Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Bai thu hoach lop giao vien THPT hang II kha

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.56 KB, 10 trang )

Nguyễn Trương Kha

VL.PT2.04.41

1981

Vĩnh Long



01682826160

Đơn vị công tác: Trường THCS – THPT Long Phú – Vĩnh Long
KHÓA BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
GIÁO VIÊN THPT – Hạng II
Đơn vị tổ chức: Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh
Địa điểm học: Trường Tiểu học Phạm Thái Bường.........................................................................

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Bài thu hoạch này được hoàn thành vào ngày …./…../201…

Trang 1/10


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước của chúng ta hiện nay thì
chất lượng giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước chú trọng, quan tâm. Bản
thân là giáo viên dạy môn Toán ở trường THPT luôn trăn trở làm thế nào để
nâng cao chất lượng giáo dục cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay.
Trước đây, bản thân gặp không ít khó khăn trong việc thực hiện công việc


này, vì còn mơ hồ, chưa có được hướng đi đúng đắn. Nhưng sau khi tham gia
khóa học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp THPT hạng II do Quý Thầy Cô
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh giảng dạy, em đã tiếp thu
được rất nhiều kiến thức hết sức bổ ích từ 10 chuyên đề được học, các chuyên
đề đã giúp cho bản thân em nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực
tiễn mới trong công tác dạy và học. Đây là những nội dung hết sức bổ ích và
cần thiết cho người quản lí, giáo viên giảng dạy trong việc thực thi nhiệm vụ
tại đơn vị đang công tác.
Nhờ tiếp thu những kiến thức quý báu đó, bản thân mạnh dạn đưa ra một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường trung học phổ thông
nhằm phục vụ cho quá trình công tác sau này. Tuy nhiên do thời gian hoàn
thiện ngắn, việc nghiên cứu chưa được sâu và kinh nghiệm bản thân có hạn
nên dù đã cố gắng rất nhiều nhưng bài viết này chắc chắn còn những hạn chế,
rất mong được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và các bạn để bài viết
được hoàn chỉnh hơn.
Về nội dung chuyên đề có các nội dung chính sau:
1. Tìm hiểu một số khái niệm
1.1 Khái niệm giáo dục
Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức, hướng tới mục đích khơi
gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của người dạy và
người học theo hướng tích cực. Nghĩa là góp phần hoàn thiện nhân cách
Trang 2/10


người học bằng những tác động có ý thức từ bên ngoài, góp phần đáp ứng các
nhu cầu tồn tại và phát triển của con người trong xã hội đương đại.
1.2 Khái niệm chất lượng giáo dục
Thuật ngữ “chất lượng” mang một ý nghĩa tương đối. Ở mỗi vị trí, người
ta nhìn nhận chất lượng dưới những khía cạnh khác nhau, quan điểm khác
nhau. Có quan điểm cho rằng “chất lượng một trường phụ thuộc vào chất

lượng hay số lượng đầu vào của trường đó”. Quan điểm này được gọi là quan
điểm “nguồn lực”, bởi nó coi nguồn lực là chất lượng. Một quan điểm khác
cho rằng “đầu ra” có tầm quan trọng hơn nhiều so với “đầu vào” của quá trình
giáo dục. Có quan điểm cho rằng chất lượng được đánh giá bằng “giá trị gia
tăng” (lấy giá trị của “đầu ra” trừ đi giá trị của “đầu vào”). Theo quan niệm
này, một trường có tác động tích cực tới học sinh khi nó tạo ra sự khác biệt
trong sự phát triển về trí tuệ của học sinh. Một số quan niệm khác cho rằng
chất lượng được đánh giá bằng “giá trị học thuật” (có nghĩa là trường nào có
đội ngũ giáo viên giỏi, có uy tín khoa học và tay nghề cao thì được xem là
trường có chất lượng cao), chất lượng được đánh giá bằng “văn hóa tổ chức” ,
chất lượng được đánh giá bằng “kiểm toán”, Cách tiếp cận khác phổ biến cho
rằng chất lượng là sự đáp ứng với mục tiêu…
Có thể nói chất lượng là sự hoàn thiện, phù hợp với những mục tiêu,
những tiêu chuẩn đã được đặt ra. Từ quan niệm “chất lượng là mức độ đáp
ứng mục tiêu”, có thể định nghĩa “chất lượng giáo dục là mức độ đáp ứng
mục tiêu giáo dục”. Ở đây, mục tiêu giáo dục được hiểu một cách toàn diện,
bao gồm cả triết lí giáo dục, mục đích, định hướng của cả hệ thống giáo dục,
và sứ mạng, các nhiệm vụ cụ thể của cơ sở giáo dục. Tuy nhiên mục tiêu được
quy định trong “Luật giáo dục” là mục tiêu chung cho tất cả các trường,
nhưng mục tiêu cụ thể của các trường có thể khác nhau do có sứ mạng khác
nhau.
2. Cơ sở lý luận
Trang 3/10


