Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phân biệt giới và giới tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.31 KB, 16 trang )

CHƯƠNG 7: GIỚI VÀ GIỚI TÍNH

Mục tiêu của bài:
□ Nắm được sự khác biệt giữa giới và giới tính
□ Hiểu được vai trò giới, khuôn mẫu giới, các yếu tố ảnh hưởng đến
vai trò giới
□ Phân tích được

7.1. Phân biệt giới và giới tính
Giới tính là sự phân biệt giữa nam và nữ dựa trên yếu tố sinh học. Ngược lại,
giới là sự cấu tạo văn hóa quy định các tính cách và đặc tính của nam và nữ.
Vì các nhà nhân học nghiên cứu sinh học, xã hội và văn hóa, họ đứng ở một vị
trí độc đáo để nói về tự nhiên (các khuynh hướng sinh học) và về giáo dưỡng
như là các yếu tố quyết định ứng xử của con người. Thái độ, giá trị và ứng xử
của con người không phải bị giới hạn bởi các thiên hướng gen, một yếu tố
thường khó nhận dạng, mà còn bởi các kinh nghiệm trong qúa trình tiếp biến
văn hóa. Thái độ của người lớn chúng ta được quy định bởi cả gen và môi
trường mà chúng ta sinh và lớn lên.
Các vấn đề tự nhiên (nature) và giáo dưỡng (nurture) nảy sinh khi các nhà khoa
học thảo luận về vai trò của giới và giới tính cũng như bản năng sinh dục của
con người. Nam giới và nữ giới có gen khác nhau. Phụ nữ có hai nhiễm sắc thể
X, còn nam giới có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y. Người cha sẽ
quyết định giới tính của con mình vì chỉ có nam gới mới có thể truyền nhiễm
143


sắc thể Y. Người mẹ cung cấp nhiễm sắc thể X. Tuy nhiên, không phải lúc nào
con người cũng hoàn thiện với số lượng nhiễm sắc thể này. Một số người có
nhiều số nhiễm sắc thể hơn bình thường, trong khi đó một số khác lại không có
đủ số lượng nhiễm sắc thể cần thiết.
Sự khác biệt về nhiễm sắc thể được thể hiện rõ nét nhất trong các khác biệt về


hình thể và hóc môn. Tính lưỡng hình không chỉ được thể hiện rõ ở con người
mà chúng ta còn thấy khá phổ biến trong nhiều loài động vật nhất là các loài vật
gần với con người như tinh tinh, đười ươi, v.v.
Tính lưỡng hình liên quan đến các khác biệt sinh học giữa nam và nữ có thể
nhận dạng được qua nhiều yếu tố. Cụ thể, hãy dựa vào bảng dưới đây để phân
tích một số điểm có khác biệt giữa nam và nữ.
Điểm khác biệt

Nam

□ Ngực
□ Bộ phận sinh dục
□ Trọng lượng, chiều cao và sức
mạnh của cơ thể
□ Sọ não, khung xương chậu
□ Giọng nói
□ Tóc và sự phân bố của lông
□ Da và màu da
□ Chức năng sinh sản
□ Tuổi thọ
□ Vân vân

144

Nữ


Tuy nhiên, những khác biệt nêu trên được gọi là các khác biệt về giới tính, tức
là các khác biệt về gen và hình thể, giữa nam và nữ.
Liên quan đến giới, một vấn đề đặt ra là liệu các khác biệt về giới tính có tạo ra

