Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

chủ đề nhôm giáo án chủ đề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.08 KB, 13 trang )

CHỦ ĐỀ NHÔM
Giới thiệu chung chủ đề:
Chủ đề nhôm gồm các nội dung chủ yếu sau : vị trí, cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học, trạng
thái tự nhiên và sản xuất nhôm.
Ở đây tên chủ đề trùng với tên bài trong SGK nhưng đã được thiết kế thành chuỗi các hoạt động cho
HS theo các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giúp HS giải quyết trọn vẹn một vấn đề
học tập, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của HS. GV chỉ là người tổ chức, định
hướng còn HS là người trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ do GV giao một cách tích cực, chủ
động và sáng tạo.
Thời lượng dự kiến thực hiện chủ đề: 02 tiết.
I. Mục tiêu chủ đề
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
Kiến thức
- Biết được :
+ Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng.
+ Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm.
- Hiểu được :
+ Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh : Phản ứng với phi kim, dung dịch axit, nước, dung dịch
kiềm, oxit kim loại.
+ Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nhôm oxit nóng chảy.
Kĩ năng
- Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hoá học và nhận biết ion
nhôm.
- Viết các phương trình hoá học minh họa tính chất hoá học của nhôm.


- Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm.
- Tính thành phần phần trăm về khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng.
Thái độ
- Say mê, hứng thú học tập, trung thực, yêu khoa học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ đời sống con người.


2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên (GV)
- Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, giá ống nghiệm.
- Hóa chất: Al, dung dịch HCl, bình chứa khí oxi, dung dịch NaOH.
2. Học sinh (HS)
- Ôn lại các kiến thức đã học ở chương đại cương kim loại.
- Hoàn thành phiếu học tập số 1 theo yêu cầu của GV.
III. Chuỗi các hoạt động học
1. Giới thiệu chung


Nhôm là một trong những kim loại rất quan trọng, kim loại rất gần gũi với đời sống hằng ngày trong
các đề thi THPT quốc gia nhôm và hợp chất của nhôm, số câu hỏi liên quan tương đối nhiều.
2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động
A- Hoạt động trải nghiệm, kết nối (10 phút)
a) Mục tiêu hoạt động:
-

Huy động kiến thức mà HS đã được học về vị trí, tính chất vật lý, tính chất hóa học chung của
kim loại và tạo nhu cầu tiếp tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.

-


Nội dung HĐ: Tìm hiểu về ứng dụng, tính chất vật lý và tính chất hóa học của nhôm.

b) Phương thức tổ chức HĐ:
-

GV tổ chức cho HS HĐ nhóm để hoàn thành phiếu học tập số 1.

-

GV cho HS HĐ chung bằng cách mời một số nhóm báo cáo, các nhóm còn lại góp ý, bổ
sung. Vì là HĐ tạo tình huống/nhu cầu học tập nên GV không chốt kiến thức mà liệt kê
những câu hỏi/ vấn đề chủ yếu mà HS nêu ra, các vấn đề này sẽ được giải quyết ở HĐ hình
thành kiến thức và HĐ luyện tập.

-

Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và phương pháp hỗ trợ:

Dựa vào thông tin trong phiếu học tập, kết hợp kiến thức được học ở bài đại cương kim loại, HS có
thể nêu được tính chất vật lý và hóa học chung của kim loại. Nếu HS gặp khó khăn ở phần
này, GV có thể gợi ý để HS xem lại kiến thức về đại cương kim loại.

c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
-

Sản phẩm: HS hoàn thành phiếu học tập số 1

-

Đánh giá kết quả hoạt động:


+ Thông qua quan sát: GV quan sát kĩ tất cả các nhóm, kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc HS
và giải pháp hỗ trợ ( VD: khi HS gặp khó khăn khi Al tác dụng với nước, GV gợi ý để HS


nhớ lại kim loại tác dụng với nước cho ra sản phẩm gì, từ đó để HS tự trả lời câu hỏi vận
dụng mở rộng bên dưới trong phiếu học tập số 1)
+ Thông qua báo cáo các nhóm và sự góp ý, bổ sung của các nhóm khác , GV biết được HS có được
những kiến thức nào, những kiến thức nào cần điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Cho các hình ảnh sau:
Những hình ảnh này giúp các em liên tưởng đến nguyên tố kim loại nào? Theo em, vì sao nguyên tố
đó lại có những ứng dụng như vậy?

..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................
Câu 2: Tại sao Al tác dụng được với nước nhưng trong thực tế ta vẫn dùng các chậu bằng nhôm để
đựng nước?


…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 3: Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi:

a) Hình ảnh trên đang mô tả hoạt động gì?
b) Người ta đã vận dụng phản ứng nào vào thực tế?

