Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

NGHỆ THUẬT QUAY PHIM điện ẢNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.14 KB, 11 trang )

NGHỆ THUẬT QUAY PHIM

Trong mọi cảnh quay quyết định cuối cùng dĩ nhiên thuộc về Đạo diễn,
nhưng Đạo diễn chỉ nêu mong muốn tổng thể, quay phim mới là người đưa ra giải
pháp thực hiện. Dù phải theo sát nội dung nhưng hình ảnh Điện ảnh vẫn được tạo
ra bởi rung động rất riêng của người cầm máy. Những rung động này, ngoài thiên
phú, là kết quả của sự gắn bó, đam mê công việc. Quay phim là nghề tiêu biểu cho
tính kỹ của Nghệ thuật trong Điện ảnh. Người quay phim bắt đầu công việc ngay
khi có kịch bản. Thông qua các con chữ, người quay phim thả trí tưởng tượng của
mình bay bổng cho đến khi chọn cảnh. Trong quá trình chọn cảnh các tưởng tượng
trước đó trở nên cụ thể, người quay phim sẽ bắt đầu lao động qua phác thảo trên
giấy lẫn trên óc. Cơ chế sáng tác của quay phim dựa trên những thành tố sau:

1.ÁNH SÁNG:

Ánh sáng là chất liệu đầu tiên của việc thu hình, là nguyên tắc kỹ thuật –
bảo đảm đúng sáng chẳng hạn – nhưng cùng lúc cũng là nơi biểu hiện tâm hồn,
phong cách của quay phim: người ưa tương phản, kẻ ưa mượt mà, kẻ sáng trưng,
người lung linh mờ ảo. Hiệu quả đặc biệt và thấy rõ ràng nhất trong phim “Mùa
Len Trâu” của Đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh. Cảnh sông nước buổi bình
minh, sông nước buổi chiều và cảnh đêm xuống. Ánh sáng trong phim tạo cho
người xem trở về với miền quê của Việt Nam, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
mùa nước nổi. Tất cả những hiệu quả đó tuỳ thuộc cách đặt sáng, độ nhạy của
phim, chế độ in tráng. Nhưng trên hết, tuỳ thuộc cảm quan người cầm máy. người
quay phim kĩ tính luôn phác hoạ sơ đồ đặt sáng trước khi quay, dù mọi toan tính
có thể lệch do khách quan thay đổi. Hiệu quả trong Điện ảnh rất mênh mông, đó là
ánh sáng thẳng: khi nguồn sáng chính chiếu trực diện vào đối thể. Với ánh sáng
này hình ảnh sẽ rõ rệt nhưng không cho hình khối. Đây là cách chiếu sángđơn giản,
an toàn, chân phương nhất. nhưng ít nghệ thuật nhất. Sáng ngược: khi nguồn sáng
chính nằm sau lưng đối thể, cách chiếu sáng cho độ tương phản rất cao, chi tiết đối
thể không rõ, nhưng nổi bật hình khối nhờ các viền sáng ngược. Sáng ven: Là


nguồn sáng trung dung giữa 2 cách chiếu sáng kể trên. Sáng ven được dùng nhiều
trong Điện ảnh bởi nó cho cảm giác mọng mượt, vừa nổi khối, vừa thấy rõ chi tiết


2. GÓC ĐỘ:


Nếu gọi tác phẩm Điện ảnh là “cái nhìn” tri giác của Đạo diễn, thì với quay
phim, hình ảnh là hệ quả của “cái nhìn” trực giác. Trong nghệ thuật quay có vài
nguyên tắc thể hiện của góc máy: Máy hất lên cho cảm giác thanh thoát, tôn trọng.
Bộ phim “Tướng về hưu” Đạo diễn Khắc Lợi. hình ảnh người tướng già đột qụy ở
cuối phim trong tư thế nằm nghiêng ở cầu thang, một tư thế bó hẹp về góc máy.
Còn máy chúc xuống gây hiệu ứng trái ngược, khi mô tả khách quan máy không
thể cao, thấp, xéo, nghiêng…tuỳ thích mà phải tương đương với mắt nhân vật; vhỉ
khi máy đại diện cái nhìn chủ quan tác giả thì góc độ mới tự do. Dù sao, góc độ
nào đi nữa, một tác phẩm Điện ảnh “đẹp”chỉ là khi nó rung động trái tim người
xem.

3.BỐ CỤC HÌNH ẢNH.

Bố cục nói chung là sự sắp xếp. Bố cục khung hình điện ảnh là sự sắp xếp
các vật thể, bối cảnh, ánh sáng, chuyển động nhân vật, góc độ máy sao cho tổng
thể đạt tới sự cân đối – đôi khi là ấn tượng của thị giác. Bố cục được xem là ổn
thoảkhi bs6n trong nó không có sự dư thừa, rối rắm. Nhưng một bố cục khung
hình đẹp đòi hỏi nhiều thứ khác, trong đó có điểm mạnh. Không như sân khấu,
điện ảnh cho phép người quay phim cắt cúp thân thể, vật thể, cho phép những cận
cảnh rất chặt. Điều đó- một gương mặt cắt ngang trán, một mái nhà hất cao chẳng
hạn – khiến bố cục khung hình điện ảnh trở nên độc đáo, ấn tượng. Khung hình
điện ảnh có năm kích cỡ căn bản: đặc tả, cận cảnh, trung cảnh, toàn cảnh, toàn
cảnh rộng. Đặc tả khi máy dí sát vào đối tượng để nhận ra một chi tiết. Bố cục

điện ảnh hoàn chỉnh là một bố cục không chỉ nhắm tới cái đẹp, cái lạ mà góp phần
tạo nên kịch tính.

