Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ HỌC NEO PI RMBTI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.42 KB, 18 trang )

Nội dung: Bộ trắc nghiệm
MBTI và NEO-PI-R

1


TRẮC NGHIỆM NEO-PI-R
1. Giới thiệu chung và mô tả trắc nghiệm
Là bộ trắc nghiệm đánh giá nhân cách một cách toàn diện dành cho
thanh niên và người trưởng thành, cụ thể là từ 17 tuổi đến 89 tuổi, đ ược
phát triển bởi Paul Costa và Robert McCrae.
Cơ sở của bộ trắc nghiệm NEO-PI-R là Mô hình 5 nhân tố nhân cách
(FFM), đúng như tên gọi, là mô hình chỉ ra 5 nét nhân cách c ơ bản, đ ược
sử dụng để mô tả nhân cách con người. Lý thuyết này cung cấp cho các
nhà tâm lý phương tiện, ngôn ngữ để mô tả và hiểu rõ về các đặc đi ểm
nhân cách của con người và được áp dụng trong nghiên c ứu, đánh giá.
Trong lịch sử phát triển của mô hình 5 nhân tố, có r ất nhiều quan
điểm khác nhau để trả lời câu hỏi: 5 nhân tố nhân cách bao gồm nh ững
nhân tố nào. Goldberg (1981, 1989): Sức sống (Surgency), Tán thành
(Agreeableness), tận tâm (Conscientiousness), Ổn định tình cảm và Trí
tuệ; Botwin và Buss (1989): Hướng ngoại, Tán thành, T ận tâm, Tình c ảm
bất ổn định (Emotional instability) và Văn hoá (Culture). Tuy nhiên, Mô
hình 5 nhân tố theo Costa và McCrae (1985) vẫn được nhiều người ch ấp
nhận hơn cả, bao gồm các nhân tố: Nhiễu tâm (Neuroticism), H ướng
ngoại (Exraversion), Cầu thị, ham hiểu biết (Openness), Dễ chấp nh ận
(Agreeableness) và Làm chủ bản thân (Conscientiousness). Người ta
thường gọi tắt theo các chữ cái đầu của các nhân tố để dễ nh ớ là OCEAN.
Mỗi nhân tố mang một ý nghĩa riêng. “Nhiễu tâm đánh giá sự bất ổn đ ịnh
về cảm xúc, “Hướng ngoại” đánh giá số lượng và cường độ các tương tác
liên cá nhân, “Cầu thị, ham hiểu biết” mô tả việc lao vào th ử nghiệm
những điều mới, đánh giá sự nắm bắt kinh nghiệm, khả năng chịu đ ựng


trong quá trình thử nghiệm, “Dễ chấp nhận” đánh giá chất lượng sự định
2


hướng liên cá nhân, và “Làm chủ bản thân” đánh giá m ức đ ộ tổ ch ức, uy
tín, động cơ trong hành vi của cá nhân.
Trong quá trình phát triển Mô hình 5 nhân tố nói chung và b ộ tr ắc
nghiệm NEO-PI-R nói riêng, Costa và McCrae bổ sung thêm 6 ti ểu thang
đo cho mỗi nhân tố lớn nói trên.

Nhiễu tâm
Lo âu
Thù địch
Trầm cảm

Hướng

Cầu thị, ham

Dễ chấp

Làm chủ

ngoại
Cởi mở, thân

hiểu biết
Giàu tưởng

nhận


bản thân

thiện
Quảng giao

tượng
Óc thẩm mĩ
Hiểu xúc

Tin tưởng

Năng lực

Thẳng thắn

Ngăn nắp

cảm của

Vị tha

Tự khẳng
định

Tự ti, mặc

Tích cực hoạt

mình

Đa dạng hoá

cảm
Khó kiểm

động

hoạt động

soát xung
tính
Dễ bị tổn

Tìm kiếm sự
kích thích
Xúc cảm tích

thương

Giàu ý tưởng

Phục tùng

Khiêm tốn

Các giá trị
Nhân hậu
cực
5 nhân tố và tiểu thang đo


Có trách
nhiệm
Nỗ lực thành
đạt
Kỷ luật tự
giác
Thận trọng

Như vậy, bộ trắc nghiệm NEO-PI-R được xây dựng dựa trên 5 nhân
tố lớn và 6 tiểu thang đo cho mỗi nhân tố, mỗi tiểu thang đo có 8 items,
tổng cộng là 240 items trong cả bộ trắc nghiệm; s ử d ụng thang đo tr ả
lời gồm 5 khoảng (Hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý, trung l ập,
đồng ý, hoàn toàn đồng ý). Thời gian để hoàn thành trắc nghiệm là
khoảng 30-40 phút.


