Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
1
Sài Gòn có đủ thứ chè...
Chè nha! Câu rủ rê quen thuộc của mấy bà, mấy cô sau giờ làm việc, lúc rảnh rỗi cũng như
hai chữ “Nhậu đi!” mà mấy ông thường nói.
Sài Gòn có đủ thứ chè. Nào là chè Thái, chè Mỹ, chè các loại đậu, chè sen, chè khoai môn,
chè thập cẩm, chè sương sa, sương sáo… Thương hiệu của từng loại chè thường gắn với
tên của những con đường: chè Thái – Nguyễn Tri Phương, chè Mỹ – quận 1, Nguyễn Văn
Đậu, chè thập cẩm – Kỳ Đồng, chè 175 Trần Huy Liệu…
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
2
Món chè được giới trẻ yêu thích nhất hiện nay là chè Thái. Từ dọc đường từ 3.2 đến
Nguyễn Tri Phương, đường Vĩnh Viễn quận 10 chè mọc lên như nấm. Chè Thái hợp với
đặc trưng ẩm thực ở một đất Sài Gòn nóng bức nhưng bốn mùa đủ hoa trái. Bởi, trong món
chè này, trái cây là nguyên liệu chủ đạo.
Hầu hết, chè Thái ở các quán đều có chung một công thức chế biến: sữa tươi, nước dừa,
sầu riêng, thốt nốt, nhãn xuồng, bông tuyết, rau câu thái sợi, nước cốt dừa, sương sa. Cái
khác của mỗi quán là liều lượng công thức, có quán sử dụng kem thay cho sữa tươi, nhưng
thường thì món sầu riêng được ưu ái tối đa trong mỗi ly chè Thái.
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
3
Sau chè Thái là chè Mỹ cũng hợp với Sài Gòn. Nói đến chè Mỹ là nói đến một hệ thống
quán chè Mỹ mọc lên khắp nơi: chè Mỹ (Nguyễn Văn Đậu – Bình Thạnh), chè Mỹ tại số
107 đường Nguyễn Thái Học, quận 1, chè Mỹ (quận 6), đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (Bình
Thạnh)…
Chè được làm từ các loại trái cây như: dừa, thốt nốt, nhãn, mít, cùng với rau câu, đậu trắng
và kem được cho là nhập từ Mỹ. Nhờ vị thơm của kem cộng với các loại trái cây khác nhau
mà chè Mỹ có hương vị đặc trưng, không lẫn vào đâu được.
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
4
Lê Nguyễn Minh Phương, học sinh lớp chín, trường Đồng Khởi, quận 1, vừa ăn chè với
các bạn đang dự sinh nhật của mình, chia sẻ: “Tụi em chọn quán chè làm sinh nhật vì quán
chè đã trở nên quen thuộc với học sinh, giá rất rẻ, chỉ từ 4.000 đến 12.000 đồng/ly, phù
hợp với số tiền cha mẹ cho ăn quà vặt hàng ngày. Tụi em 50 người ăn một buổi tiệc sinh
nhật chỉ hết 500.000 đồng thôi, mỗi người góp 10.000 đồng, vừa no vừa bổ”.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Mỹ, chủ tiệm chè Mỹ trên đường Nguyễn Thái Học, cho biết, mỗi
ngày trung bình có khoảng 700 đến 800 lượt khách đến ăn chè của bà, chưa kể khách ăn
xong còn mua về nhà. Khách đến ăn chè còn xin địa chỉ, số điện thoại để đặt hàng giao tận
nơi làm việc. Nhân viên thường bận giao hàng lúc 1 đến 4 giờ chiều, bởi giờ này nhân viên
ngân hàng, chứng khoán thường hay có cảm giác đói và họ ăn chè lót bụng.
Các quán chè không chỉ có chè, bánh flan, sâm bổ lượng, nước ép, sinh tố và các món ăn
nhẹ như: bột chiên, cá viên chiên, bò bía… đáp ứng nhu cầu ẩm thực của mọi lứa tuổi.
