Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Quy định pháp luật hiện hành về chăm sóc sức khỏe và quyền lợi bảo hiểm y tế cho người khuyết tật và thực tiễn thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.02 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và tồn xã hội, vì thế mà nhu cầu chăm
sóc sức khỏe là nhu cầu quan trọng và tất yếu của con người, điều đó càng cần
được quan tâm với đối người khuyết tật (NKT) . Do NKT là những người có
những khiếm khuyết về mặt thể chất hoặc tinh thần nên những khiếm khuyết này
gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt
hàng ngày khiến họ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chăm sóc cho bản thân
mình so với người bình thường. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề chăm sóc sức khỏe
cho NKT, nhóm chúng em xin lựa chọn tìm hiểu đề bài số 5 : “ Quy định pháp
luật hiện hành về chăm sóc sức khỏe và quyền lợi bảo hiểm y tế cho người
khuyết tật và thực tiễn thực hiện ? Phân tích một/ một số tình huống cụ thể, chỉ
ra những hạn chế và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nội dung này cho
NKT”.

NỘI DUNG
I.
1.

Khái quát về chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế cho NKT
Chăm sóc sức khỏe NKT

Sức khỏe NKT là tình trạng ổn định tồn diện về thể chất, tâm thần, xã hội và
để đạt được sự ổn định đó, việc chăm sóc sức khỏe phải quan tâm hợp lí đến cả ba
mặt của sức khỏe là: sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần , sức khỏe xã hội. Theo
đó, chăm sóc sức khỏe NKT là sự chăm sóc tồn diện, đặt trong mối liên hệ chặt
chẽ và tác động giữa các yếu tố môi trường bên ngồi (thức ăn, nước uống,…) và
các yếu tố mơi trường bên trong (di truyền, gen, tế bào,…) giữa các hoạt động đề
phòng sự phát sinh ra bệnh tật, phát hiện sớm bệnh tật… đến việc điều trị kịp thời
và phục hồi sức khoẻ cho NKT. Bao gồm: chăm sóc y tế (chăm sóc do ngành y tế
đảm nhiệm như chăm sóc về phịng bệnh; khám bệnh, chữa bệnh; điều dưỡng,
phục hồi chức năng…) và chăm sóc ngồi y tế (do các ngành khác đảm nhiệm như


tập luyện thể dục thể thao; chăm sóc về dinh dưỡng; nước uống, vệ sinh môi
trường; nhà ở;...).
Theo quy định pháp luật hiện hành về NKT, có thể hiểu Chế độ chăm sóc sức
khỏe NKT: là tổng hợp các quy định về quyền của NKT được nhà nước, cộng đồng
xã hội thực hiện trong các hoạt động phịng bệnh, khám chữa bệnh, chỉnh hình,
phục hồi chức năng nhằm giúp NKT ổn định sức khỏe, vượt qua nỗi khó khăn
bệnh tật, vươn lên hịa nhập cộng đồng. Việc chăm sóc sức khỏe NKT được thực
hiện dựa trên các nguyên tắc cơ bản là đa dạng hóa, xã hội hóa và ngun tắc ưu
tiên hợp lí.
1


Chăm sóc sức khỏe NKT mang lại những ý nghĩa to lớn về mặt xã hội, pháp lí
và kinh tế. Sự giúp đỡ về các điều kiện vật chất và tinh thần trong chăm sóc sức
khỏe nhằm đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của NKT, từ đó giúp họ
khắc phục những bất lợi từ khuyết tật, vượt lên mặc cảm tự ti để vươn lên khẳng
định bản thân. Bằng việc quy định cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật chyên
ngành, pháp luật người khuyết tật đã tạo cơ sở pháp lí để ghi nhận và đảm bảo
quyền được chăm sóc sức khỏe cho NKT. Nhờ đó, NKT có nền tảng sức khỏe để
tham gia vào các hoạt động kinh tế.
2.

Bảo hiểm y tế cho NKT

Theo khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi , bổ sung năm 2014 , “Bảo
Hiểm y tế” là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc
sức khỏe, khơng vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối
tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật BHYT.
Hiện nay bảo hiểm y tế ở Việt Nam là bảo hiểm y tế toàn dân nên tất cả mọi
người đều phải tham gia , trong đó có NKT. Bảo hiểm y tế được áp dụng trong lĩnh

vực chăm sóc sức khỏe nên gắn liền với việc chăm sóc sức khỏe, thể hiện sự chia
sẻ, hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng đối với mọi người và NKT nói riêng khi
không may bị ốm đau, bệnh tật. Quyền lợi bảo hiểm y tế của NKT được quy định
tại Luật Người khuyết tât năm 2010 và Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi bổ sung năm
2014.