…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 4: Tại sao người ta không dùng chậu nhôm để đựng vôi tôi?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1(5 phút): Tìm hiểu tính chất vật lí, ứng dụng của nhôm


a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được tính chất vật lí và ứng dụng của nhôm.
- Rèn luyện khả năng quan sát và năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b) Phương pháp tổ chức hoạt động:
- Hoạt động nhóm: Cho HS quan sát mẫu vật: NHÔM kết hợp với phiếu học tập số 1vừa hoàn thành
và sách giáo khoa để nêu các tính chất vật lí, ứng dụng của nhôm.
GV mời một số nhóm trả lời và cho các nhóm khác góp ý, bổ sung, GV hướng dẫn HS chốt kiến
thức.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: Nêu được trạng thái, màu sắc, tính dẫn điện, dẫn nhiệt,…và một số ứng dụng của nhôm.
- Đánh giá kết quả hoạt động: Thông qua hoạt động nhóm, GV hướng dẫn HS chốt kiến thức về tính
chất vật lí và ứng dụng của nhôm.
Hoạt động 2 (5 phút): Tìm hiểu vị trí, cấu hình electron nguyên tử của nhôm
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được cấu hình và vị trí của nhôm trong bảng tuần hoàn, số oxi hóa của nhôm trong các
hợp chất. Rèn luyện khả năng ghi nhớ và năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
b) Phương pháp tổ chức hoạt động:
- GV cho HS hoạt động cá nhân.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:

- Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở.
+ Cấu hình electron nguyên tử: 13Al: 1s22s22p63s23p1
+ Vị trí: ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
+ Số oxi hóa trong hợp chất: +3.


- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua câu trả lời của HS, GV chuẩn hóa lại kiến thức.


Hoạt động 3 (25 phút): Tìm hiểu tính chất hóa học của nhôm
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được tính chất hóa học của nhôm.
- Rèn luyện năng lực hợp tác, năng lực thực hành hóa học và năng lực giải quyết vấn đề.
b) Phương pháp tổ chức hoạt động:
- HĐ nhóm: Từ tính chất chung của kim loại đã được học, GV yêu cầu các nhóm dự đoán tính chất
hóa học của nhôm, kết hợp sách giáo khoa cho biết ngoài những tính chất đó, nhôm còn tính
chất nào khác hay không?
- HS hoàn thành phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
TN1: Đốt cháy nhôm trong khí oxi dư.
a. Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
b. Tại sao nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nhưng để ngoài không khí thì sắt nhanh bị gỉ hơn?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
TN2: Cho nhôm tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng. Mô tả hiện tượng và viết phương trình
phản ứng.
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………..
TN3: Cho nhôm vào dung dịch NaOH.
a. Mô tả hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
b. Từ thí nghiệm này, HS liên hệ lại câu hỏi ở phiếu học tập số 1 và kết luận.


…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
TN4: Cho nhôm vào nước. Giải thích tại sao nhôm không phản ứng với nước.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………..
- HĐ cả lớp:
+ GV mời một số nhóm báo cáo kết quả dự đoán tính chất hóa học của nhôm, các nhóm khác góp ý,
bổ sung.
+ Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm, GV mời đại diện một số nhóm báo cáo quá trình thí nghiệm,
nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH xảy ra và trả lời các câu hỏi liên quan (phiếu học tập số
1), các nhóm khác góp ý, bổ sung. GV hướng dẫn HS chuẩn hóa kiến thức.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: Hoàn thành phiếu học tập số 1 và phiếu học tập 2.
- Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS và giải pháp hỗ trợ:
Các thí nghiệm trên đều đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên HS sẽ gặp khó khăn khi viết PTPƯ của Al
với dung dịch kiềm (NaOH). GV nên hướng dẫn HS cách giải quyết vấn đề:
Trước hết, màng bảo vệ là Al2O3 bị phá hủy trong dung dịch kiềm:
Al2O3 + 2NaOH � 2NaAlO2+ H2O

(1)

Tiếp đến, kim loại nhôm khử H2O:

2Al + 6H2O � 2Al(OH)3 + 3H2 �

(2)

Màng Al(OH)3 bị phá hủy trong dung dịch bazơ:
Al(OH)3 + NaOH � NaAlO2+ 2H2O

(3)


