Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Nguyên tắc Tôn quân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước ở chính quyền trung ương thời Lê Thánh Tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.9 KB, 7 trang )

MỤC LỤC

1


A.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo giành thắng lợi hoàn
toàn, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua, lấy lại tên nước là Đại Việt. Sử sách sau này
thường gọi triều đại do Lê Lợi lập nên là Hậu Lê. Hậu Lê trải qua hai giai đoạn là
Lê Sơ và Lê Mạt. Thời Lê Sơ trải qua 99 năm với 10 đời vua trong đó có Lê Thánh
Tông. Dưới thời Lê Thánh Tông mô hình nhà nước quân chủ tập quyền và hệ thống
pháp luật của Lê Thánh Tông trở thành khuôn mẫu cho các triều đại sau này. Bài
viết sau xin làm rõ: “Nguyên tắc Tôn quân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước ở
chính quyền trung ương thời Lê Thánh Tông”
NỘI DUNG
Chính quyền trung ương trong tổ chức bộ máy nhà nước đầu Lê sơ
B.

I.

Theo Lịch triều hiền chương loại chí, “Triều Lê lúc mới lên theo quan chế
của nhà Trần” nhưng ở giai đoạn đầu Lê Sơ, chính thể quân chủ chuyên chế đã
bước đầu được xác lập. Lê Thái Tổ đã nhanh chóng từng bước thiết lập bộ máy nhà
nước để thực thi quyền lực của nhà vua.
Ở chính quyền trung ương, giúp vua thực thi quyền lực nhà nước, ở triều
đình có các quan chức và các cơ quan chủ yếu: Tả, Hữu Tướng quốc và Đại hành
khiển. Chức danh của Tể tướng đầu Lê Sơ được gọi là Tướng quốc, bao gồm hai
người: Tả Tướng quốc và Hữu Tướng quốc. Tả, Hữu Tướng quốc là quan đầu


triều, giúp của quản lý toàn bộ đội ngũ quan lại trong nước, còn Đại hành khiển
đứng đầu hàng quan văn. Như vậy giúp việc cho vua gồm hai cơ quan chủ yếu là
quan văn và quan võ.
Dưới Tả, Hữu Tướng quốc là: các quan đại thần (Tam thái, Tam thiếu, Tam
trư,…), cơ quan có tính chất văn phòng tư vấn (các tỉnh, hàn lầm viện, Bí thư
giám, chính sự viện, Nội mật viện), các bộ (Lễ và Lại sau đủ lục bộ), các cơ quan
chuyên môn (Ngự sử đài, Ngũ hình viện, Quốc sử viện, Quốc tử giám, Thái sử
viện).
2


Các tỉnh bao gồm Thượng thư tỉnh, Trung thư tỉnh, Môn hạ tỉnh và Nội thị
tỉnh. Thượng thư tỉnh quan đứng đầu được gọi bằng chức danh Thượng thư lệnh,
chức năng của Thượng thư tỉnh là liên lạc với Thượng thư các bộ. Trung thư tỉnh
đứng đầu là Trung thu lệnh, có chức năng cho vua những lời khuyên về các việc
trọng đại trong triều. Môn hạ tỉnh đứng đầu là Tri tu sự, giữ ấn tín của vua và
chuyện lệnh của vua tới các cơ quan. Nội thị tỉnh quan đứng đầu là Đô tri, có chức
năng trông nom và quản đốc công việc trong cung. Hàn lâm viện có quan đứng đầu
gọi là Han lâm đại học sĩ. Bí thư giám quan đứng đầu là Bí thư giám học sĩ, có
chức năng trong coi thư viện của nhà vua. Chính sự viện quan đứng đầu là Chính
sự viện thượng thư, đây là cơ quan trọng yếu trong triều, có các quan văn võ đại
thần tham dự, chức năng của nó là giúp vua bàn bạc xem xét các việc trọng đại.
Nội mật viện có quan đứng đầu là Nội mật viện chánh sứ, chỉ gồm một số quan
thân cận của nhà vua và chỉ bàn các việc cơ mật trong triều. Các bộ trong thời đầu
Lê Sơ ban đầu chỉ có bộ Lại và Lễ, sau khi cướp ngôi Nghi Dân mới lập đủ lục bộ
và thành lập lục khoa để giám sát lục bộ.Các cơ quan chuyên môn như: Ngự sử
đài, Ngũ hình viện, Quốc sử viện, Quốc tử giám, Thái sử viện mỗi cơ quan có một
chức năng riêng biệt.
Ngoài ra, ở triều đình vẫn có các chức quan đại thần tương tự như ở triều
Trần trước đây. Các quan đại thần là tôn thất, công thần và thường được kiêm các

