Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SSKN Đạt giải cao : Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn địa lý THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.88 KB, 27 trang )

Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để giảng dạy địa lý theo phương pháp dạy học tích cực thì việc rèn luyện kỹ
năng biểu đồ cho học sinh là một việc rất quan trọng, đặc biệt đối với học sinh lớp 9 vì
biểu đồ có chứa dựng nhiều nội dung kiến thức mà kênh chữ không biểu hiện hết. Rèn
luyện kỹ năng biểu đồ địa lý cho học sinh giúp các em hiểu và nắm bắt kiến thức một
cách có hiệu quả hơn, chủ động hơn, nhớ kiến thức lâu hơn. Bên cạnh đó, còn rèn cho
học sinh khả năng tư duy lôgic, kỹ năng so sánh các đối tượng địa lý và rèn cho học
sinh tính tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác trong việc học địa lý từ đó giúp các em yêu thích bộ
môn hơn, say mê nghiên cứu khoa học địa lý.
Việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ địa lý cho học sinh còn có khả năng bồi dưỡng
cho học sinh thế giới quan duy vật biện chứng, bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên
cứu cho học sinh giúp cho bộ môn địa lý bớt khô cứng, đồng thời giúp người thầy có
điều kiện để phối hợp nhiều phương pháp dạy học và các hình thức dạy học đa dạng,
hiệu quả hơn, nâng cao khả năng tư duy và khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. Dựa
vào biểu đồ người thầy có thể nêu ra những vấn đề cho học sinh suy nghĩ, nhận thức,
phát triển tư duy địa lý và khai thác những nét đặc trưng quan trọng của địa lý
Khi rèn kỹ năng biểu đồ cho học tốt thì những con số, những cột, đường, miền..
không còn khố cứng mà trở nên sống động giúp các em có thể phán đoán, suy xét sự
phát triển hoặc không phát triển của một ngành, một lĩnh vực kinh tế hoặc nên kinh tế
của một quốc gia.
Với vai trò quan trọng của biểu đồ nên kỹ năng này thường xuyên được đề cập
trong các đề thi kiểm tra từ kiểm tra 15 phút, đến kiểm tra 45 phút, học kỳ, đề thi học
sinh giỏi các cấp, và ngay cả trong các đề thi vào các trường chuyên nghiệp có môn địa
lý với số điểm trong các bài kiểm tra này chiếm tới 20-30% tổng số điểm. Để hoàn thiện
được một bài tập biểu đồ học sinh phải trải qua 4 bước:
Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất.
GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
1




Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

Xử lý số liệu.
Vẽ biểu đồ.
Nhận xét biểu đồ.
Trong đó bước nhận dạng biểu đồ là bước quan trong nhất cũng là bước khó nhất, bởi
học sinh có nhận dạng được biểu đồ thì các mới có thể biết có phải xử lý số liệu trước
khi vẽ biểu đồ hay không, rồi học sinh cũng phải biết nhận dạng biểu đồ thì mới biết
được biểu đồ cần vẽ là biểu đồ gì ... Xuất phát từ lí do trên với kinh nghiệm của bản
thân tôi qua nhiều năm công tác và bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp tôi viết ra đề tài
“Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn địa lý
THCS” làm vấn đề nghiên cứu với mục đích giúp học sinh rèn luyện một cách có hiệu
quả kỹ năng nhậ dạng biểu đồ địa lí. Đây cũng là một kinh nghiệm mà tôi đã ấp ủ rất
lâu chính vì vậy trong qúa trình thử nghiệm để áp dụng vào quá trình giảng dạy tôi
luôn lưu giữ lại kết quả thử nghiệm qua thời gian. Kinh nghiệm nay đã dược tôi áp dụng
qua nhiều năm giảng dạy, khi nhận thấy sự khả quan thực sự trong sáng kiến kinh
nghiệm, tôi mạnh dạn viết lên sáng kiến kinh nghiệm này. Do vậy để hoàn thiện được
đề tài nay tôi đã phải mất rất nhiều thời gian và công sức nhưng không phải vì thế mà
không có thiếu sót mà trái lại có thể có nhiều thiếu sót nên:
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:
- Đưa ra những phương pháp tối ưu nhất nhằm hình thành cho học sinh kỹ năng lựa
chọn biểu đồ thích hợp nhất cơ bản trong chương trình địa lý, giúp các em có kỹ năng
trong làm các bài kiểm tra, các bài thi tạo tiền đề cho việc thi các trường chuyên nghiệp
sau này. Khắc phục được những mâu thuẫn, những khó khăn khi học sinh và giáo viên
tiếp cận với những bài tập về biểu đồ.
- Thông qua sáng kiến này tạo ra sự say mê hứng thú, yêu thích của các em đối với bộ
môn địa lý.

GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
2


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

- Trao đổi kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác
giảng dạy.
3- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh khối lớp 9 trường THCS Nguyễn Công Trứ-Huyện Krông Búk - Tỉnh Đăk
lăk
4- GIỚI HẠN, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Áp dụng năm học: 2017-2018
5- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:
1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết.
2. Phương pháp quan sát.
3. Phương pháp điều tra, khảo sát, trò chuyện với các giáo viên.
4. Phương pháp tổng hợp tài liệu.
5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
PHẦN II: NỘI DUNG
1- CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1. Cơ sở khoa học:
Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực
rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Vì vậy, vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng ngày càng trở
thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và
xã hội. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư
cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Điều đó đã được thể hiện trong các Nghị quyết
của Trung ương.

Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các
cấp học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và
GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
3


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp giáo
dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết
vấn đề”.
Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục
đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của
người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào
quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của xã hội các môn học trong nhà trường
nói chung và môn địa lí lớp 9 nói riêng không ngừng cải tiến chương trình, cải tiến
phương pháp dạy học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trong đó"phương pháp rèn
luyện kỹ năng biểu đồ " đóng vai trò quan trọng, nó có nhiệm vụ củng cố, rèn luyện kĩ
năng địa lí cho học sinh một cách thuần thục và chắc chắn hơn .
2. Cơ sở thực tiễn:
Biểu đồ là hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một
hiện tượng( như quá trình phát triển công nghiệp qua các năm…), mối tương quan về
độ lớn giữa các đại lượng ( như so sánh sản lượng về độ lớn gữa các đại lượng( như so
sánh về sản lượng lương thực của các vùng …) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng
thể( ví dụ cơ cấu ngành của nền kinh tế).
Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Người ta chia biểu đồ thành 2 nhóm với
7 loại biểu đồ và khoảng 20 dạng khác nhau tùy theo cách thể hiện.
Theo cấu trúc chương trình, hầu như sau mỗi bài học ở chương trình địa lí lớp 9
đều có một bài tập hoặc một bài thực hành vẽ biểu đồ. Đây là thuận lợi rất lớn giúp giáo

viên thực hiện tốt các phương pháp rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh trong quá trình
dạy học. Từ đó, học sinh nhận thức tri thức một cách khách quan đồng thời thấy rõ
những thuận lợi và khó khăn về các vấn đề địa lí ở nước ta.
Những số liệu, khi được thể hiện thành biểu đồ, bao giờ cũng có tính trực quan
làm cho học sinh tiếp thu tri thức được dễ dàng, tạo nên hứng thú học tập. Trong dạy
học địa lí , việc yêu cầu học sinh hoàn thành một bài biểu đồ là một nội dung không thể
GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
4


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

thiếu được khi làm các bài tập và bài thực hành song có nắm được các bước hoàn thiện
một bài biểu đồ thì các em mới hoàn thành được một bài biểu bồ.
Hiện nay, việc thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới cũng như việc cải
tiến, đổi mới phương pháp dạy học ở các môn học nói chung và ở môn địa lí nói riêng
đang được triển khai có hiệu quả. Tuy nhiên, ở các trường trung học cơ sở trong thành
phố chưa có tài liệu nào quy định thống nhất về tiêu chuẩn, quy tắc thể hiện biểu đồ,
trong khi đó một số tài liệu tham khảo môn địa lí lại chưa thể hiện sự nhất quán trong
việc lựa chọn, vẽ và nhận dạng các loại biểu đồ, điều đó gây lúng túng cho giáo viên
trong việc soạn giảng cũng như thực hiện các giờ thực hành về nội dung biểu đồ trên
lớp, không gây được hứng thú học tập cho học sinh, làm cho giờ học trở nên nặng nề,
nhàm chán.
2- THỰC TRẠNG:
Trong việc quá trình thực hiện sáng kiến tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
a. Thuận lợi - Khó khăn:
* Thuận lợi:
- Phần lớn giáo viên có quan niệm đúng về chức năng của một bài tập, bài thực hành về
biểu đồ thể hiện trong việc chuẩn bị chu đáo về giáo án, yêu cầu, mục đích của bài tập
là gì, biểu đồ thể hiện yếu tố nào của đối tượng địa lí. Đây là phần không những rèn

luyện kĩ năng kiến thức mà còn củng cố những kiến thức đã học ở trong bài, từ đó học
sinh xây dựng được các mối liên hệ địa lí.
- Hầu hết giáo viên biết vận dụng sáng tạo, khoa học các kĩ năng rèn luyện cho học sinh
theo phương pháp dạy học tích cực, do đó đã phát huy được tính tư duy độc lập cho học
sinh, giúp học sinh nắm chắc nội dung của bài học và rèn luyện tốt kĩ năng cho các em.
- Học sinh nhìn chung các em có ý thức cao trong học tập, khả năng tiếp thu bài tốt.
- Nhà trường, các cấp có sự quan tâm cao đến chất lượng học tập của học sinh nên luôn
luôn có sự đầu tư trang thiết bị đồ dùng học tập phục vụ cho quá trình giảng dạy.
GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
5


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

* Khó khăn:
- Vẫn còn nhiều em học sinh xem môn địa lí là môn phụ, do đó ít chú ý đến việc học tập
bộ môn này.
- Việc rèn luyện kĩ năng này chỉ chiếm một thời lượng rất ít trong 1 tiết dạy do đó đòi
hỏi học sinh phải nghiên cứu trước các yêu cầu mà bài tập hoặc bài thực hành mà giáo
viên đã giao cho, nhưng nhiều em chưa thực sự tập trung và quan tâm đến yêu cầu mà
giáo viên đã giao nên đây cũng là khó khăn lớn đối với giáo viên khi thực hiện dạy một
bài thực hành biểu đồ hoặc một bài tập biểu đồ, do đó:
* Học sinh không xác định được yêu cầu của đề bài.
* Học sinh không xác định được kiểu biểu đồ sẽ vẽ là gì và việc xử lí bảng số liệu (nếu
có).
* Học sinh chưa hoàn thành được biểu đồ thích hợp và đúng với yêu cầu đề bài.
* Kỹ năng biểu đồ của học sinh còn lúng túng.
- Đây là một kỹ năng rất khó nhưng không có một tài liệu nào trong chương trình
hướng dẫn học sinh cách nhận dạng biểu đồ cần vẽ dưa trên bảng số liệu do vậy nếu
giáo viên không có tâm trong các bài giảng trên lớp, không uốn nắn rèn luyện kỹ năng

