
viên để khi ra trường họ sớm tìm được việc, có thu nhập để trả nợ số vốn đã vay
để đi học.

23



PHẦN KẾT LUẬN
I. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chương trình tín dụng HSSV có
hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH
1.1. Mục tiêu hoạt động của chương trình tín dụng HSSV trong những năm
tới
Kết quả đạt được trong 03 năm qua cho thấy, chính sách tín dụng đối với
HSSV là một chính sách có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội, hợp lòng
dân. Điều đó, khẳng định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đúng
đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội. Do
đó, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chương trình tín dụng HSSV đảm bảo
công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, tạo
nguồn nhân lực phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Theo báo cáo tổng kết 05 năm thực hiện chương trình tín dụng HSSV,
NHCSXH đã đề ra mục tiêu giai đoạn 2013 -2017 như sau:
+ Dự kiến tổng nguồn vốn chương trình khoảng 45.000 tỷ đồng
+ Tập trung huy động mọi nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của HSSV
hàng năm, phấn đấu “không để một HSSV nào phải bỏ học vì thiếu tiền đi học”.
+ Tiếp tục thực hiện công tác xã hội hóa chương trình, tổ chức giải ngân kịp thời,
đúng đối tượng, đúng chính sách theo quy định.
+ Thu hồi và xử lý tốt nợ đến hạn bổ sung nguồn vốn cho vay quay vòng, đảm
bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn hàng năm của HSSV.
+ Thường xuyên củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, phấn đấu tỷ lệ nợ quá
hạn dưới 1%.
Trên cơ sở phân tích hiệu quả thực tế chương trình tín dụng HSSV từ năm
2010 – 2012 và mục tiêu đề ra trong giai đoạn 2013 - 2017, việc nâng cao hiệu
quả chương trình tín dụng HSSV có hoàn cảnh khó khăn của NHCSXH cần tập
trung vào một số giải pháp cơ bản sau.
1.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình tín dụng HSSV
1.2.1. Đẩy mạnh tạo việc làm cho đối tượng vay vốn tại NHCSXH

Nhằm đảm bảo tính ổn định của chương trình tín dụng HSSV, một số ý
kiến phát biểu tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số
157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ khuyến cáo chất lượng đào tạo
24


trong các cơ sở giáo dục và tình trạng thiếu việc làm hiện nay khiến nhiều sinh
viên ra trường không tìm được việc làm để trả nợ cho Chương trình tín dụng
HSSV.
Do đó, phải tăng cường chất lượng đào tạo trong các cơ sở dạy nghề, đại
học và tạo nhiều việc làm cho sinh viên để khi ra trường họ sớm tìm được việc,
có thu nhập để trả nợ số vốn đã vay của chương trình tín dụng HSSV.
Để giải quyết khó khăn này, ngành giáo dục trong những năm tới cần phải
tổ chức nhiều diễn đàn tư vấn tuyển sinh thiết thực cho học sinh chọn nghề, phù
hợp với khả năng của mình. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần yêu cầu các trường đại
học, cao đẳng tư vấn việc làm cho sinh viên, phối hợp với doanh nghiệp trong và
ngoài nước để tìm việc, đào tạo kỹ năng nghề và tiếp nhận sinh viên khi ra
trường. Ngoài ra, NHCSXH và các trường phải có sự phối hợp với nhau, theo dõi
chặt chẽ quá trình hoạt động của chương trình tín dụng HSSV. Theo PGS.TS Ngô
Văn Dưỡng Phó Giám đốc ĐH Đà Nẵng: hiện nay quy định của Bộ GD&ĐT vẫn
chưa buộc HSSV phải báo cáo kết quả vay vốn cho nhà trường, công tác phối
hợp giữa các NHCSXH với các trường chưa đồng bộ nên trường chưa có đầy đủ
thông tin hai chiều về việc triển khai chương trình, bộ phận quản lý gặp khó khăn
trong việc theo dõi và nắm bắt số liệu chính xác để tổng hợp, báo cáo. Vì vậy,
ngành GD&ĐT cần có giải pháp kịp thời kết nối với các trường, NHCSXH và
các doanh nghiệp, cơ quan có nhu cầu nhân lực nhằm giảm bớt áp lực trả nợ tiền
vay khi đến hạn đang đè nặng lên sinh viên tốt nghiệp, trong khi việc làm không
dễ kiếm, đồng thời hỗ trợ cho sinh viên tốt nghiệp sớm tìm được việc, có thu
nhập để trả nợ số vốn đã vay cho chương trình tín dụng HSSV.
1.2.2. Phát triển công tác thông tin, tuyên truyền đối với các chính sách ưu

đãi của NHCSXH
Công tác thông tin tuyên truyền cần được thực hiện với nhiều hình thức
khác nhau như: tuyên truyền qua báo, đài, website vay vốn đi học,…Nội dung
chính sách phải được tuyên truyền sâu rộng đến đông đảo quần chúng, đặc biệt là
ở những vùng cao, vùng sâu, vùng khó khăn về phương tiện truyền thông,…
Ngoài ra cũng cần phải có sự tham gia của các cấp chính quyền nhằm đẩy mạnh
sức lan tỏa các chính sách ưu đãi của chương trình tín dụng HSSV đến các đối
tượng theo quy định của pháp luật. Qua đó, mọi người dân và các cấp, các ngành
25


×