Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ HỌC RAVEN CHO TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.2 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
TRẮC NGHIỆM RAVEN
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Lịch sử hình thành – thiết kế ................................................................3
Các phiên bản của test Raven ..............................................................5
Cách thực hiện .......................................................................................8
Cách tính điểm .......................................................................................8
Ưu – Nhược điểm....................................................................................14
Một số lưu ý ............................................................................................14

1


TRẮC NGHIỆM RAVEN
1.

Lịch sử hình thành – thiết kế.
John C. Raven
Nhà tâm lý học người Anh
Sinh: 28 tháng 6, 1902, Luân Đôn, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
Mất: 10 tháng 8, 1970
Trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn chuẩn do J.C Raven ( nhà tâm lý học người
Anh) xây dựng. Trắc nghiệm này lần đầu tiên được ông mô tả vào năm 1936,
được chỉnh lý và bổ sung vào năm 1947 và 1956.
Để xây dựng nên một bộ test, Raven đã trải qua 1 quá trình thực nghiệm, xem


xét, chỉnh lí rất công phu. Khi xây dựng thang năm 1936, Raven đã thấy có
những hạn chế nhất định. Chẳng hạn, các trẻ nhỏ, người thiểu năng, qua cao tuổi
chỉ giải đc phần A và B hay bài dễ nhất trong C – D. Tuy vậy vì 1 số lí do nào
đó họ vẫn có thể chọn được đáp án đúng.
1947: Raven sửa lại item gốc B8 1 phần nhỏ để đảm bảo độ khó dần và hoàn
chỉnh phạm vi vấn đề. Đồng thời, Raven chuẩn bị thêm 2 thang dẫn xuất để sử
dụng trong các công trình thử nghiệm và những nghiên cứu so sánh.
1956: các item trong năm 1938 đã đc sắp xếp lại cho hợp lý. Đồng thời 2 bản
“dẫn xuất” 1947 cũng đc chỉnh lý, 1 bản cho trẻ em trong giai đoạn lâm sàng, 1
bản cho đối tượng người lớn có mức độ trí tuệ trung bình và trên trung bình.
Trắc nghiệm này được xây dựng trên 2 cơ sở lý thuyết:

-

Thuyết tri giác hình thể của tâm lý học Gestal: Theo thuyết này, mỗi
bài tập được xem như là một chỉnh thể nhất định, bao gồm một loạt thành phần
có liên hệ qua lại lần nhau.Họ cho rằng, các hình ảnh trong tri giác đều là cái
Gestal, có nghĩa đều là cấu trúc hoàn chỉnh. Theo đó hình ảnh tri giác bao giờ
2


cũng có xu thế có 1 hình ảnh trọn vẹn. Khi tri giác bài tập sẽ diễn ra một sự
đánh giá toàn bộ đối với bài tập, sau đó nảy sinh sự tri giác có tính phân tích.
Sau đó các yếu tố tách ra lại được đưa vào một hình ảnh hoàn chỉnh, góp phần
phát hiện những chi tiết còn thiếu của hình vẽ.
VD: Nhìn 1 hình tam giác thiếu 1 góc vẫn tạo ra hình ảnh về 1 hình tâm giác có
3 cạnh và 3 góc. => đồng nhất cấu trúc bên ngoài – cấu trúc vật lý với cấu trúc
bên trong – cấu trúc tâm lý.



Dựa vào quan điểm này, Raven thấy rằng: Có thể đưa ra một loạt những bài tập
là một chỉnh thể nhất định bao gồm các nguyên tố tạo thành chỉnh thể đó. Lý
thuyết này mới chỉ mang tính định hướng khi xây dựng trắc nghiệm, chưa là cơ
sở cho trắc nghiệm raven

-

Thuyết tân phát sinh của Spearman (gestal mới): Là cơ sở trắc nghiệm
chính của Raven. quá trình tri giác 1 sự vật nào đó có thể chia làm 3 pha theo 3
quy luật tân phát sinh.