các khác biệt khác? Chúng tạo ra các tác động gì đối với việc nam và nữ cư xử
và được đối xử như thế nào trong các xã hội khác nhau? Các nhà nhân học đã
phát hiện ra cả các nét tương đồng và dị biệt về vai trò của nam và nữ, tức về
giới, trong các xã hội khác nhau.
Dù trong nhiều xã hội, nam giới thường có xu hướng hung dữ (bạo lực) hơn nữ
giới, nhiều khác biệt về ứng xử và thái độ giữa các giới được quy định bởi văn
hóa hơn là bởi giới tính – sinh học. Các khác biệt về giới tính là các khác biệt về
sinh học, còn các khác biệt về giới là các khác biệt liên quan đến các đặc điểm
văn hóa ở nam và nữ. Như vậy, nói cách khác, giới liên quan đến việc các cấu
tạo văn hóa quy định tính cách của nam và nữ. Sự phân biệt giới tính thể hiện sự
bất bình đẳng trong việc tiếp cận các nguồn lực và các quyền lợi khác giữa nam
và nữ.
Các nhà nhân học đã nghiên cứu về nhiều chủ đề và hình thức khác biệt về giới.
Họ thấy rõ rằng vai trò của giới khác nhau vì môi trường, kinh tế, chiến lược
thích nghi và loại hình thể chế chính trị.
BÀI TẬP:
Lấy một mảnh giấy nhỏ, trong vòng 5 phút, bạn hãy liệt kê tất cả
các đặc tính giới điển hình giữa nam và nữ trong công việc và cuộc
sống hàng ngày của tộc người mà bạn sinh ra và lớn lên. Sau đó,
trao đổi với người ngồi bên cạnh xem bạn có hiểu và đồng ý không.
Nếu không, thảo luận vì sao.

145


7.2. Vai trò giới
Là các hoạt động và nhiệm vụ mà nền văn hóa giao phó cho mỗi giới.
7.3. Khuôn mẫu giới
Liên quan đến vai trò giới là các khuôn mẫu giới vốn được hiểu một cách đơn
giản nhưng rất phổ biến trong các nền văn hóa khác nhau là đặc tính/tính cách

của nam và nữ.
Các khác biệt về tính cách: Các nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về tính
cách giữa hai giới tính. Nói cách khác, các ứng xử khác nhau giữa các giới tính
xảy ra thường xuyên và rất đa dạng trong các xã hội. Nhưng có những khác biệt
về tính cách nào giữa nam và nữ đã được nghiên cứu một cách có hệ thống?
Một số nghiên cứu quan sát trẻ em trong các bối cảnh văn hóa khác nhau. Khác
biệt đáng chú ý nhất giữa trẻ em nam và trẻ em nữ là mức độ hung dữ. Các bé
nam thường đánh nhau nhiều hơn các bé gái. Nhận định này không chỉ phù hợp
với một số xã hội mà phổ biến ở nhiều xã hội khác nhau. Cả nghiên cứu thực
nghiệm và điền dã ở trẻ em ở độ tuổi 3 đến 6 cho thấy:
□ Bé nam tỏ ra hung dữ hơn bé nữ.
□ Bé nữ thường tỏ ra có trách nhiệm hơn bé nam trong các công việc,
bao gồm cả việc giúp đỡ người khác.
□ Bé nam thường thể hiện tính bướng bỉnh, không nghe lời người lớn
hơn bé nữ.
□ Trong chơi đùa, các bé trai cũng thường hay tìm cách thống trị bạn
bè để làm điều mình muốn.
□ Bé nữ có xu hướng chơi trong tốp nhỏ, bé nam chơi trong nhóm
đông.

146


□ Và các bé nam thường duy trì khoảng cách với nhau xa hơn, các bé
nữ có khoảng cách với nhau gần hơn.
Nếu có các khác biệt về tính cách giữa hai giới nam và nữ, chúng ta giải thích
vấn đề này như thế nào? Một lập luận cho rằng, vì khác biệt về tính cách giữa
nam và nữ rất rõ và phổ biến, họ cho rằng các khác biệt này có nguồn gốc từ sự
khác biệt sinh học giữa hai giới tính. Sự hung dữ ở nam giới là một trong các
đặc tính xuất hiện từ khá sớm trong cuộc sống của con người. Nhưng có một lập