Các phản ứng (2) và (3) xảy ra luân phiên nhau cho đến khi Al tan hết.
Viết gọn:
2Al + 2NaOH + 2H2O � 2NaAlO2+ 3H2 �
Do đó, không nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng.
- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua quan sát: GV chú ý quan sát khi các nhóm tiến hành thí nghiệm, kịp thời phát hiện
những thao tác , khó khăn, vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thông qua hoạt động chung cả lớp:
- Đánh giá bằng nhận xét: GV cho các nhóm tự đánh giá quá trình thí nghiệm của mình và cho các
nhóm nhận xét, đánh giá lẫn nhau. GV nhận xét, đánh giá chung.
Hoạt động 4 (8 phút): Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên và sản xuất nhôm
a) Mục tiêu hoạt động:
- Nêu được trạng thái tự nhiên và phương pháp sản xuất nhôm trong công nghiệp.
- Rèn luyện khả năng quan sát, vận dụng.
b) Phương pháp tổ chức hoạt động:
- GV cho HS hoạt động cá nhân kết hợp thông tin mà sách giáo khoa đã cung cấp.
c) Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
- Sản phẩm: HS ghi câu trả lời vào vở.
+ Trạng thái tự nhiên: quặng boxit, mica, criolit,…
+ Sản xuất: điện phân nhôm oxit nóng chảy.

- Đánh giá kết quả hoạt động:
+ Thông qua câu trả lời của HS, GV chuẩn hóa lại kiến thức.


C- Luyện tập (32 phút)
a)

Mục tiêu hoạt động:

- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học trong bài về vị trí, tính chất vật lý, tính chất hóa học,ứng dụng
của nhôm.
- Tiếp tục phát triển các năng lực: tự học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề
thông qua môn học.
Nội dung HĐ: Hoàn thành câu hỏi/bài tập trong phiếu học tập số 3.
b)

Phương thức tổ chức hoạt động:

-

GV cho HS làm theo cá nhân là chủ yếu, bên cạnh đó có thể trao đổi nhóm nhỏ để kết quả
giải quyết các câu hỏi trong phiếu số 3.

-

HĐ chung cả lớp:

+GV mời một vài học sinh lên trình bày kết quả, cho HS khác góp ý, bổ sung.
+GV đưa ra nhận xét và giúp HS nhận ra lỗi sai→chuẩn hóa kiến thức/phương pháp giải.
-


GV có thể biên soạn các câu hỏi/bài tập khác, phù hợp từng đối tượng HS nhưng vẫn đảm
bảo mục tiêu chuẩn kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu của chương trình. Các câu hỏi cần mang
tính định hướng phát triển năng lực HS, tăng cường các câu hỏi mang tính vận dụng kiến
thức, gắn bó thực tiễn, tránh yêu cầu HS ghi nhớ kiến thức máy móc.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Hoàn thành các câu hỏi/bài tập sau:
Câu 1: Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển đổi sau:

Al

(1)
(2)
(3)
��
� AlCl3 ��
� Al(OH)3 ��
� Al2O3

(4)

(5)

(6)


NaAlO2
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 2: Có 4 kim loại Na, Ca, Fe, Al. Hãy nhận biết mỗi kim loại bằng phương pháp hóa học, nêu
hiện tượng và viết phương trình hoá học minh hoạ.
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 3: Hoà tan m gam Al bằng dung dịch NaOH dư, sau phản ứng giải phóng
3,36 lít khí H2 (đktc). Tìm giá trị của m?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 4: Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản
phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là bao nhiêu?
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 5: Cho 200 ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M, lượng
kết tủa thu được là 15,6 gam. V có giá trị lớn nhất là bao nhiêu?
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Câu 6: Tính thể tích dd NaOH 1M cần cho vào dd có 0,15mol AlCl3 tạo ra kết tủa
Al(OH)3 lớn nhất.
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………


D. Vận dụng và tìm tòi mở rộng (5 phút)

a) Mục tiêu hoạt động
HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng được thiết kế cho HS về nhà làm, nhằm mục đích giúp HS vận dụng
kiến thức, kĩ năng đã học trong bài để giải quyết các các câu hỏi, bài tập gắn với thực tiễn và mở
rộng kiến thức của HS, không bắt buộc tất cả HS đều phải làm, tuy nhiên GV nên động viên khuyến
khích HS tham gia, nhất là các HS say mê học tập, nghiên cứu, HS khá, giỏi và chia sẻ kết quả với
lớp.
b) Nội dung HĐ: HS giải quyết các câu hỏi/bài tập sau:
Sản xuất nhôm
Khi khai thác và sử dụng quặng boxit để sản xuất nhôm, trong quá trình này có gây ảnh hưởng gì đến
môi trường xung quanh không?
c) Phương thức tổ chức hoạt động
GV hướng dẫn HS về nhà làm và hướng dẫn HS tìm nguồn tài liệu tham khảo (internet, thư viện, góc
học tập của lớp...).
d) Sản phẩm HĐ: Bài viết/báo cáo hoặc bài trình bày powerpoint.
e) Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ:
Cho HS báo cáo kết quả HĐ vận dụng và tìm tòi mở rộng vào đầu giờ của buổi học kế tiếp. Cho HS
tự đánh giá kết quả của nhau, GV chốt kiến thức, HS rút kinh nghiệm. GV cộng điểm cho những HS
đã thực hiện tốt.



×