Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Cách phân loại chủng tộc, sự hình thành và phân bố chủng tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.53 KB, 20 trang )

CHƯƠNG 4: CHỦNG TỘC

Mục tiêu của bài:
□ Nắm được khái niệm chủng tộc và một số cách giải thích về nguồn gốc
của con người
□ Hiểu được các cách phân loại chủng tộc, sự hình thành và phân bố
chủng tộc
□ Hiểu và phân tích được chủ nghĩa phân biệt chủng tộc

4.1. Sự tiến hóa của con người
Có một số câu hỏi quan trọng về con người chúng ta là: Chúng ta là ai? Tại sao
chúng ta lại ở đây như chúng ta đang hiện nay? Con người chúng ta có nguồn gốc
từ đâu? Vị trí của con người chúng ta trong vũ trụ này là gì? Mục đích sống của
chúng ta là gì? Điều gì xảy ra sau khi con người chết?
Những câu hỏi này đã được đặt ra từ lâu và hầu hết các nền văn hóa đều có những
câu trả lời mang tính truyền thuyết hay khoa học cho những câu hỏi này.

4.1.1. Các huyền thoại về nguồn gốc của con người
Trong lịch sử, con người đã trả lời những câu hỏi nêu trên bằng các huyền thoại
hay cách giải thích mang tính tôn giáo, gắn với các thế lực siêu nhiên tạo nên trái
đất và con người sinh sống trên đó. Những niềm tin và cách trả lời như thế được
83


truyền tải từ thế hệ này qua thế hệ khác thông qua nghi lễ, giáo dục, luật pháp,
nghệ thuật và các thực hành văn hóa như âm nhạc và nhảy múa. Những cách trả lời
này dĩ nhiên phần nào thỏa mãn các câu hỏi nêu trên về con người chúng ta.
Có những huyền thoại giải thích về nguồn gốc của con người trong bối cảnh về
nguồn gốc của vũ trụ. Chẳng hạn như ở Trung Quốc, truyền thống tôn giáo Taoism
cho rằng các nguyên lý âm dương là tinh thần và vật chất của nguồn gốc con người
và các thể sống. Taoism tin rằng sự tương tác và kết hợp của hai nguyên lý âm và


dương trái dấu nhưng bổ trợ cho nhau tạo nên vũ trụ và tất cả các thể sống như
chúng ta thấy.

4.1.2. Tiến hóa luận của Darwin về nguồn gốc của con người
Trong thế giới phương Tây, tiếp theo giai đoạn lịch sử trung cổ, hay còn gọi là đêm
trường trung cổ thiên về giải thích thế giới và con người dưới góc độ thần linh và
huyền thoại là các cuộc khám phá khoa học từ thế kỷ XV bắt đầu ảnh hưởng đến
nhận thức của con người mối quan hệ của con người với phần còn lại của vũ trụ.
Copernicus và Galileo cho rằng trái đất chỉ là một trong rất nhiều hành tinh quay
xung quanh mặt trời, chứ trái đất không phải là trung tâm của vũ trụ như trước đó
vẫn được giải thích. Khi ý tưởng này được chấp nhận, con người không thể nhìn
nhận mình và trái đất như là trung tâm của vũ trụ. Sự thay đổi trong tư duy về vũ
trụ luận đã đặt nền tảng cho những quan điểm hoàn toàn mới về mối quan hệ của
con người với phần còn lại của thế giới tự nhiên và làm chuyển đổi tư duy của con
người về nguồn gốc của loài người và thế giới tự nhiên.
Hai nhà sinh học nổi bật có nhiều ảnh hưởng đến khoa học tiến hóa là Charles
Darwin (1809-1882) và Alfred Wallace, hai nhà khoa học tự nhiên (sinh học) ở thế
84


kỷ XIX. Hai nhà khoa học này có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của
tri thức khoa học thông qua ý tưởng của họ về tiến hóa. Tiến hóa là một quá trình
biến đổi của các loài qua thời gian. Lý thuyết về tiến hóa cho rằng các loài động và
thực vật hiện có đã tiến hóa qua hàng triệu năm từ các thể sống đơn giản. Ở giai
đoạn trước Darwin và Wallace, có một vài nhà khoa học đã có ý tưởng về tiến hóa
nhưng họ không thể giải thích được nguồn gốc của trái đất và không thể chứng
minh một cách thuyết phục quá trình tiến hóa, nên ý tưởng của họ không được
chấp nhận.
Làm việc độc lập với nhau, Darwin và Wallace đều quan sát các thể sống trên thế
giới. Họ bị ấn tượng bởi sự đa dạng của các giống loài, nên phát triển cơ chế trung

