Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo " Những điểm mới trong tổ chức bộ máy nhà nước qua sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 1992 " ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.84 KB, 6 trang )



nghiên cứu - trao đổi
10 - Tạp chí luật học



hực hiện đờng lối đổi mới toàn diện đất
nớc do Đại hội lần thứ VI (1986) của
Đảng đề ra, song song với những cải cách sâu
rộng về kinh tế, công cuộc đổi mới bộ máy nhà
nớc nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của
Nhà nớc, đáp ứng các yêu cầu quản lí trong
điều kiện mới đợc triển khai mạnh mẽ.
Quan điểm chung là phải xây dựng bộ máy
nhà nớc vừa bảo đảm tính kế thừa vừa thể
hiện những nhận thức mới phù hợp với yêu cầu
phát triển đất nớc trong giai đoạn mới.
Nguyên tắc chủ đạo của cải cách bộ máy nhà
nớc (đợc đề ra trớc tiên tại Cơng lĩnh xây
dựng đất nớc trong thời kì quá độ lên chủ
nghĩa x hội do Đại hội VII của Đảng (1991)
thông qua và sau này đợc Đại hội VIII (1996)
chuẩn hoá) là: "Nhà nớc Việt Nam thống
nhất ba quyền lập pháp, hành pháp, t pháp
với sự phân công rành mạch ba quyền đó" hay
Quyền lực nhà nớc là thống nhất, có sự
phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà
nớc trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp, t pháp.
(1)


Nói cụ thể hơn, đó là:
"Quyền lực cao nhất của Nhà nớc tập trung
vào Quốc hội nhng có sự phân công, phân
nhiệm giữa Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân
dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao
để mỗi cơ quan thực thi có hiệu lực chức năng,
quyền hạn của mình theo các quy định của
Hiến pháp, với sự phối hợp, cộng tác chặt chẽ
tạo nên sức mạnh tổng hợp của quyền lực nhà
nớc".
(2)

Hiến pháp năm 1992 đ thiết kế lại bộ máy
nhà nớc với những đổi mới căn bản nh thành
lập lại Uỷ ban thờng vụ Quốc hội, lập Chủ
tịch nớc cá nhân thay cho chế định Chủ tịch
nớc tập thể (Hội đồng Nhà nớc), đổi tên gọi
Hội đồng bộ trởng thành Chính phủ với
những chức năng, nhiệm vụ và các mối quan
hệ đợc thiết kế lại phù hợp với điều kiện phát
triển mới của đất nớc. Về cơ bản, bộ máy nhà
nớc tại Hiến pháp năm 1992 đ đợc đổi mới
căn bản đáp ứng bớc đầu các yêu cầu quản lí
trong thời kì đổi mới.
Tuy vậy, bộ máy nhà nớc đợc quy định
tại Hiến pháp năm 1992 và các luật tổ chức
ban hành tiếp sau đó vẫn còn nhiều vấn đề đ
đợc nêu ra nhng cha đợc giải quyết dứt
điểm. Hơn nữa, trong quá trình gần 10 năm tổ
chức và vận hành bộ máy nhà nớc cũng đ có

nhiều vấn đề mới phát sinh đòi hỏi phải xử lí.
Trớc tình hình đó, việc tiếp tục kiện toàn bộ
máy nhà nớc nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu
công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nớc pháp
quyền XHCN Việt Nam là hết sức cần thiết.
Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ơng
Đảng khoá VIII (tháng 8/1999) chỉ rõ: Tổ
chức bộ máy của hệ thống chính trị, nhất là bộ
T

* Viện nghiên cứu nhà nớc và pháp luật
PGS.TS. Bùi Xuân Đức
*



nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 11

máy hành chính nhà nớc còn cồng kềnh,
nhiều đầu mối, tầng nấc trung gian Chức
năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và chế độ trách
nhiệm của nhiều cơ quan và ngời đứng đầu
cha thật rõ, còn chồng chéo, cơ chế vận hành
và nhiều mối quan hệ còn bất hợp lí , cần
thiết phải tổ chức việc nghiên cứu sửa đổi, bổ
sung một số vấn đề về tổ chức bộ máy các cơ
quan nhà nớc liên quan đến Hiến pháp 1992
và các luật tổ chức các cơ quan nhà nớc.
(3)


Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kì họp thứ 6
về Chơng trình xây dựng luật, pháp lệnh năm
2000 ghi nhiệm vụ xem xét thông qua nghị
quyết sửa đổi, bổ sung một số điều về tổ chức
bộ máy nhà nớc của Hiến pháp năm1992.
Mục đích của việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Hiến pháp năm 1992 về tổ chức bộ
máy nhà nớc là nhằm đáp ứng yêu cầu đổi
mới bộ máy nhà nớc, bảo đảm cho bộ máy
nhà nớc tinh gọn, trong sạch, vững mạnh,
hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, khắc phục
tình trạng chồng chéo, làm rõ hơn sự phân
công, phối hợp, phân cấp thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan
nhà nớc; tăng cờng dân chủ XHCN, quyền
làm chủ của nhân dân, nâng cao chất lợng
chế độ dân chủ đại diện thông qua hoạt động
của Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp;
góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nớc, tạo
điều kiện về tổ chức và cơ chế hữu hiệu để
chống tham nhũng; tiếp tục tăng cờng và đổi
mới sự lnh đạo của Đảng đối với Nhà nớc.
Với mục tiêu và những định hớng lớn đó, tại
kì họp thứ 10 (từ 20/11 đến 25/12/2001) Quốc
hội nớc Cộng hoà x hội chủ nghĩa Việt Nam
khoá 10 đ thông qua Nghị quyết về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm
1992 trong đó có các sửa đổi, bổ sung về tổ
chức bộ máy nhà nớc.

Nội dung chính của những sửa đổi, bổ
sung gồm:
1. Về Quốc hội, Uỷ ban thờng vụ
Quốc hội
Vị trí, vai trò của Quốc hội trong bộ máy
nhà nớc Việt Nam tiếp tục đợc khẳng định
nh cũ. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất
của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nớc cao
nhất của nớc Cộng hoà x hội chủ nghĩa Việt
Nam. Trong quá trình nghiên cứu cũng nh
thảo luận không phải không có ý kiến khác về
vấn đề này nh muốn coi Quốc hội không phải
là cơ quan tập trung tất cả quyền lực nhà nớc
mà chỉ là cơ quan quyền lực về lập pháp. Giữ
quy định nh trên là để thể hiện đặc thù của
chính thể XHCN. Về cơ bản, tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Uỷ
ban thờng vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các
uỷ ban của Quốc hội đợc quy định trong Hiến
pháp là phù hợp.
Sửa đổi, bổ sung về Quốc hội chủ yếu làm
rõ hơn một số chức năng, quyền hạn của Quốc
hội. Đó là:
- Sửa quy định tại điểm 4 Điều 84 "Quốc
hội phân bổ ngân sách nhà nớc " thành
"Quốc hội phân bổ ngân sách trung ơng ".
Theo quy định cũ, Quốc hội phân bổ ngân
sách nhà nớc bao gồm cả ngân sách trung
ơng và ngân sách địa phơng. Điều này
không phù hợp với việc phân cấp quản lí tài

chính, ngân sách và không thực tế trong điều
kiện hoạt động hiện nay của Quốc hội. Nay
quy định lại Quốc hội chỉ quyết định phân bổ
ngân sách trung ơng (tức quyết định phơng
án phân bổ ngân sách trung ơng cho từng bộ,
ngành và mức bổ ung ngân sách cho từng tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ơng) vừa để bảo


nghiên cứu - trao đổi
12 - Tạp chí luật học

đảm tính thống nhất của chính sách tài chính
quốc gia, vừa tạo điều kiện cho hội đồng nhân
dân ở địa phơng quyết định thực chất hơn về
ngân sách của địa phơng mình.
- Bổ sung quy định tại điểm 5 Điều 84:
Việc Quốc hội quyết định chính sách tôn
giáo của Nhà nớc. Đây là nội dung thuộc
thẩm quyền của Quốc hội: Quốc hội quyết
định những chính sách cơ bản về đối nội, đối
ngoại của đất nớc " (Điều 83). Trong khi
Điều 84 quy định quyền hạn của Quốc hội về
quyết định các chính sách tài chính, tiền tệ
quốc gia, chính sách dân tộc thì nội dung
này cha ghi rõ. Nay bổ sung cho đầy đủ và
thống nhất.
- Bổ sung quy định tại điểm 7 Điều 84 việc
Quốc hội "bỏ phiếu tín nhiệm đối với những
ngời giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc

phê chuẩn". Bổ sung này nhằm làm rõ hơn cơ
chế chịu trách nhiệm của các chức danh trên
trớc Quốc hội. Theo quy định của Hiến pháp
thì các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê
chuẩn nh Chủ tịch nớc, Chủ tịch Quốc hội,
Thủ tớng, phó Thủ tớng, chánh án Toà án
nhân dân tối cao, viện trởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao, bộ trởng, thủ trởng cơ
quan ngang bộ đều chịu trách nhiệm trớc
Quốc hội. Hình thức trách nhiệm là miễn
nhiệm, bi nhiệm. Tuy nhiên, Quốc hội chỉ
thực hiện thẩm quyền này khi có đề nghị của
những chức danh đợc quy định (nh Chủ tịch
nớc, Thủ tớng ) mà cha có cơ chế trực
tiếp. Đều này làm hạn chế vai trò giám sát của
Quốc hội. Trong khi đó ở hầu hết các nớc
trên thế giới và cả ở Việt Nam theo Hiến pháp
năm 1946, nghị viện đều thực hiện quyền bỏ
phiếu tín nhiệm (hay bất tín nhiệm) đối với
Chính phủ, Thủ tớng và các bộ trởng. ở
nhiều nớc, nghị viện còn xét xử đàn hạch phế
truất cả tổng thống. Quy định bổ sung này tạo
cơ sở cho Quốc hội có thể trực tiếp tiến hành
sát hạch, tỏ thái độ đối với những chức danh
thuộc đối tợng giám sát của mình. Luật tổ
chức Quốc hội mới ban hành sau đó (Điều 12
và 88) quy định chi tiết thêm: Uỷ ban thờng
vụ Quốc hội trình Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm
đối với những ngời giữ các chức do Quốc hội
bầu hoặc phê chuẩn; xem xét trình Quốc hội

bỏ phiếu tín nhiệm khi có kiến nghị của ít nhất
20% tổng số đại biểu hoặc kiến nghị của Hội
đồng dân tộc, uỷ ban của Quốc hội. Trong
trờng hợp không đợc quá nửa tổng số đại
biểu Quốc hội tín nhiệm thì cơ quan hoặc
ngời đ giới thiệu để bầu hoặc đề nghị phê
chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét,
quyết định việc miễn nhiệm, bi nhiệm hoặc
phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức. Thực
chất đây là cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vì
không tiến hành theo thủ tục thờng kì mà chỉ
xảy ra khi có sự không tán thành hoạt động
của chức danh đó. Đây là sự bổ sung cần thiết
để Quốc hội chủ động thực hiện chế tài trong
quá trình giám sát, nhằm nâng cao hơn nữa
hiệu quả của hoạt động này của Quốc hội.
Riêng việc bỏ phiếu tín nhiệm (hay bất tín
nhiệm) đối với Chính phủ dẫn đến có thể giải
tán Chính phủ thì bổ sung lần này cũng cha
có quy định cụ thể gì thêm, mặc dù theo Hiến
pháp thì: "Chính phủ chịu trách nhiệm trớc
Quốc hội " (Điều 109) thì cũng cần ghi rõ
hình thức và cách thức chịu trách nhiệm đó.
- Bổ sung quy định tại điểm 13 Điều 84 về
quyền của Quốc hội "phê chuẩn hoặc bi bỏ
điều ớc quốc tế do Chủ tịch nớc kí". Bổ sung
này là phù hợp vì việc kí kết các điều ớc quốc
tế liên quan đến quyền, lợi ích của đất nớc,



nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 13

chủ quyền quốc gia, do đó phải đợc thực hiện
theo quy trình chặt chẽ. Chủ tịch nớc kí kết
điều ớc quốc tế nhân danh Nhà nớc với
ngời đứng đầu Nhà nớc khác thì cần phải
đợc Quốc hội phê chuẩn hoặc bi bỏ.
- Bi bỏ điểm 8 Điều 91 quy định cho Uỷ
ban thờng vụ Quốc hội, trong thời gian Quốc
hội không họp "phê chuẩn đề nghị của Thủ
tớng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức phó Thủ tớng, bộ trởng và
các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo
với Quốc hội tại kì họp gần nhất". Lí do là
trong bộ máy nhà nớc ở nớc ta, Uỷ ban
thờng vụ Quốc hội là cơ quan thờng trực của
Quốc hội, ngoài những chức năng riêng là bảo
đảm tổ chức các hoạt động của Quốc hội còn
đợc Quốc hội giao (thay Quốc hội) thực hiện
một số thẩm quyền của Quốc hội giữa hai kì
họp, trong đó có thẩm quyền nêu trên. Đây là
thẩm quyền đợc coi là truyền thống của cơ
quan thờng trực của Quốc hội đ đợc ghi
nhận và thực hiện thờng xuyên từ Hiến pháp
năm 1959. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy đây
là thẩm quyền quan trọng không nên giao cho
cơ quan nào khác mà phải do Quốc hội thực
hiện. Mặt khác, thời gian giữa hai kì họp
không dài, do vậy việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,

cách chức những ngời giữ các chức danh này
không nhất thiết phải tiến hành trong thời gian
Quốc hội không họp.
Trong quá trình tranh luận cũng có ý kiến
cho rằng nên giữ lại thẩm quyền này của Uỷ
ban thờng vụ Quốc hội để bảo đảm tính kịp
thời, linh hoạt trong việc tổ chức bộ máy hành
chính nhà nớc vốn cần phải nh vậy, thậm chí
có thể giao cho cả Chủ tịch nớc, Thủ tớng
Chính phủ thực hiện. Thực tiễn tổ chức bộ máy
nhà nớc ở nớc ta cũng nh các nớc nói
chung đều cho thấy sự cần thiết phải có cơ chế
thay đổi linh hoạt, kịp thời đối với những
ngời lnh đạo các bộ phận của bộ máy hành
chính nhà nớc. Còn nếu muốn bảo đảm chặt
chẽ hơn thì quy định trách nhiệm của các cơ
quan hoặc ngời đợc giao đó, thay vì chỉ báo
cáo Quốc hội tại kì họp gần nhất, phải trình
Quốc hội phê chuẩn.
- Sửa đổi, bổ sung điểm 9 Điều 91 quy
định cho Uỷ ban thờng vụ Quốc hội "trong
thời gian Quốc hội không họp, quyết định việc
tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nớc nhà
bị xâm lợc và trình Quốc hội phê chuẩn tại kì
họp gần nhất" theo hớng việc quyết định
chiến tranh là thẩm quyền tối cao của Quốc
hội. Uỷ ban thờng vụ Quốc hội chỉ thực hiện
khi Quốc hội không thể họp đợc và phải báo
cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại kì họp
gần nhất.

2. Về Chủ tịch nớc
Trong bộ máy nhà nớc Việt Nam Chủ
tịch nớc là ngời đứng đầu Nhà nớc, thay
mặt nớc Cộng hoà x hội chủ nghĩa Việt Nam
về đối nội và đối ngoại. Về cơ bản, những quy
định của Hiến pháp năm 1992 về Chủ tịch
nớc là phù hợp, chỉ có một số sửa đổi, bổ
sung liên quan đến những thay đổi trong thẩm
quyền của Quốc hội và Uỷ ban thờng vụ
Quốc hội nêu trên.
- Bỏ quy định Chủ tịch nớc bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức phó Thủ tớng, bộ
trởng và các thành viên khác của Chính phủ
căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban thờng vụ
Quốc hội vì Uỷ ban thờng vụ Quốc hội không
còn quyền phê chuẩn đề nghị của Thủ tớng
Chính phủ về vấn đề đó nữa (điểm 4 Điều
103).
- Bỏ thẩm quyền của Chủ tịch nớc quy


nghiên cứu - trao đổi
14 - Tạp chí luật học

định tại điểm 7 Điều 103 về đề nghị Uỷ ban
thờng vụ Quốc hội xem xét lại nghị quyết của
Uỷ ban thờng vụ Quốc hội tuyên bố tình
trạng chiến tranh khi nớc nhà bị xâm lợc. Lí
do là vì tại lần sửa đổi, bổ sung này, Hiến pháp
đ quy định lại điểm 9 Điều 91 theo hớng

