Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ ba bể và các khu vực xung quanh, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 62 trang )

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
DỰ ÁN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ KÔNG MỞ RỘNG
(GMS) (KHOẢN VAY SỐ 2457-VIE)
TƢ VẤN THỰC HIỆN KHOẢN VAY (LIC)

Draft Report

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI
HỒ BA Bể VÀ CÁC KHU VỰC XUNG QUANH
Vƣờn Quốc Gia Ba Bể, Tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam

Đệ trình:
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN QUỐC GIA
Tòa nhà 4A, Khách sạn Kim Liên, số 7 Đào Duy Anh, Hà Nội, Việt Nam

Chuẩn bị bởi:

Công ty TNHH Tƣ vấn Quốc tế VICA

Tháng 9/ 2011



Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn
L2457-VIE: GMS/STDP

CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB
ASEAN
VQG BA Bể


BBTA
ASZ
BK
CBT
CBET
CBTFGs
CTDMCs
CTP
DoCST
DPC
DTDMC
EMP
ERZ
FITs
GAP
GMS
GoV
HIC
ITDR
LIC
MARD
MoCST
M&E
MSME
NGO
NP
OGTs
PA
PAM
PARC

PCU
PIU
PPMS
PRA
RH
SCPs
SPZ
STDP
SWOT
TECAP
TNA
TWZ
TDMC
VICA
VN
VnD
VNAT

Ngân hàng Phát triển Châu Á
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Vƣờn quốc gia Ba Bể
Hiệp hội Du lịch Ba Bể
Khu vực Hành chính và Dịch vụ
Tỉnh Bắc Kạn
Du lịch dựa vào cộng đồng
Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Nhóm chức năng trong du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
Ban Phát triển và Quản lý Du lịch xã
Gói du lịch leo núi theo vòng khép kín
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ủy ban Nhân dân huyện
Ủy ban Phát triển và Quản lý Du lịch huyện
Kế hoạch Quản lý Môi trƣờng
Vùng phục hồi sinh thái
Du khách tự do
Kế hoạch hành động về Giới
Tiểu vùng sông Mê Kông Mở rộng
Chính phủ Việt Nam
Trung tâm thuyết minh di sản
Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch
Tƣ vấn thực hiện vốn vay
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Giám sát và Đánh giá
Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
Tổ chức phi chính phủ
Vƣờn quốc qua
Nhóm khách du lịch theo tour
Các vùng dự án
Hƣớng dẫn hành chính dự án
Khu vực bảo tồn tài nguyên sử dụng sinh thái cảnh quan
Ban Quản lý Dự án Quốc gia
Ban Thực hiện dự án
Hệ thống Giám sát Đánh giá
Thẩm định giá nông thôn
Khu định cƣ
Sản phẩm chuỗi cung ứng
Vùng bảo vệ nghiêm ngặt
Dự án phát triển du lịch bền vững
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Chƣơng trình nhận thức Du lịch, Môi trƣờng và Văn hóa
Đánh giá nhu cầu đào tạo
Vùng du lịch và hoang dã
Ủy ban Phát triển và Quản lý Du lịch
Công ty TNHH Tƣ vấn Quốc tế VICA
Việt Nam
Việt Nam đồng
Tổng cục Du lịch Việt Nam

1


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn/ L2457-VIE:
GMS/STDP

MỤC LỤC
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG ....................................................................................... 4
1.1.

TỔNG QUAN .......................................................................................................... 4

1.1.1.

Về các khu vực tiểu dự án tại tỉnh Bắc Kạn .................................................... 4

1.1.2.

Tổng quan về du lịch Việt Nam ........................................................................ 5

1.1.3.


Triển vọng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ...................... 5

1.1.4.

Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của Vƣờn Quốc gia Ba Bể .................... 6

1.2.

MỤC TIÊU CỦA BÁO CÁO ..................................................................................... 7

1.3.

PHẠM VI VÀ CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO .............................................................. 7

1.4.

PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ BÁO CÁO .............. 8

1.5.

NHÓM ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI .............................................. 9

CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
SINH THÁI TRONG KHU VỰC ........................................................................................... 10
2.1.

ĐÁNH GIÁ CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH SINH THÁI VÀ HẤP DẪN CHÍNH ............... 10

2.1.1.


Các địa điểm tự nhiên và hấp dẫn chính ........................................................ 10

2.1.2. Các Điểm Văn Hóa/Dân và và Hấp Dẫn Chính .................................................. 18
2.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN NHỮNG THẾ MẠNH VÀ SỨC HẤP DẪN CỦA SẢN
PHẨM DU LỊCH SINH THÁI ............................................................................................ 25
2.3.

ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ LƢU TRÚ VÀ DỊCH VỤ ......................................................... 25

2.4.

ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG VÀ ĐƢỜNG VÀO .......................... 26

2.5.

ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH KHÁC ............................................... 27

2.6. ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƢỜNG ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH SINH
THÁI TIỀM NĂNG ........................................................................................................... 28
2.7. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƢƠNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI .................................................................................... 31
2.8. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI ...................................................................................................................... 32
CHƢƠNG 3. CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI CHỌN LỌC VÀ ĐẶC TÍNH CỦA
CHÚNG
...................................................................................................................... 36
3.1. NHỮNG SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI CHỌN LỌC CHO HỒ BA BỂ VÀ CÁC
KHU VỰC XUNG QUANH ............................................................................................... 36
3.2.


ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI ĐƢỢC CHỌN . 37

3.2.1.

Sản phẩm du lịch sinh thái 1: Đi thuyền truyền thống hồ Ba Bể ..................... 37

3.2.2. Sản phẩm du lịch sinh thái 2: Nhà nghỉ cộng đồng bản Pắc Ngòi và đi bộ leo
núi Kéo Mỏ................................................................................................................... 40

2


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn
L2457-VIE: GMS/STDP

3.2.3. Sản phẩm du lịch sinh thái 3: Nhà nghỉ cộng đồng bản Bó Lù và đi bộ leo núi
Fu Nộc Chấp................................................................................................................ 43
3.2.4. Gói sản phẩm du lịch sinh thái 4: Nhà nghỉ cộng đồng và leo núi vƣợt địa hình
tại bản Cám Thƣợng .................................................................................................... 46
CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT HOẠT ĐỘNG ................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 52
CÁC PHỤ LỤC ................................................................................................................... 53
PHỤ LỤC - 1: DANH SÁCH CÁ NHÂN THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT (48/4/2011) ......................................................................................................................... 53
PHỤ LỤC-2: CƠ SỞ LƢU TRÚ VÀ DỊCH VỤ TẠI BẢN PắC NGÒI, BÓ LÙ VÀ VQG BA Bể
(THÁNG 4, 2011) ............................................................................................................ 55
PHỤ LỤC-3: TỔNG LƢỢNG KHÁCH DU LỊCH VÀ THEO MÙA TẠI VQG BA BỂ (Nguồn
VQG BA Bể/Phòng vé, tháng 5/ 2011)............................................................................. 57
PHỤ LỤC- 4: DANH SÁCH CÁC HÃNG LỮ HÀNH CÓ GÓI TOUR DU LỊCH SINH THÁI
TẠI BA BỂ ....................................................................................................................... 59


DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 1. Những lễ hội và sự kiện chính đƣợc tổ chức tại hồ Ba Bể ..................................... 19
Bảng 2. Những khu dân cƣ khác trong vùng Hồ Ba Bể có tiềm năng phát triển du lịch sinh
thái ...................................................................................................................................... 23
Bảng 3. Hiện trạng du lịch sinh thái của các dân tộc dịnh cƣ khác tại khu vực Hồ Ba Bể.... 24
Bảng 4. Số lƣợt khách cao nhất và thấp nhất ở Vƣờn Quốc Gia Ba Bể (năm 2010)........... 29
Bảng 5. Các hoạt động và gói du lịch trong sản phẩm du lịch sinh thái loại 1 ...................... 38
Bảng 6. Các cách quảng bá, đa dạng hóa và tạo ra các hoạt động và gói du lịch mới cho du
lịch sinh thái 1 ..................................................................................................................... 38
Bảng 7. Danh sách những hoạt động và gói du lịch sinh thái ở sản phẩm du lịch sinh thái
loại 2 ................................................................................................................................... 42
Bảng 8. Cách nâng cao, đa dạng hóa và tạo ra những hoạt động và gói du lịch mới cho sản
phẩm du lịch sinh thái 2 ...................................................................................................... 43
Bảng 9. Danh sách những hoạt động và gói du lịch sinh thái tiềm năng trong 3.2.3 Sản
phẩm du lịch sinh thái 3 ...................................................................................................... 45
Bảng 11. Danh sách những sản phẩm và hoạt động du lịch tiềm năng trong gói tour lịch thứ
4 ......................................................................................................................................... 48

3


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn/ L2457-VIE:
GMS/STDP

CHƢƠNG 1.

GIỚI THIỆU CHUNG
TỔNG QUAN


1.1.1. Về các khu vực tiểu dự án tại tỉnh Bắc Kạn
Chính phủ Việt Nam/ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Gov/MoCST) đang thực hiện dự án Phát
triển Du lịch Bền vững Tiểu vùng sông Mê Kông Mở rộng vay vốn ADB tại 5 tỉnh: Cao Bằng, Bắc
Kạn, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Dự án là một trong những chƣơng trình hàng
đầu trong 11 chƣơng trình lớn đƣợc thực hiện theo Khung Chiến lƣợc của Chƣơng trình Hợp
tác Kinh tế Tiểu vùng sông Mê Kông (giai đoạn 2002-2012). Mục tiêu tổng thể của dự án nhằm
xóa đói giảm nghèo trong các nƣớc tiểu vùng Mê Kông, góp phần tăng trƣởng kinh tế, tạo việc
làm và quảng bá việc bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa.
Dự án Phát triển Du lịch Bền vững Tiểu vùng sông Mê Kông Mở rộng đặt mục tiêu đạt đƣợc 5
kết quả đầu ra chính (5 cấu phần chính) trong các khu vực tiểu dự án:
I. Cấu phần 1: Phát triển các mô hình dự án phát triển du lịch bền vững gắn với bảo vệ môi
trƣờng và các di sản thiên nhiên (hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn và Phong Nha Kẻ
Bàng, tỉnh Quảng Bình)
II. Cấu phần 2: Dự án du lịch vì ngƣời nghèo, dựa vào cộng đồng, chuỗi chung ứng (Cao
Bằng, Bắc Kạn, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế).
III. Cấu phần 3: Phát triển hành lang du lịch tiểu vùng Mê Kông (tỉnh Quảng Trị).
IV. Cấu phần 4: Nâng cao năng lực của cá nhân và cộng đồng liên quan (tại 5 tỉnh và Hà
Nội)
V. Cấu phần 5: Thực hiện hiệu quả các dịch vụ.
Hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh vƣờn quốc gia Ba Bể (VQG BA Bể), tỉnh Bắc Kạn đã
đƣợc chọn là một trong những khu vực tiểu dự án tại Việt Nam nhằm tập trung lỗ lực phát triển
mô hình du lịch sinh thái vì ngƣời nghèo bền vững, nâng cao điều kiện sống của đồng bào các
dân tộc thiểu số, đồng thời vẫn bảo vệ đƣợc những di sản thiên nhiên văn hóa giàu có của khu
vực. Mặc dù hồ Ba Bể có vô vàn tiềm năng du lịch với phong cảnh thiên nhiên văn hóa nổi
trộinhƣng đến nay khu vực này vẫn chƣa phát huy đƣợc hết tiềm năng về du lịch của mình một
cách đầy đủ nhất, ngƣời nghèo cũng nhƣ đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nơi đây
vẫn chƣa hề đƣợc hƣởng lợi từ hoạt động du lịch. Trái lại bằng trực quan có thể nhận thấy hoạt
động du lịch không đƣợc kiểm soát tại khu vực này còn gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực. Đáng
lƣu ý hơn nữa, nền văn hóa và truyền thống dân tộc phong phú đang bị đe dọa suy thoái do tác

động kép từ các hệ lụy của các hoạt động du lịch không đƣợc quản lý và tác động từ môi trƣờng
bên ngoài dẫn đến sự mai một bản sắc văn hóa và những di sản.
Bằng việc thực hiện thành công hoạt động đã đề xuất, dự án nhằm mục tiêu đạt đƣợc các kết
quả tại khu vực Hồ Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn nhƣ sau:
I. Giữ gìn, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số sinh sống
trên địa bàn tỉnh đồng thời tôn trọng quyền và nguyện vọng trong việc lựa chọn các
hƣớng phát triển của cộng đồng;
II. Phát triển "mô hình thực hành tốt nhất" để chứng minh rằng du lịch có thể giúp bảo vệ,
phục hồi và bảo tồn nền văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số nhƣ thế nào;
III. Bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, di sản văn hóa và lịch sử bằng cách xây dựng và áp dụng
các tiêu chuẩn về bảo vệ di sản và phát triển du lịch;
IV. Tăng cƣờng và đa dạng hóa sinh kế và giảm nghèo tại địa phƣơng bằng cách giới thiệu
phát triển du lịch có sự tham gia của các cộng đồng dân tộc địa phƣơng trong quá trình
lập kế hoach, phát triển và quản lý hoạt động du lịch dân tộc nhằm đảm bảo sự thỏa mãn
của cộng đồng và tạo ra việc làm bền vững cho địa phƣơng.
Một kế hoạch du lịch sinh thái đúng đắn có thể sẽ là công cụ kinh tế tốt nhất để giải quyết các
thách thức kép trong việc bảo tồn di sản thiên nhiên văn hóa đồng thời nâng cao đời sống của
đồng bào các dân tộc thiểu số trong khu vực Ba Bể. Nhƣ vậy đây là thời điểm quan trọng để
toàn bộ vƣờn quốc gia Ba Bể và tỉnh Bắc Kạn phát hiện các sản phẩm du lịch sinh thái mới, xây