chức trọng khác như Tả, Hữu Tướng quốc, Đại Hành khiển, Thượng thư,… Như
vậy có thể thấy rằng bộ máy nhà nước trung ương thời đầu Lê Sơ nhà vua không
giữ quá nhiều trọng trách, đa phần trọng trách được giao cho các quan đại thần.
II.

Nguyên tắc Tôn quân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước ở chính
quyền trung ương thời Lê Thánh Tông
Cuộc cải tổ bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông, nếu không nói là cuộc cải

tổ đầu tiên, thì cũng là cuộc cải tổ lớn nhất và thành công nhất trong lịch sử chế độ
phong kiến Việt Nam. Mô hình nhà nước thời Lê Thánh Tông trở thành mẫu mực
3


cho những đời vua sau và các triều đại sau mô phỏng theo. Mục tiêu cơ bản của
cuộc cải tổ bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông là nhằm tập trung tuyệt đối quyền
lực nhà nước vào trong tay nhà vu theo nguyên tắc “tôn quân quyền” của Nho giáo
và tăng cường hiệu lực của bộ máy quan liêu, cũng tức là nâng cao sự thể hiện và
hiệu quả quyền lực của hoàng đế. Lê Thánh Tông đã tiến hành cải tổ bộ máy nhà
nước một cách toàn diện cả ở trung ương và địa phương, cả ngạch dân sự và quân
sự, cả quan chế và thiết chế nhà nước.
Đối với chính quyền trung ương, ngay dưới nhà vua xếp theo quyền lực đó
là: quan đại thần, cơ quan có chức năng văn phòng, lục bộ, lục khoa, lục tự, ngự sử
đài và các cơ quan chuyên môn khác.
Với các chức quan trọng yếu ở trong triều, để ngăn chặn sự lạm quyền hoặc
tiếm quyền, để nhà vua trực tiếp nắm các cơ quan chủ yếu và trọng yếu trong triều,
Lê Thánh Tông đã cải tổ đối với các chức quan to ở triều đình như: bãi bỏ chức Tể
tướng, chức Đại hành khiển, ba chức Tư; chỉ còn lại Tam thái, Tam thiếu, Thái úy
và Thiếu úy. Trong đó, Thái sư, Thái phó, Thái bảo, Thái úy được ban làm chánh
nhất phẩm, còn hàm chánh nhị phẩm gồm Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu bảo và Thiếu

úy.
Trong các triều đại vua là người đứng đầu nhà nước nhưng thường giao
quyền trực tiếp điều khiển các quan lại cho Tể tướng. Tể tướng là người có rất
nhiều quyền hành, chỉ đứng dưới một người là vua và đứng trên muôn người (đứng
đầu hàng ngũ quan liêu) nên dễ lạm quyền và tiếm quyền, xâm hại đến quyền lực
của vua. Bởi vậy, trong Dụ hiệu đính quan chế, Lê Thánh Tông đã bãi bỏ chức Tể
tướng và tự mình đứng ra điều khiển trăm quan. Tương tự như vậy, chức Đại hành
khiển, đứng đầu hàng ngũ quan văn cũng bị bãi bỏ.
Trong chế độ phong kiến, các quan đại thần thường là những công thần và
có uy tín lớn, dễ ảnh hưởng tới quyền lực của nhà vua nên ở triều Lê Thánh Tông,