II.
1.

Quy định pháp luật hiện hành về chăm sóc sức khỏe và quyền lợi bảo
hiểm y tế cho người khuyết tật
Quy định pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho NKT

1.1 Chăm sóc sức khỏe ban đầu
Hội nghị quốc tế về chăm sóc sức khỏe ban đầu do WHO và UNICEF cùng
đứng ra tổ chức tại Alma Ata năm 1978 đưa ra khái niệm về chăm sóc sức khỏe
ban đầu là “những chăm sóc sức khỏe thiết yếu dựa trên những phương pháp và kĩ
thuật thực hành đưa đến tận cá nhân và từng gia đình, đươc mọi người chấp nhân
thơng qua sự tham gia đấy đủ của họ, với giá thành mà họ có thể chấp nhận được
nhằm đạt được mức sức khỏe cao nhất”. Ở Việt Nam, trên cơ sở vận dụng hợp lí,
hiệu quả trong chính sách chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhà nước ta, Luật Người
khuyết tật năm 2010 đã quy định về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NKT cụ thể
tại Điều 21 như sau:
2


“1. Trạm y tế cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Triển khai các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thơng về chăm sóc
sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phịng
bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng;

b) Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật;
c) Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi chuyên môn cho người khuyết tật.
2. Kinh phí để thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này do ngân sách nhà nước
bảo đảm.”

Theo đó, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với NKT thuộc trách nhiệm của
cơ sở y tế cấp xã. Nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu cho NKT bao gồm : giáo
dục sức khỏe, thực hiện các biện pháp phịng ngừa và quản lí sức khỏe.
- Giáo dục sức khoẻ: thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến
kiến thức về chăm sóc sức khỏe bằng các hình thức, biện pháp phong phú như tổ
chức lớp học, thông tin qua hệ thống truyền thông ở địa phương hoặc lồng ghép
vào các hoạt động văn hoá xã hội khác ở địa phương. Nội dung giáo dục sức khoẻ
gồm: cải thiện điều kiện dinh dưỡng và ăn uống hợp lí, cung cấp nước sạch và vệ
sinh mơi trường, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em,…Đối với trẻ em khuyết tật,
giáo dục sức khoẻ cịn thể hiện ở chương trình giáo dục đặc biệt, đó là giáo dục
hồ nhập hoặc giáo dục chun biệt tùy thuộc vào mức độ khuyết tật cũng như khả
năng phục hồi sức khoẻ của trẻ em.
-Thực hiện các biện pháp phòng ngừa: hoạt động phòng ngừa được thực hiện rất đa
dạng, phong phú như phòng ngừa dựa vào dạng tật, phòng ngừa dựa vào khả năng
thực tế của địa phương, hồn cảnh gia đình, phịng ngừa dựa vào nhu cầu của
người khuyết tật, ... Tuy nhiên, có thể khái quát hoạt động phòng ngừa khuyết tật
bao gồm: phòng ngừa khơng để xảy ra khuyết tật, phịng ngừa để ngăn ngừa tình
trạng ốm đau, tai nạn, rủi ro trở thành khuyết tật, phòng ngừa để ngăn ngừa khuyết
tật gây nên hậu quả nặng hơn.
-Quản lí sức khoẻ: mục tiêu lâu dài mà ngành y tế đặt ra là quản lí sức khoẻ cho
toàn dân, trước mắt là thực hiện quản lí sức khoẻ cho các đối tượng ưu tiên như trẻ
em dưới 1 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, các đối
tượng có cơng với cách mạng và NKT. Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21
Luật Người Khuyết tật năm 2010 , trạm y tế cấp xã có trách nhiệm lập hồ sơ theo
dõi, quản lí sức khoẻ NKT. Mục đích của chế độ này nhằm quản lí theo dõi tình

trạng khuyết tật ở địa phương, từ đó giúp cơ quan chức năng đưa ra các giải pháp
hợp lí để chăm sóc sức khoẻ hiệu quả hơn. Quản lí sức khoẻ NKT cũng được coi là
nội dung quan trọng trong chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với NKT.
3