4


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn
L2457-VIE: GMS/STDP

dựng khung phát triển sản phẩm du lịch sinh thái phù hợp và theo đó hƣớng dẫn, hỗ trợ cộng
đồng địa phƣơng cùng các bên liên quan thực hiện các hoạt động phát triển sản phẩm du lịch
sinh thái trong khu vực.
1.1.2. Tổng quan về du lịch Việt Nam

Đất nƣớc Việt Nam nhỏ bé và xinh đẹp có tiềm năng vô cùng to lớn trong việc phát triển du lịch
dựa với sự pha trộn giữa cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và lịch sử tuyệt vời và khí hậu nhiệt
đới. Năm 2006, Chính phủ Việt Nam đã giới thiệu biểu tƣợng mới của ngành du lịch quốc gia
“Việt Nam: Vẻ Đẹp Tiềm Ẩn” và kể từ đó, sản phẩm du lịch của Việt Nam đã đƣợc quảng bá
mạnh mẽ tại nhiều thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế. Hiện nay, Việt Nam đang nổi lên nhƣ một
điểm đến du lịch mới trong khu vực Đông Nam Á và tiểu vùng Mê Kông. Một số diễn đàn đã
phản ánh rằng với những tiềm năng và sự ổn định, Việt Nam có thể trở thành một trong những
quốc gia hấp dẫn nhất về du lịch tại Châu Á vào năm 2020. Con số khách du lịch quốc tế đã tăng
từ 1,35 triệu vào năm 1995 lên tới khoảng 5,3 triệu (5.049.855) trong năm 2010. Bên cạnh đó,
lƣợng du khách trong nƣớc tăng từ 7 triệu năm 1995 lên 28 triệu lƣợt khách vào năm 2010.
Lƣợng khách du lịch tới Việt nam đã cho thấy một sự gia tăng không ngừng với tốc độ tăng
trƣởng trung bình hàng năm đạt 9,2% trong giai đoạn 2005-2010.
Tiềm năng của ngành du lịch trong việc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đã đƣợc nhận
thấy rõ căn cứ vào những đóng góp trực tiếp cũng nhƣ gián tiếp của ngành trong nền kinh tế đất
nƣớc những năm gần đây. Doanh thu từ ngành du lịch tăng từ 20,5 nghìn tỉ đồng (1,1 tỉ đô la)
trong năm 2001 lên tới 70 nghìn tỉ đồng (3,6 tỉ đô la) trong năm 2009 với tốc độ tăng trƣởng
trung bình đạt 16,6%. Chỉ tính riêng năm 2010, ngành du lịch đã thu về hơn 96 nghìn tỉ đồng,
đóng góp 6% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam. Tính đến cuối năm 2010,
ngành du lịch đã trực tiếp tạo ra 450.000 việc làm và gần 1 triệu việc làm gián tiếp (Theo
VNAT/ITDR, tháng 2 năm 2011). Trong năm 2008, Việt Nam đã công nhận 21 điểm du lịch lớn
cấp quốc gia và chính phủ Việt Nam đang cố gắng chuyển đổi du lịch truyền thống thông thƣờng
của đất nƣớc sang du lịch sinh thái gắn với thiên nhiên và văn hóa nhiều hơn bằng cách đa
dạng hóa sản phẩm du lịch.
1.1.3. Triển vọng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Tỉnh Bắc Kạn thuộc khu vực vùng núi phía bắc cách thủ đô Hà Nội 120 km chạy dọc theo đƣờng
quốc lộ số 3 và giáp ranh với các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Thái Nguyên và Lạng Sơn. Tỉnh
có diện tích 4857,2 km2 phân bố trong 7 huyện và 122 xã với dân số 300.000 ngƣời, mật độ
trung bình 61 ngƣời/km2. Trụ sở cơ quan của Tỉnh Bắc Kạn đặt tại thị xã Bắc Kạn đƣợc biết là
một khu vực giàu truyền thống văn hóa dân tộc với số dân khoảng 45.400 ngƣời sinh sống
quanh khu vực thi xã, cách Hà Nội 166 km. Địa hình núi non hùng vĩ tạo lên những khung cảnh

thiên nhiên rất đẹp với 95% diện tích vẫn còn đƣợc bao phủ bởi rừng và chỉ 5% diện tích đất
nông nghiệp. Khoảng 85 % dân số của tỉnh Bắc Kạn dự vào nông nghiệp để sinh sống và là
công cụ sinh kế. Các khu vực rừng lớn nhất có sự hình thành địa chất ngoạn mục nhƣ hồ Ba Bể,
các dãy núi đá vôi, cảnh quan sông hồ, thác nƣớc và là nơi định cƣ của nhiều dân tộc dân tộc
thiểu số bên trong môi trƣờng tự nhiên và đa dạng sinh học đã tạo ra một tiềm năng rất lớn cho
phát triển du lịch sinh thái tỉnh Bắc Kạn.
Tỉnh Bắc Kạn đƣợc biết đến là vùng đất giàu có về văn hóa truyền thống của đồng bào các dân
tộc miền núi. Đây còn là ngôi nhà của 10 nhóm dân tộc thiểu số khác nhau và chủ yếu thuộc 2
nhóm ngôn ngữ Thái - Kadai và Hmông-Miêu chiếm 87%. Các nhóm dân tộc chính gồm Tày,
Dao, Nùng, H’mông, Hoa and Sán Chỉ. Dân tộc Tày có dân số đông nhất với 150.000 ngƣời, sau
đó là Dao, Kinh, Nùng, H’mông và Hoa. Ngƣời Sán Chỉ có dân số ít nhất với khoảng 300 ngƣời.
Tỉnh Bắc Kạn có rất nhiều nét văn hóa đặc trƣng cùng nhiều lễ hội với những trò chơi truyền
thống. Một số các lễ hội quan trọng có thể quảng bá vào hoạt động du lịch nhƣ: hội chùa Thạch
Long, Tết Nguyên đán (trong khoảng tháng 1 – tháng 2), hội Xuân Ba Bể (ngày 10 tháng riêng
âm lịch), hội đền Khổ Thâm (từ 6 – 15 tháng riêng âm lịch), lễ hội truyền thống của xã Hạ Vĩ,
huyện Bạch Thƣợng đƣợc tổ chức vào ngày mùng 10 tháng riêng âm lịch hàng năm. Ngoài ra
còn có lễ hội Nóc Nƣớc là cơ hội để ngƣời dân địa phƣơng cầu mƣa gió, mùa màng bội thu và
sự yên bình, hạnh phúc đến với dân bản. Tỉnh Bắc Kạn còn rất nhiều những di tích lịch sử nhƣ

5


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn/ L2457-VIE:
GMS/STDP

động Nà Tu, Nàng Tiên những địa danh này gắn với lãnh tụ Hồ Chí Minh và cuộc khánhg chiến
chống Pháp nhƣ hang Bắc Bó, rừng Trần Hƣng Đạo, Chợ Đồn, Chợ Rã và An Toàn Khu (ATK)
tại huyện Định Hóa...vv.
Tỉnh Bắc Kạn còn nổi tiếng với sự giàu có về đa dạng sinh học nhƣ hồ Ba bể và hình thành địa
chất núi đá vôi ngoạn mục phong phú nhƣ Động Puông, hang Nàng Tiên và thác nƣớc Đầu

Đẳng.
Tỉnh Bắc Kạn là một trong những điểm du lịch đẹp và gần Hà Nội nhất trong các tỉnh miền núi
phía bắc. Thị xã Bắc Kạn có thể trở thành điểm chiến lƣợc là cửa ngõ đến thăm quan các điểm
du lịch miền núi phía bắc của Việt Nam. Sự xuất hiện của những phong cảnh thiên nhiên đặc
sắc, sông hồ và văn hóa dân tộc giàu có, đa dạng sinh học và một số điểm di tích lịch sử quốc
gia đã hình thành một nền tảng cho sự phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên
cho đến nay, khu vực hồ Ba Bể và vƣờn quốc gia Ba Bể vẫn là trung tâm và là điểm hấp dẫn du
lịch duy nhất của tỉnh Bắc Kạn. Kể từ năm 2003, tốc độ phát triển du lịch trung bình của tỉnh đạt
23% với khoảng 100.000 khách du lịch thăm quan qua đêm trên địa bàn tỉnh trong năm 2007
(theo ADB/RRP 2008).
Những hoạt động du lịch sinh thái ở tỉnh Bắc Kạn bao gồm thăm quan hồ Ba Bể, thăm các di tích
lịch sử, quan sát động vật hoang dã/ngắm các loài chim, đi bộ trong rừng, khám phá thám hiểm
hang động, thăm quan bản dân tộc, đi bộ dã ngoại/leo núi mền và thƣởng thức vô vàn món ăn
và lễ hội truyền thống khác nhau. Khách du lich trong nƣớc và quốc tế đều là những đối tƣợng
tiềm năng cho hoạt động du lịch nơi đây. Du khách trong nƣớc bị bị thu hút bởi vẻ đẹp nổi bật
của Hồ Ba Bể kết hợp với khí hậu ôn hòa trong suốt mùa hè và lễ hội Xuân Ba Bể trong tháng
hai.
1.1.4. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của Vƣờn quốc gia Ba Bể
Đƣợc thành lập vào năm 1997, vƣờn quốc gia Ba Bể có nhiệm vụ bảo tồn hồ tự nhiên trên núi
lớn duy nhất của Việt Nam. Vƣờn quốc gia Ba Bể đƣợc ghi trong Công ƣớc Ramsar là vùng đất
ngập nƣớc có tầm quan trọng thế giới vào tháng 3 năm 2011 và là Công viên Di sản ASEAN vào
năm 2004. Hồ Ba Bể là một trong những hồ nƣớc ngọt tự nhiên lớn nhất thế giới bao quanh bởi
một hệ sinh thái núi đá vôi và là khu vực đƣợc bảo vệ cấp quốc gia. Vƣờn quốc gia Ba Bể có
diện tích 10.048 hecta với địa hình núi đá vôi cao từ 135 - 1000m so với mực nƣớc biển. Trong
các khu vực đƣợc bảo vệ nghiêm ngặt của vƣờn quốc gia Ba Bể có khoảng 524 hộ gia đình với
3200 dân đang sinh sống. Ngoài ra, hơn 6000 ngƣời đang sống trong khu vực vƣờn và các vùng
đệm (PARC / VQG BA Bể 2002). Ngƣời dân miền núi sống trong vƣờn quốc gia Ba Bể và khu
vực vùng đệm thuộc 4 nhóm dân tộc chính gồm H’Mông, Dao, Tày và dân tộc Kinh.
Vƣờn quốc gia Ba Bể nổi tiếng với cảnh đẹp thiên nhiên bao gồm hồ Ba Bể, danh thắng thiên
nhiên kết hợp giữa địa hình vùng núi đá vôi, đa dạng sinh học và quan trọng hơn là nền văn hóa

truyền thống giàu bản sắc của đồng bào dân tộc. Hồ Ba Bể là biểu tƣợng và là địa điểm thu hút
nhiều khách du lịch trong nƣớc và quốc tế tới thăm nhiều nhất khi đến vƣờn. Chính vì vậy, du
lịch hồ Ba Bể không chỉ quan trọng với vƣờn quốc gia Ba Bể và tỉnh Bắc Kạn mà còn quan trọng
với toàn ngành du lịch của miền bắc Việt Nam. Vƣờn Quốc gia Ba Bể đã xác định du lịch sinh
thái là một trong những công cụ kinh tế quan trọng trong việc bảo tồn sự đa dạng sinh học của
vƣờn, cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng và giàu bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân
tộc thiểu số trong khu vực.
Sau khi đƣợc thành lập, nhà khách của vƣờn là nơi duy nhất đƣợc dùng để quảng bá hình ảnh
du lịch cho vƣờn quốc gia Ba Bể. Sau đó vƣờn quốc gia Ba Bể đã hỗ trợ cộng đồng bản Pắc
Ngòi phát triển mô hình du lịch sinh thái bản làng. Cho đến nay, vƣờn quốc gia Ba Bể đang có
tiềm năng to lớn trong việc thể chế hóa những nỗ lực trong việc phát triển du lịch sinh thái và áp
dụng một cách sâu rộng những mô hình thực tiễn hiệu quả nhất nhƣ đa dạng hóa và tạo thêm
các sản phẩm, hoạt động du lịch sinh thái mới vào trong cộng đồng nhằm đem lại lợi ích cho
phần lớn cộng đồng dân tộc trong khi đó vẫn khuyên khích họ tự bảo vệ di sản văn hóa và di sản
thiên nhiên của khu vực mình.

6


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn
L2457-VIE: GMS/STDP

MỤC TIÊU CỦA BÁO CÁO
Mục tiêu chủ đạo của báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái là nhằm xác định, đánh giá và
lập tài liệu những sản phẩm du lịch sinh thái tiềm năng, gói du lịch và các hoạt động cho Hồ Ba
Bể và khu vực xung quanh thuộc vƣờn quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.
Mục tiêu cụ thể của báo cáo bao gồm:
a. Xác định chi tiết những địa điểm du lịch tiềm năng và hấp dẫn khách du lịch.
b. Xác định và đánh giá các sản phẩm du lịch/du lịch sinh thái tiềm năng mới và gói du lịch
vì ngƣời nghèo.

c. Xác định và đánh giá nhu cầu thị trƣờng tiềm năng đối với các sản phẩm du lịch sinh thái
đã đƣợc chọn.
d. Xác định và đánh giá cơ sở hạ tầng du lịch/du lịch sinh thái quy mô nhỏ cần thiết phục vụ
cho việc phát triển sản phẩm du lịch mới.
e. Xác định và đánh giá các tiềm năng của khu vực với các doanh nghiệp du lịch và chuỗi
cung ứng vì ngƣời nghèo.
f. Đánh giá năng lực của cộng đồng địa phƣơng và các bên liên quan trong việc phát triển
phát triển, lập kế hoạch, quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch và bảo tồn di sản
g. Thu thập và lập tài liệu điều kiện cơ bản về kinh tế - xã hội, môi trƣờng và văn hóa đối
với các sản phẩm/địa điểm du lịch sinh thái đã đƣợc lựa chọn.
Dựa trên những kết quả đầu ra của báo cáo này, dự án sẽ xây dựng riêng một sổ tay từng bƣớc
phát triển sản phẩm du lịch sinh thái cho các sản phẩm đã đƣợc chọn lựa tại khu vực hồ Ba Bể.