nhận dạng biểu đồ cho các em thì học sinh khó có thể hoàn thiện được các bước đặc
biệt là đối với học sinh trung bình và yếu.
- Kỹ năng biểu đồ là một kỹ năng đòi hỏi sự nhạy bén, quá trình tư duy cao song trong
thực tế tỉ lệ học sinh có được khả năng này thấp. Do vậy rất khó trong quá trình hình
thành kỹ năng nhận dạng biểu đồ cho các em.
- Thời lượng dành cho các bài thực hành quá ít trong khi đó kỹ năng biểu đồ lại chiếm
một vị trí quan trọng trong các bài kiểm tra, các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.
Từ những thực trạng trên nên trước khi vận dụng sáng kiến để kiểm chứng điều
này trong năm học 2014-2015 tôi phát ra các là phiếu nhằm thăm dò về khả nặng nhận
dạng biểu đồ cần vẽ của các em trong các bài tập biểu đồ môn địa lý. Tôi đưa ra các bài
tập khác nhau nhằm thăm dò khả nặng nhận dạng biểu đồ thích hợp nhất cho 100 học
sinh ( Ở các lớp 9 khác nhau tôi dạy) và kết quả thu được như sau:
GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
6


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS
Trước khi áp dụng các phương pháp

Nhận dạng được biểu đồ cần vẽ Không nhận dạng được biểu đồ cần vẽ
SL
%
SL
%
60
20
33.3
40
66.7
3. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN CỦA GIẢI PHÁP:


Tổng số HS

a. Mục tiêu của giải pháp:
Các biện pháp đưa ra nhằm mục tiêu:
- Mục tiêu chủ đạo của sáng kiến: Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ
thích hợp nhất trong môn địa Lý THCS nhằm đưa ra các phương pháp tối ưu giúp các
em dể dàng nhận dạng được các biểu đồ cần vẽ trước các bảng số liệu đã cho của các
bài tập biểu đồ, giảm bớt được áp lực nặng nề từ việc học đối với các em. Tạo nên tinh
thần thoải mái cho các em mỗi khi tới lớp ( Mỗi ngày tới trường là một ngày vui). Giúp
các em nắm bắt kiến thức một cách tự nhiên, chủ động và sáng tạo trong việc tìm kiếm,
lĩnh hội kiến thức. Qua đó nâng cao được chất lượng dạy học.
- Ít nhiều làm thay đổi cách suy nghĩ của phụ huynh, học sinh đối với môn địa lý: Là
môn học phụ, không quan trọng, khô khan, khó hiểu..
- Giúp giáo viên thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực, làm việc một cách
chủ động, sáng tạo. Với những tác động tích cực từ phía học sinh tạo nên động lực, lòng
nhiệt huyết, niềm đam mê nghề nghiệp đối với giáo viên. Đây là yêu tố rất quan trọng
đối với chất lượng dạy học hiện nay.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
* Nội dung của giải pháp, biện pháp:
*NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP:
Từ thực trạng nêu trên, với mục đích nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy
học, tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập bộ môn địa lí, thực hiện chuẩn kiến
thức kĩ năng theo hướng dẫn của Bộ GD & ĐT và đặc biệt hình thành cho các em kỹ
năng nhận dạng biểu đồ cần vẽ. Qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy
rằng để hoàn thiện được một bài Biểu Đồ cần rèn luyện cho các em các kỹ năng sau:
* Kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất.
GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
7



Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

* Kỹ năng tính toán, xử lý số liệu.
* Kỹ năng vẽ biểu đồ.
* Kỹ năng nhận xét biểu đồ.
Trong các kỹ năng trên thì kỹ năng khó nhất đối với các em là kỹ năng lựa chọn
biểu đồ thích hợp nhất, chính vì vậy trong khuôn khổ sáng kiến này tôi sẽ đi sâu về vấn
đề này để tìm ra các phương pháp giúp các em nhận dạng được dạng biểu đồ cần vẽ.
Vậy để học sinh biết được cần vẽ biểu đồ gì trước bảng số liệu đã cho, trước hết
tôi giới thiệu tới các em các loại biểu đồ cơ bản.
Bước 1: Giới thiệu hệ thống các loại biểu đồ:
Biểu đồ địa lý rất đa dạng, ta thường gặp trong các tài liệu sách báo trình bày về
các lĩnh vực kinh tế hay trong các phòng triển lãm. Cách thể hiện biểu đồ có thể khác
nhau, ví dụ trong các phòng triển lãm, người ta thường cách điệu hóa chúng dưới dạng
không gian ba chiều, nhưng vẫn thể hiện được tính chất khách quan về mặt khoa học.
Đối với khoa học địa lí, chúng ta cũng gặp khá đầy đủ các dạng biểu đồ khác nhau trong
lĩnh vực địa lí tự nhiên (biểu đồ về khí hậu, khí tượng, thuỷ văn…) hay trong địa lý kinh
tế - xã hội (biểu đồ về dân cư – dân tộc, tình hình phát triển kinh tế của các ngành, các
vùng…), cách thể hiện cũng đa dạng tùy thuộc vào yêu cầu của bài viết, hay một công
trình nghiên cứu khoa học cụ thể.
Để có thể dễ dàng phân biết được các loại biểu đồ, ta có thể tạm xếp biểu đồ thành 2
nhóm với 7 loại biểu đồ và khoảng 20 dạng khác nhau tùy theo cách thể hiện
● Nhóm 1. Hệ thống các biểu đồ thể hiện qui mô và động thái phát triển, có các dạng
biểu đồ sau:
- Biểu đồ đường biểu diễn:
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một đường biểu diễn; Biểu đồ nhiều đường biểu
diễn (có cùng một đại lượng); Biểu đồ có nhiều đường biểu diễn (có 2 đại lượng khác
nhau); Biểu đồ chỉ số phát triển.


GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
8


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

Ví dụ đây là dạng biểu đồ có nhiều đường biểu diễn.

- Biểu đồ hình cột:
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một dãy cột đơn; Biểu đồ có 2, 3,... cột gộp nhóm
(cùng một đại lượng); Biểu đồ có 2, 3,...cột gộp nhóm (nhưng có hai hay nhiều đại
lượng khác nhau); Biểu đồ nhiều đối tượng trong một thời điểm; Biểu đồ thanh ngang;
Tháp dân số (dạng đặc biệt)
Ví dụ: Đây là biểu đồ một dãy cột đơn.

GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
9


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

Ví dụ: Đây là biểu đồ thanh ngang.
Tiêu chí
Tỉ lệ dân thành thị
Tuổi thọ trung bình
Tỉ lên người lớn biết chữ
Thu nhập bình quân
đầu ////người/tháng
Tỉ lệ hộ nghèo
%


- Biểu đồ kết hợp cột và đường.
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ cột và đường (có 2 đại lượng khác nhau); Biểu đồ
cột và đường có 3 đại lượng (nhưng phải có 2 đại lượng phải cùng chung một đơn vị
tính).
Ví dụ: Đây là biểu đồ kết hợp cột và đường có 3 đại lượng.

● Nhóm 2. Hệ thống các biểu đồ cơ cấu, có các dạng biểu đồ sau:
- Biểu đồ hình tròn.
GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
10


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một hình tròn; hoặc biểu đồ 2, 3 hình tròn (kích
thước bằng nhau); biểu đồ 2, 3 hình tròn (kích thước khác nhau); Biểu đồ cặp 2 nửa
hình tròn; Biểu đồ hình vành khăn.
Ví dụ: Đây là biểu đồ 2 hình tròn.

- Biểu đồ cột chồng.
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một cột chồng; Biểu đồ 2, 3 cột chồng (cùng một
đại lượng).
Ví dụ: Đây là biểu đồ 3 cột chồng

GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
11


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS


Chú giải:
Nông thôn
Thành thị

Nông thôn

Năm
Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh
từ năm 1995-2002

- Biểu đồ miền.
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ miền “chồng nối tiếp”; Biểu đồ miền “chồng từ
gốc toạ
độ”.
Ví dụ: Đây là biểu đồ miền.

GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
12


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

Sau khi giới thiệu cho học sinh biết các dạng biểu đồ cơ bản, tôi chuyển qua bước
thứ 2 đó là hướng dẫn các em phương pháp lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất.
Bước 2: Phương pháp lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất:
Để lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất giáo viên hướng dẫn học sinh cần dựa vào
các căn cứ như sau:
1. Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề):
Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau:

* Dạng lời dẫn có chỉ định: Trong trường hợp này câu hỏi bài tập thực hành đã yêu
cầu vẽ loại biểu đồ cụ thể. Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện
cơ cấu sử dụng … năm...”. Như vậy, ta có thể xác định ngay được biểu đồ cần thể hiện.
Ví dụ: Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 (%)
Tổng số

Nông, lâm,

Công nghiệp- xây

Dịch vụ
ngư nghiệp
dựng
100,0
1,7
46,1
51,6
Hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Tp. Hồ Chí Minh và nêu nhận xét.

GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
13


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

* Dạng lời dẫn kín: Trong trường hợp này cần phải căn cứ vào thành phần 2 và
thành phần 3 để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp. Ví dụ: Hãy vẽ biểu đồ thích hợp và nêu
nhận xét.
* Dạng lời dẫn mở: Trong trường hợp này cần bám vào một số từ gợi mở của các
biểu đồ để chúng ta có phương pháp nhận dạng biểu đồ thích hợp ví dụ:

a. Biểu đồ hình cột:
Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ : Tình hình, so sánh, sản
lượng, số lượng. Ví dụ: Vẽ biểu đồ so sánh dân số, diện tích … của 1 số tỉnh ( vùng,
nước) hoặc vẽ biểu đồ so sánh sản lượng ( lúa, ngô, than…) của một số địa phương qua
một số năm.
Ví dụ cụ thể : Cho bảng số liệu về năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng
bằng sông Cửu Long và cả nước. (Đơn vị: tạ/ha)
Năm
Vùng
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước

1995

2000

2005

44,4
40,2
36,9

55,2
42,3
42,4

54,3
50,4
48,9


Vẽ biểu đồ so sánh năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu
Long và cả nước.
b. Biểu đồ đường - đồ thị:
Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ: Tốc độ tăng trưởng, tốc độ
phát triển.
Ví dụ :
Số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta thời kỳ 1990-2002
Năm
Vật nuôi

