Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Mối quan hệ giữa "nhập thế" của Phật giáo Việt Nam với sự hình thành và phát triển của văn học cổ điển Việt Nam Phần 1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.45 KB, 10 trang )

Mối quan hệ giữa "nhập thế" của
Phật giáo Việt Nam với sự hình
thành và phát triển của văn học cổ
điển Việt Nam
Phần 1







Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng thế kỉ II sau công nguyên. Trong
lịch sử dân tộc Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng và to lớn. “Nhập
thế” của Phật giáo Việt Nam không những thúc đấy sự phát triển của xã hội,
văn hoá Việt Nam, mà còn góp phần vào sự hình thành và phát triển của văn
học cổ điển Việt Nam, nhất là văn học chữ Hán Việt Nam.

I. Đặc trưng “nhập thế” của Phật giáo Việt Nam

Phật giáo thông thường chủ trương về “xuất thế”: cuộc đời của con người
là một kiếp khổ sở, cho nên cách làm tốt nhất của con người là “xuất thế”, giải
thoát. Nhưng trong một giai đoạn khá dài trên lịch sử Việt Nam, nhất là thế kỷ X-
XIV, Phật giáo Việt Nam có một đặc trưng rất rõ rệt là “nhập thế”. Từ nhà Đinh,
nhà tiền Lê cho đến nhà Lý và nhà Trần, các vị thiền sư thông thạo cả Phật giáo
lẫn chữ Hán. Họ “đức tính siêu quần, giỏi cả việc nhập thế và xuất thế”
(1)
. Các
thiền sư từ Vạn Hạnh cho đến Minh Không đã “nhập thế” chẳng khác nhà nho
để giúp vua làm việc nước. “Nhập thế” của họ đã góp phần vào việc xây dựng
chế độ xã hội phong kiến và sự nghiệp văn hoá giáo dục của Việt Nam lúc bấy


giờ.

1. Các nhà sư Phật giáo Việt Nam tham gia giải quyết nhiều công
việc về mặt chính trị, ngoại giao

Trong thời kỳ nhà Đinh(968 ~ 980) và nhà tiền Lê (980 ~1009), những
người trí thức và nhân tài quản lý nhà nước thiếu thốn nghiêm trọng, các vua
chúa đều trọng dụng các vị thiền sư Phật giáo, giao cho họ những đặc quyền,
để cho họ làm những việc quan trọng về mặt chế định luật pháp, xử lý công việc
quân sự, ngoại giao. Trong thời kỳ nhà Lý (1010 ~1225) và nhà Trần (1225
~1400), tầng lớp tăng lữ Phật giáo là một thế lực lớn mạnh. Chế độ tổ chức của
họ chặt chẽ từ các cấp tăng lục, tăng thống đến quốc sư. Họ có một địa vị rất
cao trên xã hội lúc bấy giờ. Các vị quốc sư có thể tự do ra vào cung đình, địa vị
ngang như vương hầu, tể tướng. Các thiền sư tiêu biểu như Khuông Việt, Đỗ
Pháp Thuận, Vạn HạnhMãn Giác, Viên Thông và Huyền Quang đã góp phần
lớn vào công việc chính trị, ngoại giao của nhà nước trên lịch sử thế kỷ X-XIV
của Việt Nam.

Khuông Việt (933 ~1011) tên thật là Ngô Chân Lưu. Ông là một vị thiền sư
đầu tiên tham gia giải quyết nhiều công việc chính trị nhà nước trên lịch sử Việt
Nam. Ông đã phụ trợ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành. Ông thuở nhỏ
học Nho, lớn lên quy y đạo Phật. Năm 40 tuổi, danh tiếng vang dội đến triều
đình. “Vua Đinh Tiên Hoàng (968 ~ 979) vời ông về kinh đô hỏi chuyện. Sư đối
đáp hợp ý, được vua phong làm Tăng Thống. Năm thứ 2 hiệu Thái Bình được
ban hiệu Khuông Việt đại sư”
(2)
. Sau khi lên ngôi, Lê Đại Hành lại trọng dụng
Khuông Việt đại sư. “Vua Lê Đại Hành (980 ~ 1005) đối với sư càng đặc biệt
kính trọng, phàm các việc quân quốc triều đình, sư đều được tham dự.”
(3)