Trắc nghiệm NEO-PI-R có thể thực hiện trên máy tính hoặc trên
giấy. Các nhà phát triển bộ trắc nghiệm cung cấp hai phiên bản S và R,
bản S dành cho người tự trả lời trắc nhiệm và bản R dành cho người
quan sát một đối tượng.
Bên cạnh đó. Costa và McCrae cũng cung cấp phiên bản thu gọn của
bộ trắc nghiệm, gồm 60 câu, có tên gọi là NEO-FFI.
2. Lịch sử hình thành
Khởi đầu từ nghiên cứu về sự thay đổi nhân cách theo đ ộ tu ổi,
Costa và McCrae xuất bản bộ trắc nghiệm đầu tiên vào năm 1978 v ới 3
nhân tố N, E, O với tên gọi Neuroticism-Extraversion-Openness Inventory
(NEO-I). Sau đó, họ nhận ra 2 nhân tố n ữa: Agreeableness và
Conscientiousness. Theo đó, bộ hướng dẫn NEO đầu tiên ra đ ời, l ấy tên
là NEO-PI với đầy đủ 5 nhân tố (Big Five Personality Traits) vào năm
1985. NEO giờ trở thành tên gọi cho bộ trắc nghiệm chứ không chỉ là tên

viết tắt của ba nhân tố. Bên cạnh đó, bộ trắc nghiệm này cũng bao g ồm
thêm 6 tiểu thang đo cho cho mỗi nhân tố NEO. Bộ trắc nghiệm tiếp tục
được chỉnh sửa và thêm vào những tiểu thang đo vào năm 1990, 1992 và
được gọi là NEO-PI-R. Tuy nhiên đến giữa, cuối nh ững năm 90, Costa và
McCrae nhận ra rằng có một vài items đã cũ, lỗi thời và khó hiểu đ ối v ới
vài người. Sau đó, Costa và McCrae đã phát triển bộ trắc nghiệm, thay
thế các items lỗi. Năm 2005, bộ trắc nghiệm NEO-PI-3 ra đời, là phiên
bản mới nhất với 37 items đã được chỉnh sửa.
2. Cách tiến hành
Người trả lời có thể sử dụng bộ trắc nghiệm NEO-PI-R phiên bản
dành cho máy tính hoặc bản giấy. Đối với bản giấy, người làm trắc
nghiệm có thể sử dụng phiếu trả lời chấm tay hoặc chấm máy. Yêu cầu
được đối với người làm trắc nghiệm là phải trả lời hết tất cả các câu h ỏi


trong bộ trắc nghiệm. Nếu người trả lời không chắc về m ột items nào
đó thì hãy lựa chọn câu trả lời “trung lập”. Ngoài ra không có thêm nh ững
quy định nào khác về việc trả lời bộ trắc nghiệm, cũng không có quy
định về thời gian tối thiểu.
3. Xử lý kết quả
Bộ trắc nghiệm NEO-PI-R được tính theo bảng điểm chuẩn (đi ểm
thô quy đổi ra điểm chuẩn T-score). Tuy nhiên, do bộ trắc nghi ệm NEOPI-R chưa được chuẩn hoá và sử dụng tại Việt Nam, h ơn n ữa, thông tin
chi tiết hướng dẫn sử dụng bộ trắc nghiệm này không được công bố
rộng rãi trên mạng hay các cuốn sách giới thiệu chung về các tr ắc
nghiệm tâm lý nên nhóm gặp khó khăn trong việc tìm hiểu về cách xử lý
cụ thể kết quả của trắc nghiệm NEO-PI-R.
Kết quả của người trả lời sẽ được biểu diễn trên biểu đồ theo từng
nhân tố dựa theo điểm chuẩn đã được quy đổi trước đó. Từ đó, ta sẽ có
những đánh giá cụ thể về các mặt nhân cách của người trả lời.