1.2. Khám bệnh, chữa bệnh
Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 quy định: “Khám bệnh là việc hỏi
bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét
nghiệm cận lâm sàng, thăm dị chức năng để chẩn đốn và chỉ định phương pháp
điều trị phù hợp đã được công nhận”. “Chữa bệnh được hiểu là việc sử dụng
phương pháp chuyên môn kỹ thuật đã được công nhận và thuốc đã được phép lưu
hành để cấp cứu, điều trị, chăm sóc, phục hồi chức năng cho người bệnh”.
Theo đó, khám bệnh, chữa bệnh là quyền cơ bản của tất cả mọi người trong xã
hội khi có nhu cầu, cụ thể nó bao gồm các quyền được quy định từ Điều 7 đến
Điều 13 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009. Bên cạnh những quyền được quy định
tại Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì Luật Người khuyết tât năm 2010 cũng có
những quy định riêng về quyền được khám chữa bệnh cho NKT, theo đó Nhà nước
phải đảm bảo để NKT được khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù
hợp (khoản 1 Điều 22) và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần thực hiện những
biện pháp khám bệnh, chữa bệnh phù hợp cho NKT (khoản 1 Điều 23 ).
NKT là đối tượng yếu thế, chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống nhưng NKT là
trẻ em, phụ nữ có thai, người cao tuổi, người có cơng với cách mạng và NKT nặng,
đặc biệt nặng cịn chịu nhiều khó khăn, thiệt thịi trong cuộc sống hơn nữa. Vì vậy,
bên cạnh quyền được khám chữa bệnh thì nhóm đối tượng NKT trên còn được
hưởng những quyền ưu tiên trong khám chữa bệnh nhằm hỗ trợ, giúp đỡ họ trong
việc chăm sóc sức khỏe thơng qua các hình thức như: miễn, giảm viện phí; hỗ trợ
sinh hoạt phí; chi phí đi lại; chi phí điều trị…. Quy định này thể hiên sự thống nhất
phù hợp với Luật Người cao tuổi, Luật khám bệnh chữ bệnh , Luật bảo vệ sức khỏe
nhân dân và luật khác về ưu tiên, ưu đãi với những đối tượng có hồn cảnh sức

khỏe đặc biệt .
1.3 Phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng đối với NKT không chỉ bó hẹp trong phạm vi các biện pháp
y học như trước đây (còn gọi là phục hồi chức năng truyền thống), mà đã mở rộng
phạm vi phục hồi chức năng đến các lĩnh vực giáo dục, xã hội, hướng nghiệp v.v..
(còn gọi là phục hồi chức năng hiện đại hay phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng). Trong đó, khơng chỉ có sự tham gia của thầy thuốc tại các cơ sở y tế, mà
cịn có sự tham gia của chính quyền địa phương, cộng đồng, gia đình và chính bản
thân NKT vào q trình chăm sóc sức khoẻ NKT.

4


Theo quy định của pháp luật về NKT, cụ thể tại Điều 24 và Điều 25 Luật NKT
2010 quy định nội dung phục hồi chức năng NKT bao gồm: Phục hồi chức năng
thơng qua các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng. Theo đó:
- Phục hồi chức năng thơng qua các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng.
Căn cứ vào loại hình của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, có cơ sở chỉnh
hình, phục hồi chức năng cơng lập và ngồi cơng lập. Khác với trước đây, việc
thực hiện chỉnh hình, phục hồi chức năng cho NKT chủ yếu được tiến hành tại các
cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng của Nhà nước,hiện nay, với việc quy định đa
dạng các loại hình, phong phú các hình thức, mở rộng phạm vi hoạt động của các
cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng, pháp luật khơng chỉ đảm bảo quyền hiến
định, mà thể hiện trách nhiệm sâu sắc của Nhà nước, cộng đồng xã hội trong việc
chăm sóc sức khoẻ cho những người kém may mắn trong xã hội, đảm bảo mục
đích an sinh xã hội.
- Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là biện pháp thực hiện tại nơi, với
những người mà NKT cùng sinh sống, nhằm chuyển giao kiến thức về vấn đề