4. ĐỘNG TÁC MÁY.

Có thể nói đặc tính của điện ảnh là chuyển động, điếu đó không có nghĩa
máy quay nhất thiết phải luôn luôn xoay trở. Chuyển động điện ảnh bao hàm sự
chuyển động của máy, chuyển dịch của các đối thể, chuyển động của nội tâm, tính
vận động của toàn câu chuyện. Kỹ thuật chia sự “xê dịch” có hai kiểu chính: Lia
(Pan) và Trượt ( Dolly, Travelling). Lia là sự quét máy từ hướng này sang hướng
khác, cả chiều ngang lẫn chiều xéo , chiều dọc theo đưởng thẳng. Dolly – hay
Travelling là sự đeo bám đối tượng trên m,ặt đất, theo đường thẳng, đường cong
hoặc đường tròn.

Vì vậy , nhà quay phim tài hoa, bằng sự chuyển dịch ý thức của máy, của
ánh sáng sẽ “viết” ra những khuôn hình đẹp.
Ánh Sáng Và Một Số Kỹ Thuật Quay Phim
1. Họa sĩ vẽ bằng ánh sáng
Thời trước, công việc quay phim được giao cho một người. Người này
không chỉ sử dụng máy quay mà còn phải rửa và tráng phim trong phòng kín. Tuy
nhiên theo thời gian, khi nghệ thuật quay phim ngày càng phát triển và trở nên
phức tạp, nhiệm vụ của nhà quay phim dần dần đặc trưng hơn và sự đóng góp của
họ trong bộ phim ngày càng quan trọng. Rất nhiều sáng tạo kỹ thuật ghi nhận cho
đạo diễn D.W.Griffith bắt nguồn từ nhà quay phim của ông, Billy Bitzer, hoặc sự
cộng tác thân thiết đầy sáng tạo giữa hai người.
Đạo diễn hình ảnh hiện đại ( Director of Photography- Cinematographer )
không bắt buộc là người trực tiếp cầm máy quay, nhưng họ phải chuyển tải
được ý tưởng của biên kịch và đạo diễn thành hình ảnh sống động. Dưới tay Đạo
diễn hình ảnh có nhiều người phụ trách từng việc riêng biệt. Những người này
giúp Đạo diễn hình ảnh rảnh rang để giải quyết trách nhiệm chính - sáng tạo tâm

trạng, không khí, kiểu quay phù hợp cho mỗi cảnh và duy trì chất lượng những
việc này trong suốt cả phim.
Đạo diễn hình ảnh được coi là hoạ sĩ vẽ bằng ánh sáng. "Nếu không nhờ
trình độ và tài năng của đạo diễn hình ảnh thì không thể nào chuyển tác phẩm của
nhà văn thành những cảnh phim sống động cho mọi người xem", nhà quay phim
Michael Benson nói. Vai trò của Đạo diễn hình ảnh bắt đầu từ khi phim còn chưa
bắt đầu bấm máy. Họ thường xuyên phải hội ý với nhà sản xuất và đạo diễn về vô
số chi tiết kỹ thuật, kể cả sự lựa chọn nguyên liệu phim và phòng kín. Họ cũng
thường chọn địa điểm được tả trong kịch bản để chắc chắn nó thích hợp với cảnh
quay, tính toán bao nhiêu máy quay và dụng cụ ánh sáng đủ để quay cảnh đó. Đạo
diễn nghệ thuật và hoạ sĩ thiết kế phông màn cùng thảo luận với đạo diễn hình ảnh
về góc độ ánh sáng và cách lắp đặt máy quay trong mỗi cảnh.
Nhiều người nghĩ rằng đạo diễn chỉ cho diễn viên những việc phải làm và
Đạo diễn hình ảnh ghi hình cảnh đó. Điều đó đúng, nhưng quá trình này không chỉ
đơn giản như vậy. Sự chuyển biến từ kịch bản ban đầu đến những hình ảnh trên
màn ảnh rộng diễn ra qua ống kính của Đạo diễn hình ảnh. Làm phim là tập hợp
những gì có sẵn và lọc qua một thiết bị- máy quay. Trước khi ghi hình cảnh đầu
tiên, tất cả chỉ có hợp đồng, ý tưởng, khái niệm, kịch bản, và hy vọng mà thôi.
Một khi phim đã khởi quay, đạo diễn hình ảnh là người quan trọng thứ hai
trong đoàn, chỉ sau đạo diễn. Làm việc cùng nhau, đạo diễn và đạo diễn hình ảnh
quyết định góc quay, bố trí, chuyển động máy quay trong từng phân cảnh. Việc gì
đã làm cho đạo diễn hình ảnh đặt máy quay ở đây mà không là ở đằng kia? Janusz
Kaminski cho rằng: "Tất cả những kinh nghiệm cuộc đời của một người tạo ra mỗi
chọn lựa sáng tạo của anh ta. Đó là điều tạo nên dấu ấn riêng cho mỗi đạo diễn
hình ảnh". Rồi họ chọn ống kính và bộ lọc sáng phù hợp để có thể đạt được những
nét cơ bản theo kịch bản có trước, xác định độ sáng, dựng dụng cụ tạo sáng để tạo
được hiệu quả và màu sắc đặc thù. Sau đó đạo diễn hình ảnh cùng xem lại cảnh đã
quay mỗi ngày để đánh giá hiệu quả công việc và thay đổi kịp thời trong lần quay
tới.
Vào giai đoạn cuối, đạo diễn hình ảnh giám sát sự thay đổi của bản phim

đầu tiên trong phòng kín để chắc chắn độ sáng và phong thái các màu sắc chủ đạo
phù hợp với những hình ảnh chất lượng trên màn ảnh rộng cho khán giả thưởng

×