Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Thực trạng đào tạo nghề ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.23 KB, 21 trang )

Lời giới thiệu
Con người là yếu tố quyết định đến thành công hay thât bại trong đường
lối chính sách của một quốc gia, là nhân tố quạn trọng bậc nhất để tạo ra của
cải vật chất cho xã hội. Điều đó càng được thể hiện rõ nét hơn ở Việt Nam,
một quốc gia có dân số đông, nguồn nhân lưc dồi dào, tiềm năng để phát triển
rất lớn. Tại Đại hội VIII, Đảng chủ trương đẩy mạnh CNH-HĐH để xây dựng
đất nước, vai trò của con người, nguồn lực con người được khẳng định như
một yếu tố cơ bản của sự phát triển. Trong tổng hợp các nguồn lực: vốn, tài
nguyên, vị trí địa lí, nguồn lực nước ngoài và nguồn lực con người, các nguồn
lực khác chỉ là tiêm năng, vai trò, tác động của chúng mạnh đến đâu đều
thông qua và phụ thuộc vào con người, bởi con người là nguồn lực duy nhất
biết tư duy, có tri thức va ý chí, chỉ có con người mới có thể gắn kết các
nguồn lực khác tạo thành sức mạnh tổng hợp cho một mục tiêu nhất định, các
nguồn lực khác là khách thể thực sự cải tạo, khai thác và đều phục vụ cho nhu
cầu lợi ích con người.
Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước đã có những chính sách, định
hướng phát triển kinh tế để có thể sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lí và
có hiệu quả. Trong đó đặc biệt quan tâm và đưa ra giải pháp đào tạo nghề cho
nguười lao động Việt Nam nhằm tạo ra nguồn nhân lực không những dồi dào
về số luợng mà ngày càng nâng cao về mặt chất lượng. Đào tạo nghề cho
người lao động là một trong những biện pháp cốt lõi để nâng cao chất lượng
nguồn lao động, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Nghĩa là
chất lượng lao động sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, một yếu tố
quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
trong đó chất lượng dạy nghề sẽ quyết định chất lượng nguồn nhân lực và do
đó nó góp phần hết sức quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Mặt khác, đào tạo nghề cho người lao động chính là quá trình thúc đẩy phát
triển nguồn lực con người tri thức, phát triển được các kĩ năng và phẩm chất
lao động mới, tạo động lực cho sự sáng tạo khoa học công nghệ mới, đảm bảo
cho sự vận động tích cực của các ngành nghề và toàn xã hội. Quá trình đào
tạo nghề cho người lao động làm biến đổi nguồn nhân lực cả về số lượng chất lượng và cơ cấu, nhằm phát huy tiềm năng của con người, tọa dựng và




ngày càng nâng cao cả về đạo đức lẫn tay nghề đáp ứng được ngày càng tốt
hơn nhu cầu nguồn lực cho CNH-HĐH đất nước.

I.Các khái niệm
Nghề: là hình thức phân công lao động, nó đòi hỏi kiến thức lý thuyết
tổng hợp và thói quen thực hành để hoàn thành những công việc nhất định.
Công nhân kĩ thuật: là người được cấp bằng (đối với những người tốt
nghiệp dạy nghề dài hạn từ 1 đến 3 năm) hoặc được cấp chứng chỉ (đối với
những người tốt nghiệp dạy nghề ngắn hạn dưới 1 năm của bậc giáo dục
nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục) để có năng lực thực hành, thực hiện các
yêu cầu phức tạp do sản xuất yêu cầu.
Đào tạo nghề: là việc dành cho người lao động có trình độ học vấn và sức
khỏe phù hợp với nghề cần học, được thực hiện dưới 1 năm đối với các
chương trình dạy nghề ngắn hạn và từ 1 đến 3 năm đối với các chương trình
dạy nghề dài hạn.
Trang bị kiến thức đào tạo nghề cho người lao động được chia ra:
Đào tạo mới: được áp dụng đối với những người chưa có nghề.
Đào tạo lại: đào tạo đối với những người có nghề song vì lí do nào đó
mà nghề của họ không phù hợp nữa.
Đào tạo và nâng cao trình độ lành nghề: nhằm bồi dưỡng nâng cao
kiến thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động có thể đảm nhận những
công việc phức tạp hơn.
Việc đào tạo nghề cho người lao động là hết sức quan trọng và cần
thiết, nó giúp cho người lao động nắm vững được chuyên môn nghiệp vụ của
mình để họ thực hiện được công việc được tốt hơn.Trang bị cho người lao
động kiến thức về nghề nghiệp nào đó để họ có thể tham gia vào thị trường
lao động, tìm chỗ làm việc thích hợp để nuôi sống bản thân và gia đình, đồng
thời góp phần vào sự đi lên của xã hội. Như vạy đào tạo nghề cho người lao

động là yếu tố quan trọng đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Mặt khác, trong điều kiện hiện nay trình độ khoa học kĩ thuật phát triển hết
sức nhanh chóng, làm thay đổi mọi mặt trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. những đòi hỏi của doanh nghiệp ngày càng cao hơn đăc biệt là
nhu cầu về lao động có tay nghề cao để đáp ứng được với công nghệ máy


móc hiện đại. Do đó quá trình đào tạo nghề cho người lao động cũng sẽ thay
đổi theo và người lao động sẽ làm chủ được sự thay đổi đó.

II. Thực trạng đào tạo nghề ở Việt Nam.
1. Chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam.
a. Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam.
Việt nam là nước có dân số đông nguồn nhân lực dồi dào với quy mô
lớn. Tuy nhiên chất lượng còn nhiều hạn chế. Theo kết quả điều tra của Bộ lao
động thương binh xã hội tháng 10 năm 2002, số ngươi trong độ tuổi lao động
của nước ta là 60.66% xấp xỉ 48,5 triệu người, trong đó số lao động không
biết chữ là 8,74%, và 80,21% lao động có trình độ tiểu học trở lên. Nhưng lại
có sự khác biệt lớn giữa nông thôn và thành thị, tỷ lệ lao động chưa biết chữ ở
nông thôn cao gấp 6 lần ở thành thị, tỷ lệ lao động có trình độ từ phổ thông
trung học trở lên của thàh thị gấp 8 lần ở nông thôn. Trong đó số lao động đã
qua đào qua đào tạo chiếm 19,62% đội ngũ lao động, và cũng có sự khác biệt
lớn giữa nông thôn và thành thị: ở thành thị tỉ lệ lao động có trình độ chuyên
môn kĩ thuật là 44,6%, ở nông thôn là 11,89%. Tính đến tháng 1 năm 2000
trong khoảng 7,5 triệu lao động thì đa số có trình độ chuyên môn kĩ thuật rất
thấp: khoảng 4,9 triệu người có trình độ sơ cấp hoặc chứng chỉ nghề, trình độ
trung cấp đại học:1,47 triệu người, trình độ cao đẳng đại học là 1,3 triệu
người, thạc sĩ hơn 10000 người. Riêng tiến sĩ và tiến sĩ khoa học khoảng
13500 người. vào cuối năm 2002 nước ta có 1032 giáo sư và 4563 phó giáo
sư.

