Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Bộ câu hỏi đường dây 110KV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.39 KB, 36 trang )

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
HỘI THI THỢ GIỎI 2014
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
Nghề: Quản lý vận hành đường dây 110 Kv
Câu 1. Ranh giới một đường dây trên không được quy định theo nội dung nào
sau đây:
a- Toàn bộ đường dây tính đến đầu cốt đấu vào má ngoài DCL đường dây trong
các trạm.
b- Toàn bộ đường dây tính đến đầu cốt đấu vào má ngoài DCL đường dây trong
các trạm kể cả đoạn lèo và đầu cốt đấu vào các thiết bị khác như cuộn cản, tụ điện, TU,
chống sét… trong đường dây này.
c- Toàn bộ đường dây tính đến đầu cốt đấu vào má ngoài DCL đường dây trong
các trạm kể cả đoạn lèo và đầu cốt đấu vào các thiết bị khác như cuộn cản, tụ điện, TU,
chống sét… và bao gồm thiết bị đấu nối trong đường dây này.
d- Quy định khác.
Câu 2. Trên cột đường dây trên không cấp điện áp 110kV phải có các dấu hiệu
cố định nào dưới đây:
a- Số thứ tự.
b- Ký hiệu tuyến đường dây.
c- Biển báo an toàn về điện.
d. Cả a, b và c.
Câu 3. Các trường hợp nào sau đây phải sơn màu báo hiệu (trắng, đỏ) và treo đèn
tín hiệu cảm ứng ở dây dẫn trên cùng:
a- Cột cao từ 50m trở lên.
b- Cột cao hơn 50m ở trị trí có yêu cầu đặc biệt cần thiết.
c- Khu vục gần sân bay.
d- b và c.
Câu 4. Đối với các cột vượt và cột néo sát cột vượt (cột kề), ngoài các quy định
về kiểm tra định kỳ, phải tổ chức kiểm tra thêm các nội dung nào sau đây:
a- Tổ chức kiểm tra riêng 02 lần/năm.
b- Kiểm tra dự phòng 1 năm/lần.


c- Kiểm tra tăng cường 1 năm/lần.


d- Không quy định.
Câu 5. Trong kiểm tra định kỳ lưới điện, khi phát hiện các chuỗi cách điện treo
bị vỡ đến 02 bát cách điện trong chuỗi gồm 07 bát, yêu cầu phải thực hiện:
a- Cho phép duy trì vận hành.
b- Phải tiến hành thay thế ngay.
c- Đưa vào kế hoạch sửa chữa tháng.
d- Cả a và c.
Câu 6. Trong kiểm tra định kỳ lưới điện, khi phát hiện bát sứ của chuỗi cách điện
treo gồm 07 bát yêu cầu phải thay thế nếu số bát vỡ là:
a- 01 bát.
b- 02 bát.
c- Cả a, b đúng.
d- Cả a, b sai.
Câu 7. Trong kiểm tra định kỳ lưới điện, khi phát hiện các chuỗi cách điện néo bị
vỡ đến 02 bát cách điện trong chuỗi gồm 08 bát, yêu cầu phải thực hiện:
a- Phải tiến hành thay thế ngay.
b- Đưa vào kế hoạch sửa chữa quý gần nhất.
c- Duy trì vận hành và kết hợp thay thế trong kế hoạch công tác tháng.
d- Cả b và c.
Câu 8. Trong kiểm tra định kỳ lưới điện, khi phát hiện các chuỗi cách điện néo bị
vỡ hơn 02 bát cách điện trong chuỗi gồm 08 bát, yêu cầu phải thực hiện:
a- Cho phép duy trì vận hành.
b- Phải tiến hành thay thế ngay.
b- Báo cáo lãnh đạo để có chỉ đạo xử lý kịp thời.
d- Đưa vào kế hoạch sửa chữa tháng.
Câu 9. Quy định về tiêu chuẩn vận hành đối với cột BTLT, độ lệch cho phép của
cột so với trục thẳng đứng dọc tuyến lấy theo giá trị nào sau đây:

a- 1/150 chiều dài khoảng cột.
b- 1/150 chiều cao cột.
c- 1/150 chiều dài tay xà
d- 1/150 chiều cao chuỗi cách điện.
Câu 10. Quy định về tiêu chuẩn vận hành đối với cột BTLT, độ lệch cho phép
của cột so với trục ngang tuyến lấy theo giá trị nào sau đây:
a- 1/150 chiều cao cột.


b- 1/150 chiều dài tay xà.
c- 1/200 chiều cao cột.
d- 1/200 chiều dài tay xà.
Câu 11. Quy định về tiêu chuẩn vận hành đối với cột thép, độ lệch cho phép của
cột so với trục thẳng đứng dọc tuyến lấy theo giá trị nào sau đây:
a- 1/200 chiều dài khoảng cột.
b- 1/200 chiều cao cột.
c- 1/200 chiều dài tay xà.
d- 1/200 chiều cao tay xà.
Câu 12. Quy định về tiêu chuẩn vận hành đối với cột thép, độ lệch cho phép của
cột so với trục ngang tuyến lấy theo giá trị nào sau đây:
a- 1/200 chiều cao cột.
b- 1/200 chiều dài tay xà.
c- 1/250 chiều cao cột.
d- 1/250 chiều dài tay xà.
Câu 13. Quy định về tiêu chuẩn vận hành đối với cột thép, độ lệch cho phép của
tim cột so với trục ngang tuyến lấy theo giá trị nào sau đây:
a- 100mm đối với khoảng cột > 100m.
b- 100mm đối với khoảng cột > 200m.
c- 100mm đối với khoảng cột ≤ 200m.
d- Cả a, b, c.