khuyết tật, kĩ năng phục hồi và thái độ tích cực đến NKT, gia đình của họ và cộng
đồng, tạo sự bình đẳng về cơ hội và hoà nhập cộng đồng cho NKT. Pháp luật quy
định Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng , tạo điều kiện cho cơ quan, tổ
chức, cá nhân tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động phục hồi chức năng dựa
vào cộng đồng.
Ngồi ra, pháp luật cịn quy định những biện pháp hỗ trợ thực hiện chăm sóc
sức khỏe cho NKT, cụ thể trong Luật Người khuyết tật năm 2010 như Nghiên cứu
khoa học về người khuyết tật ( Khoản 1, Điều 26 ), Đào tạo nguồn nhân lực y tế
( Khoản 6 Điều 5 ), Chính sách tài chính hỗ trợ thực hiện chế độ chăm sóc sức
khỏe người khuyết tật( Khoản 1, 2 Điều 26 ), Hợp tác quốc tế ( Điều 12 ).
2.

Quy định pháp luật về quyền lợi bảo hiểm y tế cho NKT

Khoản 2 Điều 22 Luật người khuyết tật năm 2010 quy định “Người khuyết tật
được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y
tế”.
Theo đó:
- Đới với người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng.
5


Theo điểm c khoản 1 Điều 9 Nghị định số 136/2013 NĐ-CP quy định chính
sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội về cấp thẻ bảo hiểm y tế,
người khuyết tật nặng và đặc biệt năng thuộc đối tượng bảo trợ xã hội và được nhà
nước cấp thẻ bảo hiểm y tế. Thủ tục cấp thẻ bảo hiểm y tế căn cứ theo điểm b,
Khoản 2 Điều 4 Thông tư 41/2014/TTLT-BYT-BTC.
Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với đối tượng trên được quy định:
Theo điểm g Khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014

quy định: Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng thuộc vào
nhóm do ngân sách nhà nước đóng. Căn cứ tại Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi
bổ sung năm 2014 quy định mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người khuyết tật
nặng và đặc biệt nặng khi đi khám, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh tốn
100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi bảo hiểm y tế.
- Với người khuyết tật nhẹ
Người khuyết tật nhẹ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 3 Luật người
khuyết tật năm 2010 được hiểu là người không thuộc trường hợp người khuyết tật
nặng và người khuyết tật đặc biệt nặng. Pháp luật khơng có những quy định riêng
về quyền lợi bảo hiểm y tế cho người khuyết tật nhẹ nên việc thực hiện bảo hiểm y
tế của họ được lồng ghép với các nhóm đối tượng . Cụ thể:
Nếu là trẻ em khuyết tật dưới 6 tuổi hoăc người khuyết tật thuộc hộ gia đình
nghèo thì được hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng 100% ( khoản 3
Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014).
Nếu người khuyết tật thuộc hộ cận nghèo thì được hưởng bảo hiểm y tế Ngân
sách nhà nước hỗ trợ 70 % ( khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung
năm 2014).
Nếu người khuyết tật là học sinh, sinh viên hoặc thuộc hộ gia đình làm nơng,
lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình thì được ngân nhà nước hỗ trợ 30%.
Nếu người khuyết tật tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thì căn cứ số
lượng người tham gia, mức đóng bảo hiểm y tế đươc giảm dần từ người thứ hai trở
đi. Theo đó, Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức
đóng của người thứ nhất; Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của
người thứ nhất. ( khoản 3 điều 13 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014).
Người khuyết tật tham gia BHYT khi khám bệnh, chữa bệnh theo đúng quy định
tại Điều 26, 27, 28 của Luật BHYT thì được Quỹ BHYT thanh tốn chi phí khám
6


chữa bệnh theo các mức 100%, 95% và 80% tùy theo đối tượng; trường hợp tự

khám chữa bệnh không đúng tuyến, phải nằm điều trị nội trú thì được thanh tốn
mức 40% chi phí điều trị nội trú (tuyến trung ương), 60% (tuyến tỉnh), 70% ( tuyến
huyện). . Và để được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế thì người khuyết tật phải được
cấp thẻ bảo hiểm y tế. Theo đó quy trình tham gia bảo hiểm y tế gồm 3 bước : lâp
tờ khai tham gia bảo hiểm y tế, tổng hợp hoàn thiện danh sách tham gia bảo hiểm y
tế để chuyển đến cơ quan bảo hiểm xã hôi và cấp thẻ bảo hiểm y tế.