Chất lượng đào tạo nhân lực ở nước ta, nhất là ở bậc đại học còn thấp so
với mục tiêu giáo dục, với mục tiêu giáo dục phục vụ yêu cầu phát triển kinh
tế xã hội của đất nước. Nội dung phương pháp giảng dạy đại học chưa đáp
úng được yêu cầu chuẩn nhân lực cho công nghệp hóa, rút ngắn và chưa theo
kịp với phát triển khoa học công nghệ hiện đại. Trong cơ cấu nhân lực nước ta
còn là cơ cấu bất hợp lí dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ, kĩ sư làm công
việc của cán bộ trung cấp kĩ thuật. Vì vậy để chất lượng nguồn nhân lực nước
ta ngày càng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển kinh tế xã
hội, với đòi hỏi của các doanh nghiệp thì phải có đường lối chính sách đúng
đắn và quan trọng nhất là phải có định hướng đào tạo nghề cho người lao
động.


b. Thực trạng đào tạo nghề cho người lao động Việt Nam.
Trong những năm gần đây Đảng và nhà nước ta đã chú trọng quan tâm
đến đào tạo nghề cho người lao động, nhưng trên thực tế cho thấy lao động đã
qua đào tạo còn nhiều vấn đề bất cập so với thị trường đặc biệt là cơ cấu
ngành nghề. Lao đông nước ta chủ yếu ở khu vực nông thôn thiếu trầm trọng
lao đông kĩ thuật trong các khu công nghiệp dịch vụ.
+Về cơ cấu trình độ đào tạo nguồn nhân lực
Năm 2004 tỉ lệ lao động đã qua đào tạo trong lực lượng lao động của cả
nước là 22.5%, trong đó đã qua đào tạo sơ cấp- đào tạo nghề là 13.3%, tốt
nghiệp THCN: 4.4%, tốt nghiệp cao đẳng đại học trở lên là 4.8%. các tỉ lệ
tương ứng của lực lượng lao động nữ là: 18.2%, 9.3%, 4.5% và 4.4%. so với
thời điểm 1/7/2003 tỉ lệ đã qua đào tạo nói chung của lực lượng lao động cả
nước tăng 1.5%, trong đó tỉ lệ đã qua đào tạo nghề tăng 0.8%, tỉ lệ tốt nghiệp
THCN tăng 0.3%, tỉ lệ tốt nghiệp cao đẳng đại học trở lên tăng 0.4%.
Trong 8 vùng lãnh thổ, vùng có tỉ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo nói
chung cao nhất là đồng bằng Sông Hồng: 31.9%, tiếp đến là duyên hải Nam
Trung Bộ:31.8%, và thấp nhất là Tây Bắc:11.3%, các vùng còn lại tỉ lệ này từ

14% đến 18%. So với thời điểm 2003, trừ vùng Đông Nam Bộ tỉ lệ này giảm
1.2% còn các vùng khác tỉ lệ này đều tăng lên.
Trong 3 vùng kinh tế trọng điểm, lực lượng lao động ở vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ tỉ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo nói chung cao
nhất:33.7%, tiếp đến là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: 32.02%, thấp nhất
là vùng kinh tế trọng điểm mìên Trung: 5.9%.1
Cơ cấu cấp trình độ đào tạo giữa cao đẳng, đại học/trung học chuyên
nghiệp/công nhân kĩ thuật còn bất hợp lí. Năm 2000 tỉ lệ này là 1.0/1.31/4.8.
Năm 2004 là 1.0/0.91/2.75.Cơ cấu ngành nghề này biểu hiện trên thị trường
lao động thiếu nghiêm trọng CNKT có trình độ lành nghề , trình độ lành nghề
cao và kĩ thuật viên.
Như vậy nhìn chung tỉ lệ lao động đã qua đào tạo trong tổng lực lượng lao
động của cả nước tăng nhanh hơn so với các năm trước. đó chính là sự cố
gắng lớn của nhiều cấp, nhiều ngành. Tuy nhiênvẫn còn rât nhiều vấn đề cần
được quan tâm như:
1

Báo cáo lao động viếc làm năm 2004


Trong 8 vùng trong cả nước chỉ có 5/8 vùng tăng được tỉ lệ lao động đã
qua đào tạo so với năm 2003.
Sự cách biệt giữa các vùng về tỉ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo còn
lớn, chênh lệch giữa vùng có tỉ lệ lớn nhất(ĐB Sông Hồng) và vùng có tỉ lệ
thấp nhất(Tây Bắc) hơn 2.8 lần.
lao động đã qua đào tạo còn nhiều bất cập so với thị trường lao động, đặc biệt
là cơ cấu ngành nghề, cơ cấu đào tạo theo cấp trình độ và kĩ năng/tay nghề.
+Về mạng lưới cơ sở dạy nghề
Tính đến ngày 30-6-2004 cả nước có 226 trường dạy nghề ( tăng them
97 trường so với năm 1998), trong đó 199 trường công lập, 45 trường thuộc

Doanh nghiệp, 27trường dạy nghề ngoài công lập, 17 trường do bộ quốc
phòng quản lí, 46 trường thuộc Tổng công ty nhà nước, 98 trường trường
công lập thuộc địa phương( trong đó 5 trường thuộc quận huyện), 24 trường
dân lập ,tư thục. 61 tỉnh thành phố trực thuộc trung ương đã có ít nhất 1
trường dạy nghề . Ngoài ra trên phạm vi cả nước có 320 trung tâm dạy nghề
trong đó có 210 trung tâm dạy nghề ngoài công lập 965 cơ sở dạy nghề gắn
với sản xuất kinh doanh, 150 trung tâm dịch vụ việc làm,137 trường THCNvà
cao đẳng có dạy nghề.2
+ Về đội ngũ giáo viên dạy nghề
Theo số liệu thông kê năm2003-2004 có 20342 giáo viên dạy nghề. Và
số lượng giáo viên trong các trường dạy nghề dã tăng từ 5849(năm 1998) lên
7056 năm 2003, giáo viên trong các trung tâm dạy nghề năm 2003 là 2036
người. Tuy nhiên so vói tốc độ tăng quy mô đào tạo thị tốc độ tăng giáo viên
dạy nghề chưa tương xứng. Đội ngũ giáo viên dạy nghề được phân bố theo
ngành: công nghiệp 44%, nông - lâm – ngư nghiệp là 10%, xây dựng 14%,
giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 20%, dịch vụ 10%, văn hóa thông
tin 2%. tỉ lệ học sinh học nghề dà hạn/01 giáo viên ở các trường dạy nghề
năm 2002-2003 la 28 học sinh / giáo viên. từ năm 1998 đến nay đã có trên
130 giáo viên đi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm ở nước ngoài, đã
đào tạo được 60 giáo viên hạt nhân, và 3115 lượt giáo viên được bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ sư phạm. Đã có kế hoạch tiếp tục đào tạo 105 giáo
viên hạt nhân và bồi dưỡng khoảng 6000 giáo viên. Tỷ lệ giáo viên chuẩn ở
2

Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001-2010


các trường dạy nghề là 68,7%, ở các trung âm dạy nghề là 54%, trình độ
chuyên môn của giáo viên dạy nghề ở các trường dạy nghề 70% có trình độ
cao đẳng trở lên; 12,2% trình độ công nhân lành nghề và 17,8% trình độ khác;

ở các trung tâm dạy nghề trình độ tương ứng là 65%; 12,5%;19,8%. Trình độ
sư phạm của giáo viên dạy nghề: 82% giáo viên trong các truờng day nghề,
60% giáo viên trong các trung tâm dạy nghề đã được qua đào tạo, bồi dưỡng
chương trình bậc I, bậc II về sư phạm kĩ thuật, 63,3% giáo viên các trường
dạy nghề có trình độ ngoại ngữ trình độ A trở lên, 56,3% giáo viên có chứng
chỉ tin học trình độ cơ sở trở lên, nhiều giáo viên giạy nghề có thể tham khảo
tài liệu nước ngoài và ứng dụng tin học vào bài giảng.3
+ Về chương trình, giáo trình dạy nghề:
Đã ban hành quy định nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình dạy nghề. Các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
đã chỉ đạo thực hiện rà soát hoàn thiện chương trinh dạy nghề phù hợp với sự
thay đổi kĩ thuật và công nghệ sản xuất. Đã ban hành chương trình giáo trình
4 môn chung (chính trị, giáo dục quốc phòng, pháp luật và giáo dục thể chất),
46 chương trình dạy nghề ngắn hạn, đang xây dưng 76 chương trình, học liệu
dạy nghề dài hạn theo các cấp trình độ cho 48 nghề phổ biến (ban hàmh năm
2005)
+ Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề:
Thông qua các dự án chương trình mục tiêu và tù các nguồn đầu tư
khác, một số cơ sở dạy nghề được nâng cấp mở rộng chất luợng phòng học,
nhà xưởng của các trường dạy nghề đã được cải thiện một bước. Những
trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề đã được đầu tư tập trung, trang thiết bị
dạy nghề đã được đổi mới căn bản. Các trường dạy nghề trung tâm dạy nghề
còn lại thì trang thết bị dạy nghề vẫn còn thiếu về số lượng và lạc hậu về công
nghệ. Nhiều trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề có quy mô đào tạo vẫn
còn 50% số xưởng thực hành là nhà cấp 4 và bán kiên cố.
+ Về chất lượng dạy nghề:
Tỷ lệ học sinh xếp đạo đức tốt chiếm trên 60%,đạo đức yếu chỉ trên
1%, trên 80% tốt nghiệp các trường dạy nghề vào làm việc có kỉ luật lao
động, tác phong công nghiệp từ mức trung bình trở lên, trong đó tốt chiếm
3


Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001-2010


trên 50%, 88,9% có kiến thức chuyên môn nghề từ trung bình trở lên trong đó
khá và tốt là 30,4%. Kết quả học tập của học sinh có những tiến bộ rõ rệt: tỷ
lệ học sinh tốt nghiệp luôn đạt trên 96% trong đó tỷ lệ tốt nghiệp loại khá giỏi
trở lên tăng từ 26,26% năm 1998-1999 lên 32,2% năm 2002-2003. Học sinh
tốt nghiệp các trường dạy nghề đã từng bước đáp úng được nhu cầu của thị
trường lao động, khoảng 70% học sinh học nghề tìm được việc làm sau khi tốt
nghiệp (ở các trường thuộc doanh nghiệp và một số nghề tỷ lệ nà đạt trên
90%.
Hệ thống đào tạo nước ta có đặc điểm sau:
- Phân bố cơ sở đào tạo nghề theo vùng: trong tổng số cơ sở đào tạo
nghề của cả nước thì vùng chếm tỉ trọng lớn nhất là Đồng Bằng Sông Hồng
30,2%, tiếp đó là Đông Nam Bộ 26.5$% và thấp nhất là vùng Tây Nguyên
0.7%.
Như vậy sự phát triển các còn mất cân đối giữa các vùng. Các cơ sở tập
trung nhiều ở các vùng có tốc độ phát triển kinh tế cao, các khu vực thành thị
nơi mà có sự hoạt động mạnh của thị trường lao động. Những nơi mà kinh tế
kém phát triển như: khu vực miền núi, nông thôn thì ở đó các cơ sở dạy nghề
còn ít và chất lượng các cơ sở day nghề còn nhiều hạn chế, kéo theo lao động
ở khu vực nông thôn miền núi có trình độ chuyên môn kĩ thuật còn thấp, lao
động chủ yếu là thủ công lạc hậu …. Điều này gây ra tình trạng bất hợp lý và
sự chênh lệch về mọi mặt giữa khu vực thành thị - nông thôn, giữa đồng bằng
- miền núi.
- Phân bố cơ sở đào tạo nghề theo địa phương: đại đa số các tỉnh đều có
1 đến 2 trường dạy nghề, một số tỉnh (thành phố) có từ 3 đến 7 trường dạy
nghề như: Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Thanh Hóa…. sự phân bố này tạo
điều kiện cho phát triển đào tạo nghề tại chỗ. Một số địa phương hiện nay

nằm trong tình trạng thiếu trầm trọng các cơ sở đào tạo nghề như: Tây bắc,
Tây Nguyên….
Việc phân bố các cơ sở đào tạo nghề hợp lí là yếu tố thúc đẩy quá trình
đào tạo nghề cho người lao động có hiệu quả, giảm được chi phí cho người
học nghề…. Nhưng sự phân bố các cơ sở đào tạo của nước ta tại các tỉnh còn
nhiều vấn đê bất cập, ở các tỉnh thành phố lớn có nhiều cơ sở dạy nghề còn ở
một số tỉnh thuộc khu vực miền núi, nông thôn thì cơ sở dạy nghề còn ít và


chất lượng còn kém vì vậy hiệu quả đào tạo nghề ở các tỉnh này còn thấp. vì
vậy người lao động thường tới các cơ sở dạy nghề của các tỉnh khác học
nghề…chi phí học nghề của người lao động cao gây khó khăn trong việc học
nghề của người lao động.
- Phân bố cơ sở đào tạo nghề theo bộ ngành quản lý:
Các trường đào tạo nghề do bộ, ngành quả lí chiếm tỉ lệ gần 41% tổng
số trường của cả nước trong đó đa số do các bộ ngành quản lí sau: Bộ nông
nghiệp phát triển nông thôn 26,1%, bộ xây dựng 21,4%, bộ giao thông vận tải
17,8%, bộ công nghiệp 15,5%....các trường dạy nghề đã gắn vào các ngành
nghề có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế và có nhu cầu sử dụng lớn lao
động chuyên môn kĩ thuật .
- Phân bố nghề đào tạo theo ngành:
Các nghề có nhiều cơ sở tham gia đào tạo là kĩ thuật điện, lái xe, xây dựng,
sửa chữa máy móc thiết bị…. Tỉ trọng các nghề dang được đào tạo thuộc các
nganh như: công nghiệp 35,6%, giao thông vận tải 21%, nông - lâm - ngư
nghiệp 10,2%, kĩ thuật - dịch vụ 9,5%, công nghiệp 17,8% so với tổng số
nghề đào tạo. Một số nghề của ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công gnhệ cao
được các trường quan tâm mở rộng đào tạo như chế biến thực phẩm, sản xuất
vật liệu mới, cơ khí ….
- Năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề:
Công suất đào tạo nghề thiết kế của các trường công lập chủ yếu là 4001000 học sinh, trong khi công lập công suất đào tạo dưới 200 học sinh chiếm