Câu 14. Quy định về tiêu chuẩn vận hành đối với cột thép, độ lệch cho phép của
tim cột so với trục ngang tuyến lấy theo giá trị nào sau đây:
a- 200mm đối với khoảng cột ≤ 200m.
b- 200mm đối với khoảng cột > 300m.
c- 200mm đối với khoảng cột ≤ 300m.
d- Cả a, b, c đúng.
Câu 15. Quy định về tiêu chuẩn vận hành đối với chuỗi cách điện, độ lệch cho
phép của chuỗi cách điện đỡ so với phương thẳng đứng lấy theo giá trị nào sau đây:
a- ≤ 150
b- ≤ 100
c- ≤ 200
d- giới hạn từ 100- 200


Câu 16. Quy định về tiêu chuẩn vận hành đối với chuỗi cách điện, độ lệch cho
phép của chuỗi cách điện néo so với phương thẳng đứng lấy theo giá trị nào sau đây:
a- Không quy định.
b- ≤ 150
c- ≤ 200
d- Giới hạn từ 50- 200
Câu 17. Đối với đường dây trên không 110kV đi qua các khu vực ven biển, nhà
máy xi măng, hóa chất… ngoài các chế độ kiểm tra định kỳ yêu cầu:
a- Tăng cường kiểm tra định kỳ đêm 6 tháng/lần.
b- Tăng cường kiểm tra đột xuất 6 tháng/lần.
c- Kiểm tra không điện (cắt điện) 1 lần/năm.
d- Không quy định.
Câu 18. Quy định các trường hợp nào sau đây cho phép tiếp tục vận hành khi lõi
thép của dây ACSR 185/29 bị tổn thương:
a- Tổn thương ≤ 17%
b- Tổn thương > 17%.

c- Tổn thương 17,5%.
d- Tổn thương 18,5%.
Câu 19. Đối với các mối nối và vị trí tiếp xúc lèo của đường dây trên không
110kV quy định tần suất đo nhiệt độ:
a. 01 năm/lần khi đường dây mang tải đến định mức và 03 tháng/lần khi đường
dây đang vận hành quá tải.
b. 01 năm/lần khi đường dây mang tải đến định mức và 06 tháng/lần khi đường
dây đang vận hành quá tải.
c. 02 năm/lần khi đường dây mang tải đến định mức và 06 tháng/lần khi đường
dây đang vận hành quá tải.
d. Không quy định..
Câu 20. Trong chế độ kiểm tra định kỳ nhiệt độ mối nối và vị trí tiếp xúc lèo của
đường dây trên không 110kV đang mang tải đến định mức, khi độ chênh lệch nhiệt độ
mối nối/ vị trí tiếp xúc lèo với dây dẫn mang điện > 150 C yêu cầu phải:
a. Tiếp tục theo dõi, vận hành và tăng thời gian kiểm tra.
b. Đưa vào kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng.
c. Phải tiến hành sửa chữa ngay, không cho phép kéo dài.
d. a và b


Câu 21. Trong chế độ kiểm tra định kỳ nhiệt độ mối nối và tiếp xúc lèo của
đường dây trên không 110kV đang vận hành quá tải, khi độ chênh lệch nhiệt độ mối
nối/ vị trí tiếp xúc lèo với dây dẫn mang điện > 750 C yêu cầu phải:
a. Tiếp tục theo dõi, vận hành và tăng thời gian kiểm tra.
b. Đưa vào kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng.
c. Phải tiến hành sửa chữa ngay, không cho phép kéo dài.
d. a và b
Câu 22. Các hạng mục công việc nào sau đây có thể tổ chức kết hợp với công tác
kiểm tra đường dây để thực hiện:
a. Củng cố tiếp địa (bị mất, đứt…).

b. Lắp lại thanh giằng cột thép (bị mất,…).
c. Thay một vài bát cách điện trong chuỗi cách điện đối với các vị trí đi qua khu
vực ven biển, nhà máy xi măng, hóa chất khi kiểm tra không điện.
d. Cả a, b và c.
Câu 23. Khi đang tiến hành công tác trên đường dây trên không điện áp 110kV,
phải ngừng công việc sửa chữa trong những trường hợp nào sau đây:
a. Có giông bão, trời mưa, gió mạnh cấp 4 trở lên.
b. Sương mù hoặc trời âm u hạn chế tầm nhìn trong phạm vi 10m.
c. Phát sinh những hiện tượng đe dọa an toàn đến người và thiết bị.
d. Cả a, b và c.
Câu 24. Các trường hợp nào sau đây được xem là trạng thái sự cố của đường dây
trên không:
a. Một bộ phận công trình đường dây phát sinh hư hỏng gây sự cố mất điện.
b. Cột nghiêng quá giới hạn cho phép và có nguy cơ đổ;
c. Chuỗi cách điện bị phóng điện hoặc bị vỡ một số bát cách điện quá giới hạn
cho phép có nguy cơ gây sự cố chạm đất.
d. Cả a, b và c.
Câu 25. Các trường hợp nào sau đây được xem là trạng thái không bình thường
của đường dây trên không:
a- Vỡ nhiều hơn 02/07 bát trong chuỗi cách điện treo.
b- Một vài tiếp địa cột bị đứt, mất.
c- Dây chống sét bị tổn thương trên 17% tổng số sợi.
d- Cả a, b và c.
Câu 26. Loại hồ sơ nào sau đây không phải là tài liệu kỹ thuật của đường dây
trên không:


a- Hồ sơ hoàn công công trình đường dây.
b- Hồ sơ nghiệm thu đóng điện bàn giao.
c- Sơ đồ tuyến đường dây vẽ trên bản đồ địa giới.

d- Hồ sơ đền bù, giải tỏa.
Câu 27. Để vượt ra khỏi vùng điện áp bước phải dùng phương pháp nào:
a- Đi nhẹ nhàng.
b- Nhảy lò cò.
c- Đi nhanh.
d- Chạy nhanh.
Câu 28. Cấm làm việc trên cao khi có gió tới:
a- Cấp 4.
b- Cấp 5.
c- Cấp 3.
d- Cấp 7.
Câu 29. Khi thực hiện công tác chặt cây phát quang trong hành lang an toàn lưới
điện cao áp nhưng không có khả năng đổ cây hoặc rơi cành vào đường dây thì:
a- Cấm chặt cây khi có gió tới cấp 4.
b- Phải có phiếu công tác.
c- Chỉ cần lệnh công tác.
d- Thực hiện theo a và b
Câu 30. Công việc làm có cắt điện hoàn toàn chỉ đúng với điều kiện cụ thể nào
sau đây:
a- Có thể có nguồn điện đến 1000V để phục vụ sửa chữa.
b- Lối đi sang khu vực khác có điện vẫn mở.
c- Cả a và b
d- Cả a, b và c đều sai
Câu 31. Những công việc nào sau đây khi làm việc phải có phiếu công tác:
a- Sửa chữa, tháo, lắp, đấu nối... đường dây hoặc đường cáp cao áp.
b- Thao tác đóng, cắt, xử lý sự cố.
c- Kiểm tra định kỳ.
d- Cả a, b và c đều sai
Câu 32. Khi có nhiều đơn vị công tác cùng làm việc trên 1 đường dây đã cắt
điện, nếu thực hiện những nội dung nào sau đây là sai:



a- Mỗi đơn vị phải làm biện pháp an toàn riêng.
b- Một người là chỉ huy trực tiếp của 02 đơn vị công tác.
c- Mỗi đơn vị công tác được cấp 1 phiếu công tác.
d- Cả a, b và c đều đúng
Câu 33. Cắt điện để làm việc nếu thực hiện những quy định nào sau đây là sai:
a- Thiết bị được cách ly từ mọi phía bằng cách cắt dao cách ly, tháo cầu chảy,
tháo đầu cáp...
b- Các máy cắt, dao cách ly phải được khóa mạch điều khiển hoặc tay điều khiển.
c- Thao tác cắt điện do nhân viên vận hành thực hiện.
d- Chỉ phải cắt dao phụ tải.
Câu 34. Khi đặt, tháo tiếp đất di động, nếu thực hiện như sau thì việc thực hiện
nào sau đây là sai:
a- Thực hiện đặt và tháo tiếp đất do 2 người đều có bậc an toàn điện bậc 4.
b- Thực hiện đặt và tháo tiếp đất do 2 người đều có bậc an toàn điện bậc 3.
c- Chỉ đặt tiếp đất dây pha tiến hành công việc.
d- Đặt tiếp đất tất cả các dây pha tiến hành công việc.
Câu 35. Khi công tác gần ĐZ cao áp đang có điện, những trường hợp nào sau
đây phải có phiếu công tác:
a- Lắp đặt dây dẫn, dây chống sét trên ĐZ nằm trong vùng ảnh hưởng của ĐZ
khác.
b- Lắp đặt dây dẫn, dây chống sét trên ĐZ có giao chéo ĐZ khác (có điện đi
trên).
c- Chặt cây có nguy cơ đổ vào đường dây
d- Cả a, b và c.
Câu 36. Nếu xảy ra tai nạn do dây thắt lưng an toàn bị đứt, gẫy móc hoặc do
không thử đúng kỳ hạn, những người nào sau đây phải chịu hoàn toàn trách nhiệm:
a- Cán bộ an toàn của Chi nhánh (Phân xưởng, Đội).
b- Tổ trưởng.

c- Cả a và b.
d- Cả a và b đều sai.
Câu 37. Khi phát hiện cán bộ, công nhân vi phạm qui trình hoặc có hiện tượng đe
dọa tới tính mạng con người và thiết bị thì phải:
a- Nhắc nhở người vi phạm.
b- Báo cáo ngay với cấp trên.
c- Lập tức ngăn chặn và báo cáo với cấp trên.


d- Báo cho giám sát an toàn để ngăn chặn.
Câu 38. Khi kết thúc công việc, đơn vị công tác thực hiện những quy định nào
sau đây là sai :
a- Đơn vị công tác thông báo bằng điện thoại đề nghị đơn vị quản lý vận hành để
đóng điện lại đường dây.
b- Đơn vị công tác phải thu dọn hiện trường làm việc.
c- Đơn vị công tác phải rút hết biện pháp an toàn do đơn vị công tác làm và
người của đơn vị công tác ra khỏi nơi làm việc.
d- Bàn giao, trả nơi làm việc cho đơn vị quản lý vận hành.
Câu 39. Yêu cầu của một mối nối dây dẫn là:
a- Chịu được lực căng dây dẫn.
b- Chịu được lực căng dây dẫn, điện trở tiếp xúc nhỏ, chịu được tác động của
môi trường ngoài, đạt yêu cầu thẩm mỹ. Không bị ăn mòn bởi chất hóa học trong
không khí
c- Cả a và b đều sai.
d- Cả b và c đều đúng.
Câu 40. Mục đích của công tác kiểm tra đêm là:
a- Phát hiện các sai sót của đường dây.
b- Phát hiện tình trạng phóng điện sứ mà ban ngày không thấy được.
c- Nắm vững chất lượng vận hành của đường dây.
d- Dễ phát hiện các hiện tượng tiếp xúc không tốt của các mối nối.

Câu 41. Không được đặt mối nối dây tại các vị trí:
a- Ở ngay độ võng dây hoặc các khoảng vượt.
b- Độ võng thấp nhất.
c- Các khoảng cột gần trụ dừng (trụ néo)
d- Tại các khoảng vượt, tại độ võng thấp nhất.
Câu 42. Các thiết bị an toàn dùng để sửa chữa đường dây cần phải:
a- Bảo quản tốt.
b- Kiểm tra và thử nghiệm định kỳ đúng chế độ.
c- Kiểm tra định kỳ.
d- Hủy bỏ và thay thế khi cần thiết.
Câu 43. Dây chằng đường dây 110KV bằng thép tròn nếu không được mạ kẽm
khi vận hành phải:
a- Mạ kẽm lại mới đựơc vân hành.
b- Phải đựơc sơn để bảo vệ.
c- Sơn dể bảo vệ và định kỳ phải được sơn lại.


d- Thay thế ngay khi bắt đầu sét rỉ.
Câu 44. Khi thay dây dẫn một khoảng néo đường dây 110KV có đoạn vượt qua
ĐDK 22KV cần phải:
a- Lập dàn giáo cao hơn đường dây 22KV 1m đỡ dây cần thay vượt qua.
b- Cắt điện và làm tiếp đất đường dây 22KV đó.
c- Không cần cắt điện nếu có đầy đủ biện pháp an toàn.
d- Tùy theo điều kiện có thể chọn cách (a) hoặc (b).
Câu 45. Khi cột thép bị nghiêng có thể chỉnh cột bằng cách:
a- Dùng tời kéo cột thép trở về vị trí thẳng đứng.
b- Đội móng cột để chỉnh lại độ nghiêng của cột.
c- Đặt tấm đệm có độ dày không quá 40cm dưới bảng đế để điều chỉnh cột.
d- Đặt tấm đệm có độ dày không quá 40mm dưới bàng đế để điều chỉnh cột
Câu 46. Chiều cao hành lang ĐDK 110kV được tính từ đáy móng cột đến điểm

cao nhất của công trình cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng quy
định là:
a- 4,0m.
b- 4,5m.
c- 3,0m.
d- 3,5m.
Câu 47. Mục đích của việc đảo pha dây dẫn ĐDK:
a- Để hạn chế sự không đối xứng của dây dẫn.
b- Để cân bằng dây dẫn.
c- Để hạn chế sự không đối xứng của dòng điện và điện áp.
d- Để hạn chế dòng điện thứ tự không.
Câu 48. ĐDK 110kV dài bao nhiêu km thì phải đảo pha một chu kỳ trọn vẹn:
a- 50km.
b- 70km.
c- 90km.
d- 110km.
Câu 49. Những bảo vệ rơ le nào sau đây là bảo vệ của đường dây?
a- Bảo vệ dòng điện thứ tự không.
b- Bảo vệ so lệch ngang.
c- Bảo vệ khoảng cách.
d- Cả a, b và c.
Câu 50. ĐDK 110kV phải được bảo vệ khỏi sét đánh trực tiếp như thế nào?