4


nhiều quan đại thần thường không được kiêm nhiệm những trọng trách khác. Họ
trở thành những công thần không có thực quyền được phưởng phẩm cao bổng hậu.
Bên cạnh các chức quan đại thần, dưới thời Lê Thánh Tông vẫn duy trì một
số cơ quan có chức năng văn phòng của nhà vua như: Đông các viện, Trung thư
giám, Hoàng môn tỉnh, Bí thư giám. Mỗi cơ quan giữ một chức vụ, công việc nhất
định giúp việc cho nhà vua. So với các triều đại vua thời Lê Sơ trước đó, thời Lê
Thánh Tông có cách đặt tên các cơ quan khác và số lượng cơ quan cũng ít hơn.
Thời Lê Thánh Tông, chính quyền trung ương vẫn duy trì Lục bộ như những
thời vua triều đại Lê Sơ trước đó, gồm: Bộ Lễ, Bộ Lại, Bộ Hình, Bộ Công, Bộ Hộ,
Bộ Binh. Mỗi bộ giữ một chức năng, nhiệm vụ nhất định giúp nhà vua như: Bộ Lễ
giúp vua thực hiện lễ giáo phong kiến, Bộ Lại giúp vua quản lý toàn bộ đội ngũ
quan lại trong cả ngước,... Bên cạnh Lục bộ, năm 1466, Lê Thánh Tông lập ra 6 tự,
vì thế ở nước ta Lục tự xuất hiện đầu tiên từ thời Lê Thánh Tông. Lục tự được lập
ra để trong coi những công việc mà Lục bộ không quản lý hết được, nhằm làm cho
mọi công việc lớn nhỏ êều có sự quản lý của nhà nước. Tuy vậy, Lục tự không phỉa
là bộ phận nằm trong Lục bộ mà nó cũng là loại cơ quan trực thuộc nhà vua. Đứng

đầu mỗi tự là Tự khanh hàm chánh ngũ phẩm và phó là Thiếu khanh hàm chánh
lục phẩm, sáu tự đó là: Đại lý tự, Thái thường tự, Quang lộc tự, Thái bộc tự, Hồng
lô tự, Thường bảo tự. Các tự chủ yếu làm công việc trộ trợ cho Bộ Lễ. Đối với Lục
khoa gồm sáu khoa năm 1465, Lê Thánh Tông đã đổi tên thành 6 khoa: Lại khoa,
Hộ khoa, Lễ khoa, Binh khoa, Hình hoa, Công khoa. Lục khoa là những cơ quan
trực thuộc nhà vua, có chức năng giám sát, kiểm soát Lục bộ, từng khoa giám sát,
kiểm soát từng Bộ tương ứng.
Về các cơ quan chuyên môn, ngoài các cơ quan quản lý chuyên ngành là
Lục bộ, còn có những cơ quan quản lý chuyên môn chủ yếu: Ngự sử đài, Thông
chính ty, Quốc tử giám, Quốc sử viện, Tư thiến giám, Thái y viện, Tôn nhân phủ.

5


Mỗi một cơ quan giữ một nhiệm vụ riêng biệt giúp việc cho nhà vua. Như: Thái y
viện là cơ quan chăm sóc sức khỏe cho nhà vua,...
Như vậy nguyên tắc Tôn quân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước ở chính
quyền trung ương thời Lê Thánh Tông đã giúp nhà vua tập trung quyền lực vào tay
mình. Biện pháp chủ yếu của nguyên tắc này là: bỏ bớt một số chức quan, cơ quan
và cấp chính quyền trung gian để đảm bảo sự tập trung quyền lực nhà vua; các cơ
quan giám sát, kiểm soát lẫn nhau để loại trừ sự lạm quyền và nâng cao trách
nhiệm; không tập trung quá nhiều quyền hành vào một có quan mà tản ra cho nhiều
cơ quan để ngăn chặn sự tiếm quyền. Có thể thấy với nguyên tắc này đã đem lại
nhiều lợi ích cho nhà vua, đó là sự tập trung quyền lực vào tay vua giúp vua thâu
tóm mọi việc để quản lý nhà nước, đặc biệt tránh sự lạm quyền của những quan lại
giữ chức vụ trọng yếu ở trong triều. Tuy nhiên do vua nắm quá nhiều quyền lực
cũng như quá nhiều công việc có thể dẫn đến thực hiện từng công việc không được
tốt.
C.


KẾT LUẬN

Lê Thánh Tông là một vị vua đa tài, nổi tiếng trong lịch sử, triều đại ông là
thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của lịch sử nhà nước và pháp luật Đại Việt. Với
nguyên tắc Tôn quân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước đã giúp tăng cường
hiệu lực của bộ máy quan liêu, cũng là nâng cao sự thể hiện và hiệu quả quyền lực
của nhà vua.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Giáo trình: “Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam”, trường đại học Luật

2.

Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, năm 2009.
Giáo trình: “Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam”, trường đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức – Hội luật gia trẻ Việt Nam, năm
2013

7



×