Cùng thời với Khuông Việt, thiền sư Đỗ Pháp Thuận (Đỗ Thuận) (915/? ~
990) cũng làm cố vấn cho vua Lê Đại Hành. “Trong buổi đầu, khi nhà tiền Lê
mới sáng nghiệp, sư có công dựng bàn hoạch định sách lược”
(4)
. Đỗ Pháp
Thuận là một người học vấn uyên bác và có tài ngoại giao. Ông được cử ra
giao thiệp với đoàn sứ thần nhà Tống Trung Quốc: “Năm Thiên Phúc thứ bảy
(968 ) nhà Tống sai Lý Giác sang sứ. Bấy giờ pháp sư Đỗ Thuận cũng có danh
tiếng lớn. Vua sai pháp sư cải trang làm giang lệnh đón tiếp sứ giả ở chỗ sông
quanh. Giác thấy giang lệnh có tài nói chuyện bèn làm thơ tặng”
(5)
.

Vạn Hạnh (939/? ~1018) là một thiền sư giao thời giữa nhà Tiền Lê và
nhà Lý. Quốc sư “thuở nhỏ thông minh khác thường, học thông ba giao, đọc kỹ
trăm nhà, nhưng cọi nhẹ công danh phú quý. Năm 21 tuổi xuất gia, cùng Đinh
Huệ theo hầu học đạo với Thiền Ông đạo giả ở chùa Lục Tổ.” Vạn Hạnh từng
làm cố vấn cho Lê Đại Hành, được vua Lê Đại Hành “đặc biệt tôn kính”
(6)
.


Đại Hành thường học hỏi, bàn bạc với Thiền sư Vạn Hạnh về những việc quân
sự và chính trị. “Năm Thiên Phúc thứ nhất (980) nhà Tống sai Hầu Nhân Bảo
đem quân sang xâm lược nước ta, đóng quân ở gò Tử Cương núi Giáp Lăng,
vua mời sư đến hỏi tình thế thắng bại thế nào. Sư đáp: - Chỉ trong ba, bảy ngày,
giặc tất phải lui. Sau quả đúng như thế”
(7)

. Khi nhà Tiền Lê suy tàn, Thiền sư
Vạn Hạnh đã gây dư luận, ủng hộ Lý Công Uẩn lên làm vua, khai sáng ra nhà
Lý. Dưới nhà Lý, Lý Thái Tổ (1010 ~1028) phong Vạn Hạnh làm quốc sư. Quốc
sư Vạn Hạnh có một địa vị rất cao và danh tiếng rất lớn trong nhà Lý với công
lao dựng nước và giữ nước to lớn của ông.

Mãn Giác (1052 ~1096) “hiểu rộng, nhớ giỏi, học thông Nho, Phật”, là
“lãnh tụ của pháp môn một thời”
(8)
.

Vua Lý Nhân Tông hết sức kính trọng Mãn
Giác, phong ông “tôn hiệu Hoài Tín đại sư”. Như vậy, đại sư “được dự bàn
chính sự ngang hàng với các quan tam ti”. Lý Nhân Tông còn “cho dựng chùa
Cửu Liên Giáo ngay ở bên cạnh cung Cảnh Hưng, thỉnh sư đến trụ trì để tiện
hỏi han về đạo Phật”
(9)
.

Viên Thông (1080~1151) họ Nguyễn, tên là Nguyên Ức. Quốc sư học vấn
uyên bác, thông thạo về sách lược trị quốc. Năm Thiên Thuận thứ 3 (1130), vua
Lý Thần Tông (1128~1138) vời sư vào điện Sùng Khai để hỏi kế hưng vong trị
loạn. Quốc sư đáp: “Thiên hạ cũng như đồ dùng, đặt vào chỗ yên thì nó tất yên,
đặt vào chỗ nguy thì nó tất nguy. Xin hoàng thượng hành xử đức hiếu sinh cho
hợp với lòng dân thìdân sẽ kính yêu hoàng thượng như cha mẹ, ngưỡng mộ
hoàng thượng như mặt trăng, mặt trời. Ấy là đặt thiên hạ vào chỗ được yên
vậy”
(10)
. Những lời hùng biện trên của Quốc sư Viên Thông khiến chúng ta thấy
sự hiểu biết sâu sắc của ông về sách lược quản lý nhà nước cũng như sự quan

tâm thắm thiết của ông đối với vận mệnh của quốc gia.