Có thể thấy giáo dục là niềm hi vọng lớn cho đất nước, giáo dục giúp tạo
ra những người hiền tài, là trụ cột chính cho công cuộc đổi mới đất nước. Bác
Hồ có dạy rằng: “có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không
có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó, người làm công tác giáo dục cần chú
ý việc dạy học cho học sinh, không những dạy chữ mà còn phải dạy người.

Nhưng để có thể nâng cao chất lượng giáo dục, cần phải thấy được rằng
việc xác định rõ vai trò, mối quan hệ gắn liền với chất lượng giáo dục là hết
sức quan trọng.
2.1 Vai trò của Nhà nước và cơ quan quản lý giáo dục
Việc nâng cao chất lượng giáo dục thông qua “dạy chữ, dạy người” cho
từng học sinh góp phần nâng cao phẩm chất ở từng cá nhân học sinh, làm cho
học sinh có thể phát huy tối đa tiềm năng của mình: trình độ chuyên môn, kỹ
năng, kỹ xảo, đạo đức, tư cách, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động, óc
tiềm tòi, sáng tạo,.. Song muốn đạt được các yếu tố trên đòi hỏi phải có nền
giáo dục phát triển, mà muốn có nền giáo dục phát triển thì đòi hỏi yếu tố đầu
tiên là vai trò quản lý giáo dục của cơ quan Nhà nước. Quản lý Nhà nước về
giáo dục có thể coi là khâu then chốt nhằm đảm bảo thắng lợi của mọi hoạt
động giáo dục, nhằm tiến tới mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước và hoàn thiện nhân cách con người. Bởi vì thông
qua quản lí Nhà nước về giáo dục và đào tạo, việc thực hiên các chủ trương
chính sách quốc gia nâng cao hiệu quả đầu tư cho giáo dục, chú ý thực hiện
các mục giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục mới được triển khai,
thực hiện có hiệu quả.
2.2 Vai trò của Nhà trường
Nâng cao tinh thần, trách nhiệm của Ban giám hiệu trong lãnh đạo, điều
hành công việc; của tổ trưởng, tổ phó trong chỉ đạo chuyên môn, giúp đỡ và
xây dựng tinh thần đoàn kết tổ; của lãnh đạo tổ chức công đoàn, đoàn thanh

Trang 4/10


niên trong định hướng hoạt động của tổ chức mình phụ trách; của giáo viên
chủ nhiệm trong quản lý, giúp đỡ lớp....
Định hướng dạy học theo chủ đề, dạy học theo dự án, trải nghiệm sáng
tạo để cùng nhau xây dựng góp ý bài giảng nhằm nâng chất lượng hoạt động