o

Quy luật 1: Sự nắm bắt toàn bộ hoàn chỉnh khuôn hình – Trí
giác khái quát toàn bộ sự vật

o

Quy luật 2: vạch ra những mối quan hệ giữa các thành phần –
Tri giác các chi tiết cục bộ nhằm phát hiện ra tính chất của sự vật như tính liên
tục, tính trọn vẹn, sự giống và khác nhau giữa các bộ phận, chi tiết, sự thay đổi
liên tiếp của các cấu trúc, sự thay đổi vị trí, sự phân giải các cấu trúc lớn thành
các cấu trúc bộ phận.

o

Quy luật 3: dựa trên cơ sở của nguyên tắc về mối liên hệ giữa
các thành phần và các toàn thể đã được xác lập từ đó Diễn ra sự phục hồi phần
còn thiếu của khuôn hình – Tri giác tổng thể sự vật lần nữa.




Nhận thức sự vật không chỉ là tri giác đơn thuần mà còn phải sự tham gia tích
cực của tư duy, chú ý….Vì thực chất của tư duy lúc này là quá trình cấu trúc lại
các hình ảnh của tri giác cho đến khi giải quyết được các nhiệm vụ của tri giác.

3


Raven cho rằng: Nếu các nguyên lý hình thành tri giác, lý trí của spearman mà
đúng thì có thể xây dựng bộ trắc nghiệm để phát triển khả năng của con người
về quan sát và tư duy tức thời, thông qua liên hệ giữa các hình ảnh được tri giác
với việc tư duy cấu trúc lại các hình ảnh đó cho phù hợp cấu trúc tổng thể của
sự vật. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, trí tuệ của cá nhân không thể chỉ dựa vào
khả năng tri giác mà còn có nhiều yếu tố khác chi phối.
2.

Các phiên bản
Trắc nghiệm Raven là trắc nghiệm phi ngôn ngữ, nó được dùng để đo các năng
lực tư duy trên bình diện rộng nhất. Những năng lực đó là: Năng lực hệ thống
hóa, nằng lực tư duy logic và năng lực vạch ra những mối liên hệ tồn tại giữa sự
vật hiện tượng. Trắc nghiệm cho phép san bằng trong một mức độ nào đó ảnh
hưởng của trình độ học vấn và kinh nghiệm sống của người được nghiên cứu.
Trắc nghiệm Raven có 3 phiên bản chính và 1 phiên bản mở rộng: nhưng chúng
ta chỉ tập trung vào 2 phiên bản màu và đen – trắng. Phiên bản đen trắng dành
cho người lớn từ 14 - 65 tuổi và phiên bản màu dành cho trẻ em dưới 16 tuổi và
người lớn trên 65 tuổi.
Trắc nghiệm Ravens có ba phiên bản chính và một phiên bản mở rộng
1. Trắc nghiệm Raven tiêu chuẩn (Progressive Matrices tiêu chuẩn): Đây là
những phiên bản ban đầu của các ma trận, lần đầu tiên được xuất bản vào năm

1938. Cuốn sách gồm năm bộ (A, B, C, D, E ), mỗi bộ có 12 mục (ví dụ, A1 đến
A12), các mục nằm trong tập hợp ngày càng khó hơn, đòi hỏi nhiều hơn nữa
năng lực nhận thức để mã hóa và phân tích thông tin. Tất cả các mục được trình
bày bằng mực đen trên nền trắng.
2.Phiên bản Raven màu (Progressive Matrices màu): Được thiết kế cho trẻ em,
người già, và những người có khó khăn trong học tập trung bình hoặc nặng , thử
nghiệm này bao gồm bộ A và B từ trắc nghiệm tiêu chuẩn, với một bộ 12 bài
chèn vào giữa hai, như được AB. Hầu hết các mục được trình bày trên một nền
4


