Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.57 KB, 5 trang )

MA TRẬN
Nội dung
Nhận biết
I. Đọc - Ngữ liệu: Văn
hiểu
bản nghệ thuật.
- Tiêu chí lựa
chọn:
+ 01 đoạn
trích/ văn bản
hoàn chỉnh
+
Độ
dài
khoảng
150
đến 200 chữ
+ Tương đương
với văn bản
học sinh đã
được học.
Tổng - Số câu
- Số điểm
- Tỉ lệ
II.
Nghị luận xã
Làm hội:
văn
- Khoảng 200
chữ.
- Trình bày suy


nghĩ về một
vấn đề xã hội
đặt ra trong văn
bản đọc hiểu.
Tổng - Số câu
- Số điểm
- Tỉ lệ
Nghị luận văn
học:
Nghị luận về 2
ý kiến bàn về
văn học
- Số câu
- Số điểm
- Tỉ lệ
Tổng - Số câu
cộng - Số điểm
- Tỉ lệ

Mức độ cần đạt
Thông hiểu
Vận dụng

- Nhận diện
phương
thức biểu
đạt.

- Khái quát nội
dung ý nghĩa của

văn bản.
- Hiểu một số nét
đặc sắc về nghệ
thuật theo đặc
trưng thể loại
hoặc /tác dụng
của nghệ thuật đó/
số nét đặc sắc về
nội dung của văn
bản.

- Nhận xét/
đánh giá về

tưởng/
quan điểm/
tình
cảm/
thái độ của
tác giả thể
hiện trong
văn bản.

1
0,5
5%

2
1,5
15 %


1
1,0
10%

Vận
dụng
cao

Tổng
số

4
3
30%
Viết
đoạn
văn

1
1
2,0
2
20%
20%
Viết bài
văn nghị
luận

1

0,5
5%

2
1,5
15%

1
1,0
10%

1
5,0
50%
2
7,0
70%

1
5,0
50%
6
10
100%


SỞ GD&ĐT LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 1 VĂN BÀN
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT


ĐỀ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA 2018
MÔN THI: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút
(không tính thời gian giao đề)
(Đề thi gồm: 01 trang)

Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc kĩ văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới: (Chú ý văn bản gồm 04 đoạn
thơ)
NGỤ NGÔN CỦA MỖI NGÀY
"…Tôi học cây xương rồng
Trời xanh cùng nắng bão
Tôi học trong nụ hồng
Màu hoa chừng rỏ máu.
Tôi học lời ngọn gió
Chẳng bao giờ vu vơ
Tôi học lời của biển
Đừng hạn hẹp bến bờ.
Tôi học lời con trẻ
Về thế giới sạch trong
Tôi học lời già cả
Về cuộc sống vô cùng.
Tôi học lời chim chóc
Đang nói về bình minh
Và trong bia mộ đá
Lời răn dạy đời mình."
(Theo Thica.net, Đỗ Trung Quân)
1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản? (0,5 điểm)
2. Xác định biện pháp tu từ được dùng trong văn bản và nêu tác dụng? (0,5 điểm)
3. Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa của đoạn thơ:

"Tôi học lời con trẻ
Về thế giới sạch trong
Tôi học lời già cả
Về cuộc sống vô cùng". (1,0 điểm)
4. Anh/chị có đồng tình với quan niệm của nhà thơ được nêu trong văn bản về việc học
mỗi ngày không ? Vì sao (1,0 điểm)
Phần II. Làm văn:
Câu 1: (2,0 điểm).Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu,anh/chị hãy viết một đoạn văn nghị
luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lí do mỗi chúng ta phải học tập
mỗi ngày và suốt đời.
Câu 2 (5.0 điểm)
Nhận xét về hình tượng người lái đò trong thiên tùy bút Người lái đò Sông Đà của
Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng: "Trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên
dữ dội, hiểm độc, ông đò là vị chỉ huy trí dũng tuyệt vời". Ý kiến khác lại cho rằng: "Trong
nghệ thuật vượt thác leo ghềnh, ông đò là người nghệ sĩ có "tay lái ra hoa".
Bằng cảm nhận về hình tượng người lái đò Sông Đà, hãy trình bày suy nghĩ của
anh/chị về các ý kiến trên.


HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung:
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí
sinh, tránh đếm ý cho điểm.
- Cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn chấm và thang điểm; khuyến khích
những bài viết thể biện được quan điểm riêng một cách hợp lý, thuyết phục. Những bài viết
chua thật đủ ý, toàn diện, nhưng trình bày được một số nội dung sâu sắc, có những kiến giải
hợp lý cho những quan điểm riêng vẫn được đánh giá cao.
- Sau khi cộng điểm toàn bài: giữ nguyên điểm lẻ, không làm tròn.
B. Hướng dẫn cụ thể và thang điểm:
Phần/câu

Nội dung
Điểm
1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
0.5
Biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản là: Học sinh chỉ cần
2 xác định được tên của 1 trong số 03 biện pháp sau:
0.5
+ Lặp cấu trúc (Tôi học …..Tôi học lời…….)
+ Nhân hóa (chim chóc…Đang nói về bình minh)
I.
+ Ẩn dụ (xương rồng: bản lĩnh, nghị lực; biển: sự bao la của cuộc
sống…)
Đọc hiểu
Tác dụng: Nhấn mạnh ý nghĩa của việc học tập từ cuộc sống
3 Ý nghĩa: Chúng ta học được sự hồn nhiên trong sáng của trẻ thơ và
1.00
học những kinh nghiệm cuộc đời của người lớn tuổi (Có thể diễn
đạt khác nhưng vẫn đúng với ý thơ).
4

II.
Làm văn

- Có đồng tình hoặc: Không đồng tình
- Lí giải hợp lí
LÀM VĂN
Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu,anh/chị hãy viết một đoạn
văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị
về lí do mỗi chúng ta phải học tập mỗi ngày và suốt đời.
1 * Đảm bảo cấu trúc đoạn nghị luận

Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được
vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được
vấn đề.
* Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Giải thích: Học tập mỗi ngày và suốt đời là học không ngừng, học
bất kì lúc nào, không kể thời gian, tuổi tác, trường lớp...
- Phân tích, lí giải những lí do mỗi chúng ta phải học tập mỗi ngày
suốt đời: HS có thể nêu những lí do khác nhau, miễn là hợp lí).
+ Cuộc sống vô vàn những điều thú vị cần chúng ta khám phá
những điều tốt đẹp
+ Chúng ta luôn luôn có thể học tập thêm kiến thức, bồi dưỡng cho
tâm hồn mình giàu có và phong phú hơn bất kì lúc nào, ở đâu.
+ Nếu không học tập: Chúng ta bỏ lỡ những điều tốt đẹp, có nguy
cơ bị lạc hậu, bảo thủ.
- Bài học: Không ngừng học tập, học từ chính những điều thân
thương giản dị xung quanh cuộc sống của chúng ta

1,00

0,5
0,75

0,5


* Sáng tạo: Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận, đánh giá
về vấn đề cần nghị luận

2


Nghị luận về hai ý kiến đánh giá về hình tượng ông lái đò trong
tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân
* Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề,
thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
* Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Thông qua hai ý kiến, thực chất đề bài yêu cầu nghị luận về hình
tượng ông lái đò trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà theo một
định hướng.
* Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự
cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng
Mở bài:
Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, hình tượng ông đò và trích
dẫn các ý kiến
Thân bài:

0,25

0,5
4,0

* Giải thích 02 ý kiến: Cả hai ý kiến đều nhận định về hình tượng
0,5
nhân vật người lái đò sông Đà, mỗi ý kiến có một góc nhìn:
- Ý kiến thứ nhất nhận định về ông đò từ vẻ đẹp của sự tài trí, dũng
cảm trong cuộc đối đầu với thác dữ.
- Ý kiến thứ hai nhận định về ông đò từ vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ trong
nghệ thuật vượt thác, leo ghềnh.
* Cảm nhận về hình tượng người lái đò