1990

1995

2000

2002

GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
14


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

Trâu (1.000 con )
2.854,1
2.962,8
2.987,2
2.814,4

Bò ( 1.000 con )
3.116,9
3.638,9
4.127,9
4.062,9
Lợn (1.000 con )
12.260,5
16.306,4
20.193,3
23.169,5
Gia cầm ( tr. Con )
107.4
142,1
196,1
233,3
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm
( lấy năm 1990 là 100% )
c. Biểu đồ hình tròn:
Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ : Cơ cấu, qui mô.
Ví dụ: Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế Việt Nam.
Cho bảng số liệu dưới đây: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2002.
 Các thành phần kinh tế

 Tỉ lệ %

 Kinh tế nhà nước

 38,4

 Kinh tế tập thể


 8,0

 Kinh tế tư nhân

 8,3

 Kinh tế cá thể

 31,6

 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
 Tổng cộng

 13,7
 100,0

Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2002
d. Biểu đồ miền:
Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra có cụm từ : Cơ cấu và có nhiều mốc
thời gian ( từ 4 mốc thời gian trở lên )
Ví dụ:
Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta từ năm 1990 đến 2002.
Ngành
Nông, lâm, ngư nghiệp
Công nghiệp, xây dựng
Dịch vụ
e.. Biểu đồ kết hợp

1990

38,7
22,7
38,6

1991
40,5
23,8
5,7

1995
7,2
8,8
4,0

1997
25,8
2,1
42,1

1998
25,8
32,5
41,7

2002
23,0
38,5
38,5

GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk

15


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

Dấu hiệu nhận dạng loại biểu này là khi đề ra: cho nhiều đối tượng, nhiều đơn vị
khác nhau.
Ví dụ :
Cho bảng số liệu sau đây: Biến đổi diện tich rừng và độ che phủ của rừng ở nước ta giai
đoạn 1945-2005.
Năm

Tổng diện tích rừng

Trong

Đó

Tỉ lệ che phủ

(triệu ha)
Rừng tự nhiên Rừng trồng
rừng (0/0)
14,3
14,3
0
43,8
 1945
11,1
11,0

0,1
33,8
 1976
7,2
6,8
0,4
22,0
 1983
9,2
8,4
0,8
27,8
 1990
12,4
9,5
2,9
37,7
 2005
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự thay đổi diện tích rừng và độ che phủ của rừng giai
đoạn 1945-2005 ở nước ta .
2. Căn cứ vào bảng số liệu thống kê:
- Nếu đề bài đưa ra dãy số liệu (tỷ lệ % hay số liệu tuyệt đối) phát triển theo một chuỗi
thời gian. Ta sẽ chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn.
Ví dụ:

Sản lượng lương thực nước ta (đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Sản lượng lương thực

1980

14406

1985
18200

1990
21489

1995
27571

2000
35463

Ví dụ: Bảng 9.2. Sản lượng thủy sản (nghìn tấn)

Năm

Tổng số

1990

Chia ra

890,6

Khai thác
728,5

Nuôi trồng

162,1

1994

1465,0

1120,9

344,1

1998

1782,0

1357,0

425,0

2002

2647,4

1802,6

844,8

- Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng,Diện tích... của một hay nhiều đối
tượng biến động theo một số thời điểm hay theo các thời kỳ (giai đoạn). Ta sẽ chọn vẽ
biểu đồ hình cột .
GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk

16


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

Ví dụ:
Diện tích cây công nghiệp nước ta (đơn vị: nghìn ha)
Năm
1990 1995 2000 2004
Cây công nghiệp hàng năm
542 717 778 851
Cây công nghiệp lâu năm
657 902 1451 1536
Trường hợp gặp bảng số liệu được trình bày theo dạng phân chia ra từng thành phần cơ
cấu như:
Dân số thành thị và dân số nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh (%)
Năm

1995
2000
2002
Vùng
Nông thôn
25,3
16,2
15,6
Thành thị
74,7
83,8
84,4

Trước bảng số liệu trên, ta sẽ chọn vẽ loại biểu đồ cơ cấu (tròn, cột chồng hoặc miền)
3. Căn cứ vào lời kết của câu hỏi (yêu cầu nhận xét, giải thích về điều gì?)
Có nhiều trường hợp, nội dung lời kết của câu hỏi chính là gợi ý cho vẽ một loại biểu
đồ cụ thể nào đó. Ví dụ: “Cho bảng số liệu sau… Anh (chị) hãy vẽ biểu đồ thích hợp...
Nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu… và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịch đó”.
Như vậy, trong lời kết của câu hỏi đã ngầm cho ta biết nên chọn loại biểu đồ (thuộc
nhóm biểu đồ cơ cấu) là thích hợp.
Ví dụ :
Cho bảng số liệu về cơ cấu kinh tế của nước ta từ năm 1990 đến 2002 (Đơn vị: %)

Ngành
1990
1991 1995 1997 1998 2002
Nông, lâm, ngư nghiệp
38,7
40,5
27,2
25,8
25,8 23,0
Công nghiệp, xây dựng
22,7
23,8
28,8
32,1
32,5 38,5
Dịch vụ
38,6
35,7
44,0
42,1

41,7 38,5
Em hãy vẽ biễu đồ thích hợp từ đó em có nhận xét như thế nào về sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nước ta từ năm 1990-2002.
Bước 3: Vận dụng:
Để kiểm tra khả năng nắm kiến thức của học sinh như thế nào và cũng để khắc
sâu kiến thức cần đạt cho các em, vận dụng lý thuyết vào thực hành tôi đưa ra hệ thống
các bài tập và yêu cầu học sinh làm:
GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
17


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

Bài tập 1: Cho bảng số liệu : Độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên , năm 2003
Các tỉnh

Kon Tum

Gia Lai

Đắk Lắk

Lâm Đồng

Độ che phủ rừng(%)

22,5

44,7


119,3

186,4

Vẽ biểu đồ thanh ngang thể hiện độ che phủ của rừng theo các tỉnh và nêu nhận xét.
Bài tập 2:
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh , năm 2002.