a- Bằng dây chống sét ở 2km đoạn đầu đường dây.
b- Bằng dây chống sét trên toàn tuyến, trừ những đoạn tuyến đặc biệt nhưng ở đó
phải có biện pháp bổ sung.
c- Bằng kim thu sét trực tiếp tại những cột néo.
d- Cả a, b và c.
Câu 51. Khu vực đông dân cư bao gồm những khu vực nào dưới đây?

a- Bến đò.
b- Vùng đồng ruộng.
c- Những nơi xe cộ và phương tiện cơ giới không qua lại được .
d- Cả a, b và c.
Câu 52. Khoảng cách thẳng đứng giữa dây chống sét và dây dẫn ở giữa khoảng
cột của ĐDK (không tính đến sự chao lệch của dây do gió tác động …) với chiều dài
khoảng cột 300m quy định là bao nhiêu?
a- 4,5m.
b- 5,0m.
c- 5,5m .
d- 6,0m.
Câu 53. Quy định về chế độ sự cố của ĐDK (trong tính toán cơ lý) là chế độ nào
sau đây?
a- Là chế độ bị ngắn mạch 1 pha.
b- Là chế độ làm việc khi một hoặc một số dây dẫn hoặc dây chống sét bị đứt
c- Là chế độ khi dây dẫn không bình thường.
d- Cả a, b và c.
Câu 54. ĐDK điện áp 110kV cho phép dùng cách điện đứng ở những vị trí đặc
biệt nào dưới đây?
a- Bên cạnh chống sét.
b- Chỉ có ở vị trí đường sắt.
c- Chỉ có ở cột xuất tuyến..
d- Cả a, b và c.
Câu 55. Khi làm việc trên ĐDK điện áp 110kV đã cắt điện nhưng đi chung cột
với đường dây có điện (ĐDK 2 mạch), khoảng cách nhỏ nhất giữa các dây dẫn gần
nhất quy định là bao nhiêu?
a- 2,5m.
b- 3,0m.
c- 3,5m.
d- 4,0m.



Câu 56. Khi sửa chữa đường dây 110kV có sử dụng cáp thép để kéo, quay tời thì
khoảng cách nhỏ nhất từ dây cáp thép đến dây dẫn có điện quy định là bao nhiêu?
a- 2,5m.
b- 3,0m.
c- 3,5m.
d- 4,0m.
Câu 57. Khi tái lập điện cho một đường dây đã bị cô lập phải thao tác theo trình
tự nào sau đây:
a- Đóng DCL thanh góp, đóng máy cắt đường dây, đóng DCL đường dây.
b- Thao tác ngược với trình tự cô lập.
c- Mở các dao nối đất (nếu có), đóng DCL thanh góp, đóng DCL đường dây,
đóng máy cắt đường dây.
d- Mở dao nối đất thanh góp, đóng DCL thanh góp, mở dao nối đất phía đường
dây, đóng máy cắt đường dây.
Câu 58. Việc quét lại bitum các móng cột, việc nào sau đây không đúng qui định:
a- Trước khi quét phải cạo, đánh sạch bằng bàn chải sắt những thứ cặn bẩn bám
vào thành bê tông.
b- Làm cho khô mặt bê tông.
c- Quét nhựa từ trên xuống.
d- Quét nhựa cả các đế chân cột và phần chân móng nằm trên mặt đất.
Câu 59. Sửa chữa thường xuyên là:
a- Sửa chữa định kỳ thực hiện hàng tháng theo kế hoạch
b- Sửa chữa sự cố đột xuất theo kế hoạch
c- Sửa chữa thường xuyên theo quy trình bảo dưỡng và sửa chữa theo kế hoạch
dựa vào kết quả kiểm tra định kỳ và đột xuất
d- Sửa chữa định kỳ hàng tháng hàng năm để tăng khả năng tải của đường dây.
Câu 60. Tại các khoảng vượt đường ôtô cho phép có mối nối trên dây dẫn nếu:
a- Cột vượt không cao quá 50m.

b- Khoảng vượt không quá 500m.
c- Dây dẫn có thiết diện từ 240mm2 trở lên.
d- Dây dẫn là loại dây nhôm có lõi thép tăng cường.
Câu 61. Khi thực hiện mối nối phải đảm bảo yêu cầu nào sau đây:
a- Mặt ngòai của các ống nối không được có vết nứt, ống nối phải thẳng, phải
được ép nối đúng qui trình .
b- Các hàm ép bằng nhôm và thép phải đúng kích thước qui định của nhà chế tạo.
c- Phải được ép nối đúng qui trình .
d- Phải đảm bảo tất cả các yêu cầu trên.


Câu 62. Khi thay dây dẫn một khoảng néo đường dây 110 kV có đoạn vượt qua
đường dây trung áp 22 kV đang vận hành cần phải:
a- Làm dàn giáo cao hơn đường dây 22 kV 1m đỡ dây cần thay vượt qua.
b- Cắt điện đường dây trung áp 22 kV đó và tiếp đất tại cột gần nhất.
c- Không cần cắt điện nếu đoạn dây trung áp 22 kV được bọc cách điện.
d- Thực hiện cả (a) và (b).
Câu 63. Điều nào sau đây không đúng:
a- Dây tiếp đất phải được bắt chặt vào cột bằng bu lông.
b- Chổ bắt bu lông phải được cạo sạch rỉ và sơn tại chổ tiếp xúc.
c- Dây tiếp đất phải được chôn đúng thiết kế.
d- Phần ngầm của dây tiếp đất nằm trong đất phải nối bằng phương pháp hàn.
Câu 64. Điều kiện để thực hiện đo điện trở tiếp địa của cột là:
a- Tiến hành khi trời không có mưa, giông, sét.
b- Trước khi tháo hoặc đấu dây tiếp đất ở cột phải nối tắt tạm thời đầu dây tiếp
đất đó vào một cọc tiếp đất.
c- Tháo dâytiếp đất trên đường dây có dây chống sét phải đeo găng tay cách điện.
d- Phải tuân thủ các điều kiện trên.
Câu 65. Để bảo vệ chống sét đánh trực tiếp cho đường dây và trạm biến áp người
ta dùng:

a- Dây chống sét, cột thu sét và chống sét van.
b- Dây chống sét và cột thu sét.
c- Cột thu sét và chống sét van.
d- Tuỳ trường hợp có thể sử dụng các loại trên.
Câu 66. Điện trở mối nối dây dẫn:
a- Phải bằng đoạn dây cùng chiều dài và thiết diện.
b- Không được lớn hơn 1,5 lần đoạn dây cùng chiều dày và thiết diện.
c- Không được lớn hơn 1,2 lần đoạn dây cùng chiều dài và thiết diện.
d- Không quá 2 lần đoạn dây cùng chiều dài và thiết diện.
Câu 67. Khi đường dẫy đi qua nơi có bụi bẩn, phải vệ sinh sứ cách điện:
a- Ít nhất 1 lần trong năm vào thời gian ẩm ướt.
b- Ít nhất 1 lần trong năm vào mùa mưa bão.
c- Một lần một năm thời gian tùy theo điều kiện vận hành.
d- Mỗi năm hai lần, một lần vào mùa khô, một lần vào mùa mưa.
Câu 68. Chế độ kiểm tra riêng của cột vượt sẽ là:
a- Kiểm tra định kỳ do giám đốc quy định thời gian.


b- Một lần kiểm tra đêm cố định, một lần kiểm tra ngày không điện.
c- 2 lần/năm: một lần có điện, và một lần không có điện.
d- Tất cả đều sai.
Câu 69. Khi kiểm tra sự cố vào ban ngày cần kiểm tra những hạng mục sau đây:
a- Kiểm tra mối nối nóng đỏ, phóng điện trên sứ.
b- Tình hình cột, xà, sứ dây dẫn.
c- Khu vực quanh đường dây, tình trạng cấu trúc cột, dây dẫn, dây chống sét sứ
cách điện hệ thống nối đất.
d- Cột, móng cột, xà, sứ cách điện dây dẫn mối nối nóng đỏ.
Câu 70. Quy định về kiểm tra ban ngày mỗi vị trí cột, bao gồm:
a- Cột, xà, sứ, dây nối đất.
b- Móng cột, cột, xà, dây nối đất sứ cách điện.

c- Cột, khu vực quanh cột, dây dẫn, dây chống sét, dây nối đất, sứ cách điện.
d- Cột, xà, sứ, dây dẫn, dây nối đất.
Câu 71. Khi sơn cột đường dây 110KV đang vận hành người làm việc và đồ nghề
phải đảm bảo khoảng cách an toàn đến dây dẫn là bao nhiêu:
a- 0,75m .
b- 1,0m .
c- 1,25m.
d- 1,5m.
Câu 72. Nếu xẩy ra cháy, nổ tại cơ sở, khi chưa có mặt của lực lượng chữa cháy
chuyên nghiệp mà lúc đó có Người đứng đầu cơ sở và Đội trưởng đội phòng cháy và
chữa cháy cơ sở, thì người chỉ huy chữa cháy là:
a- Đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở
b- Người đứng đầu cơ sở.
c- Cả a và b đều đúng.
d- Cả a và b đều sai.
Câu 73.Thời hạn kiểm tra định kỳ các bình chữa cháy là:
a- 01 tháng/lần.
b- 03 tháng/lần.
c- 04 tháng/lần.
d- 06 tháng/lần.
Câu 74. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không bị phạt cảnh
cáo hoặc phạt tiền theo quy định:
a- Vô ý để xẩy ra cháy, nổ nhưng chưa gây thiệt hại.
b- Vô ý để xẩy ra cháy, nổ nhưng gây thiệt hại đến 1.000.000 đồng.


c- Vô ý để xẩy ra cháy, nổ nhưng gây thiệt hại từ 1.000.000 đồng trở lên.
d- Tất cả a, b và c đều sai.
Câu 75. Bát cách điện có ký hiệu F120/146DC thì chỉ số 146 có nghĩa là:
a- Chiều cao H của bát cách điện (tính bằng mm).

b- Tải trọng phá huỷ không nhỏ hơn 146kN.
c- Là chiều dài đường rò của bát cách điên (tính bằng mm).
d- Là đường kính bát cách điện (tính bằng mm).
Câu 76. Khi nói dây dẫn có độ võng bằng f =10m ở nhiệt độ 300C có nghĩa là:
a- Độ võng khi đường dây đang mang tải lớn nhất, ở nhiệt độ 300C.
b- Là độ võng khi thi công ở nhiệt độ môi trường 300C.
c- Là độ võng đạt được sau khi đường dây đóng điện mang tải ở nhiệt độ 300C.
d- Là độ võng đạt được khi đường dây đóng điện không tải ở nhiệt độ 30 0C.
Câu 77. Chức năng và nhiệm vụ của tời quay tay (tời cối xay):
a- Để kéo, nâng, hạ các vật có trọng lượng lớn với khoảng cách di chuyển ngắn.
b- Để kéo, nâng, hạ các vật có trọng lượng lớn với khoảng cách di chuyển dài.
c- Để kéo, nâng, hạ các vật có trọng lượng nhỏ với khoảng cách di chuyển ngắn.
d- Để kéo, nâng, hạ các vật có trọng lượng nhỏ với khoảng cách di chuyển
dài.
Câu 78. Khoảng cách giữa chống rung và khoá néo, khoá đỡ không được sai số
quá trị số sau:
a- 15mm.
b- 20mm.
c- 25mm.
d- 30mm.
Câu 79. Trị số sụt áp hoặc điện trở ở trong khoá néo hay ống nối không được
vượt quá quy định so với trị số sụt áp hoặc điện trở của đoạn dây có cùng chiều dài là:
a- 1,1lần.
b- 1,15 lần.
c- 1,2 lần.
d- 1,3 lần.
Câu 80. Độ bền kẹp chặt dây dẫn trong ống nối và khoá néo không được nhỏ hơn
độ bền giới hạn của dây dẫn và dây chống sét được nối là:
a- 80%
b- 85%