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
5
Ngọt ngon chè Sài Gòn
[ Ngày cập nhật: 1/4/2010 - 15h:32m GMT +7 ]
TTVN
- Không ngọt gắt như chén chè Huế, không nhiều hương liệu như chén chè
Kinh Bắc, chè Sài Gòn làm mê đắm du khách bởi vị ngọt thanh từ nước dão dừa, đá
bào. Đặc biệt hơn, chè Sài Gòn còn có những biến tấu thú vị với chút mứt trái cây
thái chỉ hay cốm dẹp…
Chè theo mùa
Sài Gòn chỉ có 2 mùa: mưa và nắng, vì thế mà người Sài Gòn có thói quen thưởng thức chè
theo mùa. Những ngày nóng bức thật thú vị khi vừa dùng chè lạnh, vừa nhâm nhi những
mẩu đá bào mát lịm. Vào quán chỉ cần nhìn thấy màu xanh từ ly chè đậu xanh, hơi nước
phủ từng hạt li ti trên bề mặt ly cùng tiếng sột soạt đá bào là đã cảm thấy cơn gió mát lạnh
ùa qua kẽ tóc. Ai thích màu sắc hơn thì chọn một ly sương sa hột lựu với thạch, vài hạt lựu
đỏ hồng với nhân dừa bên trong và vài sợi mứt mít.
Chè sương sa hạt lựu (Ảnh: google.com)
Trời trở gió hay mưa, người Sài Gòn lại có cái thú hít hà bên chén chè thưng nóng hôi hổi.
Chỉ cần thấy chị bán chè múc cả một vá nghi ngút khói với mùi thơm đặc trưng từ chiếc
nồi nhôm to, là đã thấy cái lạnh của mưa chiều bay đâu mất. Bưng trên tay chén chè nóng
ấm trong cái se lạnh của mùa mưa quả là rất thú vị. Cùng với vị béo ngậy của khoai, nước
dừa và đậu đỏ, hương vị ấm áp như tan đều trong cuống họng, lan ra khắp cơ thể. Ngồi lề
đường trú mưa mà có thêm chén chè đậu ván đặc sệt nước dừa, vừa ăn vừa hàn huyên với
cô bạn đồng nghiệp thì cũng thật vui.
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
6
Đa dạng chè Sài Gòn
Có thể nói, chè Sài Gòn là một sự tổng hợp đa dạng tất cả các "trường phái" chè. Chỉ riêng
cách ăn thôi, bạn đã cảm thấy sự phong phú của món ăn ngọt thanh này. Có người thích
thưởng thức chè trong cái ly thủy tinh không cổ, ngồi bệt xung quanh một gánh hàng bên
vệ đường, góc công viên, thi thoảng xin cô bán chè thêm tí rong biển hay nước dừa. Bé con
thì thích cầm bịch chè đậu, đặc sệt, hí hửng cắn một đầu, rồi nặn từng chút một cho chè
theo nước dừa lan ra trong vòm miệng. Hay có người thích nhìn ly chè đầy màu sắc sang
trọng, trưng bày đẹp mắt trong một bàn ăn đắt tiền ở một sảnh tiệc nào đấy.
Đa dạng chè Sài Gòn (Ảnh: google.com)
Chè Sài Gòn trẻ trung với muôn vàn sắc màu. Từ đậu xanh, đậu đen hay các loại củ, loại
nào cũng có thể chế biến thành một món chè khó cưỡng lại. Đó là chưa kể “cô nàng” chè
Sài Gòn còn biết làm duyên bằng những món phụ linh tinh mà thú vị. Ai có thể quên chút
bùi bùi của mứt chuối, hòa lẫn vài sợi xanh đỏ của mứt dâu, mứt dừa, với đủ loại đậu đầy
màu sắc của ly chè thập cẩm, hay hương chè bưởi thơm ngan ngát với đậu phộng rang rắc
đều lên chén chè lạnh mát tay cầm?
Và cả những hương vị khó quên
Ngoài vị ngọt ngon quen thuộc của các loại đậu nấu với đường cát mịn, Sài Gòn còn có
những món chè rất độc đáo từ sự đa dạng văn hóa ẩm thực của thành phố.