Biểu đồ đánh giá chung


Đánh giá một tiểu thang đo (Lo âu)
 Lưu ý để đảm bảo độ chính xác của kết quả:
Nếu có nhiều hơn 41 items bị bỏ thì kết quả trắc nghiệm không có
giá trị phân tích. Nếu ít hơn 41 items bị bỏ, các items này sẽ đ ược m ặc
định đáp án là “trung lập”. Cần thận trọng khi xử lý kết quả trắc nghiệm
trong các trường hợp sau:
- Nhiều hơn 150 items hoặc ít hơn 50 items có đáp án là “hoàn toàn
đồng ý”, “đồng ý”
- Khi có 7 items “hoàn toàn không đồng ý” liên tiếp
10 items “không đồng ý” liên tiếp
11 items “trung lập” liên tiếp
10 items “đồng ý” liên tiếp
15 items “hoàn toàn đồng ý” liên tiếp (Phạm Minh Hạc,
2007)
Các con số trên được rút ra dựa trên sự phân tích các đối t ượng tr ả
lời từ mẫu chuẩn hoá ở Việt Nam. Ở một nguồn tài liệu khác của n ước
ngoài, những con số này là 6, 9, 10, 14, 9.


4. Lưu ý khi sử dụng trong lâm sàng
- Cung cấp cho nhà tâm lý những hiểu biết về khuynh h ướng của
thân chủ để tạp điều kiện thuận lợi trong quá trình tư vấn.
- NEO-PI-R là công cụ để đánh giá tâm lý hoặc dùng trong ph ỏng
vấn. Không thể chỉ dùng bộ trắc nghiệm này để chẩn đoán bệnh,
tuy nhiên nó có công dụng nhất định trong chẩn đoán. Nh ững
người có T-score ở thang đo N > 70 nên được xem xét là có ch ỉ báo
về tâm bệnh .

- Bộ trắc nghiệm này không được sử dụng với trẻ nhỏ, người bệnh
tâm thần và ở giai đoạn cuối của chứng mất trí.

Trắc nghiệm MBTI
1. Giới thiệu chung và mô tả trắc nghiệm
Trắc nghiệm tính cách Myers-Briggs, hay Chỉ số phân loại MyersBriggs (Myers-Briggs Type Indication), thường được viết ngắn gọn
là MBTI, là một phương pháp sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm tâm lý để
tìm hiểu tâm lý, tính cách cũng như cách con người nh ận th ức th ế gi ới
xung quanh, đưa ra quyết định cho một vấn đề...
Việc hiểu được sự đa dạng cảu các dạng tính cách cá nhân khác
nhau sẽ giúp mọi người nhận ra và đánh giá đúng các điểm m ạnh, đi ểm
yếu cảu mọi người, nhờ đó trả lời được câu hỏi tại sao tất cả mọi người
không ai giống ai.
Phương pháp kiểm kê tính cách này khởi nguồn từ các lý thuyết
phân loại trong cuốn Psychological Types của Carl Gustav Jung xuất bản
năm 1921 và được phát triển bởi Katharine Cook Briggs cùng con gái của


bà, Isabel Briggs Myers, từ khoảng Thế chiến thứ hai. Các câu hỏi tâm lý
ban đầu đã phát triển thành Chỉ số phân loại Myers-Briggs và được công
bố vào năm 1962.
MBTI trả lời cho câu hỏi tại sao mỗi người trên thế giới đều có cá
tính khác nhau, không ai giống ai vì vậy MBTI t ập trung vào các đ ối
tượng dân số bình thường và nhấn mạnh vào sự khác biệt tự nhiên c ủa
mỗi người. Ngày nay MBTI đang trở nên phổ biến và được sử dụng nh ư
một phương pháp phân loại tính cách khá chính xác, giúp con ng ười hi ểu
rõ bản thân và những người xung quanh hoặc tìm được công việc phù
hợp...
Dù rất phổ biến trong giới kinh doanh trên toàn thế giới, MBTI
cũng bị chỉ trích rộng rãi bở các học giả vì điểm yếu về ph ương pháp

luận, kém hợp lệ về thống kê và kém tin cậy.