việc tuyên bố chiến tranh là thẩm quyền của
Quốc hội, Uỷ ban thờng vụ Quốc hội chỉ
đợc thực hiện quyền này khi Quốc hội không
thể họp đợc và phải báo cáo Quốc hội xem
xét, quyết định tại kì họp gần nhất (điểm 9
Điều 91), nghĩa là quyết định tuyên bố tình
trạng chiến tranh của Uỷ ban thờng vụ Quốc
hội chỉ có tính chất tình thế trong khi chờ
Quốc hội quyết định. Do vậy, không cần thiết
phải giữ lại quyền đó trong chế định Chủ tịch
nớc nữa.
- Quy định rõ hơn thẩm quyền của Chủ
tịch nớc trong việc ban bố tình trạng khẩn
cấp: Trớc đây, Hiến pháp quy định cả Uỷ ban
thờng vụ Quốc hội và Chủ tịch nớc đều có
quyền ban bố tình trạng khẩn cấp. Nay, Chủ
tịch nớc căn cứ vào nghị quyết của Uỷ ban
thờng vụ Quốc hội công bố tình trạng khẩn
cấp; trong trờng hợp Uỷ ban thờng vụ Quốc
hội không thể họp đợc thì ban bố tình trạng
đó. Cũng có ý kiến cho rằng việc ban bố tình
trạng khẩn cấp trong cả nớc hoặc từng địa
phơng chỉ nên quy định cho Chủ tịch nớc
thực hiện là đủ, vì đó là vấn đề không quan
trọng nh quyết định chiến tranh và hoà bình
hay tổng động viên. Để Chủ tịch nớc ban bố
vừa kịp thời vừa thể hiện sự long trọng.
- Quy định rõ hơn quyền của Chủ tịch
nớc về phong hàm, cấp đại sứ, hàm cấp Nhà
nớc trong các lĩnh vực khác, quyết định tặng

thởng giải thởng Nhà nớc (điểm 9); trình
Quốc hội phê chuẩn điều ớc quốc tế đ trực
tiếp kí.
3. Về Chính phủ
Chính phủ là thiết chế đ đợc đổi mới căn
bản tại thời điểm thông qua Hiến pháp năm
1992. Về cơ bản, những quy định về tổ chức,
nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là phù
hợp. Lần này có một vài sửa đổi, bổ sung nhỏ
nh về thẩm quyền của Chính phủ trong việc
đàm phán, kí kết điều ớc quốc tế nhân danh
Nhà nớc (trừ trờng hợp quy định cho Chủ
tịch nớc) bên cạnh việc đàm phán, kí kết, phê
duyệt, gia nhập điều ớc quốc tế nhân danh
Chính phủ vẫn tiến hành nh trớc. Sửa đổi
quan trọng hơn cả là việc quy định lại vị trí,
vai trò của các cơ quan thuộc Chính phủ theo
hớng: Trong số các cơ quan thuộc Chính phủ
cần rà soát để lĩnh vực nào phải do bộ quản lí
thì thành lập bộ, còn những lĩnh vực khác thì
giao về các bộ quản lí đa ngành, đa lĩnh vực
đảm nhiệm. Cơ quan nào nếu xét thấy thật cần
thiết thì mới giữ lại chỉ để giúp Chính phủ, Thủ
tớng Chính phủ trong việc thực hiện quản lí
nhà nớc. Các cơ quan này không ban hành
văn bản quy phạm pháp luật nữa. Vì vậy, tại
Điều 116 bỏ quy định về thẩm quyền ban hành
văn bản quy phạm pháp luật của Thủ trởng cơ
quan thuộc Chính phủ. Việc kí ban hành các văn
bản loại này từ nay (theo Quyết định số

40/2002/QĐ-TTg ngày 8/3/2002 của Thủ tớng
Chính phủ) đợc giao cho bộ trởng Chủ nhiệm
Văn phòng Chính phủ.
4. Về toà án nhân dân
Tổ chức và hoạt động của toà án nhân dân
đợc quy định trong Hiến pháp năm 1992, về
cơ bản là phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong
tình hình hiện nay. Hiến pháp không có sửa đổi,
bổ sung gì còn Luật tổ chức toà án nhân dân
sửa đổi có sửa đổi, bổ sung một số điểm về tổ