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
7
Chè Thái (Ảnh: naungon.com)
Thử dạo một vòng quanh các khu vực ẩm thực ở Sài Gòn, bạn sẽ bắt gặp những quán chè
có dấu ấn rất riêng. Nếu đến khu phố người Hoa ở quận 5, bạn sẽ được thưởng thức những
món chè béo cực lạ, ví dụ như chè bo bo trứng cút. Một chén chè nóng bốc khói, ngọt dịu
và thật béo với những hạt bo bo bùi bùi và trứng cút trắng muốt chỉ có thể tìm thấy ở
những chiếc xe đẩy bên cạnh khu vực ăn uống sầm uất của Chợ Lớn. Hay món chè trứng
gà hồng trà thơm và bùi không thể tìm thấy ở đâu khác ngoài quán Hà Ký trên đường Châu
Văn Liêm.
Nếu bạn thích mùi thơm của sầu riêng với sữa và đủ các loại thạch thì hãy ghé qua đường
Nguyễn Tri Phương, quận 10 để thưởng thức món chè Thái đặc trưng. Chè Thái với tên gọi
ban đầu là cocktail sữa du nhập vào Sài Gòn gần chục năm và đã trở thành một món chè
quen thuộc của người Sài Gòn.
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
8
Chè bưởi
Món chè bưởi thơm ngon do chính tay bạn làm sẽ khiến cả nhà bất ngờ. Mời bạn tham
khảo hướng dẫn từ Ezcooking.
Nguyên liệu: Vỏ bưởi lấy cùi, bột năng, cốt dừa, đậu xanh đã bóc vỏ, đường kính, phèn
chua, vôi đã tôi, muối, nước hương bưởi.
Cách làm:
- Cùi bưởi cắt vuông hay sợi theo ý mình sau đó vẩy
chút muối + 1 ít nước lạnh, bóp nhẹ tay cho hết hăng
rồi sả nhẹ dưới vòi nước và tiếp tục làm như thế lần thứ
2.
- Khi đã làm sạch cho hết mặn lần thứ 2 thì vắt nhẹ tay.
Hoà 1 ít phèn chua vào nước lạnh để ngâm cùi bưởi
khoảng 15 phút rồi xả sạch và ngâm vào nước vôi trong
khoảng 1 ngày. Sau đó, vớt ra rửa sạch hết mùi vôi rồi vắt nhẹ, cho vào âu.
- Ngâm cùi bưởi đó vào nước đường rồi đun nhỏ lửa cho cạn. Tiếp đó, bỏ cùi bưởi ra phơi
trên mâm cho tự khô để cùi ròn rồi tẩm bột năng vào.
- Đỗ sau khi đã đồ chín, để nguyên hạt, đun nước đường rồi cho cùi bưởi đã tẩm bột vào
luộc tới khi trong là được. Cuối cùng, cho đỗ vào và xuống bột năng khi nào sánh là được.
Trước khi bắc ra, cho nước hương bưởi vào. Khi thưởng thức, múc đá xáy vào khuấy đều.