tâm của tiến hóa. Cơ chế này được biết đến là sự chọn lọc tự nhiên.
Vào năm 1831, Darwin bắt đầu thực hiện một chuyến thám hiểu cong quanh thế
giới trên một chuyến tàu của Anh, gọi là HMS Beagle. Trong chuyến thám hiểm
này, ông thu thập được nhiều loài động thực vật ở nhiều môi trường sống khác
nhau.
Trong khi đó, Wallace quan sát các loài động thực vật ở ngoài khơi Malaysia.
Cho dù Darwin và Wallace đi đến lý thuyết về tiến hóa một cách độc lập với nhau,
Darwin đã trình bày được một cách có hệ thống và đầy đủ một tuyên bố có chứng

85


cứ về lý thuyết về chọn lọc tự nhiên trong cuốn sách On the origin of species by
means of natural selection, xuất bản năm 1859.1
Trong lý thuyết về chọn lọc tự nhiên, Darwin và Wallace nhấn mạnh đến một sự đa
dạng rất cao trong tất cả các giống loài động vật và thực vật. Họ cho rằng các cá
thể của các giống loài sinh sản với tốc độ cao mà môi trường sống không thể đáp
ứng cho sự sống, vì thế con cái của chúng phải cạnh tranh thức ăn để tồn tại. Thế
hệ sau được sinh ra với những sự đa dạng về đặc điểm hay đặc tính có thể cạnh
tranh tốt hơn để sinh tồn sẽ truyền lại các đặc điểm đó cho con cái được Darwin và
Wallace gọi quá trình này là sự chọn lọc tự nhiên, vì tự nhiên hay yêu cầu của môi
trường ảnh hưởng đến cá thể nào (với những đặc điểm nhất định) sẽ tồn tại và phát
triển. Quá trình này lặp đi lặp lại qua hàng triệu năm, dẫn đến tiến hóa và đó chính
là phương tiện và cách thức các giống loài thích nghi với môi trường sống của
mình.
Có thể nói, Darwin đã có những đóng góp quan trọng vào những hiểu biết hiện đại
của con người chúng ta về tiến hóa sinh học bằng việc thu thập tài liệu chi tiết về
sự đa dạng của các thể sống và thông qua nhận dạng quá trình chọn lọc tự nhiên.
Tuy nhiên, ông không hiểu được các cá thể truyền tải các đặc điểm/tính của mình
cho con cái như thế nào.

Câu hỏi này được Gregor Mendel (1822-1884) người Áo thí nghiệm và phát hiện
ra tính di truyền. Trong những năm 1860, Mendel tiến hành một loạt các thí

1

Bản dịch tiếng Việt: Charles Darwin 2009. Nguồn gốc các loài - Qua con đường chọn lọc tự

nhiên hay sự bảo tồn những chủng ưu thế trong đấu tranh sinh tồn. Nxb Tri Thức (dịch giả: Trần
Bá Tín), 496 trang.

86


nghiệm về breeding với các loại đậu và đạt được những kết quả đột phá mang tính
cách mạng. Cho dù những khám phá của ông không được chấp nhận cho đến tận
thế kỷ XX, các phát hiện của ông đã tạo nền tảng cho hiểu biết của chúng ta về tính
di truyền. Thông qua các thí nghiệm của mình, Mendel đã làm hình thành một
chuyên ngành khoa học mới về gen, gen học, trong ngành sinh học, giải thích về
tính di truyền của các đặc tính khác nhau.
Từ các nghiên cứu của Mendel và các nhà sinh học khác, giờ đây chúng ta biết các
đặc điểm hình thể được thiết kế và tạo thành bởi gen. Đây là một bước đột phá tiếp
theo trong cách giải thích về sự chọn lọc tự nhiên.
Quá trình sự chọn lọc tự nhiên đã làm cho các loài vượn biến thành con người
thông minh như chúng ta hôm nay. Trong khuôn khổ môn học này, chúng ta không
tập trung vào quá trình tiến hóa người, vì đó là nội dung môn Nhân học hình thể.
Thay vào đó, tôi muốn xem xét sự đa dạng của con người chúng ta.
Con người hiện đại di chuyển trên khắp trái đất, thích nghi với các môi trường
sống khác nhau. Khi mà các nhóm cư dân định cư ở các môi trường sống khác
nhau, họ phát triển các đặc tính hình thể nhất định như là kết quả của chọn lọc tự
nhiên và các quá trình tiến hóa khác. Cho dù con người thông minh (Homo

sapiens) là một loài duy nhất, có các khác biệt về hình thể tồn tại giữa các nhóm cơ
dân khác nhau. Sự khác biệt này có thể nhận thấy ở kích thước hình thể, màu mắt,
màu tóc, màu da, hình dạng của môi, mũi. Trong một số trường hợp, sự khác biệt
về hình thể này liên quan đến các loại áp lực chọn lọc ở một môi trường cụ thể,
trong nhiều trường hợp khác đó chỉ đơn giản là kết quả của những khác biệt hình
thể trong các khu vực khác nhau trong kỷ nguyên qua.