tỉ lệ trên 50%. Hiện nay các trường công lập đang đào tạo quá năng lực thiết
kế ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, còn các trường ngoài công lập đào tạo
chưa hết năng lực sẵn có mới đạt khoảng 85% so với công suất thiết kế. Các
trường ngoài công lập chủ yếu đào tạo nghề ngắn hạn còn các trường công lập
chủ yếu đào tạo nghề dài hạn.
- Trang thiết bị phục vụ cho đào tạo nghề:
Đa số các trường đào tạo nghề cồn thiếu về số lượng và chất lượng còn
lạc hậu. Học sinh học nghề còn học nhiều trên lí thuyết đi vào thực hành còn
nhiều hạn chế vì vậy học sinh sau khi ra trường học sinh gặp nhiều khó khăn
khi tiếp cận với công nghệ máy móc hiện đại trong quá trình làm việc. qua
khảo sát của bộ LĐTBXH cho thấy 50% số trang thiết bi của các cơ sở đào


tạo nghề được sản xuất trước năm 1995, số trang thiết bị hiện đại đáp ứng tốt
cho công tác đào tạo nghề chỉ đat 20%. Đặc biệt là trang thiết bị đào tạo nghề
trong các ngành hóa chất, luyện kim, in ấn…lạc hậu rất nhiều so với công
nghệ áp dụng hiện nay trên thế giới. Một bộ phận các cơ sở đào tạo, rèn luyện
kĩ năng nghề lạc hậu hơn cả công nghệ đang áp dụng trong nền kinh tế do đó
hiệu quả đào tạo nghề và sử dụng lao động sau khi đào tạo nghề còn rất thấp.
- Chương trình đào tạo nghề:
Hiện nay các cơ sở đào tạo nghề vẫn sử dụng chuơng trình đào tạo cũ,
lạc hậu chưa bổ sung hoặc thay đổi phù hợp với xu thế đổi mới công nghệ sản
xuất và chẩn mực đào tạo nghề của các nước phát triển.
- Đội ngũ giáo viên dạy nghề:
Trong những năm qua đội ngũ giáo viên dạy nghề đã có sự phát triển
đang kể cả về số lượng và chất lượng. Trình độ và năng lực của giáo viên dạy
nghề ngay càng nâng lên, chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề đã đáp ứng
được các yêu cầu của đào tạo nghề để tạo ra dội ngũ lao động có trình đọ
chuyên môn kĩ thuật cao. Tuy nhiên so với nhu cầu hiện tại và xu hướng phát
triển của dạy nghề, đội ngũ giáo viên dạy nghề còn có nhiều tồn tại như kĩ

năng dạy học của một bộ phận giáo viên còn hạn chế, số giáo viên có khả
năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ và tin học chưa khai thác được nhiều cácc
tài liệu trong và ngoài nước để phục vụ cho việc giảng dạy.
b. Quy mô và tốc độ đào tạo nghề.
Trong khoảng 10 năm gần đây quy mô và tốc độ đào tạo nghề ở nước ta
tăng nhanh, điều đó được biểu hiện qua bảng số liệu sau:
Năm

1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003

Dài hạn
Số
Tốc độ
lượng(nghìnHS)
tăng(%)

57
75,6
97,1
130,2
126,1
146,5
176,36


32,6
28,4
34,4
-3,1
16,1
20,3

Ngắn hạn
Số
Tốc độ
lượng(nghìn tăng(%)
HS)

390
450
592,9
662
761,2
858,5
897,7

15,3
31,7
11,6
14,9
12,7
4,5

Nguồn: Tổng cục dạy nghề.


Tổng
Số
Tốc độ
lượng(nghìn
tăng(%)
HS)

447
525,6
690
792,2
887,3
1005
1074,1

17,5
31,2
14,8
12,0
13,2
6,8


Từ năm 1997đến năm 2003 tốc độ đào tạo nghề tăng nhanh đặc biệt là
tốc độ nghề dài hạn năm 2000 tăng 3 4%, năm 2003 tăng 20,3%, vì vậy đã
đáp ứng được một phần công nhân có trình độ lành nghề và lành nghề caocho
thị trường lao động.
Quy mô công nhân kĩ thuật có xu hướng tăng nhanh, năm 1999 số
người đủ 15 tuổi có bằng công nhân kĩ thuật là 889,03 nghin người và đến
năm 2004 là 1543,07 nghìn người (tăng 73,56%). Công nhân kĩ thuật có

chứng chỉ sơ cấp và tương đường cũng tăng nhanh, năm 1999 là 1453,03
nghìn người đến năm 2004 là 4080,94 nghìn người.
Hiện nay và trong các năm tới sự chuyển dịch cơ cấu lao động chuyên
môn kĩ thuật theo hướng tăng công nhân bán lành nghề, đây là xu hướng tích
cực phù hợp với sự phát triển của thị trường sức lao động. Tuy nhiên, trong cơ
cấu lao động chuyên môn kĩ thuật của cả nước thì tỉ trọng công nhân kĩ thuật
lành nghề và lành nghề cao chưa tăng, và được biểu hiện qua bảng số liệu sau:
Năm

1999
2004

Sơ cấp, ch.chỉ nghề,
CNKT không bằng
số lượng
tốc độ
(nghìn
tăng
người
(%)

số lượng
(nghìn
người)

1453,05
4680,94

889,03
1543,07


27,72
42,7

CNKTcó bằng
tốc độ
tăng
(%)
16,96
14,07

THCN

số lượng
(nghìn
người
1593,55
2306,29

tốc
độ
tăng
(%)
30,4
21,03

CĐ-ĐH trở lên
số
lượng(ng
hìn

người)
1306,09
2431,66

tốc độ
tăng
(%)
24,92
22,2

Nguồn: Thống kê lao động - việc làm, bộ LĐTBXH, 1999-2004.
Về chất lượng đào tạo nghề:
Chất lượng đào tạo nghề còn nhiều tồn tại về nội dung, chương trình
đào tạo chưa theo kịp với sự phát triển của sản xuất kinh doanh, và chưa bắt
kịp với chuẩn mực đào tạo nghề của các nước phát triển, trang bị kiến thức
mới và đào tạo kĩ năng thực hành còn hạn chế. Trước tình hình này chính phủ
đã quan tâm và chỉ đạo thực hiện các biện phap khắc phục để đáp ứng quá
trình đổi mới công nghệ, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật mới vào sự phát
triển của nên kinh tế. Do đó đã nâng cao được chất lượng đào tạo nghề, phần
nào đó tác động đén mức độ làm việc của học sinh sau khi ra trường.