màu để làm cho các kiểm tra trực quan kích thích cho người tham gia. Tuy
nhiên, vài bài cuối cùng trong B thiết lập được trình bày như đen - trắng, theo
cách này, nếu một chủ đề vượt quá mong đợi của thử nghiệm, chuyển đổi sang
bộ C, D, và E của các trắc nghiệm tiêu chuẩn được nới lỏng.
3. TN Raven nâng cao (Progressive Matrices nâng cao) : Các phiên bản tiên
tiến của các ma trận có 48 mục, tập đầu tiên có 12 bài, tập thứ 2 có 36 bài. Mục
được trình bày bằng mực đen trên nền trắng, và ngày càng trở nên khó khăn khi
tiến độ thực hiện thông qua mỗi tập. Các mục này thích hợp cho người lớn và
thanh thiếu niên thông minh trên mức trung bình .
4. Phiên bản mở rộng của ma trận.
Năm 1998 song song với phiên bản của các ma trận tiêu chuẩn và màu, ma trận
mở rộng được giới thiệu. Các phiên bản mở rộng trong các thử nghiệm song
song được xây dựng là giải pháp trung bình cho mỗi câu hỏi giống hệt nhau cho
cả các phiên bản. Phiên bản mở rộng của các ma trận được công bố để kiểm tra
thanh niên và người lớn.
Test Raven được thiết kế theo kiểu phi ngôn ngữ để giảm thiểu những thành
kiến về sự khác biệt ngôn ngữ có thể tạo ra để đo trí thông minh. Bạn có 45 phút
để giải quyết 60 bài kiểm tra. Số điểm IQ được tính trên cơ sở các chỉ tiêu thống
kê với độ tuổi của bạn.

Nội dung của trắc nghiệm khuôn hình tiếp diễn
Phiên bản đen – trắng dành cho người lớn: Trắc nghiệm gồm 60 bài tập, chia
làm 5 phần A, B, C, D, E, phần sau phức tạp hơn phần trước. Trong mỗi phần
gồm 12 bài tập và cũng được sắp xếp từ dễ đến phức tạp nhất. 5 phần trong trắc
nghiệm được cấu tạo theo những nguyên tắc sau:
- Phần A: tính liên tục, trọn vẹn của cấu trúc.

5


Các bài tập đòi hỏi người làm phải bổ sung những phần còn thiếu của khuôn
hình. Kết quả thực hiện cho phép đánh giá quá trình tư duy phân biệt các yếu tố
cơ bản của cấu trúc và vạch ra mối liên hệ giữa chúng, đồng nhất hóa phần còn
thiếu và đem đối chiếu nó với các mẫu trong từng bài tập. =>ĐO tri giác khái
quát của nghiệm thể.
- Phần B: Sự giống nhau, tính tương đồng giữa các cấu hình
Phần bài tập này đòi hỏi người làm phân biệt dần dần các yếu tố để tìm ra sự
giống nhau (tương tự) giữa các cặp hình.=> đo khả năng phân tích trong tư duy
để tìm ra mqh giống và tương đồng của các sv htg.
- Phần C: Tính tiếp diễn, logic của sự biến đổi cấu trúc
Phần bài tập này đòi hỏi người làm phân biệt dần dần các yếu tố để tìm ra sự
giống nhau (tương tự) giữa các cặp hình. => Đo khả năng khái quát hóa, trừu
tượng hóa để suy diễn ra 1 logic. Tức là sự tư duy theo kiểu toán học.
- Phần D: Sự thay đổi logic vị trí các hình
Nhóm bài tập dựa vào sự đổi chỗ của các hình, sự đổi chỗ này cũng xảy ra theo
chiều nằm ngang hoặc theo chiều dọc.
- Phần E: Sự chia tách hình tổng thể thành hình bộ phận
Người làm phải dự trên sự phân tích, chia tách các hình toàn thể thành các bộ
phận. Đây là nhóm bài tập phức tạp nhất. Muốn giải được, thân chủ nghiên cứu
phải huy động đến tư duy phân tích và tổng hợp.

Phiên bản trắc nghiệm Raven màu dành cho trẻ em: Được thiết kế cho trẻ em,
người già, và những người có khó khăn trong học tập trung bình hoặc nặng ,
trắc nghiệm này bao gồm phần A và B từ bài trắc nghiệm tiêu chuẩn, với một
phần gồm 12 bài chèn vào giữa hai phần A và B, gọi là phần AB. Hầu hết các

6


mục được trình bày trên một nền màu để làm cho các kiểm tra trực quan hơn, dễ
nhìn hơn cho người làm.
3.
-

Cách thực hiện
Phiên bản Raven đen – trắng
Hướng dẫn: “Anh (chị) hãy quan sát hình này. Ở đây (chỉ vào hình lớn
của trang A1) có 1 phần bị thiếu. Anh (chị) hãy tìm trong số những hình dưới
đây một hình phù hợp để ghép vào chỗ thiếu này và nói cho tôi biết đó là hình
số mấy”.