87


4.2. Khái niệm chủng tộc
Các đặc điểm hình thể như màu da, hình dạng mũi, tóc đã dẫn đến chỗ từ lâu trong
lịch sử con người có xu hướng phân loại loài người thành các ‘chủng tộc’ (races)
khác nhau. Từ chủng tộc là một thuật ngữ được con người sử dụng một cách khác
nhau với những nội hàm không giống nhau.
Từ chủng tộc có nguồn gốc từ tiếng Latin ‘ratio’, có nghĩa tương tự như loài, hay
loại, hoặc thứ. Hầu hết các nhà nhân học ngày nay thấy việc phân loại con người
thành các chủng tộc khác nhau là có vấn đề. Không có các nhóm người có biên
giới rõ ràng, xác định và cố định trong thế giới thực của chúng ta. Tuy nhiên,
không thể phủ nhận rằng con người cả trong quá khứ và hiện tại đã sử dụng nhiều
cách phân loại chủng tộc khác nhau để phân loại con người và phát triển các khuôn
mẫu về cách ứng xử và các khả năng trí tuệ của các chủng tộc khác nhau. Các cách
phân loại này được sử dụng trong lịch sử nhân loại như một cơ sở và sự biện minh
cho chủ nghĩa chủng tộc (racism), một niềm tin cho rằng một số chủng tộc thượng
đẳng và một số chủng tộc hạ đẳng hơn các chủng tộc khác. Chủ nghĩa chủng tộc
thường dẫn đến sự phân biệt đối xử và các hành động thù địch đối với các nhóm
người khác nhau và các xã hội khác nhau.
Vậy chủng tộc là gì? Chủng tộc là một khái niệm được các nhà nhân học sử dụng
để ám chỉ một nhóm người có các đặc điểm sinh học khác các nhóm người khác.
Cho đến nay, có khá nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm chủng tộc. Trước

đây, quan niệm về chủng tộc chỉ đơn thuần là một tập hợp các cá thể cùng loài có
chung một hình thái. Từ những năm 1970, các học giả Liên xô cũ cho rằng yếu tố
địa lý có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành chủng tộc và dẫn đến thuyết

88


địa lý chủng tộc. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra các yếu tố sinh
học trong việc hình thành chủng tộc.
Với các kết quả nghiên cứu đó, một quan niệm hay định nghĩa về chủng tộc được
nhiều người chấp nhận là: Chủng tộc là một tập hợp các quần thể hay các quần thể
mà ta quen gọi là các nhóm người có những nét tương đồng về sinh lý, hình thể
bên ngoài và quá trình hình thành các yếu tố này có liên quan đến một khu vực địa
lý nhất định. Những đặc điểm hình thể này mang tính di truyền.
Đối với các nhà nhân học, chủng tộc được phân loại hay xác định trên cơ sở hình
thể và sinh lý, chứ không phải trên cơ sở cùng chung một ngôn ngữ, tôn giáo hay
các đặc tính văn hóa nào đó. Nghĩa là, dù có sự khác nhau trong việc phân loại
chủng tộc ở các quốc gia khác nhau hay giữa các nhà nghiên cứu, các nhà nhân học
đồng thuận ở chỗ cho rằng khái niệm chủng tộc chỉ được sử dụng để phân biệt các
nhóm người dưới góc độ sinh học mà thôi.

4.3. Phân loại chủng tộc
4.3.1. Các hệ thống phân loại cổ đại
Trước khi có hệ thống chữ viết trong các nền văn minh cổ đại, các nhà Khảo cổ
học đã tìm thấy các bằng chứng về sự phân loại nhân chủng đối với các nhóm dân
cư thông qua các mô tả về con người trong các tác phNm nghệ thuật và tranh vẽ
trên đá ở châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới. Hầu hết các xã hội cổ đại có
hệ thống chữ viết như Trung Quốc, Hy Lạp, Ấn Độ, v.v. đã sử dụng cách phân loại
nhân chủng dựa trên màu da và các đặc điểm văn hóa. Vào khoảng 3.000 năm
trước công nguyên người Hy Lạp cổ đại đã phân chia toàn bộ dân cư thế giới thành