2. Hiệu quả của đào tạo nghề ở Việt Nam.
Thực tế quản lí lao động nước ta trong các năm chuyển đổi kinh tế cho
thấy, đào tạo nghề cho người lao động là nhân tố quan trọng bậc nhất để nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Đào tạo nghề cho người lao động là
yếu tố để tăng năng suất lao động trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực và
toàn bộ nền kinh tế. Chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề ngày càng được nầng
lên từng bước đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và của thị trường lao
động. Lao động đã qua đào tạo nghề góp phần tích cực vào quá trình chuyển

dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động xóa đói giảm
nghèo, và xét trên tổng thể đã góp phần vào nâng cao chất lượng và hiệu quả
chung của nền kinh tế.
+ Học sinh tốt nghiệp các trường dạy nghề đã từng bước đáp ứng được thị
trường lao động, các doanh nghiệp sản xuất. Một số nghề như: Bưu chính
viễn thông, dầu khí… đã được đào tạo đạt trình độ tương đương quốc tế và
khu vực. Học sinh sau khi tốt nghiệp đã thay thế được các chuyên gia nước
ngoài, dần làm chủ được máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại trên thế giới.
đay là vấn đề rất quan trọng để làm tăng năng suất lao động, giảm giá thành
sản phẩm nâng cao được sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường lao
động.
+ Chất lượng đào tạo nghề ngày càng được quan tâm đúng mức, kiến thức
kĩ năng của học sinh học nghề được nâng lên.
Theo khảo sát của tổng cục dạy nghề, tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá đối với
học sinh học nghề đang làm việc tại doanh nghiệp đạt loại khá, tốt về kiến
thức chung, về chính trị xã hội, về pháp luật là 31,4%; về kiến thức chuyên
môn là 33%; về kĩ năng thực hành nghề là 29,4%; về năng lực độc lập là
20,6%; về năng lực phân tích và giải quyết vấn đề là 7,6%; về năng lực thích
ứng và tự điều chỉnh công việc là 38,2%; về năng lực theo tổ nhóm là 55,9%;
về tác phong lao động công nghiệp là 48,5%; về năng lực giao tiếp xã hội là
32,3%.4

4

Theo khảo sát của tổng cục dạy nghề năm 2004


Kết quả trên cho thấy khoảng 1/ sinh viên có kiến thức và năng lực khá và
tốt trong một số chỉ tiêu. Đa số doanh nghiệp đánh giá học sinh học nghề đạt
mức trung bình trở lên. Số học sinh yếu kém trong các vấn đề nêu trên chiếm

từ 8 – 15 %. Tuy nhiên khoảng 50% số học sinh học nghề còn yếu về kĩ năng
phân tích giải quyết vấn đề.
+ Hiệu quả của đào tạo nghề còn được thể hiện qua việc làm của học sinh
sau khi ra trường. Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, học sinh sau khi
tốt nghiệp có việc làm đạt trên 70%. Ở nhiều trường dạy nghề đặc biệt là các
trường dạy nghề trong các doanh nghiệp con số này trên 90%. Các cơ sở dạy
nghề đã chuyển đổi bồi dưỡng, chuyển đổi nghề nghiệp góp phần giải quyết
việc làm cho số lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp lại doanh nghiệp nhà
nước. Ở các vùng nông thôn nhiều người lao động sau khi được học nghề đã
tự tạo được việc làm, lập cơ sở sản xuất, mở trang trại, nâng cao thu nhập cho
bản thân, gia đình. việc dạy nghề cho người lao động dưới hình thức khuyến
nông, khuyến công và truyền nghề cho lao động nông thôn đã tác động mạnh
tới mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn.
Theo điều tra lao động việc làm năm 2004 cho thấy: trong số lao động từ
15 tuổi có chuyên môn kĩ thuật, có 83,08% lam việc trong các lĩnh vực khác
nhau của nền kinh tế. Ở bậc đào tạo chuyên môn kĩ thuật số người đang làm
việc chiếm tới 84,11% trong tổng số được đào tạo ở bậc này. Đa số lao động
qua đào tạo nghề được doanh nghiệp sử dụng phù hợp hoặc rất phù hợp với
trình độ được đào tạo của họ (khoảng 80% so với số lao đông qua đào tạo
nghề đang làm việc tại doanh nghiệp. nghĩa là chiếm tới 70% so với số học
sinh trường nghề tốt nghiệp). Tuy nhiên tỷ lệ nhỏ từ 7% - 10% số lao động
đang có việc làm không phù hợp với ngành nghề được đào tạo. Và có nghịch
lí là người có trình độ cang cao thì khả năng làm “trái nghê” càng lớn. Mặt
khác nêú tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở khu
vực thành thị la 5,6% thì tỉ lệ thất nghiệp của lao động chuyên môn kĩ thuật là
2,1%. Điều đó cho thấy lao động qua đào tạo nghề kiém viẹc làm dễ hơn lao
động phổ thông. Hơn nữa tỉ lệ thất nghiệp của lao động qua đào tạo nghề của
lao động rất thấp là -1,39%, thấp hơn tỉ lệ ở các bậc đào tạo khác, thất nghiệp
ở bậc đại học là 3,61%; ở bậc cao đẳng là 3,41%; ở bậc trung học chuyên



nghiệp là 2,72%. Như vậy những người qua đào tạo nghề có cơ hội và khả
năng hòa nhập được vào thị trường lao động hơn so với các bậc đào tạo khác.
Bên cạnh đó có thể thấy rằng, ở các ngành có tỉ lệ lao động qua đào tạo lớn
hơn thì năng suất lao động cao hơn. Đặc biệt đào tạo lao động lành nghề cao
có ý nghĩa quyết định tới năng suất lao động, như khu vưc doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài có năng suất lao động gấp 20 lần so với doanh nghiệp
quóc doanh. ở đó lao động phổ thông chỉ chiếm 19,8% trong khi ở khu vực
doanh nghiệp quốc doanh là 39,2%. Trong các ngành công nghệ cao như Bưu
chính viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử có năng suất lao động có sử
dụng lao động cao đẳng đại học là 51,8% trong khi thông thường ngành có
năng suất lao động trung bình chỉ sử dụng từ13%-15% số lao động có trình độ
đại học cao đẳng. Như vậy hiệu quả đào tạo nghề cho người lao động có tác
động rất lớn đến tăng năng suất lao động của doanh nghiệp. Những doanh
nghiệp có tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề càng cao thì ở đó có năng suất lao
động càng lớn, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng phát triển
đi lên.
3. Một số hạn chế trong quá trình đào tạo nghề cho người lao động ở
nước ta hiện nay.
+ Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp, tỉ lệ lao động qua đào tạo
của cả nước năm 2004 là 22,5%. Điều này hạn chế trong việc tiếp cận với
trang thiết bị máy móc hiện đại nên sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả không
cao và hạn chế cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao của lao động.
+ Chất lượng đào tạo nghề còn nhiều bất cập, trang thiết bị sử dụng
trong các trường học nghề còn lạc hậu, thiếu thốn. Học sinh chỉ tiếp thu trên lí
thuyết mà hạn chế trong thực hành. Đây là trở ngai lớn gây khó khăn khi học
sinh ra trường làm công việc thực tế. Mặt khác chất lượng đào tạo chưa theo
kịp với chuẩn mực đào tạo quốc tế
+ Các doanh nghiệp chưa khai thác đựoc đầy đủ tiềm năng của lao
động chuyên môn kĩ thuật.