luận khác nói rằng vì xã hội nuôi dưỡng nam và nữ theo các cách khác nhau và
các xã hội thường yêu cầu nam và nữ thực hành các vai trò và chức năng khác
nhau. Nếu xã hội đòi hỏi nam giới trưởng thành phải tham gia chiến trận, thì
liệu chúng ta có mong rằng nam giới có hung dữ hơn nữ giới không? Và nếu nữ
giới thường làm công việc chăm sóc con cái thì xã hội có mong đợi người phụ
nữ có đức tính tốt cho việc giáo dưỡng con cái không?
Các nhà nghiên cứu thường có xu hướng chấp nhận cả hai quan điểm sinh học
và xã hội nhưng có lẽ cả hai yếu tố này đều đóng vai trò quan trọng trong việc
làm gia tăng các khác biệt giới. Ví dụ, các khác biệt gen này có thể làm cho các
ông bố bà mẹ có những cách đối xử và chơi đùa khác nhau đối với con trai và
con gái.
Thêm vào đó, thật khó để các nhà nghiên cứu có thể phân biệt được một cách
rạch ròi ảnh hưởng của gen và các điều kiện sinh học khác với ảnh hưởng của
yếu tố xã hội đối với khác biệt về tính cách của nam và nữ. Các nghiên cứu đã
cho thấy từ khi sinh, các ông bố bà mẹ đã đối xử với con trẻ có giới tính khác
nhau một cách không giống nhau. Mặc dù có thể nhiều người không thừa nhận
việc này, nhưng trong thực tế, họ đã một cách vô thức muốn con cái mình xã
hội hóa theo cách đó.

147


Tóm lại, rõ ràng có các khác biệt về tính cách giữa hai giới tính khác nhau: nam
và nữ. Nguyên nhân bao gồm cả các yếu tố sinh học và yếu tố văn hóa – xã hội.
Một câu hỏi đặt ra là các khác biệt về tính cách này có thể dẫn tới các khác biệt
khác trong ứng xử không? Cho đến nay, một số nghiên cứu đã tìm thấy các
chứng cứ về sự khác biệt trong ứng xử giữa nam và nữ ở một số điểm, chẳng
hạn nữ thường hay tìm kiếm sự giúp đỡ và liên lạc nhiều hơn, nam giới thường
độc lập hơn. Nhưng chưa có các nghiên cứu một cách hệ thống để đưa ra kết
luận cho các khác biệt trong ứng xử giữa hai giới trong tất cả mọi vấn đề và

trong các nền văn hóa khác nhau.
7.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vai trò giới và các yếu tố liên quan đến giới
thường là các vấn đề phức tạp. Trong phần này, tôi sẽ phân tích ba khía cạnh có
ảnh hưởng nhiều đến giới là thân tộc, hệ tư tưởng và nguồn lực kinh tế.

7.4.1. Thân tộc
Các quy định về dòng dõi của thân tộc và quy định về hình thức cư trú có ảnh
hưởng đến giới. Như trong bài sau chúng ta đã xem xét hình thức cư trú đằng
nhà chồng thường gắn liền với chế độ dòng dõi phụ hệ, và vì thế, làm cho nam
giới ở các xã hội thực hành hình thức cư trú này được hưởng địa vị xã hội cao.
Giới của họ sở hữu tài sản và đưa ra các quyết định quan trọng của nhóm.
Chẳng hạn như trong xã hội phụ hệ Trung Hoa truyền thống, giới được xác định
một cách rất rõ rệt. Nam giới hưởng địa vị cao hơn nữ giới. Khi người phụ nữ đi
lấy chồng, cô ta phải chuyển sang ở bên nhà chồng và thường cô ấy không có
đồng minh và nhiều quyền lợi bên nhà chồng. Khi người phụ nữ đi lấy chồng,

148


tên của cô ấy cũng không còn được sử dụng nữa vì chuyển sang sử dụng tên của
chồng.

7.4.2. Hệ tư tưởng
Hệ tư tưởng quy định các giá trị của một nền văn hóa và phục vụ cho nhiều mục
đích khác. Hệ thống giá trị của một nền văn hóa được tạo dựng trên nền tảng
của hệ thống niềm tin của nó mà hệ thống niềm tin này trong nhiều xã hội nuôi
dưỡng nhận thức về vai trò giới.