-

Nếu người bệnh chưa hiểu, hãy giải thích và nhấn mạnh yếu tố phù

-

hợp. Tránh để người bệnh định hướng về kích thước của hình.
Sau khi đã hiểu cách làm thì không giải thích gì thêm.
Nếu có hiện tượng vội vàng dẫn đến trả lời sai, có thể điều chỉnh nhịp


-

độ bằng các câu hỏi dạng như: “Anh (chị) vừa nói là hình số mấy?”
(Mặc dù không hạn chế thời gian song với nhịp độ bình thường, toàn
bộ trắc nghiệm có thể được thực hiện trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút,

4.

đây là mức độ có thể chấp nhận được đối với đại đa số.)
Cách tính điểm
Mỗi bài tập đúng được một điểm.
Bảng điểm

7


a.

Cách tính điểm có thể quy đổi ra IQ hoặc theo phần tram
Đánh giá sự ổn định về hoạt động của một cá nhân
Có thể đánh giá sự ổn định về hoạt động của một cá nhân bằng cách lấy điểm
từng bộ bài tập trừ điểm trung bình kì vọng của từng bộ của một tổng điểm
tương đương với tổng điểm cá nhân đó. Điểm trung bình kì

8


Nếu điểm của một cá nhân trong bộ sai lệch nhiều hơn 2 điểm thì tổng sẽ không
coi là có gá trị thực với tư cách là một ước lượng ổn định cho khả năng tri tuệ
4.1.


chung của người đó.
Quy đổi theo bảng

9


4.2.

Quy đổi ra IQ theo Wechsler
Theo công thức tính ban đầu được lập lên là:
Trong đó, MA là tuổi trí tuệ, quy từ bảng trắc nghiệm
CA là tuổi thực tế, tính bằng tháng theo thời gian sinh.
Tuy nhiên vì một số đặc điểm. Về sau nhiều cách tính khác được đề nghị. Như
cách tính của Wechsler trong các trắc nghiệm dành cho trẻ em và người lớn đã
sử dụng điểm IQ chuyển hóa. Đây là loại điểm IQ chuyển đổi từ điểm số trắc
nghiệm của từng người sang loại thang đo tiêu chuẩn. Tháng có điểm trung bình
100 và độ lệch chuẩn 15. Công thức tính:
IQ = 100 + 15Z
Trong đó Z là điểm biến đổi từ điểm số bài trắc nghiệm và được tính theo công
thức
Trong đó và lần lượt là điểm trung bình và độ lệch chuẩn các bài làm của
nhóm đại diện.
10


VDu: Khảo sát bằng test Raven trên nhóm học sinh khoảng 2000 em đại diện
cho hsinh lớp 8 tp HCM thu được điểm trung bình là 35.5; Độ lệch chuẩn là
11.4. 1 học sinh là được 48 điểm, IQ của Tuấn sẽ là:
Z = (48 – 35.5)/11.4 = 1.096

IQ = 100 – 15 * 1.096 = 116
Đối chiếu với bảng chỉ số trí tuệ theo Wechsler, 1981
+ Về chỉ số trí tuệ IQ (theo Wechsler, 1981)
trên 130: rất thông minh.
Từ 120- 129: thông minh.
Từ 110-119: trí tuệ trung bình trên.
Từ 90-109: trí tuệ trung bình.
Từ 80-89: trí tuệ trung bình dưới
Từ 70-79: trạng thái ranh giới.
Dưới 70 : trí tuệ bị khuyết tật.
+ Phân loại chậm phát triển ( theo ICD – 10, 1992)
Từ 50-69: chậm phát triển mức độ nhẹ
Từ 35-49: chậm phát triển mức độ vừa.
Từ 20-34: chậm phát triển mức độ nặng.
Dưới 20: chậm phát triển mức độ trầm trọng.