+ Sự phat triển kinh tế của nước ta còn thấp, trình độ công nghệ trong
nhiều ngành còn lạc hậu vì vậy hạn chế kích thích đào tạo nghề cho người lao
động.


+ Trình độ quản lí đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Lao động
nước ta yếu về chuyên môn kĩ thuật, ý thức kỉ luật chưa cao, không có tac
phong công nghiệp và thiêu tinh thân trach nhiệm, việc quản lí còn lỏng lẻo,
phương pháp quản lí chua hợp lí….
+ Đội ngũ giáo viên dạy nghề con nhiều bất cập và yếu kém :
- Thiếu về số lượng: so với tôcs độ tăng của quy mo đao tạo thì tốc độ
tăng giáo viên dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu. Tỷ lệ học sinh được đào
tạo nghề dài hạn/giáo viên chỉ mới đạt 28/1. So với định mứ trung bình 15/1
thì hiện nay các truờng dạy nghề chỉ mới đảm bảo được khoảng 70% về số
lượng.
- Kĩ năng day học của một bộ phận giáo viên còn hạn chế, nhất là ở
khối các trường dạy nghề ở địa phương, các trường mới thành lập, các trường
ngoài công lập và các trung tâm dạy nghề
- Một bộ phận giáo viên thực hành thiếu kinh nghiệm thực tế sản xuất,
khả năng tiếp cận với kĩ thuật tiên tiến và công nghệ hiên đại còn hạn chế
- Số giáo viên sử dụng thành thạo ngoai ngữ, tin học chưa khai thác
được nhiều các tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy
- Ở các trung tâm dạy nghề, một số địa phương con thiếu về số lượng
và yếu về chất lượng. Năng lực một bộ phận cán bộ quản lí dạy nghề chưa
theo kịp những yêu cầu và nhiệm vụ mới, công tác xây dựng và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ quản lí dạy nghề đã được quan tâm nhưng chưa đúng
mức.

III. Một số giải pháp đào tạo nghề cho người lao động ở Việt
Nam.

Mặc dù trong những năm gần đây chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam
đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Số lao động đã qua đào tạo nghề
liên tục tăng lên và dần đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, của thị
trường lao động. Mạng lưới các trường dạy nghề được phân bố rộng khắp ở
hầu hết các tỉnh thành phố trong cả nước. Đội ngũ giáo viên dạy nghề ngày
càng được nâng cao trình độ chuyên môn và kĩ năng sư phạm. Tuy nhiên, đào
tạo nghề ở Việt Nam vẫn rất nhiều vấn đề bất cập, sự phân bố cơ sở dạy nghề
còn chưa đồng đều giữa các tỉnh thành phố, chưa khai thác kĩ năng của người


lao động đã qua đào tạo. Một số trường đào tạo nghề ở nông thôn có chất
lượng còn kém kéo theo đó chất lượng đào tạo nghề còn nhiều hạn chế.
Để có đội ngũ lao động nước ta có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, có
kĩ năng lam việc tốt và có thể cạnh tranh vào thị trường lao động thế giới đòi
hỏi phải có những biện pháp tích cực nhằm phát huy và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực Việt Nam. Sau đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo nghề ở Việt Nam:
Thứ nhất: phát triển phổ cập trung học cơ sở và phát triển giáo dục
trung học phổ thông:
Phổ cập THCS và phát triển giáo dục PTTH là cơ sở dể tạo nguồn cho
đào tạo nghề cho người lao động. Người lao động có những kiến thức về văn
hóa ở cấp bậc THCS và THPT thì việc tiếp thu những kiến thức kĩ năng trong
quá trình học nghề sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.
Thứ 2: Phân luồng học sinh THCS và THPT
+ Phải làm cho mọi người hiểu được hiểu quả và lợi ích của việc học
tập mang lại, là con đường duy nhất để họ có thể đạt được mục tiêu sau này.
+ Trước mắt cần thu hút 70% học sinh tốt nghiệpTHCS vào THPT đáp
ứng nhu cầu học tập gia tăng nhanhvà nhu cầu đào tạo lao động chuyên môn
kĩ thuật trình độ cao hơn của nhân dân.
+ Tiến hành phân luồng bằng các chính sách: ưu tiên cho những học

sinh có chứng chỉ đào tạo nghề được vay vốn để tự tổ chức sản xuất, mở các
xưởng sản xuất có quy mô vừa và nhỏ. Tôn trọng quyền và nguyện vộn tiếp
tục học lên của nhân dân. Các băng tốt nghiệp THPT,THCS, bổ túc văn hóa
đều được bình đẳng vvề cơ hội trong việc thi vào các trường đại học, cao
đẳng.
Thứ 3: Hoàn thiện cơ cấu hệ thống dạy nghề.
Hoàn thiện hệ thống dạy nghề theo hướng phát triển hệ thống dạy nghề
theo ba cấp trình độ: trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Đào tạo trình độ sơ cấp nhằm trang bị cho người lao động lao động một số
kiến thức và kĩ năng nghề nhất định, với thời gian đào tạo dưới 1 năm. Đào
tạo trình độ trung cấp nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức và
kĩ năng nghề diện rộng hợc chuyên sâu, để có thể đảm nhận những công việc
phức tạp. Đào tạo trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người lao động những


kĩ năng nghề thành thạo và kiến thức chuyên môn cần thiết dựa trên nền học
vấn THPT hoặc THCN để có khả năng vận hành những thiết bị hiện đạivà xử
lí các tình huống phức tạp đa dạng trong dâu chuyền sản xuất tự động.
Thứ 4: Đổi mới nội dung, chương trình dạy nghề.
+ Đổi mới nội dung, chương trình dạy nghề theo hướng tiếp cận sản
xuất, công nghệ, kĩ thuật tiên tiến.Việc đổi mới chương trình dạy nghề được
thựchiện bằng cách áp dụng các phương pháp xây dựng chương trình theo
phương pháp phân tích nghề là phương pháp tiên tiến ma nhiều nước hiện nay
đang áp dụng. Từng bước chuyển việc xay dựng chương trình theo niên chế,
môn học truyền thống sang phương pháp Modun.
+ Chương trình xây dựng vừa có tính liên thông với các cấp trình độ
khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, tạo cho người lao động có khả năng
có nhu cầu để có thể suốt đời nâng cao trình độ nghề nghiệp hoặc thay đổi
nghề nghiệp khi cần thiết.
+ Các nội dung của đào tạo nghề phải được cập nhật các công nghệ