 Phân loại :
MBTI phân loại tính cách dựa trên 4 nhóm cơ bản, mỗi nhóm là một c ặp
lưỡng phân của 8 yếu tố chức năng, nhận thức:


Xu hướng Tự nhiên: Hướng ngoại (Extraversion) - Hướng
nội (Introversion).

+ Hướng ngoại – hướng về thế giới bên ngoài gồm các hoạt động, con
người, đồ vật.
+ Hướng nội - hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng
tượng.
 Đây là 2 mặt đối lập nhưng bổ sung lẫn nhau. Tuy nhiên, một m ặt
sẽ chiếm ưu thế trong việc phát triển tính cách và ảnh hưởng đển
cách ứng xử.


Tìm hiểu và Nhận thức Thế giới: Giác quan (Sensing) - Trực



giác (INtution).
- Đây là 2 xu hướng đối lập nhau về cách chúng ta tiếp nh ận thông
tin từ thế giới bên ngoài.
- Trung tâm “Giác quan” trong não bộ chú ý đến các chi tiết liên quan
đến hình ảnh, âm thanh, mùi vị… của hiện tại được đưa đ ến từ 5 giác
quan của cơ thể. Nó phân loại, sắp xếp và ghi nhận những chi tiết của
các sự kiện thực tế đang diễn ra. Nó cũng cung cấp các thông tin chi

tiết của các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.
- Trung tâm “Trực giác” của não bộ chịu trách nhiệm tìm hiểu, diễn
dịch, và hình thành các mô hình từ thông tin thu th ập đ ược; s ắp x ếp
các mô hình và liên hệ chúng với nhau. Nó giúp cho não b ộ suy đoán
các khả năng và tiên đoán tương lai.


Quyết định và chọn lựa: Lý trí (Thinking) - Tình cảm (Feeling):

- Đây là 2 xu hướng đối lập về cách chúng ta đ ưa ra quy ết đ ịnh và
lựa chọn của mình.
Phần lý trí trong não bộ con người phân tích thông tin m ột cách
khách quan, làm việc dựa trên đúng/sai, suy luận và đưa ra kết luận m ột
cách có hệ thống. Nó là bản chất logic của con người.
Phần cảm giác của não bộ đưa ra quyết định dựa trên xem xét
tổng thể; yêu/ghét; tác động qua lại lẫn nhau; và các giá trị nhân đạo hay
thẩm mỹ. Đó là bản chất chủ quan của con người.
 Cách thức và Hành động: Nguyên tắc (Judgment) - Linh

hoạt (Perception): Đây là cách thức mà mỗi người lựa chọn để tác
động tới thế giới bên ngoài.


Nguyên tắc: tiếp cận thế giới một cách có kế hoạch, có tổ ch ức, có
chuẩn bị, quyết định và đạt đến một kết cục rõ ràng.
Linh hoạt: tiếp cận thế giới một cách tự nhiên, tìm cách thích
nghi với hoàn cảnh, thích một kết cục bỏ ngỏ, ch ấp nh ận nh ững c ơ h ội
mới, và chấp nhận thay đổi kế hoạch.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG:
I – INTROVERSION – (HƯỚNG NỘI)

Suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động
Cần có một khoảng thời gian riêng tư đáng kể để nạp năng l ượng
Hứng thú với đời sống nội tâm, đôi khi tự cô lập v ới th ế gi ới bên ngoài
Thích nói chuyện riêng tư 2 người.
Hiếm khi chủ động xin ý kiến của người khác
E – EXTRAVERSION– (HƯỚNG NGOẠI)
Hành động trước hết, suy nghĩ và cân nhắc sau
Cảm thấy khổ sở nếu bị cách ly với thế giới bên ngoài
Hứng thú với con người và sự việc xung quanh
Quảng giao, thích tiếp xúc với nhiều người
Dễ bắt chuyện
S – SENSING – (CẢM GIÁC)
Sống với hiện tại
Thích các giải pháp đơn giản và thực tế
Có trí nhớ tốt về các chi tiết của những sự kiện trong quá kh ứ
Giỏi áp dụng kinh nghiệm
Thoải mái với những thông tin rõ ràng và chắc chắn
N – INTUITION – (TRỰC GIÁC)
Hay nghĩ đến tương lai
Sử dụng trí tưởng tượng, hay sáng tạo ra những khả năng m ới


