Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN Sử dụng chương trình thi trắc nghiệm cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.57 KB, 10 trang )

I. Đặt vấn đề :
1. Mục tiêu :
Đối với thời đại mà công nghệ thông tin phát triển không ngừng như hiện
nay, bất cứ phương pháp học tập nào lạc hậu và không đem lại hiệu quả cao thì nên
mạnh dạn loại bỏ để ứng dụng các phương pháp hiện đại hơn, hiệu quả hơn; Mục
đích cũng vì đem lại lợi ích cho người học. Việc thi cử, chấm trả cũng vậy, phương
pháp nào tiện lợi, giúp người học dễ tiếp cận, người dạy dễ dàng chấm trả, thống kê
thì phương pháp đó là tối ưu và nên được đưa vào áp dụng. Chương trình soạn bài
thi trắc nghiệm tin học trên máy tính mà tôi đề cập đến sau đây đáp ứng được các
tiêu chí sau :
1. Về người học : dễ dàng tiếp cận (lớp 1 đến lớp 5) do tính trực quan, dễ dàng
thao tác, thi xong sẽ được biết điểm ngay.
2. Về người dạy : dễ soạn câu hỏi, chương trình tự chấm điểm khi thi xong, dễ
dàng thống kê điểm số.
2. Cơ sở lí luận :
Sử dụng phần mềm để thi trắc nghiệm không phải là hiếm trong thời buổi hiện
nay, tuy nhiên chương trình mới chỉ được áp dụng đối với các đối tượng từ THPT,
TCCN, Cao Đẳng, Đại Học. Riêng đối với cấp tiểu học thì do vướng phải về mặt
kiến thức, kỹ năng nên còn rất hạn chế, chưa mạnh dạn để áp dụng.
Bản thân tôi là Giáo viên tin học, tôi rất quan tâm và rất có hứng thú với việc
tìm tòi sử dụng các phần mềm tin học, nhận thấy chương trình thi trắc nghiệm VCE
Testing System có thể áp dụng được cho các em học sinh tiểu học không chỉ riêng
môn tin học mà các môn khác cũng có thể áp dụng được do tính tiện dụng, trực
quan sinh động, dễ tiếp cận mà chương trình mang lại
II. Thực trạng :
1. Thực trạng thi – chấm trả môn tin học
- Giáo viên soạn bài trên tập tin word, in đề ra để học sinh chọn đáp án sau đó
thu lại và chấm bài, thống kê và nộp báo cáo.
- Giáo viên soạn bài trên tập tin excel, sử dụng các hàm tính toán để tính điểm,
học sinh sẽ thi trực tiếp trên excel và sau đó gửi bài cho giáo viên.
2. Nhược điểm khi sử dụng các chương trình thi trắc nghiệm không trực


quan
- Giáo viên khó khăn trong việc chấm trả vì số lượng học sinh đông, đối với
những giáo viên dạy nhiều lớp thì đó là một khối lượng công việc khổng lồ,
chưa kể đến việc có thể sai sót trong quá trình chấm trả, thống kê.
- Đối với những cách thi trắc nghiệm bằng excel thì các dạng câu hỏi không
được đa dạng, đều phải trả lời dựa trên các đáp án a-b-c-d có sẵn.
1


- Theo tinh thần của thông tư 30 và mới nhất là thông tư 22, tất cả bài thi của
học sinh tiểu học đều phải được soạn và ra đề dựa trên 4 mức độ : nhận biết,
thông hiểu, vận dụng và vận dụng phản hổi; Việc cho thi trắc nghiệm theo
phương pháp cũ rất khó để ra đề chính xác theo các mức độ.
III. Giải quyết vấn đề :
a. Khám phá các tính năng của chương trình VCE Testing System
Bằng việc tự mình trải nghiệm qua việc tìm kiếm và tải chương trình về máy,
cài đặt và sử dụng, khái quát chương trình bao gồm 3 phần chính
- VCE Server (Cài trên máy giáo viên) : dùng để tương tác với phần VCE
Client (cài trên máy học sinh), qui định điểm số, tổng thời gian làm bài của
bài thi, thống kê bài thi của từng học sinh và điểm số, quản lý tài khoản thi
và danh sách học sinh – danh sách các lớp.
- VCE Exam Designer (Cài trên máy giáo viên) : dùng để thiết kế câu hỏi trắc
nghiệm cho học sinh, quy định điểm số từng câu hỏi, các dạng câu hỏi trực
quan.
- VCE Client (Cài trên máy học sinh) : dùng để tương tác với phần VCE
Server trên máy giáo viên, học sinh vào đây để thi, học sinh sẽ biết được
điểm thi ngay khi nhấn nút nộp bài thi xong.
- Chương trình hoạt động trên mạng Lan, không cần kết nối internet nên rất
tiện lợi đối với các phòng tin học có mạng internet không ổn định hay sự cố
internet bất ngờ.