7.4.3. Các nguồn lực kinh tế

Yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất có lẽ là các nguồn lực kinh tế. Ví dụ về người
chồng nữ ở người Nandi ở châu Phi có thể sử dụng để diễn đạt vì sao một số xã
hội châu Phi có các vai trò giới phù hợp với một số tình huống đặc biệt. Người
Nandi thực hành phụ hệ. Các tài sản của họ, chủ yếu là ở dạng đất đai và bò,
được thừa kế theo đằng cha. Việc một người phụ nữ lấy một người phụ nữ khác
là một sự thích nghi văn hóa để cho người phụ nữ không có người thừa kế (tức
con trai) chuyển nhượng tài sản. Người phụ nữ không có con thừa kế có một số
lựa chọn. Một giải pháp là nhận một đứa con nuôi. Nhưng trong xã hội người
Nandi, có qúa ít trẻ con cho những người phụ nữ ở hoàn cảnh này nhận làm con
nuôi. Vì thế, một giải pháp khác là để cho con trai của người em út của bà mẹ
không có con trai thừa kế ở với mình để nhận thừa kế số tài sản. Nhưng cách
phổ biến nhất người phụ nữ không có con thừa kế cưới một người phụ nữ khác
làm vợ. Người vợ có con với người đàn ông khác, nhưng con cái mà cô ấy sinh
ra là con của cô với người chồng nữ và những đứa con này sẽ được thừa hưởng
tài sản của bố mẹ.

149


Các nguồn lực kinh tế có tác động quan trọng đến giới bắt nguồn từ sự phân
công lao động. Phân công lao động liên quan đến các yếu tố như chế độ sản
xuất, sở hữu tài sản và vai trò của giới. Việc nắm giữ các tài nguyên qúy hiếm
do giới quyết định có liên hệ đến địa vị và quyền lực trong xã hội.
Phổ biến là sự phân công lao động giữa nam và nữ trong các công việc chính:
sản xuất, việc nhà và chăm sóc con cái. Trong nhiều xã hội, đóng góp của nam
và nữ đối với sinh tồn ngang bằng nhau, nhưng nữ giới lại phải làm việc nhà
nhiều hơn, và đảm nhiệm công việc chăm sóc con cái bao gồm cả việc cho con
bú.
Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của phân công lao động là sự khác
biệt giữa nam và nữ trong việc tìm kiếm sinh nhai. Nói cách khác, sự khác biệt

về khả năng và vai trò kinh tế làm cho phân tầng giới sâu sắc hơn. Nhiều nghiên
cứu nhân học đã chỉ ra các tác động của yếu tố kinh tế đối với phân tầng giới:
Khi phụ nữ có nhiều đóng góp tài chính hơn hay có ít hơn cho gia đình và xã
hội đều làm cho phân tầng giới trở nên sâu sắc hơn.
Trong các xã hội đánh bắt, nam giới đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm
sinh kế, vì thế, phân tầng giới thể hiện rất rõ nét. Còn trong các xã hội trồng
trọt, phân tầng giới thể hiện rất khác nhau trong các xã hội khác nhau. Trong
các xã hội công nghiệp hiện đại, công bằng và bình đẳng trong hộ gia đình tăng
lên khi cả nam và nữ đều kiếm được mức thu nhập ngang nhau. Nếu trong gia
đình mà một người đi làm kiếm tiền cho cả nhà, còn một người ở nhà chăm sóc
con cái và làm việc nhà, thì quyền lực của người kiếm tiền sẽ khác hẳn với
quyền lực của người ở nhà.
Nam giới đóng vai trò quan trọn hơn trong việc tìm kiếm sinh kế cho gia đình.
Nhìn chung, trong nhiều xã hội, bao gồm cả xã hội Việt Nam truyền thống,
150


người đàn ông thường được hiểu là người mang lại thu nhập quan trọng cho gia
đình, còn phụ nữ là người quản lý gia đình và chăm sóc con cái.
Các yếu tố trên làm cho phân tầng giới (hay còn gọi là bất bình đẳng giới) gia
tăng. Phân tầng giới là sự phân hạng hay phân biệt giữa vị trí của nam và nữ
trong vấn đề tự do cá nhân, quyền con người, uy tín, và thâm nhập các nguồn
lực xã hội khác. Sự phân tầng giới thể hiện ở nhiều điểm, một trong các điểm rõ
nhất là về lãnh đạo chính trị. Trong hầu hết các xã hội trên thế giới, dù xã hội
phụ hệ hay mẫu hệ, dù hiện đại hay truyền thống, nam giới thường là những
người nắm giữ hầu hết các chức vụ quan trọng trong các nghị trường. Trong
những xã hội có nhiều nữ giới tham gia chính trị, nữ giới vẫn thường nắm các
chức vụ thấp hơn nam giới và với số lượng ít hơn nam giới rất nhiều. Một khảo
sát về nhiều quốc gia cho thấy trung bình chỉ có khoảng trên dưới 10 đại biểu
quốc hội là nữ giới (ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ lớn hơn mức trung bình này).