Thường chỉ nhớ đến ý chính và các mối liên hệ
Giỏi vận dụng lý thuyết
Thoải mái với sự nhập nhằng, hay những thông tin không rõ ràng
T – THINKING – (LÝ TRÍ)
Luôn tìm kiếm sự kiện và tính logic để đưa ra kết luận
Có xu hướng để tâm đến các nhiệm vụ, công việc cần phải hoàn thành
Dễ dàng đưa ra những phân tích thấu đáo và khách quan
Chấp nhận xung đột là một phần tự nhiên trong mối quan hệ gi ữa

người với người.
F – FEELING – (TÌNH CẢM)
Xem xét cảm xúc cá nhân và ảnh hưởng của một quy ết đ ịnh lên ng ười
khác trước khi đưa ra quyết định đó.
Nhạy cảm với những nhu cầu và phản ứng của người khác.
Tìm kiếm sự nhất trí và ý kiến của số đông.
Khó xử khi có xung đột; hoặc có phản ứng tiêu cực khi x ảy ra b ất hòa.
J – JUDGING – (NGUYÊN TẮC)
Có kế hoạch chu đáo trước khi hành động
Tập trung vào các hoạt động có tính nhiệm vụ, hoàn tất các công đo ạn
quan trọng trước khi tiếp tục
Làm việc tốt nhất và không bị stress khi hoàn thành công việc trước
thời hạn
Tự đặt ra mục tiêu, thời hạn, và các chuẩn mực để quản lý cu ộc s ống
P – PERCEIVING – (LINH HOẠT)
Có thể hành động mà không cần lập kế hoạch; lập kế hoach tùy theo
tình hình
Thích làm nhiều việc cùng lúc, thích sự đa dạng, có th ể v ừa làm v ừa
chơi


Chịu sức ép tốt, làm việc hiệu quả nhất khi công việc gần h ết h ạn
Tìm cách tránh né cam kết nếu nó ảnh hưởng đến s ự linh đ ộng, s ự t ự
do và da đạng của bản thân
Mỗi yếu tố của 4 nhóm trên kết hợp với nhau tạo thành 16 nhóm tính
cách MBTI: phục vụ cho mục đích hướng nghiệp.

ISTJ
Thanh tra viên


ISFJ
Nhà tư vấn

INTJ
INFP
Cố vấn chiến lược Người hòa giải

(Inspector)
ISTP
Thợ thủ công

(Counselor)
ISFP
Nhạc sĩ

(Mastermind)
INFJ
Người che chở

(Crafter)
ESTJ
Người giám sát

(Composer)
ESFJ
Nhà cung cấp

(Protector)
(Architect)
ENTJ

ENFP
Nguyên soái (Field Nhà vô địch

(Supervisor)
ESTP
Nhà sáng lập

(Provider)
ESFP
Người trình

marshal)
ENFJ
Giáo viên

(Champion)
ENTP
Nhà phát minh

(Promoter)

diễn

(Teacher)

(Inventor)

(Healer)
INTP
Kiến trúc sư


(Performer)

Đây là bài trắc nghiệm tính cách Myers-Brigg cho kết quả về tính cách và năng
lực tương lai.