c- 90%
d- 95%
Câu 81. Độ cong vênh của khoá néo, ống nối dây sau khi ép so với chiều dài
khoá néo, ống nối dây không được lớn hơn:
a- 1%
b- 2%
c- 3%
d- 4%
Câu 82. Theo quy định trong quy phạm thi công các công trình điện, sai số cho
phép về đường kính của hàm ép không được vượt quá:
a- 0,1mm
b- 0,2mm
c- 0,3mm
d- 0,4mm
Câu 83. Theo quy định trong quy phạm thi công các công trình điện, sai số cho
phép về đường kính của khoá néo, ống nối dây sau khi ép không được vượt quá đường
kính của hàm ép tiêu chuẩn là:
a- 0,2mm
b- 0,3mm
c- 0,4mm
d- 0,5mm
Câu 84. Khoảng cách nhỏ nhất từ dây dẫn đến mặt ray đường sắt trong chế độ
làm việc bình thường khi đường dây 110kV giao chéo với đường sắt là:
a- 6m
b- 7,5m
c- 8,5m
d- 10m
Câu 85. Khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn đến mặt đường ôtô trong chế độ vận

hành bình thường đối với đường dây 110kV không nhỏ hơn:
a- 4m
b- 5m
c- 6m
d- 7m
Câu 86. Đường dây 110 kV đi qua khu vực đông dân cư, khoảng cách thẳng
đứng từ dây dẫn đến mặt đất trong chế độ làm việc bình thường không được nhỏ hơn:


a- 4m
b- 5m
c- 6m
d- 7m
Câu 87. Đường dây 110 kV đi qua khu vực ít dân cư , khoảng cách thẳng đứng từ
dây dẫn đến mặt đất trong chế độ làm việc bình thường không được nhỏ hơn:
a- 4m
b- 5m
c- 6m
d- 7m
Câu 88. Các bộ phận của cột thép, xà thép, thanh giằng cột,...trong quá trình vận
hành bị rỉ, ăn mòn đến mức độ nào thì phải được sửa chữa thay thế hoặc tăng cường:
a- Quá 10 % tiết diện ngang
b- Quá 15 % tiết diện ngang
c- Quá 20 % tiết diện ngang
d- Quá 25 % tiết diện ngang
Câu 89. Theo qui định trong qui trình vận hành, điện trở tiếp địa cột được đo
kiểm tra định kỳ qui định như thế nào:
a- 1 năm 1 lần
b- 2 năm 1 lần
c- 3 năm 1 lần

d- Đo khi nào cần thiết
Câu 90. Cây ngoài hành lang ĐZ 110kV phải được chặt tỉa để đảm bảo nếu cây
bị đổ vào thì khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây đến bộ phận bất kỳ của ĐZ phải
bằng hoặc lớn hơn:
a- 0,5m
b- 0,7m
c- 1,0m
d- 1,2m
Câu 91. Đối với dây dẫn có tiết diện > 240mm2 , ở những khoảng cột vượt qua
đường quốc lộ hoặc đường sông, số mối nối dây dẫn được phép là:
a- Không được nối dây
b- 01 mối
c- 02 mối
d- 03 mối


Câu 92. Trong công tác sửa chữa ép nối dây dẫn sử dụng hàm ép loại có ký hiệu
hàm ép A có ý nghĩa là:
a- Hàm ép lục lăng dùng để ép vỏ nhôm.
b- Hàm ép tròn dùng để ép lõi thép.
c- Hàm ép tròn dùng để ép vỏ nhôm.
d- Hàm ép lục lăng dùng để ép lõi thép.
Câu 93. Trong công tác sửa chữa ép nối dây dẫn sử dụng hàm ép loại có ký hiệu
hàm ép M có ý nghĩa là:
a- Hàm ép lục lăng dùng để ép vỏ nhôm.
b- Hàm ép tròn dùng để ép lõi thép.
c- Hàm ép tròn dùng để ép vỏ nhôm.
d- Hàm ép lục lăng dùng để ép lõi thép.
Câu 94. Dây nhôm lõi thép sử dụng trên đường dây tải điện loại ACSR 240/67
thì chỉ số 67 là:

a- Đường kính của lõi thép.
b- Đường kính ngoài của ĐZ
c- Tiết diện dây dẫn
d- Tiết diện của lõi thép
Câu 95. Đối với các vị trí cột néo bình thường của đường dây 110kV thì thường
dùng sứ cách điện loại có tải trọng là:
a- 70kN.
b- 50kN
c- 120kN
d- 160kN
Câu 96. Đối với các vị trí cột đỡ bình thường của đường dây 110kV thì thường
dùng sứ cách điện loại có tải trọng là:
a- 70kN.
b- 50kN
c- 120kN
d- 160kN
Câu 97. Theo qui trình KTAT điện, những thao tác vận hành trên thiết bị điện ở
những cấp điện áp nào phải chấp hành phiếu thao tác.
a- Thiết bị điện hạ áp.
b- Thiết bị điện một chiều.
c- Thiết bị điện cao áp.


d- Cả a, b, c đều sai.
Câu 98. Theo qui trình KTAT điện, quy uớc về cấp điện áp được quy định như
thế nào?
a- Điện hạ áp, trung áp, cao áp.
b- Điện hạ áp, cao áp, một chiều.
c- Điện hạ áp, cao áp.
d- Cả a, b, c đều đúng.