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 15

chức, thẩm quyền xét xử của toà án các cấp
nh bỏ quy định về chế độ cử hội thẩm nhân
dân ở Toà án nhân dân tối cao vì ở đây chỉ xét
xử phúc thẩm mà thờng không cần có sự
tham gia của hội thẩm nhân dân; giao cho Toà
án nhân dân tối cao quản lí các toà án địa
phơng và toà án quân sự về tổ chức; bỏ Uỷ
ban thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
5. Về viện kiểm sát nhân dân
Thay đổi quan trọng nhất trong tổ chức và
hoạt động của viện kiểm sát nhân dân là từ nay
không thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân
theo pháp luật đối với các cơ quan, tổ chức và
công dân (công tác kiểm sát chung) nữa mà
chỉ còn thực hành quyền công tố và kiểm sát

hoạt động t pháp. Hoạt động kiểm soát việc
tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nớc, tổ
chức kinh tế - x hội và công dân trên thực tế
đ và đang đợc thực hiện bởi các cơ quan nhà
nớc khác nh Quốc hội, hội đồng nhân dân,
Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ.
Việc quy định lại chức năng của viện kiểm
sát nhân dân nh vậy nhằm phân công rõ ràng
hơn chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà
nớc, tạo điều kiện cho viện kiểm sát nhân dân
tập trung thực hiện tốt hơn chức năng công tố,
kiểm sát các hoạt động t pháp là những lĩnh
vực quan trọng hiện còn nhiều hạn chế. Trong
tơng lai, nếu ở nớc ta cũng nghiên cứu giao
cho toà án quyền giám sát hoạt động bắt, giam
và điều tra của các cơ quan điều tra thì chức
năng của viện kiểm sát sẽ còn thu hẹp nữa.
Do có sự thay đổi về chức năng này của
viện kiểm sát nhân dân nên bỏ quy định viện
trởng viện kiểm sát nhân dân địa phơng chịu
trách nhiệm báo cáo trớc hội đồng nhân dân
về tình hình thi hành pháp luật ở địa phơng và
chỉ còn chịu trách nhiệm báo cáo công tác
trớc hội đồng nhân dân và trả lời chất vấn của
các đại biểu .
Để tập trung vào thực hiện chức năng công
tố và kiểm sát hoạt động t pháp, Luật tổ chức
viện kiểm sát nhân dân sửa đổi đ bỏ chức
danh "điều tra viên" ở viện kiểm sát nhân dân
cấp tỉnh.

6. Về cơ quan chính quyền địa phơng
Có thể nói vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt
động của cơ quan chính quyền địa phơng
hiện nay đang nổi lên bức xúc hơn cả. Đó là
vấn đề xác định mô hình tổ chức mới phù hợp
về chính quyền các cấp ở đô thị, nông thôn, cơ
sở. Đặc biệt là vấn đề thành lập uỷ ban nhân
dân, xác định lại các mối quan hệ giữa các cơ
quan chính quyền trong một cấp, giữa các cấp
chính quyền với nhau và giữa chính quyền địa
phơng với các cơ quan nhà nớc ở trung
ơng Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992 đ
dành vấn đề này để quy định trong đạo luật có
liên quan. Hiện tại đạo luật mới về tổ chức
chính quyền địa phơng vẫn còn đang trong
giai đoạn soạn thảo. Các cơ quan chính quyền
địa phơng (hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân
dân) vẫn đang đợc tổ chức và hoạt động theo
những quy định cũ với nhiều bất cập. Hi vọng
tình hình này sẽ sớm đợc khắc phục./.

(1).Xem: Cơng lĩnh xây dựng đất nớc trong thời kì
quá độ lên chủ nghĩa x hội, Nxb. Sự thật, H.1991;
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb. Chính trị quốc gia, H.1996, tr.129.
(2). Phát biểu của Tổng bí th Đỗ Mời tại kì họp thứ 11
Quốc hội khoá VIII (24/3/1992). Trong cuốn: Đỗ Mời.
Đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa x hội;
Nxb. Sự thật, H.1993, tr.69.
(3). Văn kiện Hội nghị trung ơng 7 khoá VIII, Nxb.

Chính trị quốc gia, H.1999.

×