(Trung tâm hướng dẫn nấu ăn Ezcooking class, 15 Bích Câu, Hà Nội, điện thoại
04.7325732)
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
9
Chè bà ba
là tên gọi một trong những món chè thập cẩm đặc trưng
nhất của vùng của vùng
Nam bộ, Việt Nam
Nguyên liệu
•
500g khoai mì
•
300g khoai lang
•
150g bột năng
•
500g dừa nạo, lá dứa màu xanh
•
200g đậu xanh
•
800g đường cát
Cách Làm
Công đoạn 1
•
Ngâm đậu xanh nở mềm rồi đãi sạch
•
Lột vỏ khoai mì rồi mài nhuyễn, nhồi sơ với nước lạnh rồi vắt ráọ
•
Gọt vỏ khoai lang rồi sau đó ngâm nước
•
Lá dứa cắt thành khúc, đem rửa sạch rồi đâm nhỏ, vắt lấy nước
•
Dứa dùng vắt lấy 1 chén nước cốt và 1 lít nước dão
•
Bột năng: nhồi với nước sôi thành một khối dẻo cán mỏng
Công đoạn 2
Chế biến
•
Hấp chín đậu xanh
•
Cán mỏng Bột năng thành lớp dày 0.3 cm, xắt từng sợi dài 5 cm
•
Khoai mì đem nhồi với nước lá dứa có pha màu xanh cho thật đều, vo viên thành
từng viên tròn đường kính chừng 2 cm
•
Luộc chín trong nước sôi rồi vớt ra, thả vào nước lạnh
•
Khoai lang xắt từng miếng vuông, cạnh 2 cm hoặc có thể tỉa hoa
Công đoạn 3
•
Cho vào xoong 2 lít nước dão và chút muối, đun sôi rồi hả khoai lang vào nấu chín
vừa vừa. Cho thêm khoai mì, bột năng đường, đậu xanh vào.
Nhận xét
Ở chè bà ba còn một nét độc đáo khác mà ít có món chè nào có được, đó là sự tương hợp
của nhiều chất liệu một cách thuần nhuyễn, tinh tế mà có thời món này được ví như món
chè của nhà giàu...
[1]
Đây là một món chè bình dân của Nam bộ phải ăn ở khác khu vực bình dân, ngõ hẽm thì
mới thấy hết cái ngon của nó
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
10
Chè bà cốt
16/09/2009 — Hải Sư
Nguyên liệu:
•
250g gạo nếp
•
250g mật mía hoặc đường đỏ
•
10g gừng
•
1/4 thìa cà phê muối.
Thực hiện:
•
Gạo nếp đãi sạch, ngâm nước lạnh khoảng 2 tiếng đồng hồ rồi vớt ra để ráo nước.
Trút gạo vào nồi cùng 1 lít nước, bắc lên bếp đun sôi rồi vặn lửa nhỏ để sôi lăn tăn.
•
Hoà mật mía hoặc đường đỏ vào cùng một bát nước lã, đun sôi, lọc bỏ cặn, sạn rồi
đổ vào nấu cùng gạo đến khi nào chè sánh, hạt gạo nở búp. Cuối cùng, cho gừng
giã nhỏ vào, khuấy nhẹ tay.
•
Múc chè vào từng bát, ăn nguội hoặc nóng đều được.
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
11
Chè khoai lang
Nguyên liệu:
- 300gr khoai lang ruột đỏ (khoai lang bí)
- 300gr khoai mì
- 100gr bột báng
- 100gr bột khoai
- Lá dứa, vani
- 300gr dừa nạo
Cách làm:
Chuẩn bị:
Bột khoai ngâm 1 giờ cho nở, dừa vắt lấy 1,5 lít nước dão và 1 chén nước cốt
(khoảng 250gr).
Khoai lang, khoai mì gọt vỏ, cắt khối vuông.
Lá dứa rửa sạch, cắt khúc khoảng 15cm, cột lại thành bó nhỏ.
Cho nước dão dừa, lá dứa vào chung với khoai, nấu lửa nhỏ cho khoai chín.
Khoai chín, cho đường vào, thêm 1/4 muỗng cà phê muối.
Cho bột khoai vào chè, nấu sôi khoảng 5 phút, cho tiếp bột báng và nước cốt
dừa vào.
Nhắc xuống cho vani. Chè này ăn nóng mới ngon.
Chè khoai ăn mát, bổ, có tác dụng giải nhiệt tốt và đặc biệt có tác dụng nhuận tràng. Món
ăn rất thích hợp cho những người bị táo bón, tiêu hóa kém, trẻ em và người già.
Nguyên liệu:
- 1 củ khoai môn khoảng 200g
- 1 củ khoai lang thịt vàng
- 1 củ khoai lang thịt đỏ (mỗi củ khoảng 100g)
- 250ml nước cốt dừa
- 100g đường
- 2 quả chuối tây, lá thơm, muối.