2. MBTI có những ứng dụng điển hình sau:
- MBTI là 1 công cụ hỗ trợ nhận dạng một số tính cách, cá tính, tâm lý
riêng của từng người (khám phá bản thân).
- MBTI giúp chúng ta tổ chức, sắp xếp các cá nhân lại v ới nhau đ ể t ạo
nên một tập thể gắn kết, làm việc hiệu quả, phát huy tối đa nh ững đi ểm
mạnh và hạn chế những khuyết điểm của từng cá nhân cũng nh ư việc
bố trí các cá nhân với những vai trò và nhiệm vụ phù h ợp v ới tính cách,
sở thích của họ. Giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn và đưa ra
những ứng xử phù hợp.
- Các công ty thường dùng công cụ MBTI để kiểm tra tính cách c ủa các
ứng viên tuyển dụng, để xem ứng viên mạnh mặt nào và y ếu mặt nào,
xem thử ứng viên có thích hợp với công việc mà công ty giao hay không.
- Trong việc quản lý nhân sự cho dự án, vấn đề phát triển các nhóm đ ể
thực hiện cho từng phần của dự án đóng một vai trò hết s ức vai trò quan
trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến cả chất lượng, tiến đ ộ của d ự án. Các
thành viên trong nhóm nếu hòa hợp nhau thì công việc th ực hi ện d ự án
sẽ đúng với tiến độ và thời gian được đề ra từ lúc ban đầu. Để thành lập
nhóm, nhóm trưởng thường dùng công cụ MBTI để test các thành viên


chuẩn bị tham gia vào nhóm, xem th ử cá tính của thành viên đó có hòa
hợp với nhóm không.
- MBTI phục vụ cho mục đích hướng nghiệp. Qua bài trắc nghiệm sẽ thu

thập được các tính cách điển hình, đối chiếu với yêu cầu tính cách và kỹ
năng của các ngành nghề để đánh giá độ tương hợp và đ ưa ra khuy ến
nghị những nhóm ngành nghề phù hợp.
3. Cách tiến hành trắc nghiệm MBTI
Người trả lời có thể sử dụng bộ trắc nghiệm MBTI phiên bản dành cho
máy tính hoặc bản giấy. Đối với bản giấy, người làm trắc nghiệm có th ể
sử dụng phiếu trả lời chấm tay hoặc chấm máy. Yêu cầu được đối v ới
người làm trắc nghiệm là phải trả lời hết tất cả các câu hỏi trong bộ
trắc nghiệm, trả lời trung thực từng câu hỏi bằng cách chọn một câu duy
nhất trong từng cặp câu trả lời mô tả đúng nh ất về người tr ả l ời . Ngoài
ra không có thêm những quy định nào khác về việc trả lời bộ trắc
nghiệm, cũng không có quy định về thời gian tối thiểu.
ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA BỘ TRẶC NGHIỆM NEO–PI–R & MBTI
 Ưu điểm
- Xây dựng dựa trên những tiêu chí, quy chuẩn có thể đo lường
được.
- Phân chia các nhân tố chi tiết rõ ràng
- Có thể thực hiện trên nhiều nhóm tuổi và thực hiện với nhiều
người cùng lúc.
- Thuận tiện trong sử dụng, có thể đánh giá theo từng nhân tố riêng
lẻ
 Nhược điểm


- Dài , tốn nhiều thời gian
- Có sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa dẫn đến khó khăn khi
chuyển ngữ bộ trắc nghiệm
- Yêu cầu người trả lời phải hiểu ngôn ngữ
- Có thể xảy ra sự không đồng nhất giữa câu trả l ời chủ quan và
thực tế khách quan

- MBTI cũng bị chỉ trích rộng rãi bở các học giả vì đi ểm y ếu v ề
phương pháp luận, kém hợp lệ về thống kê và kém tin cậy.


MỤC LỤC

TRẮC NGHIỆM NEO-PI-R
1. Giới thiệu chung và mô tả trắc
2. Lịch sử hình thành
3. Cách tiến hành
4. Xử lý kết quả
5. Lưu ý khi sử dụng trong lâm sàng
TRẮC NGHIỆM MBTI
1. Giới thiệu chung và mô tả trắc nghiệm
2. Những ứng dụng điển hình
3. Cách tiến hành
MỘT SỐ ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Minh Hạc, 2007. Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp
NEO-PI-R cải biên, NXB Khoa học Xã hội.
2. Phan Thị Mai Hương, 2007. Mô hình 5 nhân tố của nhân các và trắc
nghiệm NEO-PI-R, Tạp chí Tâm lý học Số 5 (98)

3. Iliescu, Dragos, 2008. NEO-PI-R sample report,
/>
4. Pittenger, David J. (tháng 11 năm 1993). “Measuring the MBTI...And Coming
Up Short.” (PDF). Journal of Career Planning and Employment 54 (1): 48–52.





×