b. Thử nghiệm tính năng của chương trình qua các bài kiểm tra
- Tôi đã mạnh dạn áp dụng thử chương trình thông qua các bài kiểm tra ngắn
cuối mỗi phần theo sách luyện tập tin học.
- Bằng việc cho học sinh trải nghiệm thử, tôi nhận thấy rằng các em học sinh
từ lớp 1 đến lớp 5 hoàn toàn có thể sử dụng dễ dàng chương trình này.
c. Tìm hiểu tâm lý học sinh
Qua vài bài kiểm tra thực tế, tôi nhận thấy học sinh rất thích khi được sử dụng
chương trình thi trắc nghiệm này, các em có thể tự điền tên lớp của mình để vào thì,
các dạng câu hỏi thì trực quan, dễ thao tác, và hơn hết là các em có thể biết được
điểm của mình khi vừa kiểm tra xong.
d. Ứng dụng thực tế vào soạn câu hỏi thi trắc nghiệm
 Cài đặt chương trình
2


- Chương trình cho phép chọn “Server and client” để cài vào máy giáo viên và
“Client only” để cài vào máy học sinh.
- Khi cài đặt vào máy giáo viên : chương trình sẽ bao gồm 3 phần : Server,
Exam Designer và Client.
- Khi cài đặt vào máy học sinh : chương trình chỉ có 1 phần là Client.
 Soạn câu hỏi trắc nghiệm
- Khởi động chương trình Exam Designer trên máy giáo viên, chương trình sẽ
có giao diện như sau :

3


- Khai báo các thông tin cần thiết về kỳ thi : Thời gian giới hạn (Time limit):
15 phút, Điểm số đạt bài thi (Passing score) : 500 tương ứng với 5 điểm


- Khi hết thời gian, chương trình tự động khóa bài thi và thông báo điểm đạt
được.
 Các dạng câu hỏi
- Chương trình cho phép soạn câu hỏi với nhiều dạng khác nhau tùy theo trình
độ, kỹ năng của người học :

4


- Với khả năng của học sinh tiểu học, tôi lựa chọn các dạng câu hỏi có tính
trực quan cao và dễ thao tác
 Dạng câu hỏi một lựa chọn, đáp án sẽ đi kèm với 1 hình ảnh (Mức độ 1), học
sinh chỉ có thể lựa chọn 1 đáp án

5


 Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn, mỗi lựa chọn đi kèm hình ảnh (Mức độ 2), học
sinh có thể chọn nhiều đáp án phù hợp.

 Dạng câu hỏi kỹ năng, đáp án đi kèm hình ảnh, học sinh trả lời bằng cách
click chuột vào 1 vị trí thích hợp trên hình để trả lời (Mức độ 3). Đối với
dạng câu hỏi này, các vị trí được cho sẵn (các đáp án) đều có hiệu ứng để khi
học sinh click vào sẽ đổi màu

- Các đáp án sẽ đổi màu khi học sinh chọn vào đúng vị trí cho phép chọn

6



 Dạng câu hỏi chọn chính xác (đi kèm hình ảnh), học sinh sẽ phải chọn thật
chính xác câu trả lời ở 1 vị trí trên hình, các đáp án sẽ không đổi màu khi
được chọn (Mức độ 4)

 Bắt đầu làm bài và kết thúc bài thi
Học sinh khởi động chương trình Client trên máy tính của mình
Chọn tên, lớp trong hệ thống

- Nhấn Begin để vào bài thi
- Trả lời các câu hỏi
- Nhấn End Exam để kết thúc bài thi