Huyền Quang (1254 ~1334) tên thật là Lý Đạo Tái. Ông là vị tổ sư đời thứ
ba của phái Trúc Lâm. Ông học vấn uyên bác, có tài ngoại giao: “Những khi tiếp
Bắc sứ hay thư từ qua lại, Tổ viện dẫn kinh nghĩa, ứng đối trôi chảy, ngôn từ
trội hơn hẳn sứ thần Bắc Quốc và các nước láng giềng”
(11)
.

2. Các nhà sư Phật giáo Việt Nam góp phần lớn vào công việc văn
hoá giáo dục

Trong các triều đại Đinh, Tiền Lê và Lý, trình độ văn hoá của dân thường
rất thấp, những người có học vấn thiếu thốn nghiêm trọng. Còn các nhà sư
Phật giáo thì học vấn uyên bác, thông hiểu cả Phật giáo lẫn Hán học. Có thiền
sư còn am hiểu thiên văn, địa lý, y học và văn học. Các vị thiền sư đã dạy dân
thường học chữ Hán và những kiến thức khoa học xã hội và khoa học tự nhiên.
Thế là chùa chiền đã trở thành những nơi dân thường học tập. “Cho nên các
quý tộc đều đưa con em của mình đi cầu học. Chùa chiền đã trở thành trường
học”
(12)
. Ông Nguyễn Duy Hinh cũng nói rằng: “Phật giáo phải dùng chữ Hán tải
đạo và chùa trở thành những trường học chữ Hán đông hàng ngàn
người”
(13)
.

Đại Việt Sử lược chép rằng: Lý Công Uẩn “thuở nhỏ thông minh,
phong thái hiên ngang, du học ở chùa Lục Tổ”
(14)

. Sự thật lịch sử mà Lý Công
Uẩn từng du học ở chùa Lục Tổ cho chúng ta thấy, trong các triều đại Đinh,
Tiền Lê, khi Văn Miếu, Quốc Tử Giám còn chưa lập nên, các thiền sư đã gánh
vác trách nhiệm đào tạo nhân tài của nhà nước Việt Nam. Với sự khởi nguồn
của nền giáo dục Nho giáo vào nửa cuối thế kỷ XI, với nhân tài Nho giáo ngày
càng nhiều, công việc mở trường, dạy học, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài của các
thiền sư thìmới dần dần giảm bớt.

Vào các triều đại Lý và Trần, có một số thiền sư đã từng đỗ cao trong các
khoa thi Nho giáo hoặc Tam Giáo. Thiền Uyển Tập Anhchép rằng: Quốc sư
Viên Thông “bẩm tính thông minh, học tập chóng tiến, đạt đến mức tinh diệu”.
“Năm Hội Phong thứ sáu (1097), sư đỗ đầu Tam Giáo, được sung chức Đại
Văn. Năm Long Phù Nguyên Hoá thứ 8 (1108) triều đình mở khoa thi Hoành tài
để chọn người bổ chức quan tăng, đạo còn khuyết, sư lại đỗ đầu”
(15)
. Tam Tổ
Thực Lục chép: Huyền Quang “năm hai mươi tuổi, Tổ đỗ khoa thi Hương, khoa
danh còn lưu nhưng những người được tuyển dụng đều phải qua đại khoa vì
thế Tổ tự hẹn đến khoa thi Hội năm sau. Quả nhiên năm ấy Tổ đỗ
đầu”
(16)
.

Những thiền sư nói trên thông thạo cả Phật giáo lẫn Nho giáo và Đạo
giáo đã thúc đẩy sự hỗn dung giữa các thứ văn hoá Phật Giáo, Nho giáo và
Đạo giáo.