Thí sinh có thể cảm nhận về hình tượng người lái đò trong cuộc
vượt thác leo ghềnh (qua ba trùng vi thạch trận) theo những cách
khác nhau nhưng cần thấy được ông đò là vị chỉ huy trí dũng và
người nghệ sĩ tài hoa (như 2 ý kiến nhận định). Đây chính là cơ sở
để học sinh bình luận các ý kiến.
Vẻ đẹp tài trí, dũng cảm ở hình tượng ông lái đò:
1,0
- Một mình một thuyền, ông lái giao chiến với sóng thác dữ dội như
một viên dũng tướng gan góc và bản lĩnh trước sóng nước, bình tĩnh
trước tình huống hiểm nguy: cố nén vết thương, mặt méo bệch đi ”
…nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo, vẫn nghe tiếng chỉ huy ngắn
gọn tỉnh táo của người cầm lái” …
- Đối mặt với thác dữ sông Đà, ông đò có một lòng dũng cảm vô
song: “Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”

- Ông lái đò khôn ngoan vượt qua mọi cạm bẫy của thác ghềnh, đưa
con thuyền vượt thác an toàn khi “ những luồng tử đã bỏ hết lại sau
thuyền”, còn lũ đá thì “thất vọng thua cái thuyền”… Cuộc đọ sức
giữa con người với thiên nhiên thật ghê gớm, căng thẳng, đầy sáng
tạo và con người đã chiến thắng.
Vẻ đẹp tài hoa, nghệ sĩ ở hình tượng ông lái đò:
1,0


- Ông lái đò được đặt trong tình huống thử thách đặc biệt: chiến đấu
với thác dữ sông Đà, vượt qua ba trùng vi thạch trận bằng tài nghệ “
tay lái ra hoa”.
- “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá”và ung dung chủ
động trong hình ảnh “ trên thác hiên ngang người lái đò sông Đà
có tự do, vì người lái đò ấy đã nắm được cái quy luật tất yếu của

dòng nước Sông Đà”
- Rất nghệ sĩ trong sự linh hoạt, khéo léo lúc vượt thác Việc đưa con
thuyền tìm đúng luồng nước đúng, vượt qua bao cạm bẫy của thạch
trận sông Đà quả thực là một nghệ thuật cao cường từ một tay lái
điêu luyện.
- Sau cuộc vượt thác, ông đò ung dung trở về nhịp sống đời thường,
tâm hồn bình dị, yêu mến gắn bó với quê hương trong hình ảnh
Nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân
Hình tượng người lái đò được Nguyễn Tuân khắc họa bằng một
nghệ thuật điêu luyện: sử dụng nhiều biện pháp tu từ (nhân hóa, so
sánh, liên tưởng, tưởng tượng, trùng điệp...); từ ngữ phong phú,
sống động, giàu hình ảnh, có sức biểu cảm cao; câu văn đa dạng,
nhiều tầng, giàu nhịp điệu; huy động tri thức của nhiều lĩnh vực
khoa học – nghệ thuật...
* Bình luận các ý kiến
- Hai ý kiến đều chính xác, thể hiện cái nhìn đúng đắn về hình
tượng ông đò.
- Bản thân mỗi ý kiến chưa thực sự đầy đủ, cần kết hợp cả hai ý
kiến với nhau để thấy được vẻ đẹp toàn diện của hình tượng ông đò.
* Khái quát, mở rộng:
- Với hai vẻ đẹp: trí dũng, tài hoa, ông đò trở thành một trong
những hình tượng tuyệt đẹp trong sáng tác của Nguyễn Tuân sau
Cách mạng tháng Tám: một người lao động bình thường với chất
vàng mười của Tây Bắc", một người nghệ sĩ tài hoa.
- Học sinh có thể liên hệ so sánh hình tượng ông đò với hình tượng
Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) để
thấy được điểm tương đồng và khác biệt giữa hai nhân vật, từ đó
thấy được điểm nhất quán và sáng tạo của nhà văn trong sáng tác
nghệ thuật.
* Sáng tạo

Sáng tạo trong diễn đạt, trong cách nhìn nhận, đánh giá về vấn đề
cần nghị luận
* Kết bài: Đánh giá chung về hai ý kiến (góc nhìn riêng về hình
tượng ông đò) và cảm nhận chung về vẻ đẹp của ông đò, phong
cách nghệ thuật Nguyễn Tuân.

0,5

0,25

0,5

0,25
0,5



×