PHẠM VI VÀ CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO
Phạm vi đánh giá các sản phẩm du lịch sinh thái là vùng hồ Ba Bể và những khu vực xung
quanh của tỉnh Bắc Kạn đã đƣợc hƣớng dẫn trong mục tiêu tổng thể, kết quả đầu ra đề xuất của
dự án và các tiêu trí lựa chọn tiểu dự án. Khu vực hồ Ba Bể của tỉnh Bắc Kạn đã đƣợc chọn là
một trong những khu vực tiểu dự án chính do có những thuộc tính đặc biệt gồm vƣờn quốc gia
và sự hiện diện của ít nhất 6 nhóm dân tộc bao gồm Tày, Dao, Nùng, H’mông, Hoa và Sán
Chay.
Theo đó, việc đánh giá này chủ yếu tập trung vào nguồn tài nguyên du lịch và tiềm năng du lịch
sinh thái của hồ Ba Bể, các khu vực xung quanh nhƣ khu vực bến thuyền Buốc Lốm, bản Khang
Ninh, Động Puông, bản Pắc Ngòi, Bó Lù, thác Đầu Đăng và chợ bản Tàu. Các địa điểm văn hóa
và thiên nhiên có liên quan khác bao gồm bản Lùng Quan, bản Cốc Lùng, núi Na Phoòng, bản
Cốc Tộc, bản Cám Hạ, bản Cao Thƣợng, bản Khuổi Tăng, Lùng Quan, núi Kéo Mỏ, Bản Quán.
Hơn nữa, kinh nghiệm từ việc thực hiện thành công những sản phẩm du lịch sinh thái đƣợc
chọn có thể sẽ đƣợc nhân rộng ra các khu vực khác trong vƣờn quốc gia Ba Bể và tỉnh Bắc Kạn
có tiềm năng du lịch tƣơng tự.
Báo cáo này gồm 4 chƣơng: Chương 1 gới thiệu chung về mục tiêu, phạm vi và phƣơng pháp
thực hiện đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái; Chương 2 chỉ ra tiềm năng du lịch sinh thái của

vùng hồ Ba Bể và khu vực xung quanh dựa trên tiêu chí lựa chọn (7 điểm); Chương 3 miêu tả
tóm tắt đặc trƣng của 4 sản phẩm du lịch sinh thái đƣợc chọn trong vùng hồ Ba Bể và khu vực
xung quanh; Chương 4 gợi ý các hoạt động cần thực hiện để phát triển sản phẩm du lịch sinh
thái đƣợc lựa chọn ở vùng hồ Ba Bể và các vùng xung quanh.

7


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn/ L2457-VIE:
GMS/STDP

PHƢƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ BÁO CÁO
Các phƣơng pháp dƣới đây đã đƣợc sử dụng trong quá trình chuẩn bị báo cáo đánh giá sản
phẩm du lịch sinh thái:
a. Xem xét tài liệu: Công việc đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái bắt đầu với việc xem xét tài
liệu có liên quan đến dự án GMS, chính sách về du lịch và các tài liệu kế hoạch liên quan
đến du lịch Việt Nam và du lịch tại vƣờn quốc gia Ba Bể cũng nhƣ toàn tỉnh Bắc Kạn.
b.

Gặp chính thức và không chính thức: Nhiều cuộc gặp gỡ chính thức và không chính thức
đã đƣợc tổ chức với các cơ quan liên quan nhƣ PIU Bắc Kạn, Sở VHTTDL tỉnh Bắc Kạn,
vƣờn quốc gia Ba Bể cùng lãnh đạo xã, thôn bản. Các cuộc họp này tập trung rà soát những
nỗ lực trƣớc đó của các cơ quan ban ngành trong việc phát triển du lịch sinh thái, xem xét
khu vực ƣu tiên và các hoạt động can thiệp trong tƣơng lai.

c. Đi thực địa và quan sát trực tiếp: Hoạt động thực địa và quan sát trực tiếp đƣợc thực hiện
tại hồ Ba Bể, vùng núi xung quanh, các bản dân tộc, thác nƣớc, hang động, đảo nhỏ và sông
suối. Trong quá trình này, các điểm hấp dẫn và tiềm năng về du lịch sinh thái đã đƣợc quan
sát, đánh giá từ nhiều góc độ bao gồm khả năng hấp dẫn khách du lịch; điều kiện tiếp cận,
điệu kiện cơ sở hạ tầng, những ảnh hƣởng hữu hình tới di sản thiên nhiên và văn hóa; tác

động tiềm ẩn trong dài hạn; năng lực thực hiện; mối quan hệ giữa cộng đồng địa phƣơng và
di sản thiên nhiên.
d. Thảo luận nhóm tập chung ( FGD): Các cuộc thảo luận nhóm tập chung đã đƣợc tổ chức
ở bản Pắc Ngòi và bản Bó Lù thuộc khu vực hồ Ba Bể. Quá trình thảo luận chủ yếu tập
chung đánh giá những địa điểm du lịch sinh thái thiên nhiên và văn hóa của đồng bào dân
tộc thu hút khách du lịch; đánh giá nỗ lực của ngƣời dân địa phƣơng trong việc phát triển gói
du lịch nhà nghỉ cộng đồng trong bản; những vấn đề du lịch nhà ở cộng đồng còn tồn tại và
hƣớng ƣu tiên của ngƣời dân về phát triển du lịch trong khu vực.
e. Tiếp xúc và phỏng vẫn không chính thức những cá nhân quan trọng: Việc tiếp xúc và
phỏng vấn đƣợc thực hiện với những cá nhân bao gồm ngƣời điều hành nhà nghỉ cộng
đồng, nhà hàng, nông dân, chủ cửa hiệu nhỏ, chủ khách sạn, hƣớng dẫn viên du lịch địa
phƣơng, lãnh đạo xã/ thôn, thành viên hội phụ nữ tại hồ Ba Bể và các khu vực lân cận. Quá
trình tiếp xúc và phỏng vấn tập trung vào việc tìm và đánh giá các sản phẩm du lịch sinh thái
tiềm năng, thị trƣờng du lịch sinh thái, doanh nghiệp và năng lực của cá nhân trong việc phát
triển, quảng bá, duy trì các gói tour du lịch sinh thái và sự hoạt động của các doanh nghiệp
trong vùng.
f.

Khảo sát khách du lịch, hãng lữ hành (hƣớng dẫn viên) và lễ tân : Điều tra nhận định
của du khách (với 6 du khách quốc tế và 16 du khách trong nƣớc) đã đƣợc tiến hành tại bản
Pắc Ngòi và bản Bó Lù để xác định quan điểm của khách du lịch về tổng quan tiềm năng
phát triển du lịch sinh thái của khu vực và lựa chọn của khách về những sản phẩm, hoạt
động du lịch sinh thái mới trong khu vực hồ Ba Bể và khu vực xung quanh. Việc điều tra chỉ
đƣợc tiến hành với số lƣợng ít nên những lựa chọn của du khách về những hoạt động và
sản phẩm du lịch mới trong khu vực chỉ mang tính khái quát. Ngoài ra, phƣơng pháp này
còn thu thập ý kiến từ những hƣớng dẫn viên du lịch tại bản Pắc Ngòi và hồ Ba Bể nhằm tìm
ra những quan tâm và ƣu tiên của họ đối với những sản phẩm và hoạt động du lịch sinh thái
trong vùng hồ Ba Bể. Thêm vào đó, một cuộc thăm dò trên các website đã đƣợc tiến hành
nhằm đánh giá những gói tour của các hãng lữ hành đang khai thác tại khu vực hồ Ba Bể.


g. Chia sẻ kết luận về báo cáo đánh giá với PCU và nhóm tƣ vấn (LIC): Kết quả trong quá
trình đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái tại vùng Hồ Ba Bể đƣợc trình bày và chia sẻ tại
cuộc họp giữa PCU và LIC, cùng sự tham gia của T/s Trần Văn Ngợi, Giám đốc BQL dự án
quốc gia, ông Trƣơng Tuấn Phƣơng, Phó Giám đốc dự án, ông Rabi Jung Pandey trƣởng
nhóm tƣ vấn dự án và Ts. Võ Quế , Chuyên gia lập kế hoạch du lịch sinh thái quốc gia.
Những ý kiến đóng góp và tham vấn của các cán nhân có tên trên đã đƣợc sử dụng trong
báo cáo.

8


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn
L2457-VIE: GMS/STDP

Những thông tin sau khi đƣợc thu thập qua các phƣơng pháp nêu trên sẽ đƣợc phân tích và
trình bày theo 8 tiêu chí đánh giá các sản phẩm du lịch sinh thái chủ yếu.

NHÓM ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI
Dƣới sự hƣớng dẫn và giám sát của T/s Trần Văn Ngợi, Giám đốc BQL dự án quốc gia, ông
Trƣơng Tuấn Phƣơng, Phó Giám đốc dự án, ông Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Giám đốc công
ty VICA và ông Rabi Jung Pandey trƣởng nhóm tƣ vấn dự án, quá trình soạn thảo báo cáo đã
đƣợc thực hiện với những thành viên có tên dƣới đây:
1. Ông. Ram Chandra Sedai
2. Tiến sĩ. Võ Quế
3. Ông. Bùi Văn Duân

: Chuyên gia quốc tế về lập kế hoạch du lịch sinh thái
: Chuyên gia trong nƣớc về lập kế hoạch du lịch sinh thái
: Phiên dịch dự án


Bên cạnh đó, quá trình đánh giá còn có sự hỗ trợ, cung cấp thông tin và gợi ý quý báu từ các cá
nhân: ông Lƣơng Anh Biên - Phó Giám đốc PIU Bắc Kạn, ông Trần Cao Khải - Trƣởng Phòng
Du lịch Bắc Kạn và bà Vũ Thị Phƣợng (Sở VHTTDL Bắc Kạn). Trong quá trình đi thực địa còn
có sự giúp đỡ và tham gia của ông Hoàng Văn Du (cán bộ PIU Bắc Kạn).
Báo cáo còn có sự đóng góp ý kiến và gợi ý từ các ông bà có tên: ông Chet Nath Kanel (Chuyên
gia Quốc tế về Phát triển Nguồn nhân lực ), bà Evelyn M. Buenaventura (Chuyên gia Quốc tế về
Giới và Xã hội), ông Paulo Pasicolan ( Chuyên gia Quốc tế về Môi trƣờng ), ông Nguyễn Thanh
Dƣơng (Chuyên gia Trong nƣớc về Môi trƣờng ),ông Lê Văn Nam ( Chuyên gia Thiết Kế và Xây
dựng) và bà Nguyễn T.Bích Hạnh (Chuyên gia Trong nƣớc về Chuỗi cung ứng & SME).
Những cá nhân và cơ quan ban ngành đã tham vấn và trao trong suốt quá trình tiến hành đánh
giá sản phẩm du lịch sinh thái đƣợc trình bày trong Phụ lục 1

9


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn/ L2457-VIE:
GMS/STDP

CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ CƠ HỘI PHÁT
TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI TRONG KHU VỰC
Tiềm năng du lịch sinh thái của vùng hồ Ba Bể và khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn đƣợc đánh
giá dựa trên 8 tiêu chí đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái. Kết quả đánh giá sản phẩm du lịch
sinh thái của hồ Ba Bể và khu vực lân cận đƣợc trình bày ngắn gọn dƣới đây:

ĐÁNH GIÁ CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH SINH THÁI VÀ HẤP DẪN CHÍNH
Việc đánh giá ngắn gọn các địa điểm tự nhiên, văn hóa và hấp dẫn chính phục vụ mục đích du
lịch của hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh đƣợc trình bày dƣới đây:
2.1.1. Các địa điểm tự nhiên và hấp dẫn chính
2.1.1.1. Hình thành địa mạo đặc biệt
Vƣờn quốc gia Ba Bể là một trong những thắng cảnh đẹp và hùng vĩ nhất tại miền bắc nói riêng

và trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung. Sự hình thành địa mạo đặc biệt trên núi đá vôi trở
thành tiềm năng du lịch sinh thái to lớn của hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, bao gồm:
a. Thắng cảnh tự nhiên, núi rừng, vách đá và ốc đảo.
Những nét thu hút khách du lịch: Trải qua quá trình hình thành địa chất trong lòng đất trên
200 triệu năm đã tạo nên những dãy núi hùng vĩ, những ngọn đồi dốc đứng, những thung lũng
trải dài, những vách đá lởm chởm và những dãy đá vôi trong vƣờn quốc gia.
Núi đá vôi: Vƣờn quốc gia Ba Bể đƣợc bao quanh bởi những dãy núi đá vôi trùng điệp với độ
cao từ 150m - 1098m so với mực nƣớc biển, trong đó cao nhất là đỉnh Phia Boóc (cao trên
1000m) thuộc khu vực Đồn Đền. Vƣờn còn có nhiều đỉnh núi đẹp cao 1.299m giáp tỉnh Tuyên
Quang, đỉnh Pia Linh ( cao 833m) giáp với Cao Trĩ và một vài đỉnh núi khác nằm giáp xã Cao
Thƣợng. Những đỉnh núi khác bao gồm đỉnh Phia Boóc (cao 1.502m) và các đỉnh núi Hoa Sơn (
cao 1517m và 1525m) nằm nằm về giữa Nam và Đông Nam. Trong những ngọn núi này, có đỉnh
Phia Bióc, Kéo Mỏ (sau bản Pắc Ngòi) và núi Fu Goóc (sau bản Tà Kèn /thác nƣớc Đầu Đẳng
thuộc xã Cao Thƣợng là những ngọn núi đẹp và có tiềm năng lớn phát triển các hoạt động du
lịch nhƣ chinh phục đỉnh núi, leo núi đá, đi bộ leo núi thám hiểm và leo núi mềm.
Vách đá vôi/núi đá: Những vách đá vôi/núi đá có giá trị về du lịch trong vùng hồ Ba Bể bao gồm
vách núi Lũng Nham nằm gần khu vực động Puông; các khu vực gần bản Cám Hạ dọc theo
sông Năng; khu vực núi Nả Phoòng gần bản Bó Lù; khu vực núi phía đông bản Quá; đỉnh núi
phía nam bản Pắc Ngòi và khu vực núi Đồn Đền. Độ cao trung bình của những vách đá vôi đo
đƣợc lên đến 800 - 900m.
Các đảo đá vôi : Các đảo (bán đảo đá vôi) An Mã, đảo Bà Góa là một vài những kiến tạo tuyệt
vời nhất đƣợc hình thành từ địa chất đá vôi của vùng hồ Ba Bể. Trong số đó, An Mã là đảo đẹp
và nổi tiếng nhất trong khu vực. An Mã là vách đá vôi nhô lên từ đáy hồ với độ cao 27 – 30m
tính từ mặt hồ. Những hòn đảo này còn là môi trƣờng sống thích hợp của một số loài chim.
Những hoạt động sinh thái khả thi: Những đỉnh núi đẹp ấn tƣợng, địa hình gồ ghề, thung lũng
trải dài và vách núi đá vôi hùng vĩ là nền tảng mạnh mẽ giúp phát triển du lịch sinh thái trong
vƣờn. Một số hoạt động du lịch sinh thái có thể đƣợc phát triển và quảng bá cho khu vực trên
bao gồm:
 Hoạt động nghỉ ngơi, giải trí: Ngắm cảnh đẹp, dã ngoại
 Giáo dục và khoa học: Tìm hiều về khu vực, du lịch giáo dục, nghiên cứu khoa học


10


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn
L2457-VIE: GMS/STDP






Hoạt động du lịch thám hiểm: Đi bộ đƣờng dài, đi bộ leo núi, đi xe đạp, leo núi đá, chinh
phục đỉnh núi
Hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên: Đi bộ trong rừng, ngắm chim và thiên nhiên hoang dã
Hoạt động du lịch dựa vào văn hóa dân tộc thiếu số: Trải nghiệm nhà nghỉ cộng đồng, văn
hóa dân tộc thiểu số
Hoạt động tâm linh và tinh thần: (quanh Ao Tiên và đảo An Mã).

Hiện trạng hoạt động du lịch hiện nay
 Hiện nay, hầu hết các đỉnh núi và núi/vách đá vẫn chƣa chính thức đƣợc mở phục vụ du
khách các du lịch leo núi, đi bộ và cơ bản vẫn còn thiếu đƣờng vào.
 Tuy nhiên, một vài địa điểm nhƣ vách núi Lũng Nham thuộc khu vực động Puông đã có
đƣờng vào bằng thuyền qua các dãy núi đá vôi, du khách có thể tiếp cận khu vực Bó Lù
bằng đƣờng bộ hoặc đƣờng mòn đi bộ. Ngoài ra, du khách còn có thể thăm quan các khu
vực đảo bằng thuyền.
 Hiện nay du khách có thể đi ngắm cảnh tại các khu vực núi và vách đá; ngắm nhìn những
vách đá vôi từ núi Lũng Nham; thăm quan và bơi lội tại đảo An Mã và rất ít khách du lịch có
thể đi bô leo núi tới các điểm nhƣ Đồn Đền, Cao Thƣợng, núi Kéo Mỏ hay núi Fu Nộc Chấp.
Cơ hội nâng cấp và đa dạng hóa sản phẩm du lịch

 Phát triển thêm nhiều tuyến đƣờng mòn đi bộ trong khu vực Hành chính và Dịch vụ (ASZ) và
một vài địa điểm thuộc khu Phục hồi Sinh thái (ERZ).
 Phát triển một số hoạt động du lịch giải trí đặc biệt nhƣ leo núi đá, chinh phục đỉnh núi, đi bộ
thám hiểm bộ trong khu vực Hành chính và Dịch vụ (ASZ) và một vài địa điểm thuộc khu
Phục hồi Sinh thái (ERZ).
 Phát triển các gói du lịch sinh thái có trách nhiệm cùng một cơ chế bảo vệ môi trƣờng cho tất
cả các khu.
b. Ao hồ, sông suối và thác nƣớc đẹp
Hồ Ba Bể
Điểm thu hút khách du lịch:
Hồ Ba Bể nằm tại trung tâm của vƣờn thuộc huyện Ba Bể, là hồ tự nhiên lớn nhất Việt Nam và
là một trong những hồ trên núi lớn nhất thế giới, đây chính là cơ sở thuận lợi cho việc phát triển
và quảng bá du lịch sinh thái trong vƣờn. Sự kết hợp đặc biệt của ba hồ nhỏ đã tạo nên nét
tráng lệ cho hồ Ba Bể. Nƣớc trong hồ bắt nguồn từ 3 nhánh lớn gồm nhánh sông Năng, nhánh
Chợ Lèng và suối Bó Lù; hồ chảy theo hƣớng Nam-Bắc và đổ ra sông Năng. Với vận tốc nƣớc
hiện tại vào khoảng 0,5m/giây, hồ ba Bể vừa mang đặc tính của sông và hồ.
Nếu nhƣ Vịnh Hạ Long đƣợc coi là núi trên biển, thì hồ Ba Bể đƣợc mệnh danh là biển trên
núi. Hồ Ba Bể thuộc phần hạ lƣu của các dòng suối nằm trên hệ thống núi phía nam của khu
vực Phia Bióc và Hoa Sơn. Nƣớc trong hồ luôn trong xanh với nhiệt độ nƣớc từ 26 - 29 ºC trong
mùa hè, và từ 16 -17 ºC vào mùa đông. Nằm trên độ cao 150m so với mực nƣớc biển, với điểm
sâu nhất trong lòng hồ là 35 mét, hồ Ba Bể trải dài trên diện tích 500 hecta và chiều dài 8 km.
Giá trị du lịch của hồ Ba Bể là rất lớn vì đây là nơi cƣ trú của nhiều loài động thực vật và nguồn
sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số qua nguồn thủy sản và giao thông vận tải đƣờng thủy.
Dọc khu vực sông Năng đã từng phát hiện thấy dấu vết của loài Voọc bạc má (Trachypithecus f.
francoisi). Khu vực hồ còn kết nối với một số hang động kỳ vĩ, đảo, vách núi đá vôi (cấu trúc
măng đá và nhũ đá), rừng, các ngã ba sông và thác nƣớc với tiềm năng phát triển du lịch sinh
thái tƣơng đối cao.
Hoạt động du lịch sinh thái khả thi
Hồ Ba Bể là trung tâm thu hút du lịch của vƣờn quốc gia Ba Bể. Những hoạt động du lịch sinh
thái có thể phát triển và quảng bá tại khu vực này gồm:

 Hoạt động nghỉ ngơi, giải trí: Ngắm cảnh đẹp, khám phá hang động mềm, dã ngoại.
 Hoạt động khoa học và giáo dục: Tìm hiểu về khu vực, du lịch giáo dục, nghiên cứu khoa
học.
 Hoạt động du lịch khám phá: Đi bộ đƣờng dài, leo núi đá, thám hiểm hang động

11


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn/ L2457-VIE:
GMS/STDP






Hoạt động du lịch dựa vào sông suối: Thám hiểm sông trên thuyền/Chèo thuyền, trƣợt thác
(canyoning), bơi thuyền kayak, bơi phao trên suối (bơi phao dọc thác) và câu cá.
Hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên: Đi bộ đƣờng rừng, Ngắm chim/bƣớm, thiên nhiên
hoang dã.
Hoạt động du lịch dựa vào văn hóa dân tộc: Trải nghiệm nhà nghỉ cộng đồng, văn hóa của
đồng bào các dân tộc thiểu số, mua sắm đồ lƣu niệm.
Các hoạt động tâm linh, tinh thần

Hiện trạng du lịch hiện nay
 Hồ Ba Bể hiện vẫn là điểm thu hút khách du lịch chủ yếu tại vƣờn quốc gia Ba Bể. Các hoạt
động du lịch hiện nay tại hồ Ba Bể bao gồm chèo thuyền truyền thống, thuyền Kayak, bơi lội,
dã ngoại, ngắm cảnh đẹp, du lịch giáo dục và nghiên cứu khoa học.
 Một vài các hoạt động du lịch kết hợp với vùng hồ Ba Bể gồm khám phá hang động mền,
quan sát chim và thiên nhiên hoang dã, văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số và các hoạt

động tâm linh.
 Đi thuyền truyền thống trên hồ Ba Bể có thể bắt đầu từ một vài điểm nhƣ Chợ Rã, bến
thuyền Buốc Lốm hoặc bến thuyền gần trụ sở vƣờn và bến thuyền tại Bó Lù.
 Đƣờng đang nâng cấp từ Chợ Rã đến Buốc Lốm, trụ sở của vƣờn quốc gia Ba Bể, bản Pắc
Ngòi và bản Bó Lù càng đẩy mạnh hơn nữa tiềm năng du lịch vùng hồ Ba Bể.
Cơ hội nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm du lịch
 Cần xây dựng thêm một số bến thuyền ở Khuổi Tăng và bản Cám Hạ. Cần có thêm các
điểm dừng đỗ thuyền ở bản Cốc Tộc và Tà Kèn nhằm bảo vệ bờ hồ và để đảm bảo an toàn
cho du khách
 Khu vực hồ cần có đẩy đủ thông tin và thiết bị thuyết minh
 Có thể phát triển một vài điểm du lịch dã ngoại ở bản Cám Hạ và Đầu Đẳng
 Trong quá trình thực hiện các hoạt động bảo tồn vùng hồ có thay mới thuyền hiện có bằng
các thuyền nhựa composite chạy máy hiệu suất cao và nâng cấp hệ thống xử lý nƣớc thải
tại các bản Pắc Ngòi, Bó Lù, Cốc Tộc, và Cám Hạ.
 Phát triển thêm các tuyến đƣờng mòn đi bộ, đƣờng mòn leo núi (đƣờng mòn đi bộ tại bản
Cám Hạ và đƣờng mòn leo núi từ Bó Lù qua Cốc Tộc đến thác Đầu Đẳng) nhằm đa dạng
hóa các hoạt động du lịch và giảm tối đa áp lực lên hệ thống thuyền trên hồ Ba Bể, khu vực
sông Năng.
Ao Tiên
Điểm thu hút khách du lịch
Nằm cách hồ Ba Bể 120m và cao hơn 5m so với mặt hồ Ba Bể, Ao Tiên trải rộng trên diện tích
1.5 hecta trên khu vực phía bắc hồ Ba Bể. Đây là một ao yên bình đƣợc hình thành trên khu vực
vách đá vôi với bờ bao xung quanh đƣợc che phủ hoàn toàn bởi nhiều tầng cây rừng và núi đá,
tạo nên một cảnh quan thiên nhiên rất đẹp. Dấu chân tiên vẫn còn lƣu lại trên những tảng đá
nằm dọc bờ ao. Du khách có thể ngắm các ngọn núi nguy nga xung quanh (theo truyền thuyết
kể lại là nơi chơi Cờ của tiên) và bóng núi in trên mặt hồ rõ nhất từ bờ Nam của ao Tiên.
Các hoạt động du lịch sinh thái khả thi:
 Hoạt động nghỉ ngơi, giải trí: Ngắm cảnh đẹp
 Hoạt động khoa học và giáo dục: Tìm hiểu về khu vực, du lịch giáo dục, nghiên cứu khoa
học.

 Hoạt động du lịch thám hiểm: Không có
 Hoạt động du lịch dựa vào sông suối: Thám hiểm trên sông bằng thuyền/Chèo thuyền và bơi
thuyền kayak ( không phải trên aoTiên mà trên hồ Ba Bể)
 Hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên: Đi bộ đƣờng rừng, ngắm chim, thiên nhiên hoang dã.
 Hoạt động du lịch dựa vào văn hóa dân tộc: văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số
(Nghe những truyền thuyết, truyện cổ)
 Hoạt động tín ngƣỡng và tâm linh:
Hiện trạng du lịch hiện nay

12


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn
L2457-VIE: GMS/STDP




Hiện nay đã có một đoạn đƣờng mòn sinh thái dài 120m nối giữa Ao Tiên và hồ Ba Bể. Tại
điểm đầu của đƣờn mòn sinh thái này có một bảng chỉ dẫn và một mũi tên chỉ đƣờng.
Gần 80% số du khách thăm quan hồ Ba Bể đều đến thăm Ao Tiên. Hiện nay khách chủ yếu
đến Ao Tiên ngăm cảnh.