bốn loại khác nhau: màu đỏ cho người Hy Lạp; màu vàng cho người ở phương
89


Đông; màu trắng cho người phương Bắc; màu đen cho người châu Phi ở phương
Nam (đứng từ góc nhìn của người Hy Lạp). Tuy nhiên, cho đến nay, chúng ta chưa
rõ là liệu người Hy Lạp lúc đó có coi màu da là tiêu chí chính để phân loại con các
chủng tộc người hay không.
Nhìn chung, các sự phân loại thời kỳ cổ đại kết nối các đặc điểm hình thể với
những khác biệt về văn hóa, cho rằng những người có đặc điểm hình thể giống
nhau có những nét tương đồng về ứng xử văn hóa. Điều này dẫn đến những nhận
thức và khái quát sai lệch về các giá trị, truyền thống và ứng xử của các nhóm
người khác nhau. Trong thực tế, các nghiên cứu khoa học hiện đại không tìm thấy
chứng cứ để chứng minh cho những nhận thức sai lệch này.
Sau thế kỷ XVI trong xã hội châu Âu bắt đầu có nhiều tương tác hơn với con người
và các nền văn hóa bên ngoài châu Âu, các nhận thức và sự phân loại mới về
chủng tộc bắt đầu xuất hiện thay thế cho các cách phân loại chủng tộc truyền
thống. Khi mà các nền văn hóa và con người ở Bắc Mỹ, châu Á, châu Phi và Mỹ
La Tinh, nhận thức gắn màu da của con người với bản chất, ứng xử và khả năng trí
tuệ của con người được củng cố. Một số nhà khoa học châu Âu cho xem xét và so
sánh các nền văn hóa bên ngoài châu Âu với văn hóa chính họ, những người da
trắng và cho rằng các nền văn hóa bên ngoài châu Âu ở trình độ phát triển thấp
hơn. Vì cư dân ở các nền văn hóa này có màu da khác, một số nhà khoa học châu
Âu cho rằng sự khác biệt này có nguồn gốc từ sự khác biệt về màu sắc của da, với
bản chất và với chủng tộc của các cư dân này và vì thế phân loại các cơ dân theo
màu da của họ, trong đó người da trắng ở bên trên các chủng tộc người da màu. Vì
thế, việc xâm chiếm và thuộc địa hóa người da màu có thể diễn ra một cách tự
nhiên. Việc xâm chiếm và thuộc địa hóa còn được người da trắng ở châu Âu ngụy
biện là những hành động giúp người da màu để đạt đến trình độ văn minh.
90



Ví dụ, năm 1758, trong một trong những cố gắng sắp xếp sự đa dạng của con
người thành các chủng tộc khác nhau, nhà khao học người Thụy Điển đã xây dựng
một cách phân loại người thông minh (homo sapiens) thành 4 chủng tộc khác nhau
dựa trên màu da:
□ Homos europaeus: là người da trắng ở châu Âu
□ Homo americanus: người da đỏ ở Bắc Mỹ
□ Homo asiaticus: người da vàng ở châu Á
□ Homo afer: người da đen ở châu Phi
Cách phân loại của ông bị ảnh hưởng bởi các lý thuyết cổ trung đại và nhiều ý
tưởng khác về sự thượng đẳng của người châu Âu. Ví dụ, ông phân loại người da
đỏ ở châu Mỹ như những người hay cau có, nóng tính, nên cần phải được quản lý
bằng phong tục và tập quán. Người châu Phi da đen là những cư dân dịu tính, lười
biến, cNu thả, hay lơ đễnh trong công việc và bị chi phối bởi tính thất thường.
Trong khi đó, người châu Âu da trắng lịch lãm, chính xác, sáng tạo và được quản
lý bằng luật pháp.
Năm 1781, nhà khoa học người Đức là Johann Blumenbach đưa ra một cách phân
loại nhân chủng khác. Ông chia con người thành 5 nhóm khác nhau:
□ Causasoid: da trắng
□ Mongoloid: da vàng
□ Malay: da nâu
□ Ethiopian: da đen
□ Native American: da đỏ

91


Blumenbach phân loại như vậy chủ yếu dựa trên màu da, khu vực địa lý, tuy nhiên
ông cũng quan tâm đến một số đặc điểm khác như đặc điểm khuôn mặt, hình dạng

cằm, màu tóc. Dù Blumenbach nhấn mạnh đến tính thống nhất của con người, cách
phân loại của ông được điều chỉnh trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX để mô tả về
3 chủng tộc người: Caucasoid, Mongoloid, Negroid – là di sản của chủ nghĩa phân
biệt chủng tộc hiện nay. Đó là cách phân loại được người Mỹ sử dụng khi họ nói
đến người ‘da trắng’, ‘da vàng’ và ‘da đen’.

