Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

7 thói quen của người thành đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.3 KB, 2 trang )

7 thói quen của người thành đạt
Cuốn sách "7 thói quen của người thành
đạt" (7 Habits of Highly Effective People)
của Stephen Covey là kim chỉ nam cho
nhiều nhà lãnh đạo và tổ chức trong hơn
một thập kỉ qua. Những chân lý còn mãi
với thời gian của Covey đã được giảng
dạy trong vô số lớp học và các buổi hội
thảo. Những lớp học mới luôn được mở
ra để nhắc nhở cho người học về bảy thói
quen.
1. Là người tiên phong thực hiện
2. Bắt đầu với mục tiêu ở trong đầu
3. Làm những việc cần phải làm trước
4. Nghĩ theo cách đôi bên cùng có lợi
5. Hiểu người trước khi để người hiểu mình
6. Giúp đỡ người khác
7. Rèn luyện kĩ năng
Gần đây, trong Hội nghị Lãnh đạo hàng năm
tại Đại học Cộng đồng bang Columbia ở
Tennesse, các diễn giả đã nói đến việc sử
dụng bảy thói quen này trong việc đối mặt
với những khó khăn. Người phát biểu chính
là Pedro Garcia, người giám sát các trường học ở Metro Nashville, Tennesse. Ông đã đưa ra cái
nhìn tổng quan về việc ông đã sử dụng 7 thói quen như thế nào để biến hệ thống trường học ở
thành phố từ chỗ khó khăn đến những thành công liên tiếp.
Khi còn nhỏ, Garcia và gia đình (vốn là những người tị nạn) đã thấy được việc thoát ra khỏi khó
khăn có ý nghĩa như thế nào. Họ đã vượt qua rất nhiều trở ngại chính bằng con đường học
vấn. Garcia luôn lãnh đạo bằng cách nhấn mạnh đến việc học hành như là một câu trả lời cho bất
kì thử thách nào. Ví dụ, hằng tháng, hệ thống trường học mà ông quản lý đã tạo điều kiện cho 55
giáo viên đến tham dự các khóa đào tạo của Covey.


Để đạt được mục tiêu đặt ra, Garcia đã dẫn chứng một vài thói quen trong 7 thói quen mà ông và
những nhân viên của mình sử dụng hàng ngày. Ví dụ, là người lãnh đạo tiên phong thực hiện (thói
quen 1) có nghĩa là "Tôi không thể thay đổi tổ chức cho đến khi mọi người hỏi "tôi muốn tạo ra
điều gì trong cuộc sống?".
Trong cách sử dụng thói quen thứ hai, "bắt đầu với mục tiêu ở trong đầu", Garcia nói rằng nhiệm
vụ của quận Metro Nashville rất cụ thể: "Chúng tôi muốn trở thành quận tốt nhất ở Mỹ". Các bước
tiến hành đã được chia nhỏ ra với những đánh giá liên tục để giám sát quá trình. "Tổ chức luôn tự
hỏi: "chúng ta có thể làm tốt hơn như thế nào?" Ông cũng nhắc nhở rằng việc thay đổi không bao
giờ dễ dàng hay nhanh chóng. "Thay đổi trong một tổ chức kéo dài từ 5-7 năm… và bạn phải tin
rằng nó đang xảy ra". Ông nói: Các tổ chức thường xuyên tìm kiếm "viên đạn thần kì, nhưng có
thể nó không bao giờ có vì chúng ta không cho nó thời gian".
Ông chỉ ra rằng mọi người thường lập ra đủ kiểu mục tiêu, nhưng quan trọng là họ sẵn sàng từ bỏ
điều gì để đạt được nó. Ông vui vẻ liên tưởng vấn đề này tới một ví dụ cá nhân: "Trong một thời
gian dài, tôi đã nói rằng tôi sẽ giảm cân, nhưng tôi đã không sẵn sàng nhịn ăn pizza và kem".
Ông đưa ra một ví dụ hoàn hảo về việc tại sao thói quen 5 (Hiểu người trước khi để người hiểu
mình) lại quan trọng đến vậy. Ông để cho khán giả tưởng tượng rằng ông đang cầm một quả bóng
chuyền bãi biển nhiều màu sắc. Ông nói các quan điểm khác nhau biểu thị cho các màu sắc khác
nhau. Mọi người có thể tranh luận cả ngày xem họ nhìn thấy màu gì, nhưng cho đến khi họ chuyển
sang góc nhìn của người khác, họ sẽ không bao giờ nhìn được những màu sắc khác.
Lãnh đạo cá nhân và tổ chức đòi hỏi phải "nhìn thấy các màu sắc khác nhau". Ông đã trích một
nghiên cứu chứng minh các phần còn lại của cơ thể kết nối với trái tim và trái tim kiểm soát các
phần đó như thế nào. "Nếu bạn là lãnh đạo trong một tổ chức thì bạn chính là trái tim", Garcia nói.
Cả thành công cá nhân và thành công của tổ chức đều "thuộc về các mối quan hệ". "Chúng ta cần
phải thông hiểu nhau trước tiên và cùng nhau tìm ra cách giải quyết vấn đề", ông tổng kết.
Hoàng Anh
Theo Leadership Development

×