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng có một số lĩnh vực mà địa vị của nữ giới
cao hơn nam giới.
Các nhà nhân học quan tâm đến sự đa dạng về mức độ phân tầng giới trong các
xã hội và các nền văn hóa khác nhau. Nhiều người đặt câu hỏi rằng tại sao ở
một số xã hội nữ giới lại có nhiều quyền lợi và có ảnh nhiều hơn nữ giới ở một
số xã hội khác?
Có khá nhiều cách lý giải về vấn đề này.1 Một cách giải thích phổ biến là do
nguyên nhân kinh tế: khi phụ nữ có đóng góp nhiều cho kinh tế gia đình thì địa
vị của họ được nâng cao. Theo lý thuyết này, trong các xã hội săn bắt, hái lượm,
và trồng trọt, người phụ nữ có địa vị rất thấp vì hầu hết các công việc tìm kiếm

1

Carol R. Ember, Melvin Ember 2002. Cultural anthropology (tenth edition). New Jersey:

Prentice Hall, tr. 133-134.

151


sinh kế như săn, bắt, và các việc làm nông nghiệp nặng nhọc khác, đều chủ yếu
do nam giới thực hiện. Vì thế, nam giới là người đóng vai trò chủ đạo trong việc
tìm kiếm sinh kế cho gia đình và xã hội.
Một lý thuyết khác cho rằng trong một số xã hội, chiến tranh có vị trí quan trọng
và chủ yếu do nam giới tham gia. Các nghiên cứu hạau thuẫn cho quan điểm lý
thuyết này cho rằng vai trò của nam giới trong chiến tranh và việc nắm giữ
nguồn lực kinh tế tạo cơ sở để họ chiếm lĩnh nghị trường chính trị. Quả thật,
nhìn rộng ra các xã hội con người, chúng ta thất phổ biến là nam giới tham gia
chiến trận chứ không phải nữ giới. Vì thế, vai trò quan trọng của nam giới trong
chiến tranh làm cho họ có được địa vị cao hơn nữ giới.

Quan điểm lý thuyết thứ ba lập luận rằng ở những xã hội phân chia đẳng cấp
chính trị, nam giới có địa cao hơn nữ giới. Giống như lý thuyết về chiến tranh,
lập luận này hàm ý rằng việc nam giới chiếm lĩnh nghị trường là cơ sở để họ có
vị trí cao hơn nữ giới.
Tóm lại, qua phần giới thiệu trên, chúng tá đã biết được một số khía cạnh và
nguyên nhân làm phân tầng giới. Nếu chúng ta biết được khía cạnh nào, hay các
khía cạnh nào, có ảnh hưởng nhiều nhất thì có thể tìm ra được giải pháp làm
giảm bất bình đẳng giới, nếu như chúng ta muốn.
7.6. Tình dục
Xem cách con người sinh sản chúng ta thấy rõ ràng rằng tình dục là một phần
trong cuộc sống tự nhiên của con người. Nhưng trong tất cả các xã hội con
người mà chúng ta biết đến, không có xã hội nào để cho tình dục diễn ra một
cách tự nhiên, mà tất cả đều có các tập tục quy định việc thực hành tình dục một
cách phù hợp. Tuy nhiên, có rất khiều khác biệt giữa các xã hội khác nhau về
152


vấn đề tình dục có thể diễn ra ở đâu, như thế nào, giữa ai với ai, trong các giai
đoạn tiền hôn nhân, trong hôn nhân và ngoài hôn nhân.