chuyên môn và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; Nghiên cứu thực hiện
việc đổi mới hoạt động dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm thực
hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 04/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc
tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Có kế hoạch đánh giá, kiểm tra việc thực hiện chuyên môn của tổ, phân
tích những hạn chế của giáo viên (nếu có) và đề ra kế hoạch của tổ trong thời
gian tới. Đồng thời tổ trưởng chủ động thiết kế nội dung họp tổ phải quan tâm
nhiều đến vấn đề chuyên môn, không sa đà vào sự việc hành chính.
Đối với giáo viên bộ môn cần thay đổi cách dạy, cách đánh giá sao cho
phù hợp với tình hình thực tế, tổ chức thảo luận những nội dung khó trong
chương trình và trong đề thi THPT Quốc gia, phương pháp truyền đạt cho học
sinh dễ hiểu bài, thảo luận các chuyên đề cần dạy học theo dự án, tích hợp,
liên môn và các nội dung có thể thực hiện trải nghiệm.
Đối với công tác chủ nhiệm, tổ chức thảo luận để tháo gỡ những khó
khăn mà giáo viên đang gặp; trao đổi kinh nghiệm về phương pháp quản lý
giờ học hoặc giờ chủ nhiệm hiệu quả.
Phân công giáo viên sưu tầm và trao đổi những kiến thức, bài tập hay;
trao đổi kiến thức và những phương pháp giảng dạy mới để giáo viên trong tổ
nâng cao trình độ chuyên môn cũng như biết cách lồng ghép các phương pháp
giảng dạy thể hiện qua các tiết thao giảng.
Tổ chức phân tích các đề thi THPT Quốc gia, thi học sinh giỏi và
Olympic hàng năm để có kế hoạch lồng ghép từng chủ đề, kiến thức thích hợp
và các kỹ năng cần thiết cho việc giảng dạy và ra đề kiểm tra cho học sinh.

Trang 5/10


Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng phương pháp dạy học
tích cực hiệu quả; Đổi mới đánh giá giờ dạy giáo viên, đẩy mạnh việc vận
dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự

án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội
dung bài học; tập trung dạy cách học, cách nghĩ; bảo đảm cân đối giữa trang
bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng và định hướng thái độ, hành vi cho học sinh;
2.3 Vai trò của gia đình và xã hội
Gia đình và xã hội là những tác nhân quan trọng đối với chất lượng giáo
dục. Sự quan tâm của gia đình và xã hội đến giáo dục là động lực thúc đẩy sự
phát triển của giáo dục.
2.4 Vai trò của học sinh
Học sinh chính là đối tượng chính của giáo dục phổ thông, bản thân các
em cũng là chủ thể của các em. Ý thức học tập, rèn luyện, mong mỏi đạt được
tri thức là những động lực chính để tăng chất lượng giáo dục.
3. Thực trạng tại trường em
Vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục luôn là vấn đề nóng bỏng, rất nhiều
giải pháp đưa ra và đã được áp dụng ở nhiều trường học, nhiều cơ sở giáo
dục. Tại cơ sở em đang công tác, vấn đề này cũng hết sức được quan tâm và
có những thuận lợi sau:
- Các hoạt động chuyên môn của nhà trường luôn được sự quan tâm, chỉ
đạo sâu sát của lãnh đạo Sở, Phòng.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá được
lãnh đạo nhà trường quan tâm chỉ đạo một cách tích cực, có hệ thống, bám sát
chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ nhau. Bản
thân giáo viên luôn tích cực học tập, tìm hiểu và áp dụng các phương pháp
vào quá trình dạy học, luôn mong muốn mang lại chất lượng ngày càng cao.
Trang 6/10


Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy của bản thân và qua dự giờ đồng
nghiệp, em thấy việc nâng cao chất lượng giáo dục không đồng đều, còn gặp
nhiều khó khăn:

+ Về phía giáo viên: còn tập trung dạy kiến thức, chú trọng điểm số mà
chưa chú ý nhiều đến việc giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách, kỹ năng
sống, kỹ năng giao tiếp,… cho các em.
+ Về phía học sinh: học sinh đa số vùng nông thôn, một số em chưa
chăm học, khả năng giao tiếp còn hạn chế,… Phần lớn, cha mẹ làm ruộng
hoặc đi làm xa, chưa thật sự quan tâm đến các em, họ còn suy nghĩ phó mặc
cho nhà trường, “tất cả nhờ thầy”.
- Mỗi học viên viết một bài thu hoạch gắn với công việc mà mình đang
đảm nhận, trong đó nêu được kiến thức và kỹ năng thu nhận được, phân tích
công việc hiện nay và đề xuất vận dụng vào công việc;

Trang 7/10


- Độ dài không quá 25 trang A4 (không kể trang bìa, phần tài liệu tham
khảo và phụ lục), sử dụng phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, cách
dòng 1,5;
- Văn phong, cách viết: Có phân tích và đánh giá, ý kiến nêu ra cần có số
liệu minh chứng rõ ràng.
- Bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10. Học viên không đạt
điểm 5 trở lên thì phải viết lại bài thu hoạch. Sau khi viết lại bài thu hoạch nếu
vẫn không đạt điểm 5 trở lên thì học viên không được cấp chứng chỉ.