III.

Thực tiễn thực hiện pháp luật về chăm sóc sức khỏe và quyền lợi bảo
hiểm y tế cho người khuyết tật

Trước khi đi vào khái quát thực tiễn , nhóm xin nêu và phân tích một tình huống
liên quan đến chăm sóc sức khỏe và quyền lợi của người khuyết tật. Cụ thể như sau
1.

Tình huống

Em Ngũn Thị A 15 tuổi có hộ khẩu thường trú tại phường Đơng Thành ,thành
phố Ninh Bình, hiện đang là học sinh lớp 9 tại một trường trên địa bàn thành phố .
Em A bị di chứng sốt bại liệt dẫn đến chân phải bị teo và ngắn hơn chân trái, nên đi
lại khó khăn . Em A vẫn thường xuyên mặc cảm, tự ti với khiếm khuyết của mình.
Trường hợp cuả em A sẽ được chăm sóc sức khỏe và đảm bảo quyền lợi y tế
theo quy định cuả pháp luật. Cụ thể, em A được chăm sóc sức khỏe ban đầu. Việc
chăm sóc sức khỏe ban đầu cho em A theo quy định của Luật Người khuyết tật
thuộc trách nhiệm của trạm y tế xã nơi em cư trú, cụ thể là Trạm y tế phường Đơng
Thành, Thành phố Ninh Bình. Trạm y tế phường có trách nhiệm lập hồ sơ theo
dõi, quản lý sức khỏe của em A. Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với phạm vi
chuyên môn cho em . Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để ngăn ngừa khuyết
tât gây nên hậu quả nặng hơn. Cùng với đó, em A sẽ được tiếp cận dịch vụ y tế

khám , chữa bệnh phù hợp với khuyết tật của mình. Do A được xác định là người
khuyết tật nhẹ và đang là học sinh nên em được Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%
chi phí bảo hiểm y tế. Đối với di chứng ở chân do sốt bại liệt , em A được kiểm tra
thăm khám tại các cơ sở y tế để bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Hiện nay, đối
với trường hợp như em A, ở Việt Nam đã ghi nhận phương pháp phẫu thuật kéo dài
chân bằng cách tiến hành cắt xương và gắn vào xương một dụng cụ chuyên dụng
có thể làm tăng chiều dài xương, sẽ giúp bệnh nhân có tư thế đi thăng bằng khơng
cịn khập khiễng, tránh thối hóa các khớp, đau khớp cổ chân, khớp gối, khớp
háng, và đau cột sống kéo dài. Các cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm thực
7


hiện khám, chữa bệnh phù hợp cho A. Về phục hồi chức năng, A có thể tập vật lý
trị liệu để cải thiện khả năng đi lại của mình, sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như mang
giày nẹp ở chân , tham gia các hoạt động giáo dục , vui chơi hịa nhập cộng đồng.
Những phân tích về quyền lợi của em A dựa vào quy định pháp luật , tuy nhiên em
A có thể gặp những khó khăn nhất định khi chăm sóc sức khỏe như khơng được
bảo hiểm y tế chi trả phương tiện trợ giúp vận động,…
Trên đây chỉ là một trong số nhiều tình huống về chăm sóc sức khỏe cho NKT
có thể diễn ra trên thực tế. Mặc dù pháp luật quy định việc đảm bảo quyền lợi cho
NKT trong chăm sóc sức khỏe và hưởng bảo hiểm y tế nhưng thực tiễn thực hiện
vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định.
2. Khái quát thực
2.1. Những kết quả

tiễn
đạt được trong thực hiện chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y
tế cho người khuyết tật