3. Phật giáoViệt Nam kết hợp chặt chẽ với chính quyền phong kiến

“Nhập thế” của Phật giáo Việt Nam không những thể hiện ở chỗ các thiền

sư Phật giáo tham gia giải quyết công việc chính tri, ngoại giao, văn hoá và giáo
dục, mà còn thể hiện ở chỗ “chính giáo hợp nhất” - Phật giáo kết hợp chặt chẽ
với chính quyền phong kiến nhà nước Việt Nam. Ông Kimura Hiroshi, học giả
Nhật Bản nói: “Đặc trưng của Phật giáo Việt Nam là vương quyền và giáo
quyền kết hợp một cách tự nhiên”. “Tình trạng của sự kết hợp giữa vương
quyền và giáo quyền hiếm có trên lịch sử Phật giáo”
(17)
. Trong triều Lý và Trần,
tình trạng “chính giáo hợp nhất” rất đậm nét và nổi bật. Vào triều Lý, sau khi đã
dời kinh đô đến Thăng Long, Lý Thái Tổ (1010 ~1028) “bên tả dựng cung Thái
Thanh, bên hữu dựng chùa Vạn Tuế, suốt đời nhà Lý, tăng đạo đầy dân gian,
chúa quán khắp trong nước”
(18)
. Trần Nhân Tông (1279 ~1293) “khi lên ngôi, tuy
ở chốn cửu trùng cao sang mà vua vẫn sống thanh tịch. Vua thường ngủ trưa ở
chùa Tư Phúc trong Đại Nội”
(19)
.

Trong nhà Lý và nhà Trần, khá nhiều vua chúa
quý tộc tôn sùng đạo Phật, trong đó còn có người sáng lập giáo phái. Ví dụ
như, Lý Thánh Tôn (1054 ~1072) là một trong ba vị tổ sư thế hệ thứ nhất của
Thiền phái Thảo Đường. Lý Anh Tôn (1138-1139) là một trong bốn tổ sư thế hệ
thứ ba của Thiền phái Thảo Đường. Lý Cao Tông (1176 ~1210) là một trong
bốn tổ sư thế hệ thứ năm của Thiền phái Thảo Đường. Các vị vua của nhà
Trần, từ Trần Thái Tông (1225 ~1258) cho đến Trần Minh Tông (1314 ~1329)
đều sùng đạo và tích cực ủng hộ Phật giáo. Trần Thái Tông là một cây đuốc
sáng khai nguồn cho tinh hoa đạo Phật bùng cháy. Trần Thánh Tông
(1258~1278) tuy ngồi trên ngai vàng mà hành trạng chẳng khác một thiền sư
đắc đạo. Trần Nhân Tông là vị tổ sư đời thứ nhất của phái Trúc Lâm. Trong

triều đình nhà Trần, xuất hiện một tình trạng: “lấy địa vị vua chúa mà làm đại sĩ,
hoàng hậu mà làm tì khưu, khanh tướng mà làm thầy chùa”
(20)
.

Họ “vừa giữ vai
trò một nhà lãnh đạo quốc gia, vừa có tư thế của một lãnh tụ Phật giáo”
(21)
. Tam
tổ thực lục chép rằng, mùa đông năm Giáp Thìn, niên hiệu Hưng Long thứ 12
(1304), Trần Anh Tông (1293 ~1314) “dâng biểu mời Điều Ngự (Trần Nhân
Tông) vào Đại Nội để thọ tâm giới tại gia Bồ tát. Ngày vào thành, vương công,
bách quan sắm lễ nghi đầy đủ đón rước xa giá của Điều Ngự, rồi cùng thọ giới
pháp”
(22)
.

Theo chúng tôi, sở dĩ hai triều đại Lý, Trần thi hành “chính giáo hợp nhất”
là vì các vua của hai triều đại này cho rằng khi quản lý nhà nước, Phật giáo có
một tác dụng tích cực, Phật giáo và Nho giáo bổ sung lẫn nhau. Trần Thái Tông
nói rằng: “Trẫm thầm nhủ: Phật không chia Nam Bắc, đều có thể tu mà tìm; tính
người có trí ngu, cũng nhờ giác ngộ mà thành đạt. Vì vậy, phương tiện dẫn dụ
đám người mê muội; con đường tắt sáng tỏ lẽ tử sinh, ấy là đại giáo của đức
Phật. Đặt mực thước cho hậu thế; làm khuôn mẫu cho tương lai, ấy trách nhiệm
của Tiên thánh. Cho nên Lục tổ có nói: “Bậc đại thánh và đại sư đời trước
không khác gì nhau”. Như thế đủ biết đại giáo của đức Phật ta phải nhờ Tiên
thánh mà truyền lại cho đời; thế thì nay lẽ nào trẫm không coi trách nhiệm của
Tiên thánh là trách nhiệm của mình, giáo lý của đức Phật là giáo lý của
mình!”
(23)

.