7


 Hệ thống tự chấm điểm và kết thúc bài thi khi hết thời gian
Điểm số của học sinh : 85% tương ứng với 8.5 điểm
- Kết quả (Grade :Pass) : Đạt, đã vượt qua bài thi. Giáo viên có thể dựa vào kết
quả để lọc ra những học sinh không đạt bài thi hoặc lọc theo điểm từ cao đến
thấp
- Điểm tối ưu của chương trình thể hiện ở việc giáo viên không cần phải kiểm
soát thời gian để thông báo giờ thi, hệ thống bắt đầu tính giờ làm bài khi học
sinh nhấn nút bắt đầu thi và kết thúc – có điểm khi học sinh nhấn nút kết thúc
bài thi hoặc hết thời gian làm bài do giáo viên thiết lập sẵn.
 Thống kê điểm của học sinh
- Giáo viên có thể biết được kết quả của tất cả học sinh ở các khối lớp dựa trên
bảng thống kê sau :

8



- Dựa trên thống kê kết quả, giáo viên chỉ cần ghi vào sổ điểm và nhận xét,
báo cáo.
IV. Những mặt tích cực và hạn chế của sáng kiến kinh nghiệm :
1. Mặt tích cực :

- Học sinh thích thú khi được sử dụng phần mềm thi trắc nghiệm trực quan, dễ
thao tác, có điểm khi thi xong.
- Giáo viên bớt được gánh nặng chấm trả, dễ dàng thống kê điểm
2. Mặt hạn chế :
- Học sinh lớp 1 còn hạn chế về thao tác nên sử dụng chưa thuần thục.
V. Những bài học kinh nghiệm :

- Việc ứng dụng hiệu quả công cụ mang tính công nghệ cao vào thi cử và đạt
được phản hồi tích cực từ học sinh giúp cho giáo viên có thêm tinh thần,
nhiệt huyết để dạy tốt hơn, soạn đề ngày càng đầu tư nhiều hơn giúp đánh giá
chính xác năng lực của học sinh.
- Phản ứng từ học sinh : học sinh thích thú khi được sử dụng chương trình để
dự thi, thái độ nghiêm túc khi làm bài để có được kết quả tốt.
- Năng lực học tập : đánh giá được tương đối chính xác năng lực của học sinh
thông qua các dạng câu hỏi dựa trên các mức độ từ nhận biết, thông hiểu, vận
dụng đến vận dụng phản hồi (mức 1 – 4)
*Kết luận chung :
Ngoài việc sử dụng thành thạo các tính năng mà chương trình mang lại
để đạt được kết quả khả quan trong công tác soạn đề, chấm trả. Ngoài ra việc
đánh giá chính xác khả năng tiếp thu của học sinh là yếu tố quan trọng để
9


giáo viên có cơ sở điều chỉnh lại kiến thức cho phù hợp với học sinh trong

quá trình giảng dạy.
- Trên đây là những kinh nghiệm của tôi trong việc mạnh dạn đưa vào sử dụng
chương trình soạn đề thi trắc nghiệm trực quan cho học sinh tiểu học và bước
đầu đã đạt được kết quả khả quan giúp học sinh không bị áp lực trong thi trắc
nghiệm, giáo viên đánh giá chính xác năng lực của học sinh.
- Với vai trò là tổ trưởng mạng lưới chuyên môn tin học cấp tiểu học, ngoài
việc áp dụng chương trình thi trắc nghiệm tin học này từ năm học 2015-2016
cho đến nay, tôi đã thực hiện chuyên đề hướng dẫn và triển khai chương trình
này rộng rãi đến các trường tiểu học trong quận, cho đến nay một số trường
đã áp dụng và đã đạt được những kết quả như mong đợi.
- Việc trao đổi với các thành viên trong tổ mạng lưới tin học đã giúp tôi không
ít trong quá trình hoàn thiện việc sử dụng chương trình thi trắc nghiệm, phổ
biến và áp dụng chương trình này đến các trường có dạy tin học vẫn còn
đang áp dụng các phương pháp thi trắc nghiệm bằng giấy, bằng tập tin excel
sẽ giúp cho giáo viên hoàn thành nhanh chóng việc soạn, ra đề , chấm trả
hiệu quả.
Người thực hiện

Lê Mai Quang Thế

10



×