Các quan điểm về ứng xử tình dục của con người
Tình dục liên hệ tới ham muốn ái tình và thực hành tình dục. Thuật ngữ này
cũng được sử dụng để nói đến định hướng tình dục. Tình dục là một chủ đề lý
thú nếu được xem xét từ góc độ so sánh. Ở đây, chúng ta quan tâm đến 2 vấn
đề: Nhấn mạnh đến sự cực kỳ đa dạng về thái độ của con người và xã hội đối
với tình dục và mô tả các khác biệt trong ứng xử tình dục được chấp nhận.
Thái độ về tình dục của chúng ta thường dựa trên các giá trị văn hóa của xã hội
mình mà các giá trị này lại xuất phát từ hệ tư tưởng và truyền thống. Con người
ở khắp mọi nơi nhận biết tình dục qua việc ngắm, nghe và bắt chước những
người xung quanh. Một số xã hội rất khắt khe về tình dục, hay nói cách khác, có

quan điểm bảo thủ về tình dục, trong khi một số xã hội khác lại tự do thực hành
quan hệ tình dục trước hôn nhân. Trong xã hội người dân đảo Trobriand, cho
đến những thập kỷ đầu thế kỷ 20, các nghiên cứu cho thấy khi trẻ em lên 7 hoặc
8, chúng đã chơi các trò chơi tình yêu. Bốn hoặc 5 năm sau đó, chúng bắt đầu
quan hệ tình dục. Trẻ em vị thành niên thay đổi bạn tình thường xuyên.
Nhưng trong các xã hội truyền thống bị ảnh hưởng bởi tư tưởng Khổng giáo,
Đạo Hồi, v.v., thái độ của xã hội đối với vấn đề tình dục tiền hôn nhân rất khắt
khe. Xã hội Việt Nam cổ truyền là một ví dụ điển hình. Nhiều thanh niên nam
nữ chưa lập gia đình phải ‘thụ thụ bất tương thân’. Phụ nữ không có chồng mà
có chữa là một điều gì đó xấu xa không chỉ cho gia đình mà còn cho cả cộng
đồng xã hội.

Hấp dẫn và ứng xử tình dục
153


Không có các chuNn mực chung nào về sự hấp dẫn tình dục cho tất cả các nền
văn hóa khác nhau. Nhiều nghiên cứu trước đây về vấn đề này ở các nước
phương Tây chủ yếu tập trung vào các đặc điểm hình thể của nữ giới (mà có lẽ
đây chỉ là một quan điểm về thân thể người phụ nữ ở phương Tây). Còn sự hấp
dẫn tình dục ở nam giới, nếu có đề cập đến, là các kỹ năng và địa vị chứ không
phải là các yếu tố hình thể (?). Các cử chỉ tình dục cũng rất khác nhau trong các
nền văn hóa. Ví dụ, nụ hôn là hành vi thể hiện tình yêu và tình dục. Trong các
xã hội phương Tây, việc hôn nhau là chuyện bình thường và người ta hôn nhau
ở cả những nơi công cộng.

Ngăn cấm tình dục
Thái độ về ngăm cấm tình dục cũng vô cùng đa dạng trong các nền văn hóa và
qua các thời đại khác nhau.
Cấm loạn luân: Hầu hết các xã hội loài người đều có các cấm kỵ (taboos) dưới

các hình thức khác nhau về việc quan hệ tình dục giữa những người có quan hệ
huyết thống gần gũi với nhau. Có vô vàn ví dụ minh chứng cho điều này, và
trong thực tế, đã có nhiều nghiên cứu nhân học quan tâm đến chủ đề lý thú này
ở nhiều nền văn hóa khác nhau.
Chúng ta cũng có đủ các chứng cứ để nhận xét rằng ngay cả nhiều loại động vật
cũng không thực hành quan hệ tình dục với những con có gen gần với nhau.
Linda Stone đã tóm lược kết qủa nghiên cứu về loài tinh tinh, khỉ và kết luận
rằng hầu hết các con tinh tinh cái trong đàn đi tìm bạn tình trong nhóm khác.
Đặc biệt, rất nhiều loài động vật không có quan hệ tình dục giữa bố mẹ và con
cái.