Thực hiện:
- Khoai lang, khoai môn gọt vỏ, cắt miếng vuông nhỏ khoảng 2cm, ngâm trong nước lạnh.
Chuối trước khi nấu mới bóc vỏ, thái lát mỏng.
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
12
- Cho khoai môn, khoai lang vào nồi, đổ khoảng 750ml nước và cho lá thơm vào đun sôi.
Vặn nhỏ lửa đun sôi âm ỉ 15-20 phút để khoai chín vừa là được. Cho tiếp đường, nước cốt
dừa và chút muối vào đảo đều, nhẹ tay. Chờ nồi chè sôi trở lại cho chuối vào đảo đều, nấu
thêm 5 phút nữa. Vớt bỏ lá thơm ra ngoài.
-Để chè còn hơi ấm ăn rất ngon. Nếu không có thể để chè khoai nguội cho vào tủ lạnh
khoảng 30 phút mới lấy ra ăn.
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
13
Chè Ngũ Sắc
Xếp bạch quả, chùm ruột, bánh lọt, táo, mộc nhĩ, nấm tuyết vào
bát, rưới nước
đường, cho
đá bào vào,
dùng lạnh.
Nguyên liệu:
- 50gr mứt
chùm ruột.
- 100gr bạch
quả.
- 1 tai nấm
tuyết.
- 3 tai mộc nhĩ.
- 50gr mứt táo
tàu.
- 200gr
đường.
- 1 ống vani
hoặc nước
hoa bưởi.
- 100gr bột
gạo.
- 20gr bột năng.
- 450ml nước lọc.
- Lá dứa.
Thực hiện:
- Đập bỏ vỏ bạch quả, lấy hạt nấu chín.
- Ngâm mềm nấm tuyết, cắt bỏ chân.
- Ngâm mềm mộc nhĩ, luộc chín, thái nhỏ.
- Giã lá dứa, lấy nước.
- Trộn bột gạo, bột năng với nước lá dứa, phần còn lại để
nguyên.
- Lần lượt cho bột lên bếp khuấy đều đến khi chín đặc.
- Ấn bột còn ấm qua rổ, bên dưới để chậu nước lạnh, sợi bột vào
nước sẽ săn lại thành bánh lọt, thay nước vài lần cho trong.
- Cho đường, 200ml nước, mứt táo tàu, vani hoặc nước hoa bưởi
vào nồi, nấu vừa sánh.
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
14
Chè Cốm
Mang hương vị hà
thành th
ơm ngon
đ
ặc trưng.
Nguyên liệu:
- 100gr c
ốm bắc non.
- 100gr đường.
- 1 thìa cà phê b
ột
năng.
- 400ml n
ước.
- 1/2 thìa cà phê n
ước hoa buổi hoặc 1/2 ống va ni.
Thực hiện:
- N
ấu tan đường với nước.
- Gi
ảm lửa, cho tiếp vào 2 thìa cà phê bột năng, pha loãng
đ
ể tạo độ sánh.
- Cho c
ốm vào nước đường, khuấy đều và nhẹ tay trên
l
ửa nhỏ.
- Khi th
ấy hạt cốm nở đều thì tắt bếp.
- Để chè hơi nguội, cho nước hoa bưởi hoặc va ni vào,
khu
ấy đều.
- Tùy s
ở thích người dùng chè đặc hơn hoặc ngọt hơn,
bạn có thể gia giảm lượng đường và nước.
Thưởng thức:
- Dùng nóng.
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
15
Thơm ngọt chè khoai lang đậu xanh
Bài viết cập nhật lúc: 11:39 ngày 21/09/2010
Khoai lang là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là cho trẻ nhỏ. Các món ăn với
khoai lang cũng rất dễ chế biến, hôm nay mời các bạn cùng làm thử món chè khoai lang
nhé.