Câu 99. Tính toán chọn cách điện của đường dây tải điện trên không theo quan
điểm sau:
a- Quá điện áp nội bộ
b- Quá điện áp khí quyển
c- Quá điện áp nội bộ và tình hình ô nhiễm
d- Quá điện áp khí quyển và tình hình ô nhiễm
Câu 100. Trên bề mặt của một bát sứ cách điện trong vận hành thì phân bố điện
áp lớn nhất trên các vùng sau:
a- Mũ của sứ cách điện
b- Ty sứ cách điện
c- Miền quanh ty sứ cách điện
d- Từ mũ sứ đến ty sứ cách điện
Câu 101. Để cải thiện sự phân bố điện áp trên chuỗi cách điện đang vận hành,
thường dùng biện pháp sau:
a- Thường xuyên vệ sinh lau rửa chuỗi cách điện
b- Phân pha dây dẫn
c- Lắp vòng đẳng thế
d- Dùng cách điện loại nhiều tán
Câu 102. Vật liệu chế tạo cách điện của đường dây tải điện trên không hiện nay
phổ biến là loại:
a- Gốm
b- Thuỷ tinh
c- Chất hỗn hợp Polymer
d- Cả 3 loại trên
Câu 103. Để tăng khả năng tải điện đi xa của đường dây thường thực hiện biện
pháp sau:
a- Nâng cao dòng điện truyền tải


b- Nâng cao điện áp truyền tải

c- Giảm điện áp truyền tải
d- Giảm dòng điện truyền tải
Câu 104. Nối đất tại cột điện nhằm mục đích chính là:
a- Nối đất làm việc
b- Nối đất an toàn
c- Nối đất chống sét
d- Tiếp địa di động
Câu 105. Điện trở suất (ρ) của đất không phụ thuộc vào:
a-Thành phần hoá học của đất
b- Độ ẩm của đất
c- Đường kính của dây tiếp đất
d- Nhiệt độ của đất
Câu 106. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến điện trở nối đất của đường
dây:
a- Điện trở suất xung quanh điện cực
b- Số điện cực
c- Cấp điện áp của lưới điện
d- Đường kính và chiều dài dây nối đất
Câu 107. Chức năng của hệ thống nối đất cột điện trên đường dây truyền tải điện
là:
a- Tản nhanh dòng điện sét, dòng sự cố xuống đất
b- Xả dòng điện tĩnh xuống đất
c- Giảm điện áp bước, điện áp tiếp xúc khi tản dòng sự cố
d- Tạo ra chế độ làm việc của hệ thống theo một phương thức nhất định
Câu 108. Tác hại của hiện tượng vầng quang trên đường dây tải điện cao áp:
a- Gây tổn thất công suất và điện năng
b- Gây nhiểu vô tuyến điện
c- Gây mất ổn định hệ thống điện
d- Gây tổn thất điện năng và nhiểu vô tuyến điện
Câu 109. Phóng điện vầng quang trên đường dây giảm khi:

a- Cường độ điện trường vượt quá ngưỡng nhất định
b- Điều kiện thời tiết ẩm ướt


c- Điều kiện thời tiết khô ráo
d- Môi trường bụi bẩn
Câu 110. Mục đích của việc phân pha trên đường dây truyền tải điện là:
a- Để giảm tổn thất vầng quang
b- Để giảm điện kháng
c- Tăng khả năng tải của đường dây
d- Để cân bằng điện áp
Câu 111. Khi xảy ra sự cố dây dẫn điện chạm đất thì điện áp bước càng lớn và
càng nguy hiểm khi:
a- Ở điểm gần chỗ chạm đất
b-Ở điểm càng xa chạm đất
c- Ở gần đường dây khác
d- Cả a, b, c đều đúng.
Câu 112. Nếu chuỗi cách điện của ĐDK không treo vòng đẳng áp thì bát cách
điện nào chịu điện áp giáng lớn nhất:
a- Bát cách điện gần dây dẫn điện nhất
b- Bát cách điện chính giữa chuỗi cách điện
c- Bát cách điện gần xà nhất
d- Cả hai trường hợp a, c
Câu 113. Khi đường dây truyền tải điện khi bị sét đánh trực tiếp hoặc cảm ứng
do sét:
a- Gây nên quá điện áp trên đừơng dây
b- Gây nên quá dòng điện trên đường dây
c- Gây nên phóng điện vầng quang trên đường dây
d- Cả a, b, c
Câu 114. Đảo pha dây dẫn có tác dụng:

a- Hạn chế sự mất đối xứng điện áp giữa các pha
b- Hạn chế sự mất đối xứng dòng điện giữa các pha
c- Để tạo ra sự cân bằng điện áp và dòng điện thứ tự không U0, I0
d- Cả a,b, c
Câu 115. Trên một chuỗi sứ đang vận hành, bát sứ nào chịu phân bố điện áp là
nhỏ nhất:
a- Các bát sứ gần xà


b- Các bát sứ ở gần giữa chuỗi
c- Các bát sứ ở gần dây dẫn
d- Cả a, b, c
Câu 116. Phân bố điện áp trên một chuỗi sứ đang vận hành như thế nào:
a- Phân bố đều trên tất cả các bát sứ
b- Phân bố không đều, bát sứ ở gần dây dẫn chịu điện áp cao hơn
c- Phân bố không đều, bát sứ ở gần xà chịu điện áp cao hơn
d- Phân bố không đều, bát sứ ở giữa chuỗi chịu điện áp cao hơn
Câu 117. Phân bố điện áp trên 1 bát sứ cách điện khi vận hành:
a- Phân bố đều theo bề mặt tán sứ
b- Phân bố không đều, tập trung nhiều ở gần ty sứ
c- Phân bố không đều, tập trung nhiều ở gần mũ sứ
d- Cả a, b, c đều đúng
Câu 118. Khi có thao tác đóng cắt điện thay đổi kết dây trên lưới hoặc có sự cố
trên lưới điện sẽ xuất hiện hiện tượng:
a- Quá điện áp khí quyển
b- Quá điện áp nội bộ
c- Quá điện áp thao tác
d- Quá điện áp nội bộ và thao tác
Câu 119. Biện pháp để giảm vầng quang điện trên đường dây trong vận hành:
a- Giảm điện áp vận hành

b- Giảm dòng điện tải trên đường dây
c- Làm sạch và nhẵn bề mặt các vật mang điện
d- Cả a, b, c,
Câu 120. Vầng quang điện xuất hiện trên đường dây phụ thuộc chủ yếu vào:
a- Thời tiết nắng
b- Dòng điện chạy trên đường dây
c- Điện áp của đường dây
d- Vật liệu làm dây dẫn
Câu 121. Tác dụng chính của phân pha dây dẫn trên đường dây là:
a- Giảm vầng quang điện
b- Nâng cao khả năng tải
c- Tăng tiết diện của dây dẫn


d- Cả a, b
Câu 122. Phân pha trên đường dây tải điện là:
a- Tăng số pha của một đường dây
b- Tăng số dây dẫn trong 1 pha
c- Cả hai trường hợp trên
d- Cả a, b, c
Câu 123. Góc bảo vệ của dây chống sét trên đường dây càng tăng thì khả năng
bảo vệ của dây chống sét sẽ:
a- Càng tăng
b- Càng giảm
c- Không thay đổi
d- Cả a, c
Câu 124. Cột thu lôi càng cao thì khả năng sét đánh vòng vào công trình bên
dưới sẽ:
a- Càng tăng
b- Càng giảm