Trong chăm sóc sức khỏe ban đầu những năm qua, việc tuyên truyền, giáo

dục kiến thức, kĩ năng chăm sóc sức khỏe NKT được thực hiện thường xuyên
và rộng khắp với nhiều hình thức như tư vấn cộng đồng thơng qua các tổ chức
thanh niên, phụ nữ, người làm nghề cơng tác xã hội, tư vấn tại gia đình NKT
với nội dung được xây dựng phong phú, phù hợp. Pháp luật quy định trách
nhiệm chăm sóc sức khỏe ban đầu của cơ sở y tế cấp xã và Nhà nước ta ngày
càng chú trọng hơn đến việc đầu tư về số lượng cũng như chất lượng tại các cơ
sở này . Trên cơ sở thực hiện phòng ngừa khuyết tật, từ năm 2012 – 2015, có
đến 70% trẻ em từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật
bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật.
Đối với hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hiện nay nhiều NKT đã được tiếp
cân với dịch vụ y tế phù hợp. NKT khi ốm đau, bệnh tật được khám bệnh, chữa
bệnh tại cơ sở khám, chữa bệnh nơi họ cư trú. Trong trường hợp bệnh, tật diễn
biến xấu hơn, NKT được giới thiệu lên y tế tuyến trên để được tiếp tục theo dõi,
chăm sóc, điều trị theo quy định của Luật Khám, chữa bệnh và Luật Bảo hiểm y
tế, khi đó, sẽ được bảo hiểm y tế thanh tốn chi phí khám chữa bệnh . Năm
2016 cả nước có 896.644 người khuyết tật nặng được cấp thẻ Bảo hiểm y tế
theo quy định của Nghị định số 28/2012/NĐ-CP và trên 150.000 người khuyết
tật nhẹ thuộc các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chính sách xã hội được cấp thẻ
bảo hiểm y tế hoặc hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho
người khuyết tật khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.
Về phục hồi chức năng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1109/QĐ–TTg, phê duyệt đề án hỗ trợ NKT giai đoạn 2012 – 2020. Nhằm thực
8


hiện đề án này, Bộ y tế đã chủ động xây dựng và phát triển chương trình phục
hồi chức năng cho NKT. Đến nay cả nước có 38 Bệnh viện/Trung tâm Điều
dưỡng – Phục hồi chức năng trực thuộc tỉnh/thành phố; Có 23 Bệnh viện/Trung
tâm Điều dưỡng – Phục hồi chức năng trực thuộc các Bộ, ngành; 100% bệnh
viện đa khoa tuyến trung ương, 100% bệnh viện đa khoa tỉnh/thành phố trực

thuộc trung ương có khoa Vật lý trị liệu. Nhiều cơng trình nghiên cứu, sản xuất
thiết bị trợ giúp NKT đã được thực hiện như : thiết bị dẫn đường cho người mù,
hệ thống điều khiển bằng giọng nói cho xe lăn điện… Bên cạnh đó, trong những
năm qua, chương trình phục hồi chức năng dưa vào cộng đồng đã được triển
khai rộng khắp tại 51 tỉnh, thành phố với 337 quận, huyện và 4.604 xã, phường
trong cả nước, góp phần làm giảm tỷ lệ khuyết tật, tăng khả năng hòa nhập, tái
hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật. Cũng
trong năm 2016, cùng với các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật của Bộ Y tế,
các tổ chức xã hội, tổ chức của/vì người khuyết tật và chính quyền các địa
phương cũng tích cực triển khai các hoạt động trợ giúp y tế cho người khuyết
tật trong cộng đồng. Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam đã hỗ trợ
6.992 người phẫu thuật thay thủy tinh thể, 349 người khuyết tật phẫu thuật
chỉnh hình phục hồi chức năng, cấp thẻ BHYT cho 10.387 người khuyết tật,
khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 80.000 lượt người khuyết tật và trẻ mồ
côi…
2.2 Những hạn chế trong thực hiện chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế
cho người khuyết tật
Bên cạnh những kết quả đạt được thì cơng tác chăm sóc sức khỏe và thực
hiện bảo hiểm y tế cho NKT vẫn còn tồn tại một số hạn chế . Trong chăm sóc
sức khỏe ban đầu cho NKT, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa khuyết tật
chưa được thực hiện đầy đủ, hiệu quả. Việc lập hồ sơ theo dõi NKT tại các trạm
y tế xã chưa được thực hiện nghiêm ngặt, số lượng hồ sơ được lập so với số
lượng NKT thực tế là rất thấp. Mặc dù nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ
phục hồi chức năng cho NKT nhưng tỷ lệ NKT được tiếp cận các chương trình
phục hồi chức năng cịn tương đối thấp. Trên thực tế, tỉ lệ người khuyết tật sử
dụng thẻ bảo hiểm y tế đi khám tại các cơ sở y tế không cao, chất lượng phục
vụ chưa thật sự tốt, trang thiết bị chưa đảm bảo yếu tố tiếp cận với người khuyết
tật, những khó khăn khi dùng thẻ bảo hiểm y tế, cụ thể như phải khám đúng
tuyến, trong khi đó trạm y tế tuyến địa phương lại chưa có đủ trang thiết bị tiếp
cận với người khuyết tật. Khi NKT đi chữa bệnh, Bảo hiểm y tế chỉ chi trả cho