4.3.

Theo phần trăm
Sau khi đối chiếu điểm kì vọng, ta tiếp tục đối chiếu điểm với điểm chuẩn %
(theo nhóm tuổi chuẩn) với các mức độ như sau:

Mức độ

Đánh giá

Nhận xét KQ

I


Rất tốt

≥ 95%

II

Tốt

≥ 75%

III

TB

25% - < 75%

+

TB trên

KQ trên TB cộng so với tuổi
11


_

TB dưới

KQ dưới TB cộng so với tuổi


IV

Yếu

≤ 25%

V

Rất yếu

≤ 5%

Số 1 hoặc loại có trí tuệ cao hơn nếu tổng của 1 cá nhân nằm trong
khoảng 95% và trên 95% số người cùng tuổi họ.
Số 2 hoặc rõ ràng trên mức trung bình về khả năng trí tuệ nếu điểm
tổng của một người nằm trong khoảng từ 75% đến hơn 75%.
Số 3 “Trí tuệ trung bình” nếu điểm tổng của người đó nằm giữa
khoảng 25% - 75%
3+, nếu điểm của người đó nằm trên 50%
3-, nếu điểm của người đó nhỏ hơn 50%
Số 4, “Dưới mức trung bình về khả năng trí tuệ” nếu điểm của 1 người
nằm dưới 25%
4-, Nếu điểm của cá nhân ở khoảng 10% và dưới 10%
Số 5. “Thiểu năng trí tuệ” nếu điểm của cá nhân đó nằm ở khoảng 5% và
dưới 5% cùng nhóm tuổi
5.

Ưu nhược điểm
Ưu điểm
12



- Trắc nghiệm có thể dùng cho từng cá nhân hoặc cho cả nhóm, việc thực hiện
tương đối đơn giản, ít tốn kém, được sử dụng rộng rãi trên thế giới.
- Thời gian thực hiện thường không bị hạn chế, tùy theo nhịp điệu làm việc vốn
có của thân chủ nghiên cứu
- Các bài tập không sử dụng ngôn ngữ nên không bị vướng bởi việc chuyển ngữ
, các khác biệt về VHXH của đối tượng nghiên cứu
- Việc xử lí kết quả cũng khá đơn giản, có thể tính điểm theo bách phân hoặc
quy đổi ra IQ
Khuyết điểm
- Tuy được sử dụng rộng rãi song chưa có chuẩn giữa các nước
- Chỉ cho biết kết quá cuối cùng mà không cho biết quá trình đi đến kết quả nên
có thể có trường hợp may mắn chọn đúng chứ không phải do tư duy. Không
phản ánh được bản chất và xu hướng phát triển của trí tuệ cá nhân
- Không phân biệt rõ ràng trẻ em hoặc người lớn ở khoảng mức độ trí tuệ rất
cao.
=> Để đánh giá một cách chính xác về năng lực trí tuệ chung thì phải
dùng bổ sung các phưng pháp khác
6. Điểm lưu ý
- Nói cho cùng, chúng ta chưa có chuẩn chung, được sử dụng thống nhất trong
cả nước. Để có được một chuẩn như vậy phải tốn khá nhiều công sức và tiền
bạc. Mặc dù chúng ta không có chuẩn chung song cũng đã có nhiều nghiên cứu
mang tính chất thích ứng và kết qủa cho thấy chúng ta có thể sử dụng được nó.
- Kết quả được xem là đủ độ tin cậy nếu sự chênh lệch ở từng loạt bài không
vượt quá 2 và tổng các chênh lệch không vượt quá 6. tuy nhiên, trong lâm sàng,
13