154


Trong xã hội loài người, dù có một số cá biệt, tất cả các xã hội đều có các tập
tục ngăn cấm loạn luân. Loạn luân, như đã nói, là quan hệ tình dục giữa những
người có quan hệ máu mủ gần với nhau. Các xã hội khác nhau có những quy
định không giống nhau về loạn luân. Một số xã hội coi loạn luân là quan hệ tình
dục giữa anh em với nhau, bố với con gái, mẹ với con trai. Một số xã hội còn có
giới hạn rộng hơn, ngăn cấm quan hệ giữa các anh em họ đằng mẹ và đằng cha.
Các nhà nhân học từ lâu đã quan tâm đến việc lý giải vì sao con người lại có các
điều cấm kỵ loạn luân? Vì sao taboo về loạn luân lại phổ biến trong thế giới con
người? Vì sao con người coi loạn luân là một sự kinh hãi và tội lỗi?
Nhà nhân học nổi tiếng người Pháp với cấu trúc luận, Levi Strauss (1969), cho
rằng những điều cấm kỵ loạn luân trong các xã hội loài người làm cho con
người (có văn hóa) khác biệt với động vật (sống tự nhiên).
Một giả thuyết khác cho rằng con người trên toàn thế giới ngăn cấm loạn luân vì
đó là nỗi sợ bản năng. Như tôi vừa đền cập đến ở trên, nhiều loài vật, nhất là các
loài gần với con người như vượn, đười ươi, tinh tinh, khỉ, đều không giao hợp
với những con có gen gần với nhau. Tương tự, việc con người đặt ra các điều

cấm kỵ quan hệ tình dục giữa những người họ hàng gần với nhau là một bản
năng bNm sinh. Nhưng cách giải thích này bị một số nhà nghiên cứu phản đối vì
nó không thể giải thích được mức độ khác nhau trong việc định nghĩa thế nào là
loạn luân trong các nền văn hóa khác nhau. Hơn nữa, chẳng hạn như việc tạo ra
lửa là một hiện tượng phổ biến trong các nền văn hóa, song đó không phải là
vấn đề có tính bản năng. Vì vậy, cấm kỵ loạn luân mang tính văn hóa.2

2

Conrad Phillip Kottak 2006. Cultural Anthropology (eleven edition). New York: McGraw

Hill Higher Education, tr. 216.

155


Một giả thuyết khác của nhà nhân học tiền bối Lewis Henry Morgan và số
người khác sau ông thì gắn loạn luân với các yếu tố sinh học và sinh sản. Họ
cho rằng tổ tiên loài người thấy con cái do những người có quan hệ máu mủ với
nhau sinh ra có những điều dị thường, vì thế họ cấm quan hệ tình dục và kết hôn
giữa những người có gen gần với nhau. Các nghiên cứu thí nghiệm về chuột cho
thấy có bằng chứng về việc những con chuột anh em với nhau sinh sản ra những
con chuột không tốt bằng những con chuột không có gen gần với nhau. Nhưng
cách giải thích này cũng thật khó thuyết phục về tính phổ biến toàn cầu của cấm
kỵ loạn luân.
Một giả thuyết được nhiều người chấp nhận hơn cả cho rằng con người ngăn
cấm loạn luân vì muốn ép buộc ngoại hôn, vì muốn giữ sự bình yên và cố kết
trong cộng đồng, và vì muốn tạo nên các đồng minh chính trị. Trong gia đình,
nếu các thành viên có quan hệ gần gũi nhau có quan hệ tình dục với nhau sẽ dễ
tạo nên các ghen tị, mâu thuẫn, vì thế cần phải ngăn cấm. Hơn nữa, việc ngoại

hôn còn là một cách để các cộng đồng xây dựng các liên minh chính trị với
nhau. Vì thế, con người ngăn cấm hôn nhân và quan hệ tình dục giữa những
người có mối quan hệ họ hàng gần với nhau.
Tình dục trước hôn nhân: Mức độ tình dục trước hôn nhân được chấp nhận hay
không chấp nhập rất khác nhau trong các xã hội. Trong một số xã hội, dường
như không có sự ngăm cấm tình dục trước hôn nhân trừ việc quan hệ tình dục
cần phải được thực hiện ở chỗ riêng tư. Ví dụ như đối với người dân đảo
Trobriand truyền thống, quan hệ tình dục trước hôn nhân được xã hội chấp nhận
và thậm chí khuyến khích, vì con người coi đây là một bước chuNn bị quan
trọng cho cuộc sống hôn nhân sau đó. Cả nam và nữ đều được người lớn hướng
dẫn về các vấn đề tình dục khi họ dậy thì và được phép tự chọn lựa bạn tình.
Một số xã hội khác không khuyến khích tình dục trước hôn nhân nhưng lại
khuyến khích thanh niên sống thử trước khi kết hôn.
156