Cơ hội nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm du lịch.
 Để quản lý dòng khách du lịch, có thể tạo thêm một lối đƣờng vào nằm về phía bên phải của
Hồ Tiên từ Hồ Ba Bể. Việc làm này sẽ giúp tạo những con đƣờng một chiều cho việc thăm
quan của du khách.
 Có thể tạo thêm một đƣờng mòn sinh thái vòng quanh hồ để tạo điều kiện cho du khách
Thăm quancảnh quan Hồ đƣợc thuận lợi hơn và giúp quản lý dòng du khách ngay cả trong
mùa du lịch cao điểm.

 Phát triển cơ sở vật chất cần thiết cho các hoạt động tâm linh và tinh thần quanh bờ ao. Do
khu vực Ao Tiên còn nằm gần khu vực Bảo vệ Đặc biệt (SPZ) cho nên việc tiến hành các
hoạt động tinh thần và tâm linh này trƣớc tiên cần có sự cho phép của Ban Quản lý VQG Ba
Bể.
Sông Năng (Ta Năng theo tiếng Tày) và suối Bó Lù
Điểm thu hút khách du lịch
Sông Năng là nguồn cung cấp nƣớc lớn nhất cho hồ Ba Bể. Dòng sông này cũng là nét chính
tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cho vƣờn quốc gia Ba Bể. Sông Năng bắt nguồn từ
những đỉnh núi vách đá Phia Boóc, chảy dƣới động Puông của núi Lũng Nham một đoạn kéo dài
300m, rộng 40 – 60m rồi chảy vào hồ Ba Bể ở bản Cám Hạ, và tiếp tục chảy theo hƣớng Tây
Bắc tạo nên một thác nƣớc hùng vĩ. Sông Năng chảy dọc theo hệ sinh thái đƣợc bảo tồn ở trạng
thái tốt nhất và những cảnh quan thiên nhiên lộng lẫy của vƣờn quốc gia Ba Bể. Dòng sông
Năng cũng đã trở thành một trong những địa điểm du lịch sinh thái tất yếu và nổi tiếng với du
khách bởi con sông này là môi trƣờng sống rất thích hợp đa dạng cho các loài động thực vật
đặc hữu trong vùng, thêm vào đó con sông còn nối liền với các địa điểm nổi tiếng khác trong
vƣờn quốc gia bao gồm hồ Ba Bể, động Puông và thác Đầu Đẳng. Sông Năng không những làm
tăng giá trị du lịch cho động Puông, hồ Ba Bể, thác Đầu Đẳng, mà nó còn kết nối những địa điểm
du lịch riêng lẻ này lại với nhau thành một gói du lịch đơn nhất.
Hoạt động du lịch sinh thái khả thi
 Hoạt động thƣ giãn, giải trí: Ngắm cảnh đẹp, dã ngoại, hoạt động thể thao bên bờ sông (bản
Pắc Ngòi)
 Hoạt động khoa học và giáo dục: Tìm hiểu về khu vực, du lịch giáo dục, lịch sử thời kỳ kháng
chiến, nghiên cứu khoa học
 Hoạt động du lịch khám phá: Leo núi, thám hiểm hang động ( Sông Năng)
 Hoạt động du lịch dựa vào sông suối: Ngắm cảnh sông nƣớc trên thuyền/chèo thuyền, trƣợt
thác, chèo thuyền Kayak, bơi lội, trƣợt thác ( ở Thác Đầu Đẳng), bơi phao dọc thác (tubing),
câu cá
 Hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên: Đi bộ trong rừng, quan sát chim, thiên nhiên hoang

 Hoạt động du lịch dựa vào văn hóa dân tộc: Văn hóa đồng bào các dân tộc thiếu số, chợ

phiên, và các lễ hội
 Hoạt động tâm linh và tinh thần.
Hiện trạng du lịch hiện nay
 Hiện nay sông Năng đã đƣợc khai thác rộng rãi thành nơi neo đậu thuyền vào động Puông
và hồ Ba Bể. Hoạt động chèo thuyền có thể khởi hành từ bến thuyền Chợ Rã hoặc Buốc
Lốm.
 Hiện đang có một vài điểm dừng đỗ thuyền tạm thời tại Khuổi Tăng (gần động Puông), bản
Cám Hạ và bản Tà Kèn dọc sông Năng.
 Các khu vực sông tại bản Pắc Ngòi và Bó Lù hiện vẫn chƣa có hoạt động du lịch nào đƣợc
khai thác.

13


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn/ L2457-VIE:
GMS/STDP

Cơ hội nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm du lịch






Xây dựng thêm bến thuyền (kiên cố) và đƣa vào sử dụng thêm nhiều thuyền thân thiện với
môi trƣờng
Quảng bá hoạt động du lịch đi bộ trên các khu vực núi để bảo tồn thƣợng nguồn (để giảm
lƣợng sa lắng) bằng việc khuyến khích ngƣời dân hợp tác thông qua những lợi ích mà du
lịch mang lại
Thiết kế và lắp đặt hợp lý biển chỉ dẫn và các bảng thông tin du lịch

Đảm bảo quản lý hiệu quả chất thải và nƣớc thải tại các bản Pắc Ngòi, Bó Lù, Cốc Tộc, Cám
Hạ, bản Tàu
Phát triển một số hoạt động thể thao nhẹ nhàng bên bãi cát bờ sông Pắc Ngòi quan đó
khuyến khích ngƣời dân địa phƣơng bảo vệ dòng sông.

Thác Đầu Đẳng
Điểm thu hút khách du lịch
Nƣớc trên sông Năng trƣớc khi chảy vào sông Gâm nằm ở phía Đông của tỉnh Tuyên Quang đã
hình thành nên thác Đầu Đẳng hùng vĩ. Thác Đầu Đẳng dài 800 mét và đổ xuống từ độ cao
khoảng 60 mét tạo thành 3 bậc liên tiếp nhau. Bản Tà Kèn là bản gần nhất, cách thác nƣớc
500m. Thác nƣớc là sự kết hợp lâu năm của vách núi đá vôi và những tảng đá lớn. Toàn bộ khu
vực đƣợc bao quanh bởi các khu rừng rậm và dày núi với nhiều loại chim và động vật. Bên cạnh
đó đi dọc xuống phía dƣới sông Gâm 1 km còn có một trạm thủy điện đƣợc xây dựng từ thời
Pháp thuộc.
Hoạt động du lịch sinh thái khả thi
 Hoạt động thƣ giãn, giải trí: Ngắm cảnh đẹp, dã ngoại.
 Hoạt động khoa học và giáo dục: Tìm hiểu về khu vực, du lịch giáo dục, lịch sử thời kháng
chiến ( thủy điện), nghiên cứu khóa học.
 Hoạt động du lịch mạo hiểm: Đi bộ đƣờng dài (từ Cám Hạ – Đầu Đẳng), đi bộ leo núi, (từ Bó
Lù – núi Fu Nộc Chấp – thác Đầu Đẳng), đi xe đạp, leo núi đá.
 Hoạt động du lịch dựa vào sống suối: Ngắm cảnh trên sống bằng thuyền/chèo thuyền, trƣợt
thác, bơi thuyền Kayak, bơi lội, trƣợt thác (chỉ tiến hành ở các địa điểm khả thi ở vƣờn quốc
gia Ba Bể), câu cá.
 Hoạt đông du lịch dựa vào thiên nhiên: Đi bộ trong rừng, ngắm/quan sát chim/bƣớm, thiên
nhiên hoang dã.
 Hoạt động du lịch dựa vào văn hóa dân tộc : du lịch nhà dân, văn hóa đồng bào các dân tộc
thiểu số, mua sắm và mua đồ lƣu niệm, chợ phiên, và các lễ hội ( ở bản Cám Hạ và Tà Kèn)
 Hoạt động tâm linh và tinh thần
Hiện trạng du lịch hiện nay
 Khoảng 70% khách du lịch đến thăm Hồ Ba Bể có thăm thác Đầu Đẳng.

 Mặc dù có tiềm năng du lịch rất lớn, nhƣng thời gian lƣu trú của du khách tại thác Đầu Đẳng
rất ngắn với quá ít các hoạt động du lịch ngoài ngắm cảnh.
 Vƣờn quốc gia Ba Bể (năm 2002) đã tiến xây dựng tuyến đƣờng sinh thái dài 300m đến thác
Đầu Đẳng; cùng với đó là một biển chỉ đƣờng, một bảng thuyết minh du lịch đƣợc đặt ở lối
rẽ và điểm ngắm cảnh ở bờ phía Đông Bắc của thác nƣớc.
 Đã có một cửa hàng ăn và một nhà khách của ông Hiền ở bản Tà Kèn phục vụ du khách với
bữa trƣa truyền thống địa phƣơng ngon miệng.
Cơ hội đa dạng hóa và nâng cấp các sản phẩm du lịch
 Xây những bến thuyền kiên cố tại bản Tà Kèn và bản Cám Hạ
 Quảng bá tuyến du lịch leo núi từ Bó Lù – núi Fu Nộc Chấp – Đầu Đẳng. Nâng cấp các tuyến
đƣờng mòn đi bộ và cầu cũ.
 Đảm bảo quản lý chất thải và nƣớc thải hiệu quả ở các bản Cám Hạ và Tà Kèn
 Phát triển cơ sở hạ tầng cho loại hình trƣợt thác (dọc theo các thác nƣớc), cơ sở hạ tầng
phục vụ bơi lội, dã ngoại, đồng thời nâng cấp những điểm ngắm cảnh hiện có, và mở những
đƣờng đi bộ dọc theo bờ phải của thác nƣớc.

14


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn
L2457-VIE: GMS/STDP



Cải thiện và phát động các hoạt động du lịch thể thao tại bãi cát bên bờ sông Pắc Ngòi nhằm
khuyến khích ngƣời dân bảo vệ con sông.

c. Những hang động kỳ vĩ
Điểm thu hút khách du lịch
Động Puông: Dài 300m và rộng khoảng từ 40- 60m, động nằm về phía bắc của vƣờn quốc gia

trên dãy núi Lũng Nham. Động có cửa hình cung cao trên 60m. Sông Năng chảy trong lòng động
Puông ở sâu vào khoảng 6-10m. Trong lòng động có những nhũ đá rất đẹp tạo điều kiện sinh
thái và nơi sinh sống thuận lợi cho hơn 12 loài dơi khác nhau (trên tổng số 30 loài dơi đƣợc tìm
thấy đang sinh sống tại vƣờn). Động Puông là sự kiến tạo điển hình của vùng địa chất đá vôi,
tạo ra sự hài hòa giữa vách đá và hệ động thực vật. Một điều thú vị đối với khách du lịch là
ngƣời dân địa phƣơng còn tìm bắt và ăn thịt những loài dơi sống trong động cũng nhƣ dùng
phân dơi để bón cho cây trồng.
Những hoạt động du lịch sinh thái khả thi
 Hoạt động thƣ giãn, giải trí: Ngắm cảnh đẹp, khám phá hang động mềm.
 Hoạt động khoa học và giáo dục: Tìm hiểu về khu vực, du lịch giáo dục, nghiên cứu khoa
học.
 Hoạt động du lịch thám hiểm: Đi bộ đƣờng dài, leo núi, thám hiểm hang động.
 Hoạt động du lịch dựa vào sông suối: Thăm quan lòng sông bằng thuyền, bơi lội, bơi phao
dọc thác.
 Hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên: Đi bộ đƣờng rừng, ngắm chim/bƣớm (dơi), quan sát
thiên nhiên hoang dã.
 Hoạt động du lịch dựa vào văn hóa dân tộc: Văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số (mối liên
hệ giữa dơi và đồng bào dân tộc thiểu số).
Hiện trạng du lịch hiện nay
 Động Puông thu hút nhiều khách du lịch tới thăm quan nhất trong vƣờn quốc gia Ba Bể. Bên
trong động đã có những đƣờng mòn đi bộ do vƣờn mở (năm 2002).
 Du khách có thể đi thuyền bắt đầu từ Chợ Rã, Buốc Lốm, trụ sở chính vƣờn quốc gia Ba Bể,
bản Bó Lù hoặc xuất phát từ ngã ba sông bản Tàu / Khuổi Tăng.
Cơ hội nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm du lịch
 Xây các bến thuyền kiên cố ở ngã ba sông Khuổi Tăng (gần chợ bản Tàu)
 Phát triển tuyến đƣờng mòn đi bộ từ Khuổi Tăng đi động Puông
 Quy định bố trí thiết bị chiếu sáng tối thiểu chỉ dùng vào ban ngày (đảm bảo không gây ảnh
hƣởng đến hệ sinh thái và môi trƣờng sống của loài dơi)
 Thành lập một trung tâm thông tin du lịch nhỏ tại Khuổi Tăng
 Phát triển và quảng bá các thiết bị hỗ trợ hoạt động leo núi tại vách đá Lũng Nham

Các động quan trọng khác: Những hang động đẹp khác trong khu vực hồ Ba Bể bao gồm
động Tiên, động Ba Cửa, động Hua Mạ...
Động Nả Phoòng (di tích lịch sử): Động Nả Phoòng nằm cách bản Bó Lù 2 km, là nơi lƣu giữ
những giá trị lịch sử quan trọng đối với ngƣời dân Việt Nam. Động nằm ở độ cao 200m so với
mực nƣớc biển với phần cửa hang rất đẹp cao từ 80-90m và rộng từ 100 – 120 m. Đài Tiếng Nói
Việt Nam đã đƣợc đặt ở nơi đây trong suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp.
Động Tiên: Nằm về phía bắc hồ Ba Bể, và cách mặt hồ khoảng 15m. Cửa động cao 15m và
rộng 35m. Phía nam động có nhiều tầng nhũ đá. Từ động Tiên, du khách có thể nhìn ngắm toàn
bộ cảnh quan hồ Ba Bể.
Động Ba Cửa: Động Ba Cửa chỉ nằm cách bến phà Bắc 1,2 km. Cửa động cách mặt hồ 20m
bao gồm 3 cửa tròn nhỏ ( với đƣờng kính từ 2 – 3 m ). Trong động có một khoang rộng chừng
100m với rất nhiều tầng nhũ đá.