hiện đại, công nghệ đang được đổi mới áp dụng trong nền kinh tế.
Thứ 5: Phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề, đổi mới phương pháp đào
tạo:
+ Nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo bồi dưỡng giáo viên dạy nghề:
- Xây dựng và nâng cao năng lực các trường các khoa sư phạm kĩ thuật
đào tạo giáo viên dạy nghề. Xây dựng đội ngũ giáo viên sư phạm đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, có phẩm chất năng lực, có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ. tiếp tục nâng cao các truờng cao đẳng sư phạm kĩ thuật Vinh, Vĩnh
Long…thành các trường đại học sư phạm kĩ thuật để tăng cường đào tạo giáo
viên dạy nghề trình độ đại học, đáp ứng được yêu câu dạy nghề trình độ cao
đẳng.
- Mở rộng các ngành nghề đào tạo đặc biệt là tập trung vào đào tạo giáo
viên các ngành nghề đang cần phát triển như: xây dựng, khai thác mỏ, công
nghệ thông tin, chế biến nông – lâm – ngư nghiệp.
- Tăng tỉ lệ trình độ sau đại học cho đội ngũ giáo viên trong các cơ sở
đào tạo giáo viên dạy nghề, khuyến khích và tạo điều kiện cho họ tham gia


các khóa đào tạo nước ngoài học hỏi thêm kiến thức,khả năng tiếp cận khoa
học công nghệ hiện đại để giảng dạy cho học sinh học nghề.
Thứ 6: Đào tạo nghề cho người lao động gắn với tạo việc làm cho
người lao động .
Đây là biện pháp tích cực và có hiệu quả cao nhăm khuyến khích người
lao động nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Các giải pháp tập trung
vào:
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo dựa trên nhu cầu đào tạo chuyên môn kĩ
thuậtcủa thị trường lao động. Phải tìm hiểu và xem xét trên thị trường lao
động dang cần loại công việc gì để từ đó hướng cho người lao động học 1
nghề hợp lí. Xây dựng chương trình đào tạo cho người lao động với các
chương trình phát triển kinh tế xã hội, chương trình đào lao đông chuyên môn

kĩ thuật cho xuất khẩu lao động
+ Hoàn chỉnh hệ thống thông tin đào tạo, thông tin về thị trường lao
động, thông tin cho học sinh tốt ngiệp về thị trường việc làm để sau khi tốt
nghiệp người lao động dễ dang tim được việc làm phù hợp với trình độ và
năng lực của chính họ.
+ Ban hành hệ thống chuẩn ngành nghề làm cơ sở cho việc xây dựng
chương trình đánh giá và xác nhận kết quả đào tạo.
+ Nhà nước thành lập các tổ chức có thẩm quyền đánh giá và công
nhận các chức danh nghề nghiệp làm cơ sở pháp lí cho việc tuyển dụng và
thúc đẩy người lao động tham gia các trường các lớp đào tạo.
Thứ 7: Xây dựng các cơ sở đào tạo chất lượng cao:
Các cơ sở đào tạo chất lượng cao tức là các cơ sở đó được trang bị cơ
sở vật chất tốt, đội ngũ giáo viên có trình độ về kĩ năng giảng dạy và kĩ năng
thực hành. …. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phải tập trung
nguồn lực xây dựng một số cơ sở giáo dục đào tạo đạt chuẩn mực khu vực và
quốc tế có tác dụng làm mẫu và kích thích đối với toàn bộ hệ thống sau đó
tăng nhanh các cơ sở loại này. Cụ thể là:
+ Xây dựng ở mỗi tỉnh (thành phố ) một số trường THCN, trường dạy
nghề chất lượng cao.


+ Xây dụng trong phạm vi cả nước một số trường họcnghề theo chuẩn
mực quốc tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên. Các cơ sở
đào tạo đại học chất lượng cao phải kết hợp chặt chẽ giữa đào tạonghiên cứu
khoa học và triển khai công nghệ.
Thứ 8 : Tăng cường nguồn tài chính cho đào tạo nghề ở Việt Nam:
Để đào tạo nghề và chất lượng ngày càng nâng cao đòi hỏi phải có nguồn tài
chính chi cho họat động giáo dục đào tạo hợp lí. Tăng cường nguồn tài chính
cho đào tạo nghề, một mặt nhà nước phải tăng dần nguồn đàu tư cho đào tạo
nghề, đồng thời có cơ chế chính sách đa dạng hóa các nguồn tài chính một

cách có hiệu quả làm cho tài chính trở thành công cụ đắc lực để phát triển và
đảm bảo chất lượng đào tạo nghề ở Việt Nam.
Ngoài ra phải huy động nhiêu nguồn lực khác từ xã hội và nước ngoài
để đàu tư cho giáo dục đào tạo nghề như: thu từ người học, phát triển các
doanh nghiệp, viện nghiên cứu khoa học trong các trường đại học, ứng dụng
kết quả nghiên cứu triển khai để sản xuấ của cải vật chất và tạo ra thu nhập
cho nhà trường, thành lập các trường đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài.
Thứ 9:Các giải pháp về cơ sở vật chất của trường học:
Chất lượng đào tạo nghề có hiệu quả được quyết định phần lớn bởi cơ
sở vật chất của trường học. Trường học được trang thiết bị tốt, công nghệ hiện
đại … là môi trường thuận lợi trong việc tiếp thu kiến kiến thức học nghề của
học sinh, nó giúp cho ọc sinh tiếp cận với những chương trình dạy học mới ,
phương pháp sản xuất tiên tiến…. và khi học sinh ra trường sẽ không thấy
ngỡ ngàng với công việc của mình. Các giải phá được thực hiệnửơ đay là:
+ Hoàn thiện mạng lưới các trủòng dạy nghề, THCN, ĐH-CĐ, trong cả
nước. KHuyến khích và tạo điều kiện để xây dựng các trường cao đẳng- đại
học dân lập, tư thục ở những nơi trường công lập không đáp ứng nhu cầu đào
tạo.
+ Hiện đại hóa cơ sở vật chất trường học, bảo đảm được diện tích đất
đai trong trường và lượng bài tập cho các trường. Ban hành chuẩn quốc gia về
trường học, tất cả các trườn đều có tủ sách, thư viện và các trang thiết bị tối
thiểu để thựcc hiện các thí nghiểmtong chương trình. Thay thế, bổ sung cơ sở
vật chất và thiết bị cho các trường dạy nghề,THCN, đại học. phát triển nhanh
và quản lí tốt các kí túc xá của học sinh, sinh viên.