Tuy nhiên, ở nhiều xã hội khác, quan hệ tình dục trước hôn nhân là một điều
không được khuyến khích, thậm chí bị ngăm cấm. Có nhiều ví dụ để minh
chứng cho điều này. Nhưng nên nhớ rằng thái độ và thực hành thay đổi đáng kể
theo thời gian. Ở Mỹ và nhiều nước phương Tây khác, trong lịch sử, quan hệ
tình dục trước hôn nhân bị phê phán. Nhưng đến nay, hầu hết mọi người cảm
thấy quan hệ tình dục tiền hôn nhân là chuyện bình thường.
Tình dục trong hôn nhân: Trong tất cả các xã hội, hôn nhân được coi là hợp
pháp hóa quan hệ tình dục, hay là cơ sở để đôi nam nữ có thể quan hệ tình dục
với nhau một cách hợp pháp. Quy định phổ biến trong các nền văn hóa về tình
dục trong hôn nhân là tính riêng tư, kín đáo.
Một điểm khác là các xã hội có thái độ và các quy định khác nhau về quan hệ
tình dục trong giai đoạn kinh nguyệt, có chửa: Người pygmies Mbuti quan niệm
rằng họ tình dục có thể diễn ra trong tất cả mọi giai đoạn: khi phụ nữ có kinh,
mang thai. Người Trung Quốc lại thường tránh quan hệ vào giai đoạn kinh

nguyệt vì cho rằng bNn.
Trong một số xã hội, có một số thời điểm hay việc làm cũng đòi hỏi người tham
gia không được quan hệ tình dục. Ví dụ như trước khi đi săn, chiến đấu. Phổ
biến nhất trong xã hội Việt Nam là sự cấm đoán quan hệ tình dục trước khi làm
các công việc cúng tế quan trọng. Trong nhiều làng xã người Việt, cả truyền
thống và hiện tại, ông cai đám (chủ tế) trong các lễ hội làng không được quan hệ
tình dục trước và trong khi thực hành tế lễ.
Ngoại tình: có rất nhiều thái độ và quan niệm khác nhau về việc quan hệ tình
dục khi có chửa. Ngoại tình cũng là một vấn đề thường xảy ra song thái độ và
quan niệm của các xã hội cũng không giống nhau.
157


Tình dục cùng giới:
Một khía cạnh khác của tình dục là định hướng tình dục, kèm theo cả tình cảm,
dựa theo giới của bạn tình. Tình dục khác giới nói đến quan hệ tình dục giữa
nam và nữ. Tình dục đồng tính nói về sức hút tình dục cùng một giới: nam với
nam, nữ với nữ. Những thuật ngữ liên quan đến ứng xử tình dục kiểu này gồm
đồng tính, gay, pê-đê, lesbian, là những khái niệm bắt nguồn từ các xã hội Bắc
Mỹ và châu Âu.
Thật khó có thể ước tính được các sự kiện về quan hệ đồng tính trong các nền
văn hóa khác nhau. Nhiều xã hội không chấp nhận quan hệ tình dục đồng tính
luyến ái. Nhưng trong một số xã hội khác, nhất là các xã hội công nghiệp phát
triển, quan hệ đồng tính lại được coi là bình thường và được các thành viên của
xã hội chấp nhận. Ví dụ, tháng 9 năm 2000, Toà án tối cao Canada tuyên bố hợp
pháp hóa hôn nhân cùng giới ở Canada. Sau đó không lâu, ngày 17 tháng 5 năm
2004, Bang Massachusetts của Mỹ cũng trở thành bang đầu tiên ở Mỹ hợp pháp
hóa hôn nhân cùng giới tại bang này.

Câu hỏi:

1. Phân biệt giới với giới tính
2. Phân tích các yếu tố tác động đến giới
3. Lý giải vì sao lại có sự khác biệt lớn giữa các xã hội trong các tập tục
và quy định về tình dục

158



×