Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đặng văn chiến luật thương mại 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.78 KB, 4 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO THƯỜNG XUYÊN
MÃ HP

ĐIỂM

BÀI KIỂM TRA GIŨA HỌC PHẦN

GHI CHÚ

Môn: Luật Thương mại 2
Họ và tên học viên: ĐẶNG VĂN CHIẾN
Ngày sinh: 12 / 12 / 1985
Nơi sinh (tỉnh, Thành phố): Hưng Yên
Mã học viên : LH24.1B2.015

Đề:
Câu 1: Các nhận định sau đúng hay sai, giải thích vì sao:
1. Khách hàng được bồi thường bất cứ khi nào phát hiện thấy tổn thất hàng hoá
và chứng minh được yếu tố lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
Nhận định này sai, theo Điều 237 Luật Thương mại năm 2005: Tổn thất phát sinh
do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách
hàng hoặc của người được khách hàng ủy quyền; Tổn thất là do khuyết tật của hàng
hóa; Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của
pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận
tải;
2. Bên được môi giới phải trả thù lao và mọi chi phí cho bên môi giới mà không
phụ thuộc vào kết quả môi giới.
Nhận định này đúng, theo Điều 153, Luật Thương mại năm 2005 quy định về
quyền hưởng thù lao môi giới như sau:"1. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền
hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng


với nhau. 2. Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao môi giới được xác định theo
quy định tại Điều 86 của Luật này.”
3. Trong trường hợp vụ tranh chấp được đình chỉ do nguyên đơn rút đơn khởi kiện
mà bị đơn không yêu cầu tiếp tục giải quyết thì nguyên đơn không có quyền khởi kiên
lại?
Nhận định này sai, theo Điều 273 luật dân sự 2015. Thời hạn kháng cáo Thời hạn
kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ


thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được
quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.
Cũng theo điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Theo đó: 3. Đương sự có
quyền nộp đơn khởi kiện lại trong các trường hợp sau đây: … b) Yêu cầu ly hôn, yêu
cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay
đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc
vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho
thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy
định của pháp luật được quyền khởi kiện lại; …
4. Toà án có quyền yêu cầu huỷ phán quyết của trọng tài thương mại.
Nhận định này đúng, Điều 69, Luật trọng tài thương mại Việt Nam, trong thời hạn
30 ngày kể từ ngày nhân được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng
minh được Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp có
thể hủy phán quyết trọng tài thì có thể làm đơn gửi tòa án có thẩm quyền yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài.
Câu 2: Tình huống giải quyết
Ngày 1/11/2013, thương nhân A bán cho thương nhân B 100 thùng sô cô la tươi
chất lượng loại 1 với hương vị và thành phần dinh dưỡng được sản xuất theo yêu cầu
thương nhân B với giá 3 triệu VND/ thùng, các bên thoả thuận giao hàng tại kho của
bên mua vào ngày 1/12/2013. Hàng hoá được chuyên chở thông qua dịch vụ vận tải
thuỷ nội địa và bên B đã thanh toán tiền cho A. Trong hợp đồng có thoả thuận phạt vi

phạm hợp đồng với mức phạt vi phạm bằng 15% giá trị hợp đồng bị vi phạm. Ngoài ra,
các bên còn thoả thuận tại điều 8.2 của hợp đồng quy định: “Trong trường hợp sau khi
hết hạn 01 tháng, hai bên không đi đến sự thoả hiệp, việc tranh cãi được đưa ra Tòa án
trọng tài thương mại quốc tế tại phòng thương mại Việt Nam theo trình tự của Toà, phán
quyết của Toà là chung cuộc và bắt buộc cho cả hai bên…”
Tình huống 1: Trong quá trình vận chuyển mưa bão gây hư hỏng khoang lạnh của
tàu dẫn đến hậu quả sô cô la bị giảm chất lượng nhưng vẫn có thể sử dụng được sau khi
áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp trong quy trình sản xuất. Bên B căn cứ vào bên A
giao hàng không phù hợp với hợp đồng nên yêu cầu trả lại hàng và đòi lại tiền. Bên B
có quyền từ chối nhận hàng không? Nếu bên B chấp nhận hàng và chỉ thanh toán tiền


hàng tương ứng với giá trị hang hoá vào thời điểm giao hang không? Bên A có phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này không?
Bên B không có quyền từ chối nhận hàng, vì bên A thực hiện đúng các điều khoản
của hợp đồng đã thỏa thuận. Tuy nhiên, trong quá trình vận chuyển gặp mưa bão gây hư
hỏng khoang lạnh dẫn đến chất lượng hàng hóa giảm, bên A cũng đã làm hết trách
nhiệm, áp dụng các biện pháp xử lý kịp thời trong quá trình sản xuất để hàng hóa vẫn
có thể sử dụng được. Mưa bão là điều không bên nào muốn, là sự kiện bất khả
kháng.Việc bên B chấp nhận nhận hàng và chỉ thanh toán tiền hàng tương ứng với giá
trị hàng hóa tại thời điểm giao hàng còn tùy thuộc vào việc đàm phán thương lượng
giữa hai bên, trường hợp không đi tới thống nhất thì áp dụng các điều luật của luật
thương mại 2005, luật dân sự 2015 bên B không được làm như vậy, và bên A cũng
không có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp này.
Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015, “Sự kiện bất khả kháng là sự
kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục
được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”. Khi có sự kiện
bất khả kháng xảy ra thì bên gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm dân sự Bồi
thường thiệt hại
Điều 584 BLDS năm 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường

thiệt hại, như sau:
“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong
trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của
bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định
tại khoản 2 Điều này.”
Điều 294, Luật thương mại năm 2005, bên vi phạm hợp đồng được miễn trách
nhiệm trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng. Điều này có nghĩa là dù hợp


đồng có quy định hay không thì khi xảy ra sự kiện bất khả kháng dẫn đến việc vi phạm
hợp đồng, bên vi phạm vẫn được miễn trách nhiệm.
Tình huống 2: Nếu không xảy ra việc mưa bão, nhưng đến ngày 14/12/2013 bên A
mới giao hàng thì có vi phạm hợp đồng và bị phạt vi phạm theo thoả thuận hay không?
Việc đến ngày 14/12/2013 bên A mới giao hàng cho bên B (không xảy ra mưa
bão) là vi phạm về thời gian giao hàng đã cam kết trong hợp đồng là ngày 1/12/2013 tại
kho của bên mua. Nếu bên B có yêu cầu bên A phải chịu phạt theo hợp đồng đã cam
kết, thì bên A bị phạt bằng 15 % giá trị hợp đồng. Theo khoản 8.2 của hợp đồng sau thời
hạn 1 tháng, hai bên không đi đến thỏa hiệp tự giải quyết thì việc tranh chấp được đưa
ra Tòa án trọng tài thương mại Quốc tế.



×