c- Không thay đổi
d- Cả a, c
Câu 125. Để nâng cao khả năng tải của đường dây dài, người ta thực hiện biện
pháp nào:
a- Nâng cao điện áp truyền tải của đường dây
b- Bù đường dây
c- Điều chỉnh các tham số đường dây
d- Tất cả các biện pháp trên.
Câu 126. Vai trò của tụ bù dọc trên đường dây là gì:
a- Giảm quá điện áp khi đường dây không tải
b- Tăng điện áp cuối đường dây khi đầy tải
c- Giảm tồn thất điện năng
d- Cả ba trường hợp trên
Câu 127. Theo quan niệm trong tính toán lý thuyết, thế nào là đường dây dài:
a- Lớn hơn 100km
b- Lớn hơn 240km
c- Có chiều dài trên 300km
d- Có chiều dài 200km


Câu 128. Quy định về tiêu chuẩn vận hành đối với cột BTLT, độ lệch cho phép
của tim cột so với trục ngang tuyến lấy theo giá trị nào sau đây:
a- 100mm đối với khoảng cột ≤ 100m.
b- 100mm đối với khoảng cột ≤ 200m.
c- 100mm đối với khoảng cột > 100m.
d- 100mm đối với khoảng cột > 200m.
Câu 129. Công tác kiểm tra định kỳ ban đêm đường dây, thời gian tối thiểu 3
tháng /1 lần với mục đích nhằm phát hiện:
a- Sự phát nóng mối nối điểm tiếp xúc,
b- Các hiện tượng phóng điện,

c- Âm thanh bất thường, ánh sáng cột vượt.
d- Cả a, b, c.
Câu 130. Dây chống sét thông thường trên các đường dây tải điện 110 kV được
bố trí lắp đặt:
a- Nối đất trực tiếp tại các vị trí cột trên toàn tưyến.
b- Nối đất 1 đầu tại khoảng néo, đầu còn lại và các cột đỡ trung gian được đấu
qua mỏ phóng.
c- Nối đất trực tiếp tại một số vị trí cột.
d- Nối đất trực tiếp chỉ tại các cột đỡ.
Câu 131. Tại những cột điện gần trạm biến áp, dây chống sét được nối đất trực
tiếp nhằm mục đích:
a- Giảm sóng điện sét lan truyền vào trạm khi có sét đánh vào dây chống sét của
đường dây.
b- Giảm tổn thất điện năng trên đoạn đường dây đó.
c- Giảm sét đánh trực tiếp vào trạm.
d- Bảo vệ đường dây khi sét đánh vào trạm.
Câu 132. Để thuận tiện trong quá trình xây lắp cũng như trong quản lý vận hành
và sửa chữa người ta thường thiết kế giới hạn chiều dài khoảng néo là khoảng:
a- 10 km
b- 5 km
c- 3km
d- 2km
Câu 133. Đối với các đường dây dài, chế độ không tải gây nên hiện tượng sau:
a- Điện áp ở đầu hở mạch tăng cao
b- Điện áp ở đầu hở mạch giảm thấp


c- Điện áp hai đầu bằng nhau
d- Tất cả các hiện tượng trên
Câu 134. Phạm vi bảo vệ của cột thu lôi phụ thuộc vào:

a- Độ cao cột thu lôi
b- Cường độ dòng điện sét
c- Điện trở nối đất của cột
d- Cả a, b
Câu 135. Khi xảy ra sự cố dây dẫn điện chạm đất thì điện áp bước càng lớn và
càng nguy hiểm khi:
a- ở điểm gần chỗ chạm đất
b- ở điểm càng xa chạm đất
c- khoảng cách bước càng lớn
d- khoảng cách bước càng nhỏ
Câu 136. Tác hại của phóng điện vầng quang trên đường dây tải điện cao áp:
a- Gây tổn thất công suất và điện năng
b- Gây nhiểu vô tuyến điện
c- Gây mất ổn định hệ thống điện
d- Gây tổn thất điện năng và nhiểu vô tuyến điện
Câu 137. Đối với các vị trí cột néo bình thường của đường dây 110kV thì thường
dùng sứ cách điện loại có tải trọng là:
a- 70kN.
b- 50kN
c- 120kN
d- 160kN
Câu 138. Dây nhôm lõi thép loại ACSR 240/53 thì có tổng số sợi nhôm là:
a- 26 sợi .
b- 20 sợi
c- 18 sợi
d- 16 sợi
Câu 139. Các cây cối ngoài hành lang đường dây ĐZ 110kV(theo qui định vận
hành) phải chặt tỉa để đảm bảo nếu cây bị đổ vào thì khoảng cách từ bất kỳ bộ phận
nào của cây đến bộ phận bất kỳ của đường dây phải lớn hơn hoặc bằng:
a- 1m



b- 0,5m
c- 0,7m
d- 1,2m
Câu 140. Thời hạn kiểm tra định kỳ của đường dây bình thường là:
a- Hàng tháng (ngày)
b- Theo quí (đêm)
c- Hàng năm
d- Cả a, b
Câu 141. Theo tiêu chuẩn vận hành thì sai lệch (độ nghiêng cột) của cột sắt so
với trục thẳng đứng dọc tuyến và ngang tuyến là:
a- 1: 200 chiều cao cột .
b- 1: 150 chiều cao cột
c- 1: 120 chiều cao cột
d- 1: 100 chiều cao cột
Câu 142. Theo tiêu chuẩn vận hành thì độ lệch của chuỗi sứ cách điện đỡ dây
dẫn so với phương thẳng đứng không được quá :
a- 15 0
b- 12 0
c- 10 0
d- 7 0
Câu 143. Đối với các cột điện có dây néo thì khi số sợi đứt của dây néo cột (loại
cáp thép nhiều sợi) thì phải thay thế bằng dây khác khi bị đứt:
a- Trên 17 %.
b- Trên 15 %
c- Trên 10 %
d- Trên 8 %
Câu 144. Đường dây 110 kV đi qua khu vực đông dân cư, khoảng cách thẳng
đứng từ dây dẫn đến mặt đất trong chế độ làm việc bình thường được qui định không

được nhỏ hơn:
a- 8m .
b- 6m
c- 5m
d- 3m


×