II. “Nhập thế” của Phật giáo Việt Nam thúc đẩy văn học cổ điển Việt
Nam hình thành

Ông D.G.E Hall - học giả Anh Quốc nói: “sự phát triển của văn hoá Việt
Nam với sự thúc đẩy của Phật giáo đã trở thành một đặc trưng của ý thức hệ
dân tộc”
(24)
.

Việc các vị thiền sư Phật giáo trong các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý,
Trần tham gia giải quyết công việc chính trị, ngoại giao và văn hoá giáo dục
không những đã đóng góp lớn vào việc xây dựng chế độ xã hội, quản lý công
việc nhà nước, phát triển văn hoá giáo dục mà còn thúc đẩy sự hình thành của
văn học cổ điển Việt Nam.

Trong thế kỷ X-XII, thành phần chính của dòng văn học viết Việt Nam là
văn học chữ Hán. Sự nảy sinh của văn học chữ Hán gắn bó chặt chẽ với công
việc sáng tác văn học của các thiền sư.

Từ cổ xưa, kinh điển của Phật giáo Việt Nam viết bằng chữ Hán. Các
thiền sư Việt Nam đều thông thạo chữ Hán. Trong xã hội đương thời, họ là một
trong những nhóm người tiếp xúc văn hoá Hán sớm nhất của Việt Nam. Đồng
thời họ là một nhóm người quan trọng trong việc truyền bá chữ Hán và văn hoá
Hán. Giữa thế kỷ VII, các thiền sư Việt Nam được vua Đường mời đến kinh đô
Trung Quốc “thuyết pháp giảng kinh”. Họ giao lưu nhiều với các nhà sư và các
nhà thơ của triều Đường về Phật giáo và văn học. Phụng Đình Pháp sư, Duy
Giám Pháp sư, Vô Ngại Thượng Nhân, v.v đã ngâm thơ với các nhà thơ nổi
tiếng của nhà Đường như Vương Duy, Giả Đảo, Trương Tịch và Dương Cự

Nguyên, v.v Có thể nói, các thiền sư Việt Nam là một trong những nhịp cầu
giao lưu văn hoá, văn học giữa Việt Nam và Trung Quốc. Các thiền sư Việt
Nam đã góp phần không nhỏ trong việc truyền bá văn học Hán, nhất là nghệ
thuật thơ Đường.

Trên văn đàn Việt Nam thế kỷ X-XII, các nhà sư là lực lượng nòng cốt
sáng tác thơ văn. Việc sáng tác thơ văn của họ đã quyết định hướng đi của văn
đàn. Tiến sĩ Hồ Huyền Minh nói: “Các nhà sư Việt Nam học vấn uyên bác, hiểu
sâu về thi học, giỏi thơ văn và sáng tác thơ văn. Vì vậy, họ đã trực tiếp hoặc
gián tiếp tác động đến tư tưởng văn học cũng như nghệ thuật văn học Việt Nam
đương thời”
(25)
.

Thành tựu văn học của họ đã thể hiện trình độ văn học lúc bấy
giờ. Khuông Việt, Đỗ Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Mãn Giác, Viên Chiếu, Không Lộ
và Viên Thông là những thiền sư tiêu biểu có thành tựu văn học nổi bật trên văn
đàn Việt Nam đương thời.

Khuông Việt đại sư đã viết một bài từ Vương Lang Quy bằng chữ Hán.
Bài từ này có thể coi như là bài từ cổ nhất còn giữ được trên lịch sử văn học
Việt Nam:

“Tường quang, phong hảo cẩm phàm trương.
Dao vọng thần tiên, phục đế hương.
Vạn trùng sơn thuỷ thiệp thương lang.
Cửu thiên quy lộ trường.
Tinh thảm thiết.
Đối ly thương.
Phan luyến sứ tình lang.

Nguyện tương thâm ý vị biên cương.
Phân minh tấu ngã hoàng”

(Trời đẹp gió lành cánh buồm giương,
Xa ngóng thần tiên, lại đế hương.
Vượt sóng xanh, muôn trùng non nước,
Về phương trời, đường trường.
Tình thảm thiết!
Chén li biệt,
Vin xe sứ vấn vương.
Xin đem thâm ý vìbiên giới,
Tâu vua thật tỏ tường)

Một bài từ tuyệt vời như vậy chứng tỏ trình độ nghệ thuật từ nói riêng và
văn học chữ Hán nói chung của các thiền sư Việt Nam lúc bấy giờ đã đạt trình
độ khá cao.

×