4.3.2. Phân loại chủng tộc
Vì loài người có những chủng tộc khác nhau, việc xác định thành phần nhân chủng
của con người và nghiên cứu quá trình hình thành các chủng tộc này sẽ góp phần
hiểu thêm về nguồn gốc con người.
Phân loại chủng tộc là một vấn đề khó, có nhiều ý kiến tranh cãi và có những quan
điểm khác nhau. Từ lâu, các nhà khoa học sinh học, nhân học ở nhiều quốc gia đã
tìm cách để phân loại chủng tộc con người, vì thế chúng ta thấy có nhiều cách phân
loại chủng tộc khác nhau.
Tuy nhiên, đánh giá chung, có 3 cách phân loại như sau:
□ Dựa vào các đặc điểm hình thể bên ngoài
□ Dựa vào địa bàn cư trú, tức yế tố địa lý
□ Lấy gen làm cơ sở phân loại các chủng tộc loài người
4.3.3. Cách phân loại dựa trên cơ sở các đặc điểm hình thể bên ngoài

92


Zdenek Salzmann trong cuốn Anthropology (Harcourt, Brace & Worl Publushers,
1969: 90-91)2 đề cập đến 5 tiêu chí phân loại:
□ Mặt
□ Mũi
□ Loại và kiểu tóc (phân tích ví dụ kiểu tóc)
□ Mắt
□ Màu sắc của da, mắt, tóc

Kết quả phân loại: Có 3 nhóm người: da trắng, da vàng, da đen. Các nhóm này
được chia thành các chủng khác nhau.
Các tác giả trong cuốn Dân tộc học đại cương3 tổng hợp tài liệu, chủ yếu bằng
tiếng Nga, đưa ra 12 tiêu chí khác nhau, chủ yếu tập trung vào hình thể bên ngoài
có thể quan sát được bằng mắt thường để phân loại chủng tộc.
□ Sự cấu tạo của sắc tố
□ Dạng tóc
□ Lông
□ Khuôn mặt
□ Mắt
□ Mũi
□ Môi
□ Đầu
□ Tầm vóc
□ Tỷ lệ thân hình
2

Zdenek Salzmann 1969. Anthropology. Harcourt, Brace & Worl Publushers, tr. 90-91.

3

Lê Sỹ Giáo (chủ biên) 2012. Dân tộc học đại cương. Nxb Giáo dục Việt Nam.

93


□ Răng
□ Vân tay
Kết quả: Có 4 chủng tộc, cụ thể là:
□ Đại chủngMôngôlôit (Mongoloist): Cư trú ở Đông Á, Đông Nam Á, Trung

Á, Siberia và châu Mỹ. Đặc điểm nhân chủng của chủng tộc này là: Da sáng
màu hoặc ngăm đen, mắt và tóc đen, hình tóc thẳng và cứng, long trên
người ít phát triển, mũi rộng trung bình, gốc mũi thấp hoặc cao trung bình,
môi dày, mặt đầy, gò má cao, đầu tròn hoặc ngắn, v.v.
□ Đại chủng Ô-rô-pô-it (Oropoist): Phân bố chủ yếu ở lục địa châu Âu, Bắc
Phi, Bắc Ấn Độ. Đặc điểm nhân chủng là: da sáng màu hoặc ngăm, tóc
mềm thẳng hoặc sóng, long trên người rất phát triển, gốc mũi hẹp, sống mũi
cao, lỗ mũi thẳng, tầm vóc cao, đầu tròn hoặc ngắn.
□ Đại chủng Negroist: Phân bố ở phần châu Phi. Đặc điểm nhân chủng của
chủng tộc này là: Tóc xoăn, da đen, lông trên người ít phát triển, môi dày,
mũi rộng, tầm vóc cao.
□ Đại chủng Australiot: Phân bố ở châu Úc, một phần Nam Á. Đặc điểm nhân
chủng: Tóc sóng hoặc xoắn, lông trên người phát triển mạnh, da đen hoặc
nâu đen, mũi rộng, tầm vóc trung bình.
Theo kết quả phân loại này thì dân cư Việt Nam thuộc hai đại chủng là:
Mongoloist và Australiot.
Chủng tộc bị coi là một biểu tượng của các khác biệt về xã hội và bất bình đẳng về
kinh tế, chính trị vì nó là một khái niệm phân loại con người trên cơ sở các khác
biệt về thể chất và sinh học.
94