15


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn/ L2457-VIE:
GMS/STDP

Động Thẳm Khít: Động Thẳm Khít nằm cách bến phà Bắc 2km về phía bản Pắc Ngòi. Cửa
động cao từ 10 – 20m rộng từ 50 – 60m và ánh sáng bên ngoài có thể chiếu vào bên trong.
Động Thẳm Khít có nhiều tầng và không gian trong động là khoảng 150 – 200 km vuông. Trong
động có nhiều loại nhũ đá hình trụ và hình măng tre rủ xuống. Đây là một trong những khu vực
đẹp nhất trong vùng hồ Ba Bể.
Động Hua Mạ: Thuộc huyện Quảng Khê cách bản Pắc Ngòi khoảng 3 giờ đi bộ. Con đƣờng đến
động Hua Mã chạy dọc sông Pắc Ngòi và đi ngang qua bản Lùng Quan
Hoạt động du lịch sinh thái khả thi trong khu vực hang động
 Hoạt động thƣ giãn, giải trí: Ngắm cảnh đẹp, khám phá hang động mềm, dã ngoại.
 Hoạt động khoa học và giáo dục: Tìm hiểu về khu vực, du lịch giáo dục, lịch sử thời kỳ kháng
chiến (Động Nả Phoòng) và nghiên cứu khoa học.

 Hoạt động du lịch thám hiểm: Đi bộ đƣờng dài, đi xe đạp (động Hua Mạ ) leo núi, thám hiểm
hang động.
 Hoạt động du lịch dựa vào sông suối: Thám hiểm trên sông bằng thuyền/ Bơi thuyền ( Động
Tiên )
 Hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên: Đi bộ trong rừng, quan sát chim/bƣớm, ngắm thiên
nhiên hoang dã.
 Hoạt động du lịch dựa vào văn hóa dân tộc: Văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu số.
Hiện trạng du lịch hiện nay
 Những địa điểm du lịch này không thu hút đƣợc thêm nhiều khách du lịch. Chỉ có một số ít
du khách đi bộ ngắn thăm quan những động này. Một vài du khách thực hiện những chuyên
du ngoạn và đi xe đạp đến động Hua Mạ, rất ít khách du lịch đến thăm động Nả Phoòng.
 Tất cả các động đều có thể dễ dàng tiếp cận bằng đƣờng và lối mòn đi bộ.
Cơ hội nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm du lịch
 Phát triển động Nả Phoòng lên thành một địa danh lịch sử và địa điểm leo núi. Nâng cấp lối
vào và các cơ sở vật chất phục vụ hoạt động leo núi đá.
 Phát triển các gói du ngoạn và đi xe đạp đến động Hua Mạ.
 Kết nối các hồ để tạo ra các tuyến đi bộ đƣờng dài và đi xe đạp
 Quảng bá những động này thông qua trung tâm thuyết minh di sản tại Buốc Lốm (dự án sẽ
xây dựng trung tâm này).
2.1.1.2. Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học
Điểm thu hút khách du lịch
Hệ sinh thái và loại rừng
 Hệ sinh thái vùng hồ bao quanh bởi hệ sinh thái núi đá vôi đã hình thành nên 3 loại hệ sinh
thái (i) Hệ sinh thái sông/hồ, (ii) Hệ sinh thái rừng ngập nƣớc và (iii) Hệ sinh thái rừng trên
núi đá vôi
 Khu vực này bao gồm 2 loại thực vật chính (I) Rừng đá vôi: phân bố trên các sƣờn núi dốc,
có thảm thực vật dày che phủ rậm và chiếm phần lớn diện tích của vƣờn quốc gia (ii) Rừng
xanh: phân bố trên các đồi thấp hơn và che phủ bởi lớp đất dày hơn.
Hệ thực vật đa dạng
 Vƣờn quốc gia Ba Bể đã ghi nhận đƣợc ít nhất 620 loài thực vật (Theo Kế hoạc Hành động

hồ Ba Bể 2001). Trong đó có 10 loài đƣợc ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.
 Các loài thực vật chiếm ƣu thế chính trong khu vực bao gồm Nghiến (Burretiodendon
hsienmu), Trai, Đinh ((Markhamia pierrei), Lát Hoa (Chukrasia tabulatis), Sa Nhân (Amomum
longiligulare), Ly và Kèn.
 Xả má (Ampelocalamus) và táo đỏ là những loài cây đặc hữu của khu vực VQG Ba Bể.
 Các loài cây khác sống trên núi đá vôi chiếm ƣu thế trong khu vực bao gồm Trai lý
(Fragraeoides), Đinh (Markhamia pierrei), Mày tẹo (Streblus tonkinensis), cây gỗ thích…

16


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn
L2457-VIE: GMS/STDP

Hệ động vật đa dạng
 Những thảm thực vật nơi đây không chỉ tạo lên một thắng cảnh đẹp mà còn là môi trƣờng
sống phù hợp cho một số loài động vật dƣới nƣớc, chim và các loài động vật trên cạn.
 Vƣờn quốc gia Ba Bể đã ghi nhận đƣợc tổng cộng hơn 533 loài động vật có vú và hơn 106
loài động vật dƣới nƣớc. Trong tổng số các loài động vật đã đƣợc ghi nhận có 55 loài đƣợc
ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (Vƣờn quốc gia Ba Bể/1992).
 VQG Ba Bể là nơi sinh sống của một số loài động vật đặc hữu đang đứng trƣớc nguy cơ bị
tuyệt chủng nhƣ Voọc bạc má (Trachypithecus Francois), Rùa đầu to (Platysternon
megacephalum). Đây cũng là nơi cƣ trú của loài Kỳ Nhông (Rồng lửa - Paramesotriton
deloustali) tại Việt Nam, loài Diệc đêm tai trắng (Gorsachius magnificus).
 Những loài thú có vú lớn trong hệ sinh thái quan trọng có thể kể đến nhƣ loài Cầy Vằn
(Hemigulus ownstoni), loài Tê Tê Trung Quốc (Manis pentadactyla), loài Vƣợn Cáo
(Nycticebus coucang), loài khỉ Rhesus Macaque, loài Rái Cá Châu Âu, loài Cầy Hƣơng, loài
Mèo châu Á , loài Sơn dƣơng lục địa , loài Sóc Bay đỏ.
 Khu vực này cũng là nơi sinh sống của trên 27 loài Dơi khác nhau. Thêm vào đó, có 54 loài
cá đã đƣợc tìm thấy sống trong vƣờn quốc gia Ba Bể, và trong số đó có 10 loài cá nằm trong

Sách Đỏ Việt Nam.
 Thêm nữa, 43 loài bò sát và động vật lƣỡng cƣ, bao gồm loài Rắn Hổ Mang và Kỳ Nhông
của Việt Nam (Paramesotriton deloustali) đã đƣợc tìm thấy trong khu vực vƣờn quốc gia.
 Vƣờn quốc gia còn là nơi sinh sống của 354 loài bƣớm và 233 loài chim khác nhau bao gồm
cả loài Diệc trắng.
Những khu vực chính về đa dạng sinh học và hệ sinh thái có liên quan đến các hoạt động du lịch
bao gồm:
 Các khu vực dọc sông Năng (giữa Động Puông, bản Cám Hạ và từ Cám Hạ đi thác Đầu
Đẳng).
 Các khu vực xung quanh ao Tiên.
 Các khu vực bản Cám Hạ và bản Cốc Tộc.
 Khu vực thác Đầu Đẳng.
 Một số điểm độc đáo về thực vật tại khu vực hồ Ba Bểcó thể kể đến cây lớn nhất nằm giữa
bản Pắc Ngòi và Bó Lù; và cây lâu năm nhất (trên 300 năm) bên bờ sông Năng
Những hoạt động du lịch sinh thái khả thi
 Giải trí và thƣ giãn: Ngắm cảnh, dã ngoại.
 Nghiên cứu và giáo dục: Nghiên cứu về khu vực, tour giáo dục, nghiên cứu khoa học
 Những hoạt động du lịch dƣới nƣớc: Câu cá
 Những hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên: đi bộ trong rừng nhiệt đới, ngắm chim/ bƣớm,
và quan sát động vật hoang dã
 Những hoạt động du lịch dựa vào văn hóa dân tộc: Văn hóa các dân tộc thiểu số
 Những hoạt động tâm linh, tinh thần
Hiện trạng du lịch hiện nay
 Hiện tại chỉ có một số hoạt động du lịch nhƣ ngắm cảnh và đi bộ leo núi đƣợc trển khai bên
trong và xung quanh khu vực hồ Ba Bể, sông Năng. Bên cạnh đó còn có một số nhà nghiên
cứu từ các trƣờng đại học tại Hà Nội đến thực hiện các bài nghiên cứu khoa học về động
vật, thực vật và các loài cá…vv.
 Vƣờn quốc gia trên tổng thể đều thiếu các cơ sở thông tin và thuyết minh cần thiết về hệ
sinh thái, các loài động vật và thực vật. Thậm chí ngƣời dân địa phƣơng còn không biết đên
hiện trạng và vị trí của một số loại động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng hàng đầu nhƣ

Voọc bạc má.
Cơ hội nâng cao và da dạng hóa sản phẩm du lịch .
 Quảng bá những sản phẩm du lịch sinh thái thú vị đặc biệt nhƣ ngắm chim, nghiên cứu thực
vật, nghiên cứu thủy sản và đánh bắt, đi bộ trong rừng nhiệt đới.
 Thông tin và thuyết minh tốt hơn về đa dạng sinh học và hệ sinh thái thông qua vƣờn quốc
gia và trung tâm xúc tiến du lịch sinh thái.

17


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn/ L2457-VIE:
GMS/STDP

2.1.1.3. Khí hậu




Khí hậu ôn hòa là một nhân tố quan trọng giúp thu hút khách du lịch đến vƣờn. Khu vực này
có khí hậu mát mẻ và ẩm ƣớt với nhiệt độ trung bình là 220C và lƣợng mƣa 378mm, do đó
độ ẩm rất cao đạt 83.3%.
Khu vực Ba Bể phân thành hai mùa riêng biệt – mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 20 và mùa
mƣa (từ tháng 3 đến tháng 9)
Khí hậu ôn hòa là một trong những lý do khiến nhiều du khách trong nƣớc đến thăm quan
khu vực. Khách du lịch thƣờng đến đông nhất vào dịp hội Xuân Ba Bể (trong tháng 2), tiếp
sau vào các tháng 5, tháng 6, tháng 7 và tháng 8.

2.1.2. Các điểm Văn hóa/Dân tộc và Hấp dẫn Chính
2.1.2.1. Tài nguyên du lịch có liên quan đến văn hóa/dân tộc tại khu vực Hồ Ba Bể
a. Những khu định cƣ của đồng bào dân tộc

 Hồ Ba Bể và khu vực xung quanh là môi trƣờng sống của ít nhất 4 nhóm dân tộc chính bao
gồm H’mông, Dao, Nùng và Kinh.
 Có khoảng 524 hộ gia đình với 3200 dân đang sinh sống trong các khu vực bảo tồn nghiêm
ngặt của vƣờn. Ngoài ra, có hơn 6000 ngƣời dân đang sinh sống ở các vùng đệm của khu
bảo tồn (Theo PARC/VQG Ba Bể 2002).
 Trong số 4 nhóm dân tộc thiểu số chính đang sinh sống trong khu vực thì dân tộc H’mông
chiếm tới 54% dân số, chủ yếu sinh sống trên các địa hình núi cao, trong khi các vùng đất
thấp phía dƣới của hồ Ba Bể lại là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc ngƣời Tày.
 Ngƣời Tày chủ yếu định cƣ ở các bản Pắc Ngòi, Lùng Quan, Bản Quán, Cốc Lùng, Bó Lù,
Cốc Tộc và Cám Hạ.
 Cộng đồng ngƣời Dao thì đang sinh sống tại bản Cám Thƣợng, Bản Tầu thuộc xã Cao
Thƣợng.
b. Đặc điểm dân tộc, văn hóa và truyền thống
 Nghề thủ công: Phụ nữ dân tộc Tày dệt vải thổ cẩm bằng những khung cửi có dây đeo sau
lƣng còn đàn ông Tày rất giỏi đan lát các loại gùi, giỏ.
 Trang phục: Phụ nữ Tày mặc váy dài đến đầu gối, đƣợc tách ra bằng 5 chiếc cúc chạy dọc
theo lách và có tay áo bó. Trong khi đó trang phục của nam gới dân tộc Dao lại gồm quần
dài và áo ngắn. Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc thì đa dạng hơn của nam giới
và đƣợc trang hoàng với nhiều họa tiết truyền thống.
 Phong tục tập quán: Thờ cúng tổ tiên là một nghi thức truyền thống của ngƣời Tày. Bàn
thờ tổ tiên đƣợc đặt ở vị trí trung tâm của ngôi nhà. Việc ngƣời Dao thờ cúng ông bà tổ tiên
đƣợc gọi là Bản Hồ. Các lễ nghi trong đám tang của ngƣời Tày phản ánh nhiều phong tục cổ
xƣa.
 Ngôn ngữ, văn hóa dân gian, chợ phiên và các lễ hội: Ngôn ngữ của dân tộc Tày thuộc
nhóm ngôn ngữ Tày – Thái. Ngƣợc lại, ngôn ngữ dân tộc Dao thuộc nhóm ngôn ngữ Mông –
Dao. Văn hóa dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số trong khu vực rất phong phú với
nhiều thể loại bao gồm thơ, dân ca, điệu múa và nhạc. Các bài hát của ngƣời Tày bao gồm
Hát Lƣợn, hát trong đám cƣới và các bài hát ru. Hát “Then” và dụng cụ âm nhạc “Đàn Tính”
là những biểu tƣợng văn hóa đặc biệt có thể thu hút nhiều du khách trong những lễ hội văn
hóa.