HỌC VIÊN CÓ THỂ làm mục lục ngay sau phần này

Tiêu đề

Trang

1. Thời gian nộp bài thu hoạch


1

2. Yêu cầu kĩ thuật

2

3. Đặt tên file và gửi email

2

4. Tinh thần tiết kiệm

2

1.

Thời gian nộp bài thu hoạch và hình 4x6:
- Hạn cuối nộp ngày …./…../20….. cho ông Lê Hồng Quân (ĐT: 098 444

2929) hoặc ông Nguyễn Hữu Hiếu (0907 300 164) tại phòng Đào tạo - A.106,
280 An Dương Vương, phường 4, quận 5, Tp. Hồ Chí Minh (nếu địa điểm tổ
chức lớp ngoài Tp. Hồ Chí Minh, quý thầy/ cô có thể nộp cho đơn vị quản lý
lớp hoặc lớp trưởng; đơn vị quản lý lớp hoặc lớp trưởng tập hợp và gửi qua
đường bưu điện về địa chỉ, người nhận như trên; ngày nộp sẽ căn cứ vào
ngày gửi bưu điện).
- Quý thầy/ cô phải nộp 02 hình khổ 4x6 (mặt sau ghi rõ các thông
tin: họ tên, ngày sinh, đơn vị công tác, mã số học viên,…) cho Ban tổ chức
Trang 8/10



lớp trước khi kết thúc khóa học để làm chứng chỉ (trường hợp ở các tỉnh, quý
thầy/ cô có thể gom lại thành lớp và gửi cho Ban tổ chức qua đường bưu
điện).
2.


Yêu cầu kĩ thuật
In trắng đen: Việc in trắng đen quan trọng hơn in màu. Lí do: các
bản in màu có thể bị nhòe khi gặp nước hoặc môi trường ẩm ướt.



In 2 mặt: là bắt buộc, để số tờ giấy được ít hơn và cuốn mỏng hơn,



Đóng bìa kiếng: Không. Vì bìa kiếng sẽ làm dày và nặng thêm bài
thu hoạch.



Đóng bìa giấy thơm: Không. Vì giảng viên có thể bị dị ứng với các
loại mùi giấy.



Đóng bìa gáy xoắn: Không. Vì bài thu hoạch của học viên sẽ nằm lạc
lõng trong số các bài thu hoạch khác, việc xếp chồng lên nhau cũng bị khó
khăn.




Đóng kim gáy: Bấm 3 kim bên gáy, không dán thêm băng keo.



Font chữ, canh lề, trình bày trang: sử dụng đúng file này đã cấu hình
sẵn lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới, đặt số trang, khổ A4, cỡ chữ 14, cách
đoạn 6pt, dãn dòng 1.5, …

3.


Đặt tên file và gửi email
Đặt tên file: Tên file theo cấu trúc : [mã học viên].[phần mở rộng của
file]. Trong đó: phần mở rộng là mặc định như doc, docx, pdf, zip, … Ví
dụ: SP.GV2.01.025.docx (mã học viên do phòng Đào tạo cấp).



Gửi email: Gửi email với tiêu đề như tên file và gửi về

Tại sao lại nộp email?

Tất cả bài thu

hoạch phải nộp bản in giấy. Tuy nhiên, bản email sẽ giúp xử lí các tranh
Trang 9/10



chấp liên quan đến thất lạc bài thu hoạch, ngày giờ trên email sẽ giúp xác
định thời hạn nộp bài thu hoạch là đúng hạn.
 Bỏ qua mục này: Bạn có thể bỏ qua mục này, tuy nhiên, chúng tôi
không xử lí các phát sinh khi có vấn đề gì về thất lạc.
4.

Tinh thần tiết kiệm
Việc in ấn, đóng bìa. … như yêu cầu trên đây nhằm mục đích tiết kiệm

cho học viên và tạo nên mẫu thống nhất để dễ dàng trong việc quản lí.

Trang 10/10



×