Các tỉnh,

Đà

Quảng

Quảng

Bình

Phú

Khánh

Ninh

Bình

thành phố
Diện tích

Nẵng


Nam

Ngãi

Định

Yên

Hòa

Thuận

Thuận

0,8
5,6
1,3
4,1
2,7
6,0
1,5
1,9
(nghìn ha)
Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở
các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và nêu nhận xét.
Bài tập 3:
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi (%)

SP phụ chăn

Năm

Tổng số

Gia súc

Gia cầm

SP trứng sữa
nuôi

1990

100

63,9

19,3

12,9

3,9

2002

100

62,8

17,5


17,3

2,4

Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi
Bài tập 4:
Cho bảng số liệu về tỉ lệ sinh, tử của dân số nước trong thời gian 1960 - 2001(‰)
Năm
1960
1965
1970
1976

Tỉ lệ sinh Tỉ lệ tử
46,0
12,0
37,8
6,7
34,6
6,6
39,5
7,5

Năm
1979
1989
1999
2001


Tỉ lệ sinh
32,5
31,3
20,5
19,9

Tỉ lệ tử
7,2
8,4
5,4
5,6

GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
18


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ lệ tăng dân số tự nhiên nước ta trong thời gian
nói trên. Từ bảng số liệu và biêủ đồ đã vẽ hãy nhận xét giải thích sự thay đổi số dân
nước ta trong thời gian trên.
Bài tập 5: Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1990 - 2002 (%)
Ngành
1990
1997
2002
Nông, lâm, ngư nghiệp
38,7
25,8
23,0

Công nghiệp, xây dựng
22,7
32,1
38,5
Dịch vụ
38,6
42,1
38,5
Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1990-2002.
Bài tập 6:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ Ở NƯỚC TA THỜI KÌ 1980-2004

Năm

1980 1985 1990 1995 2000 2004

Diện tích gieo trồng ( nghìn ha)

22,5 44,7 119,3 186,4 651,9 496,8

Sản lượng ( nghìn tấn )

8,4

12,3 92,0

218 802,5 836

Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích và sản lượng cà phê ở nước ta thời kỳ 1980-2004
Bài tập 7:

SỐ DÂN VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA

Năm
Số dân ( triệu người )
Sản lượng lúa ( triệu tấn )

1981 1986 1988 1990 1996 1999 2003
54,9 61,2 63,6 66,2 75,4 76,3

80,9

12,4

34,6

16

17

19,2 26,4 31,4

Tính sản lượng lương thực bình quân theo đầu người qua các năm.
Vẽ biễu dồ thể hiện sản lượng lương thực bình quân theo đầu người qua các
năm.
Bài tập 8: Tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng qua các năm (Đơn vị:
triệu ha)
Năm
1995
2000
2005

2007
Tổng diện tích rừng
9.3
10.9
12.7
13.1
Rừng tự nhiên
8.3
9.4
10.2
10.5
Rừng trồng
1.0
1.5
2.5
2.6
GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
19


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS
Vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi tổng diện tích, rừng tự nhiên, rừng trồng qua các
năm.
Bài tập 9:Thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 2004 theo các vùng (nghìn
đồng)
Vùng
Thu nhập
Vùng
Thu nhập
Cả nước

484.4
DHNTB
414.9
Đông Bắc
379.9
Tây Nguyên
390.2
Tây Bắc
265.7
Đông Nam Bộ
833
ĐBSH
488.2
ĐBSCL
471.1
Bắc Trung Bộ
317.1
Vẽ biểu đồ thể hiện thu nhập bình quân theo các vùng năm 2004. Nhận xét.
Bài 10: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá so sánh 1994) (Đơn vị: tỉ đồng)
Năm
Lương thực
Cây công
Cây khác
nghiệp
1990
33289.6
6692.3
1116.6
1995
42110.4

12149.4
1362.4
2000
55163.1
21782
1474.8
2005
63852.5
25585.7
1588.5
Tính tốc độ gia tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 1990 – 2005 (Lấy
năm 1990 là 100%).
Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ gia tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 1990
– 2005.
Bài tập 11: Tình hình dân số và tỉ lệ gia tăng dân số ở Việt Nam giai đoạn 2000 –
2007
Năm
2000
2002
2005
2007
Tổng số dân (triệu người)
77.6
79.3
83.1
85.2
Tỉ lệ gia tăng dân số (%)
1.36
1.32
1.31

1.23
Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình dân số và tỉ lệ gia tăng dân số ở Việt Nam giai đoạn
2000 – 2007.
Bài tập 12: Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản (giá so sánh 1994) (Đơn vị:
nghìn tỉ đồng)
Năm
1990
1995
2000
2005
Nông nghiệp
61.8
82.3
112.1
137.1
Lâm nghiệp
4.9
5.0
5.9
6.3
Thủy sản
8.1
13.5
21.8
38.7
Tổng
74.8
100.8
139.8
182.1

Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản
giai đoạn 1990 đến 2005.
……….
GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
20


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

c. Mối quan hệ giữa giải pháp, biện pháp:
Như tôi đã trình bày ở trên mục tiêu của sáng kiến là đưa ra các phương pháp tối
ưu nhất để tạo nên KỸ NĂNG LỰA CHỌN BIỂU ĐỒ THÍCH HỢP NHẤT để rồi từ đó
sẽ nâng cao được chất lượng học tập của các em giúp các em dể dàng lựa chọn được
biieeur đồ cần vẽ, tránh sự lung túng, khó hiểu dễ gây ra sự nhàm chán trong việc học
môn địa lý, thay đổi được suy nghĩ của phụ huynh và học sinh đối với bộ môn Địa lý.
Chính vì vậy tất cả các bước tôi vận dụng trong sáng kiến này đều có mối quan hệ qua
lại chặt chẽ với nhau hộ trợ nhau,bước 1 là nền tảng để hình thành bước 2, bước 2 là cơ
sở để các em hoàn thiện được bước 3, và để hoàn thiện được bước 3 các em sẽ phải vận
dụng những kiến thức có được ở bước 1 và 2 từ 3 bước cơ bản đó các em sẽ có được Kỹ
năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất nên đòi hỏi giáo viên phải biết vận dụng một cách
khéo léo, sáng tạo, linh hoạt, nhẫn nại thì chúng ta sẽ thu được kết quả như mong muốn.
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu
quả ứng dụng:
Trước khi vận dụng sáng kiến do bản thân tôi chưa thực sự có kinh nghiệm trong
việc dạy các bài tập liên quan đến kỹ năng Biểu Đồ hay các bài thực hành về Biểu Đồ.
Nên trong quá trình giảng dạy tôi chưa thực sự đưa ra cho học sinh phương pháp nào
hay cách thức nào hay để các em dễ nhận dạng được biểu đồ cần vẽ. Chính vì vậy mà
khi các em tiếp xúc làm các bài tập liên quan đến biểu đồ hay các bài kiểm tra có nội
dung này thì kết quả đạt được rất thấp, và hầu hết các các em rất khó nhận dạng được
biểu đồ cần vẽ trước bảng số liệu đã cho. Để kiểm chứng điều này trong năm học 20142015 tôi phát ra các là phiếu nhằm thăm dò về khả nặng nhận dạng biểu đồ cần vẽ của

các em trong các bài tập biểu đồ môn địa lý. Tôi đưa ra các bài tập khác nhau nhằm
thăm dò khả nặng về nhận dạng biểu đồ cho 60 học sinh ( Ở các lớp 9 khác nhau tôi dạy
và được lưu kết quả trong sổ tay địa lý của tôi) kết quả thu được như sau:
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ TRƯỚC KHI VẬN DỤNG SÁNG KIẾN
Tổng số HS

Nhận dạng được biểu đồ cần vẽ
SL
%

Không nhận dạng được biểu đồ cần vẽ
SL
%

GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
21


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

60

20

33.3

40

66.7


Từ thực tế giảng dạy về chất lượng hình thành kỹ năng Biểu Đồ của học sinh quá
thấp với trách nhiệm là một giáo viên đứng lớp bản thân tôi có rất nhiều sự băn khoăn
suy nghĩ để làm sao tìm ra phương pháp dạy học tốt nhất cho học sinh về việc hình
thành kỹ năng Biểu đồ một cách hoàn thiện trong khi đó đây là một kỹ năng rất khó.
Với suy nghĩ đó bắt đầu sang năm học 2014-2015 cùng với việc giảng dạy trên lớp và
bồi dưỡng cho đội tuyển học sinh giỏi các cấp, tôi đã rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm
trong phương pháp hình thành kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất qua quá trình áp
dụng những phương pháp (như đã trình bày ở trên) tới năm học 2017-2018 tôi đã phát
ra 60 bài thi cho 60 em về bài tập liên quan đến khả năng nhận dạng biểu đồ cần vẽ từ
bảng số liệu đã ch, và kết quả đạt được như sau:
BẢNG THỐNG KÊ KẾT QUẢ SAU KHI VẬN DỤNG SÁNG KIẾN

Nhận dạng được biểu đồ cần vẽ Không nhận dạng được biểu đồ cần vẽ
SL
%
SL
%
60
51
85
9
15
Qua bảng thống kê trên, ta thấy số lượng học sinh sau khi vận dụng các phương

Tổng số HS

pháp hình thành về kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất cần vẽ trong các bài làm
kiểm tra tăng lên rõ rệt. Với sáng kiến Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu
đồ thích hợp nhất trong môn địa lý THCS này từ thực tế mà tôi đã áp dụng tôi thấy
đây là một sáng kiến có khả năng ứng dụng rộng rãi trong tất cả các trường học THCS

trong huyện nói riêng và trong tỉnh nói chung và hơn thế nữa cũng với sáng kiến này
chúng ta có thể vận dụng giải quyết các dạng bài tập về Biểu Đồ trong chương trình
THPT và là cuốn tài liệu hữu ích để tham khảo.
- Với sáng kiến này giúp cho giáo viên dễ dàng hướng dẫn học sinh cách lựa chọn biểu
đồ thích hợp nhất một cách lôgich, nhanh và hiệu quả.
- Giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong giảng dạy, đặc biệt là tìm ra các phương
pháp dạy các bài thực hành đạt hiệu quả cao nhất, tạo ra sự trao đổi kinh nghiệm giữa
các đồng nghiệp nhằm năng cao trình độ chuyên môn.
GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
22