 Tết Nguyên Đán (Tháng Giêng), Lễ hội Mùa Xuân Ba Bể (Tháng Hai), Tết Thanh Minh/Tảo
mộ (Tháng Tƣ) và các sự kiện và lễ hội truyền thống khác của bà con đồng bào dân tộc nơi
đây đƣợc tổ chức kết hợp với việc chơi các trò chơi dân gian, và thƣởng thức các món ăn
độc đáo của ngƣời dân địa phƣơng, (Bảng 1).
 Lễ hội hồ Ba Bể diễn ra trong suốt tháng Hai là lễ hội lớn nhất trong khu vực. Trong những
ngày lễ hội, bà con dân tộc chuẩn bị những món ăn truyền thống của dân tộc mình và biểu
diễn những điệu múa, bài hát dân gian.

18


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn
L2457-VIE: GMS/STDP



Những nghi thức truyền thống vẫn còn đƣợc duy trì trong các hoạt động cƣới hỏi, tang lễ
của bà con dân tộc nơi đây (lễ tang và ngày Mãn Tang theo phong tục của ngƣời Tày ) có lẽ
là những nét thú vị thu hút khách du lịch.
Bảng 1. Những lễ hội và sự kiện chính được tổ chức tại hồ Ba Bể
Tháng
Tháng 1 âm lịch

Địa
điểm
Ba Bể

Những hoạt động chính

Tháng 1 âm lịch (từ

ngày 9-11)
Tháng 1 âm lịch

Ba Bể

Tết Nguyên Đán : Năm mới ( Tính từ ngày cuối cùng của năm cũ
đến hết 3 ngày đầu tiên của năm mới âm lịch)
Lễ hội Mùa Xuân hồ Ba Bể

Ba Bể

Rằm Tháng Giêng

Tháng 3 âm lịch

Tết Thanh Minh (Năm mới của ngƣời Tày)

Tháng 5 âm lịch

Mùa
Xuân
Ba Bể

Tháng 7 âm lịch

Ba Bể

Lễ Cơm Mới của ngƣời Tày

Tháng 7


Ba Bể

Một số lễ hội Truyền thống khác

Tết Đoan Ngọ của ngƣời Tày

c. Ẩm thực và các món ăn: Những món ăn truyền thống của Việt Nam đƣợc nhận biêt rộng
rãi với mùi vị đặc trƣng và thành phần tƣ nhiên. Những món ăn địa phƣơng trong khu vực
này gồm cơm Lam, nem (bánh trôi – làm từ bột gạo nếp) và rất nhiều loại rau chộn và trà
xanh.. Những loại thực phẩm khác bao gồm thịt lợn / gà / thịt bò, cá địa phƣơng, khoai tây,
rau xanh, đậu phộng, gạo nếp cẩm và gạo nấu. Không chỉ đa dạng về các loại thực phẩm,
khi ăn cơm mọi ngƣời ngồi lại với nhau bên bàn tre tại tầng 1 của nhà sàn truyền thống cũng
là đặc điểm quan trong và đặc biệt về thói quen ăn uống của ngƣời Việt trong mắt du khách.
d. Kiến trúc nhà ở của đồng bào dân tộc thiếu số
 Khác với những ngôi nhà sàn của ngƣời Dao đƣợc xây cao khỏi mặt đất hoặc một nửa trên
sàn, một nửa trên nền đất, ngƣời Tày chủ yếu sống trong những ngôi nhà dài hai tầng.
 Trƣớc kia, gầm bên dƣới nhà sàn đƣợc sử dụng làm nơi để nông cụ, các dụng cụ đánh bắt
cá, củi và dùng làm nơi nhốt gia súc.
 Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các hộ gia đình đồng bào dân tộc thiếu số đã nhốt gia súc của
mình trong những khu chuồng gia súc tách biệt với nhà ở và chỉ dùng gầm bên dƣới nhà sàn
nhƣ nhà kho chuyên trữ các đồ đạc, công cụ sản suất.
 Những ngôi nhà sàn dài này đang dần trở thành một trong những điểm thu hút du khách đến
với bản Pắc Ngòi, Bó Lù và các khu vực khác.
e. Đời sống nông thôn và sinh kế
 Những đặc điểm có ý nghĩa du lịch quan trọng gắn với đời sống của bà con đồng bào các
dân tộc thiếu số nơi đây bao gồm tập quán canh tác nông nghiệp theo phƣơng thức chặt cây
đốt rừng làm nƣơng rẫy, việc trồng trọt trên các ruộng bậc thang trên đồi, lối đánh bắt cá
theo phƣơng thức truyền thống và cách thức mua bán, trao đổi hàng hóa tại các chợ phiên
truyền thống.

 Dân tộc Tày canh tác nhiều loại cây trồng khác nhau bao gồm lúa, ngô, khoai. Trong khi
đồng bào dân tộc ngƣời Dao chủ yếu sống dựa vào việc trồng lúa nƣớc và các vụ mùa phụ
khác. Các nghề phụ của bà con dân tộc bao gồm nghề dệt vải, nghề mộc, nghề rèn, làm giấy
và làm dầu thực vật.
 Bà con dân tộc miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc ngƣời H’Mông vẫn sống chủ yếu dựa
vào việc chặt cây đốt rừng lấy đất trồng ngô kết hợp với chăn nuôi gia súc. Dọc theo những
con đƣờng mòn trên các khu vực núi Kéo Mỏ và núi Cao Thƣợng ta vẫn sẽ thấy các hình
thức canh tác nông nghiệp trên nƣơng rẫy và một vài hình thức cải tiến của việc chặt cây đốt
rừng lấy đất làm nông nghiệp của bà con dân tộc nơi đây.
 Hầu hết bà con dân tộc ngƣời Tày sống trong khu vực hồ Ba Bể hiện nay đã bắt đầu chuyển
sang canh tác các loại cây nông nghiệp dài ngày, một vài loại cây có giá trị thƣơng mại và
các loại cây trồng thƣơng phẩm khác. Dọc theo các đƣờng ven sông và đƣờng vào bản ở
Pắc Ngòi, Lùng Quan, Cốc Lùng, Bó Lù, Cốc Tộc và Cám Hạ, du khách có thể quan sát thấy

19


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn/ L2457-VIE:
GMS/STDP



bà con dân tộc nơi đây làm các công việc đồng áng và hình ảnh trâu bò kéo cày trên các
ruộng bậc thang trên đồi.
Du khách có thể đến thăm quan các khu chợ tại Cốc Lùng (họp vào các buổi sáng) và bản
Tàu (họp vào các ngày mùng 4 và mùng 9 âm lịch hàng tháng). Chợ phiên của bà con dân
tộc là nơi mua bán và trao đổi các loại lƣơng thực, thực phẩm địa phƣơng, các đồ thủ công,
và một vài mặt hàng khác.

Các hoạt động du lịch sinh thái khả thi liên quan đến văn hóa đồng bào các dân tộc thiểu

số trong vùng hồ Ba Bể.
 Hoạt động thƣ giãn, giải trí: Ngắm cảnh đep, dã ngoại, các hoạt động thể thao nhẹ nhàng.
 Hoạt động khoa học và giáo dục: Tìm hiểu về khu vực, du lịch giáo dục, lịch sử thời kỳ kháng
chiến (động Nả Phoòng), nghiên cứu khoa học.
 Hoạt động du lịch thám hiểm: Kết hợp đi bộ đƣờng dài, đi xe đạp, đi bộ leo núi và đi bộ
quanh các ngôi bản của đồng bào dân tộc.
 Hoạt động du lịch dựa vào sông suối: Bơi thuyền kayak truyền thống, bơi lội, bơi phao dọc
thác, câu cá (khu vực sông của bản Pắc Ngòi và Bó Lù).
 Hoạt động du lịch dựa vào văn hóa đồng bào các dân tộc thiếu số: Du lịch nhà dân, nghiên
cứu văn hóa đồng bào dân tộc, tour du lịch văn hóa có hƣớng dẫn và đi bộ thăm quan bản,
mua sắm các đồ lƣu niệm, đi chợ phiên, tham gia các lễ hội.
2.1.2.2. Các nguồn tài nguyên du lịch liên quan đến văn hóa của đồng bào các dân tộc
trong khu vực hồ Ba Bể nói riêng
Hoạt động du lịch dựa vào văn hóa đồng bào các dân tộc là hoạt động du lịch quan trọng thứ
hai tại vƣờn quốc gia Ba Bể xếp sau hoạt động đi thuyền truyền thống trên hồ Ba Bể. Hiện
nay các hoạt động du lịch dựa vào văn hóa tại khu vực vùng hồ Ba Bể tập trung chủ yếu tại
bản Pắc Ngòi và bản Bó Lù.
a. Bản Pắc Ngòi và các khu vực lân cận
Điểm thu hút khách du lịch
 Nằm về phía tây nam hồ Ba Bể dọc theo suối Pắc Ngòi, bản Pắc Ngòi là nơi sinh sống của
khoảng 53 hộ dân thuộc dân tộc Tày.
 Nằm bên dãy núi Phia Linh, bản Pắc Ngòi còn là một vùng đất giàu di sản thiên nhiên với
một cảnh quan thanh bình đƣợc bao quanh bởi những cánh đồng lúa, những khu rừng xanh
mƣớt và những núi đá hùng vĩ.
 Bản Pắc Ngòi ngày càng đƣợc nhiều du khách biết tới bởi vẻ đẹp của những ngôi nhà sàn
dài truyền thống, sự thân thiên của ngƣời dân, những món ăn đặc trƣng, những nét truyền
thống trong sinh hoạt và đời sống vẫn đƣợc bà con bảo tồn và gìn giữ bên cạnh một cuộc
sống yên bình.
 Hầu hết các hộ gia đình ở Pắc Ngòi vẫn sống dựa vào canh tác nông nghiệp kết hợp với
đánh bắt cá, các loại thức ăn có sẵn trong tự nhiên và những hoạt động du lịch nhỏ lẻ.

 Bên cạnh những lễ nghi truyền thống quen thuộc của đồng bào dân tộc Tày, còn phải kể đến
lễ hội Hồ Lô độc đáo dành cho các đôi vợ chồng mới cƣới trong bản Pắc Ngòi. Trong dịp lễ
hội này các đôi vợ chồng mới cƣới mời bạn bè của họ về nhà chúc phúc và mừng cho đôi
vợ chồng trẻ bằng những màn hát múa truyền thống.
 Những điểm thu hút khách du lịch của Pắc Ngòi nằm ở chính trong nét đặc trƣng của bản,
dòng suối Pắc Ngòi, hồ Ba Bể, những đồng lúa xanh mƣớt, những cánh rừng tƣơi tốt,
những đỉnh núi trắng trên dãy Phia Linh và trong những khu rừng xanh quanh Pắc Ngòi.
 Những khu vực tiềm năng khác có thể kết nối với bản Pắc Ngòi về du lịch bao gồm bản Lùng
Quan (trên đƣờng đến động Hua Mạ), núi Kéo Mỏ, và bản Quá.
Những hoạt động du lịch sinh thái khả thi
 Hoạt động nghỉ ngơi, thƣ giãn: Ngắm cảnh đẹp, khám phá hang động mềm, các hoạt động
thể thao nhẹ nhàng.
 Hoạt động khoa học và giáo dục: Tìm hiểu về khu vực, du lịch giáo dục, nghiên cứu khoa
học.
 Hoạt động du lịch khám phá: Đi bộ đƣờng dài/Đi bộ leo núi (dọc theo núi Kéo Mỏ)

20


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn
L2457-VIE: GMS/STDP





Hoạt động du lịch dựa vào sông nƣớc: Thám hiểm trên sông bằng thuyền/ bơi thuyền, bơi
thuyền Kayak, bơi lội và bơi phao dọc thác (tại đoạn sông Pắc Ngòi).
Hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên: Đi bộ trong rừng, quan sát chim/bƣớm.
Các hoạt động du lịch dựa vào văn hóa đồng bào dân tộc:

o Nghiên cứu văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số
o Thăm quancác ngôi nhà sàn dài truyền thống
o Trải nghiệm nếp sinh hoạt và các món ăn truyền thống của bà con dân tộc thông qua
hoạt động du lịch nhà dân
o Tour du lịch quanh bản và nghe kể truyện dân gian
o Các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật (biểu diễn nhạc cụ dân tộc và các điệu múa
truyền thống)
o Quan sát và học cách làm các đồ thủ công truyền thống của bà con dân tộc, nấu ăn, học
hát các làn điệu truyền thống…
o Các hoạt động du lịch nông nghiệp (canh tác, thu hoạch lúa gạo và các loại cây lƣơng
thực khác)
o Thăm quan các khu chợ và mua bán các vật phẩm của địa phƣơng
o Thực hiện các phƣơng pháp phục hồi sức khỏe từ các bài thuốc từ thiên nhiên truyền
thống của bà con dân tộc và tham gia các tour du lịch có hƣớng dẫn đến các địa điểm
thu hái và chế biến cây thuốc.
o Bắt cá theo phƣơng pháp truyền thống và bơi thuyền Kayak.
o Tham gia các hoạt động tình nguyện.