các khoản về khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh
con, chuyển tuyến theo đúng quy định. Còn các trường hợp như thay chân, tay
giả, phương tiện trợ giúp vận động thì khơng được chi trả trong bảo hiểm. Ðối
với trẻ khuyết tật, luật quy định trẻ em dưới sáu tuổi được Nhà nước cấp thẻ
9


khám, chữa bệnh miễn phí tại các cơ sở y tế công lập thuộc Bộ Y tế, các bộ, cơ
quan, đơn vị ở trung ương và địa phương. Với trẻ khuyết tật sứt mơi, hở hàm
ếch có nhu cầu phẫu thuật chỉnh hình, nhưng khơng được Bảo hiểm y tế chi trả,
vì cho rằng đây là phục vụ thẩm mỹ.
IV.

Kiến nghị hồn thiện pháp luật chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm y tế
cho NKT

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về chăm sóc sức khỏe cho NKT. Theo đó, cần rà
soát, nghiên cứu sửa đổi bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến NKT, xây
dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Công ước quốc tế về quyền của NKT, ưu tiên bố
trí ngân sách để thực hiện hiệu quả chính sách pháp luật và các chương trình , đề
án cho NKT. Cần quy định rõ ràng, thống nhất pháp luật về bảo hiểm y tế để khắc
phục những hạn chế cịn tồn tại trong q trình sử dụng thẻ bảo hiểm y tế như đơn
giản hóa thủ tục thực hiện dịch vụ.
Thứ hai, nâng cao nhận thức về NKT. Trong đó, cần tuyên truyền rộng rãi hơn
để các đối tượng người khuyết tật biết và hiểu được quyền được khám và chữa
bệnh của mình. Đối với cộng đồng, cần tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm cộng
đồng đối với NKT trong việc chia sẻ, giúp đỡ NKT vượt qua các rào cản về tâm lý,
bệnh tật , sự phân biệt kì thị để hịa nhập xã hội. Ví dụ như tổ chức các chương
trình văn hóa nghệ thuật giao lưu giữa người khuyết tật với mọi người; tổ chức các
mơ hình kinh tế phù hợp với người khuyết tật…

Thứ ba, tạo cơ sở nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ chăm sóc khỏe
NKT. Để khắc phục tình trạng thiếu nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe cho NKT,
cần có chương trình đào tạo trước hết là nhân viên y tế cơ sở, đảm bảo mỗi trạm y
tế cấp xã có ít nhất hai nhân viên có kĩ năng chăm sóc sức khỏe NKT. Chú trọng
giáo dục y đức, kĩ năng chăm sóc NKT song song với đào tạo chun mơn để có
nguồn nhân lực đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe tồn dân, trong
đó có NKT. Cơ sở vật chất như tổ chức mạng lưới y tế, trang thiết bị phục vụ
khám, chữa bệnh , hệ thống cơ sở phục hồi chức năng cần phải được củng cố, hoàn
thiện, nâng cao chất lượng.
Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra q trình triển khai thực hiện
pháp luật về chăm sóc sức khỏe NKT, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luât
NKT nói chung và pháp luật về chăm sóc sức khỏe NKT nói riêng. Cần kiểm sốt
chặt chẽ hơn việc trạm y tế xã lập hồ sơ quản lý đối tượng, theo dõi tình hình sức
khỏe của NKT theo quy định.

KẾT LUẬN
10


Hiện nay, người khuyết tật đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện
để cải thiện cuộc sống, khắc phục những khó khăn do khiếm khuyết của họ mang
lại. Tuy nhiên, những quy định của pháp luật về chế độ chăm sóc sức khỏe cho
người khuyết tật nói riêng và chính sách an sinh xã hội cho người khuyết tật nói
chung vẫn cịn những bất cập nhất định khi áp dụng và thực tiễn đời sống. Vì thế,
các cơ quan có thẩm quyền cần có những đánh giá, nhìn nhận để sửa đổi, bổ sung,
thay thế các quy định sao cho phù hợp, thuận tiện và mang lại quyền lợi tốt nhất
vho người khuyết tật.

11




×