Là một khái niệm còn nhiều tranh cãi, chủng tộc làm nổ ra cuộc tranh luận trong
Nhân học văn hóa và Nhân học hình thể về các tiếp cận tin cậy để tìm hiểu về các
khác biệt xã hội và biến thể sinh học. Trong nửa đầu thế kỷ XX, Franz Boas và các
học trò của ông như Ruth Benedict, Margret Mead cũng những người khác đã lãnh
đạo một trào lưu chống lại thuyết quyết định luận sinh học và sự kết tụ của chủng
tộc, ngôn ngữ và văn hóa. Dù không coi chủng tộc là một sự tạo thành văn hóa và
xã hội để giải thích về sự đa dạng và khác biệt của con người, trường phái nhân
học Boas đã làm sáng tỏ nền tảng cho các lý thuyết nhân học ra đời ở giai đoạn

sau.
Từ những năm 1960, khái niệm chủng tộc bị thất sủng trong nhân học, vì tính mập
mờ, nhân tạo và sự nguy hiểm cũng như sai lầm của nó về các khác biệt sinh học
và xã hội.
Theo tài liệu của Hội Nhân học hình thể Mỹ thì toàn bộ loài người không có dân
cư nào đồng nhất gen, có chung dòng dõi và chỉ thuộc một giống loài. Các khác
biệt về mặt hình thể được tạo nên bởi dinh dưỡng, lối sống, các yếu tố môi trường
và các khác biệt về gen chỉ là sự khác biệt về tần suất bình thường. Trong thực tế,
các nhà gen học khẳng định rằng khác biệt về gen/biến thể gen trong một cộng
đồng lớn hơn biến thể gen giữa các cộng đồng.
Con người luôn được xác định bằng các đặc điểm văn hóa xã hội.
Chủng tộc luôn là một khái niệm phân loại loài người từ góc độ các khác biệt về
mặt sinh học và hình thể.

95


Trong những thập kỷ vừa qua, chủng tộc đã được khái niệm hóa rất khác nhau và
giải thích từ góc độ động vật học như các giống người có nguồn gốc khác nhau,
các tiểu giống loài ở các vùng địa lý khác nhau.
Các khái niệm phân loại dân gian như: dòng họ, thân tộc.
Các khái niệm phân loại mang tính chính trị: thiểu số, tiểu quốc, dân tộc.
Khái niệm chủng tộc có khác biệt với khái niệm tộc người, hai khái niệm quan
trọng trong nhân học. Khi nói đến chủng tộc, người ta nói đến khía cạnh sinh học
của con người. Khi nói đến khái niệm tộc người, người ta đề cập đến khía cạnh văn
hóa của con người.

4.4. Sự hình thành và phân bố chủng tộc
Có 3 lập luận chính:
□ Lập luận thứ nhất, ra đời vào năm 1903, của nhà khoa học người Đức, cho

rằng thế giới có các trung tâm hình thành các chủng tộc con người. Nghĩa là,
loài người hiện nay trên thế giới là kết quả tiến hóa biệt lập của các giống
người cổ khác nhau và quá trình tiến hóa đó diễn ra ở các trung tâm khác
nhau.
□ Lập luận thứ hai cho rằng chỉ có một trung tâm sản sinh ra con người. Đây là
quan điểm của các nhà khoa học Liên xô. Họ cho rằng con người ngày nay
là kết quả tiến hóa duy nhất từ một giống người vượn cổ được hình thành và
phát triển ở vùng đất thuộc khu vực châu Á, Âu và châu Phi. Từ trung tâm
này, con người sau đó được phân thành 2 nhánh: Một nhánh hình thành hai
96


đại chủng là Mongoloist và Australian và một nhánh hình thành hai chủng
Oropoist và Negroloist.
□ Lập luận thứ ba cho rằng có hai trung tâm hình thành con người. Trên cơ sở
thừa nhận quan điểm một trung tâm hình thành con người ở giai đoạn ban
đầu, tuy nhiên đến thời kỳ đồ đá giữa (???) thì hình thành 2 cực gọi là
Phương Đông và Phương Tây. Ở Phương Đông hình thành đaịh chủng
Mongoloist và Australian, còn Phương Tây hình thành 2 đại chủng là
Oropoloist và Negroloist. Tuy nhiên, quan điểm này không xác định được
thời gian cụ thể của việc phân thành Phương Đông và Phương Tây và nó đã
diễn ra như thế nào.