Hiện trạng ngành du lịch hiện nay
 Pắc Ngòi là bản đầu tiên có nhà nghỉ cộng đồng của ngƣời dân phục vụ khách du lịch tại
vƣờn quốc gia Ba Bể.
 Cơ sở lƣu trú/ nhà nghỉ cộng đồng đầu tiên đƣợc đƣa vào hoạt động năm 1998 khi ông
Huyên, một ngƣời dân của bản cung cấp thức ăn và nơi ở cho một đoàn các nhà khoa học
từ vƣờn quốc gia Ba Bể đến bản làm nghiên cứu. Sau đó, đến năm 2000, ông Huyên đã
đăng ký với Cơ quan Công An và UBND huyện Ba Bể làm nhà nghỉ cộng đồng phục vụ
khách du lịch.
 Hiện nay, có khoảng 9 nhà dân đang cung cấp dịch vụ nhà nghỉ cộng đồng cho khách du
lịch. Tất cả nhà nghỉ cộng đồng này cung cấp khoảng 38 phòng khách và 147 giƣờng khách
mỗi đêm.
 Khách du lịch của các công ty lữ hành tại Hà Nội đến từ Châu Âu thƣờng ƣu tiên chọn nhà

nghỉ cộng đồng để qua đêm trong thời gian du lịch. Những dịch vụ nhà nghỉ cộng đồng phục
vụ khách du lịch cần đặt trƣớc một ngày nếu khách du lịch muốn sử dụng.
 Hầu hết khách du lịch đến thăm bản Pắc Ngòi đều chọn các gói du lịch 2 đêm. Gói du lịch
nhà nghỉ cộng đồng ở Pắc Ngòi hiện nay bao gồm sinh hoạt/ăn uống tại nhà dài, đi bộ thăm
quan bản, tham gia các chƣơng trình văn hóa (hiện còn rất hiếm) tại trung tâm sinh hoạt
cộng đồng và đi thuyền truyền thống. Các hoạt động thông thƣờng trong gói du lịch đi thuyền
truyền thống trên hồ Ba Bể gồm thăm quan đảo An Mã, Ao Tiên, thác Đầu Đẳng và động
Puông.
 Rất ít du khách tham gia vào tuyến đi bộ đƣờng dài và dã ngoại đến động Hua Mạ, đi bộ leo
núi ăn trƣa đến núi Kéo Mỏ và bản Quá. Tuy nhiên, cũng đã có một vài nhóm du khách đi bộ
leo núi đến bản Cám Thƣợng du lịch trong đêm thứ hai.
 Có một chủ nhà nghỉ cộng đồng tại đây cung cấp dịch vụ cho thuê xe đạp. Các du khách
thƣờng đạp xe đến thăm quan động Hua Mạ và khu vực chợ Cốc Lùng.
 Trong những hộ (doanh nghiệp nhỏ) có kinh doanh lƣu trú tại nhà, hầu hết phụ nữ tham gia
vào các hoạt động nhƣ đi lấy củi trong rừng, nấu ăn, rửa bát, giặt quần áo và làm các công
việc nhà. Nam giới thƣờng chủ yếu đi chợ gần nhất mua và mang thức ăn về, chế biến và
làm việc với các hãng lữ hành.
 Mỗi bữa ăn trƣa và ăn tối tại đây có giá từ 50.000-80.000 đồng và phòng ngủ có giá 70.000
đồng/ đêm. Vé cho một buổi biểu diễn văn nghệ từ 800.000 - 1 triệu đồng cho 1 nhóm/buổi
biểu diễn.
 Đƣờng vào bản hẹp và đi qua trụ sở vƣờn quốc gia Ba Bể và Chợ Rã. Ngoài ra, đƣờng đi
Cốc Lùng cũng qua bản này.
 Bản Bó Lù đƣợc kết nối với một đƣờng mòn đi bộ nhỏ đến bản văn hóa Cốc Tộc.

21


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn/ L2457-VIE:
GMS/STDP


Cơ hội nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm du lịch
 Phát triển gói du lịch nhà nghỉ cộng đồng sống động và gần gũi với thực tế hơn bằng việc
huy động tất cả nguồn lực, kỹ năng, truyền thống và kiến thức có thể tại địa phƣơng. Tạo
thêm nhiều hơn nữa các doanh nghiệp du lịch.
 Xây dựng và thi hành một khẩu hiệu mạnh mẽ trong việc thực hiện bảo vệ các di sản thiên
nhiên và văn hóa.
 Cải thiện và tăng cƣờng điều kiện vệ sinh môi trƣờng, xử lý nƣớc thải trong bản
 Mở rộng hoạt động và gói tour du lịch tại các bản Lùng Quan, Kéo Mỏ và Bản Quán để giảm
áp lực lên khu vực hồ Ba Bể đồng thời tạo sự lợi nhuận cho các nhóm dân tộc định cƣ khác.
b. Bản Bó Lù và các khu vực lân cận
Điểm thu hút khách du lịch
 Nằm ở bờ Tây của hồ Ba Bể dọc theo sông tại khu vực Bó Lù, bản Bó Lù là nơi sinh sống
của khoảng 39 hộ dân thuộc dân tộc Tày.
 Bản Bó Lù là nơi quan sát cảnh quang kỳ vĩ của hồ Ba Bể, suối Bó Lù, những cánh đồng lúa
xanh tƣơi và những khu rừng chạy ngang qua suối Bó Lù.
 Bản Bó Lù đang ngày càng trở nên nổi tiếng đặc biệt là với khách du lịch trong nƣớc do có vị
trí gần kề với hồ Ba Bể và là nơi vẫn còn lƣu giữ đƣợc những ngôi nhà dài truyền thống rất
đẹp.
 Hầu hết các hộ gia đình ở Bó Lù vẫn chủ yếu sống dựa vào việc canh tác nông nghiệp kết
hợp với việc đánh bắt cá, kinh doanh du lịch nhỏ lẻ và các hoạt động kinh tế khác.
 Các khu vực tiềm năng khác liên kết với bản Bó Lù bao gồm chợ Cốc Lùng, bản Cốc Tộc,
động Nả Phoòng, Núi Fu Nộc Chấp (đƣờng mòn nối từ bản Bó Lù và Cốc Tộc qua núi Fu
Nộc Chấp đến thác Đầu Đẳng).
Những hoạt động du lịch sinh thái khả thi
 Hoạt động thƣ giãn, giải trí: Ngắm cảnh đẹp, khám phá hang động mềm và cắm trại.
 Hoạt động khoa học và giáo dục: Tìm hiểu về khu vực.
 Hoạt động du lịch thám hiểm: Đi bộ đƣờng dài và đi bộ leo núi (dọc theo núi Fu Nộc Chấp và
thác nƣớc Đầu Đẳng).
 Các hoạt động du lịch dựa vào sông suối: Thăm quan trên sông bằng thuyền / chèo thuyền,
chèo thuyền Kayak (suối Bó Lù).

 Hoạt động du lịch dựa vào tự nhiên: Đi bộ đƣờng rừng, ngắm chim/bƣớm (tại núi Fu Nộc
Chấp).
 Các hoạt động du lịch dựa vào văn hóa đồng bào dân tộc:
o Nghiên cứu về văn hóa đồng bào dân tộc
o Thăm quancác ngôi nhà dài truyền thống
o Trải nghiệm nếp sinh hoạt và các món ăn truyền thống của bà con dân tộc thông qua
hoạt động du lịch tại nhà dân
o Tour du lịch quanh bản và nghe kể chuyện dân gian
o Các hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật (biểu diễn nhạc cụ dân tộc và các điệu múa
truyền thống)
o Quan sát và học cách làm các đồ thủ công truyền thống của bà con dân tộc, nấu ăn, học
hát các làn điệu truyền thống…vv.
o Các hoạt động du lịch nông nghiệp (tham gia canh tác, thu hoạch lúa gạo và các loại cây
lƣơng thực khác)
o Thăm quan các khu chợ và mua bán các vật phẩm của địa phƣơng
o Bắt cá theo phƣơng pháp truyền thống và bơi thuyền kayak.
o Thăm quan các di tích lịch sử ( động Nả Phoòng )
o Tham gia các hoạt động tình nguyện.
Hiện trạng ngành du lịch hiện nay
 Bó Lù là bản dân tộc thứ hai sau Pắc Ngòi có cung cấp cơ sở lƣu trú tại nhà dân phục vụ
khách du lịch thăm quan vƣờn quốc gia Ba Bể
 Hiện nay tại Bó Lù có 10 nhà dân cung cấp các cơ sở lƣu trú cho khách du lịch. Những cơ
sở lƣu trú tại nhà này có thể cung cấp 33 phòng khách và 125 giƣờng khách/ đêm.

22


Báo cáo đánh giá sản phẩm du lịch sinh thái khu vực hồ Ba Bể và các khu vực xung quanh, tỉnh Bắc Kạn
L2457-VIE: GMS/STDP











Không giống nhƣ Pắc Ngòi, tại Bó Lù có nhiều khách du lịch trong nƣớc và các du khách
quốc tế tự do ở qua đêm tại đây.
Hầu hết khách du lịch thăm quan đều chọn gói du lịch 2 đêm tại bản Bó Lù. Gói lƣu trú nhà
dân bao gồm ăn, ngủ tại nhà sàn truyền thống, đi bộ trong bản và xem các chƣơng trình văn
hóa (không thƣờng xuyên), đi thuyền truyền thống Ba Bể và đi bộ vào hang núi Nả Phoòng
(rất ít khách du lịch), thăm quan/đạp xe tới chợ Cốc Lùng và đi bộ leo núi Cốc Tộc và Fu
Goóc tới thác Đầu Đẳng (chỉ một vài du khách).
Trong những hộ (doanh nghiệp nhỏ) có kinh doanh lƣu trú tại nhà, hầu hết phụ nữ tham gia
vào các hoạt động nhƣ đi lấy củi trong rừng, nấu ăn, rửa bát, giặt quần áo và làm các công
việc nhà. Nam giới thƣờng chủ yếu đi chợ gần nhất mua và mang thức ăn về, chế biến và
làm việc với các hãng lữ hành.
Mỗi bữa ăn trƣa và ăn tối tại đây có giá từ 50.000-80.000 đồng và phòng ngủ có giá 70.000
đồng/ đêm. Vé cho một buổi biểu diễn văn nghệ từ 800.000 - 1 triệu đồng cho 1 nhóm/buổi
biểu diễn.
Đƣờng vào bản hẹp và đi qua trụ sở vƣờn quốc gia Ba Bể và Chợ Rã. Ngoài ra, đƣờng đi
Cốc Lùng cũng qua bản này.
Bản Bó Lù đƣợc kết nối với một đƣờng mòn đi bộ nhỏ đến bản văn hóa Cốc Tộc.

Cơ hội nâng cao và đa dạng hóa sản phẩm du lịch
 Phát triển gói du lịch nhà nghỉ cộng đồng sống động và gần gũi với thực tế hơn bằng việc
huy động tất cả nguồn lực, kỹ năng, truyền thống và kiến thức có thể tại địa phƣơng. Tạo

thêm nhiều hơn nữa các doanh nghiệp du lịch.
 Xây dựng một khẩu hiệu mạnh mẽ trong việc thực hiện bảo vệ các di sản thiên nhiên và văn
hóa.
 Cải thiện và tăng cƣờng điều kiện vệ sinh môi trƣờng, xử lý nƣớc thải trong làng
 Mở rộng hoạt động và gói tour du lịch tại các bản Cốc Tộc, Cốc Lùng và khu vực núi Fu
Goóc để giảm áp lực lên khu vực hồ Ba Bể đồng thời tạo ra lợi nhuận cho các nhóm dân tộc
định cƣ khác.
c. Các dân tộc định cƣ khác
Những bản dân tộc khác có tiềm năng trong phát triển du lịch sinh thái tại khu vực Ba Bể
gồm Khang Ninh, Lùng Quan, Chợ Lèn, Bản Quán, Cốc Lùng, Cốc Tộc, Tà Kèn, Cám Hạ,
Cám Thƣợng, Khuổi Tăng và Bản Tầu.
Nét đặc biệt về du lịch: Những nét đặc biệt thu hút khách du lịch chính của các dân tộc đinh cƣ
này đƣợc trình bày trong Bảng 2.
Bảng 2. Những khu dân cư khác trong vùng hồ Ba Bể có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái
Bản



Huyện

Những nét đặc trƣng về du lịch chính

Khang
Ninh
Lùng
Quan
Chợ
Lèng
Bản
Quán

Cốc
Lùng
Cốc Tộc
Tà Kèn

Khang Ninh

Ba Bể

Nhóm dân
tộc
Dân tộc Tày

Nam Mẫu

Ba Bể

Dân tộc Tày

Gần bến thuyền Buốc Lốm và Trung tâm Thuyết
minh Di sản Dân tộc (đề xuất xây dựng)
Bản nông nghiệp-nông thôn điển hình

Quang Khe

Ba Bể

Dân tộc Tày

Gần hang Hua Mạ


Nam Cƣờng

Ba Bể

Dân tộc Tày

Nam Cƣờng

Ba Bể

Dân tộc Tày

Bảo tồn tốt nhất nền văn hóa Tày, khoảng 40 ngôi
nhà sàn, núi Kéo Mỏ
Đất trồng lúa, nhà sàn và trợ sáng hàng ngày

Nam Mẫu
Cao Thƣợng

Ba Bể
Ba Bể

Dân tộc Tày
Dân tộc Tày

Cám Hạ

Cao Thƣợng


Ba Bể

Dân tộc Tày

23

Ngƣời dân tộc Tày sinh sống gần bản Bó Lù
Phong cảnh bản làng bên sông, gần thác Đầu
Đẳng cung cấp thức ăn trƣa đặc trƣng
Làng nông thôn điển hình, phù hợp cho du lịch
nông nghiệp hữu cơ và nghỉ ngơi ăn trƣa


×