nếu có sự chênh lệch quá lớn so với phân bố chuẩn thì nên có những khảo sát

cần thiết để xác định nguyên nhân
- Các nghiệm pháp của trắc nghiệm chủ yếu là hệ thống bài tập hướng tới một
số yếu tố nhất định của trí tuệ, còn bỏ qua nhiều yếu tố tâm lý khác. Vì vậy, một
kết quả trắc nghiệm tốt chưa hẳn là đảm bảo chắc chắn cho trẻ thành công trong
những tình huống tương ứng trong hiện tại.
- Chủ yếu đo lường yếu tố tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tư duy, những yếu tố dễ
thay đổi & phát triển trong quá trình hoạt động và học tập của trẻ. Vì vậy, sử
dụng trắc nghiệm thiếu thận trọng dễ dẫn đến đánh tráo đối tượng nghiên cứu.
Trắc nghiệm được sử dụng tràn lan sẽ tạo ra hiện tượng “nhờn” đối với nghiệm
thể. Nếu lạm dụng => Phương hại đến sự phát triển trí tuệ.
- Test Raven nhằm đo chỉ số trí tuệ. Tuy nhiên không nên rập khuôn một cách
máy móc, để mặc cho khách thể làm sau khi có hướng dẫn. Cần phải theo dõi
tiến trình thực hiện của khách thể. Nếu thấy khách thể bắt đầu làm sai thì có thể
đặt câu hỏi để làm sáng tỏ nguyên nhân: do kém tập trung hay do chưa hiểu rõ
cách làm. Khi đó các câu hỏi được đưa ra ở các mức độ khác nhau:
- Anh vừa nói là hình số mấy? (Không phải là chúng ta không nghe thấy câu trả
lời mà hỏi lại chính là nhằm xác định xem khách thể có tập trung hay không và
một lần nữa họ có dịp xem lại lựa chọn của mình).
- Theo anh là hình số 5? Đã đúng chưa? (Vừa là câu hỏi lại vừa là sự gợi ý ở
mức độ nhẹ. Nếu khách thể lựa chọn lại chính xác câu trả lời thì bài tập lại được
tiếp tục. Nếu lại lựa chọn sai thì khi này mới nên đưa ra câu hỏi-gợi ý).
- Anh xem lại xem, có lẽ hình đó chưa đúng đâu.
- Tại sao anh lại lựa chọn hình...

14


Như vậy các câu hỏi đóng vai trò trợ giúp. Trợ giúp cho khách thể thực hiện bài
tập song về thực chất chính là trợ giúp nhà tâm lý lâm sàng có thêm thông tin về
một số khía cạnh tâm lý của khách thể. Như trường hợp trên, việc chỉ ra cụ thể

đáp án đó giúp nhà tâm lý đánh giá xem liệu khách thể có khả năng vận dụng
hiểu biết đó để làm tiếp hay không, họ có khả năng tự phê phán bản thân (nhận
thấy mình làm sai) hay lại quay ra phê phán thực nghiệm. Trong trường hợp như
vậy, phương pháp đã vượt ra ngoài một trắc nghiệm thông thường và nhà tâm lý
cần có đủ kĩ năng để xử lí kết quả thu được.

15


BIÊN BẢN KẾT QUẢ TRẮC NGHIỆM RAVEN
Họ và tên: Phạm Thị Thủy

Giới tính: Nữ

Trường: Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn
Thới gian bắt đầu: 20h30

Tuổi: 21
Khoa: Báo Chí

Thời gian kết thúc: 21h12

Tổng thời gian: 40 phút
CÁC LOẠT BÀI TẬP
A
B
C
D
E
STT

Trả
Trả
Trả
Trả
Trả
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
Điểm
lời
lời
lời
lời
lời
1
4
1
2
1
8
1
3
1
3
0
2
5
1
6

1
2
1
4
1
6
1
3
1
1
1
1
3
1
3
1
8
1
4
2
1
2
1
8
1
7
1
2
1
5

6
1
1
1
7
1
8
1
3
0
6
3
1
3
1
4
1
6
1
5
1
7
6
1
6
0
5
1
5
1

7
0
8
2
1
6
1
1
1
4
1
6
1
9
1
1
4
1
6
0
1
1
5
0
10
3
1
3
1
6

1
5
0
7
0
11
4
1
4
1
1
1
6
0
1
0
12
5
1
2
0
2
1
8
0
5
1
Tổng 12 Tổng 10 Tổng
11
Tổng

9
Tổng
6
Tổng số điểm: 48
Chỉ số IQ: 108
Sai số: 0; -1; +1; 0; 0

16



×