Nguyên liệu:
Khoai lang ruột vàng (khoai lang Nhật): 2 củ to
Đậu xanh bóc vỏ: 100g
Trân châu khô: 100g
Nước cốt dừa: ½ lon
Đường trắng: 200g
Chanh: 1 quả to
Nước lọc
Cách làm:
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
16
Khoai gọt vỏ thái miếng vuông rồi ngâm ngay vào nước có pha chanh hoặc
dấm trong vòng 10 đến 15 phút (ngâm nước chua giúp khoai không bị thâm,
nước nấu chè không bị nhựa khoai làm chát và khi nấu chín miếng khoai nhừ
nhưng vẫn giữ được hình dạng)
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
17
Hạt trân châu khô (loại nhỏ) ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút rồi luộc
bằng nước lạnh, khi hạt trong thì vớt ra xả nước lạnh bỏ riêng.
- Đỗ xanh tách vỏ ngâm trước 2 giờ cho nở, cho đỗ xanh vào nồi đổ ngập
nước đun sôi hớt hết bọt. Khi đỗ chín khoảng 60% thì đổ tiếp khoai lang vào
đun nhỏ lửa đến khi khoai chín bở thì bỏ đường vào đun liu riu một lúc cho
đường ngấm vào khoai.
Sau đấy mới cho thêm nước vào nồi cho đủ dùng, khi nước sôi thì cho bột
đao để tạo độ sánh, nước cốt dừa, trân châu vào tắt bếp rồi đong ra từng bát
nhỏ.
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
18
Có thể dùng nóng hoặc lạnh đều rất ngon.
Chúc các bạn ngon miệng!
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
19
Chè ngô khoai lang
Chè thơm ngọt, màu vàng mướt thật hấp dẫn, chè khoai lang ngô ngọt ăn nóng hay lạnh
đều ngon.
Nguyên liệu:
Khoai lang vàng 1 củ to
Ngô ngọt tách hạt 1 bát nhỏ
1 nhúm gạo nếp
Đường
Cách làm:
Khoai lang rửa sạch, cạo vỏ, bổ miếng vuông rồi ngâm nước cho khỏi thâm.
Gạo nếp vo sạch. Cho ngô, khoai lang, gạo nếp vào nồi cơm điện hoặc nồi hầm. Thêm
nước đến nửa nồi. Bật nồi đun khoảng 30 phút cho đến khi các nguyên liệu mềm nhừ.
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
20
Dùng nồi hầm cho món này rất hiệu quả, tiết kiệm thời gian. Khi chè chín, mở nồi lấy thìa
nguấy nhẹ cho nước, nếp và ngô quện vào nhau. Sau đó thêm khoảng 100g đường, đặt lên
bếp đun sôi lại trong 2 -3 phút. Tắt bếp, nhấc xuống.
Món chè này ăn nóng hay nguội đều ngon.
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
21
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
22
Cả nhà nhâm nhi: Chân gà tàu xì
Đây là một trong những món Dim-sum phổ biến và truyền thống của người Hoa. Chân gà
tàu xì cũng có thể trở thành một món ăn khá hấp dẫn cho bữa ăn người Việt.
Nguyên liệu:
- Chân gà: 12 chiếc ( chọn loại chân to, mập)
- Sốt đậu đen Black bean galic sauce của Lee Kum Kee
- Nước dừa: 100ml
- Nước tương, dầu mè, gừng, tỏi, rượu trắng, gia vị, đường và hạt điều màu
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
23
Nước tương, sốt đậu đen
Thực hiện:
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
24
- Gừng, tỏi giã nhỏ, vắt lấy mỗi loại 1 thìa cà phê nước cốt
- Chân gà làm sạch, chặt bỏ móng , ướp với chút gia vị, đường, nước cốt tỏi, gừng và 1
muỗng súp rượu trắng ( để chân gà ngấm gia vị và không bị hôi) trong khoảng 30 phút.
- Cho chân gà đã ướp vào chiên vàng, vớt ra để ráo rồi hấp khoảng 15 phút cho mềm
Tuyển tập các món Chè CNT sưu tầm 20/10/2010
25
- Phi hạt màu điều với dầu mè, cho thêm nước tương, sốt đậu đen, đường vào đun, cho
chân gà vào đảo đều
- Thêm nước dừa vào om tới khi thấy nước sốt trở nên sánh là được.