4.5. Nguyên nhân của sự hình thành các chủng tộc
Tài liệu nghiên cứu hiện có vẫn chưa lý giải một cách thỏa đáng về nguyên nhân
dẫ đến sự hình thành các chủng tộc khác nhau trên thế giới. Dù vậy, chúng ta thấy
có 3 nguyên nhân chính sau đây:
□ Điều kiện tự nhiên: Sự thích nghi với các điều kiện tự nhiên như địa lý, khí
hậu, môi trường sống trong quá trình hình thành chủng tộc, các nhà nghiên
cứu phát hiện rằng một số đặc điểm nhân chủng như màu da, độc cong của

tóc, v.v. là kết quả thích nghi của con người với các điều kiện tự nhiên cụ
thể. Tuy nhiên, sự thích nghi này chỉ xảy ra khi con người nằm trong qua
trình hoàn thiện về mặt xã hội, còn khi loài người Homosapiens xuất hiện thì
xá điều kiện tự nhiên trở thành yếu tố trung tính, không tác động đến quá
trình hình thành các đặc điểm chủng tộc.
□ Nguyên nhân thứ hai liên quan đến nội hôn: Do các nhón người sống biệt lập
với nhau trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành con người, tức bị cách
biệt bởi không gian địa lý, công với thực tế là số lượng các nhóm người còn
97


ít, ở một số nhóm người, con người nội hôn với nhau. Theo các nhà sinh
học, nếu nội hôn diễn ra trong vòng 50 thế hệ thì sẽ làm biến đổi một số đặc
điểm nhân chủng.
□ Nguyên nhân thứ ba là có sự lai giống giữa các nhóm người: Trong quá trình
phát triển của loài người, sự tiếp xúc và giao lưu giữa các nhóm/chủng tộc
ngày càng gia tăng thông qua hôn nhân và quan hệ tình dục, dẫn đến chỗ
xuất hiện các loại hình lai. Kết quả nghiên cứu cho thấy không còn chủng
tộc nào thuần khiết về dòng máu, mà đã có sự lai căng với nhau.

4.6. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc
Phân biệt chủng tộc được định nghĩa rất khác nhau từ các góc độ niềm tin, tư
tưởng, lý thuyết, sự hận thù, các quan hệ vật chất, các thói quen hàng ngày, quyền
lực và bóc lột. Là một chủ đề cũ, đến nay gần như đã bị lãng quyên trong nhân học,
nhưng phân biệt chủng tộc vẫn là một hiện tượng xã hội biến đổi cùng với lịch sử
từ các khía cạnh nhận thức, tình cảm, kinh tế, chính trị và văn hóa, xã hội.
Trong Chiến tranh Thế giới II, một số nhà nghiên cứu theo trường phái nhân học
Boas chú ý đến ‘lịch sử tự nhiên’ của phân biệt chủng tộc. Tuy nhiên, sau các cuộc
thảo luận về khái niệm chủng tộc, một vị thế/địa vị ‘phi chủng tộc’ được thừa nhận
rộng rãi.

Từ đó, các nhà nhân học chuyển sự chú ý của họ đến tộc người, tính tộc người, các
nhóm tộc người và xác định chúng trên cơ sở tiêu chí văn hóa. Vấn đề này chúng ta
sẽ xem xét trong bài sau. Kết quả là các cộng đồng dân cư và một số chủng tộc
được được tập hợp lại thành nhóm, gọi làm ‘nhóm tộc người’ hay ‘tộc người’, mà
không phân biệt các khác biệt về kinh nghiệm và địa vị xã hội trong một xã hội
98


phân tầng, trong đó tính tộc người tương tác và xuyên qua chủng tộc như giai cấp,
giới. Khuynh hướng phi chủng tộc xóa bỏ vấn vấn đề phân biệt chủng tộc như một
đối tượng và tâm điểm trong nghiên cứu nhân học.
Tuy nhiên, nhân học gần đây lại trải qua một cuộc nổi dậy quan tâm đến cả chủng
tộc và phân biệt chủng tộc.
Trong các thảo luận về tầm quan trọng của việc đối phó với phân biệt chủng tộc,
Shanklin (1994) đã khảo sát các định nghĩa trong các tài liệu nghiên cứu và chỉ ra
rằng hầu hết các nhà nhân học nhấn mạnh đến phân biệt chủng tộc là một niềm tin
cho rằng loài người được chia thành các nhóm khác nhau với những khác biệt về
ứng xử xã hội, khả năng tinh thần, vì thế có thể được phân hạng thành cao và thấp.
Tính cao mang tính giả thuyết đó của một số nhóm và sự thấp của các nhóm khác
cuối cùng được sử dụng để hợp pháp hóa sự phân chia một cách bất bình đẳng các
nguồn lực của xã hội, đặc biệt là các hình thức giàu có, uy tín và quyền lực khác
nhau.
Như vậy, ‘phân biệt chủng tộc’ là một loại định kiến đặc biệt nhằm chống lại
những ái có các đặc tính sinh học và xã hội tách biệt họ với người khác. Shanklin
cho biết phân biệt chủng tộc cũng được coi là các thực tiễn thống trị và phân biệt
đối xử.
Frankenberg tiến xa hơn ở chỗ ông kết hợp các niềm tin và định kiến để xác định
đặc tính của phân biệt chủng tộc ‘không chỉ là một tư tưởng hay định hướng chính
trị…mà còn là một hệ thống các quan hệ vật chất với các ý tưởng gắn kết với các
quan hệ vật chất này’.