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

- Nâng cao chất lượng bộ môn địa lý. Tạo ra sự hứng thú, say mê, yêu thích của các em
đối với bộ môn địa lý.
- Tạo ra một cuốn tài liệu hữu ích để học sinh và đồng nghiệp vận dụng và cùng tham
khảo.
PHẦN III: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ:
1. KẾT LUẬN:
Sau nhiều năm giảng dạy bản thân tôi thấy để Phương pháp rèn luyện kỹ năng
lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn địa lý THCS cho học sinh có hiệu quả cần
phải:
- Đây là một kỹ năng khó do vậy giáo viên phải là người có tâm huyết với nghề để tìm
ra các phương pháp tối ưu nhất trong quá trình truyền đạt kỹ năng biểu đồ cho các em,
thì mọi việc có khó khăn tới đâu chúng ta cũng có thể làm được vì những học sinh thân
yêu của mình.
- Giáo viên phải biết tổng hợp tất cả những kinh nghiệm của bản thân mình tạo nên một
nội dung dạy mới cho các em với phương pháp dạy học tốt nhất thì chúng ta đã biến
những kiến thức rời rạc khó hiểu và không có một tài liệu nào đề cập tới để hướng dẫn

các em thì chúng ta bằng sự nỗ lực của bản thân mình đã cung cấp cho các em một cuốn
tài liệu cực kỳ hữu ích rất dễ dàng sử dụng và đầy sự hứng thú khi các em khám phá.
- Ngoài việc truyền đạt cho các em các kỹ năng cơ bản về lý thuyết giáo viên cần cho
các em cọ sát nhiều bài tập thực hành ở nhà thì các em mới vận dụng được những kiến
thức đã được học vào các dạng bài tập.
- Ngoài thời gian chính khóa những giờ tự chọn theo chủ đề: giáo viên có thể dành hẳn
một chuyên đề về rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ cho học sinh để các em nắm được các
dạng biểu đồ thường gặp.
- Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt học tập bồi dưỡng về
ứng dụng công nghệ thông tin trong bài giảng và trong việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ
cho học sinh.
GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
23


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

- Cả giáo viên lẫn học sinh cần phải kiên trì trong quá trình truyền đạt kỹ năng và tiếp
nhận kỹ năng biểu đồ thì phương pháp này mới thành công được.
- Học sinh phải có ý thức vươn lên trong học tập và phải có ý chí phấn đấu. Có kiến
thức bộ môn vững vàng. Được sự quan tâm và tạo điều kiện của quí bậc phụ huynh.
- Học sinh cần phải rèn luyện phương pháp tự học, tự rèn luyện, tìm tòi, khám phá, có
hứng thú say mê, chủ động, tự giác trong học tập.
- Lãnh đạo nhà trường phải quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tạo
những điều kiện tốt nhất để phục vụ cho công tác dạy học. Phải có sự đồng thuận động
viên, khuyến khích thầy và trò một cách kịp thời có như vậy mới nâng cao được chất
lượng trong quá trình giảng dạy.
2- KIẾN NGHỊ:
1.Đối với BGH nhà trường :
- Nhà trường cần đầu tư hơn nữa tủ sách nhà trường với những tài liệu có nội dung về

việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho giáo viên và học sinh.
2.Đôí với phòng giáo dục và đào tạo :
- Phòng giáo dục bổ sung các loại biểu đồ phục vụ cho quá trình dạy và học .
- Cần có những đợt tập huấn để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn
giữa các đồng nghiệp đặc biệt về phương pháp rèn luyện kỹ năng biểu đồ nói chung và
phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn địa lý
THCS nói riêng, bởi đây là một kỹ năng rất khó mà ngay cả giáo viên nêu không
thường xuyên dạy chương trình lớp 9 hay không tham gia ôn thi học sinh giỏi thì cũng
khó lòng hoàn thiện các bài biểu đồ.
Tóm lại, việc hình thành phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích
hợp nhất trong việc dạy-học môn địa lí trong nhà trường là hết sức cần thiết và quan
trọng, hơn thế nữa nó còn góp phần thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng
phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, tính độc lập, sáng tạo của học
sinh. Đồng thời nó cũng góp phần làm thay đổi cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
24


Phương pháp rèn luyện kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trong môn Địa Lý THCS

của học sinh, từ kiểm tra, đánh giá bằng lý thuyết suông chuyển sang kiểm tra, đánh giá
cả kỹ năng và khả năng vận dụng kiến thức. Từ nhận thức đó trong những năm qua, tôi
đã đúc kết và áp dụng thành công nội dung theo đề tài đã chọn này để giảng dạy môn
địa lí tại trường THCS Nguyễn Công Trứ Huyện Krông Búk Tỉnh Đắk Lắk. Mặc dù
vậy, đây mới chỉ là kinh nghiệm của bản thân, hơn thế nữa trong quá trình thực hiện đề
tài tuy hết sức cố gắng nhưng do thời gian và khả năng có hạn nên không thể nào tránh
khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự góp ý kiến của hội đồng khoa
học và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Thời gian thực hiện: 11 / 2017

NGƯỜI THỰC HIỆN

Đoàn Thị Hạnh

GV:Đoàn Thị Hạnh – Trường THCS Nguyễn Công Trứ - Huyện Krông Buk – Tỉnh Đắk Lắk
25


×