+ Xây dựng một số thư viện, phòng thí nghiệm trọng điểm và trạm sản
xuất thử có khả năng tiếp nhận công nghệ tiên tiến. Bổ sung thường xuyên
sách và tạp chí chuyên ngành để các trường có điều kiện tiếp cận những thành
tựu khoa học kĩ thuật mới. Đầu tư cho cá thư viện để tăng cường tài liệu tham

khảo và sách báo trong và ngoài nước, hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ thư
viện.
+ Tăng nhanh nguồn lực tài chính để xây dưng, biên soạn chưnưg trình
sách giáo khoa, tài liệu, phương pháp giảng dạy ở các trường dạy nghề.
Thứ 10: Nâng cao hiệu quả công tác quản lí, giáo dục, đào tạo nghề cho
người lao động.
Đổi mới công tác dạy nghề cho người lao động theo hướng:
+ Hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, dạy
nghề
+ Tăng cường chức năng kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chính
sách và quy định.
+ Tăng cường công tác dự báo và xây dựng kế hoạchđịnh hướng vào
phát triển đạo tạo nghề. Đưa đào tạo nghề vào quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế xã hội của đất nước, của từng ngành và từng địa phương. Có chính
sách điều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước, khắc phục tình trạng mất cân đối trong từng thời
kì.
+ Tăng cường quyền tự chủ và quyền tự chịu trách nhiệm của từng
trường. Thành lập và nhanh chóng triển khai hoạt động của các hội đồng kiểm
định chất lượng để đảm bảo chất lượng của các cấp trình độ.
+ Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức và kĩ năng
quản lí, lập kế hoạch cho cán bộ quản lí các trường sử dụng các phươn tiện kĩ
thuật thích hợp để nâng cao hiệu quả của công tác quản lí.
Xây dựng hệ thông thông tinquản kí đào tạo nghê cho người lao động,
giúp cho việc đánh giá tình hình và ra quyết định đúng đắn và nhanh chóng.
Thứ 11: Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề:
+ Khuyến khích, huy động và tạo diều kiện để toàn xã hội tham gia
phát triển dạy nghề.



+ Tạo cơ hội cho mọi người có nhu cầu học nghề phù hợp với trình độ
và điều kiện của mình. Phát triể các trường dạy nghề, các trung tâm dạy nghề
và các cơ sở dạy nghề ngoài công lập. Nâng cao tỉ lệ học sinh học nghề (ngắn
hạn và dài hạn) ngoài công lập. Nhà trường, nhà giáo và học sinh các trường
ngoài công lập được bình đẳng như nhau như các trường công lập. Hoàn thiện
các chính sách hỗ trợ trường ngoài công lập.
+ Mở rộng và tăng cường các mối quan hệ giữa nhà trường và các
ngành, địa phương, các khu công nghiệp- khu chế xuất, cơ quan đơn vị, doanh
nghiệp , các tổ chức kinh doanh, xã hội…tạo điều kiện để xã hội có thể đóng
góp xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề, danh mục đào tạo, nhu
cầu các ngành nghề đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho ngươi học, tiếp nhận học sinh
học nghề đến thực tập, tiếp nhận học sinh tốt nghiệp vào làm việc.
Thứ 12: Đẩy manh quan hệ quốc tế về dạy nghề:
Khuyến khích đẩy mạnh và các quan hệ hợp tác về dạy nghề nhằm trao
đổi những kinh nghiệm tốt, phù hợp với điều kiện Việt Nam và tăng thêm
nguồn nhân lực để phát triển dạy nghề. Huy động các nguồn lực từ hợp tác để
tăng cường trang thiết bị dạy nghề cho các trường và các trung tâm dạy nghề.
tăng số viện trợ và vốn vay để nâng cao năng lực day nghề trong đó tập trung
đầu tư để một số trường đạt trình độ tương đương khu vực cà thê giới. khuyến
khích các chủ đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm, tiềm lực truyền thống và
trình độ tiên tiến thành lập các trường dạy nghề 100% vốn nước ngoài hoặc
liên doanh với các đối tác Việt Nam theo quy đinh của pháp luật Việt Nam.
Qua phân tích đào tạo nghề trong những năm qua có thể thấy rằng nhờ
có chính sách và đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, chất lượng và
hiệu quả đào tạo nghề ngày càng nâng cao, từng bước đáp ứng được yêu cầu
của doanh nghiệp và của thị trường lao động. Vì vậy có thể giảm bớt được
thất nghiệp, người lao động được đào tạo nghề, sẽ có trong tay nghề nghiệp
nhất định, và có thể tự tin bước vào thị trường lao động, nâng cao thu nhập
của mình không những đảm bảo cuộc sống của họ mà còn nuôi sống gia đình.
Lao động qua đào tạo nghề đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh

tế, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, xóa đói giảm nghèo.


Danh sách tài liệu tham khảo
1. PGS.TS Mai Quốc Chánh_ PGS.PTS Phạm Đức Thành. Giáo trình
kinh tế lao động. NXBGD 1998
2. Báo cáo kết quả điều tra lao đông - việc làm 1/7/2004. Hà Nội
10/2004
3. Mạc Tiến Anh. Xung quanh chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề.
Tạp chí LĐ&XH số 274. Năm 2005
4. PGS.TS Đỗ Minh Cương. Phát triển giáo dục kết hợp và dạy nghề
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí KHGD. Số 4. Tháng
1/2006
5. TS. Dương Đức Vân. Phát triển dạy gnhề theo hướng hội nhập khu
vực và thế giới. Tạp chí LĐ&XH. Số 274. Năm 2005.
6. TS. Nguyễn Hồng Minh. Một số nội dung cơ bản và việc triẻn khai
thực hiện hệ thống dạy nghề theo ba cấp trình độ. Tạp chí LĐ&XH. Số 274.
Năm 2005.
7. TS. Cao Văn Sâm. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề
đáp ứng yêu cầu đào tạo theo ba cấp trình độ. Tạp chí LĐ&Xh. Số 274. Năm
2005.
8. TS. Cao Văn Sâm. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Tạp chí LĐ&Xh. Số 281. Năm 2006.
9. TS. Cao Văn Sâm. Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề.
Tạp chí LĐ&Xh. Số 286. Năm 2005.
10. PGS.TS Nguyễn Viết Sự . Phát triển hệ thống đào táo sư phạm kĩ
thuật và dạy nghề đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế . Tạp chí KHGD số 7
tháng 4/2006
11. Đ ào Mạnh Thủy. Dạy nghề cho lao động nông thôn - thưc trạng và
những vấn đề đặt ra. Tạp chí L Đ&XH . Số 274 Năm 2005.

12. PGS.TS Hoàng Yến. khả năng gia nhập thị trường của lao động kĩ
thuật qua đào tạo nghề . Tạp chí kinh tế phát triển.
13. Nhân lực Việt Nam trong chiến lược kinh tế 2001-2010. trung tâm
thông tin Focotech. NXB Hà Nội. Năm 2004.



×