99


St. Clair Drake (1987) xem xét nhiều hình thức phân biệt chủng tộc và các khái
niệm phân biệt chủng tộc trong lịch sử. Khái niệm ‘phân biệt chủng tộc’ có nhiều
ngụ ý: một nhận thức, định hướng tâm lý, thái độ, phân biệt đối xử, phân hóa
quyền lực và các chính sách gắn liền với hệ thống kiểm soát và thống trị.
Một vấn đề đặt ra là liệu những khác biệt về các đặc tính sinh học và hình thể của
các nhóm người có thực sự đi liền với sự khác biệt về những đặc tính tinh thần, trí
tuệ và đạo đức của các chủng tộc hay không? Trong thực tế, việc phân biệt chủng
tộc dẫn đến chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Vậy chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là
gì?
Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc liên quan đến niềm tin và hành động cho rằng có sự
khác nhau quan trọng và cố hữu giữa các nhóm người và sự khác nhau này có thể
đo đếm được bằng sự ‘hạ đẳng’ hay ‘thượng đẳng’ của một hay các nhóm người so
với các nhóm người khác.
Liên Hợp quốc định nghĩa phân biệt chủng tộc là bất cứ một sự phân biệt, loại bỏ,
giới hạn hay thiên vị nào dựa trên chủng tộc, màu sắc, dòng dõi, dân tộc, hoặc
nguồn gốc tộc người với mục đích nào đó, hoặc để gây ảnh hưởng, vô hiệu hóa,
hoặc làm yếu sự công nhận, sự thụ hưởng về kinh tế, văn hóa, xã hội hay bất cứ
lĩnh vực nào khác của đời sống công cộng.
Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có thể được biểu hiện một cách có ý thức thông qua
cá nhân, qua cảm giác, tư tưởng và hành động công khai. Nó cũng có thể được biểu
hiện dưới góc độ xã hội và vô thức thông qua một tổ chức, thể chế nào đó làm gia
tăng bất bình đẳng giữa các chủng tộc.

100



Từ thời cổ đại, đặc biệt là ở phương Tây, đã xuất hiện nhưng tư tưởng bảo vệ
quyền lợi và sự thống trị của tầng lớp chủ nô, những người nắm giữ tư liệu sản
xuất trong xã hội. Còn ở phương Đông, tư tưởng phân biệt chủng tộc được thể hiện
qua việc bảo vệ quyền lợi và địa vị của tầng lớp giàu có đứng đầu nhà nước.
Trong xã hội tư bản, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là cơ sở cho các cuộc chiến
tranh xâm lược, thống trị và khai hóa văn minh của các nước phương Tây đối với
các nước ở phương Đông. Nghĩa là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc phát triển gắn
liền với sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản. Sự xuất hiện và phát triển của chủ nghĩa
tư bản ở giai đoạn đầu đã đặt ra nhu cầu về các vùng đất mới, mở rộng thị trường,
xâm chiếm thuộc địa, nô dịch cư dân ở các thuộc địa.
Tóm lại, một người có thái độ phân biệt chủng tộc cho rằng chủng tộc của anh chị
ta cao hơn hay có giá trị hơn các chủng tộc khác. Từ nhận thức và thái độ đó có thể
dẫn đến các hành vi và ứng xử mang tính phân biệt các chủng tộc thành thượng
đẳng và hạ đẳng. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc có nhiều ảnh hưởng trong thế kỷ
XIX và đầu thế kỷ XX ở các quốc gia phương Tây như Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nam
Phi.
Từ đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc bắt đầu bị kỳ thị và giờ đây phân
biệt chủng tộc bị coi là vi phạm quyền con người. Đã có nhiều cố gắng mang tính
tập thể ở các quốc gia và ở phạm vi quốc tế nhằm chấm dứt chủ nghĩa phân biệt
chủng tộc.

Câu hỏi:

101


1. Anh chị hiểu gì về khái niệm chủng tộc?
2. Anh chị hiểu gì về các giải thích về nguồn gốc của chủng tộc?
3. Có những cách phân loại chủng tộc nào?
4. Nguồn gốc và sự phân bố chủng tộc?

5. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc là gì?

102



×